Nhân Vật
Thằng nào nói chia tay cũng vậy thôi!
Dường như hầu hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất chức cũng có những hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay Chính phủ. Ảnh kienthuc.net.vn
(RFA)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay Chính phủ. Ảnh kienthuc.net.vn
Dường như hầu hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất
chức cũng có những hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút những việc
mà lúc đương chức dù có biết, có đủ khả năng làm họ cũng không bao giờ
nhắc đến. Cái sự nói quá kiểu như Nguyễn Sinh Hùng thì chép miệng nói
rằng “với hàng trăm khoản thuế như vậy thì dân làm sao sống nổi!” hoặc
“cơ quan hành chính của chúng ta làm việc quá rườm rà, thủ tục quá phức
tạp”. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề sống tử tế, nói về đặt để
cấp quản lý chưa phù hợp.
Tất cả những vấn đề trên, khi đương chức các vị này không bao giờ nhắc
đến. Bởi vì chính các vị là những người sai phạm nặng nhất. Ví dụ như
đặt để người quản lý, đương nhiên không ai chấp nhận một anh y tá miệt
vườn lên làm Thống đốc ngân hàng để rồi vừa làm vừa học cử nhân luật,
sau đó lên làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng chính phủ. Nhưng cái qui
trình lãnh đạo của ông Dũng là vậy. Nên chi lúc đương chức, nếu ông lên
tiếng về vấn đề chuyên môn và quản lý thì ông sẽ là người mắc mướu đầu
tiên.
Đó là chưa muốn nói đến vấn đề khác, trong đó có quản lý kinh tế. Người
từng hô hào sẽ dùng quả đấm thép Vinashin và Vinaline để kéo đầu tàu
kinh tế Việt Nam tăng tốc, sánh vai cùng các nước giàu trong khu vực
chính là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và kết thúc câu chuyện Vinashin,
Vinaline của ông Dũng là một đống nợ to như quả núi án ngay trước cái
tên Việt Nam.
Tiếp đến, vấn đề xuất khẩu dầu, khai thác bauxite Tây Nguyên, rồi giải
thể Viện nghiên cứu và phát triển IDS. Dường như mọi thứ ông làm đều có
chung một kết quả là tạo cơ hội cho người Trung Quốc sang làm việc tại
Việt Nam và đẩy kinh tế Việt Nam đi từ nợ nần này sang nợ nần khác.
Đương nhiên, lúc đó nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế
Trung Quốc và câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa đang ngày càng nóng lên
nhưng ông Dũng vẫn không nhắc gì đến chuyện này. Thế rồi khi biết mình
không trụ nổi trong bộ máy trung ương đảng, nói nôm na là rớt đài. Ông
Dũng tuyên bố “phải đưa vụ việc Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án quốc tế”.
Nhưng đó chỉ là lời nói, chứ ông đâu còn làm Thủ tướng hay đâu còn quyền
lực gì để mà thực hiện.
Nhìn chung, dường như ông lãnh đạo nào trước khi về vườn cũng có những
câu nói hết sức ruột gan đối với dân tộc, quốc gia. Mà giá như lúc còn
tại vị, ông chỉ cần nói đến một phần ba vấn đề thôi thì mọi chuyện đã
tốt hơn nhiều. Cũng giống như ông Hùng hay ông Sang khi sắp về vườn thì
lại nói về dân chủ, nói về quyền lợi của người dân, nói về nỗi lo của
dân nghèo… Tất cả những kiểu nói chuyện này đều cho thấy các ông rất sợ
hãi khi về hưu. Có hai lý do để các ông rất sợ hãi, đó là: Các ông quá
giàu có nhưng lại không có đất dung thân và; Các ông đã làm tổn thương
nhân dân nặng nề nên các ông luôn lo sợ bị trả thù.
Ở vấn đề thứ nhất, các ông không có đất dung thân. Chuyện này không
riêng gì ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh,
Nguyễn Sinh Hùng mà ngay cả cấp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện khi về hưu
cũng chả ra thể thống gì. Các ông có thể giàu có, ngồi ghế dát vàng,
nạm bạc, có thể có biệt thự này biệt thự nọ nhưng chẳng mấy người dân
nào thèm chơi với các ông, thậm chí người ta nhắc đến các ông bằng thái
độ dè bĩu, coi thường. Còn giới quan chức thì chắc chắn chẳng có ma nào
ghé đến thăm các ông khi quyền lực đã thuộc về người khác, họ mãi bận
xun xoe người mới lên nắm quyền lực.
Hơn nữa, nếu một người làm ăn chân chính, chỉ cần 20% tài sản của một
trong số các ông thì họ có thể sang nước ngoài sống một cách thoải mái
vô tư. Nhưng các ông thì khác, sang các nước tư bản thì các ông càng mau
chết nếu như một ngày nào đó các ông bị phanh phui về tội lỗi, bị điều
tra về tài sản và xã hội Việt Nam thay đổi. Chỉ có một số nước để các
ông trú mà không bị coi khinh, đó là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hoặc các
nước châu Phi. Nhưng chắc chắn đó không phải là những nước các ông muốn
đến.
Trong khi đó, các phong trào dân quyền và mô hình xã hội dân sự đang
ngày càng mạnh lên tại Việt Nam. Điều này dự báo một cơn bão trong tương
lai. Và đến một lúc nào đó Việt Nam có một cuộc cách mạng dân chủ, cái
giá mà các ông trả sẽ khó mà lường trước nếu các ông vẫn giữ nguyên thái
độ hống hách, coi thường người dân. Chính vì vậy mà trước lức về hưu,
hầu hết các quan chức Cộng sản đều tỏ ra luôn quan tâm, luôn trăn trở về
vấn đề dân sinh, luôn nghĩ đến nhân dân.
Và người dân, dù hiểu theo cách nào thì cũng có một bộ phận không nhỏ
hầu như chẳng biết tin ai và cũng chẳng biết phân tích thông tin nên rất
dễ bị ma mị. Người ta dễ dàng nghe và tin vào những chủ trương, đường
lối hoặc những lời “bộc bạch” đầy tâm huyết của các ông. Nhưng trên thực
tế, các ông không dừng trò tiểu xảo của mình mà lại tiếp tục công kích
đối thủ và lấy lòng dân bằng cách chọn đứng bên lề có nhân dân. Nhưng
nhân dân giờ đã khôn hơn nhiều, ít nhất là họ thừa biết rằng suốt bốn
mươi năm nói hươu nói vượn, lời nói của cán bộ Cộng sản không những
không đáng tin cậy mà còn là sự bịp bợm.
Lần này, ông Dũng, ông Sang, ông Hùng nói lời chia tay với nhà nước, lời
nói chia tay trước thời hạn của các ông được xem như là một vụ án chính
trị vi hiến của những kẻ đang nắm quyền lực đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong đó, đích nhắm bị chiếu nhiều nhất có lẽ là Nguyễn Phú Trọng, người
mệnh danh lú mà gian trong các đời Tổng bí thư. Không những thế, gần
đây ông Trọng còn có một biệt danh khác là “đít mọc rễ” để nói lên bản
chất tham quyền cố vị của ông.
Và với không ít người, lời nói chia tay của Nguyễn Tấn Dũng như một sự
mất mát một nhà lãnh đạo tài ba, một con người luôn hướng đến dân chủ.
Đó là với số đông người không hiểu biết người ta thấy vậy. Chứ với người
có hiểu biết, chẳng ai nghĩ vậy cả. Vì họ thừa hiểu ông từng làm gì và
ông được hưởng lợi gì từ những việc làm mờ ám của ông cũng như các đồng
đảng của ông.
Chính vì thấy được bản chất của sự việc nên hầu hết người ta lắc đầu,
chẳng có gì tiếc nuối đối với cái điều gọi là “sự về vườn” của ông Dũng.
Bởi trong một thể chết độc tài, man trá như Cộng sản xã hội chủ nghĩa,
ông nào về vườn cũng vậy thôi, chẳng có gì là đáng tiếc. Người ta chỉ
tiếc là tại sao các ông không về vườn hết luôn đi, hay tại sao chế độ
độc tài tại Việt Nam này không về vườn, không cáo chung đi để dân tộc
này còn có cơ hội mà ngóc đầu lên.
Và điều mà nhân dân mong mỏi không phải là ông Dũng, ông Trọng, ông Hùng
về hưu, cũng như điều mà nhân dân thấy tiếc nuối cũng không phải là ông
Dũng về hưu, ông Trọng ở lại, ông Hùng về hưu để rồi một bà chủ tịch
quốc hội mới lại lên thay thế để điều khiển cái quốc hội bù nhìn hay ông
Sang về hưu để một ông tướng công an lên làm chủ tịch nước, một kẻ có
thành tích đao phủ đối với tương lai dân chủ Việt Nam. Mà vấn đề nhân
dân mong mỏi nhất vẫn là cả chế độ độc tài được về hưu, được chết đúng
qui trình của nó.
Một qui trình vốn đã được xếp đặt trong lịch sử phát triển thế giới. Sự
chết đi của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam ngay bây giờ cũng là đúng
qui trình rồi. Bởi lẽ, tiền đề của qui trình cáo chung này chính là
những cái chết của các tập đoàn nhà nước; Cái chết của tài nguyên môi
trường, khoáng sản; Cái chết của tiền vốn vay ODA; Cái chết của ngân
sách nhà nước mà tiền thân của nó là đồng thuế do nhân dân đóng góp mà
có; Cái chết của đạo đức xã hội; Cái chết của giáo dục khiến nhiều thế
hệ phải chết lâm sàn trong mất nhân tính, máu lạnh và hung ác, tham lam;
Cái chết của lương tâm dân tộc biểu hiện qua nhiều mặt, trong đó gồm
thái độ cúi luồn trước kẻ xâm lược và sự băng hoại, thiếu tính người,
tình người trong ngành thầy thuốc… Và đặt biệt là cái chết về niềm tin
còn sót lại trong nhân dân về đảng Cộng sản.
Cái chết hay sự cáo chung hay nói sang hơn một chút là sự về hưu của
đảng Cộng sản mới là niềm mong mỏi của nhân dân. Lời nói chia tay của
một thực thể đảng Cộng sản mới gây cảm động. Chứ ông Dũng hay ông Hùng,
ông Sang có nói một ngàn lời chia tay chăng nữa thì đó cũng là câu
chuyện (có gian lận, có đấu đá, có hạ sát nhau) giữa các ông với nhau.
Điều này chẳng gây cảm động gì đối với nhân dân. Bởi, khi nhân dân đã
ngán ngẩm, đã mệt mỏi thì ông nào nói lời chia tay cũng vậy mà thôi!
VietTuSaiGon's blog
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Thằng nào nói chia tay cũng vậy thôi!
Dường như hầu hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất chức cũng có những hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay Chính phủ. Ảnh kienthuc.net.vn
Dường như hầu hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất
chức cũng có những hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút những việc
mà lúc đương chức dù có biết, có đủ khả năng làm họ cũng không bao giờ
nhắc đến. Cái sự nói quá kiểu như Nguyễn Sinh Hùng thì chép miệng nói
rằng “với hàng trăm khoản thuế như vậy thì dân làm sao sống nổi!” hoặc
“cơ quan hành chính của chúng ta làm việc quá rườm rà, thủ tục quá phức
tạp”. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề sống tử tế, nói về đặt để
cấp quản lý chưa phù hợp.
Tất cả những vấn đề trên, khi đương chức các vị này không bao giờ nhắc
đến. Bởi vì chính các vị là những người sai phạm nặng nhất. Ví dụ như
đặt để người quản lý, đương nhiên không ai chấp nhận một anh y tá miệt
vườn lên làm Thống đốc ngân hàng để rồi vừa làm vừa học cử nhân luật,
sau đó lên làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng chính phủ. Nhưng cái qui
trình lãnh đạo của ông Dũng là vậy. Nên chi lúc đương chức, nếu ông lên
tiếng về vấn đề chuyên môn và quản lý thì ông sẽ là người mắc mướu đầu
tiên.
Đó là chưa muốn nói đến vấn đề khác, trong đó có quản lý kinh tế. Người
từng hô hào sẽ dùng quả đấm thép Vinashin và Vinaline để kéo đầu tàu
kinh tế Việt Nam tăng tốc, sánh vai cùng các nước giàu trong khu vực
chính là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và kết thúc câu chuyện Vinashin,
Vinaline của ông Dũng là một đống nợ to như quả núi án ngay trước cái
tên Việt Nam.
Tiếp đến, vấn đề xuất khẩu dầu, khai thác bauxite Tây Nguyên, rồi giải
thể Viện nghiên cứu và phát triển IDS. Dường như mọi thứ ông làm đều có
chung một kết quả là tạo cơ hội cho người Trung Quốc sang làm việc tại
Việt Nam và đẩy kinh tế Việt Nam đi từ nợ nần này sang nợ nần khác.
Đương nhiên, lúc đó nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế
Trung Quốc và câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa đang ngày càng nóng lên
nhưng ông Dũng vẫn không nhắc gì đến chuyện này. Thế rồi khi biết mình
không trụ nổi trong bộ máy trung ương đảng, nói nôm na là rớt đài. Ông
Dũng tuyên bố “phải đưa vụ việc Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án quốc tế”.
Nhưng đó chỉ là lời nói, chứ ông đâu còn làm Thủ tướng hay đâu còn quyền
lực gì để mà thực hiện.
Nhìn chung, dường như ông lãnh đạo nào trước khi về vườn cũng có những
câu nói hết sức ruột gan đối với dân tộc, quốc gia. Mà giá như lúc còn
tại vị, ông chỉ cần nói đến một phần ba vấn đề thôi thì mọi chuyện đã
tốt hơn nhiều. Cũng giống như ông Hùng hay ông Sang khi sắp về vườn thì
lại nói về dân chủ, nói về quyền lợi của người dân, nói về nỗi lo của
dân nghèo… Tất cả những kiểu nói chuyện này đều cho thấy các ông rất sợ
hãi khi về hưu. Có hai lý do để các ông rất sợ hãi, đó là: Các ông quá
giàu có nhưng lại không có đất dung thân và; Các ông đã làm tổn thương
nhân dân nặng nề nên các ông luôn lo sợ bị trả thù.
Ở vấn đề thứ nhất, các ông không có đất dung thân. Chuyện này không
riêng gì ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh,
Nguyễn Sinh Hùng mà ngay cả cấp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện khi về hưu
cũng chả ra thể thống gì. Các ông có thể giàu có, ngồi ghế dát vàng,
nạm bạc, có thể có biệt thự này biệt thự nọ nhưng chẳng mấy người dân
nào thèm chơi với các ông, thậm chí người ta nhắc đến các ông bằng thái
độ dè bĩu, coi thường. Còn giới quan chức thì chắc chắn chẳng có ma nào
ghé đến thăm các ông khi quyền lực đã thuộc về người khác, họ mãi bận
xun xoe người mới lên nắm quyền lực.
Hơn nữa, nếu một người làm ăn chân chính, chỉ cần 20% tài sản của một
trong số các ông thì họ có thể sang nước ngoài sống một cách thoải mái
vô tư. Nhưng các ông thì khác, sang các nước tư bản thì các ông càng mau
chết nếu như một ngày nào đó các ông bị phanh phui về tội lỗi, bị điều
tra về tài sản và xã hội Việt Nam thay đổi. Chỉ có một số nước để các
ông trú mà không bị coi khinh, đó là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hoặc các
nước châu Phi. Nhưng chắc chắn đó không phải là những nước các ông muốn
đến.
Trong khi đó, các phong trào dân quyền và mô hình xã hội dân sự đang
ngày càng mạnh lên tại Việt Nam. Điều này dự báo một cơn bão trong tương
lai. Và đến một lúc nào đó Việt Nam có một cuộc cách mạng dân chủ, cái
giá mà các ông trả sẽ khó mà lường trước nếu các ông vẫn giữ nguyên thái
độ hống hách, coi thường người dân. Chính vì vậy mà trước lức về hưu,
hầu hết các quan chức Cộng sản đều tỏ ra luôn quan tâm, luôn trăn trở về
vấn đề dân sinh, luôn nghĩ đến nhân dân.
Và người dân, dù hiểu theo cách nào thì cũng có một bộ phận không nhỏ
hầu như chẳng biết tin ai và cũng chẳng biết phân tích thông tin nên rất
dễ bị ma mị. Người ta dễ dàng nghe và tin vào những chủ trương, đường
lối hoặc những lời “bộc bạch” đầy tâm huyết của các ông. Nhưng trên thực
tế, các ông không dừng trò tiểu xảo của mình mà lại tiếp tục công kích
đối thủ và lấy lòng dân bằng cách chọn đứng bên lề có nhân dân. Nhưng
nhân dân giờ đã khôn hơn nhiều, ít nhất là họ thừa biết rằng suốt bốn
mươi năm nói hươu nói vượn, lời nói của cán bộ Cộng sản không những
không đáng tin cậy mà còn là sự bịp bợm.
Lần này, ông Dũng, ông Sang, ông Hùng nói lời chia tay với nhà nước, lời
nói chia tay trước thời hạn của các ông được xem như là một vụ án chính
trị vi hiến của những kẻ đang nắm quyền lực đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong đó, đích nhắm bị chiếu nhiều nhất có lẽ là Nguyễn Phú Trọng, người
mệnh danh lú mà gian trong các đời Tổng bí thư. Không những thế, gần
đây ông Trọng còn có một biệt danh khác là “đít mọc rễ” để nói lên bản
chất tham quyền cố vị của ông.
Và với không ít người, lời nói chia tay của Nguyễn Tấn Dũng như một sự
mất mát một nhà lãnh đạo tài ba, một con người luôn hướng đến dân chủ.
Đó là với số đông người không hiểu biết người ta thấy vậy. Chứ với người
có hiểu biết, chẳng ai nghĩ vậy cả. Vì họ thừa hiểu ông từng làm gì và
ông được hưởng lợi gì từ những việc làm mờ ám của ông cũng như các đồng
đảng của ông.
Chính vì thấy được bản chất của sự việc nên hầu hết người ta lắc đầu,
chẳng có gì tiếc nuối đối với cái điều gọi là “sự về vườn” của ông Dũng.
Bởi trong một thể chết độc tài, man trá như Cộng sản xã hội chủ nghĩa,
ông nào về vườn cũng vậy thôi, chẳng có gì là đáng tiếc. Người ta chỉ
tiếc là tại sao các ông không về vườn hết luôn đi, hay tại sao chế độ
độc tài tại Việt Nam này không về vườn, không cáo chung đi để dân tộc
này còn có cơ hội mà ngóc đầu lên.
Và điều mà nhân dân mong mỏi không phải là ông Dũng, ông Trọng, ông Hùng
về hưu, cũng như điều mà nhân dân thấy tiếc nuối cũng không phải là ông
Dũng về hưu, ông Trọng ở lại, ông Hùng về hưu để rồi một bà chủ tịch
quốc hội mới lại lên thay thế để điều khiển cái quốc hội bù nhìn hay ông
Sang về hưu để một ông tướng công an lên làm chủ tịch nước, một kẻ có
thành tích đao phủ đối với tương lai dân chủ Việt Nam. Mà vấn đề nhân
dân mong mỏi nhất vẫn là cả chế độ độc tài được về hưu, được chết đúng
qui trình của nó.
Một qui trình vốn đã được xếp đặt trong lịch sử phát triển thế giới. Sự
chết đi của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam ngay bây giờ cũng là đúng
qui trình rồi. Bởi lẽ, tiền đề của qui trình cáo chung này chính là
những cái chết của các tập đoàn nhà nước; Cái chết của tài nguyên môi
trường, khoáng sản; Cái chết của tiền vốn vay ODA; Cái chết của ngân
sách nhà nước mà tiền thân của nó là đồng thuế do nhân dân đóng góp mà
có; Cái chết của đạo đức xã hội; Cái chết của giáo dục khiến nhiều thế
hệ phải chết lâm sàn trong mất nhân tính, máu lạnh và hung ác, tham lam;
Cái chết của lương tâm dân tộc biểu hiện qua nhiều mặt, trong đó gồm
thái độ cúi luồn trước kẻ xâm lược và sự băng hoại, thiếu tính người,
tình người trong ngành thầy thuốc… Và đặt biệt là cái chết về niềm tin
còn sót lại trong nhân dân về đảng Cộng sản.
Cái chết hay sự cáo chung hay nói sang hơn một chút là sự về hưu của
đảng Cộng sản mới là niềm mong mỏi của nhân dân. Lời nói chia tay của
một thực thể đảng Cộng sản mới gây cảm động. Chứ ông Dũng hay ông Hùng,
ông Sang có nói một ngàn lời chia tay chăng nữa thì đó cũng là câu
chuyện (có gian lận, có đấu đá, có hạ sát nhau) giữa các ông với nhau.
Điều này chẳng gây cảm động gì đối với nhân dân. Bởi, khi nhân dân đã
ngán ngẩm, đã mệt mỏi thì ông nào nói lời chia tay cũng vậy mà thôi!
VietTuSaiGon's blog
(RFA)