Sức khỏe và đời sống
Thanh Võ: Canada có thật sự là “thiên đường y tế”?
HM Blog. Y tế Canada giúp toàn dân nhưng không giữ được chân tài năng trẻ.
Một bạn đọc là Đoàn Trân sống tại Buffalo, NY, cạnh Canada, weekend vẫn chạy qua Toronto chơi. Thỉnh thoảng thấy xe cứu thương đưa người từ Toronto, Canada, qua chữa bệnh bên Mỹ, mà đa số là những người giàu tầm cỡ triệu phú.
Bạn đọc tự hỏi tại sao họ lại phải đưa qua Mỹ để chữa ? Vì trình độ hay phương tiện thua kém Mỹ? Hóa ra hệ thống y tế định hướng XHCN kiểu Canada có nhiều khiếm khuyết và cái đặc tính cào bằng ấy đã ngăn cản sự phát triển của ngành y tế quốc gia này. Thấy trao đổi trên HM Blog về y tế Mỹ – Canada, cái hay cái dở, quí bạn đọc đã gửi sưu tầm này. Cảm ơn quí anh/chị Đoàn Trân.
Bài viết của tác giả Thanh Võ/Viễn Đông trên VienDongDaily.Com – 11/07/2012
Patient Protection and Affordable Care Act (Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền) viết tắt PPACA, hoặc ngắn gọn là ACA hoặc Obamacare – chơi chữ từ Obama và Care chăm sóc sức khỏe. Nói một cách nôm na, Obamacare giúp người nghèo mua được bảo hiểm y tế vì nước Mỹ hiện có 50 triệu người trong tổng số 315 triệu chưa có bảo hiểm y tế. (HM Blog có biên tập đôi chút về từ ngữ, và phân đoạn cho dễ đọc. Mong tòa soạn VienDongDaily và tác giả thông cảm).
ACA – Obamacare
Từ năm 2010 cho đến nay, cả nước Mỹ ồn ào xung quanh vấn đề bênh hay chống Obamacare. Cuộc khảo sát của ABC News / Washington Post cho hay 36% công dân có ý kiến đồng thuận với luật cải tổ y tế bị kiện lên Tối cao Pháp viện (TCPV). Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành cũng chỉ được 39% chấp nhận. Tuy đa số không thấy hài lòng nhưng có đến 75% đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khỏe hiện tại của họ là “tốt”. Vì thế, điều thách thức là làm sao thực hiện các giải pháp mà không khiến cho người dân cảm thấy sợ mất loại dịch vụ họ cho là tích cực.
ABC News và Washington Post nhận thấy 38% kịch liệt chống ACA (Obamacare), 52% không tán đồng và 12% không ý kiến. Trong số người đánh giá thấp hệ thống y tế hiện hành, chỉ có 35% chấp nhận ACA – với những người không bằng lòng hệ thống hiện hành, cũng chỉ có 32% ủng hộ ACA. Vào tháng 4-2012, 38% nghĩ rằng TCPV nên loại bỏ hoàn toàn ACA, 25% muốn giữ lại tất cả và 29% tin rằng nên giữ lại một phần.
Ngày 28-6-2012, Chánh án TCPV John Roberts, đã phán quyết: Đạo luật ACA không đi ngược lại Hiến pháp. Obamacare được xem là một trong những thắng lợi chính trị lớn lao nhất của TT Obama.
Mặc dù phải chờ cho tới ngày 1-1-2014, ACA mới bắt đầu có hiệu lực, nếu đủ khả năng tài chính, mỗi cá nhân phải mua bảo hiểm y tế hoặc tự mua hoặc thông qua người thuê việc.
Nếu ai không có bảo hiểm y tế sẽ bị phạt bằng biện pháp là tiền của họ bị rút ra từ những ngân khoản hoàn thuế (tax return).
Tuy nhiên nếu hỏi kỹ một công dân Mỹ, nhất là những người di dân, người gốc Việt, dường như rất nhiều người còn khá mù mờ về khái niệm cải tổ y tế Obamacare. Đặc biệt người cao tuổi hay bàn tán “Y tế Mỹ không bằng Canada”, rồi có người kết luận: “Obama đang bắt chước Canada”. Sự thật như thế nào?
Thuế và chăm sóc sức khỏe tại Canada
Thật ra thì từ lâu người dân Mỹ đã nghe nhiều về chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada. Người thán phục, kẻ ước ao, nhưng cũng có không ít những nghi ngờ, thắc mắc: “Tiền đâu mà chính phủ Canada chi trả nổi?”. Tại sao như vậy thì ta nên hiểu hệ thống thuế.
Người dân Canada, cũng như dân Mỹ, đều phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tiểu bang. Thuế suất được tính tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).
Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37.885 Mỹ kim) thuế suất 15%, nhóm lợi tức cao nhất (trên 123.184 Mỹ kim) thuế suất 29%.
Thuế tiểu bang: thay đổi theo tiểu bang, nhưng cao nhất là 18% và thấp nhất là 10%.
Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47%. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tiểu bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức.
Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income) của gia đình dưới 28.000 $CAN/năm thì được giảm và dưới 20.000/năm được miễn thuế. Lương trên 28.000$CAN, mỗi tháng đóng 54 $CAN/ cá nhân hay 96 $CAN/đôi vợ chồng, hay 108$CAN/gia đình (3 người trở lên).
Những người đi làm việc, tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ thuê trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quá thấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệm y khoa miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.
Hệ thống bệnh viện Canada
Bác Sĩ P. N. V. Trang, hiện đang sinh sống tại miền Nam California nói với nhật báo Viễn Đông: “Mình từng là bác sĩ, sống cùng bố mẹ ở Vancouver, Canada. Sau đó mình lập gia đình với ông xã mình, anh Hưng, là bác sĩ hành nghề tại vùng Riverside và mình quyết định qua Hoa Kỳ định cư luôn. Có hai lý do khiến mình sang Mỹ.
Thứ nhất là tại Canada, mức lương bác sĩ bị hạn chế chứ không như tại Mỹ, mình lại thuộc vào thành phần lợi tức cao, nên phải đóng thuế ở mức tối đa, trong khi tại Mỹ thì mức thuế thấp hơn.
Thứ hai là khi đó mình còn trẻ, 30 tuổi nên sức khỏe tốt, đó là lý do mình không muốn trả thuế quá cao khi mình hầu như không bao giờ cần đến các dịch vụ y tế.
Vì thế, khi sang Mỹ, không lấy lại được bằng hành nghề bác sĩ (các bác sĩ từ các nước khác hầu như không thể lấyđược bằng tương đương để hành nghề vì các điều kiện khá gắt gao của Bộ Y Tế Hoa kỳ nhằm hạn chế số lượng bác sĩ từ nước ngoài), mình vẫn chấp nhận bỏ nghề và cho đến nay mình vẫn hài lòng với quyết định này. Từ đó đến nay mình làm thư ký tại phòng mạch của ông xã”.
Khi được hỏi về bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Canada, cô Trang cho biết: “Trước kia, khi sống tại Vancouver, mình làm việc tại bệnh viện và còn có phòng mạch riêng, mình biết khá rõ về nền bảo hiểm y tế của Canada.
Người dân đất nước này, khi bệnh đi gặp bác sĩ để được khám bệnh miễn phí. Còn nếu bệnh nặng phải vào nhà thương, những người dân thường chỉ hơn người ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) ở chỗ là họ có thể được nằm một phòng riêng, còn những ai ăn welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau.
Ngay cả người homeless (không nhà cửa) cũng có thể nằm cùng bệnh viện với một triệu phú, hay thậm chí với vị Thủ Tướng vì Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho các quan chức. Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm mà người dân Canada thường tự hào về phương diện y tế”.
Khi được yêu cầu so sánh về chất lượng phục vụ giữa các bệnh viện tại Canada và Mỹ, cô Trang cười: “Thế nếu như bạn phải trả 10 ngàn, thậm chí hai, ba chục ngàn đô la để được ở tại khách sạn 5 sao, và được cho ở free trong một khách sạn 3 sao thì bạn chọn cái nào? Theo cái nhìn rất cá nhân, cho phép mình tạm xếp loại phẩm chất các bệnh viện tại Mỹ và tại Canada như thế”.
Bác sĩ Canada lãnh lương như thế nào?
Cô Trang tiếp, tuy y tế Canada theo kiểu XHCN nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công nhân viên chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền các tiểu bang ở Canada đóng vai trò medical insurer (nhà bảo hiểm y tế).
Chính quyền quy định các chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, một lần thử máu bao nhiêu tiền, một ca phẫuthuậtbao nhiêu tiền… và trả cho bác sĩ, bệnh viện thực hiện các dịch vụ đó. Thay vì gởi hóa đơn tính tiền cho các hãng medical insurance (bảo hiểm y tế) như ở Mỹ, bác sĩ và bệnh viện ở Canada gởi bill cho Bộ Y Tế tiểu bang.
Do đó, giữa các bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân lợi tức cao.Bệnh viện đông bệnh nhân, khéo quản lý thì thặng dư ngân sách, ngược lại, chính phủ phải bù lỗ, nhưng nếu bệnh viện bị thâm hụt quá, rất có thể sẽ nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách”.
Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định. Theo Viện Thông Tin Y Tế Canada (Canadian Institute for Health Infomation), trung bình bác sĩ gia đình (family doctor) tại Canada có mức thu nhập hằng năm chừng 240 ngàn $CAN, trong khi bác sĩ chuyên môn (specialist) kiếm chừng 340 ngàn, thua xa nếu so với các bác sĩ tại Hoa Kỳ.
Ngành dược tại Canada
Người viết bài này, đã hành nghề dược sĩ tại Québec, Canada, trong 12 năm, và sang Mỹ tiếp tục với nghề này cho đến nay thêm 12 năm nữa. Gần 13 năm sống tại Canada, tôi chưa hề, dù chỉ một lần, cần đến dịch vụ y tế (đi bác sĩ, mua thuốc, chích ngừa, vào bệnh viện, vân vân).
Với nghề dược sĩ, tôi thuộc vào thành phần lợi tức khá, và phải đóng thuế 44%, trong khi tại California thì chỉ đóng 30%. Nếu tính theo mức lương dược sĩ thì 14% chênh lệch thuế tương đương chừng 1.300 Mỹ kim một tháng.
Cứ xem như số tiền này người dược sĩ mang quốc tịch Canada tự mua bảo hiểm y tế cho mình (health insurance), coi như họ mua sự an tâm vì e rằng mai này khi về già đổ bệnh ra thì sẽ có chính phủ đài thọ.
Chắc chắn ai cũng phải nhìn nhận rằng số tiền đóng hằng tháng này (1.300 Mỹ kim) là “vô cùng đắt đỏ” cho một người trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đó chính là câu trả lời vì sao tôi cùng hằng ngàn dược sĩ khác đã rời bỏ Canada vào cuối thập niên 1990 để nhập vào Mỹ khi “cơn đói” dược sĩ lên cao nhất tại khắp nước Mỹ.
Theo Bộ Y Tế Canada thì hiện nay tỉ lệ dược sĩ nằm trong lứa tuổi từ 23 đến 45 (lứa tuổi được xem là có xác suất bệnh tật thấp) là 42% và từ 46 đến 65 tuổi là 54%. Và chính nhờ thu số tiền này của những ngườiđi làm đóng thuế hàng năm mà chính phủ có khả năng chi trả cho những bệnh nhân lớn tuổi đang cần đượcđiều trị.
Người dân Canada mua thuốc ra sao?
Khi bị bệnh thì người dân Canada đi gặp bác sĩ miễn phí. Khi được bác sĩ cho toa mua thuốc, nếu thuộc vào thành phần lợi tức thấp thì người bệnh hoặc làkhông phải trả hay trả rất ít.
Nếu là thành phần tự làm chủ (self-employed) sẽ phải móc tiền túi ra trả, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có bảo hiểm y tế phụ trội (extended medical insurance plan) , sẽ phải trả 20% tiền thuốc, bảo hiểm trả 80%.
Có thể nói là hầu hết bệnh nhân mua thuốc đều được bảo hiểm bởi chính phủ, nhà thuốc gửi hóa đơn cho chính phủ hàng tháng, và sẽ được trả một số tiền phí phục vụ cố định cho một toa thuốc, nghĩa là cho dù dược sĩ bán một món thuốc X trị giá 10 Mỹ kim hay thuốc Y trị giá 1.000 Mỹ kim, cũng sẽ được nhận một số tiền lệ phí phục vụ bằng nhau.
Lạm dụng và gian lận
Ông Tim Menke – cố vấn của phòng Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Y Tế Xã Hội Hoa Kỳ có cho biết: “Theo ước lượng, các vụ gian lận Medicare tại Mỹ đã gây thiệt hại cho quỹ thuế do công dân đóng góp khoảng 60 tỉ Mỹ kim hàng năm”.
Khi còn làm việc tại bệnh viện và các nhà thuốc tại Montréal trong những năm 1990, người viết cũng đã từng đọc nhiều bài báo về các trường hợp gian lận khi một vài bệnh viện hay dược phòng gửi hóa đơn tính tiền cho chính phủ, nhưng trên thực tế họ không hề thực hiện các dịch vụ như trên giấy tờ.
Nhưng vì đã lâu và không đi sâu vào các con số thống kê, nên không còn nhớ được là vấn đề này gây thiệt hại bao nhiêu cho đất nước Canada, nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
Gian lận thường xuất phát từ hai lý do: thứ nhất là vì không đủ lợi tức (profit) nên con người phải gian lận để duy trì thương vụ của mình mà tồn tại, thứ hai là vì lòng tham.
Nếu gạt bớt lòng ,tham, theo ý kiến cá nhân của người viết, hiện nay các bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc không cần phải gian lận, chỉ vì số lượng người bệnh đã quá đông rồi, không cần thiết phải gian lận mới đủ sống hay có lời.
Tính trung bình hiện nay, các nhà thuốc tây tại miền Nam Cali bán thuốc cho hơn 100 toa một ngày (tiệm nào được chừng hơn 200 thì khá lắm rồi đó), trong khi tại Montréal hiện nay, 400-500 toa là chuyện thường, thậm chí có tiệm đến 800 toa, một điều mà các chủ nhân nhà thuốc tại Mỹ “không dám mơ tới nổi”. Lý do: Số người già tại Canada đông quá mức nên nhu cầu thuốc men gia tăng mau như diều gặp gió.
Cầm giữ bệnh nhân trong bệnh viện vì mục đích moi tiền chính phủ
Ở Canada, khingười sản phụ sinh con, đa sốbệnh viện đều có khuynh hướng kéo giữ bệnh nhân nằm lại thật nhiều ngày để”theo dõi bệnh tình”, mặc dù người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh và xin cho về nhà sớm.
Lý do bệnh viện chưa cho về đôi lúc khá buồn cười, như vì bệnh nhân còn “hơi táobón” nên cần ở lại để được điều trị. Thật ra, đó chỉ là cái cớ để bệnh viện tiếp tục gửi hóa đơn cho chính phủ.
Lạm dụng đi khám bệnh
Người bệnh ở Canada động tí là đi bác sĩ, và dù bác sĩ bảo “ông/bà không sao, không bệnh gì nặng, chỉcần về nghỉ ngơi”, bệnh nhân vẫn luôn luôn kỳ kèo bác sĩ cho một toa thuốc “gì đó” mới an tâm.
Thế là để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, các bác sĩ thường cho 100 viên Tylenol (thậm chí nhiều bác sĩ đã in sẵn trên toa, chỉ cần ký tên), mua về để cho chật tủ thuốc. Còn nếu bác sĩ để bệnh nhân ra về “tay không”, rất dễ mất khách, nhất là khách Việt Nam.
Các nhà thuốc tây hầu như nơi nào cũng đếm sẵn trước 100 viên Tylenol, hễ khách vào đưa toa ra thì có ngay lọ thuốc, chỉ cần dán nhãn vô thôi. Tylenol rất rẻ, cứ gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí bán thuốc, hóa ra cả 3 bên đều lợi win win win (bệnh nhân, bác sĩ, dược sĩ).
Nói thì có người không tin, hơn 15 năm trước, chính phủ Canada còn “khá giả” nên trả luôn tiền thuốc vitamin, calcium, thứ gì cũng trả… nên người ta thường giả bộ bệnh, đi bác sĩ xin các loại thuốc này để… gửi về Việt nam làm quà cho thân nhân, bè bạn.
Nói chung, đây là hiện tượng lạm dụng nền y tế công cộng tràn lan tại Canada.
Nạn “chảy máu chất xám” – Y tế cào bằng Canada giúp toàn dân nhưng không giữ chân tài năng trẻ.
Anh V. John Bình, kỹ sư điện toán đang làm việc tại miền Bắc California, kể lại, tôi rời Toronto năm 1998 để sang San Jose làm việc khi cơn sốt computer lên đỉnh điểm ở cả hai nước. Tại xứ sở Canada, nơi mà rất nhiều người ca ngợi là thiên đường y tế, và thậm chí từ vài năm nay toàn nước Mỹ đang ồn ào tranh luận, và hằng triệu người Hoa Kỳ đang tự vẽ ra một viễn cảnh an nhàn kiểu như tôi làm việc tàng tàng, đóng thuế chút chút, thậm chí không cần làm, nhưng hễ bệnh tật thì đã có chính phủ lo.
Nếu chỉ suy nghĩ thô thiển như thế thì Canada đâu có tình trạng chảy máu chất xám nhức nhối từ gần 15 năm nay. Giới trẻ (với nhu cầu y tế thấp nhất) và giới trí thức (thành phần đóng thuế cao nhất) đều cảm thấy bất bình khi họ phải đóng thuế quá cao, làm bao nhiêu đều phải nộpcho chính phủ để mà nuôi những ai không làm việc được, dù vì lý do bệnh tật hay thất nghiệp. Tuy rằng ai già cũng sẽ đến lúc đó, nhưng tuổi trẻ không nghĩ như vậy.
Đòi hỏi sự công bằng…
Anh Bình nhận xét: “Với họ, đó không phải là sự công bằng. Mỉa mai nhất cho chính phủ Canada là khi các tầng lớp trí thức (còn được gọi là tầng lớp chất xám như bác sĩ, dược sĩ, y tá, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư…, được đào tạo hầu như miễn phí(hay với tiền học phí rất thấp so với M), thì khi vừa tốt nghiệp đi làm việc vài năm là họ nhận ra ngay sự bất công này. Thế là đất nước Canada với nền y tế tuyệt vời không còn cầm giữ nổi chân họ nữa.
Và đó chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám, giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc đã khiến chính phủ Canada nhức đầu và bất lực.
Và tôi nằm trong số đó. Tôi rời Toronto năm 28 tuổi, khi hầu hết các bạn bè đều rời đất nước lá
phong để tìm đến xứ sở cờ hoa – quốc gia biểu tượng cho sự công bằng.
Tôi siêng năng thì tôi giàu, còn anh làm biếng thì anh nghèo, anh khổ.
Với tôi, Hoa Kỳ làđất nước của những người siêng năng và thành công, không phải là quốc gia của những ai chờ người khác đóng thuế nuôi mình và hưởng y tế miễn phí”. – (TV)
Kỳ 2 sẽ đăng tiếp.
Tác giả: Thanh Võ – VienDongDaily.Com – 11/07/2012
Thanh Võ: Canada có thật sự là “thiên đường y tế”?
HM Blog. Y tế Canada giúp toàn dân nhưng không giữ được chân tài năng trẻ.
Một bạn đọc là Đoàn Trân sống tại Buffalo, NY, cạnh Canada, weekend vẫn chạy qua Toronto chơi. Thỉnh thoảng thấy xe cứu thương đưa người từ Toronto, Canada, qua chữa bệnh bên Mỹ, mà đa số là những người giàu tầm cỡ triệu phú.
Bạn đọc tự hỏi tại sao họ lại phải đưa qua Mỹ để chữa ? Vì trình độ hay phương tiện thua kém Mỹ? Hóa ra hệ thống y tế định hướng XHCN kiểu Canada có nhiều khiếm khuyết và cái đặc tính cào bằng ấy đã ngăn cản sự phát triển của ngành y tế quốc gia này. Thấy trao đổi trên HM Blog về y tế Mỹ – Canada, cái hay cái dở, quí bạn đọc đã gửi sưu tầm này. Cảm ơn quí anh/chị Đoàn Trân.
Bài viết của tác giả Thanh Võ/Viễn Đông trên VienDongDaily.Com – 11/07/2012
Patient Protection and Affordable Care Act (Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền) viết tắt PPACA, hoặc ngắn gọn là ACA hoặc Obamacare – chơi chữ từ Obama và Care chăm sóc sức khỏe. Nói một cách nôm na, Obamacare giúp người nghèo mua được bảo hiểm y tế vì nước Mỹ hiện có 50 triệu người trong tổng số 315 triệu chưa có bảo hiểm y tế. (HM Blog có biên tập đôi chút về từ ngữ, và phân đoạn cho dễ đọc. Mong tòa soạn VienDongDaily và tác giả thông cảm).
ACA – Obamacare
Từ năm 2010 cho đến nay, cả nước Mỹ ồn ào xung quanh vấn đề bênh hay chống Obamacare. Cuộc khảo sát của ABC News / Washington Post cho hay 36% công dân có ý kiến đồng thuận với luật cải tổ y tế bị kiện lên Tối cao Pháp viện (TCPV). Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành cũng chỉ được 39% chấp nhận. Tuy đa số không thấy hài lòng nhưng có đến 75% đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khỏe hiện tại của họ là “tốt”. Vì thế, điều thách thức là làm sao thực hiện các giải pháp mà không khiến cho người dân cảm thấy sợ mất loại dịch vụ họ cho là tích cực.
ABC News và Washington Post nhận thấy 38% kịch liệt chống ACA (Obamacare), 52% không tán đồng và 12% không ý kiến. Trong số người đánh giá thấp hệ thống y tế hiện hành, chỉ có 35% chấp nhận ACA – với những người không bằng lòng hệ thống hiện hành, cũng chỉ có 32% ủng hộ ACA. Vào tháng 4-2012, 38% nghĩ rằng TCPV nên loại bỏ hoàn toàn ACA, 25% muốn giữ lại tất cả và 29% tin rằng nên giữ lại một phần.
Ngày 28-6-2012, Chánh án TCPV John Roberts, đã phán quyết: Đạo luật ACA không đi ngược lại Hiến pháp. Obamacare được xem là một trong những thắng lợi chính trị lớn lao nhất của TT Obama.
Mặc dù phải chờ cho tới ngày 1-1-2014, ACA mới bắt đầu có hiệu lực, nếu đủ khả năng tài chính, mỗi cá nhân phải mua bảo hiểm y tế hoặc tự mua hoặc thông qua người thuê việc.
Nếu ai không có bảo hiểm y tế sẽ bị phạt bằng biện pháp là tiền của họ bị rút ra từ những ngân khoản hoàn thuế (tax return).
Tuy nhiên nếu hỏi kỹ một công dân Mỹ, nhất là những người di dân, người gốc Việt, dường như rất nhiều người còn khá mù mờ về khái niệm cải tổ y tế Obamacare. Đặc biệt người cao tuổi hay bàn tán “Y tế Mỹ không bằng Canada”, rồi có người kết luận: “Obama đang bắt chước Canada”. Sự thật như thế nào?
Thuế và chăm sóc sức khỏe tại Canada
Thật ra thì từ lâu người dân Mỹ đã nghe nhiều về chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada. Người thán phục, kẻ ước ao, nhưng cũng có không ít những nghi ngờ, thắc mắc: “Tiền đâu mà chính phủ Canada chi trả nổi?”. Tại sao như vậy thì ta nên hiểu hệ thống thuế.
Người dân Canada, cũng như dân Mỹ, đều phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tiểu bang. Thuế suất được tính tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).
Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37.885 Mỹ kim) thuế suất 15%, nhóm lợi tức cao nhất (trên 123.184 Mỹ kim) thuế suất 29%.
Thuế tiểu bang: thay đổi theo tiểu bang, nhưng cao nhất là 18% và thấp nhất là 10%.
Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47%. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tiểu bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức.
Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income) của gia đình dưới 28.000 $CAN/năm thì được giảm và dưới 20.000/năm được miễn thuế. Lương trên 28.000$CAN, mỗi tháng đóng 54 $CAN/ cá nhân hay 96 $CAN/đôi vợ chồng, hay 108$CAN/gia đình (3 người trở lên).
Những người đi làm việc, tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ thuê trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quá thấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệm y khoa miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.
Hệ thống bệnh viện Canada
Bác Sĩ P. N. V. Trang, hiện đang sinh sống tại miền Nam California nói với nhật báo Viễn Đông: “Mình từng là bác sĩ, sống cùng bố mẹ ở Vancouver, Canada. Sau đó mình lập gia đình với ông xã mình, anh Hưng, là bác sĩ hành nghề tại vùng Riverside và mình quyết định qua Hoa Kỳ định cư luôn. Có hai lý do khiến mình sang Mỹ.
Thứ nhất là tại Canada, mức lương bác sĩ bị hạn chế chứ không như tại Mỹ, mình lại thuộc vào thành phần lợi tức cao, nên phải đóng thuế ở mức tối đa, trong khi tại Mỹ thì mức thuế thấp hơn.
Thứ hai là khi đó mình còn trẻ, 30 tuổi nên sức khỏe tốt, đó là lý do mình không muốn trả thuế quá cao khi mình hầu như không bao giờ cần đến các dịch vụ y tế.
Vì thế, khi sang Mỹ, không lấy lại được bằng hành nghề bác sĩ (các bác sĩ từ các nước khác hầu như không thể lấyđược bằng tương đương để hành nghề vì các điều kiện khá gắt gao của Bộ Y Tế Hoa kỳ nhằm hạn chế số lượng bác sĩ từ nước ngoài), mình vẫn chấp nhận bỏ nghề và cho đến nay mình vẫn hài lòng với quyết định này. Từ đó đến nay mình làm thư ký tại phòng mạch của ông xã”.
Khi được hỏi về bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Canada, cô Trang cho biết: “Trước kia, khi sống tại Vancouver, mình làm việc tại bệnh viện và còn có phòng mạch riêng, mình biết khá rõ về nền bảo hiểm y tế của Canada.
Người dân đất nước này, khi bệnh đi gặp bác sĩ để được khám bệnh miễn phí. Còn nếu bệnh nặng phải vào nhà thương, những người dân thường chỉ hơn người ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) ở chỗ là họ có thể được nằm một phòng riêng, còn những ai ăn welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau.
Ngay cả người homeless (không nhà cửa) cũng có thể nằm cùng bệnh viện với một triệu phú, hay thậm chí với vị Thủ Tướng vì Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho các quan chức. Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm mà người dân Canada thường tự hào về phương diện y tế”.
Khi được yêu cầu so sánh về chất lượng phục vụ giữa các bệnh viện tại Canada và Mỹ, cô Trang cười: “Thế nếu như bạn phải trả 10 ngàn, thậm chí hai, ba chục ngàn đô la để được ở tại khách sạn 5 sao, và được cho ở free trong một khách sạn 3 sao thì bạn chọn cái nào? Theo cái nhìn rất cá nhân, cho phép mình tạm xếp loại phẩm chất các bệnh viện tại Mỹ và tại Canada như thế”.
Bác sĩ Canada lãnh lương như thế nào?
Cô Trang tiếp, tuy y tế Canada theo kiểu XHCN nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công nhân viên chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền các tiểu bang ở Canada đóng vai trò medical insurer (nhà bảo hiểm y tế).
Chính quyền quy định các chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, một lần thử máu bao nhiêu tiền, một ca phẫuthuậtbao nhiêu tiền… và trả cho bác sĩ, bệnh viện thực hiện các dịch vụ đó. Thay vì gởi hóa đơn tính tiền cho các hãng medical insurance (bảo hiểm y tế) như ở Mỹ, bác sĩ và bệnh viện ở Canada gởi bill cho Bộ Y Tế tiểu bang.
Do đó, giữa các bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân lợi tức cao.Bệnh viện đông bệnh nhân, khéo quản lý thì thặng dư ngân sách, ngược lại, chính phủ phải bù lỗ, nhưng nếu bệnh viện bị thâm hụt quá, rất có thể sẽ nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách”.
Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định. Theo Viện Thông Tin Y Tế Canada (Canadian Institute for Health Infomation), trung bình bác sĩ gia đình (family doctor) tại Canada có mức thu nhập hằng năm chừng 240 ngàn $CAN, trong khi bác sĩ chuyên môn (specialist) kiếm chừng 340 ngàn, thua xa nếu so với các bác sĩ tại Hoa Kỳ.
Ngành dược tại Canada
Người viết bài này, đã hành nghề dược sĩ tại Québec, Canada, trong 12 năm, và sang Mỹ tiếp tục với nghề này cho đến nay thêm 12 năm nữa. Gần 13 năm sống tại Canada, tôi chưa hề, dù chỉ một lần, cần đến dịch vụ y tế (đi bác sĩ, mua thuốc, chích ngừa, vào bệnh viện, vân vân).
Với nghề dược sĩ, tôi thuộc vào thành phần lợi tức khá, và phải đóng thuế 44%, trong khi tại California thì chỉ đóng 30%. Nếu tính theo mức lương dược sĩ thì 14% chênh lệch thuế tương đương chừng 1.300 Mỹ kim một tháng.
Cứ xem như số tiền này người dược sĩ mang quốc tịch Canada tự mua bảo hiểm y tế cho mình (health insurance), coi như họ mua sự an tâm vì e rằng mai này khi về già đổ bệnh ra thì sẽ có chính phủ đài thọ.
Chắc chắn ai cũng phải nhìn nhận rằng số tiền đóng hằng tháng này (1.300 Mỹ kim) là “vô cùng đắt đỏ” cho một người trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đó chính là câu trả lời vì sao tôi cùng hằng ngàn dược sĩ khác đã rời bỏ Canada vào cuối thập niên 1990 để nhập vào Mỹ khi “cơn đói” dược sĩ lên cao nhất tại khắp nước Mỹ.
Theo Bộ Y Tế Canada thì hiện nay tỉ lệ dược sĩ nằm trong lứa tuổi từ 23 đến 45 (lứa tuổi được xem là có xác suất bệnh tật thấp) là 42% và từ 46 đến 65 tuổi là 54%. Và chính nhờ thu số tiền này của những ngườiđi làm đóng thuế hàng năm mà chính phủ có khả năng chi trả cho những bệnh nhân lớn tuổi đang cần đượcđiều trị.
Người dân Canada mua thuốc ra sao?
Khi bị bệnh thì người dân Canada đi gặp bác sĩ miễn phí. Khi được bác sĩ cho toa mua thuốc, nếu thuộc vào thành phần lợi tức thấp thì người bệnh hoặc làkhông phải trả hay trả rất ít.
Nếu là thành phần tự làm chủ (self-employed) sẽ phải móc tiền túi ra trả, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có bảo hiểm y tế phụ trội (extended medical insurance plan) , sẽ phải trả 20% tiền thuốc, bảo hiểm trả 80%.
Có thể nói là hầu hết bệnh nhân mua thuốc đều được bảo hiểm bởi chính phủ, nhà thuốc gửi hóa đơn cho chính phủ hàng tháng, và sẽ được trả một số tiền phí phục vụ cố định cho một toa thuốc, nghĩa là cho dù dược sĩ bán một món thuốc X trị giá 10 Mỹ kim hay thuốc Y trị giá 1.000 Mỹ kim, cũng sẽ được nhận một số tiền lệ phí phục vụ bằng nhau.
Lạm dụng và gian lận
Ông Tim Menke – cố vấn của phòng Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Y Tế Xã Hội Hoa Kỳ có cho biết: “Theo ước lượng, các vụ gian lận Medicare tại Mỹ đã gây thiệt hại cho quỹ thuế do công dân đóng góp khoảng 60 tỉ Mỹ kim hàng năm”.
Khi còn làm việc tại bệnh viện và các nhà thuốc tại Montréal trong những năm 1990, người viết cũng đã từng đọc nhiều bài báo về các trường hợp gian lận khi một vài bệnh viện hay dược phòng gửi hóa đơn tính tiền cho chính phủ, nhưng trên thực tế họ không hề thực hiện các dịch vụ như trên giấy tờ.
Nhưng vì đã lâu và không đi sâu vào các con số thống kê, nên không còn nhớ được là vấn đề này gây thiệt hại bao nhiêu cho đất nước Canada, nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
Gian lận thường xuất phát từ hai lý do: thứ nhất là vì không đủ lợi tức (profit) nên con người phải gian lận để duy trì thương vụ của mình mà tồn tại, thứ hai là vì lòng tham.
Nếu gạt bớt lòng ,tham, theo ý kiến cá nhân của người viết, hiện nay các bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc không cần phải gian lận, chỉ vì số lượng người bệnh đã quá đông rồi, không cần thiết phải gian lận mới đủ sống hay có lời.
Tính trung bình hiện nay, các nhà thuốc tây tại miền Nam Cali bán thuốc cho hơn 100 toa một ngày (tiệm nào được chừng hơn 200 thì khá lắm rồi đó), trong khi tại Montréal hiện nay, 400-500 toa là chuyện thường, thậm chí có tiệm đến 800 toa, một điều mà các chủ nhân nhà thuốc tại Mỹ “không dám mơ tới nổi”. Lý do: Số người già tại Canada đông quá mức nên nhu cầu thuốc men gia tăng mau như diều gặp gió.
Cầm giữ bệnh nhân trong bệnh viện vì mục đích moi tiền chính phủ
Ở Canada, khingười sản phụ sinh con, đa sốbệnh viện đều có khuynh hướng kéo giữ bệnh nhân nằm lại thật nhiều ngày để”theo dõi bệnh tình”, mặc dù người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh và xin cho về nhà sớm.
Lý do bệnh viện chưa cho về đôi lúc khá buồn cười, như vì bệnh nhân còn “hơi táobón” nên cần ở lại để được điều trị. Thật ra, đó chỉ là cái cớ để bệnh viện tiếp tục gửi hóa đơn cho chính phủ.
Lạm dụng đi khám bệnh
Người bệnh ở Canada động tí là đi bác sĩ, và dù bác sĩ bảo “ông/bà không sao, không bệnh gì nặng, chỉcần về nghỉ ngơi”, bệnh nhân vẫn luôn luôn kỳ kèo bác sĩ cho một toa thuốc “gì đó” mới an tâm.
Thế là để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, các bác sĩ thường cho 100 viên Tylenol (thậm chí nhiều bác sĩ đã in sẵn trên toa, chỉ cần ký tên), mua về để cho chật tủ thuốc. Còn nếu bác sĩ để bệnh nhân ra về “tay không”, rất dễ mất khách, nhất là khách Việt Nam.
Các nhà thuốc tây hầu như nơi nào cũng đếm sẵn trước 100 viên Tylenol, hễ khách vào đưa toa ra thì có ngay lọ thuốc, chỉ cần dán nhãn vô thôi. Tylenol rất rẻ, cứ gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí bán thuốc, hóa ra cả 3 bên đều lợi win win win (bệnh nhân, bác sĩ, dược sĩ).
Nói thì có người không tin, hơn 15 năm trước, chính phủ Canada còn “khá giả” nên trả luôn tiền thuốc vitamin, calcium, thứ gì cũng trả… nên người ta thường giả bộ bệnh, đi bác sĩ xin các loại thuốc này để… gửi về Việt nam làm quà cho thân nhân, bè bạn.
Nói chung, đây là hiện tượng lạm dụng nền y tế công cộng tràn lan tại Canada.
Nạn “chảy máu chất xám” – Y tế cào bằng Canada giúp toàn dân nhưng không giữ chân tài năng trẻ.
Anh V. John Bình, kỹ sư điện toán đang làm việc tại miền Bắc California, kể lại, tôi rời Toronto năm 1998 để sang San Jose làm việc khi cơn sốt computer lên đỉnh điểm ở cả hai nước. Tại xứ sở Canada, nơi mà rất nhiều người ca ngợi là thiên đường y tế, và thậm chí từ vài năm nay toàn nước Mỹ đang ồn ào tranh luận, và hằng triệu người Hoa Kỳ đang tự vẽ ra một viễn cảnh an nhàn kiểu như tôi làm việc tàng tàng, đóng thuế chút chút, thậm chí không cần làm, nhưng hễ bệnh tật thì đã có chính phủ lo.
Nếu chỉ suy nghĩ thô thiển như thế thì Canada đâu có tình trạng chảy máu chất xám nhức nhối từ gần 15 năm nay. Giới trẻ (với nhu cầu y tế thấp nhất) và giới trí thức (thành phần đóng thuế cao nhất) đều cảm thấy bất bình khi họ phải đóng thuế quá cao, làm bao nhiêu đều phải nộpcho chính phủ để mà nuôi những ai không làm việc được, dù vì lý do bệnh tật hay thất nghiệp. Tuy rằng ai già cũng sẽ đến lúc đó, nhưng tuổi trẻ không nghĩ như vậy.
Đòi hỏi sự công bằng…
Anh Bình nhận xét: “Với họ, đó không phải là sự công bằng. Mỉa mai nhất cho chính phủ Canada là khi các tầng lớp trí thức (còn được gọi là tầng lớp chất xám như bác sĩ, dược sĩ, y tá, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư…, được đào tạo hầu như miễn phí(hay với tiền học phí rất thấp so với M), thì khi vừa tốt nghiệp đi làm việc vài năm là họ nhận ra ngay sự bất công này. Thế là đất nước Canada với nền y tế tuyệt vời không còn cầm giữ nổi chân họ nữa.
Và đó chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám, giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc đã khiến chính phủ Canada nhức đầu và bất lực.
Và tôi nằm trong số đó. Tôi rời Toronto năm 28 tuổi, khi hầu hết các bạn bè đều rời đất nước lá
phong để tìm đến xứ sở cờ hoa – quốc gia biểu tượng cho sự công bằng.
Tôi siêng năng thì tôi giàu, còn anh làm biếng thì anh nghèo, anh khổ.
Với tôi, Hoa Kỳ làđất nước của những người siêng năng và thành công, không phải là quốc gia của những ai chờ người khác đóng thuế nuôi mình và hưởng y tế miễn phí”. – (TV)
Kỳ 2 sẽ đăng tiếp.
Tác giả: Thanh Võ – VienDongDaily.Com – 11/07/2012