Tin nóng trong ngày
Thanh niên Iraq tình nguyện nhập ngũ để chống lại quân nổi dậy
Các thanh niên này đang đáp lại lời kêu gọi tham gia chiến đấu của Ayatollah Ali al-Sistani, giáo sĩ Hồi giáo Shia được sùng kính nhất ở Iraq.
Hàng ngàn thanh niên Iraq hôm nay rủ nhau tới các trung tâm tình
nguyện ở Baghdad và các nơi khác để tham gia cuộc chiến đấu chống lại
những phần tử Hồi giáo hiếu chiến đã chiếm nhiều thành phố ở miền bắc
trong vài ngày qua.
Các thanh niên này đang đáp lại lời kêu gọi tham gia chiến đấu của Ayatollah Ali al-Sistani, giáo sĩ Hồi giáo Shia được sùng kính nhất ở Iraq.
Trong cuộc diễn thuyết tại một đền thờ ở thành phố Karbala hôm thứ sáu, một phát ngôn viên của đại giáo sĩ này hối thúc dân chúng “chiến đấu chống lại những phần tử khủng bố để bảo vệ đất nước, đồng bào và các thánh địa.” Người phát ngôn này nói thêm rằng chiến đấu chống quân nổi dậy là “nhiệm vụ của tất cả mọi người.”
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki nói với các viên sĩ quan quân đội ở thành phố Samarra là những người tình nguyện sẽ tới đó để giúp binh lính đánh bại các phần tử hiếu chiến. Ông cũng nói rằng những binh sĩ đã rời bỏ vị trí và cởi quân phục vất trên đường ở thành phố Mosul hồi đầu tuần này phải quay lại đơn vị nếu không muốn bị trừng trị một cách nghiêm khắc, kể cả bị tử hình.
Trong một diễn tiến ngày hôm nay, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước ông sẵn sàng giúp Iraq, nếu được yêu cầu, và sẽ xem xét tới việc cộng tác với Hoa Kỳ, địch thủ lâu đời của Iran, để chống lại những phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan trong trường hợp Washington quyết định tiến hành những hành động mạnh mẽ để chống lại phiến quân ở Iraq. Trong vài năm qua, Iran đã xây dựng những mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ ở Baghdad do phe Hồi giáo Shia lãnh đạo.
Hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết toán cố vấn an ninh quốc gia của ông đang chuẩn bị “nhiều sự lựa chọn khác nhau” cho sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho Iraq, trong lúc nước này đương đầu với làn sóng tấn công dữ dội của những phần tử Hồi giáo hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói rằng đường lối hành động của Mỹ sẽ rõ ràng hơn trong những ngày sắp tới. Ông cho biết Washington sẽ không phái binh lính đến tác chiến trên bộ ở Iraq.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng những phần tử hiếu chiến đã chiếm nhiều thành phố Iraq trong thời gian gần đây là một mối đe dọa cho chính phủ ở Baghdad và dân chúng trên khắp Iraq, và cũng là một mối đe dọa cho các quyền lợi của Mỹ. Ông cho rằng sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo Iraq là nguyên do đưa tới vụ khủng hoảng hiện nay.
Ông Obama nói rằng sự trợ giúp của Mỹ dành cho Iraq phải đi kèm với một nỗ lực “nghiêm túc và thành thật” của các nhà lãnh đạo Iraq để làm việc chung với nhau, gác qua một bên những mối bất đồng, và cải thiện các lực lượng an ninh. Ông nói thêm rằng nếu không có những nỗ lực chính trị, những sự trợ giúp quân sự ngắn hạn sẽ không thành công.
Hồi đầu tuần này, phiến quân thuộc nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và vùng Levant, gọi tắt là ISIL, đã chiếm quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, và tiến tới những vị trí cách thủ đô Baghdad khoảng 90 kilomét.
VOA
Thanh
niên Iraq nâng vũ khí và hô khẩu hiệu ủng hộ lời kêu gọi của giáo sĩ
Ayatollah Ali al-Sistani, ở thành phố thánh địa Najaf, 14/6/2014.
14.06.2014
Các thanh niên này đang đáp lại lời kêu gọi tham gia chiến đấu của Ayatollah Ali al-Sistani, giáo sĩ Hồi giáo Shia được sùng kính nhất ở Iraq.
Trong cuộc diễn thuyết tại một đền thờ ở thành phố Karbala hôm thứ sáu, một phát ngôn viên của đại giáo sĩ này hối thúc dân chúng “chiến đấu chống lại những phần tử khủng bố để bảo vệ đất nước, đồng bào và các thánh địa.” Người phát ngôn này nói thêm rằng chiến đấu chống quân nổi dậy là “nhiệm vụ của tất cả mọi người.”
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki nói với các viên sĩ quan quân đội ở thành phố Samarra là những người tình nguyện sẽ tới đó để giúp binh lính đánh bại các phần tử hiếu chiến. Ông cũng nói rằng những binh sĩ đã rời bỏ vị trí và cởi quân phục vất trên đường ở thành phố Mosul hồi đầu tuần này phải quay lại đơn vị nếu không muốn bị trừng trị một cách nghiêm khắc, kể cả bị tử hình.
Trong một diễn tiến ngày hôm nay, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước ông sẵn sàng giúp Iraq, nếu được yêu cầu, và sẽ xem xét tới việc cộng tác với Hoa Kỳ, địch thủ lâu đời của Iran, để chống lại những phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan trong trường hợp Washington quyết định tiến hành những hành động mạnh mẽ để chống lại phiến quân ở Iraq. Trong vài năm qua, Iran đã xây dựng những mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ ở Baghdad do phe Hồi giáo Shia lãnh đạo.
Hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết toán cố vấn an ninh quốc gia của ông đang chuẩn bị “nhiều sự lựa chọn khác nhau” cho sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho Iraq, trong lúc nước này đương đầu với làn sóng tấn công dữ dội của những phần tử Hồi giáo hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói rằng đường lối hành động của Mỹ sẽ rõ ràng hơn trong những ngày sắp tới. Ông cho biết Washington sẽ không phái binh lính đến tác chiến trên bộ ở Iraq.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng những phần tử hiếu chiến đã chiếm nhiều thành phố Iraq trong thời gian gần đây là một mối đe dọa cho chính phủ ở Baghdad và dân chúng trên khắp Iraq, và cũng là một mối đe dọa cho các quyền lợi của Mỹ. Ông cho rằng sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo Iraq là nguyên do đưa tới vụ khủng hoảng hiện nay.
Ông Obama nói rằng sự trợ giúp của Mỹ dành cho Iraq phải đi kèm với một nỗ lực “nghiêm túc và thành thật” của các nhà lãnh đạo Iraq để làm việc chung với nhau, gác qua một bên những mối bất đồng, và cải thiện các lực lượng an ninh. Ông nói thêm rằng nếu không có những nỗ lực chính trị, những sự trợ giúp quân sự ngắn hạn sẽ không thành công.
Hồi đầu tuần này, phiến quân thuộc nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và vùng Levant, gọi tắt là ISIL, đã chiếm quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, và tiến tới những vị trí cách thủ đô Baghdad khoảng 90 kilomét.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Thanh niên Iraq tình nguyện nhập ngũ để chống lại quân nổi dậy
Các thanh niên này đang đáp lại lời kêu gọi tham gia chiến đấu của Ayatollah Ali al-Sistani, giáo sĩ Hồi giáo Shia được sùng kính nhất ở Iraq.
Thanh
niên Iraq nâng vũ khí và hô khẩu hiệu ủng hộ lời kêu gọi của giáo sĩ
Ayatollah Ali al-Sistani, ở thành phố thánh địa Najaf, 14/6/2014.
14.06.2014
Các thanh niên này đang đáp lại lời kêu gọi tham gia chiến đấu của Ayatollah Ali al-Sistani, giáo sĩ Hồi giáo Shia được sùng kính nhất ở Iraq.
Trong cuộc diễn thuyết tại một đền thờ ở thành phố Karbala hôm thứ sáu, một phát ngôn viên của đại giáo sĩ này hối thúc dân chúng “chiến đấu chống lại những phần tử khủng bố để bảo vệ đất nước, đồng bào và các thánh địa.” Người phát ngôn này nói thêm rằng chiến đấu chống quân nổi dậy là “nhiệm vụ của tất cả mọi người.”
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki nói với các viên sĩ quan quân đội ở thành phố Samarra là những người tình nguyện sẽ tới đó để giúp binh lính đánh bại các phần tử hiếu chiến. Ông cũng nói rằng những binh sĩ đã rời bỏ vị trí và cởi quân phục vất trên đường ở thành phố Mosul hồi đầu tuần này phải quay lại đơn vị nếu không muốn bị trừng trị một cách nghiêm khắc, kể cả bị tử hình.
Trong một diễn tiến ngày hôm nay, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước ông sẵn sàng giúp Iraq, nếu được yêu cầu, và sẽ xem xét tới việc cộng tác với Hoa Kỳ, địch thủ lâu đời của Iran, để chống lại những phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan trong trường hợp Washington quyết định tiến hành những hành động mạnh mẽ để chống lại phiến quân ở Iraq. Trong vài năm qua, Iran đã xây dựng những mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ ở Baghdad do phe Hồi giáo Shia lãnh đạo.
Hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết toán cố vấn an ninh quốc gia của ông đang chuẩn bị “nhiều sự lựa chọn khác nhau” cho sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho Iraq, trong lúc nước này đương đầu với làn sóng tấn công dữ dội của những phần tử Hồi giáo hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói rằng đường lối hành động của Mỹ sẽ rõ ràng hơn trong những ngày sắp tới. Ông cho biết Washington sẽ không phái binh lính đến tác chiến trên bộ ở Iraq.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng những phần tử hiếu chiến đã chiếm nhiều thành phố Iraq trong thời gian gần đây là một mối đe dọa cho chính phủ ở Baghdad và dân chúng trên khắp Iraq, và cũng là một mối đe dọa cho các quyền lợi của Mỹ. Ông cho rằng sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo Iraq là nguyên do đưa tới vụ khủng hoảng hiện nay.
Ông Obama nói rằng sự trợ giúp của Mỹ dành cho Iraq phải đi kèm với một nỗ lực “nghiêm túc và thành thật” của các nhà lãnh đạo Iraq để làm việc chung với nhau, gác qua một bên những mối bất đồng, và cải thiện các lực lượng an ninh. Ông nói thêm rằng nếu không có những nỗ lực chính trị, những sự trợ giúp quân sự ngắn hạn sẽ không thành công.
Hồi đầu tuần này, phiến quân thuộc nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và vùng Levant, gọi tắt là ISIL, đã chiếm quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, và tiến tới những vị trí cách thủ đô Baghdad khoảng 90 kilomét.
VOA