Đoạn Đường Chiến Binh

Thầy giáo… buôn trâu

Lòng tôi cứ thắt lên từng cơn khi nghĩ đến hình ảnh những bàn tay quen cầm phấn, đang vỗ đen đét vào mông trâu, những ánh mắt ấm áp, quen âu yếm học trò của các thầy đang căng ra tìm từng cái xoáy - dấu hiệu nhận biết trâu quý hay trâu nghịch...
Hè về, trong lúc nhiều giáo viên được nghỉ ngơi hoặc vi vu với những chuyến tham quan du lịch, thì những thầy Lĩnh, thầy Đường… ở xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An lại phải đi… buôn trâu để kiếm sống.

Thầy giáo… buôn trâu

Thầy Lĩnh cho biết, bán con trâu này, thầy chỉ lãi được khoảng 300.000 đồng. Ảnh: Phạm Việt Thắng

Lòng tôi cứ thắt lên từng cơn khi nghĩ đến hình ảnh những bàn tay quen cầm phấn, đang vỗ đen đét vào mông trâu, những ánh mắt ấm áp, quen âu yếm học trò của các thầy đang căng ra tìm từng cái xoáy - dấu hiệu nhận biết trâu quý hay trâu nghịch...

Không chỉ buôn trâu

Thầy giáo vào nghề buôn trâu đầu tiên ở Đại Sơn là thầy Nguyễn Hải Đường. Tôi gặp thầy Đường vào đúng chính ngọ ngày 26.6, nhằm ngày 8.5 ta, chưa đến phiên chợ trâu. Thầy Đường không ngần ngại nói về những nghề phụ, nhưng lại là thu nhập chính của mình. Thầy kể: Năm 2001, hai vợ chồng thầy được nhận vào dạy hợp đồng tại Trường Tiểu học Đại Sơn I. Mức lương được huyện chi trả là 194.000 đồng/tháng. Sau đó, nhà trường cho thêm 6.000 đồng nữa để có con số chẵn là 200.000 đồng.

Quê thì ở xa, mãi trên Giang Sơn nên chẳng nhờ được gì hai bên gia đình. Sẵn tuổi thơ nghịch ngợm trò câu buông, nên thầy đã ra chợ sắm một bộ câu, tối tối đi cắm câu, tờ mờ sáng đi nhổ. Cá ngon thì đem ra chợ nhờ bán, cá nhỏ thì để ăn. Không ngờ cái trò chơi thuở nhỏ lại giúp gia đình thầy qua được những ngày khốn khó. Rồi cá cũng cạn kiệt theo mức độ hạn hán ở vùng này, thầy lại đi đánh trúm bắt lươn.

Hai vợ chồng, một đứa con nheo nhóc qua ngày. Rồi cũng như những người đàn ông khác, thầy muốn có “bước đột phá”, nên mùa hè năm 2004 - 2005 rủ thêm thầy Lĩnh và một số thầy khác đi buôn lạc. Số là, một số phụ huynh thấy các thầy khổ quá đã bày cho cách mua lạc ở Đô Lương chở xuống Diễn Châu bán cho các đại lý xuất khẩu để hưởng chênh lệch. Vốn không có, các thầy buộc phải vay nợ lãi theo ngày, giá cắt cổ.

“Hồi đó chúng tôi chỉ có 9 tháng lương mỗi năm thôi, đắt mấy cũng phải vay mà làm ăn, không thì đói à” - thầy Đường giải thích. Người ta đi buôn phải ngày rộng tháng dài, lại phải trường đồng vốn. Đằng này, các thầy “đánh” được mấy bữa, lại ít vốn nên cũng chẳng ăn thua.

Hè tiếp theo, thầy quyết định làm một việc “tày trời”, đó là đi buôn trâu. Nói là tày trời, vì thầy Đường quê ở nơi khác đến Đại Sơn, không phải là dân thạo về tướng trâu, bò. Thêm nữa, cái tiếng thầy giáo đi buôn trâu nghe ra không được thuận tai cho lắm. Việc gì cũng quen, cứ mua, cứ bán rồi sẽ thạo. Được cái mấy ông lái trâu, bò cũng quý, lại thương thầy giáo nghèo nên không giấu nghề. Năm đó xem ra thầy Đường thắng lớn. Vài năm sau thì làm được hai gian nhà tàm tạm, chấm dứt 9 năm làm “công dân tập thể”.

Cuối câu chuyện, thầy Đường vẫn nghèn nghẹn: “Khổ quá nên mới phải lao đi mà kiếm tiền. Có làm gì tôi cũng luôn tự nhủ, phải là đồng tiền sạch sẽ từ công sức của mình. Hè năm nay không làm thêm gì nữa, một là tôi thuộc diện gia đình chính sách nên đã được vào biên chế. Hai là, đã 12 năm rồi, khổ quá phải kế hoạch hóa, nên năm nay nghỉ ngơi may ra có đứa thứ hai...”.

Là bạn học, nhưng về nghề buôn trâu thì thầy Trần Duy Lĩnh lại là “đệ tử” của thầy Đường. Về trường năm 2001, đã 12 năm nhưng lương thầy Lĩnh vẫn chỉ có 1.150.000 đồng/tháng. Vợ thầy là cán bộ y tế học đường, lương còn thảm hơn, 830.000 đồng/tháng. “Lương tối thiểu đã tăng lên hơn một triệu đồng rồi cơ mà?” - tôi hỏi. Cả hai vợ chồng trố mắt: “Chúng em chưa nghe nói”.

Ở nhà, Lĩnh chẳng khác gì một lão nông. Nhà Lĩnh có 2 chiếc giường, một chiếc mới mua vì vợ vừa sinh em bé. Thế mà, vợ chồng vẫn cắn răng tậu cho được bộ máy vi tính để vừa vào mạng, vừa soạn giáo án điện tử. Lĩnh kể: “Em không đi cắm câu, thả trúm như thầy Đường được, anh ấy là người “sát” cá. Nhà em làm thêm 3 sào ruộng, lúc nào trong chuồng cũng có 15 con lợn, dăm chục con gà. Đó là thu nhập chính của vợ chồng em”.

Biết tôi nóng lòng muốn nghe câu chuyện buôn trâu, Lĩnh ngại ngùng: “Rầy lắm, anh ạ. Biết là ngại lắm nhưng bọn em không có lương hè nên phải làm thêm thôi. Ở đây có chợ trâu, bò, đến phiên, xe ôtô rầm rập chở trâu, bò từ các huyện miền núi về bán. Bọn em cũng ra chợ chọn mua vài con về chăm sóc, vỗ béo chừng dăm bữa, nửa tháng lại bán. Con nào hời được dăm bảy trăm, còn lại thì vài ba trăm cũng bán. Vô phúc mà vớ phải trâu ốm thì coi như là bể nợ luôn. Hè năm ngoái trúng vào ổ dịch lở mồm long móng, nhà em bị lỗ trắng mắt”.

 

 

Thầy Lĩnh bên đàn lợn - nguồn thu nhập chính của gia đình.

Giáo viên tiêu biểu

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Sơn I - thầy Nguyễn Xuân Hùng - khoe với tôi: Mấy hôm nay đài truyền hình đang phát phóng sự về trường, về học sinh của trường đoạt huy chương vàng Olympic toán tuổi thơ toàn quốc. Cả nước có 15 em, Nghệ An có 3 em thì trường thầy có một - em Hoàng Quốc Phong. Rồi chợt nhớ ra, thầy nói như reo: “Là học trò thầy Lĩnh đấy, thầy Lĩnh bồi dưỡng đấy. Hai thầy trò, đều là nhà nghèo cả”.

Hết câu chuyện truyền hình, chúng tôi quay sang chuyện 12 giáo viên hợp đồng của trường. Thầy Hùng bỗng chùng giọng: “Tôi cũng chỉ biết đề xuất với cấp trên, về trường lại động viên anh chị em cố gắng chờ đợi”.

Thầy tiếp: “Họ khổ lắm, làm đủ thứ việc để kiếm sống. Thế mà không ai sao nhãng việc trường lớp. Tuy đang là giáo viên hợp đồng, nhưng số anh chị em này hầu hết là cốt cán chuyên môn của trường. Như cô giáo Phan Thúy Hằng, nhà ở tận Thịnh Sơn, cách trường 20km, nhưng nắng cũng như mưa, nắm cơm trưa để đi dạy. Tôi thường nói vui mà cũng thật, cô Hằng may nhờ lấy được chồng bộ đội, lương cũng ổn nên mới đủ tiền xăng để đi dạy. Hay như thầy Phạm Xuân Hậu, là tổ trưởng chuyên môn, lặng lẽ cống hiến, lặng lẽ nhận lương thấp đã 10 năm nay mà chẳng kêu ca. Với họ, nghề phụ lại là thu nhập chính, họ kiếm tiền để đi dạy thì đúng hơn là đi dạy để kiếm tiền”.

Với thầy Trần Duy Lĩnh, thầy Hùng kể với một tình cảm đặc biệt pha lẫn lòng ngưỡng mộ. Thầy nói: Lĩnh về trường từ năm 2001, vợ là cô Dương Thị Tùng - cán bộ y tế - về năm 2003. Hai vợ chồng là tấm gương sáng cả về hoàn thành nhiệm vụ, cả về tăng gia sản xuất. Còn trẻ thế mà về đến nhà, Lĩnh đúng như một nông dân, việc gì cũng làm, làm ngày, làm đêm. Thế nhưng, chuyên môn vẫn đứng đầu trường, rất chịu nghiên cứu học hỏi, luôn có những ý tưởng mới để giảng dạy. Vì thế mà Lĩnh đạt được rất nhiều danh hiệu: Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp huyện, nhất là cậu ấy được đánh giá là giáo viên tiêu biểu của ngành...

Còn thầy Lĩnh đã nói với tôi, rất thật: “Em cũng là con người, làm sao mà không tủi thân được khi mà năm nào cũng chờ đợi và hy vọng. Có những tháng nhận lương mà lồng ngực mình thắt lại, lương mình chưa bằng phụ cấp của đồng nghiệp. Nhiều đêm em khóc ướt cả gối, nhưng sáng mai lại phải tươi như hoa. Bọn trẻ nó đâu cần biết thầy nó là giáo viên hợp đồng, nó làm sao biết lương thầy nó chỉ hơn 1 triệu đồng, chúng chỉ cần biết thầy có yêu thương chúng không. Nghĩ thế, lòng mình vui hơn...”.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Tất Tây -Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đô Lương - cho biết: “Toàn huyện đang có 302 cán bộ, giáo viên dôi dư, trong đó tiểu học có 123 người. Ở Trường Tiểu học Đại Sơn I cũng như một số trường khác, có số anh chị em hợp đồng đã khá lâu, 10 năm, trên 10 năm rồi. Để dần giải quyết tình trạng giáo viên dôi dư thì huyện phải chờ tháng 7 tới, khi có nghị quyết của HĐND tỉnh về giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp trên toàn tỉnh, thì mới căn cứ số lượng được giao để cân đối”. 

Phạm Việt Thắn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thầy giáo… buôn trâu

Lòng tôi cứ thắt lên từng cơn khi nghĩ đến hình ảnh những bàn tay quen cầm phấn, đang vỗ đen đét vào mông trâu, những ánh mắt ấm áp, quen âu yếm học trò của các thầy đang căng ra tìm từng cái xoáy - dấu hiệu nhận biết trâu quý hay trâu nghịch...
Hè về, trong lúc nhiều giáo viên được nghỉ ngơi hoặc vi vu với những chuyến tham quan du lịch, thì những thầy Lĩnh, thầy Đường… ở xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An lại phải đi… buôn trâu để kiếm sống.

Thầy giáo… buôn trâu

Thầy Lĩnh cho biết, bán con trâu này, thầy chỉ lãi được khoảng 300.000 đồng. Ảnh: Phạm Việt Thắng

Lòng tôi cứ thắt lên từng cơn khi nghĩ đến hình ảnh những bàn tay quen cầm phấn, đang vỗ đen đét vào mông trâu, những ánh mắt ấm áp, quen âu yếm học trò của các thầy đang căng ra tìm từng cái xoáy - dấu hiệu nhận biết trâu quý hay trâu nghịch...

Không chỉ buôn trâu

Thầy giáo vào nghề buôn trâu đầu tiên ở Đại Sơn là thầy Nguyễn Hải Đường. Tôi gặp thầy Đường vào đúng chính ngọ ngày 26.6, nhằm ngày 8.5 ta, chưa đến phiên chợ trâu. Thầy Đường không ngần ngại nói về những nghề phụ, nhưng lại là thu nhập chính của mình. Thầy kể: Năm 2001, hai vợ chồng thầy được nhận vào dạy hợp đồng tại Trường Tiểu học Đại Sơn I. Mức lương được huyện chi trả là 194.000 đồng/tháng. Sau đó, nhà trường cho thêm 6.000 đồng nữa để có con số chẵn là 200.000 đồng.

Quê thì ở xa, mãi trên Giang Sơn nên chẳng nhờ được gì hai bên gia đình. Sẵn tuổi thơ nghịch ngợm trò câu buông, nên thầy đã ra chợ sắm một bộ câu, tối tối đi cắm câu, tờ mờ sáng đi nhổ. Cá ngon thì đem ra chợ nhờ bán, cá nhỏ thì để ăn. Không ngờ cái trò chơi thuở nhỏ lại giúp gia đình thầy qua được những ngày khốn khó. Rồi cá cũng cạn kiệt theo mức độ hạn hán ở vùng này, thầy lại đi đánh trúm bắt lươn.

Hai vợ chồng, một đứa con nheo nhóc qua ngày. Rồi cũng như những người đàn ông khác, thầy muốn có “bước đột phá”, nên mùa hè năm 2004 - 2005 rủ thêm thầy Lĩnh và một số thầy khác đi buôn lạc. Số là, một số phụ huynh thấy các thầy khổ quá đã bày cho cách mua lạc ở Đô Lương chở xuống Diễn Châu bán cho các đại lý xuất khẩu để hưởng chênh lệch. Vốn không có, các thầy buộc phải vay nợ lãi theo ngày, giá cắt cổ.

“Hồi đó chúng tôi chỉ có 9 tháng lương mỗi năm thôi, đắt mấy cũng phải vay mà làm ăn, không thì đói à” - thầy Đường giải thích. Người ta đi buôn phải ngày rộng tháng dài, lại phải trường đồng vốn. Đằng này, các thầy “đánh” được mấy bữa, lại ít vốn nên cũng chẳng ăn thua.

Hè tiếp theo, thầy quyết định làm một việc “tày trời”, đó là đi buôn trâu. Nói là tày trời, vì thầy Đường quê ở nơi khác đến Đại Sơn, không phải là dân thạo về tướng trâu, bò. Thêm nữa, cái tiếng thầy giáo đi buôn trâu nghe ra không được thuận tai cho lắm. Việc gì cũng quen, cứ mua, cứ bán rồi sẽ thạo. Được cái mấy ông lái trâu, bò cũng quý, lại thương thầy giáo nghèo nên không giấu nghề. Năm đó xem ra thầy Đường thắng lớn. Vài năm sau thì làm được hai gian nhà tàm tạm, chấm dứt 9 năm làm “công dân tập thể”.

Cuối câu chuyện, thầy Đường vẫn nghèn nghẹn: “Khổ quá nên mới phải lao đi mà kiếm tiền. Có làm gì tôi cũng luôn tự nhủ, phải là đồng tiền sạch sẽ từ công sức của mình. Hè năm nay không làm thêm gì nữa, một là tôi thuộc diện gia đình chính sách nên đã được vào biên chế. Hai là, đã 12 năm rồi, khổ quá phải kế hoạch hóa, nên năm nay nghỉ ngơi may ra có đứa thứ hai...”.

Là bạn học, nhưng về nghề buôn trâu thì thầy Trần Duy Lĩnh lại là “đệ tử” của thầy Đường. Về trường năm 2001, đã 12 năm nhưng lương thầy Lĩnh vẫn chỉ có 1.150.000 đồng/tháng. Vợ thầy là cán bộ y tế học đường, lương còn thảm hơn, 830.000 đồng/tháng. “Lương tối thiểu đã tăng lên hơn một triệu đồng rồi cơ mà?” - tôi hỏi. Cả hai vợ chồng trố mắt: “Chúng em chưa nghe nói”.

Ở nhà, Lĩnh chẳng khác gì một lão nông. Nhà Lĩnh có 2 chiếc giường, một chiếc mới mua vì vợ vừa sinh em bé. Thế mà, vợ chồng vẫn cắn răng tậu cho được bộ máy vi tính để vừa vào mạng, vừa soạn giáo án điện tử. Lĩnh kể: “Em không đi cắm câu, thả trúm như thầy Đường được, anh ấy là người “sát” cá. Nhà em làm thêm 3 sào ruộng, lúc nào trong chuồng cũng có 15 con lợn, dăm chục con gà. Đó là thu nhập chính của vợ chồng em”.

Biết tôi nóng lòng muốn nghe câu chuyện buôn trâu, Lĩnh ngại ngùng: “Rầy lắm, anh ạ. Biết là ngại lắm nhưng bọn em không có lương hè nên phải làm thêm thôi. Ở đây có chợ trâu, bò, đến phiên, xe ôtô rầm rập chở trâu, bò từ các huyện miền núi về bán. Bọn em cũng ra chợ chọn mua vài con về chăm sóc, vỗ béo chừng dăm bữa, nửa tháng lại bán. Con nào hời được dăm bảy trăm, còn lại thì vài ba trăm cũng bán. Vô phúc mà vớ phải trâu ốm thì coi như là bể nợ luôn. Hè năm ngoái trúng vào ổ dịch lở mồm long móng, nhà em bị lỗ trắng mắt”.

 

 

Thầy Lĩnh bên đàn lợn - nguồn thu nhập chính của gia đình.

Giáo viên tiêu biểu

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Sơn I - thầy Nguyễn Xuân Hùng - khoe với tôi: Mấy hôm nay đài truyền hình đang phát phóng sự về trường, về học sinh của trường đoạt huy chương vàng Olympic toán tuổi thơ toàn quốc. Cả nước có 15 em, Nghệ An có 3 em thì trường thầy có một - em Hoàng Quốc Phong. Rồi chợt nhớ ra, thầy nói như reo: “Là học trò thầy Lĩnh đấy, thầy Lĩnh bồi dưỡng đấy. Hai thầy trò, đều là nhà nghèo cả”.

Hết câu chuyện truyền hình, chúng tôi quay sang chuyện 12 giáo viên hợp đồng của trường. Thầy Hùng bỗng chùng giọng: “Tôi cũng chỉ biết đề xuất với cấp trên, về trường lại động viên anh chị em cố gắng chờ đợi”.

Thầy tiếp: “Họ khổ lắm, làm đủ thứ việc để kiếm sống. Thế mà không ai sao nhãng việc trường lớp. Tuy đang là giáo viên hợp đồng, nhưng số anh chị em này hầu hết là cốt cán chuyên môn của trường. Như cô giáo Phan Thúy Hằng, nhà ở tận Thịnh Sơn, cách trường 20km, nhưng nắng cũng như mưa, nắm cơm trưa để đi dạy. Tôi thường nói vui mà cũng thật, cô Hằng may nhờ lấy được chồng bộ đội, lương cũng ổn nên mới đủ tiền xăng để đi dạy. Hay như thầy Phạm Xuân Hậu, là tổ trưởng chuyên môn, lặng lẽ cống hiến, lặng lẽ nhận lương thấp đã 10 năm nay mà chẳng kêu ca. Với họ, nghề phụ lại là thu nhập chính, họ kiếm tiền để đi dạy thì đúng hơn là đi dạy để kiếm tiền”.

Với thầy Trần Duy Lĩnh, thầy Hùng kể với một tình cảm đặc biệt pha lẫn lòng ngưỡng mộ. Thầy nói: Lĩnh về trường từ năm 2001, vợ là cô Dương Thị Tùng - cán bộ y tế - về năm 2003. Hai vợ chồng là tấm gương sáng cả về hoàn thành nhiệm vụ, cả về tăng gia sản xuất. Còn trẻ thế mà về đến nhà, Lĩnh đúng như một nông dân, việc gì cũng làm, làm ngày, làm đêm. Thế nhưng, chuyên môn vẫn đứng đầu trường, rất chịu nghiên cứu học hỏi, luôn có những ý tưởng mới để giảng dạy. Vì thế mà Lĩnh đạt được rất nhiều danh hiệu: Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp huyện, nhất là cậu ấy được đánh giá là giáo viên tiêu biểu của ngành...

Còn thầy Lĩnh đã nói với tôi, rất thật: “Em cũng là con người, làm sao mà không tủi thân được khi mà năm nào cũng chờ đợi và hy vọng. Có những tháng nhận lương mà lồng ngực mình thắt lại, lương mình chưa bằng phụ cấp của đồng nghiệp. Nhiều đêm em khóc ướt cả gối, nhưng sáng mai lại phải tươi như hoa. Bọn trẻ nó đâu cần biết thầy nó là giáo viên hợp đồng, nó làm sao biết lương thầy nó chỉ hơn 1 triệu đồng, chúng chỉ cần biết thầy có yêu thương chúng không. Nghĩ thế, lòng mình vui hơn...”.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Tất Tây -Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đô Lương - cho biết: “Toàn huyện đang có 302 cán bộ, giáo viên dôi dư, trong đó tiểu học có 123 người. Ở Trường Tiểu học Đại Sơn I cũng như một số trường khác, có số anh chị em hợp đồng đã khá lâu, 10 năm, trên 10 năm rồi. Để dần giải quyết tình trạng giáo viên dôi dư thì huyện phải chờ tháng 7 tới, khi có nghị quyết của HĐND tỉnh về giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp trên toàn tỉnh, thì mới căn cứ số lượng được giao để cân đối”. 

Phạm Việt Thắn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm