Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 12/01/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo chính phủ ông sẽ đầu tư gần 15 tỷ USD để xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại” ở khu vực Sahel, miền bắc châu Phi, nhằm chống lại sa mạc hóa. Dự án kéo dài 4 năm sẽ giúp tạo ra 10 triệu việc làm, hấp thụ 250 triệu tấn CO2 và phục hồi 100 triệu ha đất.Tổng thống đắc cử Joe Biden của Mỹ sẽ đề cử William Burns, một cựu quan chức ngoại giao từng phục vụ trong chính quyền Barack Obama, làm giám đốc CIA. Ông Burns, người sẽ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp đầu tiên lãnh đạo CIA, từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, thỏa thuận mà Donald Trump đã rút khỏi vào năm 2018 nhưng ông Biden có ý định tái tham gia.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo ông sẽ phân loại phiến quân Houthi ở Yemen — bên đã chiến đấu chống chính phủ trong gần sáu năm — là một tổ chức khủng bố nước ngoài. Ông Pompeo nói điều này sẽ ngăn chặn “hành động xấu xa” của Iran, bên hậu thuẫn cho nhóm phiến quân này. Các tổ chức nhân đạo tỏ ra phẫn nộ vì cho rằng quyết định này sẽ ngăn họ hoạt động ở các khu vực chịu nạn đói do Houthi kiểm soát.
Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu ra lệnh xây 800 ngôi nhà mới cho những người định cư Do Thái ở Bờ Tây mà họ chiếm đóng. Động thái này có thể làm phật lòng Joe Biden, người dường như muốn khôi phục quan điểm trước đây của Mỹ, vốn bị Donald Trump từ bỏ, rằng các khu định cư như vậy là bất hợp pháp. Ông Netanyahu kỳ vọng thu hút được các cử tri cánh hữu ủng hộ định cư trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào tháng 3, cuộc bầu cử thứ tư chỉ trong hai năm.
Global Infrastructure Partners, bên đồng sở hữu trước đây của Sân bay Gatwick gần London, đã đạt được thỏa thuận mua Signature Aviation, một công ty cung cấp dịch vụ máy bay tư nhân của Anh, với giá 4,6 tỷ USD. Quỹ đầu tư của Mỹ đã đánh bại được hai công ty đầu tư tư nhân, Blackstone và Carlyle, mặc dù hôm thứ Sáu Blackstone tiết lộ họ đã giành được sự ủng hộ của cổ đông lớn nhất của Signature, Bill Gates.
Cơ quan quản lý dược phẩm Indonesia nhận thấy vắc-xin covid-19 của Sinovac Biotech đạt được hiệu quả 65% và đã cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp. Đây là nước đầu tiên bên ngoài Trung Quốc phê duyệt loại vắc xin này (Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận vắc xin này có mức hiệu quả cao hơn nhưng vẫn chưa phê duyệt). Thái độ hoài nghi đối với vắc-xin này ở Indonesia vẫn phổ biến mặc dù số ca nhiễm cao và các giáo sĩ Hồi giáo tuyên bố vắc-xin Sinovac là “thiêng liêng và hợp giáo luật” hồi tuần trước.
TIÊU ĐIỂM
Nạn đói toàn cầu trầm trọng hơn trong năm 2020
Hôm nay Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố dữ liệu về sản lượng lương thực thế giới năm 2020. Liên Hợp Quốc dự đoán sản lượng ngũ cốc toàn cầu đạt mức cao mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó được phân phối đồng đều. Thu nhập thấp hơn do suy thoái covid-19 và hậu cần gián đoạn, cũng như tình trạng bất ổn dân sự gia tăng và nạn châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, đã khiến nạn đói gia tăng.
Vào tháng 11, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc ước tính toàn cầu có thêm 137 triệu người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 82% so với trước đại dịch. Việc chuyển hướng tiền viện trợ và sự tập trung chú ý của các nhà hoạch định chính sách vào covid-19 càng khiến tình hình tồi tệ hơn. Tương tự là sự chú ý của giới truyền thông, như được ghi nhận trong một báo cáo của CARE, một tổ chức từ thiện. Ví dụ, trong năm 2020 các nhà báo đã viết hơn 50.000 bài về cuộc thi hát Eurovision vốn bị hủy, nhưng chỉ có khoảng 2.000 bài về hạn hán và nạn đói ở Zambia.
Ứng dụng Parler của người ủng hộ Trump bị các đối tác ruồng bỏ
Vụ bạo loạn tại Điện Capitol của Mỹ, và quyết định sau đó của Twitter và Facebook cấm vĩnh viễn Tổng thống Donald Trump khỏi các nền tảng truyền thông xã hội của họ, đã giúp thúc đẩy đáng kể các ứng dụng “tự do ngôn luận” đối thủ như Parler. Ban đầu, giám đốc điều hành John Matze của Parler đã cố gắng tận dụng tình hình. Nhưng sự chú ý ngày càng tăng có thể đã phản tác dụng.
Apple và Google thông báo cấm Parler trên các cửa hàng ứng dụng của họ. Ngay sau đó, Amazon cũng loại Parler khỏi dịch vụ lưu trữ đám mây của mình, đồng nghĩa xóa nó khỏi internet. Người dùng đã tràn đến Telegram, một ứng dụng nhắn tin được ưa thích bởi những người cực hữu, những người đã chào đón những “người tị nạn” này với vòng tay rộng mở. Ông Matze nói Parler giờ phải “xây dựng lại từ đầu” sau khi các công ty khác mà họ từng làm việc cùng đã bỏ đi. Làm vậy đòi hỏi các đối tác phải sẵn sàng chấp nhận việc danh tiếng của họ bị ảnh hưởng.
Các công ty dầu Biển Bắc của Anh sáp nhập
Ngành công nghiệp dầu mỏ ở Biển Bắc của Anh đã suy thoái dần trong nhiều năm do các nguồn dự trữ dễ khai thác nhất đã cạn. Vì vậy, các công ty còn lại trong khu vực đang tìm kiếm sự an toàn về số lượng. Hôm nay, các cổ đông của một trong những tập đoàn lâu đời nhất, Premier Oil, sẽ bỏ phiếu về đề nghị mua lại từ đối thủ Chrysaor Holdings để thành lập nhà sản xuất dầu khí độc lập lớn nhất Biển Bắc.
Thỏa thuận này là một nỗ lực thích nghi trong bối cảnh giá năng lượng thấp. Các công ty dầu khí độc lập đang phải vật lộn với đống nợ lớn; với Premier có gần 2 tỷ đô la nợ ròng. Còn các hãng khổng lồ thì không đặc biệt quan tâm đến việc mua các công ty nhỏ có tài sản ở các bể dầu lâu năm. Nhưng một số công ty đầu tư tư nhân tiếp tục nhìn thấy các cơ hội hợp nhất và dòng tiền ổn định của chúng. Chrysaor được hậu thuẫn bởi Harbour Energy, hãng được bơm tiền bởi EIG General Energy Partners, một công ty đầu tư tư nhân. Ngành công nghiệp dầu mỏ Biển Bắc đang già nua, nhưng nó vẫn chưa chết.
Món quà chia tay Trump dành cho châu Âu: thêm thuế
Các nhà lãnh đạo châu Âu có thể sẽ bật một vài nút chai để ăn mừng ngày chấm dứt chính quyền Trump, bên đã biến Mỹ từ đối tác thương mại hàng đầu của khối thành, theo lời của chính Tổng thống Donald Trump, kẻ thù. Họ sẽ có nhiều loại đồ uống sản xuất tại địa phương hơn nhờ một ‘món quà chia tay’ từ chính quyền Trump. Hôm nay, Mỹ áp đặt thêm thuế quan lên rượu vang và rượu mạnh của Pháp và Đức, bổ sung thêm mức thuế mà nước này đã áp lên một số mặt hàng nhập khẩu có cồn từ châu Âu kể từ tháng 10 năm 2019.
Tranh chấp thương mại này bắt nguồn từ một cuộc tranh cãi kéo dài về trợ cấp chính phủ giữa Boeing, nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Mỹ, và Airbus, hãng hàng không vũ trụ Châu Âu. Thuế quan đã gây thiệt hại cho các nhà sản xuất rượu bia vốn đang khó khăn do việc đóng cửa các nhà hàng vì đại dịch covid-19. Có thể hai bên sẽ đạt thỏa thuận đình chiến trước khi chính quyền Biden nhậm chức; các cuộc đàm phán được cho là đang diễn ra. Còn nếu không, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ được thừa kế thêm một vấn đề nữa phải giải quyết.
Tranh cãi tử hình cấp liên bang ở Mỹ: Trường hợp Lisa Montgomery
Trừ khi có can thiệp vào phút cuối của Tòa án Tối cao, Lisa Montgomery, một tù nhân liên bang ở Texas, sẽ bị xử tử hôm nay. Cô là phụ nữ duy nhất thuộc diện tử hình liên bang và sẽ trở thành tù nhân thứ 11 bị xử tử kể từ khi các vụ hành quyết liên bang được nối lại dưới thời Donald Trump sau 17 năm tạm ngừng. Trường hợp của người này đặc biệt nghiệt ngã. Cô đã sát hại Bobbie Jo Stinnett, một phụ nữ mang thai 23 tuổi, ở Missouri vào năm 2004, sau đó mổ lấy ra thai nhi của nạn nhân rồi tuyên bố đó là con của chính mình. (Đứa trẻ sống sót.)
Các luật sư của Montgomery đã tìm kiếm sự khoan hồng, nói rằng cuộc đời bi thảm của cô — một nạn nhân bị hãm hiếp vị thành niên, chịu tổn thương não và các lạm dụng khác — đã dẫn đến chứng loạn thần và do đó giảm bớt trách nhiệm hình sự. Họ nói bệnh tâm thần nghiêm trọng khiến cô không đáng chịu hình phạt như vậy. Việc hành quyết người này bị trì hoãn từ tháng 12, sau khi các luật sư mắc coronavirus. Khẩn cầu Trump ân giảm đã không có tác dụng. Nếu bị xử tử, cô sẽ là một trong số ít các nữ tù nhân liên bang bị tử hình.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 12/01/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo chính phủ ông sẽ đầu tư gần 15 tỷ USD để xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại” ở khu vực Sahel, miền bắc châu Phi, nhằm chống lại sa mạc hóa. Dự án kéo dài 4 năm sẽ giúp tạo ra 10 triệu việc làm, hấp thụ 250 triệu tấn CO2 và phục hồi 100 triệu ha đất.Tổng thống đắc cử Joe Biden của Mỹ sẽ đề cử William Burns, một cựu quan chức ngoại giao từng phục vụ trong chính quyền Barack Obama, làm giám đốc CIA. Ông Burns, người sẽ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp đầu tiên lãnh đạo CIA, từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, thỏa thuận mà Donald Trump đã rút khỏi vào năm 2018 nhưng ông Biden có ý định tái tham gia.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo ông sẽ phân loại phiến quân Houthi ở Yemen — bên đã chiến đấu chống chính phủ trong gần sáu năm — là một tổ chức khủng bố nước ngoài. Ông Pompeo nói điều này sẽ ngăn chặn “hành động xấu xa” của Iran, bên hậu thuẫn cho nhóm phiến quân này. Các tổ chức nhân đạo tỏ ra phẫn nộ vì cho rằng quyết định này sẽ ngăn họ hoạt động ở các khu vực chịu nạn đói do Houthi kiểm soát.
Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu ra lệnh xây 800 ngôi nhà mới cho những người định cư Do Thái ở Bờ Tây mà họ chiếm đóng. Động thái này có thể làm phật lòng Joe Biden, người dường như muốn khôi phục quan điểm trước đây của Mỹ, vốn bị Donald Trump từ bỏ, rằng các khu định cư như vậy là bất hợp pháp. Ông Netanyahu kỳ vọng thu hút được các cử tri cánh hữu ủng hộ định cư trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào tháng 3, cuộc bầu cử thứ tư chỉ trong hai năm.
Global Infrastructure Partners, bên đồng sở hữu trước đây của Sân bay Gatwick gần London, đã đạt được thỏa thuận mua Signature Aviation, một công ty cung cấp dịch vụ máy bay tư nhân của Anh, với giá 4,6 tỷ USD. Quỹ đầu tư của Mỹ đã đánh bại được hai công ty đầu tư tư nhân, Blackstone và Carlyle, mặc dù hôm thứ Sáu Blackstone tiết lộ họ đã giành được sự ủng hộ của cổ đông lớn nhất của Signature, Bill Gates.
Cơ quan quản lý dược phẩm Indonesia nhận thấy vắc-xin covid-19 của Sinovac Biotech đạt được hiệu quả 65% và đã cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp. Đây là nước đầu tiên bên ngoài Trung Quốc phê duyệt loại vắc xin này (Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận vắc xin này có mức hiệu quả cao hơn nhưng vẫn chưa phê duyệt). Thái độ hoài nghi đối với vắc-xin này ở Indonesia vẫn phổ biến mặc dù số ca nhiễm cao và các giáo sĩ Hồi giáo tuyên bố vắc-xin Sinovac là “thiêng liêng và hợp giáo luật” hồi tuần trước.
TIÊU ĐIỂM
Nạn đói toàn cầu trầm trọng hơn trong năm 2020
Hôm nay Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố dữ liệu về sản lượng lương thực thế giới năm 2020. Liên Hợp Quốc dự đoán sản lượng ngũ cốc toàn cầu đạt mức cao mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó được phân phối đồng đều. Thu nhập thấp hơn do suy thoái covid-19 và hậu cần gián đoạn, cũng như tình trạng bất ổn dân sự gia tăng và nạn châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, đã khiến nạn đói gia tăng.
Vào tháng 11, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc ước tính toàn cầu có thêm 137 triệu người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 82% so với trước đại dịch. Việc chuyển hướng tiền viện trợ và sự tập trung chú ý của các nhà hoạch định chính sách vào covid-19 càng khiến tình hình tồi tệ hơn. Tương tự là sự chú ý của giới truyền thông, như được ghi nhận trong một báo cáo của CARE, một tổ chức từ thiện. Ví dụ, trong năm 2020 các nhà báo đã viết hơn 50.000 bài về cuộc thi hát Eurovision vốn bị hủy, nhưng chỉ có khoảng 2.000 bài về hạn hán và nạn đói ở Zambia.
Ứng dụng Parler của người ủng hộ Trump bị các đối tác ruồng bỏ
Vụ bạo loạn tại Điện Capitol của Mỹ, và quyết định sau đó của Twitter và Facebook cấm vĩnh viễn Tổng thống Donald Trump khỏi các nền tảng truyền thông xã hội của họ, đã giúp thúc đẩy đáng kể các ứng dụng “tự do ngôn luận” đối thủ như Parler. Ban đầu, giám đốc điều hành John Matze của Parler đã cố gắng tận dụng tình hình. Nhưng sự chú ý ngày càng tăng có thể đã phản tác dụng.
Apple và Google thông báo cấm Parler trên các cửa hàng ứng dụng của họ. Ngay sau đó, Amazon cũng loại Parler khỏi dịch vụ lưu trữ đám mây của mình, đồng nghĩa xóa nó khỏi internet. Người dùng đã tràn đến Telegram, một ứng dụng nhắn tin được ưa thích bởi những người cực hữu, những người đã chào đón những “người tị nạn” này với vòng tay rộng mở. Ông Matze nói Parler giờ phải “xây dựng lại từ đầu” sau khi các công ty khác mà họ từng làm việc cùng đã bỏ đi. Làm vậy đòi hỏi các đối tác phải sẵn sàng chấp nhận việc danh tiếng của họ bị ảnh hưởng.
Các công ty dầu Biển Bắc của Anh sáp nhập
Ngành công nghiệp dầu mỏ ở Biển Bắc của Anh đã suy thoái dần trong nhiều năm do các nguồn dự trữ dễ khai thác nhất đã cạn. Vì vậy, các công ty còn lại trong khu vực đang tìm kiếm sự an toàn về số lượng. Hôm nay, các cổ đông của một trong những tập đoàn lâu đời nhất, Premier Oil, sẽ bỏ phiếu về đề nghị mua lại từ đối thủ Chrysaor Holdings để thành lập nhà sản xuất dầu khí độc lập lớn nhất Biển Bắc.
Thỏa thuận này là một nỗ lực thích nghi trong bối cảnh giá năng lượng thấp. Các công ty dầu khí độc lập đang phải vật lộn với đống nợ lớn; với Premier có gần 2 tỷ đô la nợ ròng. Còn các hãng khổng lồ thì không đặc biệt quan tâm đến việc mua các công ty nhỏ có tài sản ở các bể dầu lâu năm. Nhưng một số công ty đầu tư tư nhân tiếp tục nhìn thấy các cơ hội hợp nhất và dòng tiền ổn định của chúng. Chrysaor được hậu thuẫn bởi Harbour Energy, hãng được bơm tiền bởi EIG General Energy Partners, một công ty đầu tư tư nhân. Ngành công nghiệp dầu mỏ Biển Bắc đang già nua, nhưng nó vẫn chưa chết.
Món quà chia tay Trump dành cho châu Âu: thêm thuế
Các nhà lãnh đạo châu Âu có thể sẽ bật một vài nút chai để ăn mừng ngày chấm dứt chính quyền Trump, bên đã biến Mỹ từ đối tác thương mại hàng đầu của khối thành, theo lời của chính Tổng thống Donald Trump, kẻ thù. Họ sẽ có nhiều loại đồ uống sản xuất tại địa phương hơn nhờ một ‘món quà chia tay’ từ chính quyền Trump. Hôm nay, Mỹ áp đặt thêm thuế quan lên rượu vang và rượu mạnh của Pháp và Đức, bổ sung thêm mức thuế mà nước này đã áp lên một số mặt hàng nhập khẩu có cồn từ châu Âu kể từ tháng 10 năm 2019.
Tranh chấp thương mại này bắt nguồn từ một cuộc tranh cãi kéo dài về trợ cấp chính phủ giữa Boeing, nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Mỹ, và Airbus, hãng hàng không vũ trụ Châu Âu. Thuế quan đã gây thiệt hại cho các nhà sản xuất rượu bia vốn đang khó khăn do việc đóng cửa các nhà hàng vì đại dịch covid-19. Có thể hai bên sẽ đạt thỏa thuận đình chiến trước khi chính quyền Biden nhậm chức; các cuộc đàm phán được cho là đang diễn ra. Còn nếu không, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ được thừa kế thêm một vấn đề nữa phải giải quyết.
Tranh cãi tử hình cấp liên bang ở Mỹ: Trường hợp Lisa Montgomery
Trừ khi có can thiệp vào phút cuối của Tòa án Tối cao, Lisa Montgomery, một tù nhân liên bang ở Texas, sẽ bị xử tử hôm nay. Cô là phụ nữ duy nhất thuộc diện tử hình liên bang và sẽ trở thành tù nhân thứ 11 bị xử tử kể từ khi các vụ hành quyết liên bang được nối lại dưới thời Donald Trump sau 17 năm tạm ngừng. Trường hợp của người này đặc biệt nghiệt ngã. Cô đã sát hại Bobbie Jo Stinnett, một phụ nữ mang thai 23 tuổi, ở Missouri vào năm 2004, sau đó mổ lấy ra thai nhi của nạn nhân rồi tuyên bố đó là con của chính mình. (Đứa trẻ sống sót.)
Các luật sư của Montgomery đã tìm kiếm sự khoan hồng, nói rằng cuộc đời bi thảm của cô — một nạn nhân bị hãm hiếp vị thành niên, chịu tổn thương não và các lạm dụng khác — đã dẫn đến chứng loạn thần và do đó giảm bớt trách nhiệm hình sự. Họ nói bệnh tâm thần nghiêm trọng khiến cô không đáng chịu hình phạt như vậy. Việc hành quyết người này bị trì hoãn từ tháng 12, sau khi các luật sư mắc coronavirus. Khẩn cầu Trump ân giảm đã không có tác dụng. Nếu bị xử tử, cô sẽ là một trong số ít các nữ tù nhân liên bang bị tử hình.