Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 13/05/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng và là chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cảnh báo Thượng viện rằng việc kết thúc lệnh ở nhà quá sớm có thể dẫn đến hậu quả “rất nghiêm trọng”. Chỉ một đốm lửa cũng tạo thành vụ cháy lớn, ông nói. Thông điệp của Tiến sĩ Fauci trái ngược hoàn toàn với giọng điệu của Tổng thống Donald Trump, người đã khuyến khích các bang dỡ bớt các hạn chế. Nhiều bang đã bắt đầu mở cửa trở lại.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố kế hoạch kéo dài chương trình duy trì việc làm của chính phủ cho đến cuối tháng 10, mặc dù quy mô của các khoản trợ cấp mất việc sẽ giảm xuống trong những tháng tới. Các công ty cảnh báo sẽ có sa thải hàng loạt nếu chương trình không được gia hạn.
Trong một dấu hiệu cho thấy covid-19 đang gia tăng ở Nga, nước này đã báo cáo hơn 10.000 ca nhiễm mới một ngày, ngày thứ mười liên tiếp. Nga hiện có số ca nhiễm cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Mặc dù số người chết ngày càng tăng, chính phủ đang chậm rãi cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại.
Lợi nhuận ròng của Saudi Aramco trong quý đầu tiên giảm 25% xuống còn 16,7 tỷ USD do khủng hoảng coronavirus làm giảm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Gã khổng lồ năng lượng quốc doanh, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, từng cam kết chia 75 tỷ đô la cổ tức trong năm nay cho các cổ đông, song để giữ lời họ sẽ phải đi vay.
Nhà sáng lập Tesla Elon Musk làm leo thang cuộc cãi vã giữa ông với các quan chức y tế địa phương California. Hôm thứ Hai, ông tuyên bố nhà máy sản xuất ô tô của ông đã quay trở lại sản xuất hoàn toàn, bất chấp lệnh ở nhà của hạt Alameda. Trong khi đó, ông Musk lôi kéo một số thống đốc khác công khai kêu gọi Tesla rời California và chuyển đến một trong những bang của họ.
Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu trước đại dịch, vừa công bố kế hoạch khôi phục 40% lịch trình bay vào tháng 7. Wizz Air, một đối thủ giá rẻ khác, đã khởi động lại một số chuyến bay. Trong khi đó, IAG, tập đoàn sở hữu nhiều hãng hàng không, có thể trì hoãn việc mở lại để đáp ứng kế hoạch của một số nước châu Âu, bao gồm cả Anh và Tây Ban Nha, về việc cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh.
Ít nhất 16 người, trong đó có hai trẻ em, đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bệnh viện phụ sản ở Kabul, Afghanistan. Lực lượng an ninh đã giết ba kẻ tấn công mặc đồng phục cảnh sát, và sơ tán khoảng 100 người khỏi Bệnh viện Dasht-e-Barchi, một cơ sở điều hành bởi chính phủ và được hỗ trợ bởi một tổ chức từ thiện, Médecins Sans Frontières (Bác sĩ không biên giới). Chưa có nhóm phiến quân nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
TIÊU ĐIỂM
Kinh tế Malaysia chững lại
Một số người Malaysia than thở rằng đất nước của họ bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Các dữ liệu không đồng ý. GDP của nước này tăng trưởng tổng cộng 27% trong năm năm qua. Chỉ có hai quốc gia giàu hơn Malaysia vào năm 2014 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong cùng kỳ (Malta và Ireland). Với xu hướng như thế, Malaysia có tiềm năng tốt để trở thành nền kinh tế thu nhập cao trong nửa đầu thập niên này.
Đáng buồn thay, họ đã bị covid-19 làm cho thiệt hại nặng. Chính phủ áp đặt phong tỏa vào ngày 18 tháng 3, và chỉ mới dỡ bớt gần đây. Số liệu công bố hôm nay sẽ cho thấy tăng trưởng GDP chậm lại đáng kể trong quý đầu năm so với cùng kỳ năm 2019, bất chấp các biện pháp kích thích, bao gồm trợ cấp lương, bảo lãnh cho vay và thậm chí cả internet miễn phí. Thiệt hại sẽ trì hoãn tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Nhưng đó là vì đại dịch, không phải vì những vấn đề của một nước thu nhập trung bình.
Chủ tịch Fed nói về khả năng đưa lãi suất về âm
Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm nay sẽ phát biểu tại một sự kiện trực tuyến tổ chức bởi Viện Peterson, một viện nghiên cứu. Ông Powell có thể muốn dập tắt những lời đồn đại về lãi suất âm. Các thị trường hợp đồng tương lai, nơi các nhà giao dịch đặt cược vào các quyết sách tiền tệ, tuần trước đã gợi mở về khả năng lãi suất âm vào cuối năm nay, và dường như vẫn mong đợi điều này tiếp diễn vào năm 2021. Một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu, những năm gần đây đã đưa ra lãi suất dưới không.
Một số nhà kinh tế, chẳng hạn như Kenneth Rogoff của Đại học Harvard, muốn sử dụng lãi suất mạnh tay hơn để chống lại các tác động kinh tế của đại dịch covid-19. Nhưng cho đến nay Fed đã từ chối hầu hết các đề xuất này – và cho rằng họ có thể thiếu thẩm quyền pháp lý để làm điều đó. Powell có thể sẽ lặp lại thông điệp của Fed và nhấn mạnh tính hiệu quả của các công cụ chính sách khác, như mua trái phiếu và đưa ra định hướng về các quyết sách trong tương lai.
Câu hỏi về vai trò của đại cử tri đoàn ở Mỹ
Người Mỹ có thể sớm có một lý do khác để chỉ trích đại cử tri đoàn, một thiết chế chọn tổng thống sáu tuần sau ngày bầu cử. Sáng nay, Tòa án Tối cao sẽ giải quyết hai phiên tòa xoay quanh câu hỏi liệu hiến pháp có cho phép các đại cử tri bỏ phiếu cho bất cứ ai họ muốn hay không, bao gồm các vụ Chiafalo v Washington và Thư ký Chính quyền Colorado v Baca. Các nguyên đơn – những người đã bị kỷ luật sau khi bầu ứng viên không theo cam kết hồi năm 2016 – có được sự ủng hộ từ những người cha lập quốc.
Luật sư của họ chỉ ra bằng chứng rằng các tác giả của hiến pháp xem đại cử tri là những tác nhân tự do, không phải là những người thực thi quyết định sẵn có. Nhưng tiểu bang Washington nói rằng lập luận của các đại cử tri bất tín này “sụp đổ khi bị soi xét” và “tạo ra những rủi ro nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta”. Họ nói rằng sẽ rất kì dị nếu tách các đại cử tri khỏi kết quả bầu cử phổ thông của bang nhà. Một nhà bình luận cảnh báo rằng việc các đại cử tri được tự quyết sẽ “ném hệ thống hiến pháp Mỹ vào khủng hoảng”. Sự hỗn loạn có thể nảy sinh từ phiên tòa này sẽ thử thách niềm tin của các thẩm phán cho rằng cần phải trở về nguồn cội của hiến pháp.
Triển vọng sắp tới của kinh tế Anh
Dữ liệu GDP Anh công bố hôm nay sẽ nghiệt ngã. Các dự báo cho rằng mức giảm theo quý là khoảng 2,5% trong ba tháng đầu năm, kết quả tồi tệ hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính 2007-09. Và đó là chưa kể đến cuối tháng 3 nền kinh tế Anh mới bắt đầu đóng cửa. Quý hai sẽ còn tồi tệ hơn, với sản lượng có thể giảm 20-30%.
Mặc dù tốc độ và mức độ nghiêm trọng của suy thoái là chưa từng có, nhưng phản ứng của chính phủ cũng vậy. Hôm qua, bộ trưởng tài chính thông báo rằng chương trình duy trì việc làm, theo đó chính phủ trả 80% tiền lương cho các lao động bị sa thải, lên tới 2.500 bảng mỗi tháng (3.100 đô la), sẽ được gia hạn lần nữa đến tháng 10. Kế hoạch ban đầu là chỉ đến tháng 5. Tuy nhiên, từ tháng 8, tất cả các công ty sẽ được yêu cầu chi trả một phần chi phí 8 tỷ bảng một tháng của chương trình, và một số công việc bán thời gian sẽ được cho phép.
Đức vừa mở cửa vừa lo ngại dịch tái bùng phát
Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải đối mặt với một tràng câu hỏi từ các nghị sĩ ở Quốc hội Đức. Vị thủ tướng cực kỳ thận trọng lo ngại việc mở cửa lại đất nước quá sớm có thể gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai. Song cách tiếp cận dè dặt của bà bị lấn át bởi sự háo hức khởi động lại cuộc sống công cộng của một vài trong số 16 thủ hiến bang, trong bối cảnh ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh. Các khách sạn, nhà hàng, bảo tàng và nhà thờ bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp nước Đức vào ngày 6 tháng 5, mặc dù chậm rãi và với các biện pháp phòng ngừa.
Ai đúng? Kể từ thứ bảy, hệ số lây nhiễm của covid-19 ở Đức đã cao hơn 1, nghĩa là một người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho nhiều hơn một người khác. Một số điểm nóng đã phải áp dụng lại các hạn chế theo các điều khoản mới. Tuy nhiên, các quan chức cảnh báo vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận. Tác động của việc nới lỏng gần đây nhất sẽ chỉ được thể hiện qua tỷ lệ ca nhiễm sau ít nhất hai tuần.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 13/05/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng và là chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cảnh báo Thượng viện rằng việc kết thúc lệnh ở nhà quá sớm có thể dẫn đến hậu quả “rất nghiêm trọng”. Chỉ một đốm lửa cũng tạo thành vụ cháy lớn, ông nói. Thông điệp của Tiến sĩ Fauci trái ngược hoàn toàn với giọng điệu của Tổng thống Donald Trump, người đã khuyến khích các bang dỡ bớt các hạn chế. Nhiều bang đã bắt đầu mở cửa trở lại.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố kế hoạch kéo dài chương trình duy trì việc làm của chính phủ cho đến cuối tháng 10, mặc dù quy mô của các khoản trợ cấp mất việc sẽ giảm xuống trong những tháng tới. Các công ty cảnh báo sẽ có sa thải hàng loạt nếu chương trình không được gia hạn.
Trong một dấu hiệu cho thấy covid-19 đang gia tăng ở Nga, nước này đã báo cáo hơn 10.000 ca nhiễm mới một ngày, ngày thứ mười liên tiếp. Nga hiện có số ca nhiễm cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Mặc dù số người chết ngày càng tăng, chính phủ đang chậm rãi cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại.
Lợi nhuận ròng của Saudi Aramco trong quý đầu tiên giảm 25% xuống còn 16,7 tỷ USD do khủng hoảng coronavirus làm giảm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Gã khổng lồ năng lượng quốc doanh, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, từng cam kết chia 75 tỷ đô la cổ tức trong năm nay cho các cổ đông, song để giữ lời họ sẽ phải đi vay.
Nhà sáng lập Tesla Elon Musk làm leo thang cuộc cãi vã giữa ông với các quan chức y tế địa phương California. Hôm thứ Hai, ông tuyên bố nhà máy sản xuất ô tô của ông đã quay trở lại sản xuất hoàn toàn, bất chấp lệnh ở nhà của hạt Alameda. Trong khi đó, ông Musk lôi kéo một số thống đốc khác công khai kêu gọi Tesla rời California và chuyển đến một trong những bang của họ.
Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu trước đại dịch, vừa công bố kế hoạch khôi phục 40% lịch trình bay vào tháng 7. Wizz Air, một đối thủ giá rẻ khác, đã khởi động lại một số chuyến bay. Trong khi đó, IAG, tập đoàn sở hữu nhiều hãng hàng không, có thể trì hoãn việc mở lại để đáp ứng kế hoạch của một số nước châu Âu, bao gồm cả Anh và Tây Ban Nha, về việc cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh.
Ít nhất 16 người, trong đó có hai trẻ em, đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bệnh viện phụ sản ở Kabul, Afghanistan. Lực lượng an ninh đã giết ba kẻ tấn công mặc đồng phục cảnh sát, và sơ tán khoảng 100 người khỏi Bệnh viện Dasht-e-Barchi, một cơ sở điều hành bởi chính phủ và được hỗ trợ bởi một tổ chức từ thiện, Médecins Sans Frontières (Bác sĩ không biên giới). Chưa có nhóm phiến quân nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
TIÊU ĐIỂM
Kinh tế Malaysia chững lại
Một số người Malaysia than thở rằng đất nước của họ bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Các dữ liệu không đồng ý. GDP của nước này tăng trưởng tổng cộng 27% trong năm năm qua. Chỉ có hai quốc gia giàu hơn Malaysia vào năm 2014 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong cùng kỳ (Malta và Ireland). Với xu hướng như thế, Malaysia có tiềm năng tốt để trở thành nền kinh tế thu nhập cao trong nửa đầu thập niên này.
Đáng buồn thay, họ đã bị covid-19 làm cho thiệt hại nặng. Chính phủ áp đặt phong tỏa vào ngày 18 tháng 3, và chỉ mới dỡ bớt gần đây. Số liệu công bố hôm nay sẽ cho thấy tăng trưởng GDP chậm lại đáng kể trong quý đầu năm so với cùng kỳ năm 2019, bất chấp các biện pháp kích thích, bao gồm trợ cấp lương, bảo lãnh cho vay và thậm chí cả internet miễn phí. Thiệt hại sẽ trì hoãn tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Nhưng đó là vì đại dịch, không phải vì những vấn đề của một nước thu nhập trung bình.
Chủ tịch Fed nói về khả năng đưa lãi suất về âm
Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm nay sẽ phát biểu tại một sự kiện trực tuyến tổ chức bởi Viện Peterson, một viện nghiên cứu. Ông Powell có thể muốn dập tắt những lời đồn đại về lãi suất âm. Các thị trường hợp đồng tương lai, nơi các nhà giao dịch đặt cược vào các quyết sách tiền tệ, tuần trước đã gợi mở về khả năng lãi suất âm vào cuối năm nay, và dường như vẫn mong đợi điều này tiếp diễn vào năm 2021. Một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu, những năm gần đây đã đưa ra lãi suất dưới không.
Một số nhà kinh tế, chẳng hạn như Kenneth Rogoff của Đại học Harvard, muốn sử dụng lãi suất mạnh tay hơn để chống lại các tác động kinh tế của đại dịch covid-19. Nhưng cho đến nay Fed đã từ chối hầu hết các đề xuất này – và cho rằng họ có thể thiếu thẩm quyền pháp lý để làm điều đó. Powell có thể sẽ lặp lại thông điệp của Fed và nhấn mạnh tính hiệu quả của các công cụ chính sách khác, như mua trái phiếu và đưa ra định hướng về các quyết sách trong tương lai.
Câu hỏi về vai trò của đại cử tri đoàn ở Mỹ
Người Mỹ có thể sớm có một lý do khác để chỉ trích đại cử tri đoàn, một thiết chế chọn tổng thống sáu tuần sau ngày bầu cử. Sáng nay, Tòa án Tối cao sẽ giải quyết hai phiên tòa xoay quanh câu hỏi liệu hiến pháp có cho phép các đại cử tri bỏ phiếu cho bất cứ ai họ muốn hay không, bao gồm các vụ Chiafalo v Washington và Thư ký Chính quyền Colorado v Baca. Các nguyên đơn – những người đã bị kỷ luật sau khi bầu ứng viên không theo cam kết hồi năm 2016 – có được sự ủng hộ từ những người cha lập quốc.
Luật sư của họ chỉ ra bằng chứng rằng các tác giả của hiến pháp xem đại cử tri là những tác nhân tự do, không phải là những người thực thi quyết định sẵn có. Nhưng tiểu bang Washington nói rằng lập luận của các đại cử tri bất tín này “sụp đổ khi bị soi xét” và “tạo ra những rủi ro nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta”. Họ nói rằng sẽ rất kì dị nếu tách các đại cử tri khỏi kết quả bầu cử phổ thông của bang nhà. Một nhà bình luận cảnh báo rằng việc các đại cử tri được tự quyết sẽ “ném hệ thống hiến pháp Mỹ vào khủng hoảng”. Sự hỗn loạn có thể nảy sinh từ phiên tòa này sẽ thử thách niềm tin của các thẩm phán cho rằng cần phải trở về nguồn cội của hiến pháp.
Triển vọng sắp tới của kinh tế Anh
Dữ liệu GDP Anh công bố hôm nay sẽ nghiệt ngã. Các dự báo cho rằng mức giảm theo quý là khoảng 2,5% trong ba tháng đầu năm, kết quả tồi tệ hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính 2007-09. Và đó là chưa kể đến cuối tháng 3 nền kinh tế Anh mới bắt đầu đóng cửa. Quý hai sẽ còn tồi tệ hơn, với sản lượng có thể giảm 20-30%.
Mặc dù tốc độ và mức độ nghiêm trọng của suy thoái là chưa từng có, nhưng phản ứng của chính phủ cũng vậy. Hôm qua, bộ trưởng tài chính thông báo rằng chương trình duy trì việc làm, theo đó chính phủ trả 80% tiền lương cho các lao động bị sa thải, lên tới 2.500 bảng mỗi tháng (3.100 đô la), sẽ được gia hạn lần nữa đến tháng 10. Kế hoạch ban đầu là chỉ đến tháng 5. Tuy nhiên, từ tháng 8, tất cả các công ty sẽ được yêu cầu chi trả một phần chi phí 8 tỷ bảng một tháng của chương trình, và một số công việc bán thời gian sẽ được cho phép.
Đức vừa mở cửa vừa lo ngại dịch tái bùng phát
Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải đối mặt với một tràng câu hỏi từ các nghị sĩ ở Quốc hội Đức. Vị thủ tướng cực kỳ thận trọng lo ngại việc mở cửa lại đất nước quá sớm có thể gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai. Song cách tiếp cận dè dặt của bà bị lấn át bởi sự háo hức khởi động lại cuộc sống công cộng của một vài trong số 16 thủ hiến bang, trong bối cảnh ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh. Các khách sạn, nhà hàng, bảo tàng và nhà thờ bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp nước Đức vào ngày 6 tháng 5, mặc dù chậm rãi và với các biện pháp phòng ngừa.
Ai đúng? Kể từ thứ bảy, hệ số lây nhiễm của covid-19 ở Đức đã cao hơn 1, nghĩa là một người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho nhiều hơn một người khác. Một số điểm nóng đã phải áp dụng lại các hạn chế theo các điều khoản mới. Tuy nhiên, các quan chức cảnh báo vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận. Tác động của việc nới lỏng gần đây nhất sẽ chỉ được thể hiện qua tỷ lệ ca nhiễm sau ít nhất hai tuần.