Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 15/05/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới được nộp ở Mỹ đã giảm nhẹ vào tuần trước xuống dưới 3 triệu, từ mức 3,2 triệu của tuần trước. Hơn 36 triệu đơn đã được nộp trong hai tháng qua, kể từ khi phong tỏa diện rộng được áp đặt để hạn chế sự lây lan của covid-19. Hôm thứ Tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang cảnh báo phục hồi sẽ chậm chạp trừ khi có nhiều kích thích tài khóa.
Sanofi, một gã khổng lồ dược phẩm có trụ sở tại Paris, đã bị chính phủ Pháp phản đối dữ dội sau khi giám đốc của hãng gợi ý rằng Mỹ có thể được đặt đơn đặt hàng trước lớn nhất cho vắc-xin covid-19. Các quan chức Pháp gọi đặc quyền đặt trước này là “không thể chấp nhận được”. Tổng thống Emmanuel Macron – người từng nói vắc-xin phải được coi là “hàng hóa công của thế giới” – đã triệu tập các lãnh đạo của Sanofi đến Điện Elysée.
Rick Bright, người tuyên bố bị sa thải khỏi chính phủ Mỹ vì chỉ trích phản ứng của chính quyền trước đại dịch covid-19, nói trong một phiên điều trần của quốc hội rằng Mỹ có thể đối mặt với “mùa đông tăm tối nhất” nếu quốc hội không phát triển một chiến lược toàn diện. Tháng trước, ông Bright đã bị cách chức giám đốc cơ quan chịu trách nhiệm phát triển các loại thuốc chống virus. Trước phiên điều trần, Donald Trump tweet rằng ông Bright là một “nhân viên bất mãn”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế báo cáo rằng nhu cầu dầu giảm sẽ không nghiêm trọng như dự đoán, khi các quốc gia bắt đầu dỡ bớt phong tỏa. Các nhà dự báo quốc tế ước tính tiêu thụ sẽ giảm khoảng 8,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, ít hơn mức 9,3 triệu mỗi ngày được dự đoán hồi tháng 4. Nhưng cơ quan này cũng cảnh báo việc covid-19 tái xuất hiện vẫn là một “yếu tố rủi ro lớn” đối với thị trường năng lượng.
Thị trưởng London Sadiq Khan đã đe dọa sẽ cắt dịch vụ tàu điện ngầm và xe buýt trong thành phố nếu chính phủ Anh không đồng ý thông qua gói cứu trợ tài chính cho Sở Giao thông Công cộng London vào cuối ngày. Cơ quan giao thông công cộng của thủ đô sẽ phải đối mặt với thâm hụt 4 tỷ bảng Anh (4,9 tỷ đô la) trong năm nay do lượng hành khách giảm vì đại dịch covid-19.
Richard Burr, một thượng nghị sĩ Mỹ, cho biết ông sẽ rời vị trí chủ tịch ủy ban tình báo giữa lúc cuộc điều tra về việc liệu ông có giao dịch cổ phiếu dựa trên các thông tin mật ông được nhận ngay trước khi đại dịch covid-19 tấn công thị trường hay không đang được tiến hành. Ông Burr, người tuyên bố các giao dịch của ông được tiến hành dựa trên thông tin đại chúng, cho biết ông đang hợp tác với các nhà điều tra. Vào thứ Tư họ đã thu giữ điện thoại di động của ông.
Các công tố viên Malaysia bãi bỏ vụ kiện liên quan đến 248 triệu đô la chống lại Riza Aziz, nhà sản xuất bộ phim được đề cử giải Oscar, The Wolf of Wall Street, và là con trai của cựu thủ tướng Najib Razak. Ông Riza bị buộc tội rửa tiền sau các cáo buộc ông nhận tiền từ 1MDB, một quỹ đầu tư của chính phủ Malaysia. Ông không nhận tội nhưng đã đồng ý trả cho chính phủ hơn 107 triệu đô la.
TIÊU ĐIỂM
Tình hình kinh tế Trung Quốc sau đại dịch
Đau trước khoẻ trước? Cuộc khủng hoảng coronavirus khởi phát từ Trung Quốc. Một loạt các số liệu thống kê trong tháng 4 công bố hôm nay sẽ cho thấy liệu nền kinh tế nước này có đang trên đà phục hồi sớm nhất thế giới hay không. Các chỉ số – bao gồm doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định – theo dự đoán vẫn sẽ thấp. Nhưng chúng cũng có khả năng cho thấy đà tăng lạc quan, với mức sụt giảm theo cùng kỳ năm ngoái đã thu hẹp mạnh từ tháng 3.
Sự phục hồi được nâng đỡ bởi tăng trưởng tín dụng nhanh hơn trong hai tháng qua. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là nó phản ánh thành công của Trung Quốc trong việc kiềm chế covid-19, giúp mọi người tự tin quay lại cuộc sống bình thường. Các nước khác có thể coi thành công tương đối này của Trung Quốc như một ‘bản xem trước’ đầy hy vọng cho chính họ. Nhưng ngoài một số ít nước ở châu Á, không nhiều nước dám tiến hành một cuộc chiến khốc liệt như vậy để kiềm chế virus. Phục hồi ở các nước khác do đó có thể chậm và gập ghềnh hơn.
Mỹ gia hạn lệnh cấm Huawei và ZTE
Mỹ đã gia hạn thêm một năm lệnh cấm các công ty của họ mua hoặc sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, hai công ty Trung Quốc. Lệnh cấm được đặt ra trên cơ sở an ninh quốc gia. Các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Huawei, công ty bán thiết bị mạng điện thoại di động lớn nhất thế giới, có thể lợi dụng sự thống trị thị trường của mình để nghe lén hoặc phá hoại, điều mà hãng này một mực bác bỏ. Bên cạnh lệnh cấm, Mỹ đã gây áp lực để các nước khác cấm Huawei, song không thành công lắm.
Huawei đã phải chịu một vài đòn đau vì chiến dịch của Mỹ, nhưng kết quả kinh doanh mới nhất của họ, được công bố vào tháng 4, cho thấy doanh thu tăng nhẹ. Hầu hết các tổn thất tập trung vào bộ phận điện thoại thông minh của hãng. Lệnh cấm đã khiến các thiết bị Huawei được ra mắt sau ngày 19/5/2019 không được cài các ứng dụng phổ biến như Gmail, YouTube hoặc Google Maps. Công ty đang cố gắng phát triển các sản phẩm thay thế cây nhà lá vườn, nhưng phải đối mặt với cạnh tranh khốc khiệt, đặc biệt là bên ngoài Trung Quốc.
JD.com hưởng lợi lớn nhờ đại dịch
Hôm nay JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc, sẽ công bố thu nhập quý đầu tiên của năm, tức thời điểm covid-19 đang bóp nghẹt Trung Quốc. Không hề bị thiệt hại, thậm chí giá cổ phiếu của hãng còn tăng 32% vào năm 2020, ngay cả khi toàn thị trường đều giảm. Các sếp của JD.com cũng rất vui: công ty có kế hoạch niêm yết 2 tỷ đô la cổ phiếu tại Hồng Kông vào mùa hè này để bổ sung cho lần lên sàn đầu tiên ở New York.
Giống như các người đồng nghiệp thương mại điện tử của mình ở Mỹ, JD.com hưởng lợi từ doanh số tăng vọt vì người mua hàng Trung Quốc bị cách ly tại nhà không có nhiều địa chỉ mua hàng trừ mua online. Tại bộ phận khám sức khoẻ trực tuyến của công ty, nơi cung cấp tư vấn và điều trị kỹ thuật số được định giá 7 tỷ đô la, các cuộc tư vấn trực tuyến hàng tháng đã tăng từ 200.000 lên đến 2 triệu sau khi đại dịch bắt đầu. Điều này với JD.com chẳng lạ. Sự thành lập và tăng trưởng ban đầu của công ty là nhờ vào phản ứng trước đại dịch SARS năm 2003.
Các quỹ phòng hộ có thể tăng trưởng nhờ đại dịch
Thập niên vừa qua không mấy sáng sủa đối với nhiều quỹ phòng hộ. Từng được coi là có khả năng “tiên tri” và không thể sai lầm, nhờ vào khả năng đánh bại thị trường, giờ đây lợi nhuận của họ chùng xuống từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nhà đầu tư đã chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn, chẳng hạn như các quỹ chỉ số, hoặc lợi nhuận khả quan hơn được cung cấp bởi vốn cổ phần tư nhân. Các quỹ phòng hộ từng một thời quản lý số tài sản còn lớn hơn nhiều so với các quỹ chỉ số hoặc các công ty cổ phần tư nhân. Nhưng trong vài năm qua cả hai đã có những bước nhảy vọt về quy mô để vượt qua quỹ phòng hộ.
Rất nhiều nhà quản lý quỹ phòng hộ đang hy vọng rằng cuộc khủng hoảng sẽ khiến các nhà đầu tư nhiệt tình hơn. Lợi nhuận quý đầu năm của họ – phải được đệ trình lên các cơ quan quản lý vào hôm nay – dường như đã khả quan hơn so với thị trường chứng khoán đầy biến động trong năm nay. Và khi nhu cầu tiền mặt phình ra trong đại dịch, nhiều người lỡ nhồi tiền vào các khoản đầu tư kém thanh khoản, chẳng hạn như vốn cổ phần tư nhân, có thể hối hận vì quyết định của họ.
Các dự báo về kinh tế Đức
Vào cuối tháng 4, Bộ trưởng kinh tế Đức Peter Altmaier cảnh báo rằng năm nay Đức sẽ trải qua suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử 71 năm của mình. Hôm nay, số liệu GDP quý đầu năm của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu sẽ là một chỉ dấu cho tương lai phía trước. Các nhà kinh tế dự báo giảm 2,2% theo cùng kỳ năm ngoái, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2009, thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu chạm đáy.
Kreditanstalt für Wiederaufbau, ngân hàng phát triển nhà nước, dự đoán GDP của Đức sẽ giảm 6% trong năm nay. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự kiến mức giảm tới 8%. Chính phủ đang tạo ra một tia hy vọng, dự đoán rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại vào năm 2021 và tăng trưởng 5,2% khi tác động của virus qua đi. KfW dự đoán tốc độ tăng trưởng tương tự, với điều kiện hoạt động kinh tế phải chạm đáy vào tháng 4 và có thể tránh được làn sóng covid-19 thứ hai.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 15/05/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới được nộp ở Mỹ đã giảm nhẹ vào tuần trước xuống dưới 3 triệu, từ mức 3,2 triệu của tuần trước. Hơn 36 triệu đơn đã được nộp trong hai tháng qua, kể từ khi phong tỏa diện rộng được áp đặt để hạn chế sự lây lan của covid-19. Hôm thứ Tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang cảnh báo phục hồi sẽ chậm chạp trừ khi có nhiều kích thích tài khóa.
Sanofi, một gã khổng lồ dược phẩm có trụ sở tại Paris, đã bị chính phủ Pháp phản đối dữ dội sau khi giám đốc của hãng gợi ý rằng Mỹ có thể được đặt đơn đặt hàng trước lớn nhất cho vắc-xin covid-19. Các quan chức Pháp gọi đặc quyền đặt trước này là “không thể chấp nhận được”. Tổng thống Emmanuel Macron – người từng nói vắc-xin phải được coi là “hàng hóa công của thế giới” – đã triệu tập các lãnh đạo của Sanofi đến Điện Elysée.
Rick Bright, người tuyên bố bị sa thải khỏi chính phủ Mỹ vì chỉ trích phản ứng của chính quyền trước đại dịch covid-19, nói trong một phiên điều trần của quốc hội rằng Mỹ có thể đối mặt với “mùa đông tăm tối nhất” nếu quốc hội không phát triển một chiến lược toàn diện. Tháng trước, ông Bright đã bị cách chức giám đốc cơ quan chịu trách nhiệm phát triển các loại thuốc chống virus. Trước phiên điều trần, Donald Trump tweet rằng ông Bright là một “nhân viên bất mãn”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế báo cáo rằng nhu cầu dầu giảm sẽ không nghiêm trọng như dự đoán, khi các quốc gia bắt đầu dỡ bớt phong tỏa. Các nhà dự báo quốc tế ước tính tiêu thụ sẽ giảm khoảng 8,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, ít hơn mức 9,3 triệu mỗi ngày được dự đoán hồi tháng 4. Nhưng cơ quan này cũng cảnh báo việc covid-19 tái xuất hiện vẫn là một “yếu tố rủi ro lớn” đối với thị trường năng lượng.
Thị trưởng London Sadiq Khan đã đe dọa sẽ cắt dịch vụ tàu điện ngầm và xe buýt trong thành phố nếu chính phủ Anh không đồng ý thông qua gói cứu trợ tài chính cho Sở Giao thông Công cộng London vào cuối ngày. Cơ quan giao thông công cộng của thủ đô sẽ phải đối mặt với thâm hụt 4 tỷ bảng Anh (4,9 tỷ đô la) trong năm nay do lượng hành khách giảm vì đại dịch covid-19.
Richard Burr, một thượng nghị sĩ Mỹ, cho biết ông sẽ rời vị trí chủ tịch ủy ban tình báo giữa lúc cuộc điều tra về việc liệu ông có giao dịch cổ phiếu dựa trên các thông tin mật ông được nhận ngay trước khi đại dịch covid-19 tấn công thị trường hay không đang được tiến hành. Ông Burr, người tuyên bố các giao dịch của ông được tiến hành dựa trên thông tin đại chúng, cho biết ông đang hợp tác với các nhà điều tra. Vào thứ Tư họ đã thu giữ điện thoại di động của ông.
Các công tố viên Malaysia bãi bỏ vụ kiện liên quan đến 248 triệu đô la chống lại Riza Aziz, nhà sản xuất bộ phim được đề cử giải Oscar, The Wolf of Wall Street, và là con trai của cựu thủ tướng Najib Razak. Ông Riza bị buộc tội rửa tiền sau các cáo buộc ông nhận tiền từ 1MDB, một quỹ đầu tư của chính phủ Malaysia. Ông không nhận tội nhưng đã đồng ý trả cho chính phủ hơn 107 triệu đô la.
TIÊU ĐIỂM
Tình hình kinh tế Trung Quốc sau đại dịch
Đau trước khoẻ trước? Cuộc khủng hoảng coronavirus khởi phát từ Trung Quốc. Một loạt các số liệu thống kê trong tháng 4 công bố hôm nay sẽ cho thấy liệu nền kinh tế nước này có đang trên đà phục hồi sớm nhất thế giới hay không. Các chỉ số – bao gồm doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định – theo dự đoán vẫn sẽ thấp. Nhưng chúng cũng có khả năng cho thấy đà tăng lạc quan, với mức sụt giảm theo cùng kỳ năm ngoái đã thu hẹp mạnh từ tháng 3.
Sự phục hồi được nâng đỡ bởi tăng trưởng tín dụng nhanh hơn trong hai tháng qua. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là nó phản ánh thành công của Trung Quốc trong việc kiềm chế covid-19, giúp mọi người tự tin quay lại cuộc sống bình thường. Các nước khác có thể coi thành công tương đối này của Trung Quốc như một ‘bản xem trước’ đầy hy vọng cho chính họ. Nhưng ngoài một số ít nước ở châu Á, không nhiều nước dám tiến hành một cuộc chiến khốc liệt như vậy để kiềm chế virus. Phục hồi ở các nước khác do đó có thể chậm và gập ghềnh hơn.
Mỹ gia hạn lệnh cấm Huawei và ZTE
Mỹ đã gia hạn thêm một năm lệnh cấm các công ty của họ mua hoặc sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, hai công ty Trung Quốc. Lệnh cấm được đặt ra trên cơ sở an ninh quốc gia. Các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Huawei, công ty bán thiết bị mạng điện thoại di động lớn nhất thế giới, có thể lợi dụng sự thống trị thị trường của mình để nghe lén hoặc phá hoại, điều mà hãng này một mực bác bỏ. Bên cạnh lệnh cấm, Mỹ đã gây áp lực để các nước khác cấm Huawei, song không thành công lắm.
Huawei đã phải chịu một vài đòn đau vì chiến dịch của Mỹ, nhưng kết quả kinh doanh mới nhất của họ, được công bố vào tháng 4, cho thấy doanh thu tăng nhẹ. Hầu hết các tổn thất tập trung vào bộ phận điện thoại thông minh của hãng. Lệnh cấm đã khiến các thiết bị Huawei được ra mắt sau ngày 19/5/2019 không được cài các ứng dụng phổ biến như Gmail, YouTube hoặc Google Maps. Công ty đang cố gắng phát triển các sản phẩm thay thế cây nhà lá vườn, nhưng phải đối mặt với cạnh tranh khốc khiệt, đặc biệt là bên ngoài Trung Quốc.
JD.com hưởng lợi lớn nhờ đại dịch
Hôm nay JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc, sẽ công bố thu nhập quý đầu tiên của năm, tức thời điểm covid-19 đang bóp nghẹt Trung Quốc. Không hề bị thiệt hại, thậm chí giá cổ phiếu của hãng còn tăng 32% vào năm 2020, ngay cả khi toàn thị trường đều giảm. Các sếp của JD.com cũng rất vui: công ty có kế hoạch niêm yết 2 tỷ đô la cổ phiếu tại Hồng Kông vào mùa hè này để bổ sung cho lần lên sàn đầu tiên ở New York.
Giống như các người đồng nghiệp thương mại điện tử của mình ở Mỹ, JD.com hưởng lợi từ doanh số tăng vọt vì người mua hàng Trung Quốc bị cách ly tại nhà không có nhiều địa chỉ mua hàng trừ mua online. Tại bộ phận khám sức khoẻ trực tuyến của công ty, nơi cung cấp tư vấn và điều trị kỹ thuật số được định giá 7 tỷ đô la, các cuộc tư vấn trực tuyến hàng tháng đã tăng từ 200.000 lên đến 2 triệu sau khi đại dịch bắt đầu. Điều này với JD.com chẳng lạ. Sự thành lập và tăng trưởng ban đầu của công ty là nhờ vào phản ứng trước đại dịch SARS năm 2003.
Các quỹ phòng hộ có thể tăng trưởng nhờ đại dịch
Thập niên vừa qua không mấy sáng sủa đối với nhiều quỹ phòng hộ. Từng được coi là có khả năng “tiên tri” và không thể sai lầm, nhờ vào khả năng đánh bại thị trường, giờ đây lợi nhuận của họ chùng xuống từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nhà đầu tư đã chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn, chẳng hạn như các quỹ chỉ số, hoặc lợi nhuận khả quan hơn được cung cấp bởi vốn cổ phần tư nhân. Các quỹ phòng hộ từng một thời quản lý số tài sản còn lớn hơn nhiều so với các quỹ chỉ số hoặc các công ty cổ phần tư nhân. Nhưng trong vài năm qua cả hai đã có những bước nhảy vọt về quy mô để vượt qua quỹ phòng hộ.
Rất nhiều nhà quản lý quỹ phòng hộ đang hy vọng rằng cuộc khủng hoảng sẽ khiến các nhà đầu tư nhiệt tình hơn. Lợi nhuận quý đầu năm của họ – phải được đệ trình lên các cơ quan quản lý vào hôm nay – dường như đã khả quan hơn so với thị trường chứng khoán đầy biến động trong năm nay. Và khi nhu cầu tiền mặt phình ra trong đại dịch, nhiều người lỡ nhồi tiền vào các khoản đầu tư kém thanh khoản, chẳng hạn như vốn cổ phần tư nhân, có thể hối hận vì quyết định của họ.
Các dự báo về kinh tế Đức
Vào cuối tháng 4, Bộ trưởng kinh tế Đức Peter Altmaier cảnh báo rằng năm nay Đức sẽ trải qua suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử 71 năm của mình. Hôm nay, số liệu GDP quý đầu năm của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu sẽ là một chỉ dấu cho tương lai phía trước. Các nhà kinh tế dự báo giảm 2,2% theo cùng kỳ năm ngoái, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2009, thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu chạm đáy.
Kreditanstalt für Wiederaufbau, ngân hàng phát triển nhà nước, dự đoán GDP của Đức sẽ giảm 6% trong năm nay. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự kiến mức giảm tới 8%. Chính phủ đang tạo ra một tia hy vọng, dự đoán rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại vào năm 2021 và tăng trưởng 5,2% khi tác động của virus qua đi. KfW dự đoán tốc độ tăng trưởng tương tự, với điều kiện hoạt động kinh tế phải chạm đáy vào tháng 4 và có thể tránh được làn sóng covid-19 thứ hai.