Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 18/08/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 7,8% trong quý hai, con số tệ nhất từng được ghi nhận. Quý thứ ba liên tiếp suy thoái cũng khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thu nhỏ xuống thấp hơn cả quy mô của nó hồi năm 2011, trước khi bắt đầu cải cách “Abenomics” của Thủ tướng Abe Shinzo. Phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng chậm.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã hoãn cuộc tổng tuyển cử của đất nước, theo dự kiến là ngày 19 tháng 9, thêm bốn tuần. Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, đã quay lại phong tỏa sau khi số ca nhiễm covid-19 tăng nhẹ. Sau ba tháng không có ca mới, gần đây nước này ghi nhận 78 trường hợp. Bà Ardern cho biết bà không có ý định trì hoãn thêm nữa.
Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, đã lên án bạo lực chống người biểu tình ở Belarus và kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU để thảo luận về cuộc bầu cử tổng thống gian lận của đất nước này. Hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối kết quả chính thức, theo đó ông Alexander Lukashenko, người đã nắm quyền 26 năm, thắng tới 80% phiếu bầu. Hôm qua, ông Lukashenko đã bị la ó trong khi phát biểu trước các công nhân nhà máy ở thủ đô Minsk.
Chính quyền Trump tiếp tục chiến dịch chống Huawei, một công ty viễn thông của Trung Quốc, bằng cách hạn chế công ty này mua chip do nước ngoài sản xuất dựa trên công nghệ của Mỹ. Số quy tắc mới dựa trên các hạn chế được đưa ra hồi tháng 5 vốn cấm Huawei thiết kế chip của riêng mình bằng công nghệ Mỹ. Bộ Thương mại cũng đưa vào danh sách đen 38 công ty liên kết với Huawei mà họ tuyên bố đang lảng tránh các cấm vận thương mại.
Sau khi đã công bố kết quả kỳ thi A-level, Ofqual, cơ quan quản lý các kỳ thi của Anh, đã thay đổi cách tính điểm. Mới vài tuần trước, chúng được quyết định bằng cách tính đánh giá của giáo viên kết hợp với kết quả trước đây của trường nơi học sinh theo học, dẫn đến sự phản đối kịch liệt khi 40% kết quả thấp hơn điểm do giáo viên đánh giá. Giờ đây, học sinh sẽ nhận lại kết quả tốt hơn hoặc bằng với đánh giá của giáo viên.
Công việc bắt đầu được tiến hành để giải cứu con tàu Nhật Bản mắc cạn ngoài khơi bờ biển Mauritius vào ngày 25 tháng 7 và nứt đôi vào ngày 6 tháng 8, làm tràn hàng tấn dầu ra biển. Hàng ngàn tình nguyện viên dân sự đã làm việc trong nhiều ngày để giảm thiểu thiệt hại môi trường được cho là đáng kể.
Chính quyền Trump đã đảo ngược các biện pháp bảo vệ lâu nay đối với các khu vực ở Bắc Cực để mở cửa cho phát triển dầu khí. Họ cho biết sẽ đấu giá giấy phép khai thác cho các công ty để khoan bên trong đồng bằng ven biển của Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực. Các nhà bảo vệ môi trường, những người cho rằng động thái này sẽ gây nguy hiểm cho động vật hoang dã bao gồm cả gấu Bắc Cực, tuyên bố sẽ chiến đấu tại tòa.
TIÊU ĐIỂM
Tổng tuyển cử New Zealand hoãn một tháng
Quốc hội New Zealand lẽ ra đã giải tán từ bây giờ, trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 19 tháng 9. Nhưng hôm nay các nhà lập pháp vẫn làm việc bình thường. Một đợt bùng phát mới của covid-19 đã khiến thủ tướng đảng Lao Động, Jacinda Ardern, phải trì hoãn cuộc bỏ phiếu thêm một tháng. Các đảng đối lập hài lòng. Phe đối lập lớn nhất, đảng Quốc gia (National), lập luận rằng đợt bùng dịch làm hạn chế việc vận động tranh cử, tạo lợi thế cho bà Ardern.
Dù sao thì bà vẫn dẫn trước. Tỉ lệ ủng hộ đảng Lao động đã tăng lên hơn 60% sau khi phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng hồi tháng 3 giúp ngăn chặn lây nhiễm virus trong cộng đồng hơn ba tháng qua. Nhưng lần bùng phát dịch này, tuần trước khiến Auckland phải phong tỏa lần thứ hai, có thể làm mất đi một phần tỉ lệ ủng hộ này. New Zealand hiện có 58 trường hợp nằm ngoài các cơ sở cách ly của nhà nước, nhưng bà Ardern không để đối thủ thắng thế. Bà “hoàn toàn không có ý định” trì hoãn cuộc bầu cử một lần nữa, ngay cả khi những con số tăng lên.
Google cấm các nội dung liên quan thuyết âm mưu về covid-19
Thông tin sai lệch quanh các thuyết âm mưu về Covid-19 có thể trở nên ít nổi bật hơn và kém lợi nhuận hơn. Bắt đầu từ hôm nay, Google sẽ ngừng đặt quảng cáo lên các web có nội dung “mâu thuẫn với đồng thuận khoa học và nhà chức trách” về virus và sẽ cấm quảng cáo tạo thông tin sai lệch về covid-19. Đây không phải là nỗ lực trấn áp đầu tiên của Google. Họ đã sử dụng chiến thuật cũ — được gọi là hủy quảng cáo — trên YouTube, trang web chia sẻ video của họ, dẫn đến những lời phàn nàn rằng các thuật toán quyết định video nào bị hủy quảng cáo quá khắt khe.
Họ cũng cấm các quảng cáo liên quan đến covid-19 từ các tổ chức phi chính phủ vào tháng 2, nhưng đã đổi ý vào tháng 4 sau khi các đảng viên Dân chủ càu nhàu rằng chính sách này ngăn họ chỉ trích cách chính quyền Trump xử lý đại dịch. Những người khổng lồ trực tuyến khác cũng phải vật lộn với các thuyết âm mưu coronavirus. Facebook, TikTok và Twitter gần đây đã xóa một số nội dung liên quan đến QAnon, một hệ thống quan điểm phức tạp cho rằng tồn tại âm mưu của một “nhà nước ngầm” chống lại ông Trump, điều đã lan truyền rộng rãi trong đại dịch, tạo ra thông tin sai lệch về covid-19 và các ý tưởng điên rồ khác.
Hôm nay xét xử vụ thủ tướng Lebanon bị ám sát năm 2005
Sau một thập niên tố tụng, bản án có thể không mấy quan trọng. Hôm nay, Tòa án Đặc biệt về Lebanon, một tòa án được LHQ hậu thuẫn ở The Hague, sẽ thông qua phán quyết đối với 4 người đàn ông bị xét xử vắng mặt vì vụ ám sát Rafiq Hariri, cựu thủ tướng Lebanon, vào năm 2005. Các bị cáo được cho là thành viên của Hizbullah, nhóm phiến quân và đảng chính trị do Iran hậu thuẫn. Lãnh đạo của nhóm, Hassan Nasrallah, cho biết ông “không cảm thấy lo ngại” về phán quyết, điều có thể gây ra biểu tình bởi cả những người ủng hộ Hizbullah và kẻ thù của nó.
Nhưng nhiều người Lebanon có những lo ngại cấp bách hơn: khủng hoảng kinh tế sâu rộng và thủ đô bị tàn phá. Vụ nổ lớn tại cảng Beirut vào ngày 4 tháng 8, khiến hơn 180 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, đã làm trì hoãn phán quyết. Chính phủ đã giải tán vào tuần trước. Chính trị bị tê liệt trong khi quốc hội cãi nhau tìm người kế nhiệm. Tái thiết sẽ rất khó khăn cho một quốc gia phá sản với đồng tiền mất giá không phanh. Bi kịch hôm nay có thể làm người ta quên đi thảm kịch của quá khứ.
Walmart ăn nên làm ra trong đại dịch
“The Beast of Bentonville” làm ăn khấm khá trong đại dịch, nhờ cả vào bộ phận tạp hóa khổng lồ (họ bán khoảng một phần tư tổng số hàng tạp hóa của Mỹ) và những sáng kiến trực tuyến mới của họ (chẳng hạn như quan hệ đối tác với Instacart, một startup internet, để giao hàng tạp hóa). Các nhà phân tích dự báo công ty hôm nay sẽ công bố doanh thu quý tăng 3,8% so với một năm trước, lên 135 tỷ đô la. Nhu cầu ổn định đối với hàng hóa và chi tiêu ngày càng tăng cho các mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn như đồ điện tử và giày dép đã giúp công ty thu lợi.
Vì muốn giảm thiểu số lần mua hàng trong đại dịch, người mua sắm giờ đây mua nhiều hơn cho một lần đi siêu thị. Song công ty lo ngại cạnh tranh trực tuyến gay gắt từ Amazon, công ty có dịch vụ thương mại điện tử ở Mỹ lớn gấp tám lần Walmart và Kroger, một chuỗi siêu thị lớn đang gia nhập sân chơi online. Trừ khi họ sớm ra mắt Walmart +, một dịch vụ đăng ký được mong đợi nhằm mục đích cạnh tranh với chương trình thành viên Prime đẻ ra tiền của Amazon, thì tương lai vẫn chưa chắc chắn.
100 năm ngày phụ nữ Mỹ được đi bầu cử
Hôm nay đánh dấu một thế kỷ kể từ khi Tennessee trở thành tiểu bang thứ 36 và cuối cùng phê chuẩn tu chính án thứ 19, cho phép phụ nữ Mỹ đi bỏ phiếu bất chấp những lo ngại của nam giới về “chính quyền toàn nữ” (petticoat rule). Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ, bắt đầu vào thứ Hai, sẽ cho thấy đã có những thay đổi lớn lao. Nhiều phụ nữ có ảnh hưởng sẽ lên bục nói, bao gồm Hillary Clinton, Nancy Pelosi và Kamala Harris, người có thể trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Nhưng những người cho rằng bà Harris sẽ giúp giành cử tri nữ cho Joe Biden nên nhớ rằng phụ nữ không đi bầu theo một thể thống nhất. Phụ nữ từng lãnh đạo phong trào chống quyền bầu cử bình đẳng vào đầu những năm 1900, và chống lại Tu chính án Quyền Bình đẳng những năm 1970. Mặc dù bà Clinton giành được hầu hết phiếu của các cử tri nữ vào năm 2016, có tới 47% phụ nữ da trắng vẫn bỏ phiếu cho Donald Trump. Lễ kỷ niệm này cũng là một lời nhắc nhở rằng phụ nữ vẫn chưa có số đại diện bình đẳng trong các cơ quan công quyền. Ngày nay, chỉ 24% số thành viên Quốc hội là nữ.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 18/08/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 7,8% trong quý hai, con số tệ nhất từng được ghi nhận. Quý thứ ba liên tiếp suy thoái cũng khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thu nhỏ xuống thấp hơn cả quy mô của nó hồi năm 2011, trước khi bắt đầu cải cách “Abenomics” của Thủ tướng Abe Shinzo. Phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng chậm.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã hoãn cuộc tổng tuyển cử của đất nước, theo dự kiến là ngày 19 tháng 9, thêm bốn tuần. Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, đã quay lại phong tỏa sau khi số ca nhiễm covid-19 tăng nhẹ. Sau ba tháng không có ca mới, gần đây nước này ghi nhận 78 trường hợp. Bà Ardern cho biết bà không có ý định trì hoãn thêm nữa.
Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, đã lên án bạo lực chống người biểu tình ở Belarus và kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU để thảo luận về cuộc bầu cử tổng thống gian lận của đất nước này. Hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối kết quả chính thức, theo đó ông Alexander Lukashenko, người đã nắm quyền 26 năm, thắng tới 80% phiếu bầu. Hôm qua, ông Lukashenko đã bị la ó trong khi phát biểu trước các công nhân nhà máy ở thủ đô Minsk.
Chính quyền Trump tiếp tục chiến dịch chống Huawei, một công ty viễn thông của Trung Quốc, bằng cách hạn chế công ty này mua chip do nước ngoài sản xuất dựa trên công nghệ của Mỹ. Số quy tắc mới dựa trên các hạn chế được đưa ra hồi tháng 5 vốn cấm Huawei thiết kế chip của riêng mình bằng công nghệ Mỹ. Bộ Thương mại cũng đưa vào danh sách đen 38 công ty liên kết với Huawei mà họ tuyên bố đang lảng tránh các cấm vận thương mại.
Sau khi đã công bố kết quả kỳ thi A-level, Ofqual, cơ quan quản lý các kỳ thi của Anh, đã thay đổi cách tính điểm. Mới vài tuần trước, chúng được quyết định bằng cách tính đánh giá của giáo viên kết hợp với kết quả trước đây của trường nơi học sinh theo học, dẫn đến sự phản đối kịch liệt khi 40% kết quả thấp hơn điểm do giáo viên đánh giá. Giờ đây, học sinh sẽ nhận lại kết quả tốt hơn hoặc bằng với đánh giá của giáo viên.
Công việc bắt đầu được tiến hành để giải cứu con tàu Nhật Bản mắc cạn ngoài khơi bờ biển Mauritius vào ngày 25 tháng 7 và nứt đôi vào ngày 6 tháng 8, làm tràn hàng tấn dầu ra biển. Hàng ngàn tình nguyện viên dân sự đã làm việc trong nhiều ngày để giảm thiểu thiệt hại môi trường được cho là đáng kể.
Chính quyền Trump đã đảo ngược các biện pháp bảo vệ lâu nay đối với các khu vực ở Bắc Cực để mở cửa cho phát triển dầu khí. Họ cho biết sẽ đấu giá giấy phép khai thác cho các công ty để khoan bên trong đồng bằng ven biển của Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực. Các nhà bảo vệ môi trường, những người cho rằng động thái này sẽ gây nguy hiểm cho động vật hoang dã bao gồm cả gấu Bắc Cực, tuyên bố sẽ chiến đấu tại tòa.
TIÊU ĐIỂM
Tổng tuyển cử New Zealand hoãn một tháng
Quốc hội New Zealand lẽ ra đã giải tán từ bây giờ, trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 19 tháng 9. Nhưng hôm nay các nhà lập pháp vẫn làm việc bình thường. Một đợt bùng phát mới của covid-19 đã khiến thủ tướng đảng Lao Động, Jacinda Ardern, phải trì hoãn cuộc bỏ phiếu thêm một tháng. Các đảng đối lập hài lòng. Phe đối lập lớn nhất, đảng Quốc gia (National), lập luận rằng đợt bùng dịch làm hạn chế việc vận động tranh cử, tạo lợi thế cho bà Ardern.
Dù sao thì bà vẫn dẫn trước. Tỉ lệ ủng hộ đảng Lao động đã tăng lên hơn 60% sau khi phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng hồi tháng 3 giúp ngăn chặn lây nhiễm virus trong cộng đồng hơn ba tháng qua. Nhưng lần bùng phát dịch này, tuần trước khiến Auckland phải phong tỏa lần thứ hai, có thể làm mất đi một phần tỉ lệ ủng hộ này. New Zealand hiện có 58 trường hợp nằm ngoài các cơ sở cách ly của nhà nước, nhưng bà Ardern không để đối thủ thắng thế. Bà “hoàn toàn không có ý định” trì hoãn cuộc bầu cử một lần nữa, ngay cả khi những con số tăng lên.
Google cấm các nội dung liên quan thuyết âm mưu về covid-19
Thông tin sai lệch quanh các thuyết âm mưu về Covid-19 có thể trở nên ít nổi bật hơn và kém lợi nhuận hơn. Bắt đầu từ hôm nay, Google sẽ ngừng đặt quảng cáo lên các web có nội dung “mâu thuẫn với đồng thuận khoa học và nhà chức trách” về virus và sẽ cấm quảng cáo tạo thông tin sai lệch về covid-19. Đây không phải là nỗ lực trấn áp đầu tiên của Google. Họ đã sử dụng chiến thuật cũ — được gọi là hủy quảng cáo — trên YouTube, trang web chia sẻ video của họ, dẫn đến những lời phàn nàn rằng các thuật toán quyết định video nào bị hủy quảng cáo quá khắt khe.
Họ cũng cấm các quảng cáo liên quan đến covid-19 từ các tổ chức phi chính phủ vào tháng 2, nhưng đã đổi ý vào tháng 4 sau khi các đảng viên Dân chủ càu nhàu rằng chính sách này ngăn họ chỉ trích cách chính quyền Trump xử lý đại dịch. Những người khổng lồ trực tuyến khác cũng phải vật lộn với các thuyết âm mưu coronavirus. Facebook, TikTok và Twitter gần đây đã xóa một số nội dung liên quan đến QAnon, một hệ thống quan điểm phức tạp cho rằng tồn tại âm mưu của một “nhà nước ngầm” chống lại ông Trump, điều đã lan truyền rộng rãi trong đại dịch, tạo ra thông tin sai lệch về covid-19 và các ý tưởng điên rồ khác.
Hôm nay xét xử vụ thủ tướng Lebanon bị ám sát năm 2005
Sau một thập niên tố tụng, bản án có thể không mấy quan trọng. Hôm nay, Tòa án Đặc biệt về Lebanon, một tòa án được LHQ hậu thuẫn ở The Hague, sẽ thông qua phán quyết đối với 4 người đàn ông bị xét xử vắng mặt vì vụ ám sát Rafiq Hariri, cựu thủ tướng Lebanon, vào năm 2005. Các bị cáo được cho là thành viên của Hizbullah, nhóm phiến quân và đảng chính trị do Iran hậu thuẫn. Lãnh đạo của nhóm, Hassan Nasrallah, cho biết ông “không cảm thấy lo ngại” về phán quyết, điều có thể gây ra biểu tình bởi cả những người ủng hộ Hizbullah và kẻ thù của nó.
Nhưng nhiều người Lebanon có những lo ngại cấp bách hơn: khủng hoảng kinh tế sâu rộng và thủ đô bị tàn phá. Vụ nổ lớn tại cảng Beirut vào ngày 4 tháng 8, khiến hơn 180 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, đã làm trì hoãn phán quyết. Chính phủ đã giải tán vào tuần trước. Chính trị bị tê liệt trong khi quốc hội cãi nhau tìm người kế nhiệm. Tái thiết sẽ rất khó khăn cho một quốc gia phá sản với đồng tiền mất giá không phanh. Bi kịch hôm nay có thể làm người ta quên đi thảm kịch của quá khứ.
Walmart ăn nên làm ra trong đại dịch
“The Beast of Bentonville” làm ăn khấm khá trong đại dịch, nhờ cả vào bộ phận tạp hóa khổng lồ (họ bán khoảng một phần tư tổng số hàng tạp hóa của Mỹ) và những sáng kiến trực tuyến mới của họ (chẳng hạn như quan hệ đối tác với Instacart, một startup internet, để giao hàng tạp hóa). Các nhà phân tích dự báo công ty hôm nay sẽ công bố doanh thu quý tăng 3,8% so với một năm trước, lên 135 tỷ đô la. Nhu cầu ổn định đối với hàng hóa và chi tiêu ngày càng tăng cho các mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn như đồ điện tử và giày dép đã giúp công ty thu lợi.
Vì muốn giảm thiểu số lần mua hàng trong đại dịch, người mua sắm giờ đây mua nhiều hơn cho một lần đi siêu thị. Song công ty lo ngại cạnh tranh trực tuyến gay gắt từ Amazon, công ty có dịch vụ thương mại điện tử ở Mỹ lớn gấp tám lần Walmart và Kroger, một chuỗi siêu thị lớn đang gia nhập sân chơi online. Trừ khi họ sớm ra mắt Walmart +, một dịch vụ đăng ký được mong đợi nhằm mục đích cạnh tranh với chương trình thành viên Prime đẻ ra tiền của Amazon, thì tương lai vẫn chưa chắc chắn.
100 năm ngày phụ nữ Mỹ được đi bầu cử
Hôm nay đánh dấu một thế kỷ kể từ khi Tennessee trở thành tiểu bang thứ 36 và cuối cùng phê chuẩn tu chính án thứ 19, cho phép phụ nữ Mỹ đi bỏ phiếu bất chấp những lo ngại của nam giới về “chính quyền toàn nữ” (petticoat rule). Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ, bắt đầu vào thứ Hai, sẽ cho thấy đã có những thay đổi lớn lao. Nhiều phụ nữ có ảnh hưởng sẽ lên bục nói, bao gồm Hillary Clinton, Nancy Pelosi và Kamala Harris, người có thể trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Nhưng những người cho rằng bà Harris sẽ giúp giành cử tri nữ cho Joe Biden nên nhớ rằng phụ nữ không đi bầu theo một thể thống nhất. Phụ nữ từng lãnh đạo phong trào chống quyền bầu cử bình đẳng vào đầu những năm 1900, và chống lại Tu chính án Quyền Bình đẳng những năm 1970. Mặc dù bà Clinton giành được hầu hết phiếu của các cử tri nữ vào năm 2016, có tới 47% phụ nữ da trắng vẫn bỏ phiếu cho Donald Trump. Lễ kỷ niệm này cũng là một lời nhắc nhở rằng phụ nữ vẫn chưa có số đại diện bình đẳng trong các cơ quan công quyền. Ngày nay, chỉ 24% số thành viên Quốc hội là nữ.