Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 22/04/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ nhập cư vào Mỹ, viện dẫn lý do chống dịch. Động thái này sẽ được thực hiện “trong bối cảnh cuộc tấn công từ Kẻ thù Vô hình, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ việc làm của những Công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta”, ông đã tweet như vậy. Ông không cung cấp thêm chi tiết nào khác.
Số ca nhiễm covid-19 ở Ý giảm lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Khoảng 108.237 người được ghi nhận nhiễm bệnh, ít hơn 20 người so với hôm trước. Ý có số ca tử vong chính thức cao thứ hai, sau Mỹ. Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ sớm công bố kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, bắt đầu từ 4 tháng 5.
Đại dịch covid-19 có thể khiến 265 triệu người đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc. Thiệt hại kinh tế do khủng hoảng coronavirus gây ra đặc biệt ảnh hưởng nhiều người nghèo trên thế giới, những người bị mất tiền tiết kiệm và những người phải chật vật kiếm sống từng ngày ở các nước có rất ít hoặc không có biện pháp nào bảo vệ họ.
Chính phủ Pháp chấp nhận yêu cầu cho phép quốc hội bỏ phiếu về một kế hoạch của chính phủ nhằm xây dựng một ứng dụng truy tìm người tiếp xúc gần nhằm làm chậm sự lây lan của covid-19. Các nghị sĩ, bao gồm cả những người từ đảng của Tổng thống Emmanuel Macron, bày tỏ lo ngại về những tác động lên quyền riêng tư. Ứng dụng có thể cảnh báo người dùng nếu họ ở gần với những người bị nhiễm virus.
Các nhà lãnh đạo Quốc hội và chính quyền Trump đã thống nhất bơm thêm gần 500 tỷ đô la để giúp đỡ nền kinh tế Mỹ khi mà phần lớn đất nước vẫn đang phong tỏa. Thỏa thuận này bơm 310 tỷ đô la vào chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ mà hiện đã cạn tiền, 75 tỷ đô la cho các bệnh viện và 25 tỷ đô la cho xét nghiệm coronavirus. Quốc hội có khả năng sẽ bỏ phiếu về kế hoạch này trong vài ngày tới.
Thị trường dầu tiếp tục biến động mạnh vào thứ Ba khi dầu thô Brent, thang giá chuẩn của quốc tế, lần đầu tiên giảm xuống dưới 20 đô la một thùng kể từ năm 2002. Thang giá chuẩn của Mỹ, West Texas Intermediate (WTI), tiếp tục giảm. Nhu cầu yếu do người dân bị phong tỏa đã làm giảm giá dầu, ngay cả khi các nhà sản xuất hứa cắt giảm sản lượng kỷ lục.
Xuất khẩu vàng từ Thụy Sĩ sang Mỹ tăng trong tháng 3 lên 43,2 tấn, nhiều nhất trong tám năm dữ liệu được thu thập. Các nhà đầu tư sợ rằng các kho vàng New York có thể không đủ vàng vật chất để giao cho các hợp đồng tương lai, điều này đẩy giá lên và làm tăng nhập khẩu vàng vào thành phố. Nhu cầu vàng cũng đã tăng vọt do bất ổn kinh tế toàn cầu.
TIÊU ĐIỂM
Nghị viện Anh họp theo cách mới vì đại dịch
Theo truyền thống, các nghị sĩ phía chính phủ và các nghị sĩ đối lập Anh phải ngồi cách nhau khoảng cách hai thanh kiếm. Khi quay lại làm việc giữa bối cảnh giãn cách xã hội, giờ đây họ cũng phải giữ khoảng cách tối thiểu với các đồng nghiệp trong đảng. Keir Starmer sẽ tham dự phiên chất vấn Thủ tướng đầu tiên trên cương vị lãnh đạo Công đảng. Ông đối mặt với Dominic Raab, người thay thế Boris Johnson, vì thủ tướng vẫn đang hồi sức sau covid-19. Trong cuộc họp sau lễ Phục sinh đầu tiên hôm qua, chỉ một ít nghị sĩ ngồi trong phòng, nơi bình thường sẽ chật kín. Băng dính màu vàng đánh dấu khoảng cách ngồi.
Với thủ tục mới các nhà lập pháp có thể đặt câu hỏi thông qua một nền tảng hội nghị trực tuyến. Những người ở nhà được yêu cầu ăn mặc như những người có mặt, chọn một phông nền thích hợp (ví dụ không phải là nền sóng biển vỗ rì rào). Keir hậu thuẫn chiến lược chống dịch của chính phủ, nhưng thách thức chính phủ đề ra các kế hoạch chi tiết để thoát khỏi tình trạng phong tỏa, và về tính hiệu quả của các chương trình hỗ trợ kinh tế cũng như chiến lược xét nghiệm virus.
Tây Ban Nha xem xét tiếp tục phong tỏa
Hôm nay Pedro Sánchez, thủ tướng đảng Xã hội của Tây Ban Nha, sẽ yêu cầu quốc hội phê chuẩn gia hạn phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, cho đến 9 tháng 5. Người Tây Ban Nha hy vọng đây sẽ là lần cuối cùng. Nước này bám sát Ý về hậu quả của covid-19 ở châu Âu, với 204.178 ca nhiễm và 21.282 trường hợp tử vong đến ngày 20 tháng 4, theo số liệu của Bộ Y tế. Ca nhiễm mới và ca tử vong hàng ngày đang giảm nhẹ sau gần sáu tuần phong tỏa.
Khi tình trạng bình thường quay lại vào tháng 5, không khí chung sẽ là cẩn trọng, tùy vào vùng miền và khu vực kinh tế. Chính phủ, một liên minh thiểu số cánh tả, đã bị phe đối lập hiếu chiến chỉ trích nặng nề vì cách xử lý khủng hoảng của mình. Lãnh đạo đảng Nhân dân đối lập Pablo Casado đã từ chối đề xuất nhanh chóng thiết lập một kế hoạch tái thiết kéo dài ba tuần do chính phủ lãnh đạo, thay vào đó chuyển cuộc thảo luận về vấn đề này sang một ủy ban nghị viện. Song đảng của ông xem ra vẫn sẽ bỏ phiếu gia hạn phong tỏa.
Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào suy thoái lần hai
Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với suy thoái lần thứ hai sau hai năm, lần này nghiêm trọng hơn lần trước. IMF dự đoán nền kinh tế sẽ suy giảm 5% trong năm nay. Đồng lira đang gần mức thấp kỷ lục, khiến các công ty hiện gánh nợ bằng đồng tiền mạnh chao đảo. Đã đốt cháy hàng tỷ đô la dự trữ để chống đỡ cho đồng tiền vào năm ngoái, giờ đây ngân hàng trung ương dường như không còn khả năng ngăn nó trượt giá sâu hơn.
Gói kích thích 15 tỷ đô la được thông qua hồi tháng ba là không đủ. Một giải pháp là yêu cầu IMF hỗ trợ. Song Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thề là không. Thay vào đó, ông sẽ cố gắng khôi phục nền kinh tế bằng cách bơm thêm tín dụng rẻ. Hôm nay ngân hàng trung ương, ngày càng hoạt động như một nhánh của chính phủ, dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất. Với việc lạm phát giảm, ngân hàng có thể làm như vậy. Nhưng suy thoái có vẻ không thể tránh khỏi.
Argentina bên bờ vực vỡ nợ
Argentina đã vỡ nợ tám lần. Hôm nay đồng hồ bắt đầu đếm dần tới con số chín. Chính phủ dự kiến lỡ thời hạn trả khoản nợ 500 triệu đô la cho các trái chủ nước ngoài. Vì vậy chính phủ đề ra hạn 22 tháng 5 – nghĩa là từ giờ tới đó chính phủ của Tổng thống Alberto Fernández phải thuyết phục các chủ nợ rằng đề nghị giảm 62% tiền lãi, cộng với ba năm ân hạn, của họ là đáng để thực hiện.
Các chủ nợ vốn dĩ đã đưa ra câu trả lời của họ, cáo buộc chính phủ không đáng tin và ra quyết định một cách đơn phương. Chính phủ lập luận rằng họ nắm quyền trong một cuộc suy thoái, và rằng các kế hoạch nhằm tăng trưởng trở lại đã bị đại dịch coronavirus làm tiêu tan. Bộ trưởng kinh tế Mart Guzmán cho biết, “Argentina không thể trả bất cứ thứ gì ngay bây giờ”. Một chủ nợ mô tả đây không phải một cuộc đàm phán mà trái lại là một kiểu “chấp nhận hoặc không thì thôi” – và câu trả lời của ông là không chấp nhận.
Ngày Trái Đất được kỉ niệm online
Vào ngày này năm mươi năm trước, 20 triệu người Mỹ đã xuống đường kỷ niệm Ngày Trái đất đầu tiên. Nó kết hợp thành công nhận thức mới của công chúng về ô nhiễm không khí và nước với sức mạnh của các cuộc biểu tình phản chiến năm 1969. Số người tham dự đáng kinh ngạc – một phần mười dân số Hoa Kỳ – đã thúc đẩy việc thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường cũng trong năm đó. Theo sau đó là một loạt các đạo luật lưỡng đảng cho đến ngày nay tạo nên nền tảng cho luật môi trường của Hoa Kỳ, bao gồm Đạo luật Không khí Sạch, Đạo luật Nước sạch và Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng.
Trước khi covid-19 khiến xã hội đình trệ, các nhóm môi trường đã lên kế hoạch huy động 1 tỷ người trên toàn thế giới cho lễ kỷ niệm, dưới dạng tuần hành và bãi khóa. Thay vào đó, phong trào đang được tiến hành trực tuyến. Một loạt các cuộc hội thảo, bài phát biểu và livestream đã được lên kế hoạch và tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cũng sẽ có bài phát biểu trong đó ông dự kiến ủng hộ về các gói phục hồi kinh tế sau covid thân thiện với môi trường.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 22/04/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ nhập cư vào Mỹ, viện dẫn lý do chống dịch. Động thái này sẽ được thực hiện “trong bối cảnh cuộc tấn công từ Kẻ thù Vô hình, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ việc làm của những Công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta”, ông đã tweet như vậy. Ông không cung cấp thêm chi tiết nào khác.
Số ca nhiễm covid-19 ở Ý giảm lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Khoảng 108.237 người được ghi nhận nhiễm bệnh, ít hơn 20 người so với hôm trước. Ý có số ca tử vong chính thức cao thứ hai, sau Mỹ. Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ sớm công bố kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, bắt đầu từ 4 tháng 5.
Đại dịch covid-19 có thể khiến 265 triệu người đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc. Thiệt hại kinh tế do khủng hoảng coronavirus gây ra đặc biệt ảnh hưởng nhiều người nghèo trên thế giới, những người bị mất tiền tiết kiệm và những người phải chật vật kiếm sống từng ngày ở các nước có rất ít hoặc không có biện pháp nào bảo vệ họ.
Chính phủ Pháp chấp nhận yêu cầu cho phép quốc hội bỏ phiếu về một kế hoạch của chính phủ nhằm xây dựng một ứng dụng truy tìm người tiếp xúc gần nhằm làm chậm sự lây lan của covid-19. Các nghị sĩ, bao gồm cả những người từ đảng của Tổng thống Emmanuel Macron, bày tỏ lo ngại về những tác động lên quyền riêng tư. Ứng dụng có thể cảnh báo người dùng nếu họ ở gần với những người bị nhiễm virus.
Các nhà lãnh đạo Quốc hội và chính quyền Trump đã thống nhất bơm thêm gần 500 tỷ đô la để giúp đỡ nền kinh tế Mỹ khi mà phần lớn đất nước vẫn đang phong tỏa. Thỏa thuận này bơm 310 tỷ đô la vào chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ mà hiện đã cạn tiền, 75 tỷ đô la cho các bệnh viện và 25 tỷ đô la cho xét nghiệm coronavirus. Quốc hội có khả năng sẽ bỏ phiếu về kế hoạch này trong vài ngày tới.
Thị trường dầu tiếp tục biến động mạnh vào thứ Ba khi dầu thô Brent, thang giá chuẩn của quốc tế, lần đầu tiên giảm xuống dưới 20 đô la một thùng kể từ năm 2002. Thang giá chuẩn của Mỹ, West Texas Intermediate (WTI), tiếp tục giảm. Nhu cầu yếu do người dân bị phong tỏa đã làm giảm giá dầu, ngay cả khi các nhà sản xuất hứa cắt giảm sản lượng kỷ lục.
Xuất khẩu vàng từ Thụy Sĩ sang Mỹ tăng trong tháng 3 lên 43,2 tấn, nhiều nhất trong tám năm dữ liệu được thu thập. Các nhà đầu tư sợ rằng các kho vàng New York có thể không đủ vàng vật chất để giao cho các hợp đồng tương lai, điều này đẩy giá lên và làm tăng nhập khẩu vàng vào thành phố. Nhu cầu vàng cũng đã tăng vọt do bất ổn kinh tế toàn cầu.
TIÊU ĐIỂM
Nghị viện Anh họp theo cách mới vì đại dịch
Theo truyền thống, các nghị sĩ phía chính phủ và các nghị sĩ đối lập Anh phải ngồi cách nhau khoảng cách hai thanh kiếm. Khi quay lại làm việc giữa bối cảnh giãn cách xã hội, giờ đây họ cũng phải giữ khoảng cách tối thiểu với các đồng nghiệp trong đảng. Keir Starmer sẽ tham dự phiên chất vấn Thủ tướng đầu tiên trên cương vị lãnh đạo Công đảng. Ông đối mặt với Dominic Raab, người thay thế Boris Johnson, vì thủ tướng vẫn đang hồi sức sau covid-19. Trong cuộc họp sau lễ Phục sinh đầu tiên hôm qua, chỉ một ít nghị sĩ ngồi trong phòng, nơi bình thường sẽ chật kín. Băng dính màu vàng đánh dấu khoảng cách ngồi.
Với thủ tục mới các nhà lập pháp có thể đặt câu hỏi thông qua một nền tảng hội nghị trực tuyến. Những người ở nhà được yêu cầu ăn mặc như những người có mặt, chọn một phông nền thích hợp (ví dụ không phải là nền sóng biển vỗ rì rào). Keir hậu thuẫn chiến lược chống dịch của chính phủ, nhưng thách thức chính phủ đề ra các kế hoạch chi tiết để thoát khỏi tình trạng phong tỏa, và về tính hiệu quả của các chương trình hỗ trợ kinh tế cũng như chiến lược xét nghiệm virus.
Tây Ban Nha xem xét tiếp tục phong tỏa
Hôm nay Pedro Sánchez, thủ tướng đảng Xã hội của Tây Ban Nha, sẽ yêu cầu quốc hội phê chuẩn gia hạn phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, cho đến 9 tháng 5. Người Tây Ban Nha hy vọng đây sẽ là lần cuối cùng. Nước này bám sát Ý về hậu quả của covid-19 ở châu Âu, với 204.178 ca nhiễm và 21.282 trường hợp tử vong đến ngày 20 tháng 4, theo số liệu của Bộ Y tế. Ca nhiễm mới và ca tử vong hàng ngày đang giảm nhẹ sau gần sáu tuần phong tỏa.
Khi tình trạng bình thường quay lại vào tháng 5, không khí chung sẽ là cẩn trọng, tùy vào vùng miền và khu vực kinh tế. Chính phủ, một liên minh thiểu số cánh tả, đã bị phe đối lập hiếu chiến chỉ trích nặng nề vì cách xử lý khủng hoảng của mình. Lãnh đạo đảng Nhân dân đối lập Pablo Casado đã từ chối đề xuất nhanh chóng thiết lập một kế hoạch tái thiết kéo dài ba tuần do chính phủ lãnh đạo, thay vào đó chuyển cuộc thảo luận về vấn đề này sang một ủy ban nghị viện. Song đảng của ông xem ra vẫn sẽ bỏ phiếu gia hạn phong tỏa.
Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào suy thoái lần hai
Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với suy thoái lần thứ hai sau hai năm, lần này nghiêm trọng hơn lần trước. IMF dự đoán nền kinh tế sẽ suy giảm 5% trong năm nay. Đồng lira đang gần mức thấp kỷ lục, khiến các công ty hiện gánh nợ bằng đồng tiền mạnh chao đảo. Đã đốt cháy hàng tỷ đô la dự trữ để chống đỡ cho đồng tiền vào năm ngoái, giờ đây ngân hàng trung ương dường như không còn khả năng ngăn nó trượt giá sâu hơn.
Gói kích thích 15 tỷ đô la được thông qua hồi tháng ba là không đủ. Một giải pháp là yêu cầu IMF hỗ trợ. Song Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thề là không. Thay vào đó, ông sẽ cố gắng khôi phục nền kinh tế bằng cách bơm thêm tín dụng rẻ. Hôm nay ngân hàng trung ương, ngày càng hoạt động như một nhánh của chính phủ, dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất. Với việc lạm phát giảm, ngân hàng có thể làm như vậy. Nhưng suy thoái có vẻ không thể tránh khỏi.
Argentina bên bờ vực vỡ nợ
Argentina đã vỡ nợ tám lần. Hôm nay đồng hồ bắt đầu đếm dần tới con số chín. Chính phủ dự kiến lỡ thời hạn trả khoản nợ 500 triệu đô la cho các trái chủ nước ngoài. Vì vậy chính phủ đề ra hạn 22 tháng 5 – nghĩa là từ giờ tới đó chính phủ của Tổng thống Alberto Fernández phải thuyết phục các chủ nợ rằng đề nghị giảm 62% tiền lãi, cộng với ba năm ân hạn, của họ là đáng để thực hiện.
Các chủ nợ vốn dĩ đã đưa ra câu trả lời của họ, cáo buộc chính phủ không đáng tin và ra quyết định một cách đơn phương. Chính phủ lập luận rằng họ nắm quyền trong một cuộc suy thoái, và rằng các kế hoạch nhằm tăng trưởng trở lại đã bị đại dịch coronavirus làm tiêu tan. Bộ trưởng kinh tế Mart Guzmán cho biết, “Argentina không thể trả bất cứ thứ gì ngay bây giờ”. Một chủ nợ mô tả đây không phải một cuộc đàm phán mà trái lại là một kiểu “chấp nhận hoặc không thì thôi” – và câu trả lời của ông là không chấp nhận.
Ngày Trái Đất được kỉ niệm online
Vào ngày này năm mươi năm trước, 20 triệu người Mỹ đã xuống đường kỷ niệm Ngày Trái đất đầu tiên. Nó kết hợp thành công nhận thức mới của công chúng về ô nhiễm không khí và nước với sức mạnh của các cuộc biểu tình phản chiến năm 1969. Số người tham dự đáng kinh ngạc – một phần mười dân số Hoa Kỳ – đã thúc đẩy việc thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường cũng trong năm đó. Theo sau đó là một loạt các đạo luật lưỡng đảng cho đến ngày nay tạo nên nền tảng cho luật môi trường của Hoa Kỳ, bao gồm Đạo luật Không khí Sạch, Đạo luật Nước sạch và Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng.
Trước khi covid-19 khiến xã hội đình trệ, các nhóm môi trường đã lên kế hoạch huy động 1 tỷ người trên toàn thế giới cho lễ kỷ niệm, dưới dạng tuần hành và bãi khóa. Thay vào đó, phong trào đang được tiến hành trực tuyến. Một loạt các cuộc hội thảo, bài phát biểu và livestream đã được lên kế hoạch và tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cũng sẽ có bài phát biểu trong đó ông dự kiến ủng hộ về các gói phục hồi kinh tế sau covid thân thiện với môi trường.