Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 25/11/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Michael Bloomberg tuyên bố ra tranh cử cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ. Nền tảng tranh cử của ông là ba nhiệm kỳ thị trưởng New York thành công. Nhưng với tư cách là một người Dân chủ, ông sẽ gặp khó: chính sách “chặn và lục soát” của ông đã gây phật lòng người da đen và người gốc Latinh ở New York, cũng như với tư cách một cựu đảng viên Cộng hòa và doanh nhân tỷ phú, ông sẽ bị tấn công bởi những người dân túy cánh tả vốn đóng vai trò lớn trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.
Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ phủ nhận đã đe dọa từ chức vì Tổng thống Donald Trump can thiệp vào trường hợp của Eddie Gallagher, một lính Hải quân SEAL. Ông Gallagher bị cáo buộc giết một tù nhân, nhưng chỉ bị kết án vì chụp ảnh với một xác chết. Ông Trump đã tweet rằng ông Gallagher sẽ không bị giáng cấp hoặc tước bỏ tư cách đặc nhiệm SEAL.
Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh đã công bố một bản tuyên ngôn chính trị ngắn trước cuộc bầu cử ngày 12 tháng 12. Tài liệu này chỉ dài hơn một nửa bản tuyên ngôn của Công đảng một chút, và tương đối khiêm tốn về phạm vi: nhiều y tá hơn, nhiều cảnh sát hơn, và hơn hết là lời hứa “hoàn thành Brexit” (một cụm từ xuất hiện 23 lần). Với việc dẫn trước tận hai con số trong các cuộc thăm dò, Đảng Bảo thủ không có lý do gì để mạo hiểm tạo tranh cãi.
Hơn 3 triệu người Hồng Kông – tức 70% cử tri đủ điều kiện, một mức kỷ lục – đã đi bỏ phiếu để chọn 452 ủy viên hội đồng quận. Các đảng ủng hộ chính phủ, theo truyền thống thường có kết quả tốt, lần này sẽ thua thiệt trước các đảng ủng hộ các cuộc biểu tình gần đây. Cuộc bỏ phiếu được xem như một cuộc trưng cầu dân ý về chính quyền của trưởng đặc khu Carrie Lam. Sau nhiều tháng bạo lực, dịp cuối tuần vừa rồi trôi qua bình yên.
Một cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói nước này nên làm nhiều hơn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời đề nghị tăng mức bồi thường tối đa cho các vi phạm. Trung Quốc thường nhắm mắt làm ngơ trước hành vi trộm cắp bí mật kinh doanh; họ cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phương Tây chuyển giao sở hữu trí tuệ cho các đối tác địa phương ở Trung Quốc.
Elon Musk tweet rằng xe tải điện mới của Tesla nhận được gần 150.000 đơn đặt hàng trước, mặc kệ thiết kế theo kiểu tương lai khác thường (mẫu xe này đã được so sánh với chiếc xe trong bộ phim “Back to the Future” năm 1985) và một sự cố hi hữu tại sự kiện ra mắt. Theo đó, một đồng nghiệp của ông Musk đã ném một quả bóng kim loại vào cửa sổ, vốn được quảng cáo là có thể chịu được đạn và búa tạ; cửa sổ nứt ngay lập tức.
Hàng trăm người biểu tình chống biến đổi khí hậu đã xông vào sân bóng bầu dục đang diễn ra trận Harvard-Yale, yêu cầu hai trường đại học giàu có thoái vốn khỏi các công ty nhiên liệu hóa thạch. Những người biểu tình hô vang “OK Boomer”, câu khẩu hiệu đã trở thành lời chế nhạo yêu thích của các nhà hoạt động trẻ, những người cáo buộc các thế hệ đi trước làm ngơ trước biến đổi khí hậu.
TIÊU ĐIỂM
Cuộc điều tra luận tội Trump và vấn đề pháp lý
Câu hỏi chính trị quan trọng nhất trong câu chuyện luận tội Donald Trump là liệu ông Trump có nên bị luận tội và bị cách chức hay không. Nhưng câu hỏi pháp lý quan trọng nhất được nêu ra là làm sao để cân bằng được các yêu cầu đối lập nhau từ các nhánh ngang quyền của chính phủ. Nói ngắn gọn: điều gì sẽ xảy ra khi Hạ viện yêu cầu một người ra làm chứng, nhưng Nhà Trắng lại cấm điều đó? Hôm nay Thẩm phán Ketanji Brown Jackson sẽ giúp trả lời câu hỏi đó khi bà ra phán quyết về một vụ kiện do Ủy ban Tư pháp Hạ viện đệ trình.
Ủy ban này muốn nghe điều trần từ Don McGahn, một cựu cố vấn Nhà Trắng mà chính quyền Trump ngăn chặn không cho ra làm chứng. Đảng Dân chủ muốn ông giúp xác định xem ông Trump có nói dối trong các câu trả lời bằng văn bản của mình cho Robert Mueller hay không. Phán quyết của bà Jackson có thể sẽ quyết định xem các nhân vật quan trọng khác trong cuộc điều tra luận tội – bao gồm John Bolton và Charlie Kupperman, cựu cố vấn an ninh quốc gia và cấp phó – phải tham gia theo yêu cầu của Quốc hội, hay nghe theo lệnh của Nhà Trắng.
Internet trước viễn cảnh bị chia nhỏ
Cuộc họp năm 2019 của Diễn đàn Quản trị Internet, nơi tập trung những nhân vật nhiều ảnh hưởng của không gian mạng, sẽ khai mạc hôm nay tại Berlin. Cuộc họp sẽ đề cập tất cả mọi thứ, từ an ninh mạng của những chiếc xe được kết nối cho đến sự khác biệt giữa ngoại giao và việc bóp méo thông tin. Nhưng chủ đề chính trong quản trị internet – vốn ban đầu là một vấn đề phi chính phủ và mang tính tự điều chỉnh – là sự can thiệp ngày càng tăng của các nước.
Các quốc gia đàn áp, theo gương của Trung Quốc, đã chặn nhiều trang web và đẩy mạnh tuyên truyền kỹ thuật số. Nhưng các nền dân chủ từ Australia cho đến EU cũng đang xây dựng các quy tắc kiểm duyệt nhắm vào nhiều thứ, từ giữ gìn sự riêng tư, chống lại tin giả cho đến trấn áp các tụ điểm chống vắc-xin và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Các công ty như Google và Facebook đang thu hút sự giám sát từ các cơ quan chống độc quyền. Ngay cả ở Mỹ, tranh cãi đang xoay quanh việc liệu các đại gia công nghệ có nên kiểm duyệt quảng cáo chính trị hay không. Các luật khác nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ tiếp tục chia tách một mạng Internet, vốn ban đầu được mong đợi sẽ trở nên phổ quát. Ý tưởng về một “ngôi làng toàn cầu” đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Nền kinh tế khủng hoảng của Argentina và các quyết định khó khăn
Tổng thống đắc cử của Argentina đã hủy một chuyến đi châu Âu, theo dự kiến khởi hành hôm nay, để ở nhà tập trung đối phó cuộc khủng hoảng kinh tế mà ông kế thừa khi lên nắm quyền vào ngày 10 tháng 12. Alberto Fernández, người đã đánh bại đương kim tổng thống Mauricio Macri trong cuộc bầu cử tháng 10, vẫn chưa thể hoàn thiện một chính sách hoặc một đội ngũ để dẫn dắt nước này hồi phục từ mức lạm phát trên 50% và đói nghèo gia tăng. Ông Fernández nói Argentina không có điều kiện để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ khoản vay trị giá 57 tỷ đô la từ IMF, đồng thời cho biết tăng trưởng và hồi phục là ưu tiên hàng đầu.
Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại gần đây với giám đốc mới của IMF, bà Kristalina Georgieva, ông phản đối việc cắt giảm chi tiêu với lo ngại việc này có thể làm tổn hại các chương trình phúc lợi và lương hưu nhà nước, báo hiệu trục trặc đàm phán. Chìa khóa của vấn đề là lựa chọn của ông cho vị trí bộ trưởng tài chính, và liệu cựu Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner (không có quan hệ họ hàng với tổng thống), hiện là phó tổng thống đắc cử, có tiếp tục đòi chi tiêu thoải mái và thực hiện các sách dân túy tiêu biểu cho nhiệm kì tổng thống của bà thông qua việc lựa chọn một bộ trưởng theo ý mình hay không.
Đình công ở các trường đại học Anh
Thế giới buồn tẻ của giới học thuật Anh hôm nay sẽ bị gián đoạn, khi nhân viên tại sáu mươi trường đại học bắt đầu đình công 8 ngày. Họ phản đối các trường đại học thất bại trong việc cải thiện lương và giảm khối lượng công việc. Họ cũng phản đối việc sử dụng rộng rãi hình thức hợp đồng ngắn hạn và bị yêu cầu phải đóng góp nhiều hơn cho lương hưu của họ. Các trường đại học lo ngại trước tác động của các cuộc đình công. Người đứng đầu cơ quan đại diện của họ đã viết thư cho các trường bị ảnh hưởng để yêu cầu giảm thiểu tác động đối với sinh viên.
Công đoàn Đại học và Cao đẳng, đại diện của những người đình công, cảnh báo rằng các hiệu trưởng không nên “đi tìm các lao động làm việc bất kể đình công”. Mặc dù tài trợ đã gia tăng trong thời kỳ giảm chi tiêu gần đây, các trường đại học vẫn muốn tránh làn sóng yêu cầu bồi thường từ sinh viên, cũng như tiếng xấu trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử. Họ có thể sẽ không may mắn được như vậy.
Hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế họp tại London
Tuần này, cơ quan quản lý cao nhất của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Hội đồng IMO, sẽ họp tại London. Cơ quan của Liên Hợp Quốc này hy vọng sẽ sử dụng cuộc họp để khuếch trương IMO 2020, tức các quy tắc mới cắt giảm giới hạn toàn cầu về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu dùng cho vận tải biển từ mức 3,5% xuống mức 0,5% từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 để làm giảm ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các nhà môi trường đang lo lắng.
Khí thải lưu huỳnh cũng giúp làm chậm sự nóng lên toàn cầu bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời ra khỏi Trái đất. Các quy tắc mới của IMO có thể làm giảm khoảng 80% hiệu ứng này. Các chủ tàu nhỏ hơn, những người sẽ phải vật lộn để tuân thủ IMO 2020, cáo buộc các đối thủ lớn thúc đẩy các quy tắc để loại họ khỏi việc kinh doanh. Họ cũng có thể đúng. IMO bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất thông qua sự thiếu minh bạch rõ rệt. Chương trình nghị sự của cuộc họp tuần này chỉ dành cho những người “có mật khẩu”. Và các nhà báo thường bị cấm viết về những gì các đại biểu nói hoặc cách họ bỏ phiếu.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 25/11/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Michael Bloomberg tuyên bố ra tranh cử cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ. Nền tảng tranh cử của ông là ba nhiệm kỳ thị trưởng New York thành công. Nhưng với tư cách là một người Dân chủ, ông sẽ gặp khó: chính sách “chặn và lục soát” của ông đã gây phật lòng người da đen và người gốc Latinh ở New York, cũng như với tư cách một cựu đảng viên Cộng hòa và doanh nhân tỷ phú, ông sẽ bị tấn công bởi những người dân túy cánh tả vốn đóng vai trò lớn trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.
Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ phủ nhận đã đe dọa từ chức vì Tổng thống Donald Trump can thiệp vào trường hợp của Eddie Gallagher, một lính Hải quân SEAL. Ông Gallagher bị cáo buộc giết một tù nhân, nhưng chỉ bị kết án vì chụp ảnh với một xác chết. Ông Trump đã tweet rằng ông Gallagher sẽ không bị giáng cấp hoặc tước bỏ tư cách đặc nhiệm SEAL.
Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh đã công bố một bản tuyên ngôn chính trị ngắn trước cuộc bầu cử ngày 12 tháng 12. Tài liệu này chỉ dài hơn một nửa bản tuyên ngôn của Công đảng một chút, và tương đối khiêm tốn về phạm vi: nhiều y tá hơn, nhiều cảnh sát hơn, và hơn hết là lời hứa “hoàn thành Brexit” (một cụm từ xuất hiện 23 lần). Với việc dẫn trước tận hai con số trong các cuộc thăm dò, Đảng Bảo thủ không có lý do gì để mạo hiểm tạo tranh cãi.
Hơn 3 triệu người Hồng Kông – tức 70% cử tri đủ điều kiện, một mức kỷ lục – đã đi bỏ phiếu để chọn 452 ủy viên hội đồng quận. Các đảng ủng hộ chính phủ, theo truyền thống thường có kết quả tốt, lần này sẽ thua thiệt trước các đảng ủng hộ các cuộc biểu tình gần đây. Cuộc bỏ phiếu được xem như một cuộc trưng cầu dân ý về chính quyền của trưởng đặc khu Carrie Lam. Sau nhiều tháng bạo lực, dịp cuối tuần vừa rồi trôi qua bình yên.
Một cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói nước này nên làm nhiều hơn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời đề nghị tăng mức bồi thường tối đa cho các vi phạm. Trung Quốc thường nhắm mắt làm ngơ trước hành vi trộm cắp bí mật kinh doanh; họ cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phương Tây chuyển giao sở hữu trí tuệ cho các đối tác địa phương ở Trung Quốc.
Elon Musk tweet rằng xe tải điện mới của Tesla nhận được gần 150.000 đơn đặt hàng trước, mặc kệ thiết kế theo kiểu tương lai khác thường (mẫu xe này đã được so sánh với chiếc xe trong bộ phim “Back to the Future” năm 1985) và một sự cố hi hữu tại sự kiện ra mắt. Theo đó, một đồng nghiệp của ông Musk đã ném một quả bóng kim loại vào cửa sổ, vốn được quảng cáo là có thể chịu được đạn và búa tạ; cửa sổ nứt ngay lập tức.
Hàng trăm người biểu tình chống biến đổi khí hậu đã xông vào sân bóng bầu dục đang diễn ra trận Harvard-Yale, yêu cầu hai trường đại học giàu có thoái vốn khỏi các công ty nhiên liệu hóa thạch. Những người biểu tình hô vang “OK Boomer”, câu khẩu hiệu đã trở thành lời chế nhạo yêu thích của các nhà hoạt động trẻ, những người cáo buộc các thế hệ đi trước làm ngơ trước biến đổi khí hậu.
TIÊU ĐIỂM
Cuộc điều tra luận tội Trump và vấn đề pháp lý
Câu hỏi chính trị quan trọng nhất trong câu chuyện luận tội Donald Trump là liệu ông Trump có nên bị luận tội và bị cách chức hay không. Nhưng câu hỏi pháp lý quan trọng nhất được nêu ra là làm sao để cân bằng được các yêu cầu đối lập nhau từ các nhánh ngang quyền của chính phủ. Nói ngắn gọn: điều gì sẽ xảy ra khi Hạ viện yêu cầu một người ra làm chứng, nhưng Nhà Trắng lại cấm điều đó? Hôm nay Thẩm phán Ketanji Brown Jackson sẽ giúp trả lời câu hỏi đó khi bà ra phán quyết về một vụ kiện do Ủy ban Tư pháp Hạ viện đệ trình.
Ủy ban này muốn nghe điều trần từ Don McGahn, một cựu cố vấn Nhà Trắng mà chính quyền Trump ngăn chặn không cho ra làm chứng. Đảng Dân chủ muốn ông giúp xác định xem ông Trump có nói dối trong các câu trả lời bằng văn bản của mình cho Robert Mueller hay không. Phán quyết của bà Jackson có thể sẽ quyết định xem các nhân vật quan trọng khác trong cuộc điều tra luận tội – bao gồm John Bolton và Charlie Kupperman, cựu cố vấn an ninh quốc gia và cấp phó – phải tham gia theo yêu cầu của Quốc hội, hay nghe theo lệnh của Nhà Trắng.
Internet trước viễn cảnh bị chia nhỏ
Cuộc họp năm 2019 của Diễn đàn Quản trị Internet, nơi tập trung những nhân vật nhiều ảnh hưởng của không gian mạng, sẽ khai mạc hôm nay tại Berlin. Cuộc họp sẽ đề cập tất cả mọi thứ, từ an ninh mạng của những chiếc xe được kết nối cho đến sự khác biệt giữa ngoại giao và việc bóp méo thông tin. Nhưng chủ đề chính trong quản trị internet – vốn ban đầu là một vấn đề phi chính phủ và mang tính tự điều chỉnh – là sự can thiệp ngày càng tăng của các nước.
Các quốc gia đàn áp, theo gương của Trung Quốc, đã chặn nhiều trang web và đẩy mạnh tuyên truyền kỹ thuật số. Nhưng các nền dân chủ từ Australia cho đến EU cũng đang xây dựng các quy tắc kiểm duyệt nhắm vào nhiều thứ, từ giữ gìn sự riêng tư, chống lại tin giả cho đến trấn áp các tụ điểm chống vắc-xin và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Các công ty như Google và Facebook đang thu hút sự giám sát từ các cơ quan chống độc quyền. Ngay cả ở Mỹ, tranh cãi đang xoay quanh việc liệu các đại gia công nghệ có nên kiểm duyệt quảng cáo chính trị hay không. Các luật khác nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ tiếp tục chia tách một mạng Internet, vốn ban đầu được mong đợi sẽ trở nên phổ quát. Ý tưởng về một “ngôi làng toàn cầu” đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Nền kinh tế khủng hoảng của Argentina và các quyết định khó khăn
Tổng thống đắc cử của Argentina đã hủy một chuyến đi châu Âu, theo dự kiến khởi hành hôm nay, để ở nhà tập trung đối phó cuộc khủng hoảng kinh tế mà ông kế thừa khi lên nắm quyền vào ngày 10 tháng 12. Alberto Fernández, người đã đánh bại đương kim tổng thống Mauricio Macri trong cuộc bầu cử tháng 10, vẫn chưa thể hoàn thiện một chính sách hoặc một đội ngũ để dẫn dắt nước này hồi phục từ mức lạm phát trên 50% và đói nghèo gia tăng. Ông Fernández nói Argentina không có điều kiện để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ khoản vay trị giá 57 tỷ đô la từ IMF, đồng thời cho biết tăng trưởng và hồi phục là ưu tiên hàng đầu.
Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại gần đây với giám đốc mới của IMF, bà Kristalina Georgieva, ông phản đối việc cắt giảm chi tiêu với lo ngại việc này có thể làm tổn hại các chương trình phúc lợi và lương hưu nhà nước, báo hiệu trục trặc đàm phán. Chìa khóa của vấn đề là lựa chọn của ông cho vị trí bộ trưởng tài chính, và liệu cựu Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner (không có quan hệ họ hàng với tổng thống), hiện là phó tổng thống đắc cử, có tiếp tục đòi chi tiêu thoải mái và thực hiện các sách dân túy tiêu biểu cho nhiệm kì tổng thống của bà thông qua việc lựa chọn một bộ trưởng theo ý mình hay không.
Đình công ở các trường đại học Anh
Thế giới buồn tẻ của giới học thuật Anh hôm nay sẽ bị gián đoạn, khi nhân viên tại sáu mươi trường đại học bắt đầu đình công 8 ngày. Họ phản đối các trường đại học thất bại trong việc cải thiện lương và giảm khối lượng công việc. Họ cũng phản đối việc sử dụng rộng rãi hình thức hợp đồng ngắn hạn và bị yêu cầu phải đóng góp nhiều hơn cho lương hưu của họ. Các trường đại học lo ngại trước tác động của các cuộc đình công. Người đứng đầu cơ quan đại diện của họ đã viết thư cho các trường bị ảnh hưởng để yêu cầu giảm thiểu tác động đối với sinh viên.
Công đoàn Đại học và Cao đẳng, đại diện của những người đình công, cảnh báo rằng các hiệu trưởng không nên “đi tìm các lao động làm việc bất kể đình công”. Mặc dù tài trợ đã gia tăng trong thời kỳ giảm chi tiêu gần đây, các trường đại học vẫn muốn tránh làn sóng yêu cầu bồi thường từ sinh viên, cũng như tiếng xấu trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử. Họ có thể sẽ không may mắn được như vậy.
Hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế họp tại London
Tuần này, cơ quan quản lý cao nhất của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Hội đồng IMO, sẽ họp tại London. Cơ quan của Liên Hợp Quốc này hy vọng sẽ sử dụng cuộc họp để khuếch trương IMO 2020, tức các quy tắc mới cắt giảm giới hạn toàn cầu về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu dùng cho vận tải biển từ mức 3,5% xuống mức 0,5% từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 để làm giảm ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các nhà môi trường đang lo lắng.
Khí thải lưu huỳnh cũng giúp làm chậm sự nóng lên toàn cầu bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời ra khỏi Trái đất. Các quy tắc mới của IMO có thể làm giảm khoảng 80% hiệu ứng này. Các chủ tàu nhỏ hơn, những người sẽ phải vật lộn để tuân thủ IMO 2020, cáo buộc các đối thủ lớn thúc đẩy các quy tắc để loại họ khỏi việc kinh doanh. Họ cũng có thể đúng. IMO bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất thông qua sự thiếu minh bạch rõ rệt. Chương trình nghị sự của cuộc họp tuần này chỉ dành cho những người “có mật khẩu”. Và các nhà báo thường bị cấm viết về những gì các đại biểu nói hoặc cách họ bỏ phiếu.