Xe cán chó
Theo CS Là Thế: Lê Trọng Nghĩa: 47 năm im lặng và chết khi nỗi oan còn đó
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
06-03-2015
Cái chết của ông Lê Trọng Nghĩa vài ngày trước mang theo vụ án oan sai của ông kéo dài 47 năm vẫn không ai trong chính phủ lên tiến minh oan hay trả lại công bằng cho ông và gia đình. Ông Lê Trọng Nghĩa là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên, Đại tá chánh văn phòng Quân ủy Trung ương thuộc Bộ quốc phòng và Cục trưởng Cục quân báo. Ông cũng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và từ chức vụ này khiến ông bị bắt trong vụ án chống đảng vào năm 1968.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua nhà văn Trần Đĩnh, người nổi tiếng với tác phẩm Đèn Cù và rất thân thiết với Đại tá Lê Trọng Nghĩa, để biết thêm câu chuyện của vị đại tá hàm oan này.
Vụ án chống đảng
Mặc Lâm: Thưa ông theo chúng tôi được biết ông là người đã có thời gian sống và gần gũi với nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng trong đó có đại tá Lê Trọng Nghĩa vừa qua đời vài ngày trước đây. Đại tá Lê Trọng Nghĩa được biết là người bị trù dập rất nhiều năm qua vụ án “xét lại chống đảng” Là người biết vụ án này từ đầu ông có thể cho biết sơ lược về nó hay không?
Trần Đĩnh: Về vụ án chống đảng, khi đó đứng trước hai ngả đường, một là đi theo cái mà 57 nước cộng sản đã ký kết với nhau là hòa bình, xây dựng kinh tế và chống sùng bái cá nhân. Sau đó Đảng Cộng sản Việt Nam ký vào đấy. Đến năm 1960 thì Trung Quốc phát động xét lại. Cái cớ chống xét lại do sợ Mỹ, đầu hàng Mỹ. Đến năm 63 thì ông Lê Duẩn ngã theo phía Trung Quốc gọi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê Nin của thời đại ba giòng thác cách mạng, cách mạng châu Á, cách mạng châu Phi và cách mạng châu Mỹ La tinh. Đấy là ngọn đuốc mới, đấy là ngôi sao chỉ đường mới.
Theo tôi biết thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không tán thành. Một ông không bỏ phiếu biểu quyết một ông thì bỏ phiếu trắng. Như thế tức là phản đối. Ông Trường Chinh thì cuối cùng lại đồng tình, mới đầu thì nói với tôi là ổng không đồng tình tư tưởng Mao nhưng cuối cùng thì đồng tình. Quốc hội cũng chỉ thế thôi chứ không còn thực quyền. Vụ án xét lại nó có lý do sâu xa là như thế.
Mặc Lâm: Thưa, ông nói là Trung Quốc lúc ấy do sợ Mỹ nên dấy lên phong trào xét lại, ông có thể cho biết rõ hơn tại sao Trung Quốc lại muốn như thế hay không?
Trần Đĩnh: Tại sao Trung Quốc lại muốn thế? Một là Trung Quốc trong năm 60 nêu lên chống xét lại là bắn tín hiệu mà tôi gọi là củ cà rốt cho Mỹ là ta đánh kẻ thù số 1 của mi đây! Lúc ấy kẻ thù đáng sợ nhất của Mỹ là Liên xô. Đồng thời khều Mỹ, đánh tiếng với Mỹ sau đó đại sứ Trung Quốc và đại sứ Mỹ thường xuyên gặp nhau hàng tháng ở Warszawa (Vác sa va) thủ đô Ba Lan để bàn gì không ai biết nhưng báo chí đều đang các cuộc gặp này. Một mặt nói với Mỹ: đây, ta đánh kẻ thù của các ông đây, mặt khác đưa ra cây gậy xúi đánh Mỹ để Mỹ đứng trước thử thách anh nhận đàng nào?
Làm như thế Trung Quốc được gì? Nhân đà đẩy Mỹ đi thì Biển Đông là nơi Trung Cộng đã nhận của mình từ trước khi Hồ Chí Minh sang gặp. Nguyên ủy đầu tiên nó là như thế nên khi đã đánh nhau thì phải theo phía bên kia. Dương Thiếu kỳ, Đặng Tiểu Bình 11 nguyên soái lừng danh thì 10 ông bị tước rồi, tất cả Bộ chính trị đều biết thì cái này những người chống lại có nghĩa lý gì đâu?
Ông Võ Nguyên Giáp thì ai còn lạ gì nữa. Phụ trách sinh đẻ có kế hoạch, rồi Phó thử tướng phụ trách khoa học kỹ thuật. Mà đứng vể phía cộng sản mà nói khi đang làm chính trị quân sự mà bỏ đi làm khoa học kỹ thuật thì đã là rớt đài rồi.
Mặc Lâm: Thưa ông có phải rớt đài mà đại tướng Giáp đã không muốn dính líu tới vụ án của đại tá Lê Trọng Nghĩa. Sau khi ông Nghĩa bị bắt thì ông Giáp chưa bao giờ lên tiếng. Ông thấy điều này có ý nghĩa gì?
Trần Đĩnh: Ở đây tôi phải nói thế này, trong Đèn Cù tôi cũng đã nói qua. Ông Lê Liêm nói với tôi ông Giáp bị bôi nhọ ghê lắm. Thứ nhất kỷ luật của cái đảng này không cho phép ai được nói về vụ xét lại. Anh nói là anh bới chuyện thôi mà người ta không muốn bới nữa. Không một người nào dù là đảng viên cao cấp được nói với nhau, ông Võ Nguyên Giáp càng không bao giờ dám đụng tới vì ông ấy là nạn nhân. Thứ đến người nhu nhược như Võ Nguyên Giáp không bao giờ trả lời ai rằng tôi không nói vì tôi sợ sẽ bị này khác, như thế là một thằng hèn không dám nói ra chuyện ấy.
Chỉ có một lần Lê Trọng Nghĩa nói với tôi mình vừa gặp ông Giáp vì sinh nhật ông ấy mình đi thì mình có nói với ông ấy, anh phải làm cái gì đi chứ sao cứ im thế? Thì ông Giáp cáu! Quắc mắt nhìn ông Nghĩa và nói tôi làm thì việc gì phải báo ai?
Ở Việt Nam cấp bậc trên dưới rất to không thể nào hỏi một ông bí thư tại sao ông làm thế này, tại sao ông làm thế kia…
Một người đáng kính
Mặc Lâm: Ông đã có dịp sống chung và tiếp xúc với đại tá Lê Trọng Nghĩa, xin ông cho biết tính cách và mẫu người của ông ấy như thế nào?
Trần Đĩnh: Ông Lê Trọng Nghĩa là một người đáng mến và đáng kính. Đáng mến là vì chúng tôi quan hệ với nhau như những người bạn lâu ngày, hầu như tuần nào ông ấy cũng đến nhà tôi một, hai lần. Đó là một con người rất nhũn nhặn rất biết im lặng, ông ấy tránh tất cả những cuộc tranh luận. Khi mọi người tranh luận ông ấy chỉ cười thôi. Là người kín đáo nhưng lại nhũn nhặn không phật ý ai bao giờ, còn trong quan hệ với mọi người thì ông ấy rất đáng mến. Ông Lê Liêm, ông Lê Trọng Nghĩa, ông Minh Việt là những người hiền hòa nhân hậu.
Mặc Lâm: Ông lê Trọng Nghĩa đã bị án tù từ năm 1968 cho tới khi mất vào năm 2015 tức là 47 năm nhưng ông ấy vẫn giữ im lặng như ông vừa nói. Tuy nhiên ông đã để lại một di chúc yêu cầu minh oan cho ông. Trong di chúc ấy có phải là muốn giải oan cho cá nhân ông hay vì gia đình còn lại mà ông ấy phải làm như vậy?
Trần Đĩnh: Theo tôi chúng ta đọc di chúc mặc dù gửi cho Tổng bí thư thì thường có câu: “tôi xin viết di chúc này xin minh oan cho riêng cá nhân tôi”… thế này thế nọ nhưng trong ấy ông trình bày rõ về các con của ông ấy như thế nào, tức là chủ yếu ông nhằm nói tới các con ông ấy mà ông rất thương. Ông đã từng nói là ông làm khổ con mình vì vụ án này. Khi bệnh sắp chết cũng muốn làm một cái gì đó cho các con nhất là cái đất nước mà người ta chỉ nhìn lý lịch.
Không phải ông đòi xin lại vào đảng hay xin vì ông. Ông là người rất cương trực không giải cho ông thì ông không chết đâu. Nếu không như thế thì ông không nói với tôi những chuyện, mà ông thừa biết nói để tôi viết chứ không phải để chơi. Ông nói với tôi về cách mạng tháng Tám, ông bảo với tôi là phải cảm ơn Nhật nếu không có Nhật thì làm sao có cơ sở thuận lợi để nổi lên như thế được… đấy đã cho thấy ông là người có tư tưởng nhưng ông rất kín đáo không nói ra vì ông biết khi nói ra thì rất lôi thôi. Ông là Cục trưởng tình báo khi ông phát ngôn thì người ta rất là phiền nên ông ấy giữ gìn thì cũng phải.
Trong di chúc ổng chỉ nói cái nhà thế này thế kia là vì các con ông. Tôi muốn nói ông nhắc tới cái khổ của các con ông ấy. Ổng nói như vậy theo tôi chính là vì các con ông ấy. Tiền nong không phải, nhưng ở cái đất nước má vẫn còn nhìn vào lý lịch thì các con ông sẽ khổ nếu ông vẫn còn mang tiếng phản đảng, chống đảng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Trần Đĩnh.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Theo CS Là Thế: Lê Trọng Nghĩa: 47 năm im lặng và chết khi nỗi oan còn đó
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
06-03-2015
Cái chết của ông Lê Trọng Nghĩa vài ngày trước mang theo vụ án oan sai của ông kéo dài 47 năm vẫn không ai trong chính phủ lên tiến minh oan hay trả lại công bằng cho ông và gia đình. Ông Lê Trọng Nghĩa là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên, Đại tá chánh văn phòng Quân ủy Trung ương thuộc Bộ quốc phòng và Cục trưởng Cục quân báo. Ông cũng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và từ chức vụ này khiến ông bị bắt trong vụ án chống đảng vào năm 1968.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua nhà văn Trần Đĩnh, người nổi tiếng với tác phẩm Đèn Cù và rất thân thiết với Đại tá Lê Trọng Nghĩa, để biết thêm câu chuyện của vị đại tá hàm oan này.
Vụ án chống đảng
Mặc Lâm: Thưa ông theo chúng tôi được biết ông là người đã có thời gian sống và gần gũi với nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng trong đó có đại tá Lê Trọng Nghĩa vừa qua đời vài ngày trước đây. Đại tá Lê Trọng Nghĩa được biết là người bị trù dập rất nhiều năm qua vụ án “xét lại chống đảng” Là người biết vụ án này từ đầu ông có thể cho biết sơ lược về nó hay không?
Trần Đĩnh: Về vụ án chống đảng, khi đó đứng trước hai ngả đường, một là đi theo cái mà 57 nước cộng sản đã ký kết với nhau là hòa bình, xây dựng kinh tế và chống sùng bái cá nhân. Sau đó Đảng Cộng sản Việt Nam ký vào đấy. Đến năm 1960 thì Trung Quốc phát động xét lại. Cái cớ chống xét lại do sợ Mỹ, đầu hàng Mỹ. Đến năm 63 thì ông Lê Duẩn ngã theo phía Trung Quốc gọi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê Nin của thời đại ba giòng thác cách mạng, cách mạng châu Á, cách mạng châu Phi và cách mạng châu Mỹ La tinh. Đấy là ngọn đuốc mới, đấy là ngôi sao chỉ đường mới.
Theo tôi biết thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không tán thành. Một ông không bỏ phiếu biểu quyết một ông thì bỏ phiếu trắng. Như thế tức là phản đối. Ông Trường Chinh thì cuối cùng lại đồng tình, mới đầu thì nói với tôi là ổng không đồng tình tư tưởng Mao nhưng cuối cùng thì đồng tình. Quốc hội cũng chỉ thế thôi chứ không còn thực quyền. Vụ án xét lại nó có lý do sâu xa là như thế.
Mặc Lâm: Thưa, ông nói là Trung Quốc lúc ấy do sợ Mỹ nên dấy lên phong trào xét lại, ông có thể cho biết rõ hơn tại sao Trung Quốc lại muốn như thế hay không?
Trần Đĩnh: Tại sao Trung Quốc lại muốn thế? Một là Trung Quốc trong năm 60 nêu lên chống xét lại là bắn tín hiệu mà tôi gọi là củ cà rốt cho Mỹ là ta đánh kẻ thù số 1 của mi đây! Lúc ấy kẻ thù đáng sợ nhất của Mỹ là Liên xô. Đồng thời khều Mỹ, đánh tiếng với Mỹ sau đó đại sứ Trung Quốc và đại sứ Mỹ thường xuyên gặp nhau hàng tháng ở Warszawa (Vác sa va) thủ đô Ba Lan để bàn gì không ai biết nhưng báo chí đều đang các cuộc gặp này. Một mặt nói với Mỹ: đây, ta đánh kẻ thù của các ông đây, mặt khác đưa ra cây gậy xúi đánh Mỹ để Mỹ đứng trước thử thách anh nhận đàng nào?
Làm như thế Trung Quốc được gì? Nhân đà đẩy Mỹ đi thì Biển Đông là nơi Trung Cộng đã nhận của mình từ trước khi Hồ Chí Minh sang gặp. Nguyên ủy đầu tiên nó là như thế nên khi đã đánh nhau thì phải theo phía bên kia. Dương Thiếu kỳ, Đặng Tiểu Bình 11 nguyên soái lừng danh thì 10 ông bị tước rồi, tất cả Bộ chính trị đều biết thì cái này những người chống lại có nghĩa lý gì đâu?
Ông Võ Nguyên Giáp thì ai còn lạ gì nữa. Phụ trách sinh đẻ có kế hoạch, rồi Phó thử tướng phụ trách khoa học kỹ thuật. Mà đứng vể phía cộng sản mà nói khi đang làm chính trị quân sự mà bỏ đi làm khoa học kỹ thuật thì đã là rớt đài rồi.
Mặc Lâm: Thưa ông có phải rớt đài mà đại tướng Giáp đã không muốn dính líu tới vụ án của đại tá Lê Trọng Nghĩa. Sau khi ông Nghĩa bị bắt thì ông Giáp chưa bao giờ lên tiếng. Ông thấy điều này có ý nghĩa gì?
Trần Đĩnh: Ở đây tôi phải nói thế này, trong Đèn Cù tôi cũng đã nói qua. Ông Lê Liêm nói với tôi ông Giáp bị bôi nhọ ghê lắm. Thứ nhất kỷ luật của cái đảng này không cho phép ai được nói về vụ xét lại. Anh nói là anh bới chuyện thôi mà người ta không muốn bới nữa. Không một người nào dù là đảng viên cao cấp được nói với nhau, ông Võ Nguyên Giáp càng không bao giờ dám đụng tới vì ông ấy là nạn nhân. Thứ đến người nhu nhược như Võ Nguyên Giáp không bao giờ trả lời ai rằng tôi không nói vì tôi sợ sẽ bị này khác, như thế là một thằng hèn không dám nói ra chuyện ấy.
Chỉ có một lần Lê Trọng Nghĩa nói với tôi mình vừa gặp ông Giáp vì sinh nhật ông ấy mình đi thì mình có nói với ông ấy, anh phải làm cái gì đi chứ sao cứ im thế? Thì ông Giáp cáu! Quắc mắt nhìn ông Nghĩa và nói tôi làm thì việc gì phải báo ai?
Ở Việt Nam cấp bậc trên dưới rất to không thể nào hỏi một ông bí thư tại sao ông làm thế này, tại sao ông làm thế kia…
Một người đáng kính
Mặc Lâm: Ông đã có dịp sống chung và tiếp xúc với đại tá Lê Trọng Nghĩa, xin ông cho biết tính cách và mẫu người của ông ấy như thế nào?
Trần Đĩnh: Ông Lê Trọng Nghĩa là một người đáng mến và đáng kính. Đáng mến là vì chúng tôi quan hệ với nhau như những người bạn lâu ngày, hầu như tuần nào ông ấy cũng đến nhà tôi một, hai lần. Đó là một con người rất nhũn nhặn rất biết im lặng, ông ấy tránh tất cả những cuộc tranh luận. Khi mọi người tranh luận ông ấy chỉ cười thôi. Là người kín đáo nhưng lại nhũn nhặn không phật ý ai bao giờ, còn trong quan hệ với mọi người thì ông ấy rất đáng mến. Ông Lê Liêm, ông Lê Trọng Nghĩa, ông Minh Việt là những người hiền hòa nhân hậu.
Mặc Lâm: Ông lê Trọng Nghĩa đã bị án tù từ năm 1968 cho tới khi mất vào năm 2015 tức là 47 năm nhưng ông ấy vẫn giữ im lặng như ông vừa nói. Tuy nhiên ông đã để lại một di chúc yêu cầu minh oan cho ông. Trong di chúc ấy có phải là muốn giải oan cho cá nhân ông hay vì gia đình còn lại mà ông ấy phải làm như vậy?
Trần Đĩnh: Theo tôi chúng ta đọc di chúc mặc dù gửi cho Tổng bí thư thì thường có câu: “tôi xin viết di chúc này xin minh oan cho riêng cá nhân tôi”… thế này thế nọ nhưng trong ấy ông trình bày rõ về các con của ông ấy như thế nào, tức là chủ yếu ông nhằm nói tới các con ông ấy mà ông rất thương. Ông đã từng nói là ông làm khổ con mình vì vụ án này. Khi bệnh sắp chết cũng muốn làm một cái gì đó cho các con nhất là cái đất nước mà người ta chỉ nhìn lý lịch.
Không phải ông đòi xin lại vào đảng hay xin vì ông. Ông là người rất cương trực không giải cho ông thì ông không chết đâu. Nếu không như thế thì ông không nói với tôi những chuyện, mà ông thừa biết nói để tôi viết chứ không phải để chơi. Ông nói với tôi về cách mạng tháng Tám, ông bảo với tôi là phải cảm ơn Nhật nếu không có Nhật thì làm sao có cơ sở thuận lợi để nổi lên như thế được… đấy đã cho thấy ông là người có tư tưởng nhưng ông rất kín đáo không nói ra vì ông biết khi nói ra thì rất lôi thôi. Ông là Cục trưởng tình báo khi ông phát ngôn thì người ta rất là phiền nên ông ấy giữ gìn thì cũng phải.
Trong di chúc ổng chỉ nói cái nhà thế này thế kia là vì các con ông. Tôi muốn nói ông nhắc tới cái khổ của các con ông ấy. Ổng nói như vậy theo tôi chính là vì các con ông ấy. Tiền nong không phải, nhưng ở cái đất nước má vẫn còn nhìn vào lý lịch thì các con ông sẽ khổ nếu ông vẫn còn mang tiếng phản đảng, chống đảng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Trần Đĩnh.