Xe cán chó
Theo Gương " Đạo Đức " Của Bác Hồ: Ngoại tình là một trong ba vấn đề lớn nhất của gia đình Việt
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) được công bố trong tọa đàm ngày 25/6 tại Hà Nội về “các giá trị cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam”.
Xung đột giữa các thành viên trong gia đình, ngoại tình và nợ nần là ba
vấn đề lớn nhất các gia đình hiện đại đang phải đối mặt.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
(iSEE) được công bố trong tọa đàm ngày 25/6 tại Hà Nội về “các giá trị
cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam”.
Trong nghiên cứu này, iSEE đã điều tra trực tuyến với hơn 1.500 người,
thực hiện trong tháng 5 và 6. Kết quả cho thấy, gia đình Việt Nam đang
đối mặt với một số vấn đề như: Xung đột, bất hòa giữa các thành viên
trong gia đình (27,5%), ngoại tình (16%), nợ quá khả năng chi trả
(9,9%)... Đặc biệt, tình trạng ngoại tình được phụ nữ cảm nhận nghiêm
trọng hơn nam giới. Cứ 10 chị em thì có hai người cảm thấy đây là vấn đề
trong gia đình mình, trong khi con số này ở nam giới chỉ khoảng 1/10.
Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ nữ có cảm nhận "không bình yên" và
"không thỏa mãn" trong gia đình nhiều hơn nam giới. Những khía cạnh
thường khiến chị em thấy ấm ức là chia sẻ tình cảm, hành động quan tâm
chăm sóc, sự chung thủy của bạn đời, phân chia việc nhà. Bạo lực gia
đình cũng là vấn đề đối với không ít phụ nữ được hỏi (khoảng 6%).
Thạc sĩ Phạm Thanh Trà, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường
cho hay, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiện nay khuôn mẫu "đàn ông là
trụ cột gia đình" hay "cha là nóc nhà" vẫn phổ biến, một mặt dẫn đến
định kiến với các gia đình đơn thân cũng như áp lực đối với nam giới.
Phái nam đang chịu nhiều áp lực hơn nữ về việc kiếm tiền nuôi gia đình.
Khi được hỏi, hơn một nửa số nam giới khẳng định mình bị gánh nặng về
đảm bảo ngân sách cho gia đình và số khác thì mệt mỏi vì phải cân bằng
giữa công việc với gia đình hay quan hệ với họ hàng.
Tuy vậy, theo thạc sĩ Thanh Trà, trong khi những quan điểm truyền thống
như gia đình phải có bố mẹ và con vẫn chiếm ưu thế thì đã bắt đầu xuất
hiện một số quan điểm mới tích cực như coi trọng tình yêu thương, tự do
cá nhân, sự riêng tư, trung thực.
“Chúng tôi không muốn đưa ra khuyến cáo hay nhận định gì về tình trạng
gia đình Việt Nam hiện nay mà chỉ muốn đặt câu hỏi 'Làm sao lan tỏa
những giá trị cốt lõi tình yêu thương, tự do cá nhân, sự bình đẳng' để
giúp xóa bỏ định kiến giới, bất bình đẳng giới", bà Thanh Trà bày tỏ.
Phát biểu tại tọa đàm về định hướng phát triển gia đình Việt Nam, ông
Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
cho rằng, nếu như trong gia đình truyền thống, mục đích đầu tiên của
hôn nhân là chức năng sinh con (để có sức lao động, nương tựa khi về
già…), thì trong tương lai chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm sẽ
nổi trội lên. Cùng với đó, sự tôn trọng và bình đẳng vợ chồng, sự hòa
hợp về tình dục cũng trở thành yếu tố quan trọng trong đời sống gia
đình.
"Giữa những tác động nhiều chiều của quá trình công nghiệp hóa và hội
nhập quốc tế, tình yêu thương và sự chia sẻ vẫn là những giá trị cốt lõi
và bất biến nhất của gia đình Việt Nam, không phân biệt loại hình gia
đình nào”, ông Vân nói.
Vương Linh
(VnExpress)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Theo Gương " Đạo Đức " Của Bác Hồ: Ngoại tình là một trong ba vấn đề lớn nhất của gia đình Việt
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) được công bố trong tọa đàm ngày 25/6 tại Hà Nội về “các giá trị cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam”.
Xung đột giữa các thành viên trong gia đình, ngoại tình và nợ nần là ba
vấn đề lớn nhất các gia đình hiện đại đang phải đối mặt.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
(iSEE) được công bố trong tọa đàm ngày 25/6 tại Hà Nội về “các giá trị
cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam”.
Trong nghiên cứu này, iSEE đã điều tra trực tuyến với hơn 1.500 người,
thực hiện trong tháng 5 và 6. Kết quả cho thấy, gia đình Việt Nam đang
đối mặt với một số vấn đề như: Xung đột, bất hòa giữa các thành viên
trong gia đình (27,5%), ngoại tình (16%), nợ quá khả năng chi trả
(9,9%)... Đặc biệt, tình trạng ngoại tình được phụ nữ cảm nhận nghiêm
trọng hơn nam giới. Cứ 10 chị em thì có hai người cảm thấy đây là vấn đề
trong gia đình mình, trong khi con số này ở nam giới chỉ khoảng 1/10.
Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ nữ có cảm nhận "không bình yên" và
"không thỏa mãn" trong gia đình nhiều hơn nam giới. Những khía cạnh
thường khiến chị em thấy ấm ức là chia sẻ tình cảm, hành động quan tâm
chăm sóc, sự chung thủy của bạn đời, phân chia việc nhà. Bạo lực gia
đình cũng là vấn đề đối với không ít phụ nữ được hỏi (khoảng 6%).
Thạc sĩ Phạm Thanh Trà, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường
cho hay, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiện nay khuôn mẫu "đàn ông là
trụ cột gia đình" hay "cha là nóc nhà" vẫn phổ biến, một mặt dẫn đến
định kiến với các gia đình đơn thân cũng như áp lực đối với nam giới.
Phái nam đang chịu nhiều áp lực hơn nữ về việc kiếm tiền nuôi gia đình.
Khi được hỏi, hơn một nửa số nam giới khẳng định mình bị gánh nặng về
đảm bảo ngân sách cho gia đình và số khác thì mệt mỏi vì phải cân bằng
giữa công việc với gia đình hay quan hệ với họ hàng.
Tuy vậy, theo thạc sĩ Thanh Trà, trong khi những quan điểm truyền thống
như gia đình phải có bố mẹ và con vẫn chiếm ưu thế thì đã bắt đầu xuất
hiện một số quan điểm mới tích cực như coi trọng tình yêu thương, tự do
cá nhân, sự riêng tư, trung thực.
“Chúng tôi không muốn đưa ra khuyến cáo hay nhận định gì về tình trạng
gia đình Việt Nam hiện nay mà chỉ muốn đặt câu hỏi 'Làm sao lan tỏa
những giá trị cốt lõi tình yêu thương, tự do cá nhân, sự bình đẳng' để
giúp xóa bỏ định kiến giới, bất bình đẳng giới", bà Thanh Trà bày tỏ.
Phát biểu tại tọa đàm về định hướng phát triển gia đình Việt Nam, ông
Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
cho rằng, nếu như trong gia đình truyền thống, mục đích đầu tiên của
hôn nhân là chức năng sinh con (để có sức lao động, nương tựa khi về
già…), thì trong tương lai chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm sẽ
nổi trội lên. Cùng với đó, sự tôn trọng và bình đẳng vợ chồng, sự hòa
hợp về tình dục cũng trở thành yếu tố quan trọng trong đời sống gia
đình.
"Giữa những tác động nhiều chiều của quá trình công nghiệp hóa và hội
nhập quốc tế, tình yêu thương và sự chia sẻ vẫn là những giá trị cốt lõi
và bất biến nhất của gia đình Việt Nam, không phân biệt loại hình gia
đình nào”, ông Vân nói.
Vương Linh
(VnExpress)