"Vũ khí mạnh nhất của chúng ta để bảo vệ Trái đất khỏi thiên thạch là ...cầu nguyện". |
Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
"Thiên thạch va vào Trái đất, chúng ta chờ... chết"
Phát biểu trước Thượng viện Mỹ, giám đốc NASA Charles Bolden cho hay: “Nếu thiên thạch va vào Trái đất trong vòng 3 tuần, chúng ta chỉ có cách cầu nguyện".
Phát biểu trước Thượng viện Mỹ, giám đốc NASA Charles Bolden cho hay: “Nếu thiên thạch va vào Trái đất trong vòng 3 tuần, chúng ta chỉ có cách cầu nguyện".
Tuyên bố này được đưa ra trong buổi điều trần của Ủy ban Công nghệ, vũ trụ và Khoa học Thượng viện về nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn các thảm họa do thiên thạch gây ra, điều mà nhiều nhà hành pháp Mỹ hy vọng NASA, với một ngân sách hạn hẹp, có thể tìm ra phương pháp giải quyết trước khi nó lao vào Trái đất.
Hồi tháng 2/2013, một nhà nghiên cứu về thiên thạch cho PopSci biết, với công nghệ hiện nay, khả năng để chặn đứng một thiên thạch như thiên thạch rơi xuống Nga là không thể.
Luật NASA năm 2005 quy định đến năm 2020, NASA có trách nhiệm tìm, theo dõi và phân loại khoảng 90% các vật thể gần Trái đất, có đường kính rộng hơn 140 m. Đến nay họ mới chỉ phân loại được 10% , dù họ tin rằng mình đã tìm ra 95% các vật thể có đường kính lớn hơn 1km.
Bolden nhắc lại rằng: “Khả năng một vật thể gần Trái đất gây ảnh hưởng lên hành tinh của chúng ta trong vòng 100 năm tới là rất ít”, tuy nhiên những vật thể nhỏ như thiên thạch rơi xuống Nga thì “sẽ khó phát hiện và đưa ra được những cảnh báo phù hợp, kịp thời”.
Theo tính toán của NASA, với khoản tiền đầu tư hiện tại, phải đến năm 2030 NASA mới có khả năng đạt được 90% mức mà Thượng viện đưa ra.
Đồng quan điểm này, người đứng đầu bộ phận chỉ huy vũ trụ thuộc lực lượng Không quân, tướng William Shelton và John Holdren, giám đốc Cơ quan chính sách công nghệ và khoa học của Nhà Trắng cho biết họ không có nhiều thông tin đáng mừng về việc phát hiện các thiên thạch có khả năng lao vào Trái đất. “Với khả năng hiện nay và trong tương lai gần, cả trên mặt đất và không gian, chúng ta khó có thể phát hiện được những vật thể có đường kính nhỏ hơn 100m, đang lao vào Trái đất trước nhiều tuần để đưa ra cảnh báo-đây là một mối lo bởi những mảnh thiên thạch lớn có thể phá hủy cả 1 thành phố khi lao vào Trái đất”.
(Kiến thức)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
"Thiên thạch va vào Trái đất, chúng ta chờ... chết"
Phát biểu trước Thượng viện Mỹ, giám đốc NASA Charles Bolden cho hay: “Nếu thiên thạch va vào Trái đất trong vòng 3 tuần, chúng ta chỉ có cách cầu nguyện".
Phát biểu trước Thượng viện Mỹ, giám đốc NASA Charles Bolden cho hay: “Nếu thiên thạch va vào Trái đất trong vòng 3 tuần, chúng ta chỉ có cách cầu nguyện".
Tuyên bố này được đưa ra trong buổi điều trần của Ủy ban Công nghệ, vũ trụ và Khoa học Thượng viện về nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn các thảm họa do thiên thạch gây ra, điều mà nhiều nhà hành pháp Mỹ hy vọng NASA, với một ngân sách hạn hẹp, có thể tìm ra phương pháp giải quyết trước khi nó lao vào Trái đất.
Hồi tháng 2/2013, một nhà nghiên cứu về thiên thạch cho PopSci biết, với công nghệ hiện nay, khả năng để chặn đứng một thiên thạch như thiên thạch rơi xuống Nga là không thể.
Luật NASA năm 2005 quy định đến năm 2020, NASA có trách nhiệm tìm, theo dõi và phân loại khoảng 90% các vật thể gần Trái đất, có đường kính rộng hơn 140 m. Đến nay họ mới chỉ phân loại được 10% , dù họ tin rằng mình đã tìm ra 95% các vật thể có đường kính lớn hơn 1km.
Bolden nhắc lại rằng: “Khả năng một vật thể gần Trái đất gây ảnh hưởng lên hành tinh của chúng ta trong vòng 100 năm tới là rất ít”, tuy nhiên những vật thể nhỏ như thiên thạch rơi xuống Nga thì “sẽ khó phát hiện và đưa ra được những cảnh báo phù hợp, kịp thời”.
"Vũ khí mạnh nhất của chúng ta để bảo vệ Trái đất khỏi thiên thạch là ...cầu nguyện". |
Theo tính toán của NASA, với khoản tiền đầu tư hiện tại, phải đến năm 2030 NASA mới có khả năng đạt được 90% mức mà Thượng viện đưa ra.
Đồng quan điểm này, người đứng đầu bộ phận chỉ huy vũ trụ thuộc lực lượng Không quân, tướng William Shelton và John Holdren, giám đốc Cơ quan chính sách công nghệ và khoa học của Nhà Trắng cho biết họ không có nhiều thông tin đáng mừng về việc phát hiện các thiên thạch có khả năng lao vào Trái đất. “Với khả năng hiện nay và trong tương lai gần, cả trên mặt đất và không gian, chúng ta khó có thể phát hiện được những vật thể có đường kính nhỏ hơn 100m, đang lao vào Trái đất trước nhiều tuần để đưa ra cảnh báo-đây là một mối lo bởi những mảnh thiên thạch lớn có thể phá hủy cả 1 thành phố khi lao vào Trái đất”.
(Kiến thức)