Văn Học & Nghệ Thuật
Thơ văn Ý Nga: NHỮNG NHẠC SĨ PHỔ THƠ ĐẤU TRANH CỦA NGƯỜI CHƯA QUEN
LẠ GÌ NỘI GIÁN VIỆT GIAN?
Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?
Đêm ấy là đêm Chúa giáng sinh,
Sóng gió biển khơi giết dân lành,
Lời nào tả hết ngàn cay đắng?
Ôi Giáng Sinh buồn em mất anh!
...
[Message clipped] View entire message
*
Kính tặng quý Trưởng Hướng Đạo luôn góp sức
cho một Việt Nam Tự Do không cộng sản.
*
Đoàn đấu đảng đầy đường, đánh đá đẹp?
Thật thiệt thòi chuyện chết chóc dân ta!
Trớ trêu thay lắm luật lệ rườm rà
Nuôi “bạo chúa, gian thần” thêm tuổi thọ.
Lại lấn lướt, giặc Tàu bắt: “Buông bỏ!”
Nhắc nhở nhau mỗi móc méo thăm dò
Chúng vòng vo, cặp kế cận, mần mò
Mắt cú vọ, lửa lóe lên dòm ngó.
Chuyên cung cấp, theo thập thò, xin xỏ
Hớn hở hoài, mắt rực đỏ Việt gian
Giặc đổ quân đã đầy đặn nơi cần
Trong tình trạng nắm đầu Trung Ương Đảng.
Theo trình tự: Việt gian nuôi nội gián.
Bao quân đoàn nhan nhản Hán tràn lan,
Giặc dềnh dàng: dân dẹp khá khó khăn
Không cứng rắn cứu dân là bại trận!
Ý Nga*25.8.2017
QUÁ RÕ NÓN CỐI ĐỎ VÌ AI
Tiền chung đổ trọn túi riêng
Nợ công bởi Cộng lạm quyền chuyện tư
Tăng thu thuế, quỹ có dư?
Í… a… đảng cứ khư khư lắc đầu!
Cạn dần ngân sách vì đâu?
“Đại đồng” đoàn, đảng: đứng đầu tham lam!
Quan tham chỉ bị tước hàm
Nhẹ nhàng… “cảnh cáo”. Ai làm gì ai?
“Xóa tư cách”? Thật khôi hài:
Xóa đây, tước đó: hết “ngài” thành “ông”!
Ý Nga*31.8.2017
NHỚ NGÀY HỌC “NGU”
Tá, tướng, lính tê: “tê thấp” tập thể
Nhờ “ơn đồ tể” hành hạ thỏa thê
Bệnh không thuốc…tể, xuyên tâm liên tề!
Không phấn khởi cũng giả vờ “hồ hởi”.
Xa vời vợi, Mẹ ơi xin đừng đợi!
Vợ con ơi! Chiến sĩ bất phùng thời
Súng buông lơi rã rượi phút “đổi đời’
Giặc phơi phới dạy đời: -Ngu tập thể!
Ý Nga, 19-5-2016
MỪNG NGƯỜI
DÉP CHỬA ĐỨT QUAI
Hỏi người xách dép chạy đâu?
Đeo toàn bạc cắc cả xâu nặng nề.
Bảo rồi: tỵ nạn đừng về
Quốc Gia, cộng sản vụng về học thêm?
*
Cộng ăn chả, chẳng trả nem
“Ruột-non-ngàn-dặm” tiền đem về hầu
Cung bao nhiêu đủ mức cầu?
Nào đâu một đảng! Việt, Tàu cả hai.
*
Mừng người dép chửa đứt quai
Đôi chân lành lặn, hình hài còn nguyên!
Ý Nga*25.5.2017
NHỮNG NHẠC SĨ
PHỔ THƠ ĐẤU TRANH
CỦA NGƯỜI CHƯA QUEN
(Trích tuyển tập viết chung nhiều tác giả: TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ ANH BẰNG)
Ý Nga
Thưa quý Độc Giả,
Những Nhạc Sĩ phổ thơ người xa lạ
Chỉ vì điều tâm đắc: chuyện Quốc Gia
Xa thành gần, quen thay lạ trổ hoa
Hoa Tranh Đấu nối nhịp cầu tỵ nạn.
“Lạ” này là chưa quen, chưa thân, chưa gặp chứ không phải “lạ” tờ lờ mờ kiểu Việt Cộng bán nước!
Trước đây, quý Anh Chị trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ có yêu cầu tôi viết một bài về chú Anh Bằng, nhưng tôi đã từ chối, vì nếu viết về chú Anh Bằng (đã phổ nhạc cho Ý Nga 1 bài) mà không viết về 10 Nhạc Sĩ đã phổ cho Ý Nga 88 bài thơ thì e rằng tôi sống không phải đạo, sẽ làm buồn lòng quý Nhạc Sĩ sau đâyu, xếp theo thứ tự ABC:
-Lã Mộng Thường (01 bài),
-Lê Trung Diệu Châu (04 bài),
-Mai Đằng (01 bài),
-Miên Hương (10 bài),
-Nguyễn Hữu Tân (02 bài),
-Nguyễn văn Thành (31 bài),
-Phiêu Bồng (02 bài),
-T242-Nguyễn Bá Toản (02 bài),
-Trần Quan Long (01 bài).
-Bùi Kim Cương (05 bài)
Cũng như với chú Anh Bằng, tôi chưa từng được hân hạnh gặp mặt quý Nhạc Sĩ này một lần nào ngoài đời. Nay nhân dịp giỗ 2 năm của chú Anh Bằng, lời yêu cầu tham gia vào tuyển tập đặc biệt này của quý Anh Chị có lòng đã được lặp lại lần thứ hai, nên tôi xin mạo muội nhân dịp này để: tri ân chung tất cả quý Nhạc Sĩ, Độc Giả nào đã chọn thơ đấu tranh để phổ nhạc và tiếp tay chuyền Lửa, dù là thơ của Ý Nga hay thơ của bất cứ ai.
Là một nữ thuyền nhân chưa từng tham gia vào bất cứ một đảng phái chính trị nào ở hải ngoại, theo tôi thì, Nhạc Sĩ Anh Bằng hay bất cứ người Nhạc Sĩ nào, dù đã thành danh trước hay sau năm 1975, dù chuyên nghiệp hay tài tử, nếu chọn thơ đấu tranh của những tác giả chưa quen thân để phổ nhạc, họ đều là những người can đảm, không háo danh, yêu thơ và biết trân trọng thơ, biết chia sẻ nỗi khắc khoải của người làm thơ mà hòa thêm vào bầu tâm huyết của chính họ, hầu tạo nên những dòng nhạc chung cho một trang bi sử của người Việt tha hương. Can đảm, vì họ không thể biết chính xác tác giả bài thơ là ai, họ chỉ đọc thơ mà “cảm” cái tình Việt lớn lao có cùng chung một mẫu số: ưu tư cho vận Nước, thù Nhà và đồng bào.
Cùng tỉnh táo nhắc nhau đừng khờ khạo
Trong trường văn, trận bút khá nhọc nhằn
Xa dặm ngàn, chuyền Lửa thật khó khăn
Thơ, văn, họa… tuổi dần tàn, dầu cạn.
(Trích: HỘI THẢO*Ý Nga* 22.5.2017)
Không riêng chỉ Nhạc Sĩ, chẳng riêng chi chú Anh Bằng, mà bất cứ người nghệ sĩ nào khích lệ những hướng sáng tác văn, thi, họa, nhạc.v.v… nói lên được tội ác của VC và chủ nghĩa cộng sản như thế, Ý Nga đều âm thầm để ý và thưởng thức bằng tấm lòng kính trọng, bởi, chính sự chia sẻ quan trọng này đã tạo nên nét đẹp của tâm hồn người nghệ sĩ ấy, của những tấm lòng còn biết xót xa trước cảnh quê hương, dân tộc đang bị tà quyền thao túng. Họ chính là những tấm gương cho tuổi trẻ noi theo: dù sống ở đâu, sung sướng thế nào cũng không được quyền quên những đồng bào bất hạnh còn lại nơi quê Nhà.
Đó cũng là lý do, dù có quen biết họ hay không, một khi tâm đắc với những sáng tác có ý nghĩa như thế, chúng tôi đều chuyền đi muôn phương, nhất là về châu Âu, nơi tôi đã tỵ nạn chính trị 20 năm.
Bất cứ người thưởng ngoạn nào yêu thích những tác phẩm đấu tranh chống lại tội ác và vinh danh chính nghĩa của người Quốc Gia, đều đáng được trân trọng, vì chính họ là nguồn khích lệ tinh thần lớn lao để nuôi sống và bảo vệ cội nguồn, khuyến khích các thế hệ tiếp nối luôn biết quý trọng giá trị bất biến của tính nhân bản trong tâm hồn người Việt. Nghệ thuật vị nhân sinh là thế!
Vũ, nhạc, kịch… san niềm đau vô hạn
Cùng luận bàn, hướng sáng tác vì dân
Giữ tinh thần khơi Lửa, chẳng vong thân
Nhắc Quốc Hận, tự tu thân, giữ Lửa.
(Trích: HỘI THẢO*Ý Nga* 22.5.2017)
*
Trong tinh thần tri ân chung đến những người Việt tha hương đáng kính như đã thưa, tôi xin phép ghi lại nơi đây chút tâm tình riêng giữa chú Anh Bằng và Ý Nga, qua nhịp cầu văn nghệ giữa thơ và nhạc, chút kỷ niệm còn lưu dấu, xếp theo thứ tự thời gian nhận được, sau khi bản nhạc phát hành, để quý độc Giả cùng chia sẻ chung tài phổ nhạc của chú anh Bằng:
Bài thơ buồn “Chỉ Một Lần Thôi” của Ý Nga, đã hân hạnh được ba Nhạc Sĩ để mắt đến và phổ nhạc: đầu tiên là Nhạc Sĩ LMST, rồi đến chú Anh Bằng và sau đó là Nhạc Sĩ Phiêu Bồng. Khởi duyên văn nghệ của Ý Nga và Nhạc Sĩ Anh Bằng, qua bài này, bắt đầu vào một ngày của tháng Tư buồn bã năm 2011, qua đó, Nhạc Sĩ Lê Dinh đã chuyển lại một điện thư (email) của Nhạc Sĩ Anh Bằng, viết trước đó 2 ngày như sau:
-From: Van Dinh Le, To: Y Nga,
CC: Anh Bang; Nghe Thuat,
Sent: Fri, 8 Apr 2011 15:52,
Subject: Fw: Ca khuc MAT ANH DEM GIANG SINH
-From: bang anh,
To: Y Nga,
Sent: Wed, April 6, 2011 8:50:51 PM,
Subject: Ca khuc MAT ANH DEM GIANG SINH
Ý Nga quý mến,Chắc Ý Nga còn nhớ ngày trước báo Nghệ Thuật của chú Lê Dinh còn ấn hành, Ý Nga có đăng một bài thơ, mở đầu bằng câu: “Gần cuối năm rồi anh biết không?”
CHỈ MỘT LẦN THÔI
*
Viết cho Ghe-Không-Số-41-Người,
nhập trại Songkhla, Thái Lan 15.1.1980.
*
Lời thơ Ý Nga
Gần cuối năm rồi anh biết không?
Ðếm hoài, em cứ đếm trong lòng
Tám mươi và mấy lần “mươi” nữa?
Cứ đếm để mòn… niềm mỏi mong.
Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?
Tưng-bừng phố xá hoa đèn giăng
Người người mua sắm vui như Tết
Một kẻ âm-thầm đốt nén nhang.
Cứ nhớ hoài thôi chuyện sẫm màu
Cả thuyền ngơ-ngác, nát niềm đau
Môi khô con trẻ chờ giọt nước
Mắt ướt ngoại già trông Chúa, Cha.
Biển lặng thuyền dừng, người sóng xao
Trùng dương dậy sóng, người thì-thào
Trối nhau lời cuối không hơi thở
Nước biển mặn như… nước mắt trào.
Ðêm ấy cũng là đêm Giáng Sinh
Cướp cười, cướp nói, mình làm thinh
Nhìn nhau nước mắt hòa trong máu
Một Giáng Sinh thôi! Một hải trình!
Ý Nga
Chú Anh Bằng có lấy thi phẩm này để phổ nhạc, đổi tựa thành “Mất Anh Đêm Giáng Sinh” và thêm thơ của chú vào cho hợp với nhạc.
Lời nhạc Anh Bằng
Gần cuối năm rồi anh biết không?
Nhớ hoài em nhớ đến vô cùng
Nhớ anh và chiếc thuyền trên sóng
Bão táp dập vùi ngoài biển Đông.
Nhớ hoài em nhớ đến vô cùng
Nhớ anh và chiếc thuyền trên sóng
Bão táp dập vùi ngoài biển Đông.
Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?
Tưng bừng phố xá giăng hoa đèn
Người đi xem lễ ôi trìu mến
Em khóc âm thầm đốt nén nhang.
Cứ nhớ hoài thôi chuyện héo sầu:
Cả thuyền kêu than nát niềm đau,
Môi khô con dại thèm giọt nước,
Mẹ khóc nhìn con…
Mẹ khóc nhìn con chết thảm sầu.
Người đi xem lễ ôi trìu mến
Em khóc âm thầm đốt nén nhang.
Cứ nhớ hoài thôi chuyện héo sầu:
Cả thuyền kêu than nát niềm đau,
Môi khô con dại thèm giọt nước,
Mẹ khóc nhìn con…
Mẹ khóc nhìn con chết thảm sầu.
Đêm ấy là đêm Chúa giáng sinh,
Sóng gió biển khơi giết dân lành,
Lời nào tả hết ngàn cay đắng?
Ôi Giáng Sinh buồn em mất anh!
Chú sẽ gửi nhạc cho Ý Nga khi chú nhận được thư trả lời. Chú cám ơn và mong tin Ý Nga.
Chú: Anh Bằng.
*
Và thế là thơ nhạc gặp nhau, chú cháu chúng tôi cũng quen nhau từ đó, khởi đầu cho một sự liên lạc mới:
Chú Anh Bằng
Sent: Fri, 8 Apr 2011 23:06
Subject: THĂM Ý NGA
Ý Nga thân mến
Cho chú địa chỉ, khi có DVD chú sẽ gửi biếu Ý Nga để xem cho vui.
Cám ơn Ý Nga
Chú Anh Bằng
From: bang anh, Sent: Wed, 4 May 2011 3:43
Ý Nga thân mến,
Bây giờ chú cháu mình đừng nói nhiều, chú sẽ ký DVD: “Anh Bằng-Dòng Nhạc Lưu Vong” tặng Ý Nga, khi có địa chỉ; nhưng phải mất chừng 10 ngày, vì thủ tục thuế quan của Canada cẩn thận lắm. Tốt nhất là Ý Nga nên mua 1 cuốn để nghe trước đi! Nữ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung khi trình bày đã khóc thật sự, cảm động lắm.
Chú mong tin
Độc giả LC
Sent: Wed, 4 May 2011 7:44
Hello,
... Đọan chuyển… đêm ấy là đêm giáng sinh…, Nhạc Sĩ AB viết rất hay. Chúc mừng Ý Nga. Từ bài thơ, Anh Bằng đã sửa đôi chút và phổ nhạc rất hay.
Thi hữu Phương Thúy
Sent: Wed, 4 May 2011 7:56
Chúc mừng Ý Nga đã có bài thơ phổ nhạc và được đưa vào Asia DVD Kỷ Niệm 36 Năm Viễn Xứ. Asia là nguồn tiêu khiển tinh thần duy nhất mà chị còn xem đến bây giờ.
Thi hữu Vĩnh Nhất Tâm
Sent: Wed, 4 May 2011 12:20
Chúc mừng và mong rằng Ý Nga có nhiều bài thơ phổ nhạc của những Nhạc Sĩ. Đó sẽ là nguồn an ủi lớn lắm đó.
Độc giả Lê thị Trúc Mai (phụ huynh của 2 em học trò)
Sent: Wed, 4 May 2011 12:20
Cô Nga,
Chúc mừng cô Nga và tin rằng sẽ còn có nhiều bài thơ của Cô Nga được phổ thành nhạc và chia sẻ cho tất cả mọi ngưòi thưởng thức.
30 tháng tư lại qua, còn bao 30 tháng tư nữa cô Nga ơi?
Nhạc Sĩ Nguyễn thị Minh
Sent: Thu, May 5, 2011 11:24:10 AM
Chị đã nghe bài mà Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ từ thơ Ý Nga và có ý kiến thế này, sau khi xem qua toàn chương trình của cuốn Asia mới: bài hát của Ý Nga đã làm nổi bật ý nghĩa của “Dòng Nhạc Lưu Vong” và thật may mắn là được Ca Sĩ Nguyễn Hồng Nhung trình bày xuất sắc với sự rung cảm mà chị tin rằng trọn vẹn nhất. Giọt nước mắt của Nguyễn Hồng Nhung rơi xuống ở góc cạnh thật bất ngờ và vẽ mặt diễn xuất của Nguyễn Hồng Nhung lúc đó thật hoàn hảo, làm tăng giá trị của bài hát và cả chương trình này.
Chị đã nghe Nguyễn Hồng Nhung hát nhiều bài trước đây, nhưng lần này, với bài hát của Ý Nga, chị đã cho điểm Ca Sĩ này rất cao và cảm phục Nguyễn Hồng Nhung hơn rất nhiều, khi thấy cô cũng đứng chung và hát các bài hát hợp ca đấu tranh khác trong chương trình. Có lẽ chị thiên vị, nhưng trong tất cả các bài nhạc của ông trong DVD này, bài hát từ thơ Ý Nga, đã cho thấy khả năng viết nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng trội hơn rất nhiều bài khác. Nếu không có bài của Ý Nga, có lẽ chương trình sẽ bị giảm đi nhiều sự xúc động đặc biệt nên có trong cuộc đời viết nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng.
Chị chia vui với Ý Nga và với cả Nhạc Sĩ Anh Bằng đã làm được bài hát này.
Người lính Võ Bị NĐT
Sent: Fri, 6 May 2011 4:55
Chị Ý Nga!
Bài thơ này làm tôi nhớ lại tôi cũng vào Songkhla năm 1980 như Chị. Tôi đăng luôn lên trang website của Võ Bị Đà Lạt. Ai đọc thơ này sẽ nhớ 30/4.
Thân Kính
Độc giả Nguyễn thị Thu Hằng
Sent: Fri, 6 May 2011 8:30
Hoan hô chị Ý Nga! Em đã nghe bài hát với Nguyễn Hồng Nhung, thật là trên cả tuyệt vời!
Độc giả DANG TAN
Sent: Sun, Dec 4, 2011 9:37 am
Lời hát Ngyễn Hồng Nhung rất thấm và bài thơ "Chỉ Một Lần Thôi" rất hay.
Cám ơn Ý Nga nhiều.
Chú Anh Bằng
Sent: Mon, Dec 5, 2011 10:22 pm
Ý Nga quý mến
Cám ơn Ý Nga thật nhiều đã nhớ đến chú và cho chú chia sẻ những cảm nghĩ chân thành của khán-thính-giả và độc giả. Chú Bằng rất hãnh diện khi được chia sẻ niềm vui với Ý Nga, qua những lời khen ngợi, khuyến khích của khán-thính giả sau khi nghe ca khúc MẤT ANH ĐÊM GIÁNG SINH của chú cháu mình.
Ca sĩ thường đi “show”, chú sẽ gặp Nguyễn Hồng Nhung nay mai và sẽ chuyển lời bình của họ cho Nguyễn Hồng Nhung, theo sự gợi ý của Ý Nga.
Chú già lão nên lẩm cẩm, thư của cô Vân lại chuyển cho Ý Nga, như Ý Nga thấy rồi, lại còn lú lẩn, hay quên, chậm chạp, bệnh tật đủ thứ. Vì vậy, nếu khi nào thấy chú không trả lời thư thì email nhắc chú chứ đừng buồn chú nghen. Thương chú, muốn liên lạc với chú thì Ý Nga phải hiểu rằng đời sống của chú luôn luôn lấy tình nghĩa làm đầu… Qua lá thư vừa rồi của cháu, chú đã hiểu Ý Nga là người tốt, dễ mến và khiêm tốn.
Lâu lâu viết thư thăm hỏi chú nhé.
Chúc cháu vui, khỏe luôn
Chú: Anh Bằng
Chú Anh Bằng
Sent: Tue, May 5, 2015 8:08 am
Ý Nga thân mến
Chú AB hôm nay đã gửi biếu Ý Nga 10 DVD, trong đó có ký một cuốn: “Thân tặng Thi Sĩ Ý Nga” và 10 CD cũng có ca khúc MẤT ANH ĐÊM GIÁNG SINH như trong DVD.
Có gì thắc mắc xin cho chú biết.
Chú cám ơn Ý Nga đã nhớ đến và dành cho chú những lời chúc mừng sinh nhật của chú rất chân tình.
Ý Nga đã nhận được món quà nhỏ của Asia thân tặng, chú cũng rất vui.
Cầu chúc Ý Nga có thêm nhiều thi phẩm đấu tranh thật xuất sắc để trước hết là góp phần xây dựng quê hương, sau là đợi khi chú được hân hạnh phổ nhạc vào thơ của Ý Nga (người chiến sĩ văn hóa) đã tận tụy hy sinh cho cuộc đấu tranh bảo vệ Việt Nam, chống ngụy quyền csVN và chống quân bành trướng Tàu Cộng.
Chúc Ý Nga luôn vui, khỏe, trẻ và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày
Cũng xin Ý Nga cầu nguyện cho chú nhé!
Chú: Anh Bằng
Thi hữu BẢO TRÂM
Sent: Tue, May 23, 2017 7:27 pm
Thưa chị, tôi đã nghe và xem từng nơi chị giới thiệu có bài hát "Mất Anh Đêm Giáng Sinh", phổ nhạc bài thơ "Chỉ Một Lần Thôi" của chị. Bài hát rất cảm động và gây xúc cảm cho người nghe, Ca Sĩ Hồng Nhung thể hiện bài hát càng tạo nên cảm giác đau thương của những sự mất mát phi lý này. Bài thơ của chị đã đi vào lòng người sâu xa hơn nhờ phổ nhạc, Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ nhạc thì quá hay rồi!
Xem và nghe ở nơi này rõ ràng nhất và cũng cảm động hơn vì mắt thấy Ca Sĩ Hồng Nhung diễn tả bài hát rất xúc động.
Xem Ca Sĩ Nguyễn Hồng Nhung hát
Xen Slideshow trong youtube do giáo sư TNP thực hiện cũng khá rõ ràng, với những hình ảnh thuyền nhân, gợi đến một thời điểm đau thương nhất của đất nước và của người dân VNCH.
Còn những link nhạc sau chỉ nghe được lời bài hát thôi.
Nhạc Sĩ LMST đã phổ nhạc nguyên văn bài thơ của chị, nhưng chưa ai hát hở chị? Tôi đã vào website của Nhạc Sĩ LMST để tìm nghe, có thấy bản nhạc, không thấy nơi nào để có thể click vào nghe hát được. Tôi thích những nhạc sĩ phổ được nguyên văn bài thơ, hơn là sửa đổi quá nhiều…
Bảo Trâm
*
Thưa Quý Vị
Dù đã đặt mua một số DVD để tặng người nhà rồi, nhưng không có chữ ký của chú Anh Bằng để làm kỷ niệm (vì chú bệnh nên quên mất tiêu). May là 4 năm sau: 21.4.2015, Ý Nga nhờ anh Việt Hải và Cao Minh Hưng nhắc giùm nên mới có được chữ ký của chú Anh Bằng. (Một lần nữa, Ý Nga xin cám ơn hai Anh).
Chân thành cảm tạ tất cả quý Nhạc Sĩ đã cùng chia sẻ với những dòng thơ cho quê hương và đồng bào của Ý Nga và của bất cứ người làm thơ nào.
Cám ơn quý Anh Chị đã thực hiện tuyển tập này để tưởng niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng.
Nhé!
Ý Nga
Canada, 22.5.2017
[Message clipped] View entire message
Y Nga chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Thơ văn Ý Nga: NHỮNG NHẠC SĨ PHỔ THƠ ĐẤU TRANH CỦA NGƯỜI CHƯA QUEN
LẠ GÌ NỘI GIÁN VIỆT GIAN?
*
Kính tặng quý Trưởng Hướng Đạo luôn góp sức
cho một Việt Nam Tự Do không cộng sản.
*
Đoàn đấu đảng đầy đường, đánh đá đẹp?
Thật thiệt thòi chuyện chết chóc dân ta!
Trớ trêu thay lắm luật lệ rườm rà
Nuôi “bạo chúa, gian thần” thêm tuổi thọ.
Lại lấn lướt, giặc Tàu bắt: “Buông bỏ!”
Nhắc nhở nhau mỗi móc méo thăm dò
Chúng vòng vo, cặp kế cận, mần mò
Mắt cú vọ, lửa lóe lên dòm ngó.
Chuyên cung cấp, theo thập thò, xin xỏ
Hớn hở hoài, mắt rực đỏ Việt gian
Giặc đổ quân đã đầy đặn nơi cần
Trong tình trạng nắm đầu Trung Ương Đảng.
Theo trình tự: Việt gian nuôi nội gián.
Bao quân đoàn nhan nhản Hán tràn lan,
Giặc dềnh dàng: dân dẹp khá khó khăn
Không cứng rắn cứu dân là bại trận!
Ý Nga*25.8.2017
QUÁ RÕ NÓN CỐI ĐỎ VÌ AI
Tiền chung đổ trọn túi riêng
Nợ công bởi Cộng lạm quyền chuyện tư
Tăng thu thuế, quỹ có dư?
Í… a… đảng cứ khư khư lắc đầu!
Cạn dần ngân sách vì đâu?
“Đại đồng” đoàn, đảng: đứng đầu tham lam!
Quan tham chỉ bị tước hàm
Nhẹ nhàng… “cảnh cáo”. Ai làm gì ai?
“Xóa tư cách”? Thật khôi hài:
Xóa đây, tước đó: hết “ngài” thành “ông”!
Ý Nga*31.8.2017
NHỚ NGÀY HỌC “NGU”
Tá, tướng, lính tê: “tê thấp” tập thể
Nhờ “ơn đồ tể” hành hạ thỏa thê
Bệnh không thuốc…tể, xuyên tâm liên tề!
Không phấn khởi cũng giả vờ “hồ hởi”.
Xa vời vợi, Mẹ ơi xin đừng đợi!
Vợ con ơi! Chiến sĩ bất phùng thời
Súng buông lơi rã rượi phút “đổi đời’
Giặc phơi phới dạy đời: -Ngu tập thể!
Ý Nga, 19-5-2016
MỪNG NGƯỜI
DÉP CHỬA ĐỨT QUAI
Hỏi người xách dép chạy đâu?
Đeo toàn bạc cắc cả xâu nặng nề.
Bảo rồi: tỵ nạn đừng về
Quốc Gia, cộng sản vụng về học thêm?
*
Cộng ăn chả, chẳng trả nem
“Ruột-non-ngàn-dặm” tiền đem về hầu
Cung bao nhiêu đủ mức cầu?
Nào đâu một đảng! Việt, Tàu cả hai.
*
Mừng người dép chửa đứt quai
Đôi chân lành lặn, hình hài còn nguyên!
Ý Nga*25.5.2017
NHỮNG NHẠC SĨ
PHỔ THƠ ĐẤU TRANH
CỦA NGƯỜI CHƯA QUEN
(Trích tuyển tập viết chung nhiều tác giả: TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ ANH BẰNG)
Ý Nga
Thưa quý Độc Giả,
Những Nhạc Sĩ phổ thơ người xa lạ
Chỉ vì điều tâm đắc: chuyện Quốc Gia
Xa thành gần, quen thay lạ trổ hoa
Hoa Tranh Đấu nối nhịp cầu tỵ nạn.
“Lạ” này là chưa quen, chưa thân, chưa gặp chứ không phải “lạ” tờ lờ mờ kiểu Việt Cộng bán nước!
Trước đây, quý Anh Chị trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ có yêu cầu tôi viết một bài về chú Anh Bằng, nhưng tôi đã từ chối, vì nếu viết về chú Anh Bằng (đã phổ nhạc cho Ý Nga 1 bài) mà không viết về 10 Nhạc Sĩ đã phổ cho Ý Nga 88 bài thơ thì e rằng tôi sống không phải đạo, sẽ làm buồn lòng quý Nhạc Sĩ sau đâyu, xếp theo thứ tự ABC:
-Lã Mộng Thường (01 bài),
-Lê Trung Diệu Châu (04 bài),
-Mai Đằng (01 bài),
-Miên Hương (10 bài),
-Nguyễn Hữu Tân (02 bài),
-Nguyễn văn Thành (31 bài),
-Phiêu Bồng (02 bài),
-T242-Nguyễn Bá Toản (02 bài),
-Trần Quan Long (01 bài).
-Bùi Kim Cương (05 bài)
Cũng như với chú Anh Bằng, tôi chưa từng được hân hạnh gặp mặt quý Nhạc Sĩ này một lần nào ngoài đời. Nay nhân dịp giỗ 2 năm của chú Anh Bằng, lời yêu cầu tham gia vào tuyển tập đặc biệt này của quý Anh Chị có lòng đã được lặp lại lần thứ hai, nên tôi xin mạo muội nhân dịp này để: tri ân chung tất cả quý Nhạc Sĩ, Độc Giả nào đã chọn thơ đấu tranh để phổ nhạc và tiếp tay chuyền Lửa, dù là thơ của Ý Nga hay thơ của bất cứ ai.
Là một nữ thuyền nhân chưa từng tham gia vào bất cứ một đảng phái chính trị nào ở hải ngoại, theo tôi thì, Nhạc Sĩ Anh Bằng hay bất cứ người Nhạc Sĩ nào, dù đã thành danh trước hay sau năm 1975, dù chuyên nghiệp hay tài tử, nếu chọn thơ đấu tranh của những tác giả chưa quen thân để phổ nhạc, họ đều là những người can đảm, không háo danh, yêu thơ và biết trân trọng thơ, biết chia sẻ nỗi khắc khoải của người làm thơ mà hòa thêm vào bầu tâm huyết của chính họ, hầu tạo nên những dòng nhạc chung cho một trang bi sử của người Việt tha hương. Can đảm, vì họ không thể biết chính xác tác giả bài thơ là ai, họ chỉ đọc thơ mà “cảm” cái tình Việt lớn lao có cùng chung một mẫu số: ưu tư cho vận Nước, thù Nhà và đồng bào.
Cùng tỉnh táo nhắc nhau đừng khờ khạo
Trong trường văn, trận bút khá nhọc nhằn
Xa dặm ngàn, chuyền Lửa thật khó khăn
Thơ, văn, họa… tuổi dần tàn, dầu cạn.
(Trích: HỘI THẢO*Ý Nga* 22.5.2017)
Không riêng chỉ Nhạc Sĩ, chẳng riêng chi chú Anh Bằng, mà bất cứ người nghệ sĩ nào khích lệ những hướng sáng tác văn, thi, họa, nhạc.v.v… nói lên được tội ác của VC và chủ nghĩa cộng sản như thế, Ý Nga đều âm thầm để ý và thưởng thức bằng tấm lòng kính trọng, bởi, chính sự chia sẻ quan trọng này đã tạo nên nét đẹp của tâm hồn người nghệ sĩ ấy, của những tấm lòng còn biết xót xa trước cảnh quê hương, dân tộc đang bị tà quyền thao túng. Họ chính là những tấm gương cho tuổi trẻ noi theo: dù sống ở đâu, sung sướng thế nào cũng không được quyền quên những đồng bào bất hạnh còn lại nơi quê Nhà.
Đó cũng là lý do, dù có quen biết họ hay không, một khi tâm đắc với những sáng tác có ý nghĩa như thế, chúng tôi đều chuyền đi muôn phương, nhất là về châu Âu, nơi tôi đã tỵ nạn chính trị 20 năm.
Bất cứ người thưởng ngoạn nào yêu thích những tác phẩm đấu tranh chống lại tội ác và vinh danh chính nghĩa của người Quốc Gia, đều đáng được trân trọng, vì chính họ là nguồn khích lệ tinh thần lớn lao để nuôi sống và bảo vệ cội nguồn, khuyến khích các thế hệ tiếp nối luôn biết quý trọng giá trị bất biến của tính nhân bản trong tâm hồn người Việt. Nghệ thuật vị nhân sinh là thế!
Vũ, nhạc, kịch… san niềm đau vô hạn
Cùng luận bàn, hướng sáng tác vì dân
Giữ tinh thần khơi Lửa, chẳng vong thân
Nhắc Quốc Hận, tự tu thân, giữ Lửa.
(Trích: HỘI THẢO*Ý Nga* 22.5.2017)
*
Trong tinh thần tri ân chung đến những người Việt tha hương đáng kính như đã thưa, tôi xin phép ghi lại nơi đây chút tâm tình riêng giữa chú Anh Bằng và Ý Nga, qua nhịp cầu văn nghệ giữa thơ và nhạc, chút kỷ niệm còn lưu dấu, xếp theo thứ tự thời gian nhận được, sau khi bản nhạc phát hành, để quý độc Giả cùng chia sẻ chung tài phổ nhạc của chú anh Bằng:
Bài thơ buồn “Chỉ Một Lần Thôi” của Ý Nga, đã hân hạnh được ba Nhạc Sĩ để mắt đến và phổ nhạc: đầu tiên là Nhạc Sĩ LMST, rồi đến chú Anh Bằng và sau đó là Nhạc Sĩ Phiêu Bồng. Khởi duyên văn nghệ của Ý Nga và Nhạc Sĩ Anh Bằng, qua bài này, bắt đầu vào một ngày của tháng Tư buồn bã năm 2011, qua đó, Nhạc Sĩ Lê Dinh đã chuyển lại một điện thư (email) của Nhạc Sĩ Anh Bằng, viết trước đó 2 ngày như sau:
-From: Van Dinh Le, To: Y Nga,
CC: Anh Bang; Nghe Thuat,
Sent: Fri, 8 Apr 2011 15:52,
Subject: Fw: Ca khuc MAT ANH DEM GIANG SINH
-From: bang anh,
To: Y Nga,
Sent: Wed, April 6, 2011 8:50:51 PM,
Subject: Ca khuc MAT ANH DEM GIANG SINH
Ý Nga quý mến,Chắc Ý Nga còn nhớ ngày trước báo Nghệ Thuật của chú Lê Dinh còn ấn hành, Ý Nga có đăng một bài thơ, mở đầu bằng câu: “Gần cuối năm rồi anh biết không?”
CHỈ MỘT LẦN THÔI
*
Viết cho Ghe-Không-Số-41-Người,
nhập trại Songkhla, Thái Lan 15.1.1980.
*
Lời thơ Ý Nga
Gần cuối năm rồi anh biết không?
Ðếm hoài, em cứ đếm trong lòng
Tám mươi và mấy lần “mươi” nữa?
Cứ đếm để mòn… niềm mỏi mong.
Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?
Tưng-bừng phố xá hoa đèn giăng
Người người mua sắm vui như Tết
Một kẻ âm-thầm đốt nén nhang.
Cứ nhớ hoài thôi chuyện sẫm màu
Cả thuyền ngơ-ngác, nát niềm đau
Môi khô con trẻ chờ giọt nước
Mắt ướt ngoại già trông Chúa, Cha.
Biển lặng thuyền dừng, người sóng xao
Trùng dương dậy sóng, người thì-thào
Trối nhau lời cuối không hơi thở
Nước biển mặn như… nước mắt trào.
Ðêm ấy cũng là đêm Giáng Sinh
Cướp cười, cướp nói, mình làm thinh
Nhìn nhau nước mắt hòa trong máu
Một Giáng Sinh thôi! Một hải trình!
Ý Nga
Chú Anh Bằng có lấy thi phẩm này để phổ nhạc, đổi tựa thành “Mất Anh Đêm Giáng Sinh” và thêm thơ của chú vào cho hợp với nhạc.
Lời nhạc Anh Bằng
Gần cuối năm rồi anh biết không?
Nhớ hoài em nhớ đến vô cùng
Nhớ anh và chiếc thuyền trên sóng
Bão táp dập vùi ngoài biển Đông.
Nhớ hoài em nhớ đến vô cùng
Nhớ anh và chiếc thuyền trên sóng
Bão táp dập vùi ngoài biển Đông.
Gần Giáng Sinh rồi anh biết chăng?
Tưng bừng phố xá giăng hoa đèn
Người đi xem lễ ôi trìu mến
Em khóc âm thầm đốt nén nhang.
Cứ nhớ hoài thôi chuyện héo sầu:
Cả thuyền kêu than nát niềm đau,
Môi khô con dại thèm giọt nước,
Mẹ khóc nhìn con…
Mẹ khóc nhìn con chết thảm sầu.
Người đi xem lễ ôi trìu mến
Em khóc âm thầm đốt nén nhang.
Cứ nhớ hoài thôi chuyện héo sầu:
Cả thuyền kêu than nát niềm đau,
Môi khô con dại thèm giọt nước,
Mẹ khóc nhìn con…
Mẹ khóc nhìn con chết thảm sầu.
Đêm ấy là đêm Chúa giáng sinh,
Sóng gió biển khơi giết dân lành,
Lời nào tả hết ngàn cay đắng?
Ôi Giáng Sinh buồn em mất anh!
Chú sẽ gửi nhạc cho Ý Nga khi chú nhận được thư trả lời. Chú cám ơn và mong tin Ý Nga.
Chú: Anh Bằng.
*
Và thế là thơ nhạc gặp nhau, chú cháu chúng tôi cũng quen nhau từ đó, khởi đầu cho một sự liên lạc mới:
Chú Anh Bằng
Sent: Fri, 8 Apr 2011 23:06
Subject: THĂM Ý NGA
Ý Nga thân mến
Cho chú địa chỉ, khi có DVD chú sẽ gửi biếu Ý Nga để xem cho vui.
Cám ơn Ý Nga
Chú Anh Bằng
From: bang anh, Sent: Wed, 4 May 2011 3:43
Ý Nga thân mến,
Bây giờ chú cháu mình đừng nói nhiều, chú sẽ ký DVD: “Anh Bằng-Dòng Nhạc Lưu Vong” tặng Ý Nga, khi có địa chỉ; nhưng phải mất chừng 10 ngày, vì thủ tục thuế quan của Canada cẩn thận lắm. Tốt nhất là Ý Nga nên mua 1 cuốn để nghe trước đi! Nữ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung khi trình bày đã khóc thật sự, cảm động lắm.
Chú mong tin
Độc giả LC
Sent: Wed, 4 May 2011 7:44
Hello,
... Đọan chuyển… đêm ấy là đêm giáng sinh…, Nhạc Sĩ AB viết rất hay. Chúc mừng Ý Nga. Từ bài thơ, Anh Bằng đã sửa đôi chút và phổ nhạc rất hay.
Thi hữu Phương Thúy
Sent: Wed, 4 May 2011 7:56
Chúc mừng Ý Nga đã có bài thơ phổ nhạc và được đưa vào Asia DVD Kỷ Niệm 36 Năm Viễn Xứ. Asia là nguồn tiêu khiển tinh thần duy nhất mà chị còn xem đến bây giờ.
Thi hữu Vĩnh Nhất Tâm
Sent: Wed, 4 May 2011 12:20
Chúc mừng và mong rằng Ý Nga có nhiều bài thơ phổ nhạc của những Nhạc Sĩ. Đó sẽ là nguồn an ủi lớn lắm đó.
Độc giả Lê thị Trúc Mai (phụ huynh của 2 em học trò)
Sent: Wed, 4 May 2011 12:20
Cô Nga,
Chúc mừng cô Nga và tin rằng sẽ còn có nhiều bài thơ của Cô Nga được phổ thành nhạc và chia sẻ cho tất cả mọi ngưòi thưởng thức.
30 tháng tư lại qua, còn bao 30 tháng tư nữa cô Nga ơi?
Nhạc Sĩ Nguyễn thị Minh
Sent: Thu, May 5, 2011 11:24:10 AM
Chị đã nghe bài mà Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ từ thơ Ý Nga và có ý kiến thế này, sau khi xem qua toàn chương trình của cuốn Asia mới: bài hát của Ý Nga đã làm nổi bật ý nghĩa của “Dòng Nhạc Lưu Vong” và thật may mắn là được Ca Sĩ Nguyễn Hồng Nhung trình bày xuất sắc với sự rung cảm mà chị tin rằng trọn vẹn nhất. Giọt nước mắt của Nguyễn Hồng Nhung rơi xuống ở góc cạnh thật bất ngờ và vẽ mặt diễn xuất của Nguyễn Hồng Nhung lúc đó thật hoàn hảo, làm tăng giá trị của bài hát và cả chương trình này.
Chị đã nghe Nguyễn Hồng Nhung hát nhiều bài trước đây, nhưng lần này, với bài hát của Ý Nga, chị đã cho điểm Ca Sĩ này rất cao và cảm phục Nguyễn Hồng Nhung hơn rất nhiều, khi thấy cô cũng đứng chung và hát các bài hát hợp ca đấu tranh khác trong chương trình. Có lẽ chị thiên vị, nhưng trong tất cả các bài nhạc của ông trong DVD này, bài hát từ thơ Ý Nga, đã cho thấy khả năng viết nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng trội hơn rất nhiều bài khác. Nếu không có bài của Ý Nga, có lẽ chương trình sẽ bị giảm đi nhiều sự xúc động đặc biệt nên có trong cuộc đời viết nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng.
Chị chia vui với Ý Nga và với cả Nhạc Sĩ Anh Bằng đã làm được bài hát này.
Người lính Võ Bị NĐT
Sent: Fri, 6 May 2011 4:55
Chị Ý Nga!
Bài thơ này làm tôi nhớ lại tôi cũng vào Songkhla năm 1980 như Chị. Tôi đăng luôn lên trang website của Võ Bị Đà Lạt. Ai đọc thơ này sẽ nhớ 30/4.
Thân Kính
Độc giả Nguyễn thị Thu Hằng
Sent: Fri, 6 May 2011 8:30
Hoan hô chị Ý Nga! Em đã nghe bài hát với Nguyễn Hồng Nhung, thật là trên cả tuyệt vời!
Độc giả DANG TAN
Sent: Sun, Dec 4, 2011 9:37 am
Lời hát Ngyễn Hồng Nhung rất thấm và bài thơ "Chỉ Một Lần Thôi" rất hay.
Cám ơn Ý Nga nhiều.
Chú Anh Bằng
Sent: Mon, Dec 5, 2011 10:22 pm
Ý Nga quý mến
Cám ơn Ý Nga thật nhiều đã nhớ đến chú và cho chú chia sẻ những cảm nghĩ chân thành của khán-thính-giả và độc giả. Chú Bằng rất hãnh diện khi được chia sẻ niềm vui với Ý Nga, qua những lời khen ngợi, khuyến khích của khán-thính giả sau khi nghe ca khúc MẤT ANH ĐÊM GIÁNG SINH của chú cháu mình.
Ca sĩ thường đi “show”, chú sẽ gặp Nguyễn Hồng Nhung nay mai và sẽ chuyển lời bình của họ cho Nguyễn Hồng Nhung, theo sự gợi ý của Ý Nga.
Chú già lão nên lẩm cẩm, thư của cô Vân lại chuyển cho Ý Nga, như Ý Nga thấy rồi, lại còn lú lẩn, hay quên, chậm chạp, bệnh tật đủ thứ. Vì vậy, nếu khi nào thấy chú không trả lời thư thì email nhắc chú chứ đừng buồn chú nghen. Thương chú, muốn liên lạc với chú thì Ý Nga phải hiểu rằng đời sống của chú luôn luôn lấy tình nghĩa làm đầu… Qua lá thư vừa rồi của cháu, chú đã hiểu Ý Nga là người tốt, dễ mến và khiêm tốn.
Lâu lâu viết thư thăm hỏi chú nhé.
Chúc cháu vui, khỏe luôn
Chú: Anh Bằng
Chú Anh Bằng
Sent: Tue, May 5, 2015 8:08 am
Ý Nga thân mến
Chú AB hôm nay đã gửi biếu Ý Nga 10 DVD, trong đó có ký một cuốn: “Thân tặng Thi Sĩ Ý Nga” và 10 CD cũng có ca khúc MẤT ANH ĐÊM GIÁNG SINH như trong DVD.
Có gì thắc mắc xin cho chú biết.
Chú cám ơn Ý Nga đã nhớ đến và dành cho chú những lời chúc mừng sinh nhật của chú rất chân tình.
Ý Nga đã nhận được món quà nhỏ của Asia thân tặng, chú cũng rất vui.
Cầu chúc Ý Nga có thêm nhiều thi phẩm đấu tranh thật xuất sắc để trước hết là góp phần xây dựng quê hương, sau là đợi khi chú được hân hạnh phổ nhạc vào thơ của Ý Nga (người chiến sĩ văn hóa) đã tận tụy hy sinh cho cuộc đấu tranh bảo vệ Việt Nam, chống ngụy quyền csVN và chống quân bành trướng Tàu Cộng.
Chúc Ý Nga luôn vui, khỏe, trẻ và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày
Cũng xin Ý Nga cầu nguyện cho chú nhé!
Chú: Anh Bằng
Thi hữu BẢO TRÂM
Sent: Tue, May 23, 2017 7:27 pm
Thưa chị, tôi đã nghe và xem từng nơi chị giới thiệu có bài hát "Mất Anh Đêm Giáng Sinh", phổ nhạc bài thơ "Chỉ Một Lần Thôi" của chị. Bài hát rất cảm động và gây xúc cảm cho người nghe, Ca Sĩ Hồng Nhung thể hiện bài hát càng tạo nên cảm giác đau thương của những sự mất mát phi lý này. Bài thơ của chị đã đi vào lòng người sâu xa hơn nhờ phổ nhạc, Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ nhạc thì quá hay rồi!
Xem và nghe ở nơi này rõ ràng nhất và cũng cảm động hơn vì mắt thấy Ca Sĩ Hồng Nhung diễn tả bài hát rất xúc động.
Xem Ca Sĩ Nguyễn Hồng Nhung hát
Xen Slideshow trong youtube do giáo sư TNP thực hiện cũng khá rõ ràng, với những hình ảnh thuyền nhân, gợi đến một thời điểm đau thương nhất của đất nước và của người dân VNCH.
Còn những link nhạc sau chỉ nghe được lời bài hát thôi.
Nhạc Sĩ LMST đã phổ nhạc nguyên văn bài thơ của chị, nhưng chưa ai hát hở chị? Tôi đã vào website của Nhạc Sĩ LMST để tìm nghe, có thấy bản nhạc, không thấy nơi nào để có thể click vào nghe hát được. Tôi thích những nhạc sĩ phổ được nguyên văn bài thơ, hơn là sửa đổi quá nhiều…
Bảo Trâm
*
Thưa Quý Vị
Dù đã đặt mua một số DVD để tặng người nhà rồi, nhưng không có chữ ký của chú Anh Bằng để làm kỷ niệm (vì chú bệnh nên quên mất tiêu). May là 4 năm sau: 21.4.2015, Ý Nga nhờ anh Việt Hải và Cao Minh Hưng nhắc giùm nên mới có được chữ ký của chú Anh Bằng. (Một lần nữa, Ý Nga xin cám ơn hai Anh).
Chân thành cảm tạ tất cả quý Nhạc Sĩ đã cùng chia sẻ với những dòng thơ cho quê hương và đồng bào của Ý Nga và của bất cứ người làm thơ nào.
Cám ơn quý Anh Chị đã thực hiện tuyển tập này để tưởng niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng.
Nhé!
Ý Nga
Canada, 22.5.2017
[Message clipped] View entire message
Y Nga chuyen