Xe cán chó
Thời Xưa Chăn Trâu Băm Bèo, Làm Đéo Gì Có Lễ Này : Lễ tình yêu ở Việt Nam
Có lẽ, thành phố Sài Gòn là thành phố có khái niệm về lễ tình yêu sớm nhất tại Việt Nam, nếu như những năm 2000 trở đi, lễ Valentine có ảnh hưởng và trở thành hoạt động nhộn nhịp ở các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, thì từ những năm 1990, thành phố Sài Gòn đã nhộn nhịp với lễ Valentine. Không những dừng ở các đôi nam nữ yêu nhau, những cặp đôi đồng tính ở Sài Gòn cũng rất nhiệt tình với lễ Valentine.
Valentine của người đồng tính
Một bạn trẻ đồng tính, yêu cầu giấu tên, chia sẻ cảm xúc về ngày lễ này của mình: “Ví dụ như ngày trước nghe mấy đứa kể cũng vui lắm, tập trung mấy anh em, bạn bè đi với nhau, rồi đi chung, đi riêng, thằng này mua cái này, thằng kia mua cái kia rồi so sánh với nhau nghe hấp dẫn lắm!”
Với bạn trẻ này, ngày lễ tình yêu là một ngày đẹp trời mà ở đó, những cặp đôi đang yêu, chưa kết hôn và đã kết hôn sẽ trao cho nhau những món quà, những lời ân cần mà thường nhật, cuộc sống cơm áo gạo tiền đã cuốn mất, làm cho họ bận bịu, quên nói với nhau lời này.
Bạn trẻ nói thêm rằng hiện tại, sự giả tạo trong tình yêu đã phủ đầy xã hội Việt Nam. Vì sao? Vì tình yêu thời duy vật biện chứng đã được định nghĩa bằng những thứ vật chất cụ thể. Ví dụ như một tay giàu có, có thể trong suốt một năm, chẳng đoái hoài gì đến người mình yêu, không biết cô vợ hoặc người yêu của họ vui buồn ra sao, không có sự chia sẻ. Nhưng đến lễ Valentine thì mua cho một biệt thự, hoặc một chiếc xe hơi, thậm chí có kẻ chơi ngông còn thuê cả một chiếc tàu du lịch đi rải hoa hồng tràn cả một đoạn sông, số tiền tốn đến bạc tỉ, điều đó vô nghĩa.
Nó vô nghĩa và vô duyên vì khi anh ta mua hết hoa hồng để thả sông, thị trường hoa khan hiếm và hoa lên giá. Chỉ vì cái gọi là thể hiện tình yêu của anh ta mà có rất nhiều người nghèo phải thắt eo buộc bụng để mua hoa giá đắt tặng người yêu của mình là một sự vô lương tâm. Tình yêu không cần đến những kẻ vô lương tâm cũng như tình yêu không gần với kẻ ích kỉ, thích làm nổi.
Nói đến đây, bạn trẻ đồng tính lắc đầu thở dài và cho biết thêm là hiện nay, các cặp đôi đồng tính ở Sài Gòn đã bắt đầu kết nối với nhau để chuẩn bị cho mùa lễ tình yêu. Bởi vì chỉ có những người cùng điều kiện, cùng đồng tính và cùng ước nguyện mới thấu hiểu tình yêu của nhau, che chở nhau bớt cô đơn.
Vợ chồng Đào, một cặp đôi đồng tính cưới nhau sớm nhất Việt Nam, vượt qua mọi trở ngại. Họ cưới nhau vào năm 1990. Đây là thời gian mà hôn nhân đồng tính còn rất xa lạ với xã hội Việt Nam. Khi cưới nhau, hai anh chị đã bị chính quyền địa phương làm khó dễ rất nhiều thứ và tuyệt nhiên không chấp nhận đăng ký kết hôn của họ.
Hai anh chị đã vượt qua mọi khó khăn để sống giữa đất Quảng Nam, xin một cháu bé để nuôi và việc xin con đối với họ cũng hết sức khó khăn. Hiện nay, cháu bé đã học sang cấp phổ thông trung học, đã thành một thiếu nữ. Hai anh chị lại dắt nhau vào Sài Gòn để tham gia buổi lễ Valentine cùng những người bạn đồng tính của thành phố này.
Anh Đào chia sẻ với chúng tôi rằng đã đến lúc xã hội nói trong chừng mực quốc gia và nhân loại xét trên chừng mực thế giới phải hiểu biết hơn để thông cảm sâu sắc hơn đối với người đồng tính nói riêng và phải biết tôn trọng tình yêu thương nói chung. Tình yêu thương cũng nên hiểu rộng theo nghĩa lòng bác ái, sự tôn trọng tính tự chủ của người khác và đề cao phẩm hạnh của đồng loại. Yếu tố dân chủ trong hành xử bao giờ cũng mang đến tình yêu đích thực. Nếu thiếu yếu tố dân chủ, quyền con người và phẩm hạnh bị đè nén, kiềm kẹp, mọi giá trị tình yêu bị đóng khung theo hình thức và vật chất.
Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là phải đợi đến ngày tình yêu người ta mới nói với nhau những lời ân cần, ấm áp mà thường ngày, chính sự chia sẻ, quan tâm nhau đã là ngày tình yêu. Nếu như chỉ đợi suốt ba trăm sáu mươi bốn ngày trong căng thẳng, mệt mỏi vì cơm áo gạo tiền, vì hơn thua xã hội, vì giấc mộng làm giàu hoặc tham vọng quyền lực để rồi đến ngày lễ tình yêu mới chúc nhau ân cần thì sự ân cần ấy chỉ là giả tạo.
Ngày Valentine của các bạn sinh viên, công nhân
Thành, công nhân một xưởng may trong khu công nghiệp tân Bình, chia sẻ:“Đến ngày đó thì mình tặng một bó hoa hay một món quà mà mình chuẩn bị trước, món quà mà mình nghĩ là người yêu mình thích. Trong thời gian mình quen mình đã định hướng người mình yêu thích món quà như thế nào rồi. Một bó hoa hay một cái khăn choàng cổ chẳng hạn. Còn nếu như một người bạn gái thích một người đàn ông thật sự thì chỉ một món quà đơn giản, tình cảm thôi, chứ không cần rườm rà. Đương nhiên lãng mạn thì ai cũng thích cả nhưng mà tùy theo đồng tiền, kinh tế của từng người. Còn mình kinh tế thế nào thì mình làm thế đó thôi. Tùy theo tình cảm cô gái dành cho mình, chưa chắc là anh làm chói lòa lên là được, nhiều khi đó chỉ là sự chói lòa trước mắt thôi, về lâu dài thì chưa chắc. Còn những cô gái yêu vật chất thì không cần, chỉ cần thấy mình giàu là nó tới rồi.”
Đương nhiên lãng mạn thì ai cũng thích cả nhưng mà tùy theo đồng tiền, kinh tế của từng người. Còn mình kinh tế thế nào thì mình làm thế đó thôi.
- Thành, công nhân
Cũng theo Thành, hiện tại, tình hình kinh tế quá ảm đạm, đồng lương người lao động èo ọp, hơn nữa, vừa xong dịp Tết Nguyên Đán nên chi phí về quê, chi phí lo ba ngày Tết đã ngốn hết hầu bao của các bạn trẻ, việc chuẩn bị cho một ngày lễ tình yêu thật chu đáo và tươm tất có lẽ quá khó cho những bạn trẻ làm công nhân. Chính vì khó khăn, các bạn trẻ nghĩ đến một món quà đơn sơ thôi nhưng đầy đủ ý nghĩa, có thể một bó hoa, một hộp hoặc một vài thanh chocolate, một chiếc khăn gió choàng cổ hoặc một cuốn truyện hay.
Tặng truyện hay, tặng sách thường diễn ra trong giới sinh viên nhiều hơn các bạn trẻ lao động. Thương, sinh viên năm cuối đại học luật Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng có vẻ như ngày lễ Valentine trong giới sinh viên bây giờ cũng phân chia theo nhiều loại và nhiều đẳng cấp khác nhau, điều này đáng buồn hơn đáng vui.
Vì với những sinh viên nghèo, việc mua một tấm thiệp, một hộp chocolate, một bó hoa hay một cuốn sách tặng cho người yêu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khoảng chi tiêu hằng tháng. Nhưng cũng không hiếm những sinh viên mua máy tính bảng loại xịn, thậm chí mua xe máy có giá vài chục triệu đồng để tặng bạn gái. Điều này tạo nên một cơn sốt dư luận trong giới sinh viên và hiệu ứng vật chất của nó cũng không nhỏ.
Nhưng sở dĩ có hiệu ứng vật chất và đẩy quan niệm của giới sinh viên đến chỗ thực dụng không phải là vì họ sống hời hợt hoặc họ quá coi trọng vật chất. Mà cần phải bàn sâu xa hơn về vấn đề đạo đức học đường, bởi một khi cả hệ thống giáo dục nói riêng và hệ thống xã hội nói chung đều bị cuốn trong cơn lốc vật chất thì chuyện giới trẻ đón ngày lễ tình yêu bằng tâm thế thực dụng không có gì là xa lạ nữa!
Tuy vậy, ngày lễ tình yêu vẫn có ý nghĩa thiêng liêng với rất nhiều cặp đôi đang trong xã hội đầy rẫy vật dục này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Thời Xưa Chăn Trâu Băm Bèo, Làm Đéo Gì Có Lễ Này : Lễ tình yêu ở Việt Nam
Có lẽ, thành phố Sài Gòn là thành phố có khái niệm về lễ tình yêu sớm nhất tại Việt Nam, nếu như những năm 2000 trở đi, lễ Valentine có ảnh hưởng và trở thành hoạt động nhộn nhịp ở các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, thì từ những năm 1990, thành phố Sài Gòn đã nhộn nhịp với lễ Valentine. Không những dừng ở các đôi nam nữ yêu nhau, những cặp đôi đồng tính ở Sài Gòn cũng rất nhiệt tình với lễ Valentine.
Valentine của người đồng tính
Một bạn trẻ đồng tính, yêu cầu giấu tên, chia sẻ cảm xúc về ngày lễ này của mình: “Ví dụ như ngày trước nghe mấy đứa kể cũng vui lắm, tập trung mấy anh em, bạn bè đi với nhau, rồi đi chung, đi riêng, thằng này mua cái này, thằng kia mua cái kia rồi so sánh với nhau nghe hấp dẫn lắm!”
Với bạn trẻ này, ngày lễ tình yêu là một ngày đẹp trời mà ở đó, những cặp đôi đang yêu, chưa kết hôn và đã kết hôn sẽ trao cho nhau những món quà, những lời ân cần mà thường nhật, cuộc sống cơm áo gạo tiền đã cuốn mất, làm cho họ bận bịu, quên nói với nhau lời này.
Bạn trẻ nói thêm rằng hiện tại, sự giả tạo trong tình yêu đã phủ đầy xã hội Việt Nam. Vì sao? Vì tình yêu thời duy vật biện chứng đã được định nghĩa bằng những thứ vật chất cụ thể. Ví dụ như một tay giàu có, có thể trong suốt một năm, chẳng đoái hoài gì đến người mình yêu, không biết cô vợ hoặc người yêu của họ vui buồn ra sao, không có sự chia sẻ. Nhưng đến lễ Valentine thì mua cho một biệt thự, hoặc một chiếc xe hơi, thậm chí có kẻ chơi ngông còn thuê cả một chiếc tàu du lịch đi rải hoa hồng tràn cả một đoạn sông, số tiền tốn đến bạc tỉ, điều đó vô nghĩa.
Nó vô nghĩa và vô duyên vì khi anh ta mua hết hoa hồng để thả sông, thị trường hoa khan hiếm và hoa lên giá. Chỉ vì cái gọi là thể hiện tình yêu của anh ta mà có rất nhiều người nghèo phải thắt eo buộc bụng để mua hoa giá đắt tặng người yêu của mình là một sự vô lương tâm. Tình yêu không cần đến những kẻ vô lương tâm cũng như tình yêu không gần với kẻ ích kỉ, thích làm nổi.
Nói đến đây, bạn trẻ đồng tính lắc đầu thở dài và cho biết thêm là hiện nay, các cặp đôi đồng tính ở Sài Gòn đã bắt đầu kết nối với nhau để chuẩn bị cho mùa lễ tình yêu. Bởi vì chỉ có những người cùng điều kiện, cùng đồng tính và cùng ước nguyện mới thấu hiểu tình yêu của nhau, che chở nhau bớt cô đơn.
Vợ chồng Đào, một cặp đôi đồng tính cưới nhau sớm nhất Việt Nam, vượt qua mọi trở ngại. Họ cưới nhau vào năm 1990. Đây là thời gian mà hôn nhân đồng tính còn rất xa lạ với xã hội Việt Nam. Khi cưới nhau, hai anh chị đã bị chính quyền địa phương làm khó dễ rất nhiều thứ và tuyệt nhiên không chấp nhận đăng ký kết hôn của họ.
Hai anh chị đã vượt qua mọi khó khăn để sống giữa đất Quảng Nam, xin một cháu bé để nuôi và việc xin con đối với họ cũng hết sức khó khăn. Hiện nay, cháu bé đã học sang cấp phổ thông trung học, đã thành một thiếu nữ. Hai anh chị lại dắt nhau vào Sài Gòn để tham gia buổi lễ Valentine cùng những người bạn đồng tính của thành phố này.
Anh Đào chia sẻ với chúng tôi rằng đã đến lúc xã hội nói trong chừng mực quốc gia và nhân loại xét trên chừng mực thế giới phải hiểu biết hơn để thông cảm sâu sắc hơn đối với người đồng tính nói riêng và phải biết tôn trọng tình yêu thương nói chung. Tình yêu thương cũng nên hiểu rộng theo nghĩa lòng bác ái, sự tôn trọng tính tự chủ của người khác và đề cao phẩm hạnh của đồng loại. Yếu tố dân chủ trong hành xử bao giờ cũng mang đến tình yêu đích thực. Nếu thiếu yếu tố dân chủ, quyền con người và phẩm hạnh bị đè nén, kiềm kẹp, mọi giá trị tình yêu bị đóng khung theo hình thức và vật chất.
Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là phải đợi đến ngày tình yêu người ta mới nói với nhau những lời ân cần, ấm áp mà thường ngày, chính sự chia sẻ, quan tâm nhau đã là ngày tình yêu. Nếu như chỉ đợi suốt ba trăm sáu mươi bốn ngày trong căng thẳng, mệt mỏi vì cơm áo gạo tiền, vì hơn thua xã hội, vì giấc mộng làm giàu hoặc tham vọng quyền lực để rồi đến ngày lễ tình yêu mới chúc nhau ân cần thì sự ân cần ấy chỉ là giả tạo.
Ngày Valentine của các bạn sinh viên, công nhân
Thành, công nhân một xưởng may trong khu công nghiệp tân Bình, chia sẻ:“Đến ngày đó thì mình tặng một bó hoa hay một món quà mà mình chuẩn bị trước, món quà mà mình nghĩ là người yêu mình thích. Trong thời gian mình quen mình đã định hướng người mình yêu thích món quà như thế nào rồi. Một bó hoa hay một cái khăn choàng cổ chẳng hạn. Còn nếu như một người bạn gái thích một người đàn ông thật sự thì chỉ một món quà đơn giản, tình cảm thôi, chứ không cần rườm rà. Đương nhiên lãng mạn thì ai cũng thích cả nhưng mà tùy theo đồng tiền, kinh tế của từng người. Còn mình kinh tế thế nào thì mình làm thế đó thôi. Tùy theo tình cảm cô gái dành cho mình, chưa chắc là anh làm chói lòa lên là được, nhiều khi đó chỉ là sự chói lòa trước mắt thôi, về lâu dài thì chưa chắc. Còn những cô gái yêu vật chất thì không cần, chỉ cần thấy mình giàu là nó tới rồi.”
Đương nhiên lãng mạn thì ai cũng thích cả nhưng mà tùy theo đồng tiền, kinh tế của từng người. Còn mình kinh tế thế nào thì mình làm thế đó thôi.
- Thành, công nhân
Cũng theo Thành, hiện tại, tình hình kinh tế quá ảm đạm, đồng lương người lao động èo ọp, hơn nữa, vừa xong dịp Tết Nguyên Đán nên chi phí về quê, chi phí lo ba ngày Tết đã ngốn hết hầu bao của các bạn trẻ, việc chuẩn bị cho một ngày lễ tình yêu thật chu đáo và tươm tất có lẽ quá khó cho những bạn trẻ làm công nhân. Chính vì khó khăn, các bạn trẻ nghĩ đến một món quà đơn sơ thôi nhưng đầy đủ ý nghĩa, có thể một bó hoa, một hộp hoặc một vài thanh chocolate, một chiếc khăn gió choàng cổ hoặc một cuốn truyện hay.
Tặng truyện hay, tặng sách thường diễn ra trong giới sinh viên nhiều hơn các bạn trẻ lao động. Thương, sinh viên năm cuối đại học luật Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng có vẻ như ngày lễ Valentine trong giới sinh viên bây giờ cũng phân chia theo nhiều loại và nhiều đẳng cấp khác nhau, điều này đáng buồn hơn đáng vui.
Vì với những sinh viên nghèo, việc mua một tấm thiệp, một hộp chocolate, một bó hoa hay một cuốn sách tặng cho người yêu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khoảng chi tiêu hằng tháng. Nhưng cũng không hiếm những sinh viên mua máy tính bảng loại xịn, thậm chí mua xe máy có giá vài chục triệu đồng để tặng bạn gái. Điều này tạo nên một cơn sốt dư luận trong giới sinh viên và hiệu ứng vật chất của nó cũng không nhỏ.
Nhưng sở dĩ có hiệu ứng vật chất và đẩy quan niệm của giới sinh viên đến chỗ thực dụng không phải là vì họ sống hời hợt hoặc họ quá coi trọng vật chất. Mà cần phải bàn sâu xa hơn về vấn đề đạo đức học đường, bởi một khi cả hệ thống giáo dục nói riêng và hệ thống xã hội nói chung đều bị cuốn trong cơn lốc vật chất thì chuyện giới trẻ đón ngày lễ tình yêu bằng tâm thế thực dụng không có gì là xa lạ nữa!
Tuy vậy, ngày lễ tình yêu vẫn có ý nghĩa thiêng liêng với rất nhiều cặp đôi đang trong xã hội đầy rẫy vật dục này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
RFA