Tin nóng trong ngày
Thời điểm bất lợi cho Bắc Kinh
'Tôi là người Đài Loan' và vấn đề của TQ với EU - BBC News Tiếng Việt
Dẫn đầu một phái đoàn doanh nhân, chính khách Czech sang thăm hòn đảo có nền dân chủ đối đầu với Trung Quốc hôm 30/08, ông Vystrcil nói: "Tôi là người Đài Loan", nhắc lại câu nổi tiếng của Tổng thống Mỹ JK Kennedy "Tôi là người Berlin" để bày tỏ sự đoàn kết với Berlin bị Liên Xô bao vây hồi đầu Chiến tranh Lạnh.
Tuần này, Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đang ở Berlin để công du châu Âu nhằm hàn gắn quan hệ với EU, đã lên án ông Vystrcil.
Không chỉ công khai đe dọa chính khách Czech là "kẻ thiển cận", và việc chính phủ Czech dám chống lại chính sách "Một Trung Quốc", ông Vương Nghị còn nói chung chung rằng Bắc Kinh "sẽ không dung thứ cho hành động khiêu khích" kiểu này.
Thời điểm bất lợi cho Bắc Kinh
Tuy thế, giới bình luận tin rằng thời điểm của hai chuyến thăm, một của phái đoàn Czech sang Đài Loan, một của ông Vương Nghị sang châu Âu, không phải là hay nhất cho Trung Quốc.
Nhà báo David Hutt viết trên trang Asia Times (01/09/2020) rằng không rõ Trung Quốc có làm được gì ông Vystricl hay không, nhưng làm gì thì cũng chỉ khiến vị thế của Trung Quốc ở EU "yếu đi".
Ông David Hutt cũng nhắc rằng chỉ mới tuần trước nữa, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đã thăm Đài Loan, và trước đó hai tuần thì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm CH Czech.
Ở đây có thể thấy hai vấn đề nổi lên và đang tác động đến quan hệ với Trung Quốc.
Thứ nhất là ở CH Czech và các nước Đông Âu gốc XHCN cũ như Ba Lan hiện đang có sự hồi sinh của tinh thần dân chủ, hình thành trong truyền thống đấu tranh chống Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và đã thành công 30 năm trước.
Bản thân ông Vytrcil nói thẳng rằng ông tiếp nối truyền thống của nhà đấu tranh Vaclav Havel và tìm đến Đài Loan vì đây là "một nền dân chủ".
Sinh năm 1960, thuộc đảng Dân chủ Công dân (Civic Democratic Party), ông Vytrcil theo đường lối trung hữu, hơi phê phán EU.
Không chỉ đeo khẩu trang có cờ Đài Loan, ông còn nhắc rằng nhà bất đồng chính kiến Havel, sau làm tổng thống Czech thời dân chủ, đã là bạn của Đức Dalai Lama, bất chấp Trung Quốc phản đối.
Đảng của ông Vytrcil không phụ thuộc vào chính sách với TQ của chính phủ Czech, nhưng nhìn chung, các đảng phái Czech đều tự hào về truyền thống chống độc tài, vì dân chủ của họ, được đánh dấu bởi các sự kiện phản kháng lại Liên Xô năm 1968 và 1989-90.
'Con đường' và 'Vành đai' tại Đông Âu
Trung Quốc không có khả năng "trừng phạt" cả một xu hướng chính trị tại những nước Đông Âu có nền kinh tế năng động và cơ chế dân chủ vững mạnh này.
Điều Trung Quốc có thể làm được và đang làm để thúc đẩy 'Vành đai, Con đường' tại Đông Âu là làm thân với Hungary, và trông cậy vào chính sách ngày càng tách khỏi dòng chung tại EU của Thủ tướng Victor Orban.
Cũng mới tuần trước, chính phủ Orban tuyên bố để Đại học Phục Đán, Thượng Hải mở một phân viện và ký túc xá ở Budapest trong động thái được Chủ tịch Tập Cận Bình khen ngợi.
Còn tại EU nói chung, Trung Quốc đang phải đối mặt với dàn chính khách không còn sống với cảm hứng về một nước Trung Quốc mới mẻ, quyến rũ.
Không chỉ có lý do dịch Covid-19, sự trấn áp người Tân Cương, Hong Kong, mà còn nguyên nhân căn bản hơn là địa chính trị và hướng đi "hình thành đế quốc" của Tập Cận Bình khiến lãnh đạo EU e ngại.
Cuối tuần qua, trước khi đón Ngoại trưởng Vương Nghị, người đứng đầu ngoại giao EU, ông Josep Borrell đăng bài xã luận trên báo châu Âu gọi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc là những nước "có chung tính cách độc đoán, dùng ngôn từ của sức mạnh" trong quan hệ quốc tế.
Dù nhìn thấy các mối lợi trong giao thương với Trung Quốc, EU sẽ vẫn không thể bỏ qua các quan hệ với Hoa Kỳ trong cách nhìn nhận Trung Quốc ngày nay.
Riêng về CH Czech, dù chính phủ hiện hành không ủng hộ chuyến thăm của chủ tịch Thượng viện sang Đài Loan, họ cũng ngay lập tức triệu đại sứ TQ tới để phản đối về lời đe dọa với ông Vytricl.
Đây không phải là lần đầu tiên chính giới Czech, dù có quan điểm khác nhau, sẵn sàng lên tiếng bảo vệ người nước họ và nhất là các doanh nghiệp.
Trước đây, Trung Quốc đã có lần đe dọa trừng phạt tập đoàn xe hơi Skoda để trả đũa cho kế hoạch thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Czech nhiệm kỳ trước, Jaroslav Kubera.
Chuyến đi không thành vì ông Kubera qua đời nhưng Thủ tướng Czech Andrej Babis đã yêu cầu Trung Quốc thay đại sứ sau lời đe dọa với công ty xe hơi Skoda.
Tin mới nhất cho hay một lãnh đạo cấp quận tại Czech đã lên tiếng chỉ chính ông Vương Nghị vì lời đe dọa Chủ tịch Thượng viện Vytrcil.
Pavel Novotny, Chủ tịch quận Reporyje, Prague đăng trên Facebook lời yêu cầu ông Vương Nghị xin lỗi ngay lập tức vì dám "đe dọa đất nước chúng tôi".
Bàn ra tán vào (0)
Thời điểm bất lợi cho Bắc Kinh
'Tôi là người Đài Loan' và vấn đề của TQ với EU - BBC News Tiếng Việt
Dẫn đầu một phái đoàn doanh nhân, chính khách Czech sang thăm hòn đảo có nền dân chủ đối đầu với Trung Quốc hôm 30/08, ông Vystrcil nói: "Tôi là người Đài Loan", nhắc lại câu nổi tiếng của Tổng thống Mỹ JK Kennedy "Tôi là người Berlin" để bày tỏ sự đoàn kết với Berlin bị Liên Xô bao vây hồi đầu Chiến tranh Lạnh.
Tuần này, Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đang ở Berlin để công du châu Âu nhằm hàn gắn quan hệ với EU, đã lên án ông Vystrcil.
Không chỉ công khai đe dọa chính khách Czech là "kẻ thiển cận", và việc chính phủ Czech dám chống lại chính sách "Một Trung Quốc", ông Vương Nghị còn nói chung chung rằng Bắc Kinh "sẽ không dung thứ cho hành động khiêu khích" kiểu này.
Thời điểm bất lợi cho Bắc Kinh
Tuy thế, giới bình luận tin rằng thời điểm của hai chuyến thăm, một của phái đoàn Czech sang Đài Loan, một của ông Vương Nghị sang châu Âu, không phải là hay nhất cho Trung Quốc.
Nhà báo David Hutt viết trên trang Asia Times (01/09/2020) rằng không rõ Trung Quốc có làm được gì ông Vystricl hay không, nhưng làm gì thì cũng chỉ khiến vị thế của Trung Quốc ở EU "yếu đi".
Ông David Hutt cũng nhắc rằng chỉ mới tuần trước nữa, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đã thăm Đài Loan, và trước đó hai tuần thì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm CH Czech.
Ở đây có thể thấy hai vấn đề nổi lên và đang tác động đến quan hệ với Trung Quốc.
Thứ nhất là ở CH Czech và các nước Đông Âu gốc XHCN cũ như Ba Lan hiện đang có sự hồi sinh của tinh thần dân chủ, hình thành trong truyền thống đấu tranh chống Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và đã thành công 30 năm trước.
Bản thân ông Vytrcil nói thẳng rằng ông tiếp nối truyền thống của nhà đấu tranh Vaclav Havel và tìm đến Đài Loan vì đây là "một nền dân chủ".
Sinh năm 1960, thuộc đảng Dân chủ Công dân (Civic Democratic Party), ông Vytrcil theo đường lối trung hữu, hơi phê phán EU.
Không chỉ đeo khẩu trang có cờ Đài Loan, ông còn nhắc rằng nhà bất đồng chính kiến Havel, sau làm tổng thống Czech thời dân chủ, đã là bạn của Đức Dalai Lama, bất chấp Trung Quốc phản đối.
Đảng của ông Vytrcil không phụ thuộc vào chính sách với TQ của chính phủ Czech, nhưng nhìn chung, các đảng phái Czech đều tự hào về truyền thống chống độc tài, vì dân chủ của họ, được đánh dấu bởi các sự kiện phản kháng lại Liên Xô năm 1968 và 1989-90.
'Con đường' và 'Vành đai' tại Đông Âu
Trung Quốc không có khả năng "trừng phạt" cả một xu hướng chính trị tại những nước Đông Âu có nền kinh tế năng động và cơ chế dân chủ vững mạnh này.
Điều Trung Quốc có thể làm được và đang làm để thúc đẩy 'Vành đai, Con đường' tại Đông Âu là làm thân với Hungary, và trông cậy vào chính sách ngày càng tách khỏi dòng chung tại EU của Thủ tướng Victor Orban.
Cũng mới tuần trước, chính phủ Orban tuyên bố để Đại học Phục Đán, Thượng Hải mở một phân viện và ký túc xá ở Budapest trong động thái được Chủ tịch Tập Cận Bình khen ngợi.
Còn tại EU nói chung, Trung Quốc đang phải đối mặt với dàn chính khách không còn sống với cảm hứng về một nước Trung Quốc mới mẻ, quyến rũ.
Không chỉ có lý do dịch Covid-19, sự trấn áp người Tân Cương, Hong Kong, mà còn nguyên nhân căn bản hơn là địa chính trị và hướng đi "hình thành đế quốc" của Tập Cận Bình khiến lãnh đạo EU e ngại.
Cuối tuần qua, trước khi đón Ngoại trưởng Vương Nghị, người đứng đầu ngoại giao EU, ông Josep Borrell đăng bài xã luận trên báo châu Âu gọi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc là những nước "có chung tính cách độc đoán, dùng ngôn từ của sức mạnh" trong quan hệ quốc tế.
Dù nhìn thấy các mối lợi trong giao thương với Trung Quốc, EU sẽ vẫn không thể bỏ qua các quan hệ với Hoa Kỳ trong cách nhìn nhận Trung Quốc ngày nay.
Riêng về CH Czech, dù chính phủ hiện hành không ủng hộ chuyến thăm của chủ tịch Thượng viện sang Đài Loan, họ cũng ngay lập tức triệu đại sứ TQ tới để phản đối về lời đe dọa với ông Vytricl.
Đây không phải là lần đầu tiên chính giới Czech, dù có quan điểm khác nhau, sẵn sàng lên tiếng bảo vệ người nước họ và nhất là các doanh nghiệp.
Trước đây, Trung Quốc đã có lần đe dọa trừng phạt tập đoàn xe hơi Skoda để trả đũa cho kế hoạch thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Czech nhiệm kỳ trước, Jaroslav Kubera.
Chuyến đi không thành vì ông Kubera qua đời nhưng Thủ tướng Czech Andrej Babis đã yêu cầu Trung Quốc thay đại sứ sau lời đe dọa với công ty xe hơi Skoda.
Tin mới nhất cho hay một lãnh đạo cấp quận tại Czech đã lên tiếng chỉ chính ông Vương Nghị vì lời đe dọa Chủ tịch Thượng viện Vytrcil.
Pavel Novotny, Chủ tịch quận Reporyje, Prague đăng trên Facebook lời yêu cầu ông Vương Nghị xin lỗi ngay lập tức vì dám "đe dọa đất nước chúng tôi".