Kinh Khổ
Thối mồm!
Sau khi tập hợp được hơn 150 truyện cực ngắn và truyện ngắn thành một tập sách được một nhà văn tôi kính phục biên tập, một NXB nhận in, phát hành trong quý 4 năm 2017 ( Dự kiến), tôi phải ngưng viết một thời gian để...tĩnh tại.
Trần Kỳ Trung giới thiệu: Sau khi tập hợp được hơn 150 truyện cực ngắn và truyện ngắn thành một tập sách được một nhà văn tôi kính phục biên tập, một NXB nhận in, phát hành trong quý 4 năm 2017 ( Dự kiến), tôi phải ngưng viết một thời gian để...tĩnh tại.
Quả thật có lúc nhìn máy vi tính, nhìn màn hình, tôi sợ. Không biết có người viết văn, viết báo nào giống tâm trạng tôi không? Lấy lại tâm thế thăng bằng, ngồi để viết, không dễ....
Nay, con tôi giục: " Sao ba không viết nữa, để con đọc!". Một bạn đọc trung thành nói như thế, tôi lại quyết tâm...quyết tâm... thắng nỗi sợ hãi, ngồi trước bàn vi tính...
Bắt đầu từ hôm nay...
Có điều ,như nhiều người bạn thân thiết góp ý: Suy nghĩ kỹ, thật chín, viết chậm, đạt chất lượng hơn số lượng...
Tôi sẽ cố thực hiện điều này.
Ông điên tiết.
Trước đây ông nói chuyện, báo cáo, giao giảng nghị quyết…tất cả ngồi im, giờ lại khác.
Thôi thì…nếu ông đứng trên cao, nhìn xuống không thấy đã đành, nay đứng gần nói chuyện với thuộc hạ, chúng cứ lấy cớ lảng trảnh gần hết, thậm chí có thằng, tưởng ông không nhìn thấy, nhổ nước bọt, mặt nhăn nhó…
Cơ quan, xã hội là vậy, về nhà không hơn.
Cũng trước đây, gia đình hay đợi ông về ăn cơm cho vui cửa, vui nhà thì bây giờ ngược lại. Lúc thì... vợ ông lấy cớ đi làm sớm ,ăn vội, lúc thì... thằng con lại bảo: “ Bố ăn trước đi, con có việc ở trường, về muộn!”. Ông hay ăn cơm một mình. Nói chuyện với vợ, với con ít hẳn. Mà có nói chuyện thì như gượng gạo, tránh mặt...
Thế là thế nào?
Ông là quyền uy, là bố thiên hạ, nói nhất mực mọi người phải nghe mà bây giờ… Cả cơ quan, cả xã hội, cả gia đình đều có thái độ phản ứng xấu tìm cách lánh ông!
Đúng rồi , chúng nó nhiễm phải bả của những kẻ xấu, thế lực thù địch, của những kẻ hay gây chia rẽ, muốn phá vỡ sự ổn định của xã hội, của gia đình …nên có thái độ như vậy!!!
Ông trừng trị.
Trong cơ quan , ông bắt mọi người học tập những nghị quyết, báo cáo nói về đạo đức con người. Mọi người phải thảo luận, viết thu hoạch, tự đánh giá lời nói ,tác phong…có gần lãnh đạo hay không ?
Ở nhà, ông bắt cả vợ, cả con, dù có đói, có bận…cũng phải đợi ông về ăn cơm…
Dẫu vậy, tình hình vẫn không thay đổi mà có vẻ lại nặng nề hơn.
Một hôm.
Trong nhà chỉ có ông và bà giúp việc. Bà giúp việc sợ ông hơn sợ cọp, nhưng được cái đức thật thà, nói thật. Ông hỏi bà về thắc mắc của mình. Bà ấy rụt rè thưa:
- Ông cho con nói thật, con mới dám nói!
- Bà nói đi, tôi cho phép!
Bà ấy thẽ thọt:
- Mọi người không dám đứng gần, không dám nói chuyện với ông vì…vì… ông có bệnh …thối mồm!
- Bà nói sao? Tôi …bị bệnh…thối mồm…- Ông ngạc nhiên.
Bà giúp việc gật đầu:
- Dạ, thưa! Đúng thế …mỗi khi ông nói chuyện…hơi thối trong miệng bay ra… mọi người đều sợ…họ không dám đứng gần hoặc lảng tránh…
-Nhưng sao… tôi không ngửi thấy… mà mọi người…
- Cái đấy thì con chịu…Ông nên đi đến bác sỹ…! Mọi người sợ ông, không ai dám nói. Còn con, ông cho phép…nên con nói thật!
Ông đến gặp bác sỹ. Bác sỹ khám tổng quát rất kỹ rồi kết luận:
- Đúng là ông bị bệnh thối mồm.
- Nhưng sao tôi lại không ngửi thấy?
Ông bác sỹ giải thích:
- Người bị thối mồm, thường không biết bệnh của mình. Chỉ khi người đó nói ra, người đứng xung quanh mới biết, còn người đó không biết…
- Nhưng trước đây tôi có bị thế đâu?
Ông bác sỹ lắc đầu:
- Mầm bệnh này có từ lâu rồi, có điều ông không biết. Mọi người đều biết cả, vì họ sợ ông nên không nói. Giờ mồm ông thối quá, người nghe chịu không được, mới phản ứng…
Ông hoảng sợ:
- Vậy, liệu có cách nào để chữa bệnh này không?
Ông bác sỹ nhìn ông hồi lâu, nói cân nhắc:
- Bệnh của ông thành mãn tính. Quan trọng nhất là ít nói…nhưng ông lại làm cái nghề nói nhiều.
Càng suy diễn, càng nghi ngờ …lại càng nói nhiều…mà càng nói nhiều lại càng thối…Bệnh khó chữa lắm….
Ông bác sỹ kết luận.
Trần Kỳ Trung
(FB Trần Kỳ Trung)
Trần Kỳ Trung giới thiệu: Sau khi tập hợp được hơn 150 truyện cực ngắn và truyện ngắn thành một tập sách được một nhà văn tôi kính phục biên tập, một NXB nhận in, phát hành trong quý 4 năm 2017 ( Dự kiến), tôi phải ngưng viết một thời gian để...tĩnh tại.
Quả thật có lúc nhìn máy vi tính, nhìn màn hình, tôi sợ. Không biết có người viết văn, viết báo nào giống tâm trạng tôi không? Lấy lại tâm thế thăng bằng, ngồi để viết, không dễ....
Nay, con tôi giục: " Sao ba không viết nữa, để con đọc!". Một bạn đọc trung thành nói như thế, tôi lại quyết tâm...quyết tâm... thắng nỗi sợ hãi, ngồi trước bàn vi tính...
Bắt đầu từ hôm nay...
Có điều ,như nhiều người bạn thân thiết góp ý: Suy nghĩ kỹ, thật chín, viết chậm, đạt chất lượng hơn số lượng...
Tôi sẽ cố thực hiện điều này.
Ông điên tiết.
Trước đây ông nói chuyện, báo cáo, giao giảng nghị quyết…tất cả ngồi im, giờ lại khác.
Thôi thì…nếu ông đứng trên cao, nhìn xuống không thấy đã đành, nay đứng gần nói chuyện với thuộc hạ, chúng cứ lấy cớ lảng trảnh gần hết, thậm chí có thằng, tưởng ông không nhìn thấy, nhổ nước bọt, mặt nhăn nhó…
Cơ quan, xã hội là vậy, về nhà không hơn.
Cũng trước đây, gia đình hay đợi ông về ăn cơm cho vui cửa, vui nhà thì bây giờ ngược lại. Lúc thì... vợ ông lấy cớ đi làm sớm ,ăn vội, lúc thì... thằng con lại bảo: “ Bố ăn trước đi, con có việc ở trường, về muộn!”. Ông hay ăn cơm một mình. Nói chuyện với vợ, với con ít hẳn. Mà có nói chuyện thì như gượng gạo, tránh mặt...
Thế là thế nào?
Ông là quyền uy, là bố thiên hạ, nói nhất mực mọi người phải nghe mà bây giờ… Cả cơ quan, cả xã hội, cả gia đình đều có thái độ phản ứng xấu tìm cách lánh ông!
Đúng rồi , chúng nó nhiễm phải bả của những kẻ xấu, thế lực thù địch, của những kẻ hay gây chia rẽ, muốn phá vỡ sự ổn định của xã hội, của gia đình …nên có thái độ như vậy!!!
Ông trừng trị.
Trong cơ quan , ông bắt mọi người học tập những nghị quyết, báo cáo nói về đạo đức con người. Mọi người phải thảo luận, viết thu hoạch, tự đánh giá lời nói ,tác phong…có gần lãnh đạo hay không ?
Ở nhà, ông bắt cả vợ, cả con, dù có đói, có bận…cũng phải đợi ông về ăn cơm…
Dẫu vậy, tình hình vẫn không thay đổi mà có vẻ lại nặng nề hơn.
Một hôm.
Trong nhà chỉ có ông và bà giúp việc. Bà giúp việc sợ ông hơn sợ cọp, nhưng được cái đức thật thà, nói thật. Ông hỏi bà về thắc mắc của mình. Bà ấy rụt rè thưa:
- Ông cho con nói thật, con mới dám nói!
- Bà nói đi, tôi cho phép!
Bà ấy thẽ thọt:
- Mọi người không dám đứng gần, không dám nói chuyện với ông vì…vì… ông có bệnh …thối mồm!
- Bà nói sao? Tôi …bị bệnh…thối mồm…- Ông ngạc nhiên.
Bà giúp việc gật đầu:
- Dạ, thưa! Đúng thế …mỗi khi ông nói chuyện…hơi thối trong miệng bay ra… mọi người đều sợ…họ không dám đứng gần hoặc lảng tránh…
-Nhưng sao… tôi không ngửi thấy… mà mọi người…
- Cái đấy thì con chịu…Ông nên đi đến bác sỹ…! Mọi người sợ ông, không ai dám nói. Còn con, ông cho phép…nên con nói thật!
Ông đến gặp bác sỹ. Bác sỹ khám tổng quát rất kỹ rồi kết luận:
- Đúng là ông bị bệnh thối mồm.
- Nhưng sao tôi lại không ngửi thấy?
Ông bác sỹ giải thích:
- Người bị thối mồm, thường không biết bệnh của mình. Chỉ khi người đó nói ra, người đứng xung quanh mới biết, còn người đó không biết…
- Nhưng trước đây tôi có bị thế đâu?
Ông bác sỹ lắc đầu:
- Mầm bệnh này có từ lâu rồi, có điều ông không biết. Mọi người đều biết cả, vì họ sợ ông nên không nói. Giờ mồm ông thối quá, người nghe chịu không được, mới phản ứng…
Ông hoảng sợ:
- Vậy, liệu có cách nào để chữa bệnh này không?
Ông bác sỹ nhìn ông hồi lâu, nói cân nhắc:
- Bệnh của ông thành mãn tính. Quan trọng nhất là ít nói…nhưng ông lại làm cái nghề nói nhiều.
Càng suy diễn, càng nghi ngờ …lại càng nói nhiều…mà càng nói nhiều lại càng thối…Bệnh khó chữa lắm….
Ông bác sỹ kết luận.
Trần Kỳ Trung
(FB Trần Kỳ Trung)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Thối mồm!
Sau khi tập hợp được hơn 150 truyện cực ngắn và truyện ngắn thành một tập sách được một nhà văn tôi kính phục biên tập, một NXB nhận in, phát hành trong quý 4 năm 2017 ( Dự kiến), tôi phải ngưng viết một thời gian để...tĩnh tại.
Trần Kỳ Trung giới thiệu: Sau khi tập hợp được hơn 150 truyện cực ngắn và truyện ngắn thành một tập sách được một nhà văn tôi kính phục biên tập, một NXB nhận in, phát hành trong quý 4 năm 2017 ( Dự kiến), tôi phải ngưng viết một thời gian để...tĩnh tại.
Quả thật có lúc nhìn máy vi tính, nhìn màn hình, tôi sợ. Không biết có người viết văn, viết báo nào giống tâm trạng tôi không? Lấy lại tâm thế thăng bằng, ngồi để viết, không dễ....
Nay, con tôi giục: " Sao ba không viết nữa, để con đọc!". Một bạn đọc trung thành nói như thế, tôi lại quyết tâm...quyết tâm... thắng nỗi sợ hãi, ngồi trước bàn vi tính...
Bắt đầu từ hôm nay...
Có điều ,như nhiều người bạn thân thiết góp ý: Suy nghĩ kỹ, thật chín, viết chậm, đạt chất lượng hơn số lượng...
Tôi sẽ cố thực hiện điều này.
Ông điên tiết.
Trước đây ông nói chuyện, báo cáo, giao giảng nghị quyết…tất cả ngồi im, giờ lại khác.
Thôi thì…nếu ông đứng trên cao, nhìn xuống không thấy đã đành, nay đứng gần nói chuyện với thuộc hạ, chúng cứ lấy cớ lảng trảnh gần hết, thậm chí có thằng, tưởng ông không nhìn thấy, nhổ nước bọt, mặt nhăn nhó…
Cơ quan, xã hội là vậy, về nhà không hơn.
Cũng trước đây, gia đình hay đợi ông về ăn cơm cho vui cửa, vui nhà thì bây giờ ngược lại. Lúc thì... vợ ông lấy cớ đi làm sớm ,ăn vội, lúc thì... thằng con lại bảo: “ Bố ăn trước đi, con có việc ở trường, về muộn!”. Ông hay ăn cơm một mình. Nói chuyện với vợ, với con ít hẳn. Mà có nói chuyện thì như gượng gạo, tránh mặt...
Thế là thế nào?
Ông là quyền uy, là bố thiên hạ, nói nhất mực mọi người phải nghe mà bây giờ… Cả cơ quan, cả xã hội, cả gia đình đều có thái độ phản ứng xấu tìm cách lánh ông!
Đúng rồi , chúng nó nhiễm phải bả của những kẻ xấu, thế lực thù địch, của những kẻ hay gây chia rẽ, muốn phá vỡ sự ổn định của xã hội, của gia đình …nên có thái độ như vậy!!!
Ông trừng trị.
Trong cơ quan , ông bắt mọi người học tập những nghị quyết, báo cáo nói về đạo đức con người. Mọi người phải thảo luận, viết thu hoạch, tự đánh giá lời nói ,tác phong…có gần lãnh đạo hay không ?
Ở nhà, ông bắt cả vợ, cả con, dù có đói, có bận…cũng phải đợi ông về ăn cơm…
Dẫu vậy, tình hình vẫn không thay đổi mà có vẻ lại nặng nề hơn.
Một hôm.
Trong nhà chỉ có ông và bà giúp việc. Bà giúp việc sợ ông hơn sợ cọp, nhưng được cái đức thật thà, nói thật. Ông hỏi bà về thắc mắc của mình. Bà ấy rụt rè thưa:
- Ông cho con nói thật, con mới dám nói!
- Bà nói đi, tôi cho phép!
Bà ấy thẽ thọt:
- Mọi người không dám đứng gần, không dám nói chuyện với ông vì…vì… ông có bệnh …thối mồm!
- Bà nói sao? Tôi …bị bệnh…thối mồm…- Ông ngạc nhiên.
Bà giúp việc gật đầu:
- Dạ, thưa! Đúng thế …mỗi khi ông nói chuyện…hơi thối trong miệng bay ra… mọi người đều sợ…họ không dám đứng gần hoặc lảng tránh…
-Nhưng sao… tôi không ngửi thấy… mà mọi người…
- Cái đấy thì con chịu…Ông nên đi đến bác sỹ…! Mọi người sợ ông, không ai dám nói. Còn con, ông cho phép…nên con nói thật!
Ông đến gặp bác sỹ. Bác sỹ khám tổng quát rất kỹ rồi kết luận:
- Đúng là ông bị bệnh thối mồm.
- Nhưng sao tôi lại không ngửi thấy?
Ông bác sỹ giải thích:
- Người bị thối mồm, thường không biết bệnh của mình. Chỉ khi người đó nói ra, người đứng xung quanh mới biết, còn người đó không biết…
- Nhưng trước đây tôi có bị thế đâu?
Ông bác sỹ lắc đầu:
- Mầm bệnh này có từ lâu rồi, có điều ông không biết. Mọi người đều biết cả, vì họ sợ ông nên không nói. Giờ mồm ông thối quá, người nghe chịu không được, mới phản ứng…
Ông hoảng sợ:
- Vậy, liệu có cách nào để chữa bệnh này không?
Ông bác sỹ nhìn ông hồi lâu, nói cân nhắc:
- Bệnh của ông thành mãn tính. Quan trọng nhất là ít nói…nhưng ông lại làm cái nghề nói nhiều.
Càng suy diễn, càng nghi ngờ …lại càng nói nhiều…mà càng nói nhiều lại càng thối…Bệnh khó chữa lắm….
Ông bác sỹ kết luận.
Trần Kỳ Trung
(FB Trần Kỳ Trung)