Đoạn Đường Chiến Binh
Thời trang đi siêu thị thời Covid-19: Mãi chưa hết vì dân ta cứ coi thường nó ! - Lão Phan
Số 110 - Coronavirus :
Thời trang đi siêu thị thời Covid-19:
Mãi chưa hết vì dân ta cứ coi thường nó !
*
Ở nhiều nước trên thế giới, tuy đã quyết định phong tỏa cả thành phố do dịch bệnh nhưng những hoạt động thiết yếu như đi siêu thị vẫn phải duy trì. Để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19, nhiều người đã sáng tạo ra đủ loại đồ tự bảo vệ khi đi siêu thị, khiến cư
dân mạng phải bái phục.
Dùng tạm mũ sinh nhật của cháu vậy
Túi giấy siêu kín không kẽ hở có điều tìm mãi không thấy tiền để trả.
Đơn giản, tiện lợi, nhanh gọn nhẹ mà lại bảo vệ môi trường vì tái sử dụng được đồ nhựa.
Mặt nạ mỏ quạ đánh bay Corona
Đội thế này thì Covid nào dám xuyên qua đây.
Làm người dễ bị lây Covid-19 lắm, thôi mình làm ngựa vậy.
Thế này là bảo đảm…chắc ăn…
Đồ bảo hộ cũng phải xì - tai, tóc vuốt đầy đủ chứ.
Corona có giỏi lại đây đấu với ta
Để chiến thắng Corona, chúng ta cần có máy trợ thở. Vậy nên mang cả bình ôxy đi siêu thị là hợp lý rồi.
Riết rồi cái siêu thị không khác gì phim trường Hollywood…
Số 237 - Chuyện lạ :
Thứ bảy, 27/1/2018
Người đàn ông cao nhất hành tinh gặp người phụ nữ thấp nhất thế giới
------------
Cuộc hội ngộ của anh Sultan Kosen người Thổ Nhĩ Kỳ và chị Jyoti Amge người Ấn Độ diễn ra tại Ai Cập.
Anh Sultan Kosen chụp ảnh cùng chị Jyoti Amge trước kim tự tháp Giza. Ảnh: REX.
Anh Sultan Kosen, 35 tuổi, ở Thổ Nhĩ Kỳ là người đàn ông cao nhất thế giới. Chị Jyoti Amge, 24 tuổi, ở Ấn Độ là người phụ nữ thấp nhất thế giới. Hôm qua, hai kỷ lục gia hội ngộ tại Cairo, Ai Cập, theo Mirror.
Giới chức địa phương mời Kosen và Amge đến Cairo để tham gia quảng bá du lịch Ai Cập. Ngoài chụp ảnh trước kim tự tháp Giza, "đôi đũa" lệch nhau gần 2 m chiều cao còn tham dự một hội thảo ở Cairo.
Theo Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận từ năm 2011, Kosen cao 2,46 m và chỉ có 10 người trên khắp hành tinh từng đạt chiều cao trên 2,44 m. Anh có chiều cao vượt trội vì cơ thể sản sinh nhiều hoóc môn phát triển. Kosen còn nắm giữ kỷ lục người có bàn tay lớn nhất thế giới.
Năm được ghi tên vào sách kỷ lục, Amge 18 tuổi, cao 61 cm và nặng chỉ 5 kg. Chị mang cơ thể người lùn và không thể tiếp tục cao thêm. Dụng cụ cá nhân và trang phục của Amge vì vậy đều được làm riêng.
Triệu phú Arab tính kéo núi băng trôi Nam Cực về làm nước uống
Núi băng trôi dài 2 km có thể cung cấp nước ngọt cho một triệu người trong 5 năm theo tính toán của một triệu phú Arab.
Núi băng trôi có thể cung cấp nước uống và thúc đẩy du lịch ở UAE. Ảnh: Sun. |
Abdulla Alshehi, thương gia ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lên kế hoạch kéo núi băng trôi ở Nam Cực qua quãng đường 8.850 km để cung cấp nước cho vùng Arab khô cằn, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Alshehi đã nghiên cứu dự án này suốt 6 năm và dự tính hành trình sẽ kéo dài khoảng 10 tháng, giúp đưa núi băng trôi tới cách bờ biển Fujairah của UAE 3 km.
Theo dự kiến, núi băng trôi sẽ được lấy từ đảo Heard gần Nam Cực, dài 2 km, rộng 500 m và sâu 300 m. Các kỹ sư đang thiết kế một đai kim loại để ngăn núi băng trôi vỡ ra trong suốt hành trình. Tuy nhiên, núi băng trôi vẫn sẽ mất khoảng 30% khối lượng trước khi tới ven biển Arab.
Hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra cuối năm nay, tàu kéo sẽ mang một núi băng trôi nhỏ hơn tới Australia hoặc Nam Phi. Thử nghiệm đầu tiên sẽ có chi phí trong khoảng 60 - 80 triệu USD. Nhưng hành trình đưa núi băng trôi khổng lồ về UAE sẽ tiêu tốn 100 - 150 triệu USD.
Triệu phú Abdulla Alshehi. Ảnh: Sun. |
Mục đích chính của dự án là cung cấp lượng lớn nước uống được cho UAE. Quốc gia sa mạc này thiếu nước trầm trọng và sử dụng 15% nước biển khử mặn trên thế giới. Alshehi cho rằng núi băng trôi có thể mang lại nguồn nước ngọt cho khoảng một triệu người trong thời gian 5 năm. Đây sẽ là phương án rẻ nhất và thân thiện với môi trường nhất.
"Việc đưa núi băng trôi về dùng làm nước uống thay cho nước khử mặn sẽ rẻ hơn. Các nhà máy khử mặn đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Việc khử mặn xả một lượng lớn nước muối ra vùng Vịnh, làm độ mặn của nước biển tăng cao, giết chết cá và sinh vật biển ở biển Arab", Alshehi giải thích.
Alshehi khẳng định ông đã tiến hành đánh giá tác động đến môi trường. Triệu phú Arab tin tưởng núi băng trôi sẽ ảnh tưởng tích cực đến vùng Vịnh. "Sự xuất hiện của núi băng trôi có thể làm thay đổi mô hình thời tiết. Do có tính chất lạnh, nó sẽ kéo những đám mây trôi phía trên biển Arab tới khu vực trung tâm, kết quả là sẽ có nhiều mưa hơn trong vùng", Alshehi nói.
Alshehi cũng hy vọng có thể phát triển du lịch thông qua tham quan núi băng trôi. Nhiệt độ trung bình ở vùng Vịnh vào tháng 8 là 36 độ C. Nhưng núi băng trôi sẽ được neo ở ngoài khơi, nơi nhiệt độ chỉ khoảng 26 độ C. Điều này sẽ ngăn núi băng trôi tan chảy nhanh, cho phép Alshehi và cộng sự khai thác nguồn nước ngọt.
Hơn 100.000 núi băng trôi ở Nam Cực tan chảy mỗi năm, khiến nguồn nước ngọt thất thoát ra biển. Theo Bloomberg, thu hoạch nước ngọt từ núi băng trôi không phải ý tưởng mới. Vào giữa thế kỷ 19, các nhà máy bia ở Chile từng kéo những tảng băng trôi nhỏ về dùng để làm lạnh.
An Khang (Theo Sun)
Lão Phan sưu tầm
Bàn ra tán vào (0)
Thời trang đi siêu thị thời Covid-19: Mãi chưa hết vì dân ta cứ coi thường nó ! - Lão Phan
Số 110 - Coronavirus :
Thời trang đi siêu thị thời Covid-19:
Mãi chưa hết vì dân ta cứ coi thường nó !
*
Ở nhiều nước trên thế giới, tuy đã quyết định phong tỏa cả thành phố do dịch bệnh nhưng những hoạt động thiết yếu như đi siêu thị vẫn phải duy trì. Để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19, nhiều người đã sáng tạo ra đủ loại đồ tự bảo vệ khi đi siêu thị, khiến cư
dân mạng phải bái phục.
Dùng tạm mũ sinh nhật của cháu vậy
Túi giấy siêu kín không kẽ hở có điều tìm mãi không thấy tiền để trả.
Đơn giản, tiện lợi, nhanh gọn nhẹ mà lại bảo vệ môi trường vì tái sử dụng được đồ nhựa.
Mặt nạ mỏ quạ đánh bay Corona
Đội thế này thì Covid nào dám xuyên qua đây.
Làm người dễ bị lây Covid-19 lắm, thôi mình làm ngựa vậy.
Thế này là bảo đảm…chắc ăn…
Đồ bảo hộ cũng phải xì - tai, tóc vuốt đầy đủ chứ.
Corona có giỏi lại đây đấu với ta
Để chiến thắng Corona, chúng ta cần có máy trợ thở. Vậy nên mang cả bình ôxy đi siêu thị là hợp lý rồi.
Riết rồi cái siêu thị không khác gì phim trường Hollywood…
Số 237 - Chuyện lạ :
Thứ bảy, 27/1/2018
Người đàn ông cao nhất hành tinh gặp người phụ nữ thấp nhất thế giới
------------
Cuộc hội ngộ của anh Sultan Kosen người Thổ Nhĩ Kỳ và chị Jyoti Amge người Ấn Độ diễn ra tại Ai Cập.
Anh Sultan Kosen chụp ảnh cùng chị Jyoti Amge trước kim tự tháp Giza. Ảnh: REX.
Anh Sultan Kosen, 35 tuổi, ở Thổ Nhĩ Kỳ là người đàn ông cao nhất thế giới. Chị Jyoti Amge, 24 tuổi, ở Ấn Độ là người phụ nữ thấp nhất thế giới. Hôm qua, hai kỷ lục gia hội ngộ tại Cairo, Ai Cập, theo Mirror.
Giới chức địa phương mời Kosen và Amge đến Cairo để tham gia quảng bá du lịch Ai Cập. Ngoài chụp ảnh trước kim tự tháp Giza, "đôi đũa" lệch nhau gần 2 m chiều cao còn tham dự một hội thảo ở Cairo.
Theo Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận từ năm 2011, Kosen cao 2,46 m và chỉ có 10 người trên khắp hành tinh từng đạt chiều cao trên 2,44 m. Anh có chiều cao vượt trội vì cơ thể sản sinh nhiều hoóc môn phát triển. Kosen còn nắm giữ kỷ lục người có bàn tay lớn nhất thế giới.
Năm được ghi tên vào sách kỷ lục, Amge 18 tuổi, cao 61 cm và nặng chỉ 5 kg. Chị mang cơ thể người lùn và không thể tiếp tục cao thêm. Dụng cụ cá nhân và trang phục của Amge vì vậy đều được làm riêng.
Triệu phú Arab tính kéo núi băng trôi Nam Cực về làm nước uống
Núi băng trôi dài 2 km có thể cung cấp nước ngọt cho một triệu người trong 5 năm theo tính toán của một triệu phú Arab.
Núi băng trôi có thể cung cấp nước uống và thúc đẩy du lịch ở UAE. Ảnh: Sun. |
Abdulla Alshehi, thương gia ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lên kế hoạch kéo núi băng trôi ở Nam Cực qua quãng đường 8.850 km để cung cấp nước cho vùng Arab khô cằn, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Alshehi đã nghiên cứu dự án này suốt 6 năm và dự tính hành trình sẽ kéo dài khoảng 10 tháng, giúp đưa núi băng trôi tới cách bờ biển Fujairah của UAE 3 km.
Theo dự kiến, núi băng trôi sẽ được lấy từ đảo Heard gần Nam Cực, dài 2 km, rộng 500 m và sâu 300 m. Các kỹ sư đang thiết kế một đai kim loại để ngăn núi băng trôi vỡ ra trong suốt hành trình. Tuy nhiên, núi băng trôi vẫn sẽ mất khoảng 30% khối lượng trước khi tới ven biển Arab.
Hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra cuối năm nay, tàu kéo sẽ mang một núi băng trôi nhỏ hơn tới Australia hoặc Nam Phi. Thử nghiệm đầu tiên sẽ có chi phí trong khoảng 60 - 80 triệu USD. Nhưng hành trình đưa núi băng trôi khổng lồ về UAE sẽ tiêu tốn 100 - 150 triệu USD.
Triệu phú Abdulla Alshehi. Ảnh: Sun. |
Mục đích chính của dự án là cung cấp lượng lớn nước uống được cho UAE. Quốc gia sa mạc này thiếu nước trầm trọng và sử dụng 15% nước biển khử mặn trên thế giới. Alshehi cho rằng núi băng trôi có thể mang lại nguồn nước ngọt cho khoảng một triệu người trong thời gian 5 năm. Đây sẽ là phương án rẻ nhất và thân thiện với môi trường nhất.
"Việc đưa núi băng trôi về dùng làm nước uống thay cho nước khử mặn sẽ rẻ hơn. Các nhà máy khử mặn đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Việc khử mặn xả một lượng lớn nước muối ra vùng Vịnh, làm độ mặn của nước biển tăng cao, giết chết cá và sinh vật biển ở biển Arab", Alshehi giải thích.
Alshehi khẳng định ông đã tiến hành đánh giá tác động đến môi trường. Triệu phú Arab tin tưởng núi băng trôi sẽ ảnh tưởng tích cực đến vùng Vịnh. "Sự xuất hiện của núi băng trôi có thể làm thay đổi mô hình thời tiết. Do có tính chất lạnh, nó sẽ kéo những đám mây trôi phía trên biển Arab tới khu vực trung tâm, kết quả là sẽ có nhiều mưa hơn trong vùng", Alshehi nói.
Alshehi cũng hy vọng có thể phát triển du lịch thông qua tham quan núi băng trôi. Nhiệt độ trung bình ở vùng Vịnh vào tháng 8 là 36 độ C. Nhưng núi băng trôi sẽ được neo ở ngoài khơi, nơi nhiệt độ chỉ khoảng 26 độ C. Điều này sẽ ngăn núi băng trôi tan chảy nhanh, cho phép Alshehi và cộng sự khai thác nguồn nước ngọt.
Hơn 100.000 núi băng trôi ở Nam Cực tan chảy mỗi năm, khiến nguồn nước ngọt thất thoát ra biển. Theo Bloomberg, thu hoạch nước ngọt từ núi băng trôi không phải ý tưởng mới. Vào giữa thế kỷ 19, các nhà máy bia ở Chile từng kéo những tảng băng trôi nhỏ về dùng để làm lạnh.
An Khang (Theo Sun)
Lão Phan sưu tầm