Tin nóng trong ngày
Thông báo: NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG BỊ TRIỆU TẬP 2 LẦN LIÊN TỤC
Chiều ngày 4/8/2014, Công an khu vực lại đến nhà đưa tiếp giấy triệu tập lần 2 của Cơ quan ANĐT cho nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng với nội dung làm việc tương tự giấy triệu tập lần 1.
Phạm Chí Dũng
Một ngày trước khi diễn ra buổi sinh hoạt định kỳ 4/8/2014 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP.HCM đã gửi giấy triệu tập lần 1 đối với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng – thành viên sáng lập của Hội Nhà báo độc lập – phải đến trụ sở cơ quan này vào 8 h sáng ngày 4/8 để “trả lời các bài viết trên Internet”. Giấy triệu tập này do Thượng tá, điều tra viên Lê Đình Thịnh ký tên. Nhà báo Phạm Chí Dũng đã từ chối không đến gặp Cơ quan ANĐT do bận việc riêng.
Chiều ngày 4/8/2014, Công an khu vực lại đến nhà đưa tiếp giấy triệu tập lần 2 của Cơ quan ANĐT cho nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng với nội dung làm việc tương tự giấy triệu tập lần 1.
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Khoản 1.1 Mục 1 hướng dẫn: “Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Việc triệu tập bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136, 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”.
Như vậy, có thể hiểu nếu không phải là những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự thì không thể bị Công an “triệu tập”. Nếu việc triệu tập không dựa trên những căn cứ pháp lý cụ thể thì hoàn toàn có thể xảy ra dấu hiệu lạm dụng quyền lực của cơ quan công an, trái với Thông tư 01/2006 của Bộ Công an, Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết năm 1982.
Nhà báo Phạm Chí Dũng xin thông báo ngắn gọn những vấn đề trên, đồng thời chấp nhận sẽ đến Cơ quan ANĐT để ghi nhận các câu hỏi của điều tra viên liên quan đến nội dung “trả lời các bài viết trên Internet”.
Người bị triệu tập giữ quyền thông tin và truyền thông quốc tế sau khi kết thúc buổi làm việc với Cơ quan ANĐT.
Ngày 4 tháng 8 năm 2014
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Bàn ra tán vào (0)
Thông báo: NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG BỊ TRIỆU TẬP 2 LẦN LIÊN TỤC
Chiều ngày 4/8/2014, Công an khu vực lại đến nhà đưa tiếp giấy triệu tập lần 2 của Cơ quan ANĐT cho nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng với nội dung làm việc tương tự giấy triệu tập lần 1.
Phạm Chí Dũng
Một ngày trước khi diễn ra buổi sinh hoạt định kỳ 4/8/2014 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP.HCM đã gửi giấy triệu tập lần 1 đối với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng – thành viên sáng lập của Hội Nhà báo độc lập – phải đến trụ sở cơ quan này vào 8 h sáng ngày 4/8 để “trả lời các bài viết trên Internet”. Giấy triệu tập này do Thượng tá, điều tra viên Lê Đình Thịnh ký tên. Nhà báo Phạm Chí Dũng đã từ chối không đến gặp Cơ quan ANĐT do bận việc riêng.
Chiều ngày 4/8/2014, Công an khu vực lại đến nhà đưa tiếp giấy triệu tập lần 2 của Cơ quan ANĐT cho nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng với nội dung làm việc tương tự giấy triệu tập lần 1.
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Khoản 1.1 Mục 1 hướng dẫn: “Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Việc triệu tập bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136, 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”.
Như vậy, có thể hiểu nếu không phải là những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự thì không thể bị Công an “triệu tập”. Nếu việc triệu tập không dựa trên những căn cứ pháp lý cụ thể thì hoàn toàn có thể xảy ra dấu hiệu lạm dụng quyền lực của cơ quan công an, trái với Thông tư 01/2006 của Bộ Công an, Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết năm 1982.
Nhà báo Phạm Chí Dũng xin thông báo ngắn gọn những vấn đề trên, đồng thời chấp nhận sẽ đến Cơ quan ANĐT để ghi nhận các câu hỏi của điều tra viên liên quan đến nội dung “trả lời các bài viết trên Internet”.
Người bị triệu tập giữ quyền thông tin và truyền thông quốc tế sau khi kết thúc buổi làm việc với Cơ quan ANĐT.
Ngày 4 tháng 8 năm 2014
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng