Văn Học & Nghệ Thuật

Thu Bồn: Tráng sĩ hề... dâu bể!

Cả cuộc đời. nhà thơ Thu Bồn gần như chỉ có làm thơ viết văn và làm văn viết thơ, tự nhận mình là kẻ “đánh đu cùng dâu bể”,
 
 
Thu Bồn: Tráng sĩ hề... dâu bể!
 
 
 
Cả cuộc đời. nhà thơ Thu Bồn gần như chỉ có làm thơ viết văn và làm văn viết thơ, tự nhận mình là kẻ “đánh đu cùng dâu bể”, cái dâu bể sâu nặng ân tình đối với đồng đội, nhân dân, Tổ quốc. Chính nó đã tạo nên vẻ đẹp thơ ông .
 
 
Cái vẻ đẹp phong trần, nhuốm bụi đời vừa gian nan khúc khuỷu vừa ngạo nghễ kiêu hùng và lãng mạn, với một lối viết hoành tráng tuôn trào, luôn luôn gắn liền với số phận đất nước, non sông, bằng một phong cách cuồn cuộn sức sống, cuồn cuộn cảm xúc, không ngừng không nghỉ, kể từ khi xuất hiện cho đến khi mang bệnh về già.
 
Tôi thường gọi ông là cây kơ-rắc (cây trắc), một loài cây cho ta thứ gỗ quý hiếm vừa đẹp vừa cứng, mọc trong rừng đại ngàn của Tây Nguyên, đặc biệt cái lõi của nó mang những vân hoa như mây như gió mà cứng như thép mà mềm như lửa. Cá tính của Thu Bồn cũng thế: cũng cứng như thép, cũng mềm như lửa. Ông là một mẫu người được tôi luyện như thép đã tôi, như lõi cây trắc càng chôn xuống đất càng tươi roi rói, không mối mọt nào xông được.
 
Ở với ông, chơi với ông, “đánh đu” với ông đến rốt ráo, đến tận cùng cuộc chơi, cuộc sống và chiến đấu không mấy người theo được, ngoài nhà văn Nguyễn Chí Trung và nhà phê bình văn học Ngô Thảo. Hai ông, một trước, một sau, đến với Thu Bồn, hay nói đúng hơn, sống với Thu Bồn như thể cuộc đời Thu Bồn được thế.
Thu Bồn bạn bè trăm ngả bốn phương, nhưng không phải vì thế mà ông không có “trọng điểm”. Ông thương yêu nhà thơ Ngô Thế Oanh, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Trần Vũ Mai như là những thằng bạn cùng trang lứa, những thằng em trong cuộc đời. Bao nhiêu cuộc uống “long trời lở đất” ở ngôi nhà số 1B Ba Đình (Đà Nẵng), và cũng từ nơi đây, bao nhiêu bài thơ hay của các nhà thơ một thời chung sống được ra đời.
Tôi đã từng được “xem” anh Thu Bồn sáng tác trường ca “Ba Zan khát” sau chuyến về lại Tây Nguyên, và cũng được “xem” nhà văn Nguyễn Chí Trung đọc, cắt và chỉnh đốn, biên tập cái trường ca đầy những ưu điểm và đầy cả những “khuyết điểm” này. Thu Bồn viết như không thể không viết. Còn Nguyễn Chí Trung đã cắt, như không thể không cắt! Cái sự “viết” và cái sự “cắt” ấy tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy của thiên trường ca mà có lần anh Tượng, công vụ của cơ quan, một dũng sĩ giệt Mỹ đã nói đùa với Thu Bồn, tất nhiên là có tôi được nghe rằng: “Ba zan khát” là “Ba Zan cắt”.
 
Thu Bồn không những không buồn mà ông nói tỉnh queo: “...má! Ổng cắt ngon đó mầy!”. Thế đó. Thu Bồn bề ngoài có vẻ hùng hổ, ngang tàng, nhưng bên trong ông rất hiền từ, phục thiện, cởi mở và thơm thảo. Bản tính ông lúc nào cũng hiếu động, mà hành động của ông tuyền hành động mạnh! Rất ít khi thấy Thu Bồn yên tĩnh.
Ngô Thảo có lần bảo: Khoảng cách giữa hai trận đánh, Thu Bồn làm thơ. Khoảng cách giữa hai đợt tránh bom pháo, Thu Bồn làm thơ. Thu Bồn làm thơ khi đang hành quân, khi đang yêu, khi đang đói, khi đang say và cả khi đang nhọc nhằn nhưng say mê đào đất, khuân đá làm nhà. Thu Bồn làm thơ khi bán xe, bán nhà, tiêu tiền, làm lịch. Thu Bồn làm thơ khi bán lịch. Thu Bồn làm thơ khi làm sách, bán sách, bán thơ. Thu Bồn làm thơ khi lên rừng, xuống biển, về nhà; ở đâu Thu Bồn cũng vui bạn vui bè, hết mình vui chơi, hết mình làm việc với một nguồn cơn: “Con yêu từng hạt bụi đau buồn của Mẹ”, và cả với một ý chí lạ lùng: “Lấy kiên nhẫn làm bữa ăn thầm lặng”.
Thu Bồn là nhà thơ của núi rừng Tây Nguyên, điều ấy không cần phải bàn. Vào những năm đầu thập niên Sáu mươi của thế kỷ trước, ông đã có mặt ở chiến trường này và những bài thơ đầu tiên ông viết cũng về vùng đất này.
 
Thu Bồn chính là một thiếu sinh quân, một chiến sĩ trẻ trung nhưng dạn dày kinh nghiệm sống và chiến đấu trong các phong trào cách mạng của Tây Nguyên thời kỳ đó. Và trường ca “Bài ca chim Chơ Rao” được ra đời cũng quyết liệt và hồn nhiên như chính Thu Bồn có mặt sớm cùng nhân dân.
Đối với Thu Bồn, ông viết như một nhu cầu sống. Trường ca hay thơ trữ tình, tiểu thuyết hay truyện ngắn, tất cả đều do nhu cầu của đời sống. Chính vì thế cảm xúc thơ ông lúc nào cũng tươi. Mọi ý tưởng, mọi ý đồ kết cấu đều được cảm xúc đưa đón, không nề hà câu nệ. Đặc biệt ở trường ca. Ông quan niệm trường ca là một tòa lâu đài thơ, vì vậy người viết trường ca cũng phải là một kiến trúc sư thiết kế nên toà lâu đài đó. Ông lại cho rằng, “vật liệu” làm nên trường ca cũng phải khác các thể loại khác, mặc dù “vật liệu” ấy vẫn là ngôn ngữ.
Cũng như gạch ngói, gỗ đá đều có thể làm nhà, làm lán trại, nhưng gạch ngói đá gỗ làm lâu đài cũng có khác so với gỗ làm trại lán. “Sự khác nhau đó là do tính tất yếu của nội dung công trình khắt khe đòi hỏi chứ không phải do ý muốn của một ai”. Ông nhấn mạnh.
Thu Bồn quan niệm, cảm xúc cũng là một loại “vật liệu” làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nghệ thuật. Nhưng nó là một thứ “vật liệu” đặc biệt, một thứ “vật liệu” chỉ xuất phát từ trái tim nghệ sĩ.
Trong cuộc sống Thu Bồn là một người đa đoan, mẫn cảm. Cái đa đoan mẫn cảm của một trang hiệp sĩ, một chiến sĩ trung thành, một người con hiếu thảo, nhiều khi thấy ông vi vu, lại có lúc thấy ông đơn độc, ông ở đâu cũng có bạn, ông đến đâu cũng quyến rũ được tình cảm của nhiều người bằng sức mạnh của chân tình, của sự nhiệt tâm sôi nổi. Đằng sau những cuộc phiêu lưu là trái tim nặng nợ với đời, là nỗi buồn nhân thế, là tình thương yêu không bến bờ không neo đậu.
Bất kỳ trang viết nào của Thu Bồn chúng ta đều thấy cái nhiệt tâm đến hết lòng ấy của ông. Ông là người không chờ cảm xúc mà cảm xúc luôn luôn chờ ông sẵn để sẵn sàng cùng ông vào cuộc. Ông cùng với trường ca và thơ và chiếc ba lô và bộ quân phục và cây bút và cây súng đi hết chặng đường thăng trầm của đất nước, cho đến tận bây giờ. Ở chặng đường nào ông cũng có những cái mốc đáng kể, kể cả trường ca và thơ ngắn. Thơ ông rất thời sự và cũng không vì tính thời sự mà thời gian dễ dàng làm lu mờ đi. Riêng đối với Tây Nguyên, cho tới bây giờ, chưa thấy một nhà thơ nào viết được hay và nhiều như ông.
Ông yêu Tây Nguyên từ trong máu lửa, từ trong sống còn của cuộc chiến tranh. Tây Nguyên là một kho báu văn hoá dân gian, đặc biệt là một kho báu khổng lồ trường ca. Đi tới buôn làng nào ta cũng gặp các nghệ nhân hát khan (hát kể) bằng thơ.
Mỗi lần Thu Bồn ra Hà Nội, về số 4 Lý Nam Đế, bên ông bao giờ cũng là rất nhiều bạn bè văn nghệ khác. Ông bao giờ cũng trở thành tâm điểm. Thu Bồn đọc thơ, hát thơ, ngâm thơ hồn nhiên, mạnh mẽ, hết mình. Ông là người luôn luôn sống quanh bạn bè, sống cùng bạn bè. Suốt cả cuộc đời ông là một cuộc hành quân dài từ quê hương đất Quảng đến Tây Nguyên và từ đó đến mọi miền của đất nước và bến đậu cuối cùng là số 4 Lý Nam Đế. Ông ra Bắc vào Nam, lên rừng, xuống biển, nơi đâu cũng rộn rã bạn bè.
Kể cả khi ông tới Tây bán cầu đọc thơ cùng các nhà văn Á Phi, sau những ngày vui nhận giải văn học Lotus, về nước, ông toàn kể chuyện về bạn bè đủ các màu da. Ông đến Ăng Ko hát cùng bè bạn, thánh thần. Và ông làm thơ. Làm thơ và kết bạn. Kết bạn và làm thơ. Cuộc đời của Thu Bồn chính là bản du ca về tình bạn và tình người. Thơ của Thu Bồn hiện đại ngay từ trong cảm xúc.
“...Cô em ngồi vót chông tre/ Vót cả nắng trưa hè ửng hồng lên đôi má” (Tre xanh 1964)
Nếu cứ lần theo những câu thơ hay, những đoạn thơ hay - tính theo thời gian, theo bước chân hành quân oai hùng của người chiến sĩ cách mạng có tên là Hà Đức Trọng, cả những đoạn đời thăng trầm cùng những câu thơ hào sảng và cũng rất trữ tình của nhà thơ Thu Bồn, chắp nối lại, không cần quá cầu kì về kết cấu, tôi dám chắc chúng ta sẽ được một trường ca đặc sắc, một trường ca vừa bi ai hùng tráng, vừa da diết tình người.
“...Cả một thời tuổi trẻ kéo nhau đi/ sấm sét ở lại tìm thi sĩ/ miền đất hứa đau buồn chung thủy/ thơ tuôn trào và núi lửa đang phun”.
Với tình yêu thì ông si tình:
“Em đến rồi em lại đi/ Biến anh thành gã Trương Chi không đàn”.
Ông hiền lành vị tha:
“Cầu trời sóng gió bình yên/ em về xin cứ thiên nhiên mà về”.
Bây giờ Thu Bồn đã mất. Đúng hơn, Thu Bồn đã được yên tĩnh. Hơn sáu mươi năm hiện diện cùng thăng trầm của quê hương, đất nước, bấy nhiêu năm tráng sĩ hề... dâu bể.
Ông đã về Trời. Mọi tai ương nghiệp chướng cùng những vần thơ đầy khát vọng bình yên của ông, ông để lại cho đời.
Ông là nhà thơ hàng đầu trong số đông đảo các nhà thơ tài danh thời chiến tranh.
Làm thơ nhóm bếp đỡ đần cho em
 
 
Với Thu Bồn, vui chơi hay làm việc gì, kể cả viết tiểu thuyết, kể cả việc chẳng ra việc gì, thực ra cuối cùng rồi cũng chỉ để nuôi thơ, mới đầu khởi nguồn từ quê hương.
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt/Con đã về đây với mẹ - Mẹ quê hương.
Rồi đến: xưa kia tráng sĩ hề da ngựa/ ta nay uống cạn mấy rừng mưa
Rồi: độc huyền tráng sĩ xưa ca cẩm/ ta ôm xích đạo gãy vòng cung (Hành phương Nam)
Thế mà dâu bể cuộc đời có lúc cũng làm cho tráng sĩ mềm lòng, đúng hơn là… não cả lòng:
lấy khăn mà gói bơ vơ/ tay cầm nước mắt bao giờ sang sông?
(Mong em về trước cơn mưa)
Không phải là Thu Bồn, không ai viết được những câu thơ hồn nhiên và chân chất, rộn rã và hiền từ nhưng quyết liệt và táo bạo đến thế.
anh về xé một buồng cau/ bắc thang lên hỏi cho mau ông trời/ bay lên vũ trụ anh mời/ những vì tinh tú cùng thời với anh.
Mà thực ra chỉ để:
rồi xin ở lại cõi trần/ làm thơ nhóm bếp đỡ đần cho em (Ngôi sao lạc loài)
Thơ Thu Bồn gắn liền cùng thời đại là thế. Ở thời điểm nào ông cũng có những trường ca hay, những bài thơ hay, những câu thơ cực hay.
Thời cơ chế thị trường ông viết mới thật làm sao, mới đáng yêu và giản dị làm sao:
mặt trời ngủ em tôi đi/ em không bán lịch lấy gì nuôi thơ?
Thêm nữa:
nhà tôi thung lũng mù sương/ ai chê cũng đón ai thương cũng mời
Thu Bồn là thế. Ông không vuốt ve cuộc đời, không vuốt ve câu thơ, ông không cố tình làm lạ chữ. Tâm hồn Thu Bồn mở rộng đa đoan vậy nên mới có khi nào được bình yên đâu, dù lúc say sưa sung mãn nhất:“Đêm nay mưa ngược lên trời/một cơn động đất giữa lời em xa”. Và ông thật thà thú nhận: “anh yêu em giống con bò đeo chiếc ách/nên trọn đời tiếng rống vẫn còn cong”.
Lúc bình tĩnh ông cũng ví von: “Linh hồn của đá là mây/linh hồn của đất là cây xanh rờn/phần con người có cô đơn/phần hoa đẹp có hương thơm không lời”.
Và: “Ta cũng là trăng luôn mắc lưới/vớt lên ướt hết nửa cuộc đời/đêm đêm hong gió trên triền núi/gọi nắng mai lên vá lại trời”.
Vá lại trời! Đó mới thật là Thu Bồn lắm thay.
 
 
 
Trung Trung Đỉnh

Bàn ra tán vào (1)

le tan
chúc mừng vn đã có ngày công dân tự do 5-5 hoan hô những công dân tự do yêu nước đã cam đảm đặt những bước chân tự do đầu tiên trên mảnh đất của độc tài đảng trị cộng sản ác nhân này ....hoan hô tinh thần ngày công dân tự do 5-5 bất diệt....... việt nam tự do công lý và nhân quyền bất diệt muôn năm muôn năm ...đã đảo độc tài đảng trị phi nhân bất nghĩa phản dân hại nước đã đảo...đã đảo .... Nặc danh nói... thế nào là kiểu tự do gấp vạn lần tư bản của cộng sản xin các các bạn xem và giải thích giùm ????? chế độ ưu việt tự do gấp vạn lần tư bản có được là nhờ công ơn của bác đã làm đày tớ tay sai cho quan thầy mao mac lê cõng vác cái cờ búa liềm của lủ cộng sản quốc tế về tròng lên đàu lên cổ dân tộc tổ quốc việt nam chúng có công dẹp bỏ tự do kiểu thực dân pháp để rồi thay vào đó kiểu tự do kiểu cộng sản mà trong đò quyền con người được bác và đảng triệt tiêu hoàn toàn và chỉ thực thi đúng dắn mọi quyền con thú ..ấy thế mà đến quyền con thú cũng chưa chắc đã được chúng thực thi nghiêm chỉnh đẻ minh chứng các bạn hảy tìm hiểu về câu chuỵen 2thằng nhà báo xhcn chúng đi thực tế hiện trường biểu tình của dân oan bị cướp đất tại văn giang chắc là định viết bài ca ngợi thành tích thu hồi đất của đảng vậy mà …khi chúng xớ rớ lại gần đám dân oan bất ngờ bị bọn công an thộp cổ bất cần lý do chẳng cần nghe phân trần xin xỏ phải trái đúng sai chúng thay mặt pháp luật thay mặt đảng nện hai thằng nhà báo thừa sồng thiếu chết hộc máu mủi bầm môi sưng mặt nâu con mắt thế mà hai thằng nhà báo của chế độ tự do gấp vạn lần tư bản này không dám sử dụng đến cả quyền con thú để mà ăng ẳng hay dù là để sủa lên một tiếng phản đối hành vi bạo ngược tàn nhẩn bất nhân của lủ công an cs quái thù này , ……tưởng rằng đồng nghiệp bị oan ức bị đối xử thua một con thú của nhà cầm đồ vô liêm sỉ vô pháp luật do đảng nắm đầu này thì CẢ NƯỚC NHÀ BÁO sẻ vì công lý đểLÊN TIẾNG ĐỒNG LOẠT MẠNH MẺ để bảo vệ và đòi lại quyền làm thú cho 2 bạn đồng nghiệp cũng như lên tiếng để xác nhận quyền làm thú chính đáng của cả nước nhà báo xã hội chủ nghĩa mà đảng đã cho phép thế nhưng hãy nghe đi hãy nhìn đi hãy nói đi chúng có dám ẳng lên một tiếng nào không hay đúng là chỉ im lặng im lặng ….im lặng bình an đến rợn người của cái xã hội chủ nghỉa tự do gấp vạn lần tư bản này mà đến quyền con thú cũng không có vậy các bạn hãy nói xem đi cái tự do này là tự do gì …..?????? ĐÃ ĐẢO CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ TÀN ÁC BẠO NGƯỢC VÔ NHÂN TÍNH ÁC QUỶ CỘNG SẢN ĐẢNG VN ĐÃ ĐẢO HÀNH ĐỘNG ĐÀN ÁP DÃ MAN NGƯỜI DÂN HIỀN VÔ TỘI CHỈ VÌ HỌ CHỈ THỰC HIỆN QUYỀN LÀM NGƯỜI MÀ PHÁP LUẬT VÀ HIẾN PHÁP CHO PHÉP TRONG KHI LỦ QUÁI THÚ CẦM QUYỀN LẠI ĐI NGƯỢC LẠI QUYỀN HỢP PHÁP HỢP HIẾN ẤY CỦA NGƯỜI DÂN GÂY NHỮNG TỔN THƯƠNG VỀ THỂ XÁC VÀ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN VI PHẠM CHÀ ĐẠP NẶNG NỀ HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN ĐỀ NGHỊ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN ĐƯA LỦ

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Thu Bồn: Tráng sĩ hề... dâu bể!

Cả cuộc đời. nhà thơ Thu Bồn gần như chỉ có làm thơ viết văn và làm văn viết thơ, tự nhận mình là kẻ “đánh đu cùng dâu bể”,
 
 
Thu Bồn: Tráng sĩ hề... dâu bể!
 
 
 
Cả cuộc đời. nhà thơ Thu Bồn gần như chỉ có làm thơ viết văn và làm văn viết thơ, tự nhận mình là kẻ “đánh đu cùng dâu bể”, cái dâu bể sâu nặng ân tình đối với đồng đội, nhân dân, Tổ quốc. Chính nó đã tạo nên vẻ đẹp thơ ông .
 
 
Cái vẻ đẹp phong trần, nhuốm bụi đời vừa gian nan khúc khuỷu vừa ngạo nghễ kiêu hùng và lãng mạn, với một lối viết hoành tráng tuôn trào, luôn luôn gắn liền với số phận đất nước, non sông, bằng một phong cách cuồn cuộn sức sống, cuồn cuộn cảm xúc, không ngừng không nghỉ, kể từ khi xuất hiện cho đến khi mang bệnh về già.
 
Tôi thường gọi ông là cây kơ-rắc (cây trắc), một loài cây cho ta thứ gỗ quý hiếm vừa đẹp vừa cứng, mọc trong rừng đại ngàn của Tây Nguyên, đặc biệt cái lõi của nó mang những vân hoa như mây như gió mà cứng như thép mà mềm như lửa. Cá tính của Thu Bồn cũng thế: cũng cứng như thép, cũng mềm như lửa. Ông là một mẫu người được tôi luyện như thép đã tôi, như lõi cây trắc càng chôn xuống đất càng tươi roi rói, không mối mọt nào xông được.
 
Ở với ông, chơi với ông, “đánh đu” với ông đến rốt ráo, đến tận cùng cuộc chơi, cuộc sống và chiến đấu không mấy người theo được, ngoài nhà văn Nguyễn Chí Trung và nhà phê bình văn học Ngô Thảo. Hai ông, một trước, một sau, đến với Thu Bồn, hay nói đúng hơn, sống với Thu Bồn như thể cuộc đời Thu Bồn được thế.
Thu Bồn bạn bè trăm ngả bốn phương, nhưng không phải vì thế mà ông không có “trọng điểm”. Ông thương yêu nhà thơ Ngô Thế Oanh, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà thơ Trần Vũ Mai như là những thằng bạn cùng trang lứa, những thằng em trong cuộc đời. Bao nhiêu cuộc uống “long trời lở đất” ở ngôi nhà số 1B Ba Đình (Đà Nẵng), và cũng từ nơi đây, bao nhiêu bài thơ hay của các nhà thơ một thời chung sống được ra đời.
Tôi đã từng được “xem” anh Thu Bồn sáng tác trường ca “Ba Zan khát” sau chuyến về lại Tây Nguyên, và cũng được “xem” nhà văn Nguyễn Chí Trung đọc, cắt và chỉnh đốn, biên tập cái trường ca đầy những ưu điểm và đầy cả những “khuyết điểm” này. Thu Bồn viết như không thể không viết. Còn Nguyễn Chí Trung đã cắt, như không thể không cắt! Cái sự “viết” và cái sự “cắt” ấy tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy của thiên trường ca mà có lần anh Tượng, công vụ của cơ quan, một dũng sĩ giệt Mỹ đã nói đùa với Thu Bồn, tất nhiên là có tôi được nghe rằng: “Ba zan khát” là “Ba Zan cắt”.
 
Thu Bồn không những không buồn mà ông nói tỉnh queo: “...má! Ổng cắt ngon đó mầy!”. Thế đó. Thu Bồn bề ngoài có vẻ hùng hổ, ngang tàng, nhưng bên trong ông rất hiền từ, phục thiện, cởi mở và thơm thảo. Bản tính ông lúc nào cũng hiếu động, mà hành động của ông tuyền hành động mạnh! Rất ít khi thấy Thu Bồn yên tĩnh.
Ngô Thảo có lần bảo: Khoảng cách giữa hai trận đánh, Thu Bồn làm thơ. Khoảng cách giữa hai đợt tránh bom pháo, Thu Bồn làm thơ. Thu Bồn làm thơ khi đang hành quân, khi đang yêu, khi đang đói, khi đang say và cả khi đang nhọc nhằn nhưng say mê đào đất, khuân đá làm nhà. Thu Bồn làm thơ khi bán xe, bán nhà, tiêu tiền, làm lịch. Thu Bồn làm thơ khi bán lịch. Thu Bồn làm thơ khi làm sách, bán sách, bán thơ. Thu Bồn làm thơ khi lên rừng, xuống biển, về nhà; ở đâu Thu Bồn cũng vui bạn vui bè, hết mình vui chơi, hết mình làm việc với một nguồn cơn: “Con yêu từng hạt bụi đau buồn của Mẹ”, và cả với một ý chí lạ lùng: “Lấy kiên nhẫn làm bữa ăn thầm lặng”.
Thu Bồn là nhà thơ của núi rừng Tây Nguyên, điều ấy không cần phải bàn. Vào những năm đầu thập niên Sáu mươi của thế kỷ trước, ông đã có mặt ở chiến trường này và những bài thơ đầu tiên ông viết cũng về vùng đất này.
 
Thu Bồn chính là một thiếu sinh quân, một chiến sĩ trẻ trung nhưng dạn dày kinh nghiệm sống và chiến đấu trong các phong trào cách mạng của Tây Nguyên thời kỳ đó. Và trường ca “Bài ca chim Chơ Rao” được ra đời cũng quyết liệt và hồn nhiên như chính Thu Bồn có mặt sớm cùng nhân dân.
Đối với Thu Bồn, ông viết như một nhu cầu sống. Trường ca hay thơ trữ tình, tiểu thuyết hay truyện ngắn, tất cả đều do nhu cầu của đời sống. Chính vì thế cảm xúc thơ ông lúc nào cũng tươi. Mọi ý tưởng, mọi ý đồ kết cấu đều được cảm xúc đưa đón, không nề hà câu nệ. Đặc biệt ở trường ca. Ông quan niệm trường ca là một tòa lâu đài thơ, vì vậy người viết trường ca cũng phải là một kiến trúc sư thiết kế nên toà lâu đài đó. Ông lại cho rằng, “vật liệu” làm nên trường ca cũng phải khác các thể loại khác, mặc dù “vật liệu” ấy vẫn là ngôn ngữ.
Cũng như gạch ngói, gỗ đá đều có thể làm nhà, làm lán trại, nhưng gạch ngói đá gỗ làm lâu đài cũng có khác so với gỗ làm trại lán. “Sự khác nhau đó là do tính tất yếu của nội dung công trình khắt khe đòi hỏi chứ không phải do ý muốn của một ai”. Ông nhấn mạnh.
Thu Bồn quan niệm, cảm xúc cũng là một loại “vật liệu” làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nghệ thuật. Nhưng nó là một thứ “vật liệu” đặc biệt, một thứ “vật liệu” chỉ xuất phát từ trái tim nghệ sĩ.
Trong cuộc sống Thu Bồn là một người đa đoan, mẫn cảm. Cái đa đoan mẫn cảm của một trang hiệp sĩ, một chiến sĩ trung thành, một người con hiếu thảo, nhiều khi thấy ông vi vu, lại có lúc thấy ông đơn độc, ông ở đâu cũng có bạn, ông đến đâu cũng quyến rũ được tình cảm của nhiều người bằng sức mạnh của chân tình, của sự nhiệt tâm sôi nổi. Đằng sau những cuộc phiêu lưu là trái tim nặng nợ với đời, là nỗi buồn nhân thế, là tình thương yêu không bến bờ không neo đậu.
Bất kỳ trang viết nào của Thu Bồn chúng ta đều thấy cái nhiệt tâm đến hết lòng ấy của ông. Ông là người không chờ cảm xúc mà cảm xúc luôn luôn chờ ông sẵn để sẵn sàng cùng ông vào cuộc. Ông cùng với trường ca và thơ và chiếc ba lô và bộ quân phục và cây bút và cây súng đi hết chặng đường thăng trầm của đất nước, cho đến tận bây giờ. Ở chặng đường nào ông cũng có những cái mốc đáng kể, kể cả trường ca và thơ ngắn. Thơ ông rất thời sự và cũng không vì tính thời sự mà thời gian dễ dàng làm lu mờ đi. Riêng đối với Tây Nguyên, cho tới bây giờ, chưa thấy một nhà thơ nào viết được hay và nhiều như ông.
Ông yêu Tây Nguyên từ trong máu lửa, từ trong sống còn của cuộc chiến tranh. Tây Nguyên là một kho báu văn hoá dân gian, đặc biệt là một kho báu khổng lồ trường ca. Đi tới buôn làng nào ta cũng gặp các nghệ nhân hát khan (hát kể) bằng thơ.
Mỗi lần Thu Bồn ra Hà Nội, về số 4 Lý Nam Đế, bên ông bao giờ cũng là rất nhiều bạn bè văn nghệ khác. Ông bao giờ cũng trở thành tâm điểm. Thu Bồn đọc thơ, hát thơ, ngâm thơ hồn nhiên, mạnh mẽ, hết mình. Ông là người luôn luôn sống quanh bạn bè, sống cùng bạn bè. Suốt cả cuộc đời ông là một cuộc hành quân dài từ quê hương đất Quảng đến Tây Nguyên và từ đó đến mọi miền của đất nước và bến đậu cuối cùng là số 4 Lý Nam Đế. Ông ra Bắc vào Nam, lên rừng, xuống biển, nơi đâu cũng rộn rã bạn bè.
Kể cả khi ông tới Tây bán cầu đọc thơ cùng các nhà văn Á Phi, sau những ngày vui nhận giải văn học Lotus, về nước, ông toàn kể chuyện về bạn bè đủ các màu da. Ông đến Ăng Ko hát cùng bè bạn, thánh thần. Và ông làm thơ. Làm thơ và kết bạn. Kết bạn và làm thơ. Cuộc đời của Thu Bồn chính là bản du ca về tình bạn và tình người. Thơ của Thu Bồn hiện đại ngay từ trong cảm xúc.
“...Cô em ngồi vót chông tre/ Vót cả nắng trưa hè ửng hồng lên đôi má” (Tre xanh 1964)
Nếu cứ lần theo những câu thơ hay, những đoạn thơ hay - tính theo thời gian, theo bước chân hành quân oai hùng của người chiến sĩ cách mạng có tên là Hà Đức Trọng, cả những đoạn đời thăng trầm cùng những câu thơ hào sảng và cũng rất trữ tình của nhà thơ Thu Bồn, chắp nối lại, không cần quá cầu kì về kết cấu, tôi dám chắc chúng ta sẽ được một trường ca đặc sắc, một trường ca vừa bi ai hùng tráng, vừa da diết tình người.
“...Cả một thời tuổi trẻ kéo nhau đi/ sấm sét ở lại tìm thi sĩ/ miền đất hứa đau buồn chung thủy/ thơ tuôn trào và núi lửa đang phun”.
Với tình yêu thì ông si tình:
“Em đến rồi em lại đi/ Biến anh thành gã Trương Chi không đàn”.
Ông hiền lành vị tha:
“Cầu trời sóng gió bình yên/ em về xin cứ thiên nhiên mà về”.
Bây giờ Thu Bồn đã mất. Đúng hơn, Thu Bồn đã được yên tĩnh. Hơn sáu mươi năm hiện diện cùng thăng trầm của quê hương, đất nước, bấy nhiêu năm tráng sĩ hề... dâu bể.
Ông đã về Trời. Mọi tai ương nghiệp chướng cùng những vần thơ đầy khát vọng bình yên của ông, ông để lại cho đời.
Ông là nhà thơ hàng đầu trong số đông đảo các nhà thơ tài danh thời chiến tranh.
Làm thơ nhóm bếp đỡ đần cho em
 
 
Với Thu Bồn, vui chơi hay làm việc gì, kể cả viết tiểu thuyết, kể cả việc chẳng ra việc gì, thực ra cuối cùng rồi cũng chỉ để nuôi thơ, mới đầu khởi nguồn từ quê hương.
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt/Con đã về đây với mẹ - Mẹ quê hương.
Rồi đến: xưa kia tráng sĩ hề da ngựa/ ta nay uống cạn mấy rừng mưa
Rồi: độc huyền tráng sĩ xưa ca cẩm/ ta ôm xích đạo gãy vòng cung (Hành phương Nam)
Thế mà dâu bể cuộc đời có lúc cũng làm cho tráng sĩ mềm lòng, đúng hơn là… não cả lòng:
lấy khăn mà gói bơ vơ/ tay cầm nước mắt bao giờ sang sông?
(Mong em về trước cơn mưa)
Không phải là Thu Bồn, không ai viết được những câu thơ hồn nhiên và chân chất, rộn rã và hiền từ nhưng quyết liệt và táo bạo đến thế.
anh về xé một buồng cau/ bắc thang lên hỏi cho mau ông trời/ bay lên vũ trụ anh mời/ những vì tinh tú cùng thời với anh.
Mà thực ra chỉ để:
rồi xin ở lại cõi trần/ làm thơ nhóm bếp đỡ đần cho em (Ngôi sao lạc loài)
Thơ Thu Bồn gắn liền cùng thời đại là thế. Ở thời điểm nào ông cũng có những trường ca hay, những bài thơ hay, những câu thơ cực hay.
Thời cơ chế thị trường ông viết mới thật làm sao, mới đáng yêu và giản dị làm sao:
mặt trời ngủ em tôi đi/ em không bán lịch lấy gì nuôi thơ?
Thêm nữa:
nhà tôi thung lũng mù sương/ ai chê cũng đón ai thương cũng mời
Thu Bồn là thế. Ông không vuốt ve cuộc đời, không vuốt ve câu thơ, ông không cố tình làm lạ chữ. Tâm hồn Thu Bồn mở rộng đa đoan vậy nên mới có khi nào được bình yên đâu, dù lúc say sưa sung mãn nhất:“Đêm nay mưa ngược lên trời/một cơn động đất giữa lời em xa”. Và ông thật thà thú nhận: “anh yêu em giống con bò đeo chiếc ách/nên trọn đời tiếng rống vẫn còn cong”.
Lúc bình tĩnh ông cũng ví von: “Linh hồn của đá là mây/linh hồn của đất là cây xanh rờn/phần con người có cô đơn/phần hoa đẹp có hương thơm không lời”.
Và: “Ta cũng là trăng luôn mắc lưới/vớt lên ướt hết nửa cuộc đời/đêm đêm hong gió trên triền núi/gọi nắng mai lên vá lại trời”.
Vá lại trời! Đó mới thật là Thu Bồn lắm thay.
 
 
 
Trung Trung Đỉnh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm