Kinh Khổ
Thư Gởi Bạn Ta
Bùi Bảo Trúc
Hỏi tên rằng biển xanh dâu
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
(Bùi Giáng)
Thôi đúng nó rồi. Nhưng tại sao nó lại ở Cam Ranh? Tôi nghĩ nó
phải ở lại Sài Gòn sau khi nó xuống tàu. Lúc ấy thì tôi không ở Sài Gòn
mà ở một nơi cách Sài Gòn vài ba ngàn dặm nên gặp nó là chuyện không thể
được. Lý ra, nó phải xuống tàu ở Sài Gòn và ở lại đó, vì lúc ấy, chắc
không có ai rước nó về Cam Ranh. Giản dị là vì Cam Ranh lúc ấy vẫn còn
là một thị trấn nhỏ và nghèo, chắc không có ai đem nó về cái thành phố
ấy. Nhưng bây giờ thì nó đang ở Cam Ranh. Người chủ đầu tiên của nó bây
giờ đang ở đâu? Rõ ràng nó không còn ở với ông nữa. Tôi nghĩ khi ông đem
nó về nhà, chắc ông khoảng trên dưới ba mươi. Phải ở tuổi đó ông mới
thích nó. Trẻ hơn một chút có thể ông chưa đủ tiền để đem nó về nhà,
thêm nữa, tuổi trẻ thì thích những thứ khác chứ không thích nó. Nói đúng
ra, nó hơi già, không thích hợp với những người dưới tuổi ba mươi.
Từ
đó đến nay đã là 51 năm. Ông bây giờ phải tám mươi ngoài. Không biết
ông có còn không, nếu còn, ông có ở Việt Nam không, hay ông lại đang
sống ở một nơi khác ngoài Việt Nam.
![]() |
Cũng như tôi, chắc ông không còn sức để dắt nó, dựng nó trên cái chân chống nữa. Nói chi đến việc đạp cho nó nổ máy, sang số để chạy như ông đã làm hồi hơn nửa thế kỷ trước. Tay trái của ông liệu có còn đủ mạnh để sang mấy cái số tay, bóp cái embrayge như thời ông còn là chủ nó không? Tôi chắc là không.
Nó là chiếc Vespa đời 1963 mà bài viết của một tờ báo trong nước hồi tháng trước cho biết đã tìm thấy nó ở Cam Ranh, của một người chắc chắn phải là chủ mới đã “phục hồi” nó với nhiều bộ phận rời nguyên bản và người chủ mới này vẫn dùng nó để đi lại hàng ngày.
Bài báo cho biết nó ra đời năm 1963. Vậy mà nó, vẫn theo bài báo, tiếp tục chạy mỗi ngày. Trông nó vẫn còn đẹp lắm. Nó ra đời sau chiếc Vespa mà Gregory Peck đã dùng để chở Audrey Hepburn trong phim Roman Holiday. Ðèn trước của nó hình tròn, không hình chữ nhật như những chiếc của những năm sau. Nó được thiết kế trên guidon, chứ không nằm trên vè trước như những chiếc ra đời khoảng đầu đến giữa thập niên 50.
Vậy mà tôi cũng rất thích cái kiểu cũ đó, nên thỉnh thoảng tôi lại lôi cuốn phim đen trắng của William Wyler ra xem cũng chỉ vì muốn thấy lại nó. Nó cũng như lời bài hát của Mireille Mathieu:
Les bicyclettes de Belsize
nous ont porté tous deux
et nous roulions amoureux
main dans la main
Seul le ciel tendre et bleu
se mirait dans nos yeux
nos yeux d'enfants heureux
souvent je rêve encore
aux bicyclettes de Belsize...
Nó cũng như những chiếc xe trong bài hát, đã chở chúng tôi suốt một thời, trong những con mắt hạnh phúc tuổi trẻ...
Người
chủ mới, không biết là người thứ mấy, đã sơn nó lại, dùng đúng màu xanh
nguyên thủy. Cái bánh secours gắn phía trước, không ở phía sau porte
bagage như những chiếc ra đời trước nó.
Khó có thể tất cả các bộ
phận của nó còn ở tình trạng nguyên thủy. Nhưng người chủ mới đã mua lại
được những món bị hư hỏng, rỉ sét. Ông phải mất rất nhiều công để kiếm
được những thứ của chính hãng Piaggio sản xuất để gắn cho nó. Duy có hai
chi tiết không đúng lắm về nó, chiếc đang ở Cam Ranh, đó là những cái
chụp bánh được gắn thêm ngôi sao ba cánh của những chiếc Mercedes. Ðó là
chi tiết không cần thiết khiến nó không còn nét trung thực của những
chiếc Vespa Piaggio nữa. Thứ Hai là chủ mới của nó tháo bỏ hẳn cái yên
sau, chỉ để lại chiếc porte bagage bằng sắt vuông. Còn tất cả những thứ
khác thì đều đúng nguyên bản.
Nhưng không có cái yên sau, chiếc
xe trông như thiếu một phần rất đáng yêu của nó. Nó chưa phải là cái yên
liền như của những chiếc từ năm 1965 trở đi. Chính cái yên bọc simili ở
đằng sau cũng là một phần không thể có của nó. Không thể có chuyện chủ
nó chỉ dùng nó cho một mình ông. Chắc chắn ông đã phải dùng nó để chở
một người khác trên những con đường Sài Gòn thời ấy. Người ngồi sau
không ngồi với hai chân hai bên thùng xe, mà bao giờ cũng để hai chân
qua một bên. Cách ngồi đó luôn luôn đẩy người ngồi hơi rướn mình về phía
trước để áp sát vào lưng người lái xe. Khi mới quen thì một tay nắm lấy
cái tay vịn trên yên người ngồi trước. Và khi sự quen biết trở nên thân
tình hơn, thì cái lưng, cái eo hay cái vai người ngồi trước trở thành
nơi để vịn rất an toàn, chắc chắn và lãng mạn, tình tứ.
Ngọ của
Phạm Thiên Thư sau những ngày “anh theo về” có thể đã lên ngồi ở chiếc
yên sau bằng cái dáng như thế... tóc dài tà áo vờn bay.
Người chủ
đầu tiên của nó có thể sau vài ba năm đã tìm ra một công dụng mới của
khoảng không gian giữa cái ghế ngồi phía trước và cái vè khi một đứa bé
được đỡ lên cho đứng ở chỗ để chân của người cha trong những lúc đi chơi
ở Sài Gòn. Có thể đứa con thứ hai cũng được cho đứng thêm ở đó để gia
đình đoàn tụ trên chiếc Vespa 1963 đó cho đến cái ngày oan nghiệt của
năm 1975. Có thể chiếc xe bị bỏ lại đâu đó trên đường ra bến tàu, ra phi
trường, hay để lại trong căn nhà của họ.
Nó sang tay người khác, rồi người khác, có thể một người khác nữa để cuối cùng nó ra Cam Ranh với người chủ mới.
Nhưng
cũng hạnh phúc cho nó vì người chủ mới đã rất yêu quí nó, đã cho nó một
đời sống mới mà nó rất xứng đáng được hưởng. Có thể nó đã trải qua vài
ba năm nằm im ở một góc nhà nào đó. Vì thiếu con vít lửa chẳng hạn. Hay
không tìm được những cái lốp mới để thay cho những cái lốp cũ.
Những
đứa bé từng đứng trên nó để người cha chở chúng đi khắp Sài Gòn nay đã
ngoài bốn mươi tuổi, may lắm là còn giữ được mấy bức ảnh cũ đen trắng
của một thời mà chúng chắc không còn nhớ được bao nhiêu.
Người
đàn ông chủ đầu tiên của nó không biết nó đã lưu lạc về Cam Ranh hay
chưa? Ông có bao giờ thắc mắc chiếc xe cũ của một thời tuổi trẻ của ông
đã lưu lạc về đâu? Gặp lại nó liệu ông có còn nhận ra nó không? Khi bàn
tay ông đụng vào chiếc guidon của nó, liệu nó có nhớ lại bàn tay từng
dắt nó vào nhà, từng lái nó trên những con đường cũ của cái thành phố
chưa từng đổi tên đó hay không?
Objets inanimés avez vous donc une âme
Qui s'attache à notre âme et la force d'aimer?
Mấy câu của Alphonse de Lamartine chiều nay lại bỗng dưng trở lại.
Có
chứ, chiếc Vespa 1962 chưa chắc đã là một đồ vật không có đời sống,
không linh hồn vô tri vô giác. Nó vẫn bám mãi vào tâm hồn của chúng ta
và buộc tâm hồn của chúng ta phải yêu mãi lấy nó.
Tôi rất yêu cái
Vespa 1963 đó mặc dù tôi không bao giờ đi một chiếc Vespa. Nhưng chiếc
Lambretta 150li của tôi thì có khác nó bao nhiêu đâu. Có khi chúng nó đã
từng đứng cạnh nhau tại một chỗ giữ xe nào đó ở Sài Gòn. Có thể chúng
đã gặp nhau ở một con đường nào ở Sài Gòn khi đèn đổi sang màu đỏ mấy
chục năm trước.
Chiếc Lambretta cũ của tôi chắc không có được một
đời sống tốt đẹp như chiếc Vespa 1963 ở Cam Ranh. Có thể nó đã chết đâu
đó ở ngoài Bắc sau khi được lấy đi từ một con đường Sài Gòn khi chú em
út của tôi quăng nó lại trên đường chạy ra phi trường hôm cuối tháng Tư
năm 1975.
Tôi nhớ nó, nhớ cái yên của nó, trên đó tôi đã chở
người bạn một thời xa cũ. Nhớ nó những lần đậu dưới gốc cây trên me
đường Tự Do, trong căn nhà xe của ngôi trường tôi dậy, nhớ nó vẫn được
mấy người học trò nhỏ ngồi lên khi chờ vào lớp, nhớ cái coffre tôi đựng
chiếc áo mưa để đề phòng những cơn mưa thình lình của Sài Gòn, nhớ cái
vè bên trái đầy những vết xước của những đôi guốc của người ngồi ở yên
sau, nhớ một thời tuổi trẻ của chúng tôi.
Nay không còn nữa. Nó đã chết ở một nơi nào đó.
Cây liễu ở Chương Ðài đã sang tay của một, hay cũng có thể là nhiều người khác.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=182341&zoneid=97#.UvfgXoXmJaR
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Thư Gởi Bạn Ta
Bùi Bảo Trúc
Hỏi tên rằng biển xanh dâu
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
(Bùi Giáng)
Thôi đúng nó rồi. Nhưng tại sao nó lại ở Cam Ranh? Tôi nghĩ nó
phải ở lại Sài Gòn sau khi nó xuống tàu. Lúc ấy thì tôi không ở Sài Gòn
mà ở một nơi cách Sài Gòn vài ba ngàn dặm nên gặp nó là chuyện không thể
được. Lý ra, nó phải xuống tàu ở Sài Gòn và ở lại đó, vì lúc ấy, chắc
không có ai rước nó về Cam Ranh. Giản dị là vì Cam Ranh lúc ấy vẫn còn
là một thị trấn nhỏ và nghèo, chắc không có ai đem nó về cái thành phố
ấy. Nhưng bây giờ thì nó đang ở Cam Ranh. Người chủ đầu tiên của nó bây
giờ đang ở đâu? Rõ ràng nó không còn ở với ông nữa. Tôi nghĩ khi ông đem
nó về nhà, chắc ông khoảng trên dưới ba mươi. Phải ở tuổi đó ông mới
thích nó. Trẻ hơn một chút có thể ông chưa đủ tiền để đem nó về nhà,
thêm nữa, tuổi trẻ thì thích những thứ khác chứ không thích nó. Nói đúng
ra, nó hơi già, không thích hợp với những người dưới tuổi ba mươi.
Từ
đó đến nay đã là 51 năm. Ông bây giờ phải tám mươi ngoài. Không biết
ông có còn không, nếu còn, ông có ở Việt Nam không, hay ông lại đang
sống ở một nơi khác ngoài Việt Nam.
![]() |
Cũng như tôi, chắc ông không còn sức để dắt nó, dựng nó trên cái chân chống nữa. Nói chi đến việc đạp cho nó nổ máy, sang số để chạy như ông đã làm hồi hơn nửa thế kỷ trước. Tay trái của ông liệu có còn đủ mạnh để sang mấy cái số tay, bóp cái embrayge như thời ông còn là chủ nó không? Tôi chắc là không.
Nó là chiếc Vespa đời 1963 mà bài viết của một tờ báo trong nước hồi tháng trước cho biết đã tìm thấy nó ở Cam Ranh, của một người chắc chắn phải là chủ mới đã “phục hồi” nó với nhiều bộ phận rời nguyên bản và người chủ mới này vẫn dùng nó để đi lại hàng ngày.
Bài báo cho biết nó ra đời năm 1963. Vậy mà nó, vẫn theo bài báo, tiếp tục chạy mỗi ngày. Trông nó vẫn còn đẹp lắm. Nó ra đời sau chiếc Vespa mà Gregory Peck đã dùng để chở Audrey Hepburn trong phim Roman Holiday. Ðèn trước của nó hình tròn, không hình chữ nhật như những chiếc của những năm sau. Nó được thiết kế trên guidon, chứ không nằm trên vè trước như những chiếc ra đời khoảng đầu đến giữa thập niên 50.
Vậy mà tôi cũng rất thích cái kiểu cũ đó, nên thỉnh thoảng tôi lại lôi cuốn phim đen trắng của William Wyler ra xem cũng chỉ vì muốn thấy lại nó. Nó cũng như lời bài hát của Mireille Mathieu:
Les bicyclettes de Belsize
nous ont porté tous deux
et nous roulions amoureux
main dans la main
Seul le ciel tendre et bleu
se mirait dans nos yeux
nos yeux d'enfants heureux
souvent je rêve encore
aux bicyclettes de Belsize...
Nó cũng như những chiếc xe trong bài hát, đã chở chúng tôi suốt một thời, trong những con mắt hạnh phúc tuổi trẻ...
Người
chủ mới, không biết là người thứ mấy, đã sơn nó lại, dùng đúng màu xanh
nguyên thủy. Cái bánh secours gắn phía trước, không ở phía sau porte
bagage như những chiếc ra đời trước nó.
Khó có thể tất cả các bộ
phận của nó còn ở tình trạng nguyên thủy. Nhưng người chủ mới đã mua lại
được những món bị hư hỏng, rỉ sét. Ông phải mất rất nhiều công để kiếm
được những thứ của chính hãng Piaggio sản xuất để gắn cho nó. Duy có hai
chi tiết không đúng lắm về nó, chiếc đang ở Cam Ranh, đó là những cái
chụp bánh được gắn thêm ngôi sao ba cánh của những chiếc Mercedes. Ðó là
chi tiết không cần thiết khiến nó không còn nét trung thực của những
chiếc Vespa Piaggio nữa. Thứ Hai là chủ mới của nó tháo bỏ hẳn cái yên
sau, chỉ để lại chiếc porte bagage bằng sắt vuông. Còn tất cả những thứ
khác thì đều đúng nguyên bản.
Nhưng không có cái yên sau, chiếc
xe trông như thiếu một phần rất đáng yêu của nó. Nó chưa phải là cái yên
liền như của những chiếc từ năm 1965 trở đi. Chính cái yên bọc simili ở
đằng sau cũng là một phần không thể có của nó. Không thể có chuyện chủ
nó chỉ dùng nó cho một mình ông. Chắc chắn ông đã phải dùng nó để chở
một người khác trên những con đường Sài Gòn thời ấy. Người ngồi sau
không ngồi với hai chân hai bên thùng xe, mà bao giờ cũng để hai chân
qua một bên. Cách ngồi đó luôn luôn đẩy người ngồi hơi rướn mình về phía
trước để áp sát vào lưng người lái xe. Khi mới quen thì một tay nắm lấy
cái tay vịn trên yên người ngồi trước. Và khi sự quen biết trở nên thân
tình hơn, thì cái lưng, cái eo hay cái vai người ngồi trước trở thành
nơi để vịn rất an toàn, chắc chắn và lãng mạn, tình tứ.
Ngọ của
Phạm Thiên Thư sau những ngày “anh theo về” có thể đã lên ngồi ở chiếc
yên sau bằng cái dáng như thế... tóc dài tà áo vờn bay.
Người chủ
đầu tiên của nó có thể sau vài ba năm đã tìm ra một công dụng mới của
khoảng không gian giữa cái ghế ngồi phía trước và cái vè khi một đứa bé
được đỡ lên cho đứng ở chỗ để chân của người cha trong những lúc đi chơi
ở Sài Gòn. Có thể đứa con thứ hai cũng được cho đứng thêm ở đó để gia
đình đoàn tụ trên chiếc Vespa 1963 đó cho đến cái ngày oan nghiệt của
năm 1975. Có thể chiếc xe bị bỏ lại đâu đó trên đường ra bến tàu, ra phi
trường, hay để lại trong căn nhà của họ.
Nó sang tay người khác, rồi người khác, có thể một người khác nữa để cuối cùng nó ra Cam Ranh với người chủ mới.
Nhưng
cũng hạnh phúc cho nó vì người chủ mới đã rất yêu quí nó, đã cho nó một
đời sống mới mà nó rất xứng đáng được hưởng. Có thể nó đã trải qua vài
ba năm nằm im ở một góc nhà nào đó. Vì thiếu con vít lửa chẳng hạn. Hay
không tìm được những cái lốp mới để thay cho những cái lốp cũ.
Những
đứa bé từng đứng trên nó để người cha chở chúng đi khắp Sài Gòn nay đã
ngoài bốn mươi tuổi, may lắm là còn giữ được mấy bức ảnh cũ đen trắng
của một thời mà chúng chắc không còn nhớ được bao nhiêu.
Người
đàn ông chủ đầu tiên của nó không biết nó đã lưu lạc về Cam Ranh hay
chưa? Ông có bao giờ thắc mắc chiếc xe cũ của một thời tuổi trẻ của ông
đã lưu lạc về đâu? Gặp lại nó liệu ông có còn nhận ra nó không? Khi bàn
tay ông đụng vào chiếc guidon của nó, liệu nó có nhớ lại bàn tay từng
dắt nó vào nhà, từng lái nó trên những con đường cũ của cái thành phố
chưa từng đổi tên đó hay không?
Objets inanimés avez vous donc une âme
Qui s'attache à notre âme et la force d'aimer?
Mấy câu của Alphonse de Lamartine chiều nay lại bỗng dưng trở lại.
Có
chứ, chiếc Vespa 1962 chưa chắc đã là một đồ vật không có đời sống,
không linh hồn vô tri vô giác. Nó vẫn bám mãi vào tâm hồn của chúng ta
và buộc tâm hồn của chúng ta phải yêu mãi lấy nó.
Tôi rất yêu cái
Vespa 1963 đó mặc dù tôi không bao giờ đi một chiếc Vespa. Nhưng chiếc
Lambretta 150li của tôi thì có khác nó bao nhiêu đâu. Có khi chúng nó đã
từng đứng cạnh nhau tại một chỗ giữ xe nào đó ở Sài Gòn. Có thể chúng
đã gặp nhau ở một con đường nào ở Sài Gòn khi đèn đổi sang màu đỏ mấy
chục năm trước.
Chiếc Lambretta cũ của tôi chắc không có được một
đời sống tốt đẹp như chiếc Vespa 1963 ở Cam Ranh. Có thể nó đã chết đâu
đó ở ngoài Bắc sau khi được lấy đi từ một con đường Sài Gòn khi chú em
út của tôi quăng nó lại trên đường chạy ra phi trường hôm cuối tháng Tư
năm 1975.
Tôi nhớ nó, nhớ cái yên của nó, trên đó tôi đã chở
người bạn một thời xa cũ. Nhớ nó những lần đậu dưới gốc cây trên me
đường Tự Do, trong căn nhà xe của ngôi trường tôi dậy, nhớ nó vẫn được
mấy người học trò nhỏ ngồi lên khi chờ vào lớp, nhớ cái coffre tôi đựng
chiếc áo mưa để đề phòng những cơn mưa thình lình của Sài Gòn, nhớ cái
vè bên trái đầy những vết xước của những đôi guốc của người ngồi ở yên
sau, nhớ một thời tuổi trẻ của chúng tôi.
Nay không còn nữa. Nó đã chết ở một nơi nào đó.
Cây liễu ở Chương Ðài đã sang tay của một, hay cũng có thể là nhiều người khác.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=182341&zoneid=97#.UvfgXoXmJaR