Đoạn Đường Chiến Binh
Thủ Khoa ra đi, cung tên bỏ lại - Giao Chi San Jose
Giao Chỉ San Jose, Viết cho thủ khoa Ngô văn Lợi và các bạn cùng khóa ra đi trong nửa thế kỷ vừa qua.
Cương Quyết Đà Lạt họp khóa 2004, hàng đầu từ phải: Ngô Văn Lợi, Trần Quốc Lịch, phạm văn Chung...
Bạn Tony Kinh, nguyên đại tá CHT Quân cảnh, cùng khóa bên Thủ Đức vừa báo tin cho chị Hồng Phượng. Chị Phượng liền thông báo cho anh chị em bên Đà Lạt. Anh đại tá Ngô văn Lợi, nguyên Tham Mưu Trưởng SĐ1BB đã ra đi từ miền Nam CA. Anh em chúng tôi cùng là sinh viên khóa Cương Quyết số 2 vào trường tháng 3 năm 1954. Để dễ nhận diện, xin nói rõ khóa Cương Quyết số 2 tức là khóa Tư phụ trừ bị gồm có 5 đại đội. Thanh niên miền Trung và miền Nam bị động viên 1954 vào học trường Thủ Đức có 3 đại đội. Thanh niên miền Bắc vào học Đà Lạt có 2 đại đội. Thời kỳ 1954 phe động viên và phe tình nguyện học Đà Lạt cùng chung một chương trình. Cuộc chiến Đông Dương đang khốc liệt. Quân đội quốc gia mới hình thành nên huấn luyện cấp tốc. Mỗi khóa chỉ kéo dài sáu bẩy tháng là ra trường. Chỉ khác biệt khi tốt nghiệp là sĩ quan trừ bị hay hiện dịch. Chúng tôi ra trường sau khóa 10 Đà Lạt. Quân đội dự trù sĩ quan Đà Lạt hiện dịch chọn đời binh nghiệp. Phe trừ bị học tại Thủ Đức hay Đà Lạt nhập ngũ chinh chiến sau vài năm sẽ giải ngũ. Nhưng chiến tranh triền miên nên trừ bị về sau cũng trở thành binh nghiệp suốt đời. Anh Ngô Văn Lợi quê miền Bắc nên học Đà Lạt với chúng tôi và khi ra trường tốt nghiệp thủ khoa. Thời đó, tuổi trung bình của cả khóa là 19, riêng anh Lợi trưởng thành với tuổi 24, đã tốt nghiệp đi làm công chức, vóc dáng lại cao lớn, tính nết hiền lành nên khi được chọn thủ khoa anh em không ai phê phán. Tháng 10 năm 1954 thủ khoa Ngô Văn Lợi cầm cung tên bắn 4 phương trời trong lễ mãn khóa ngay tại sân trường Đà Lạt. Tháng 6 năm nay 2017 đại tá Ngô Văn Lội qua đời trong lặng lẽ tại nursing home quận Cam. Hưởng thọ 90 tuổi. Khi còn trong trường, Ngô văn Lợi thuộc trung đội 23 đại đội 6. Hai tháng trước chúng tôi được tin anh Nguyễn Hữu Lãng cho biết Triệu Ngọc Trân, cũng thuộc trung đội 23 đã ra đi. Kẻ trước người sau, chúng tôi lần lượt ra đi. Không có điều chi phải thắc mắc. Thi sĩ Hà Thượng Nhân cũng ra đi nhưng để lại câu thơ rất hào hùng viết ngay trong tù cộng sản. Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. Được tin Ngô văn Lợi ra đi, anh em đồng khóa còn ở lại đều tự hỏi lòng. Các cụ có sợ chết không. Giao Chỉ đã viết trong bài thơ họp khóa 50 năm thời kỳ 2004 tại quận Cam. Sợ thì ông đếch sợ nhưng buồn thật là buồn. Chúng tôi là Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. Được tin anh Lợi ra đi, tôi tìm vào khung trời trên mạng. Tìm thấy nhiều hình ảnh anh em ta đông đảo. Hình đại tá Lợi thời kỳ tỉnh trưởng Quảng Ngãi đón ông Thiệu sau khi đình chiến 73.
Nón sắt lon đen, uy nghi vững vàng bên cạnh ông tư lệnh Ngô Quang Trưởng khóa tư chính Thủ Đức và ông tổng thống khóa 1 Huế.Bây giờ cả 3 ông đều trở thành người thiên cổ. Lấy thêm hình ảnh em họp khóa kỷ niệm 50 năm vào tháng 3-2004 tại quận Cam. Lần lượt 8 trung đội của Cương Quyết Đà Lạt 54 lên trình diện. Ngô văn Lợi đại diện cho trung đội 23.Quân số vẫn còn được một phần ba. Nhưng ngày đó vẫn còn đủ tiếng cười. Sau 20 năm chính chiến rồi tiếp theo hơn 10 năm lưu vong tù đầy, vượt biên đi ghe, HO đi tàu bay, kẻ đoàn tụ một nhà, người thì gia đình tan tác. Nhưng vẫn còn được nụ cười. Sau kỳ hợp khóa 50 năm, ngày nay đếm lại quân số, dù chẳng còn chiến tranh, thời gian đã thổi anh em ta bay rào rạt như lá vàng rơi khi gió mùa đông quét sạch cả chân trời.
Đêm rất khuya. tôi vẫn còn lần mò trên mạng chợt thấy bài phóng sự rất xưa cũ của cô Kiều Mỹ Duyên viết về chuyện ông tỉnh trưởng Ngô văn Lợi đón tổng thống ra thăm địa phương quân chiến thắng trận cuối cùng dành dân lấn đất trước khi ngừng chiến. Nàng Kiều Mỹ Duyên hiện có văn phòng ở quận Cam, nhưng đại tá Lợi của chiến trường xưa đã ra đi. Tìm thêm hình ảnh trên sân khấu 50 năm họp khóa ngậm ngùi, thấy lòng thương thân quay quắt. Anh Lê Xuân Định bỏ cuộc từ đầu. Bạn Trần Văn Tom, Hoàng Thọ, Trần Gia Hội ra đi từ San Diego. Ông Cò Tùy DC không còn nữa. Anh chị Thiều cũng bỏ cuộc chơi. Quận trưởng Ng bá Hựu và Phùng Hữu Nữu, Thầy bói Ng Khắc Điều, rồi đến anh A anh B anh C...Tuổi già như như con tầu đắm. Thân xác theo nhau chìm xuống đại dương, hồn thiêng bay bổng về trời. Không thể nào mà tổ chức họp khóa ghi dấu sáu bảy chục năm. Cũng không riêng phe hải ngoại tan hàng chung sự. Ngay chiến hữu còn lại trong nước cũng lần lượt ra đi. Mùa Xuân năm trước, hội nhà ta may mắn có con anh Đoàn ngoc Khiết và con anh Vũ Thượng Đôn bay về Sài Gòn đại diện chúng tôi đưa quà Xuân đến tận nhà các bác và ghé lại tang gia chiến hữu. Cháu Liêm Đoàn sau khi thăm hỏi đã từ biệt chào tay các bác theo quân kỷ làm các chiến binh già Sài Gòn vô cùng xúc động.
Anh em đồng khóa trong thời binh lửa là nhưng mối tình chiến binh không lựa chọn mà đến với nhau. Sau 21 năm chinh chiến rồi đến hơn 10 năm tù đầy lưu vong, còn may mắn họp đàn ở ngoại quốc quả thực là hạnh phúc tuyệt vời.
Nhưng rồi những ngày vui qua mau.
Con cái đã lập gia đình và thế hệ nối tiếp đã bắt đầu trưởng thành. Ông bà là cựu chiến binh đã làm xong nhiệm vụ với gia đình và đất nước dù rằng không trọn vẹn. Trước sau cũng lần lượt ra đi. Đi sớm còn có dịp đưa tiễn nhau. Hoàng hôn của cuộc đời buông xuống, khó mà đến với nhau khi còi tàu cất lên trên sân ga vĩnh biệt. Bạn Triệu ngọc Trận ra đi ở Oklahoma và anh Ngô văn Lợi ra đi ở Orange County. Anh em tôi ở San Jose không thể đến tiễn đưa. Cả hai bạn đều thuộc trung đội 23, đại đội 6. Xin cứ tự nhiên thong thả lên đường. Phía bên kia thế giới ông thiếu úy Thanh ngày xưa là thầy trung đội trưởng và các bạn 23 đang xếp hàng chào đón. Quân số bên đó còn đông hơn bên này. Chẳng có điều gì quản ngại. Đã đến lúc nói lời cầu nguyện chỉ là sáo ngữ. Xin anh em thuợng lộ bình an. Thế gian này rồi đây chỉ còn lại đau thương cô đơn cho những bạn họp khóa một mình. Rồi khi ra đi cuối cùng, trên sân ga tử biệt chẳng còn ai...
Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. Sợ thì ông đếch sợ, nhưng buồn thật là buồn...
Để tiễn đưa hai bạn trung đội 23 ra đi đầu năm nay, tôi xin điểm danh tử sĩ cho toàn khóa một lần. Chỉ riêng tại hải ngoại trong40 năm qua chúng ta đã từ biệt các bạn vàng như sau.Trung đội 17 của thiếu úy Mai Quỳ. Nguyễn Kiếm Diệm(CA) Ng. văn Hạc (VA) Hoàng Công Chức (WA) Ng Khắc Điều (CA) Đinh Trọng Ất (SJ) Trung đội 18 của thiếu úy Thành. Ngô Quang Thiều, Phan Vĩnh Phúc, Trần Hữu Tác, Trần văn Tom. Ng. bá Hựu. Tất cả đều ở CA. Trung đội 18 của thiếu úy Đồng văn Chân. Đoàn Ngọc Khiết,(CA) Trần Uông, (WA) Ng. Thế Nhàn(IN) Ng Đức Tuấn (CA) Trung đội 20 của thiếu úy Lê Xuân Diệu. Đỗ Hữu bài, Bùi Huy Bổng, Vũ Đăng Quý, Phùng văn Xuân, Phùng hữu Nữu, Ng Thượng Khiêm. Trung đội 21 của thiếu úy Bùi Thế Xương, hiện còn ở bên Pháp và vẫn liên lạc với anh em. Trần Gia Hội, Trương Quang Siêu, Nguyễn Thế Thứ, Nguyễn Kim Tứ.
Trung đội 22 của thiếu úy Đặng Văn Tiếp (Chết trong tù cộng sản) Lê Tất Tiến, Trần văn Thu. Trung đội 23 của thiếu úy Thanh. Nguyễn Trí Huệ, Phan Ngọc Minh, Vũ huy Ninh, Cao văn Khanh, Lê Xuân Định, Nguyễn Quý Đồng, Triệu Ngọc Trân, Ngô Văn Lợi. Trung đội 24 của thiếu úy Lưu vẫn Mười. Trần văn Tước (SJ) Nguyễn Hữu Tùy (VA) Hoàng Thọ, Vũ văn An, Vũ Đức Hào. Ng Văn Cư, Ng Hữu Tùy. Ghi Chú. Phần lớn ra đi tại CA. Bản liệt kê còn nhiều thiếu xót. Khi nào có tin sẽ bổ túc sau.Bàn ra tán vào (0)
Thủ Khoa ra đi, cung tên bỏ lại - Giao Chi San Jose
Giao Chỉ San Jose, Viết cho thủ khoa Ngô văn Lợi và các bạn cùng khóa ra đi trong nửa thế kỷ vừa qua.
Cương Quyết Đà Lạt họp khóa 2004, hàng đầu từ phải: Ngô Văn Lợi, Trần Quốc Lịch, phạm văn Chung...
Bạn Tony Kinh, nguyên đại tá CHT Quân cảnh, cùng khóa bên Thủ Đức vừa báo tin cho chị Hồng Phượng. Chị Phượng liền thông báo cho anh chị em bên Đà Lạt. Anh đại tá Ngô văn Lợi, nguyên Tham Mưu Trưởng SĐ1BB đã ra đi từ miền Nam CA. Anh em chúng tôi cùng là sinh viên khóa Cương Quyết số 2 vào trường tháng 3 năm 1954. Để dễ nhận diện, xin nói rõ khóa Cương Quyết số 2 tức là khóa Tư phụ trừ bị gồm có 5 đại đội. Thanh niên miền Trung và miền Nam bị động viên 1954 vào học trường Thủ Đức có 3 đại đội. Thanh niên miền Bắc vào học Đà Lạt có 2 đại đội. Thời kỳ 1954 phe động viên và phe tình nguyện học Đà Lạt cùng chung một chương trình. Cuộc chiến Đông Dương đang khốc liệt. Quân đội quốc gia mới hình thành nên huấn luyện cấp tốc. Mỗi khóa chỉ kéo dài sáu bẩy tháng là ra trường. Chỉ khác biệt khi tốt nghiệp là sĩ quan trừ bị hay hiện dịch. Chúng tôi ra trường sau khóa 10 Đà Lạt. Quân đội dự trù sĩ quan Đà Lạt hiện dịch chọn đời binh nghiệp. Phe trừ bị học tại Thủ Đức hay Đà Lạt nhập ngũ chinh chiến sau vài năm sẽ giải ngũ. Nhưng chiến tranh triền miên nên trừ bị về sau cũng trở thành binh nghiệp suốt đời. Anh Ngô Văn Lợi quê miền Bắc nên học Đà Lạt với chúng tôi và khi ra trường tốt nghiệp thủ khoa. Thời đó, tuổi trung bình của cả khóa là 19, riêng anh Lợi trưởng thành với tuổi 24, đã tốt nghiệp đi làm công chức, vóc dáng lại cao lớn, tính nết hiền lành nên khi được chọn thủ khoa anh em không ai phê phán. Tháng 10 năm 1954 thủ khoa Ngô Văn Lợi cầm cung tên bắn 4 phương trời trong lễ mãn khóa ngay tại sân trường Đà Lạt. Tháng 6 năm nay 2017 đại tá Ngô Văn Lội qua đời trong lặng lẽ tại nursing home quận Cam. Hưởng thọ 90 tuổi. Khi còn trong trường, Ngô văn Lợi thuộc trung đội 23 đại đội 6. Hai tháng trước chúng tôi được tin anh Nguyễn Hữu Lãng cho biết Triệu Ngọc Trân, cũng thuộc trung đội 23 đã ra đi. Kẻ trước người sau, chúng tôi lần lượt ra đi. Không có điều chi phải thắc mắc. Thi sĩ Hà Thượng Nhân cũng ra đi nhưng để lại câu thơ rất hào hùng viết ngay trong tù cộng sản. Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. Được tin Ngô văn Lợi ra đi, anh em đồng khóa còn ở lại đều tự hỏi lòng. Các cụ có sợ chết không. Giao Chỉ đã viết trong bài thơ họp khóa 50 năm thời kỳ 2004 tại quận Cam. Sợ thì ông đếch sợ nhưng buồn thật là buồn. Chúng tôi là Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. Được tin anh Lợi ra đi, tôi tìm vào khung trời trên mạng. Tìm thấy nhiều hình ảnh anh em ta đông đảo. Hình đại tá Lợi thời kỳ tỉnh trưởng Quảng Ngãi đón ông Thiệu sau khi đình chiến 73.
Nón sắt lon đen, uy nghi vững vàng bên cạnh ông tư lệnh Ngô Quang Trưởng khóa tư chính Thủ Đức và ông tổng thống khóa 1 Huế.Bây giờ cả 3 ông đều trở thành người thiên cổ. Lấy thêm hình ảnh em họp khóa kỷ niệm 50 năm vào tháng 3-2004 tại quận Cam. Lần lượt 8 trung đội của Cương Quyết Đà Lạt 54 lên trình diện. Ngô văn Lợi đại diện cho trung đội 23.Quân số vẫn còn được một phần ba. Nhưng ngày đó vẫn còn đủ tiếng cười. Sau 20 năm chính chiến rồi tiếp theo hơn 10 năm lưu vong tù đầy, vượt biên đi ghe, HO đi tàu bay, kẻ đoàn tụ một nhà, người thì gia đình tan tác. Nhưng vẫn còn được nụ cười. Sau kỳ hợp khóa 50 năm, ngày nay đếm lại quân số, dù chẳng còn chiến tranh, thời gian đã thổi anh em ta bay rào rạt như lá vàng rơi khi gió mùa đông quét sạch cả chân trời.
Đêm rất khuya. tôi vẫn còn lần mò trên mạng chợt thấy bài phóng sự rất xưa cũ của cô Kiều Mỹ Duyên viết về chuyện ông tỉnh trưởng Ngô văn Lợi đón tổng thống ra thăm địa phương quân chiến thắng trận cuối cùng dành dân lấn đất trước khi ngừng chiến. Nàng Kiều Mỹ Duyên hiện có văn phòng ở quận Cam, nhưng đại tá Lợi của chiến trường xưa đã ra đi. Tìm thêm hình ảnh trên sân khấu 50 năm họp khóa ngậm ngùi, thấy lòng thương thân quay quắt. Anh Lê Xuân Định bỏ cuộc từ đầu. Bạn Trần Văn Tom, Hoàng Thọ, Trần Gia Hội ra đi từ San Diego. Ông Cò Tùy DC không còn nữa. Anh chị Thiều cũng bỏ cuộc chơi. Quận trưởng Ng bá Hựu và Phùng Hữu Nữu, Thầy bói Ng Khắc Điều, rồi đến anh A anh B anh C...Tuổi già như như con tầu đắm. Thân xác theo nhau chìm xuống đại dương, hồn thiêng bay bổng về trời. Không thể nào mà tổ chức họp khóa ghi dấu sáu bảy chục năm. Cũng không riêng phe hải ngoại tan hàng chung sự. Ngay chiến hữu còn lại trong nước cũng lần lượt ra đi. Mùa Xuân năm trước, hội nhà ta may mắn có con anh Đoàn ngoc Khiết và con anh Vũ Thượng Đôn bay về Sài Gòn đại diện chúng tôi đưa quà Xuân đến tận nhà các bác và ghé lại tang gia chiến hữu. Cháu Liêm Đoàn sau khi thăm hỏi đã từ biệt chào tay các bác theo quân kỷ làm các chiến binh già Sài Gòn vô cùng xúc động.
Anh em đồng khóa trong thời binh lửa là nhưng mối tình chiến binh không lựa chọn mà đến với nhau. Sau 21 năm chinh chiến rồi đến hơn 10 năm tù đầy lưu vong, còn may mắn họp đàn ở ngoại quốc quả thực là hạnh phúc tuyệt vời.
Nhưng rồi những ngày vui qua mau.
Con cái đã lập gia đình và thế hệ nối tiếp đã bắt đầu trưởng thành. Ông bà là cựu chiến binh đã làm xong nhiệm vụ với gia đình và đất nước dù rằng không trọn vẹn. Trước sau cũng lần lượt ra đi. Đi sớm còn có dịp đưa tiễn nhau. Hoàng hôn của cuộc đời buông xuống, khó mà đến với nhau khi còi tàu cất lên trên sân ga vĩnh biệt. Bạn Triệu ngọc Trận ra đi ở Oklahoma và anh Ngô văn Lợi ra đi ở Orange County. Anh em tôi ở San Jose không thể đến tiễn đưa. Cả hai bạn đều thuộc trung đội 23, đại đội 6. Xin cứ tự nhiên thong thả lên đường. Phía bên kia thế giới ông thiếu úy Thanh ngày xưa là thầy trung đội trưởng và các bạn 23 đang xếp hàng chào đón. Quân số bên đó còn đông hơn bên này. Chẳng có điều gì quản ngại. Đã đến lúc nói lời cầu nguyện chỉ là sáo ngữ. Xin anh em thuợng lộ bình an. Thế gian này rồi đây chỉ còn lại đau thương cô đơn cho những bạn họp khóa một mình. Rồi khi ra đi cuối cùng, trên sân ga tử biệt chẳng còn ai...
Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. Sợ thì ông đếch sợ, nhưng buồn thật là buồn...
Để tiễn đưa hai bạn trung đội 23 ra đi đầu năm nay, tôi xin điểm danh tử sĩ cho toàn khóa một lần. Chỉ riêng tại hải ngoại trong40 năm qua chúng ta đã từ biệt các bạn vàng như sau.Trung đội 17 của thiếu úy Mai Quỳ. Nguyễn Kiếm Diệm(CA) Ng. văn Hạc (VA) Hoàng Công Chức (WA) Ng Khắc Điều (CA) Đinh Trọng Ất (SJ) Trung đội 18 của thiếu úy Thành. Ngô Quang Thiều, Phan Vĩnh Phúc, Trần Hữu Tác, Trần văn Tom. Ng. bá Hựu. Tất cả đều ở CA. Trung đội 18 của thiếu úy Đồng văn Chân. Đoàn Ngọc Khiết,(CA) Trần Uông, (WA) Ng. Thế Nhàn(IN) Ng Đức Tuấn (CA) Trung đội 20 của thiếu úy Lê Xuân Diệu. Đỗ Hữu bài, Bùi Huy Bổng, Vũ Đăng Quý, Phùng văn Xuân, Phùng hữu Nữu, Ng Thượng Khiêm. Trung đội 21 của thiếu úy Bùi Thế Xương, hiện còn ở bên Pháp và vẫn liên lạc với anh em. Trần Gia Hội, Trương Quang Siêu, Nguyễn Thế Thứ, Nguyễn Kim Tứ.
Trung đội 22 của thiếu úy Đặng Văn Tiếp (Chết trong tù cộng sản) Lê Tất Tiến, Trần văn Thu. Trung đội 23 của thiếu úy Thanh. Nguyễn Trí Huệ, Phan Ngọc Minh, Vũ huy Ninh, Cao văn Khanh, Lê Xuân Định, Nguyễn Quý Đồng, Triệu Ngọc Trân, Ngô Văn Lợi. Trung đội 24 của thiếu úy Lưu vẫn Mười. Trần văn Tước (SJ) Nguyễn Hữu Tùy (VA) Hoàng Thọ, Vũ văn An, Vũ Đức Hào. Ng Văn Cư, Ng Hữu Tùy. Ghi Chú. Phần lớn ra đi tại CA. Bản liệt kê còn nhiều thiếu xót. Khi nào có tin sẽ bổ túc sau.