Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Thư cho bạn đầu năm - Việt Nhân

(HNPĐ) Cái lệ ngày đầu năm gọi nhau thăm hỏi bạn vẫn giữ, năm ngoái lúc bạn gọi, vui miệng mà tôi nói sao gọi sớm vậy bên đây vẫn còn là năm cũ chưa giao thừa



(HNPĐ)
Cái lệ ngày đầu năm gọi nhau thăm hỏi bạn vẫn giữ, năm ngoái lúc bạn gọi, vui miệng mà tôi nói sao gọi sớm vậy bên đây vẫn còn là năm cũ chưa giao thừa… Để nghe bạn đáp có hề gì, gọi là chỉ để nghe tiếng nhau, cho nhau biết rằng vẫn còn đây, cái tuổi đã quá bảy mươi là cái tuổi được tính từng ngày, năm sau biết có còn gọi được cho nhau… Câu của bạn làm tôi muốn khóc!

Bảy mươi thời buổi này thì đâu có là quá già, nhưng những thằng mình, những thằng lính cũ đã phí sức quá nhiều trong chiến tranh và tù đầy, trừ những đứa đã bỏ anh em mà đi ngoài mặt trận lúc tuổi xuân còn tràn đầy, thì những đứa còn lại đang sống mòn như mình đây, nay nhẩm đếm còn lại được mấy.

Chúng mình, đôi bạn thân từ thuở mới ngày đầu trung học, không biết tánh nhau thì còn ai, nay bạn trở tánh, hay tôi không còn khéo nên những câu nói chỉ làm bạn bực, lần này vì cái giọng khàn đục và run nhiều của bạn mà tôi nói bạn nên bỏ đi cái thuốc lá, lại thêm một câu đáp buồn, là đời chỉ còn bấy nhiêu sao lại bỏ?

Nghe mà thương bạn và thương cho lẫn tôi, hơn bốn mươi năm qua, trong cái xéo xắt, chà đạp của đứa tiểu nhân thắng cuộc, tôi hiểu cái chịu đựng của bạn, mà ngay chính bản thân của tôi cũng đã từng, nên không buồn bạn đâu. Sống tha hương nhưng hình ảnh quê nhà, từng góc phố con đường, từng khuôn mặt bạn bè còn lại, những thằng phế binh đang sống mà như chết dở, vẫn đeo lấy tôi, vẫn in đậm trong trí.

Và tôi cũng hiểu, những câu thăm hỏi của tôi mà bạn đáp lại bằng sự im lặng, bạn không muốn tôi nặng lòng, không giúp được gì thì biết chi cho thêm ray rứt, đừng nghĩ vậy bạn ạ, làm đau cho cả hai, cứ nói cho nhau nghe để vơi đi những gì chất chứa.

Trong bọn mình, bạn gắn liền đời mình cùng với đất Đà Lạt hơn đứa nào hết, vỏn vẹn năm năm khoác áo lính, năm bảy hai bạn đã là một phế binh, để rồi giã biệt đồng đội từ Đức Phong (Dak Pek) bạn về lại Đà Lạt, vùng đất sương mờ quanh năm để dung thân. Đà Lạt bây giờ, những đứa một thời bên nhau nay đâu còn ai, tôi thì xa cách cả một đại dương!

Bạn nói Đà Lạt mấy hôm rồi trời lạnh, mây thấp và mưa, bạn theo lối cũ hai đứa khi xưa vẫn từ nhà qua đồi Tùng Nguyên xuống phố, con đường chúng mình vẫn đi hàng ngày, nay nó chìm trong mưa, bạn đọc câu thơ của Trần Dần: “Bước đi, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…” Ý bạn muốn tôi hình dung ra được Đà lạt hôm nay của bạn, còn tôi thì đâu đó chỉ thấy bạn mình với cái nạng gổ thấp cao bên triền dốc.

Cái tôi tiếc lại là điều tốt, đã chưa một lần về lại Đà Lạt từ sau tháng tư đen! Những gì trong ký ức tôi, là một Đà Lạt ngày cũ thật đẹp, của cái thời cả hai là nhóc con sinh hoạt hướng đạo cũng trên cái đồi Tùng Nguyên ấy, đến ngày vừa lớn biết rủ nhau ngồi tụm bên ly café, nhìn núi đồi xa xa đầm trong sương sớm. Từ sau đó đời lính rồi thân tù, tôi vẫn chưa một lần về… chỉ có bạn tìm về Saigon ngày tôi ra trại, và cả ngày tôi đi bạn cũng không quên về để tiễn!

Bạn nói tất cả đều là dĩ vảng, cả chuyện thắng thua cũng đã qua rồi, trước mắt là cơm áo hằng ngày, vả lại cũng đã quen trong bốn mươi năm qua, với sự thù hằn của chế độ luôn đè nặng lên tấm thân tàn phế. Thời gian cứ trôi trong cái cam chịu, ngày lại ngày ở tuổi bảy mươi lê la đường phố bươn chải kiếm sống, nỗi vui bây giờ tính bằng những tấm vé số bán được nhiều hay ít!

Thân bị gọi là Ngụy, là kẻ thua trận dù có nói ngàn lời nay nào có ai nghe, không chút vinh quang mà chỉ là nhục nhằn! Năm năm trước khi bản nhạc “Chiều qua phà Hậu Giang” của Trần Trịnh và Nhật Ngân, nói lên thực tế đắng lòng về thân phận những người trai một thời hy sinh vì chính nghĩa… Và đã có người gay gắt, xin đừng đem hình ảnh trong bước đường cùng của những anh em phế binh VNCH ra khơi gợi oán than:

Hò… ơi… nào ai biết chăng
Những kẻ ngày xưa đã âm thầm

Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường… giờ còn lại chi đây?

Được nghe tiếng hát cô ca sĩ Phi Nhung đầy cảm xúc kết thúc bài hát với câu hỏi đó… Cái đau từ năm tháng xưa trong tôi lại trở về, để lại càng thấy thương bạn nhiều hơn, trong bọn mình, bạn vẫn là đứa được cho là tự ái ngút ngàn, nay trong hoàn cảnh này, bạn đã phải gánh thêm biết bao sự tổn thương!

Đừng buồn bạn ạ! Thân có tàn phế thì đi hát dạo, bán vé số, hoặc giả bệnh hoạn không nơi nương tựa thì đi xin ăn, đó là thường tình kiếm sống của con người lương thiện, xin hãy nhìn đám chóp bu xã nghĩa xem, lũ chúng lành lặn, thân xác quá béo tốt là khác, nhưng chúng què chột lương tâm, chúng trộm cắp đục khoét, và cả bán nước cho giặc để vinh thân phì gia.

Đã bốn mươi năm hơn, và nay lũ cướp Ba Đình đội danh cách mạng đã lộ rõ là bọn cộng phỉ, thì người dân đã thấy được đâu là chính nghĩa để trân quý sự hy sinh của bạn, hơn nhau là ở tư cách đâu phải mang tiếng kẻ thua là nhục, vả lại lịch sử luôn công bằng, công đạo rồi phải trả lại cho lẽ phải.

Đêm giao thừa đất xứ người không một tiếng pháo, chuyện cùng bạn xong nằm trong bóng đêm, một mình mà tôi mơ có ngày về lại vùng núi đồi xưa tìm bạn… Mong lắm ngày về hai đứa lại xuôi con dốc, xuống phố ngồi bên ly café Tùng nhắc cho nhau nghe những chuyện buồn vui ngày tháng xưa!

Bao năm qua từ ngày thân bước tha phương, đám bạn lính cũ tin quê nhà đưa sang, chúng đi đã hầu hết, còn mỗi bạn… Nhớ nghe bạn, chờ tôi về để chúng mình lại đi Saigon, lên nghĩa trang Quân Đội, để đốt cho Phong Dù, Hiệp Cọp mỗi đứa một điếu thuốc.

VIỆT NHÂN (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thư cho bạn đầu năm - Việt Nhân

(HNPĐ) Cái lệ ngày đầu năm gọi nhau thăm hỏi bạn vẫn giữ, năm ngoái lúc bạn gọi, vui miệng mà tôi nói sao gọi sớm vậy bên đây vẫn còn là năm cũ chưa giao thừa



(HNPĐ)
Cái lệ ngày đầu năm gọi nhau thăm hỏi bạn vẫn giữ, năm ngoái lúc bạn gọi, vui miệng mà tôi nói sao gọi sớm vậy bên đây vẫn còn là năm cũ chưa giao thừa… Để nghe bạn đáp có hề gì, gọi là chỉ để nghe tiếng nhau, cho nhau biết rằng vẫn còn đây, cái tuổi đã quá bảy mươi là cái tuổi được tính từng ngày, năm sau biết có còn gọi được cho nhau… Câu của bạn làm tôi muốn khóc!

Bảy mươi thời buổi này thì đâu có là quá già, nhưng những thằng mình, những thằng lính cũ đã phí sức quá nhiều trong chiến tranh và tù đầy, trừ những đứa đã bỏ anh em mà đi ngoài mặt trận lúc tuổi xuân còn tràn đầy, thì những đứa còn lại đang sống mòn như mình đây, nay nhẩm đếm còn lại được mấy.

Chúng mình, đôi bạn thân từ thuở mới ngày đầu trung học, không biết tánh nhau thì còn ai, nay bạn trở tánh, hay tôi không còn khéo nên những câu nói chỉ làm bạn bực, lần này vì cái giọng khàn đục và run nhiều của bạn mà tôi nói bạn nên bỏ đi cái thuốc lá, lại thêm một câu đáp buồn, là đời chỉ còn bấy nhiêu sao lại bỏ?

Nghe mà thương bạn và thương cho lẫn tôi, hơn bốn mươi năm qua, trong cái xéo xắt, chà đạp của đứa tiểu nhân thắng cuộc, tôi hiểu cái chịu đựng của bạn, mà ngay chính bản thân của tôi cũng đã từng, nên không buồn bạn đâu. Sống tha hương nhưng hình ảnh quê nhà, từng góc phố con đường, từng khuôn mặt bạn bè còn lại, những thằng phế binh đang sống mà như chết dở, vẫn đeo lấy tôi, vẫn in đậm trong trí.

Và tôi cũng hiểu, những câu thăm hỏi của tôi mà bạn đáp lại bằng sự im lặng, bạn không muốn tôi nặng lòng, không giúp được gì thì biết chi cho thêm ray rứt, đừng nghĩ vậy bạn ạ, làm đau cho cả hai, cứ nói cho nhau nghe để vơi đi những gì chất chứa.

Trong bọn mình, bạn gắn liền đời mình cùng với đất Đà Lạt hơn đứa nào hết, vỏn vẹn năm năm khoác áo lính, năm bảy hai bạn đã là một phế binh, để rồi giã biệt đồng đội từ Đức Phong (Dak Pek) bạn về lại Đà Lạt, vùng đất sương mờ quanh năm để dung thân. Đà Lạt bây giờ, những đứa một thời bên nhau nay đâu còn ai, tôi thì xa cách cả một đại dương!

Bạn nói Đà Lạt mấy hôm rồi trời lạnh, mây thấp và mưa, bạn theo lối cũ hai đứa khi xưa vẫn từ nhà qua đồi Tùng Nguyên xuống phố, con đường chúng mình vẫn đi hàng ngày, nay nó chìm trong mưa, bạn đọc câu thơ của Trần Dần: “Bước đi, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…” Ý bạn muốn tôi hình dung ra được Đà lạt hôm nay của bạn, còn tôi thì đâu đó chỉ thấy bạn mình với cái nạng gổ thấp cao bên triền dốc.

Cái tôi tiếc lại là điều tốt, đã chưa một lần về lại Đà Lạt từ sau tháng tư đen! Những gì trong ký ức tôi, là một Đà Lạt ngày cũ thật đẹp, của cái thời cả hai là nhóc con sinh hoạt hướng đạo cũng trên cái đồi Tùng Nguyên ấy, đến ngày vừa lớn biết rủ nhau ngồi tụm bên ly café, nhìn núi đồi xa xa đầm trong sương sớm. Từ sau đó đời lính rồi thân tù, tôi vẫn chưa một lần về… chỉ có bạn tìm về Saigon ngày tôi ra trại, và cả ngày tôi đi bạn cũng không quên về để tiễn!

Bạn nói tất cả đều là dĩ vảng, cả chuyện thắng thua cũng đã qua rồi, trước mắt là cơm áo hằng ngày, vả lại cũng đã quen trong bốn mươi năm qua, với sự thù hằn của chế độ luôn đè nặng lên tấm thân tàn phế. Thời gian cứ trôi trong cái cam chịu, ngày lại ngày ở tuổi bảy mươi lê la đường phố bươn chải kiếm sống, nỗi vui bây giờ tính bằng những tấm vé số bán được nhiều hay ít!

Thân bị gọi là Ngụy, là kẻ thua trận dù có nói ngàn lời nay nào có ai nghe, không chút vinh quang mà chỉ là nhục nhằn! Năm năm trước khi bản nhạc “Chiều qua phà Hậu Giang” của Trần Trịnh và Nhật Ngân, nói lên thực tế đắng lòng về thân phận những người trai một thời hy sinh vì chính nghĩa… Và đã có người gay gắt, xin đừng đem hình ảnh trong bước đường cùng của những anh em phế binh VNCH ra khơi gợi oán than:

Hò… ơi… nào ai biết chăng
Những kẻ ngày xưa đã âm thầm

Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường… giờ còn lại chi đây?

Được nghe tiếng hát cô ca sĩ Phi Nhung đầy cảm xúc kết thúc bài hát với câu hỏi đó… Cái đau từ năm tháng xưa trong tôi lại trở về, để lại càng thấy thương bạn nhiều hơn, trong bọn mình, bạn vẫn là đứa được cho là tự ái ngút ngàn, nay trong hoàn cảnh này, bạn đã phải gánh thêm biết bao sự tổn thương!

Đừng buồn bạn ạ! Thân có tàn phế thì đi hát dạo, bán vé số, hoặc giả bệnh hoạn không nơi nương tựa thì đi xin ăn, đó là thường tình kiếm sống của con người lương thiện, xin hãy nhìn đám chóp bu xã nghĩa xem, lũ chúng lành lặn, thân xác quá béo tốt là khác, nhưng chúng què chột lương tâm, chúng trộm cắp đục khoét, và cả bán nước cho giặc để vinh thân phì gia.

Đã bốn mươi năm hơn, và nay lũ cướp Ba Đình đội danh cách mạng đã lộ rõ là bọn cộng phỉ, thì người dân đã thấy được đâu là chính nghĩa để trân quý sự hy sinh của bạn, hơn nhau là ở tư cách đâu phải mang tiếng kẻ thua là nhục, vả lại lịch sử luôn công bằng, công đạo rồi phải trả lại cho lẽ phải.

Đêm giao thừa đất xứ người không một tiếng pháo, chuyện cùng bạn xong nằm trong bóng đêm, một mình mà tôi mơ có ngày về lại vùng núi đồi xưa tìm bạn… Mong lắm ngày về hai đứa lại xuôi con dốc, xuống phố ngồi bên ly café Tùng nhắc cho nhau nghe những chuyện buồn vui ngày tháng xưa!

Bao năm qua từ ngày thân bước tha phương, đám bạn lính cũ tin quê nhà đưa sang, chúng đi đã hầu hết, còn mỗi bạn… Nhớ nghe bạn, chờ tôi về để chúng mình lại đi Saigon, lên nghĩa trang Quân Đội, để đốt cho Phong Dù, Hiệp Cọp mỗi đứa một điếu thuốc.

VIỆT NHÂN (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm