Cõi Người Ta
Thư con gái Sài Gòn gửi người cha đã khuất
Thư con gái Sài Gòn gửi người cha đã khuất
Sài Gòn, 30/10/2011
Thế là Ba đã ra đi được 10 ngày. Cảm giác “ăn cơm với cá” khi mồ côi cha là như thế này đây sao? Bây giờ con mới nhận thấy cảm xúc của một người khi cha họ không còn nữa.
Lúc chú Nguyên mất, Diễm ôm lấy con òa khóc “em mồ côi cha rồi chị ơi”. Khi hỏi thăm Bảo Ngọc về sự ra đi của ba nó lúc chúng con gặp lại nhau bên Mỹ, nó chỉ lắc đầu bảo “thôi tụi mình đừng nói về chuyện đó nữa”. Còn Phi Thủy, trong một email dài cám ơn bạn bè đã chia buồn khi ba nó mất, đã kể rằng, mình đã hối hận như thế nào khi thường gửi con cái đến cho bố mẹ trông giúp, mà quên rằng ông bà cần phải đi chơi cho vui vẻ lúc tuổi già, v.v.
Tâm trạng của tất cả những đứa con gái mất cha này dường như đều hàm chứa sự nuối tiếc về điều gì đó chưa trọn vẹn với người đã khuất.
Con tự vấn lòng mình: liệu có điều gì chưa được trọn vẹn nơi con khi Ba ra đi?
Từ năm 1972, gia đình mình may mắn được sống quây quần gần những người làng đã di cư từ Bắc vào Nam từ những năm 1954. Những mẩu chuyện mọi người trao đổi với nhau trong những lúc gặp mặt, cho con hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình.
Ba là con một của một ông bà Hương hiếm muộn ở Xứ Đạo Kẻ Nấp, Nam Định lấy Má là con gái của một Hương sư cùng làng. Thời buổi loạn lạc, Tây vây làng dân cũng chạy mà Việt Minh đến cũng chẳng dám ở.
Thời khắc định mệnh đến, hầu như nhà nào trong làng cũng bỏ chạy vào Nam, chỉ cho một vài người ở lại giữ hương hỏa. Ba Má đưa người con gái đầu lòng vào Nam, không hề ngờ rằng lần ra đi ấy có thể là vĩnh viễn không có cơ hội quay về.
Ba theo đường
Thế nhưng ký ức tuổi thơ lâu nhất còn sót lại trong con về Ba là những mùa hè tại Long Giao, nơi gia đình đi kinh tế mới sau hòa bình.
Những đứa nhỏ như con được ở lại Sài gòn đi học, chỉ tới mùa hè mới xuống Long Giao phụ Ba và các anh chị. Đó là những buổi sáng còn ướt sương, gùi theo mấy lon guigo cơm, đứa con gái út là con lẽo đẽo theo Ba và các anh chị lên đồi phụ làm rẫy. Đầu óc non nớt, con chẳng cảm thấy được tâm trạng u uẩn thất trận của người chỉ chuyên cầm bút vẽ nay chuyển sang cầm cuốc chỉ vì thời cuộc đổi thay.
Tuy vậy, con vẫn nhận ra chút ngậm ngùi trong những câu chuyện giữa ba và chú Tuân, người phi công trốn tù, sống cùng với mẹ già và 4 đứa con trai nhỏ ở rẫy bên cạnh.
Đất đai như chưa quen với con người, mùa màng thất bát liên miên, trồng hoa màu nhưng mọi người vẫn phải ngóng Má tiếp tế gạo từ Sài gòn lên. Hôm nào Má bọc gạo quanh người, may mắn không bị bắt thì bữa cơm độn còn nhìn thấy bóng hạt gạo, còn không thì nồi “cơm” chỉ toàn thấy bắp, khoai và chuối. Đến bây giờ con vẫn còn cảm thấy ghét cái vị vô duyên của cơm độn chuối.
Buổi giao thời hỗn quân hỗn quan, mạng con người thật nhỏ bé mong manh. Con dao lớn dùng chặt tre treo trên một chiếc xe tải rơi xuống đầu chị Oanh khi người tài xế tránh mấy chú bộ đội mới từ rừng ra, chưa biết luật lệ, đi tràn cả ra mặt đường. Khi mất, Chị chỉ mới 14 tuổi.
Vùng đất đau thương như chẳng còn gì để níu chân người, vài năm sau Ba cũng gói ghém đưa Bà nội về lại Sài gòn. Từ đó, hình ảnh của Ba gắn liền với chiếc xích lô mướn, mặt bạc đi vì nắng gió.
Phải mất một thời gian dài, Ba mới mua được chiếc xe xích lô ấy. Nhà mình phải nới cửa ra để ban đêm mang xe vào nhà cho an toàn. Khi kê khai lý lịch đi học, con đã rất ngần ngại nhưng rồi cũng đặt bút khai ở phần “Cha” rằng “đi lính ngụy trước 75” rồi “làm rẫy và đạp xích lô sau 75”.
Cuộc đời một người Cha được mô tả vỏn vẹn như thế trong sổ liên lạc của đứa con. Cái mốc của cuộc đời một con người là năm 1975, thời khắc có thể làm thay đổi cả một phận người!
Anh Giang và bà Nội mất, Ba vẫn còn gắn với chiếc xe ấy. Nó chỉ được bán đi, sau khi Ba bị tai nạn nặng lúc đi đám cưới bên xóm Mới. Không còn đạp xích lô, con cảm nhận được Ba rất muốn giúp đỡ mọi người trong những việc có thể kiếm ra tiền như để bù đắp lại.
Ba đã cố khắc chiếc khuôn bánh dẻo bằng gỗ, khi nhà mình làm bánh trung thu đẻ bán; thiết kế những mẫu áo cho con ngồi thêu cho dù con nhăn nhó rằng những mẫu này vẽ thì đẹp nhưng không dễ áp dụng vào các mũi thêu.
Con cũng cằn nhằn lúc Ba làm ố những chiếc áo của khách khi cố giúp con đục lỗ những tấm lưới thêu trên áo bằng mũi hàn; rồi con than phiền “nghệ thuật của Ba là vị nghệ thuật chứ không vì nhân sinh”.
Tới khi con ra ngoài đi làm việc văn phòng, Ba là người dắt chiếc xe Chaly cho con mỗi sáng chiều. Ba miệt mài gò lưng mài dao cho các bếp ăn, rồi cặm cụi với các bức tranh và bảng chữ cho các trường Mẫu giáo để kiếm thêm vài đồng. Những cố gắng này chỉ chấm dứt khi Ba phát bệnh từ cuối năm 1999.
12 năm trời, căn bệnh cứ từng chút một tàn phá cho tới khi Ba ra đi. Ba thường khoe với mọi người rằng mình mắc căn bệnh Parkinson mà những người nổi tiếng như Đức Giáo hoàng John Paul II, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, v.v.
Lòng vẫn tự dặn rằng phải rất kiên nhẫn với người bệnh, nhưng con vẫn không tránh khỏi những lúc cáu gắt vì phải lau dọn những khi Ba xé tả vì quá bức bối. Sự mỏi mệt khi chăm sóc Ba làm con đôi khi vô tình quên bẵng rằng bản thân người bệnh chẳng hề muốn nằm đó bất lực, phụ thuộc vào người khác cho dù đó là vợ con mình.
Trong tháng cuối cùng, Ba chỉ lay lắt tồn tại nhờ vào oxy và những chai đạm, sữa và đường truyền vào người. Đã có những lúc con chỉ muốn ngưng những nguồn sống cuối cùng này lại để Ba không phải chịu đau đớn từ những vết thương lở loét do nằm một chỗ quá lâu.
Cảm giác tội lỗi vẫn luôn dai dẳng trong con vì đã từng cầu nguyện cho Ba sớm ra đi để thân xác Ba khỏi chịu đau đớn.
Vẫn biết ra đi là một sự giải thoát cho Ba, nhưng sao con thấy mất mát lớn quá. Khi chiếc quan tài rớt xuống để vào lò thiêu, con sụp xuống vì như có ai đó thụi cho một cú chí mạng vào bụng.
Đau lắm, nhưng con vẫn thấy mình còn may mắn hơn chị Duyên và Thi, người chị và đứa em trai đã không được ở bên Ba trong giờ phút tiễn biệt. Để lại Ba nơi ấy cho họ “làm việc”, lòng con đau như cắt.
Với việc “đi biển” này thì dù là đàn ông hay đàn bà, đã mang kiếp con người thì ai cũng phải “mồ côi một mình” trong lúc này.
Chiều hôm ấy, Ba về lại nhà trong chiếc hũ đá trắng, con cố gắng hết sức để có thể nhìn vào chiếc hũ vô tri nơi chứa đựng những gì còn sót lại của một con người.
“Ra đi là để trở về” và “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, con nhìn thấy những câu này trên màn tang và những tấm trướng treo trong nhà. Ngày mai, gia đình sẽ đưa Ba ra Nhà Thờ làm lễ và gửi Ba lại đó, nơi ấy Ba sẽ gặp lại Ông Bà nội, chị Oanh và anh Giang cùng những người hàng xóm và bà con đã “định cư” từ trước.
Con tự hỏi nơi ấy, mọi người sẽ chào hỏi nhau thế nào? Có thể nào sẽ là “Ủa, sao tới sớm vậy?” hay “Sao hoài, giờ mới tới, làm đợi muốn chết” hoặc “Đi đường có vất vả lắm không?”
Nhưng có một điều con có thể chắc chắn là Ba sẽ bình yên nơi ấy, không phải vương tục lụy của những sân, si, hỉ, nộ, ái, ố như ở nơi này. Rồi hàng tuần, cả nhà sẽ ghé thăm Ba sau khi tan lễ Chủ nhật. Ba sẽ vui như chẳng hề đi đâu xa.
Điều an ủi lớn nhất là hậu sự của Ba diễn ra suông sẻ từ khi Ba nằm xuống cho tới giờ phút này. Có rất nhiều vòng hoa thật đẹp được gửi đến như thể mọi người biết rằng con người nghệ sỹ trong Ba rất thích những gì đẹp đẻ, xinh tươi.
Quý giá nhất là tấm lòng của những người đến viếng thăm đưa tiễn. Những người sui gia đều đến viếng dù ở xa, Ông bà Phượng và cả gia đình đều tới dù các cụ tuổi đã cao và huyết áp không ổn định.
Cậu Vệ bỏ luôn đám cưới của cháu ngoại, lặn lội từ Đà lạt về tiễn Ba, cả gia đình Cậu Đôn, Dì Hiền và bác Dong luôn túc trực từ lúc Ba nằm xuống cho đến lúc Ba quay về nhà trong chiếc hộp đá trắng.
Có rất nhiều người đã tới viếng với những câu chuyện về những điều Ba đã làm cho họ mà con chưa từng nghe. Bây giờ thì con đã biết mình sai khi hay trách Ba chỉ lo việc bao đồng. Trong khi với Ba, đó chỉ đơn giản là việc phải làm.
Trên thực tế thì những người con cái như con đây lại chính là người được hưởng phúc từ những việc “bao đồng” như thế. Con không biết đã có bao nhiêu người cười khi Ba sinh ra, nhưng con được chứng kiến rất nhiều người khóc khi Ba ra đi.
Lời cầu xin cuối cùng của con là xin Ba luôn phù hộ gia đình và giúp cho anh em chúng con luôn yêu thương hòa thuận.
Xin Chúa thương xót và sớm đưa Ba về hưởng phước Thiên đàng.
Con gái út Uyển Vi.
Tác giả: Saigonese Uyển Vi
Bài của bạn đọc Saigonese – Uyển Vi
HM Blog trân trọng giới thiệu bài viết của bạn đọc
Cảm ơn tác giả rất nhiều. Thay mặt cho cộng đồng Hiệu Minh Blog, xin gửi đến gia đình Uyên Vi những lời chia sẻ và mong gia đình luôn hạnh phúc và bình an.
http://hieuminh.org/2013/04/27/thu-con-gai-sai-gon-gui-nguoi-cha-da-khuat/
Bàn ra tán vào (0)
Thư con gái Sài Gòn gửi người cha đã khuất
Thư con gái Sài Gòn gửi người cha đã khuất
Sài Gòn, 30/10/2011
Thế là Ba đã ra đi được 10 ngày. Cảm giác “ăn cơm với cá” khi mồ côi cha là như thế này đây sao? Bây giờ con mới nhận thấy cảm xúc của một người khi cha họ không còn nữa.
Lúc chú Nguyên mất, Diễm ôm lấy con òa khóc “em mồ côi cha rồi chị ơi”. Khi hỏi thăm Bảo Ngọc về sự ra đi của ba nó lúc chúng con gặp lại nhau bên Mỹ, nó chỉ lắc đầu bảo “thôi tụi mình đừng nói về chuyện đó nữa”. Còn Phi Thủy, trong một email dài cám ơn bạn bè đã chia buồn khi ba nó mất, đã kể rằng, mình đã hối hận như thế nào khi thường gửi con cái đến cho bố mẹ trông giúp, mà quên rằng ông bà cần phải đi chơi cho vui vẻ lúc tuổi già, v.v.
Tâm trạng của tất cả những đứa con gái mất cha này dường như đều hàm chứa sự nuối tiếc về điều gì đó chưa trọn vẹn với người đã khuất.
Con tự vấn lòng mình: liệu có điều gì chưa được trọn vẹn nơi con khi Ba ra đi?
Từ năm 1972, gia đình mình may mắn được sống quây quần gần những người làng đã di cư từ Bắc vào Nam từ những năm 1954. Những mẩu chuyện mọi người trao đổi với nhau trong những lúc gặp mặt, cho con hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình.
Ba là con một của một ông bà Hương hiếm muộn ở Xứ Đạo Kẻ Nấp, Nam Định lấy Má là con gái của một Hương sư cùng làng. Thời buổi loạn lạc, Tây vây làng dân cũng chạy mà Việt Minh đến cũng chẳng dám ở.
Thời khắc định mệnh đến, hầu như nhà nào trong làng cũng bỏ chạy vào Nam, chỉ cho một vài người ở lại giữ hương hỏa. Ba Má đưa người con gái đầu lòng vào Nam, không hề ngờ rằng lần ra đi ấy có thể là vĩnh viễn không có cơ hội quay về.
Ba theo đường
Thế nhưng ký ức tuổi thơ lâu nhất còn sót lại trong con về Ba là những mùa hè tại Long Giao, nơi gia đình đi kinh tế mới sau hòa bình.
Những đứa nhỏ như con được ở lại Sài gòn đi học, chỉ tới mùa hè mới xuống Long Giao phụ Ba và các anh chị. Đó là những buổi sáng còn ướt sương, gùi theo mấy lon guigo cơm, đứa con gái út là con lẽo đẽo theo Ba và các anh chị lên đồi phụ làm rẫy. Đầu óc non nớt, con chẳng cảm thấy được tâm trạng u uẩn thất trận của người chỉ chuyên cầm bút vẽ nay chuyển sang cầm cuốc chỉ vì thời cuộc đổi thay.
Tuy vậy, con vẫn nhận ra chút ngậm ngùi trong những câu chuyện giữa ba và chú Tuân, người phi công trốn tù, sống cùng với mẹ già và 4 đứa con trai nhỏ ở rẫy bên cạnh.
Đất đai như chưa quen với con người, mùa màng thất bát liên miên, trồng hoa màu nhưng mọi người vẫn phải ngóng Má tiếp tế gạo từ Sài gòn lên. Hôm nào Má bọc gạo quanh người, may mắn không bị bắt thì bữa cơm độn còn nhìn thấy bóng hạt gạo, còn không thì nồi “cơm” chỉ toàn thấy bắp, khoai và chuối. Đến bây giờ con vẫn còn cảm thấy ghét cái vị vô duyên của cơm độn chuối.
Buổi giao thời hỗn quân hỗn quan, mạng con người thật nhỏ bé mong manh. Con dao lớn dùng chặt tre treo trên một chiếc xe tải rơi xuống đầu chị Oanh khi người tài xế tránh mấy chú bộ đội mới từ rừng ra, chưa biết luật lệ, đi tràn cả ra mặt đường. Khi mất, Chị chỉ mới 14 tuổi.
Vùng đất đau thương như chẳng còn gì để níu chân người, vài năm sau Ba cũng gói ghém đưa Bà nội về lại Sài gòn. Từ đó, hình ảnh của Ba gắn liền với chiếc xích lô mướn, mặt bạc đi vì nắng gió.
Phải mất một thời gian dài, Ba mới mua được chiếc xe xích lô ấy. Nhà mình phải nới cửa ra để ban đêm mang xe vào nhà cho an toàn. Khi kê khai lý lịch đi học, con đã rất ngần ngại nhưng rồi cũng đặt bút khai ở phần “Cha” rằng “đi lính ngụy trước 75” rồi “làm rẫy và đạp xích lô sau 75”.
Cuộc đời một người Cha được mô tả vỏn vẹn như thế trong sổ liên lạc của đứa con. Cái mốc của cuộc đời một con người là năm 1975, thời khắc có thể làm thay đổi cả một phận người!
Anh Giang và bà Nội mất, Ba vẫn còn gắn với chiếc xe ấy. Nó chỉ được bán đi, sau khi Ba bị tai nạn nặng lúc đi đám cưới bên xóm Mới. Không còn đạp xích lô, con cảm nhận được Ba rất muốn giúp đỡ mọi người trong những việc có thể kiếm ra tiền như để bù đắp lại.
Ba đã cố khắc chiếc khuôn bánh dẻo bằng gỗ, khi nhà mình làm bánh trung thu đẻ bán; thiết kế những mẫu áo cho con ngồi thêu cho dù con nhăn nhó rằng những mẫu này vẽ thì đẹp nhưng không dễ áp dụng vào các mũi thêu.
Con cũng cằn nhằn lúc Ba làm ố những chiếc áo của khách khi cố giúp con đục lỗ những tấm lưới thêu trên áo bằng mũi hàn; rồi con than phiền “nghệ thuật của Ba là vị nghệ thuật chứ không vì nhân sinh”.
Tới khi con ra ngoài đi làm việc văn phòng, Ba là người dắt chiếc xe Chaly cho con mỗi sáng chiều. Ba miệt mài gò lưng mài dao cho các bếp ăn, rồi cặm cụi với các bức tranh và bảng chữ cho các trường Mẫu giáo để kiếm thêm vài đồng. Những cố gắng này chỉ chấm dứt khi Ba phát bệnh từ cuối năm 1999.
12 năm trời, căn bệnh cứ từng chút một tàn phá cho tới khi Ba ra đi. Ba thường khoe với mọi người rằng mình mắc căn bệnh Parkinson mà những người nổi tiếng như Đức Giáo hoàng John Paul II, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, v.v.
Lòng vẫn tự dặn rằng phải rất kiên nhẫn với người bệnh, nhưng con vẫn không tránh khỏi những lúc cáu gắt vì phải lau dọn những khi Ba xé tả vì quá bức bối. Sự mỏi mệt khi chăm sóc Ba làm con đôi khi vô tình quên bẵng rằng bản thân người bệnh chẳng hề muốn nằm đó bất lực, phụ thuộc vào người khác cho dù đó là vợ con mình.
Trong tháng cuối cùng, Ba chỉ lay lắt tồn tại nhờ vào oxy và những chai đạm, sữa và đường truyền vào người. Đã có những lúc con chỉ muốn ngưng những nguồn sống cuối cùng này lại để Ba không phải chịu đau đớn từ những vết thương lở loét do nằm một chỗ quá lâu.
Cảm giác tội lỗi vẫn luôn dai dẳng trong con vì đã từng cầu nguyện cho Ba sớm ra đi để thân xác Ba khỏi chịu đau đớn.
Vẫn biết ra đi là một sự giải thoát cho Ba, nhưng sao con thấy mất mát lớn quá. Khi chiếc quan tài rớt xuống để vào lò thiêu, con sụp xuống vì như có ai đó thụi cho một cú chí mạng vào bụng.
Đau lắm, nhưng con vẫn thấy mình còn may mắn hơn chị Duyên và Thi, người chị và đứa em trai đã không được ở bên Ba trong giờ phút tiễn biệt. Để lại Ba nơi ấy cho họ “làm việc”, lòng con đau như cắt.
Với việc “đi biển” này thì dù là đàn ông hay đàn bà, đã mang kiếp con người thì ai cũng phải “mồ côi một mình” trong lúc này.
Chiều hôm ấy, Ba về lại nhà trong chiếc hũ đá trắng, con cố gắng hết sức để có thể nhìn vào chiếc hũ vô tri nơi chứa đựng những gì còn sót lại của một con người.
“Ra đi là để trở về” và “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, con nhìn thấy những câu này trên màn tang và những tấm trướng treo trong nhà. Ngày mai, gia đình sẽ đưa Ba ra Nhà Thờ làm lễ và gửi Ba lại đó, nơi ấy Ba sẽ gặp lại Ông Bà nội, chị Oanh và anh Giang cùng những người hàng xóm và bà con đã “định cư” từ trước.
Con tự hỏi nơi ấy, mọi người sẽ chào hỏi nhau thế nào? Có thể nào sẽ là “Ủa, sao tới sớm vậy?” hay “Sao hoài, giờ mới tới, làm đợi muốn chết” hoặc “Đi đường có vất vả lắm không?”
Nhưng có một điều con có thể chắc chắn là Ba sẽ bình yên nơi ấy, không phải vương tục lụy của những sân, si, hỉ, nộ, ái, ố như ở nơi này. Rồi hàng tuần, cả nhà sẽ ghé thăm Ba sau khi tan lễ Chủ nhật. Ba sẽ vui như chẳng hề đi đâu xa.
Điều an ủi lớn nhất là hậu sự của Ba diễn ra suông sẻ từ khi Ba nằm xuống cho tới giờ phút này. Có rất nhiều vòng hoa thật đẹp được gửi đến như thể mọi người biết rằng con người nghệ sỹ trong Ba rất thích những gì đẹp đẻ, xinh tươi.
Quý giá nhất là tấm lòng của những người đến viếng thăm đưa tiễn. Những người sui gia đều đến viếng dù ở xa, Ông bà Phượng và cả gia đình đều tới dù các cụ tuổi đã cao và huyết áp không ổn định.
Cậu Vệ bỏ luôn đám cưới của cháu ngoại, lặn lội từ Đà lạt về tiễn Ba, cả gia đình Cậu Đôn, Dì Hiền và bác Dong luôn túc trực từ lúc Ba nằm xuống cho đến lúc Ba quay về nhà trong chiếc hộp đá trắng.
Có rất nhiều người đã tới viếng với những câu chuyện về những điều Ba đã làm cho họ mà con chưa từng nghe. Bây giờ thì con đã biết mình sai khi hay trách Ba chỉ lo việc bao đồng. Trong khi với Ba, đó chỉ đơn giản là việc phải làm.
Trên thực tế thì những người con cái như con đây lại chính là người được hưởng phúc từ những việc “bao đồng” như thế. Con không biết đã có bao nhiêu người cười khi Ba sinh ra, nhưng con được chứng kiến rất nhiều người khóc khi Ba ra đi.
Lời cầu xin cuối cùng của con là xin Ba luôn phù hộ gia đình và giúp cho anh em chúng con luôn yêu thương hòa thuận.
Xin Chúa thương xót và sớm đưa Ba về hưởng phước Thiên đàng.
Con gái út Uyển Vi.
Tác giả: Saigonese Uyển Vi
Bài của bạn đọc Saigonese – Uyển Vi
HM Blog trân trọng giới thiệu bài viết của bạn đọc
Cảm ơn tác giả rất nhiều. Thay mặt cho cộng đồng Hiệu Minh Blog, xin gửi đến gia đình Uyên Vi những lời chia sẻ và mong gia đình luôn hạnh phúc và bình an.
http://hieuminh.org/2013/04/27/thu-con-gai-sai-gon-gui-nguoi-cha-da-khuat/