Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Thư hỏa tốc và đường dây thép

Lá thư cầm trong tay bao giờ cũng mang đến niềm vui, nỗi buồn. Những tin chao lòng hay hân hoan làm đời sống đầy vơi. Có những tin làm thay đổi cuộc đời. Và có những tin quyết định vận mệnh đất nước. Ngày nay với các mạng xã hội,

Lá thư cầm trong tay bao giờ cũng mang đến niềm vui, nỗi buồn. Những tin chao lòng hay hân hoan làm đời sống đầy vơi. Có những tin làm thay đổi cuộc đời. Và có những tin quyết định vận mệnh đất nước. Ngày nay với các mạng xã hội, những cuộc hẹn hò gặp gỡ thấy nhau qua phone, những dòng email, tin nhắn nhanh như ánh sáng đã xóa nhòa mọi khoảng cách nghìn trùng biên giới, mọi đại dương mù khơi. Chúng ta hẳn quên đi những dịch vụ, những phát minh mà hơn 100 năm qua đã làm thay đổi đời sống và lịch sử nước Mỹ.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep

The Pony Express là một dịch vụ chuyển thư nhanh bằng ngựa, dịch vụ vận chuyển tốc hành đầu tiên xuyên chiều Ðông Tây nước Mỹ, sáng lập do 3 người: William H. Russell, William B. Waddell và Alexander Majors, hoạt động từ ngày 3 tháng 4, 1860 và chấm dứt một năm rưỡi sau vào 24 tháng 10, 1861. Trước đó từ mạn Tây Missouri đến California được xem là vùng đất mới cách trở, để vận chuyển thư từ phải mất tháng trời bằng các phương tiện đường biển, đường thủy đi vòng qua Nam Mỹ, rồi phải theo các đoàn xe ngựa tải hàng. Hẳn nhiên là những phương tiện vận chuyển bằng xe hơi, máy bay, tàu lửa… chưa có. Tổng cộng lộ trình đưa thư là 2,000 dặm. Người kỵ mã mang 4 túi thư đựng trong bao da gọi là mochila, được chế tạo phù hợp cho lót dưới yên ngựa, 3 túi đựng thư và 1 túi đựng giấy tờ ghi lịch trình trạm chuyển, mỗi túi thư chứa 20 lbs, sức nặng của kỵ mã sẽ giữ túi thư trong suốt hành trình, tổng cộng khoảng 160 lbs trên lưng ngựa. Ðến trạm kế tiếp sau khi ròng rã vó câu chừng 70-100 dặm, với tốc độ 10 dặm một giờ, họ đổi ngựa và kỵ mã trong vòng 2 phút, mang túi thư bỏ lên ngựa mới, rồi tức thì đi tiếp đến trạm khác. Khoảng chừng 150-190 trạm, mỗi trạm cách nhau khoảng 25 dặm. Công ty có khoảng 400 con ngựa Mustang và Morgan khỏe mạnh.

Bằng cách vận chuyển như vậy họ đi suốt ngày đêm, mưa bão hay tuyết rơi, lũ lụt hay nắng hạn. Từng vó câu dặm trường nối lại các tiểu bang của nước Mỹ, một nước Mỹ đa dạng, non trẻ và rộng bát ngát. Hẳn nhiên là đầy hiểm nguy từ các tai nạn bất ngờ, từ cướp bóc và thổ dân…

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep2
Poster tuyển dụng kỵ mã

Những người được tuyển dụng đa phần trẻ trung dưới 20 tuổi, can đảm và nhỏ con dưới 120lbs để nhẹ nhàng cho ngựa cưỡi. Một chú bé tên là “Bronco” Charlie Miller khai chỉ có 11 tuổi khi gia nhập công ty. 183 kỵ mã vận chuyển thư, người nổi tiếng nhất trong đó có Buffalo Bill Cody (người dựng show cao-bồi da đỏ với tù trưởng Sitting Bull lừng danh một thời.) Lương của kỵ mã là 100 đô mỗi tháng. Ðể được thu nhận họ phải hứa: không nói tục, không say sưa, không bài bạc, không hành hạ thú vật và không làm điều gì mất nhân phẩm. Nếu vi phạm sẽ bị sa thải không lương.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep4
Frank E. Webner, kỵ mã của Pony Express năm 1861 (Wikipedia)

Họ vượt qua ngàn dặm đường băng rừng, lội suối; khi thì qua đồng trống, khi thì vượt rừng sâu, phải tìm cách đi theo các đường mòn ngắn nhất mà gót ngựa có thể sải vó. Bắt đầu từ Saint Joseph, Missouri và chấm dứt ở Sacramento, California. Xuyên qua các tiểu bang Kansas, Nebraska, Colorado, Wyoming, Utah, Nevada. Giá cước phí là 5 đô cho 1/2 ounce (tương đương 130 đô ngày nay), sau đó giảm xuống 1 đô cho 1/2 ounce. Dù vậy vẫn còn đắt, đa số chỉ  có các công ty, báo chí và giấy tờ của chính phủ được gởi. Giấy được dùng rất mỏng để giảm trọng lượng. Họ phải giao thư trong vòng 10 ngày. Trung bình là 7 đến 8 ngày. Kỷ lục nhanh nhất là 7 ngày 17 giờ khi người kỵ mã vận chuyển tuyên cáo nhậm chức của Tổng thống Abraham Lincoln tháng 3 năm 1861.


Cùng thời gian ấy điện thoại đã nhen nhúm phát triển, nhưng cước phí cho cuộc gọi viễn liên đắt đỏ, một dòng điện tín vẫn rẻ hơn chục lần. Trong vài thập kỷ kế tiếp, khi Thế chiến II nổ ra, Bộ Quốc phòng đã dùng Western Union đảm trách việc chuyển thư báo tin cho thân nhân mất tích hay chết ngoài chiến trường. Kỹ thuật càng phát triển, những cuộc điện thoại viễn liên rẻ hơn, sau đó là máy Fax, rồi Internet với Email. Vào ngày 27 tháng 1 năm 2006, dòng điện tín cuối cùng được gởi đi, đánh dấu sự kết thúc của điện tín. Western Union chuyển qua dịch vụ chuyển tiền.


Ước chừng 35 ngàn thư tín được chuyển trong suốt thời gian công ty hoạt động. Chỉ có 1 kỵ mã bị người da đỏ giết và 1 túi thư bị mất. Thực sự thì các trạm chuyển ngựa lại là nơi gặp nhiều nguy hiểm nhất. Phần lớn các trạm nằm nơi hẻo lánh, thường xuyên bị đe dọa cướp ngựa do người da đỏ và các băng đảng cao-bồi. Có nhiều trạm bị đốt và 6 người ở trạm bị giết trong thời gian đó. Công ty ghi lại huyền thoại một kỵ mã tên Robert “Pony Bob”, 20 tuổi vào tháng 5, 1860 khi giao thư theo lộ trình 75 dặm ở trạm Buckland, Nevada thì người ở trạm kế quá sợ khi thổ dân Paiute đang đánh phá các trạm, Robert đành tiếp tục cưỡi đến trạm kế tiếp chừng 190 dặm, sau đó trở về ngang qua một trạm còn bốc cháy. Tổng cộng Robert đã cưỡi liên tục 380 dặm trong gần 40 tiếng. Nhưng điều sử sách ghi nhớ đến công lao của họ nhất là trong thời gian khởi đầu nội chiến, tiểu bang California quá xa xôi với các tiểu bang phía Bắc thuộc phe Union. Ðể lôi kéo được tiểu bang “vàng” này không về phe miền Nam Confederate, những kỵ mã của công ty đã kịp thời chuyển thư và giúp tiểu bang đứng về phe miền Bắc, dẫn đến phần nào sự thành công cho liên quân Union phía Bắc vào năm 1861.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep1
Samuel Morse (1791-1872)

Sau 18 tháng hoạt động, công ty đầu tư 700 ngàn đô và thua lỗ đến 200 ngàn. Và 2 ngày sau khi những đường dây thép truyền điện tín telegraph của công ty Pacific xây dựng xong vào tháng 10, 1861, thì công ty Pony Express phá sản và ngừng hoạt động. (Bốn năm sau thì nhà băng Wells Fargo mua lại và dùng những chuyến xe ngựa làm vận chuyển cho ngân hàng của mình.)

Về điện tín (mà người Việt quen gọi là đánh dây thép), những dòng điện tín đầu tiên ngày 24 tháng 5, 1844 “What hath God wrought!” (Những gì Chúa mang đến!) do Samuel Morse phát minh gởi đi từ Ðiện Capital đến trạm xe lửa ở Baltimore, dựa theo những tín hiệu được mã hóa bằng chấm và vạch, chuyển theo đường dây thép nối mạng khắp nước Mỹ. Những chấm, vạch được giải mã thành mẫu tự và ghi lại trên dải băng giấy. Mười năm trước đó Samuel Morse đã phải thuyết phục chính phủ tài trợ cho việc phát triển hệ thống điện tín. Ðến 1843 thì quốc hội mới chuẩn y cho 30 ngàn đô để trồng cột dây thép đầu tiên dài 40 dặm nối Washington và Baltimore. Khi dòng tin đầu tiên đã thuyết phục được mọi người thì điện tín mới chuyển mình và lan tỏa khắp mọi miền, các tư nhân đầu tư và phát triển. Ðến năm 1851 Western Union đã mua lại các công ty nhỏ và các phát minh liên quan đến điện tín, mười năm sau thì Western Union hoàn thành đường dây thép xuyên chiều ngang nước Mỹ. Và đó cũng là sự đánh dấu kết thúc cho Pony Express. Trong cuộc nội chiến tương tàn huynh đệ quyết định vận mệnh nước Mỹ, thì hệ thống điện tín đóng vai trò then chốt quan trọng cho các bên Nam – Bắc.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep3
Kỵ mã Pony Express chào những người trồng cột dây thép telegraph

Thế giới không ngừng đi về phía trước bằng những phát minh hiện đại, những phương tiện, dịch vụ cho con người mà mới ngày hôm qua tưởng chừng như mới mẻ, thì ngày mai đã thành lỗi thời. Những đường dây thép đã thay thế những vó câu mang cánh thư trông mong. Những đường hỏa xa đã thay thế các đường mòn dặm trường xe bò nối đuôi di dân, những chiếc xe Ford model T đã vượt qua xe lửa bỏ lại sau lưng bụi mù, rồi những cánh Boeing bay cao, bay xa đã rút ngắn khoảng cách giữa hai bờ đại dương. Mọi chuyện đó chỉ xảy ra trong hơn 150 năm.

Những chàng kỵ mã trẻ mang lá thư với nét chữ nghiêng nghiêng ngày xưa, vượt qua ngàn dặm đường nay chỉ còn là hoài niệm. Chỉ còn những chiếc cột gỗ mang đường dây thép, dọc xa lộ cũ thênh thang ngày nay vẫn còn đứng chôn chân, như chứng nhân lẻ loi cho dòng lịch sử cuộn mình như thác đổ. Chỉ hơn trăm năm thôi! “Trăm năm trong cõi người ta.” Ngày sau còn ai nhớ đến những vó câu mang lá thư xanh và đường dây thép nhỉ?

By Sean Bảo

( Báo Trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thư hỏa tốc và đường dây thép

Lá thư cầm trong tay bao giờ cũng mang đến niềm vui, nỗi buồn. Những tin chao lòng hay hân hoan làm đời sống đầy vơi. Có những tin làm thay đổi cuộc đời. Và có những tin quyết định vận mệnh đất nước. Ngày nay với các mạng xã hội,

Lá thư cầm trong tay bao giờ cũng mang đến niềm vui, nỗi buồn. Những tin chao lòng hay hân hoan làm đời sống đầy vơi. Có những tin làm thay đổi cuộc đời. Và có những tin quyết định vận mệnh đất nước. Ngày nay với các mạng xã hội, những cuộc hẹn hò gặp gỡ thấy nhau qua phone, những dòng email, tin nhắn nhanh như ánh sáng đã xóa nhòa mọi khoảng cách nghìn trùng biên giới, mọi đại dương mù khơi. Chúng ta hẳn quên đi những dịch vụ, những phát minh mà hơn 100 năm qua đã làm thay đổi đời sống và lịch sử nước Mỹ.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep

The Pony Express là một dịch vụ chuyển thư nhanh bằng ngựa, dịch vụ vận chuyển tốc hành đầu tiên xuyên chiều Ðông Tây nước Mỹ, sáng lập do 3 người: William H. Russell, William B. Waddell và Alexander Majors, hoạt động từ ngày 3 tháng 4, 1860 và chấm dứt một năm rưỡi sau vào 24 tháng 10, 1861. Trước đó từ mạn Tây Missouri đến California được xem là vùng đất mới cách trở, để vận chuyển thư từ phải mất tháng trời bằng các phương tiện đường biển, đường thủy đi vòng qua Nam Mỹ, rồi phải theo các đoàn xe ngựa tải hàng. Hẳn nhiên là những phương tiện vận chuyển bằng xe hơi, máy bay, tàu lửa… chưa có. Tổng cộng lộ trình đưa thư là 2,000 dặm. Người kỵ mã mang 4 túi thư đựng trong bao da gọi là mochila, được chế tạo phù hợp cho lót dưới yên ngựa, 3 túi đựng thư và 1 túi đựng giấy tờ ghi lịch trình trạm chuyển, mỗi túi thư chứa 20 lbs, sức nặng của kỵ mã sẽ giữ túi thư trong suốt hành trình, tổng cộng khoảng 160 lbs trên lưng ngựa. Ðến trạm kế tiếp sau khi ròng rã vó câu chừng 70-100 dặm, với tốc độ 10 dặm một giờ, họ đổi ngựa và kỵ mã trong vòng 2 phút, mang túi thư bỏ lên ngựa mới, rồi tức thì đi tiếp đến trạm khác. Khoảng chừng 150-190 trạm, mỗi trạm cách nhau khoảng 25 dặm. Công ty có khoảng 400 con ngựa Mustang và Morgan khỏe mạnh.

Bằng cách vận chuyển như vậy họ đi suốt ngày đêm, mưa bão hay tuyết rơi, lũ lụt hay nắng hạn. Từng vó câu dặm trường nối lại các tiểu bang của nước Mỹ, một nước Mỹ đa dạng, non trẻ và rộng bát ngát. Hẳn nhiên là đầy hiểm nguy từ các tai nạn bất ngờ, từ cướp bóc và thổ dân…

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep2
Poster tuyển dụng kỵ mã

Những người được tuyển dụng đa phần trẻ trung dưới 20 tuổi, can đảm và nhỏ con dưới 120lbs để nhẹ nhàng cho ngựa cưỡi. Một chú bé tên là “Bronco” Charlie Miller khai chỉ có 11 tuổi khi gia nhập công ty. 183 kỵ mã vận chuyển thư, người nổi tiếng nhất trong đó có Buffalo Bill Cody (người dựng show cao-bồi da đỏ với tù trưởng Sitting Bull lừng danh một thời.) Lương của kỵ mã là 100 đô mỗi tháng. Ðể được thu nhận họ phải hứa: không nói tục, không say sưa, không bài bạc, không hành hạ thú vật và không làm điều gì mất nhân phẩm. Nếu vi phạm sẽ bị sa thải không lương.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep4
Frank E. Webner, kỵ mã của Pony Express năm 1861 (Wikipedia)

Họ vượt qua ngàn dặm đường băng rừng, lội suối; khi thì qua đồng trống, khi thì vượt rừng sâu, phải tìm cách đi theo các đường mòn ngắn nhất mà gót ngựa có thể sải vó. Bắt đầu từ Saint Joseph, Missouri và chấm dứt ở Sacramento, California. Xuyên qua các tiểu bang Kansas, Nebraska, Colorado, Wyoming, Utah, Nevada. Giá cước phí là 5 đô cho 1/2 ounce (tương đương 130 đô ngày nay), sau đó giảm xuống 1 đô cho 1/2 ounce. Dù vậy vẫn còn đắt, đa số chỉ  có các công ty, báo chí và giấy tờ của chính phủ được gởi. Giấy được dùng rất mỏng để giảm trọng lượng. Họ phải giao thư trong vòng 10 ngày. Trung bình là 7 đến 8 ngày. Kỷ lục nhanh nhất là 7 ngày 17 giờ khi người kỵ mã vận chuyển tuyên cáo nhậm chức của Tổng thống Abraham Lincoln tháng 3 năm 1861.


Cùng thời gian ấy điện thoại đã nhen nhúm phát triển, nhưng cước phí cho cuộc gọi viễn liên đắt đỏ, một dòng điện tín vẫn rẻ hơn chục lần. Trong vài thập kỷ kế tiếp, khi Thế chiến II nổ ra, Bộ Quốc phòng đã dùng Western Union đảm trách việc chuyển thư báo tin cho thân nhân mất tích hay chết ngoài chiến trường. Kỹ thuật càng phát triển, những cuộc điện thoại viễn liên rẻ hơn, sau đó là máy Fax, rồi Internet với Email. Vào ngày 27 tháng 1 năm 2006, dòng điện tín cuối cùng được gởi đi, đánh dấu sự kết thúc của điện tín. Western Union chuyển qua dịch vụ chuyển tiền.


Ước chừng 35 ngàn thư tín được chuyển trong suốt thời gian công ty hoạt động. Chỉ có 1 kỵ mã bị người da đỏ giết và 1 túi thư bị mất. Thực sự thì các trạm chuyển ngựa lại là nơi gặp nhiều nguy hiểm nhất. Phần lớn các trạm nằm nơi hẻo lánh, thường xuyên bị đe dọa cướp ngựa do người da đỏ và các băng đảng cao-bồi. Có nhiều trạm bị đốt và 6 người ở trạm bị giết trong thời gian đó. Công ty ghi lại huyền thoại một kỵ mã tên Robert “Pony Bob”, 20 tuổi vào tháng 5, 1860 khi giao thư theo lộ trình 75 dặm ở trạm Buckland, Nevada thì người ở trạm kế quá sợ khi thổ dân Paiute đang đánh phá các trạm, Robert đành tiếp tục cưỡi đến trạm kế tiếp chừng 190 dặm, sau đó trở về ngang qua một trạm còn bốc cháy. Tổng cộng Robert đã cưỡi liên tục 380 dặm trong gần 40 tiếng. Nhưng điều sử sách ghi nhớ đến công lao của họ nhất là trong thời gian khởi đầu nội chiến, tiểu bang California quá xa xôi với các tiểu bang phía Bắc thuộc phe Union. Ðể lôi kéo được tiểu bang “vàng” này không về phe miền Nam Confederate, những kỵ mã của công ty đã kịp thời chuyển thư và giúp tiểu bang đứng về phe miền Bắc, dẫn đến phần nào sự thành công cho liên quân Union phía Bắc vào năm 1861.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep1
Samuel Morse (1791-1872)

Sau 18 tháng hoạt động, công ty đầu tư 700 ngàn đô và thua lỗ đến 200 ngàn. Và 2 ngày sau khi những đường dây thép truyền điện tín telegraph của công ty Pacific xây dựng xong vào tháng 10, 1861, thì công ty Pony Express phá sản và ngừng hoạt động. (Bốn năm sau thì nhà băng Wells Fargo mua lại và dùng những chuyến xe ngựa làm vận chuyển cho ngân hàng của mình.)

Về điện tín (mà người Việt quen gọi là đánh dây thép), những dòng điện tín đầu tiên ngày 24 tháng 5, 1844 “What hath God wrought!” (Những gì Chúa mang đến!) do Samuel Morse phát minh gởi đi từ Ðiện Capital đến trạm xe lửa ở Baltimore, dựa theo những tín hiệu được mã hóa bằng chấm và vạch, chuyển theo đường dây thép nối mạng khắp nước Mỹ. Những chấm, vạch được giải mã thành mẫu tự và ghi lại trên dải băng giấy. Mười năm trước đó Samuel Morse đã phải thuyết phục chính phủ tài trợ cho việc phát triển hệ thống điện tín. Ðến 1843 thì quốc hội mới chuẩn y cho 30 ngàn đô để trồng cột dây thép đầu tiên dài 40 dặm nối Washington và Baltimore. Khi dòng tin đầu tiên đã thuyết phục được mọi người thì điện tín mới chuyển mình và lan tỏa khắp mọi miền, các tư nhân đầu tư và phát triển. Ðến năm 1851 Western Union đã mua lại các công ty nhỏ và các phát minh liên quan đến điện tín, mười năm sau thì Western Union hoàn thành đường dây thép xuyên chiều ngang nước Mỹ. Và đó cũng là sự đánh dấu kết thúc cho Pony Express. Trong cuộc nội chiến tương tàn huynh đệ quyết định vận mệnh nước Mỹ, thì hệ thống điện tín đóng vai trò then chốt quan trọng cho các bên Nam – Bắc.

thu-hoa-toc-va-duong-day-thep3
Kỵ mã Pony Express chào những người trồng cột dây thép telegraph

Thế giới không ngừng đi về phía trước bằng những phát minh hiện đại, những phương tiện, dịch vụ cho con người mà mới ngày hôm qua tưởng chừng như mới mẻ, thì ngày mai đã thành lỗi thời. Những đường dây thép đã thay thế những vó câu mang cánh thư trông mong. Những đường hỏa xa đã thay thế các đường mòn dặm trường xe bò nối đuôi di dân, những chiếc xe Ford model T đã vượt qua xe lửa bỏ lại sau lưng bụi mù, rồi những cánh Boeing bay cao, bay xa đã rút ngắn khoảng cách giữa hai bờ đại dương. Mọi chuyện đó chỉ xảy ra trong hơn 150 năm.

Những chàng kỵ mã trẻ mang lá thư với nét chữ nghiêng nghiêng ngày xưa, vượt qua ngàn dặm đường nay chỉ còn là hoài niệm. Chỉ còn những chiếc cột gỗ mang đường dây thép, dọc xa lộ cũ thênh thang ngày nay vẫn còn đứng chôn chân, như chứng nhân lẻ loi cho dòng lịch sử cuộn mình như thác đổ. Chỉ hơn trăm năm thôi! “Trăm năm trong cõi người ta.” Ngày sau còn ai nhớ đến những vó câu mang lá thư xanh và đường dây thép nhỉ?

By Sean Bảo

( Báo Trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm