Đoạn Đường Chiến Binh

Thư số 12 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam._ Phạm Bá Hoa

Tôi là một trong hằng triệu Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra.


Tôi là một trong hằng triệu Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, chúng tôi bị lãnh đạo CSVN đày đọa trong hơn 200 trại tập trung mà lãnh đạo cộng sản gọi là trại cải tạo. Người 5 năm, 10 năm, thậm chí 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ về Việt Nam, cho đến khi nào quê hương tôi có một chế độ tự do và nhân quyền trong một xã hội dân chủ pháp trị.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân một cách ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Người Lính” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản chỉ là một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với bài này, tôi gởi đến Các Anh 7 vụ trong một chuỗi rung chuyển các tập đoàn kinh tế và các ngân hàng liên quan trực tiếp đến lãnh đạo đảng với nhà nước, nhằm giúp Các Anh nhận rõ mức độ tham nhũng trên những hồ sơ này đã tác hại đến nền kinh tế tài chánh Việt Nam, dẫn đến sự tranh giành quyền lực trong Bộ Chính Trị hiện nay.


Vụ số 1. Mười sáu tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa. 
Tác giả Bùi Tín trong bài viết gởi cho đài VOA. Trưa 30/4/1975, trong Dinh Độc lập, ông Nguyễn Văn Hảo (của VNCH) nói với tôi: Chúng tôi nhờ ông báo ra ngoài đó, là chúng tôi đã giữ lại hơn 16 tấn vàng hiện còn trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận. Tôi hỏi lại: Có thiệt không?. ông Hảo trả lời: Thiệt chớ. Năm 1994, khi tôi ở Paris, một bạn người Việt ở Texas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30/4/1975. Theo ông biết thì đầu tháng 5/1975, Hà Nội đã cho riêng 1 chiếc phi cơ vào Sài Gòn tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội..... Cũng đầu tháng 5/1975, tôi được Tướng Đào Đình Luyện, Không Quân, cho biết là nguyên chiếc phi cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội. .....Năm 1987, khi gặp ông Trường Chinh tại Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, và ông Trường Chinh cho biết : Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!. ... Chưa hết, hồi ấy bộ Công An chủ trương «bán bãi để lên tàu thuyền vượt biển», thu vàng từ 3 lạng đến 6 lạng, có nơi đến 12 lạng vàng trên mỗi đầu người, tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hòn Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó là bao nhiêu, và đâu cả rồi?
Tác giả Huỳnh Bửu Sơn với bài «Câu chuyện 16 tấn vàng». Ông Sơn là Kiểm Soát Viên của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1970. Ông Sơn cho biết: Đầu tháng 6/1975, ông với ông Lê Minh Kiên, một người giữ chìa khóa một người giữ mật mã hầm vàng và hầm bạc, Ban Quân Quản ra lệnh kiểm kê kho vàng và kho bạc để bàn giao. Kết quả kiểm soát : Về vàng. Tổng số là 1.234 thoi, mỗi thoi nặng từ 12 đến 14 kí lô. Cộng chung là 16 tấn. Về bạc. Loại giấy bạc 500 đồng và giấy bạc 1.000 đồng, cộng chung hơn 1.000 tỷ đồng. So với hồ sơ lưu trong máy computer, hoàn toàn chính xác. Hai ông Huỳnh Bửu Sơn và Lê Minh Kiên, cùng ký tên bàn giao tất cả vàng và bạc này cho một người cộng sản khoảng 50 tuổi tên Hoàng Minh Duyệt, mãi về sau ông Sơn mới biết ông Duyệt là Chỉ Huy Phó đơn vị tiếp nhận Ngân Hàng Quốc Gia.    
Các Anh có biết tin tức vụ này chưa, hay là đọc thư này mới biết? Dù đã biết hay vừa mới biết, rõ ràng và chắc chắn là 16 tấn vàng mà nhóm lãnh đạo Các Anh đã chở từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến năm 1987 tất cả đều biến mất. Ông Trường Chinh của Các Anh trả lời ông Bùi Tín về vụ 16 tấn vàng của quốc gia cứ như ông ta giỡn chơi chớ chẳng có gì quan trọng qua câu trả lời của ông. Chưa hết, biết bao nhiêu tài sản của người Việt Nam Cộng Hòa cũ bị cướp đoạt dưới hình thức đổi tiền nhưng chỉ trao lại số tiền đủ sống một tuần lễ + diệt tư sản mại bản cướp tài sản + diệt thành phần buôn bán tư nhân cướp tài sản + thu vàng người Việt gốc Hoa rời khỏi Việt Nam, cướp nhà đem bán, và ..v..v..   Vậy, Các Anh thử nghĩ xem «những ai đã được chia?» Lãnh đạo Các Anh cùng nhau chia chác 1.234 thoi vàng, mà Các Anh có được «miếng bụi vàng» nào đâu, trong khi chính Các Anh là những người cầm súng xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi mà?  Thật là kinh khiếp!  

 
Vụ số 2. Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Năm 1997, dự án nhà máy lọc dầu vịnh Dung Quất với kinh phí dự trù lúc đầu là 1 tỷ 300 triệu mỹ kim, rồi điều chỉnh thành 1 tỷ 500 triệu mỹ kim. Dự trù hoàn thành năm 2001 và bắt đầu sản xuất từ năm 2002, với công suất 6.500.000 tấn/năm. Lần lượt các công ty Total của Pháp, công ty Conoco của Mỹ, công ty Petronas của Malaysia, đến Dung Quất quan sát, nhưng tất cả đều rút lui. Lý do: “Dung Quất cách xa các giếng dầu đến hằng ngàn cây số, cũng như các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến chi phí vận chuyển dầu thô từ các giếng dầu cũng như sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ ước tính tăng thêm từ 10 đến 15 mỹ kim mỗi tấn sản phẩm”.
Nhận định của các nhân vật: (1) Ông Võ Hồng Phúc, Bộ Trưởng Bộ Đầu Tư và Kế Hoạch than rằng: “Dự án Dung Quất thiếu cơ sở khoa học và thiếu kiến thức thực tiễn. Những chủ đầu tư đã tự tạo ra tính khả thi cao để trình chánh phủ”. (2) Ông Hoàng Trung Hải, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp, nặng hơn một chút khi cho rằng: “Năm 1997, thời gian các quốc gia Á Châu khủng hoảng tài chánh thì Quốc Hội nhanh chóng thông qua dự án Dung Quất, nên không tìm được nguồn vốn”. (3) Ông Phạm Quang Dự, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị PetroVietnam: “Dự án Dung Quất bị động ngay từ đầu, do chủ trương liên doanh, nhưng không có đối tác nên chuyển qua Việt Nam tự đầu tư, rồi quay trở lại chủ trương liên doanh, để rồi cuối cùng thì tự đầu tư. Cứ mỗi lần thay đổi chủ trương, tự nó kéo theo nhiều thay đổi, dẫn đến lãng phí tài sản và nhất là lãng phí thời gian”. (4) Ông Đỗ Trọng Ngoạn, đại biểu Quốc Hội phát biểu: “Vịnh Dung Quất có mực nước không sâu vì phù sa nhánh sông Thu Bồn thường xuyên đổ vào. Nếu xây dựng đê cảng cũng không thể tiếp nhận được những tàu có trọng tải lớn”.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cử Đoàn Giám Sát điều tra.. Sau mấy tháng công tác, đã nhận định: “Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoàn thành vào năm 2008, và năm 2009 bắt đầu sản xuất. Tính ra chậm đến 7 năm. Nhưng rồi dự án cũng được thực hiện bởi  liên doanh PetroVietNam với tập đoàn Zarubeznheft của Liên Bang Nga, dự định sẽ khánh thành vào năm 2003. Đến tháng 11/2002, liên doanh này có những bất đồng quan trọng. Để chấm dứt bất đồng, Nga tuyên bố rút lui liên doanh trong dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, và đòi lại số vốn chung góp 500 triệu mỹ kim. Vậy là, dự án do PetroVietNam tự thực hiện.
 “Năm 2010, nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu sản xuất. Giữa năm 2012, nhà máy lọc dầu Dung Quất ngưng lại để sửa chữa, đến tháng 8/2012 bắt đầu sản xuất lại với năng suất 2.600.000 tấn/năm. Như vậy, sau 15 năm từ khi bắt đầu dự án, PetroVietNam đã tiêu đi khoản tiền lên đến 3 tỷ 500 triệu mỹ kim mà nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn chưa thật sự hoàn thành, vì dự trù cuối năm 2012 này mới chánh thức bàn giao. So với 1 tỷ 300 triệu mỹ kim theo dự trù lúc đầu (năm 1997), 15 năm sau (2012) chi phí đầu tư lên đến 3 tỷ 500 triệu mỹ kim, tức tăng 2 tỷ 200 triệu mỹ kim = 169%.
Các Anh đã nhận ra chưa? Chỉ riêng trong dự án này, nhóm lãnh đạo Các Anh chọn người lãnh đạo tập đoàm kinh doanh theo tiêu chuẩn trung thành với đảng chớ không chọn người có kiến thức chuyên môn, nên đã lãng phí thời gian, lãng phí tài nguyên, lãng phí tài chánh, và lãng phí nhân lực đến mức không thể tưởng tượng được từ nét nhìn xã hội dân chủ văn minh. Như vậy, liệu trong mấy chục năm qua từ khi bắt đầu “cởi mở, đổi mới” đến nay, đã có bao nhiêu dự án trong tình trạng như nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoặc tồi tệ hơn nữa? Nhưng mà, Các Anh nghĩ xem: “Sự lãng phí đó chỉ là lãng phí về phía đồng bào, còn đối với lãnh đạo Các Anh rất có lý vì khối tài sản của họ ngày càng gia tăng”, vì bất cứ dự án nào họ cũng nhắm phục vụ cho đảng cộng sản mà đảng cộng sản chính là quyền lợi của đảng viên trong Bộ Chính Trị, chớ không phục vụ đồng bào..  Đến đây, Các Anh suy nghĩ gì?  

        
Vụ số 3. Xa lộ Đông Tây Sài Gòn.
Xa lộ Ðông Tây là một chương trình viện trợ của Nhật cho Việt Nam, vừa xây mới vừa tân trang con  đường cũ từ Miền Tây đến Sài Gòn, xuống hầm gần cầu Calmette qua Thủ Thiêm, cuối cùng đến ngã ba Cát Lái. Công ty PCI của Nhật trúng thầu dự án này năm 2001 và 2003. Tháng 8/2008, báo chí Nhật đưa tin, Cảnh Sát Nhật đã bắt giam 4 viên chức của PCI về tội đưa hối lộ. Tại phiên tòa, các viên chức PCI nói rõ, người nhận hối lộ là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Vận Tải, Giám Đốc Quản Lý Dự Án Xa Lộ Đông Tây. Biện Lý Cuộc cho biết, PCI đã hối lộ cho ông Sỹ nhiều lần, cộng chung là 2.300.000 mỹ kim, nhưng phía Biện Lý Cuộc Nhật bản quyết định chỉ truy tố trên con số 820.000 mỹ kim.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn khẳng định: “Thực tế chứng minh chính phủ Việt Nam đã quản lý và sử dụng rất hiệu quả, rất đúng mục đích nguồn ODA của Nhật Bản.” Không những vậy, ông này còn yêu cầu báo chí Nhật đừng loan tin vụ tham nhũng. Trong bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Sơn nói: “Chúng ta đã đề nghị Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của Nhật Bản cũng như của Việt Nam đều không nên đưa tin về vụ này.”
Các Anh có thấy xấu hỗ khi ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam ngốc nghếch không? Ông ta cứ tưởng xã hội dân chủ tự do Nhật Bản như xã hội cộng sản độc tài Việt Nam, nên ông ta rất tự nhiên khi yêu cầu chánh phủ Nhật ra lệnh các cơ quan truyền thông Nhật không được tường trình vụ án. Ông Sỹ được bao che bởi Ủy Viên Bộ Chính Trị đang là Bí Thư thành ủy Lê Thanh Hải. Càng được bao che hơn, vì con trai H.N. Sỹ là rể tương lai của L.T. Hải. Do vậy, mà ông Sỹ chưa hề hấn gì. Nhưng tháng 12/2008, năm ngày sau ngày Nhật Bản tạm cắt một phần viện trợ, Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt. Ngày 11/3/2009, ông Sỹ ra tòa sơ thẩm. Đến tháng 9/2009, H.N. Sỹ bị kết án 3 năm tù. Một tháng sau đó, ông Sỹ nhận thêm bản án khác cùng tội danh “nhận hối lộ”.
Tôi mong là Các Anh đừng “nhạy cảm”  với hai chữ cộng sản mà tôi sử dụng, vì đảng viên cộng sản lãnh đạo, đảng viên trong hàng ngũ quân đội, trong bộ máy cầm quyền,  thì gọi là cộng sản chớ gọi là gì. Sự thật là sự thật mà. 


Vụ số 4. Dự án PMU 18.
Theo phóng viên Đức Tâm của đài RFI. Năm 2006, Bùi Tiến Dũng với vụ án tham nhũng dự án PMU 18, được đưa ra ánh sáng trong khi CSVN chuẩn bị Đại Hội lần thứ 10, đã gây chấn động lớn về tình trạng tham nhũng tràn lan tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, lãnh đạo CSVN đã thừa nhận vụ PMU 18 đe dọa toàn bộ hệ thống chính trị và quản trị quốc gia. Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Đào Đình Bình đã phải từ chức, còn Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến thì bị bắt, nhưng khi ra tòa thì được trắng án, trong khi các nhà báo đưa tin về vụ tham nhũng này lại bị bắt và “tòa án nhân dân” phán họ phạm cái tội “quái đản” là lạm dụng quyền tự do dân chủ, và lãnh án tù. Tôi nói “cái tội quái đản” vì mọi người trong  xã hội xã hội chủ nghĩa hỗn tạp, làm quái gì có tự do dân chủ mà “tòa án nhân dân” phán quyết họ vi phạm.
Năm 2007, “kẻ lãnh đạo bao che” cho Dũng không thể làm gì khác, đành phải nhìn đám đàn em ra tòa, để rồi tòa theo lệnh của “kẻ lãnh đạo nào đó” mà kết án tù Bùi Tiến Dũng về tội biển thủ chia chác làm giàu, dùng tiền viện trợ đó để đánh bạc, và cá cược bóng đá. Trong phiên xử đầu tiên, Bùi Tiến Dũng bị kết án 13 năm tù giam. Năm 2010, nhân vật này lại ra tòa lần thứ hai với tội cho thuê xe công vì mục đích cá nhân, gây thất thoát 2.700.000.000 đồng và lãnh thêm 3 năm tù.
Ngày 27/06/2011, đây là lần thứ ba Bùi Tiến Dũng ra tòa, cùng với 8 tòng phạm khác trong vụ tham nhũng hơn 3 tỷ 400 triệu đồng = khoảng 120.000 Euro, khi thực hiện dự án xây cầu Bãi Cháy năm 2003 (Quảng Ninh). “Nhờ vậy” mà hãng tin AFP cho biết, Việt Nam bị đánh giá là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất thế giới.


Vụ số 5. Tổng Công Ty Vinashin.
Theo bản tin VNOnline ngày 26/11/2010, Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam” (Vinashin) bị phác giác thâm thủng đến 86.565 tỷ đồng VN = 4 tỷ 300 triệu mỹ kim. Khi bị chất vấn  tại Quốc Hội, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng của Các Anh trả lời: “Tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém tại Vinashin, nhưng tôi không làm điều gì sai. Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng, và các Bộ Trưởng có liên quan đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”. Theo bản tin RFI online ngày 21/3/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội thừa nhận rằng: “Thủ Tướng và một số thành viên trong chính phủ đã phạm sai lầm trong vụ Vinashin. Nhưng, Bộ Chính Trị đảng CSVN đã thảo luận và bỏ phiếu về việc “có nên kỷ luật hay không”. Căn cứ theo kết quả bỏ phiếu, Bộ Chính Trị quyết định, “không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân, và yêu cầu nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu tập đoàn Vinashin”.
Vậy là vụ án tham nhũng này dưới con mắt của Bộ Chính Trị đến đây là xong. Nhưng với quốc tế thì mới bắt đầu. Vì năm 2011, Vinashin cùng với hơn 20 tổng công ty & công ty liên quan, bị khởi kiện tại tòa án ở London, Anh quốc, vì không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Thụy Sĩ. Ngày 01/11/2011, Cơ Quan Hình Sự Quốc Tế (Interpol) đã phát lệnh truy nã hai cựu lãnh đạo tập đoàn Vinashin, là: “(1) Hồ Ngọc Tùng, nguyên Tổng giám đốc tài chính của Vinashin, xuất ngoại với lý do trị bệnh nhưng không thấy trở về. (2) Giang Kim Đạt, trưởng phòng kinh doanh công ty vận tải viễn dương, một chi nhánh của Vinashin, ra nước ngoài trước khi bị khởi tố”. Đầu tháng 6/2011, báo Tuổi Trẻ cho biết, ngoài 4 tỷ nói trên, Vinashin có thể bị thâm thủng thêm 1 tỷ mỹ kim tiền phạt vì không thi hành các hợp đồng. Tháng 8/2011, ông Phạm Thanh Bình bị bắt. Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, sau 4 ngày xét xử, Tòa Án Nhân Dân Hải Phòng, vụ án Vinashin kết thúc ngày 30/3/2012 với bản án: (1) Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là Chủ Tịch  Vinashin, 20 năm tù giam. (2) Tám bị cáo còn lại đều bị tù giam.
Sau phiên tòa, Phạm Thanh Bình bị biệt giam cùng phòng với Nguyễn Tuấn Dương tại trại T14. Sáng sớm ngày 31/03/2012, lúc thức dậy thì Nguyễn Tuấn Dương thấy ông Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, chân của ông Bình cách mặt đất khoảng 5-7 phân tây.
Điều mà tôi gởi đến Các Anh là Nguyễn Tuấn Dương nói rằng: “Đêm qua trước khi ngủ, ông Bình đã tâm sự với tôi trong trạng thái của ông ấy căng thẳng. Ông nói: Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với bản án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy, tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”. Cuối bản tin của TTXVN có câu: “Người tù Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước, nhưng không biết vì sao lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của người tù Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?” Đọc xong bản tin này, Các Anh có nhận ra “Nó là nhân vật nào trong nhóm đỉnh cao gian trá” không vậy? “Có phải Nó là người đã tuyên bố tại Quốc Hội là nhận trách nhiệm sự sụp đổ của Vinashin, Nó cũng nói là Nó không làm điều gì sai? Và Nó chính là người cử ông Phạm Thanh Bình vào chức vụ Chủ Tịch Vinashin để nhận phần  chia chác nhiều hơn như ông Bình đã nói vào đêm đầu tiên trong tù, để rồi ông Bình chết ngay đêm đó mà theo bản tin TTX Việt Nam nghi ngờ có uẫn khúc”. Cầm chắc là có bàn tay của Nó cho dù là gián tiếp.  

       
Vụ số 6. Tổng Công Ty Vinalines.
Năm 2005, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng cử ông Dương Chí Dũng giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Vinalines (Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam). Tháng 2/1012, ông Dũng rời khỏi chức vụ vì Vinalines đang thiếu nợ hơn 2 tỷ mỹ kim, nhưng nhờ có bao che nên được cử giữ chức Cục Trưởng Cục Hàng Hải. Ông Dũng bị khởi tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 17/5/2012, Bộ Công An cho toán Công An thi hành lệnh bắt và khám xét nhà thì Dương Chí Dũng đã trốn thoát. Bộ Công An quyết định truy nã đặc biệt.
Ngay sau đó, Công An đã bắt hai lãnh đạo khác của công ty này là ông Mai Văn Phục và Trần Huy Chiếu. Những người này cùng với ông Dương Chí Dũng bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm trước khoản lỗ do mua hơn 70 chiếc tàu ngoại quốc quá cũ, và ụ nổi do Nga sản xuất từ 50 năm trước.
Theo tin RFA ngày 22/7/2012, hội nghị sơ kết hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2012 của Vinalines, đã lỗ 1.400 tỷ đồng. Số nợ của Vinalines đến mức mà những tháng cuối năm 2011, có đến 126 tàu hàng lớn nhỏ bị giữ tại các hải cảng quốc tế vì nợ đáo hạn. 
Bản tin VietNamNet.vn. Ngày 5/9/2012, Bộ Công An CSVN loan tin đã bắt được Dương Chí Dũng tại một quốc gia khối ASEAN, nhưng cho đến nay vẫn không tin tức gì thêm về vụ này. Liệu, sự thật đằng sau bản tin đó là gì? Hệ thống tham nhũng của lãnh đạo Các Anh khiếp thậ!


Vụ số 7. Tập Đoàn Tài Chánh Á Châu.
Theo thông tin sớm nhất từ các Blog tự do như “Quan Làm Báo”, Thông Tấn Xã Vàng Anh, và đồng loạt các Blog khác, thì nửa đêm rạng sáng 21/08/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, được gọi là “bầu Kiên”, hay “bố già Kiên”, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Tài Chánh Á Châu, kiêm nhiều chức quan trọng tại nhiều ngân hàng (trong 42 ngân hàng) và tổng công ty, đã bị Công An bắt. Tiếp theo là ngày 22/8/2012, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng ACB cũng bị bắt. Cùng ngày, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao phê chuẩn lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông NĐ Kiên và ông LX Hải. Theo bản tin TTX Việt Nam tối thứ Sáu 7/9/2012, Bộ Công An bắt giam ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công Ty Cổ Phần đầu tư Sài Gòn (SGI). Cùng ngày, Bộ Công An cũng bắt giam bà Nguyễn Thị Bích Trang, nhân viên của Công Ty Cổ Phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở Sài Gòn. Tiếp đến là ông Trầm Bê đầu thú và bị Công An quản thúc.  
Ông Nguyễn Đức Kiên, từng du học ngoại quốc. Ông Kiên với thế lực trong ngành tài chánh, trở thành người thân cận của Thủ Tướng Dũng với Tướng Công An Nguyễn Văn Hưởng. Vì vậy mà sự kiện ông NĐ Kiên và ông LX Hải bị bắt, chính là đòn tranh giành quyền lực trong Bộ Chính Trị nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật khuynh loát toàn bộ quyền hành về kinh tế tài chánh.
Ngay vài phút đầu tiên bị thẩm vấn, khi được biết bị Thủ Tướng Dũng bỏ rơi, và con gái của ông Dũng cũng  chạy ra ngoại quốc, ông Nguyễn Đức Kiên đã thẳng thắn đặt vấn đề: “Nếu tôi thành thật khai báo thì sẽ được hưởng khoan hồng thế nào?”
Chiều ngày 12/9/2012, trang Web của chánh phủ có công văn số 7169, với nội dung cho biết “Thủ Tướng chỉ thị xử lý các trang blog có những bài bôi đen bộ máy lãnh đạo đất nước” như Blog “Quan Làm Báo”, đồng thời ngăn cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến tin tức từ các trang Blog đó. Ông Dũng nhấn mạnh: “Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch”.   
Các Anh có biết Blog “Quan Làm Báo” mới xuất hiện từ cuối tháng 5/2012, chỉ mới hơn 3 tháng mà có đến 23 triệu lượt người xem, vì hầu hết là những tin tức thuộc loại bí mật quốc gia, không phải bí mật về quốc phòng mà bí mật về tham nhũng. Và Các Anh có rùng mình khi nhận ra các đảng viên cộng sản hàng lãnh đạo mỗi khi mở miệng ra là nhân danh “đại diện cho giai cấp nông dân và giai cấp công nhân”, nhưng tất cả họ chỉ có mục đích duy nhất là kết  thành nhóm để dùng quyền lực khuynh đảo các hoạt động kinh tế tài chánh quốc gia, dẫn đến tình trạng tham nhũng khủng khiếp. Tôi nhận định  ở cấp quốc gia, vì bản tin AFP ngày 24/8/2012 cho biết, chỉ trong 4 ngày sau ngày ông Kiên và ông Hải bị bắt, thị trường chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội đã thiệt hại đến 5 tỷ 620 triệu mỹ kim.
"Ngày 17/9/2012, lãnh đạo ba ngành Tư Pháp trung ương đã họp nghe cơ quan Cảnh Sát điều tra Bộ Công An đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan, và quyết định: (1) Khởi tố bị can Nguyễn Đức Kiên, về “tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Luật Hình Sự”. (2) Bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Đức Kiên về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139- Bộ Luật Hình Sự." Bộ Công An cũng quyết định khởi tố và đã bắt giam  Trần Ngọc Thanh Giám Đốc, và Nguyễn Thị Hải Yến kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, về tội đồng phạm.
Ngày 19/09/2012, Ngân Hàng ACB thông báo là ông Trần Xuân Giá, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng, cùng với hai Phó Chủ Tịch là Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang đã từ chức vì lý do cá nhân. ACB cũng xác nhận hai vị này có liên quan đến vụ tai tiếng tài chánh của ngân hàng này. Vì liên quan đến ngân hàng ACB, ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị ngân hàng Eximbank cũng đã từ chức vì lý do cá nhân. Nhưng ngày 27/09/2012, ông Trần Xuân Giá, cùng với các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, và Phạm Trung Cang bị khởi tố, vì liên quan đến vụ lừa đảo hơn 700 tỷ đồng của ngân hàng ACB. Cả 4 người được tại ngoại, nhưng bị cấm rời khỏi nơi cư trú.
Trong khi chờ kết quả vụ án tham nhũng rất lớn liên quan đến chính trị nội bộ đảng cộng sản mà ông Kiên khai báo những gì, Các Anh có thấy tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam mình không? Chỉ vì cái ông Thủ Tướng thuộc dòng họ “Bạch Tuộc” nên “cha con” Thủ Tướng cộng lại có đến hằng mấy chục cái vòi lớn nhỏ dài ngắn, cùng nhau rút ruột quốc gia qua từng ngóc ngách trong xã hội.


Kết Luận
Hiện nay, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và những tay sai thân tín của ông ta thật sự hốt hoảng, sau khi những tham nhũng gộc trong ngành tài chánh và các tâp đoàn kinh tế do ông ta cai quản bị bắt. Cùng lúc, lệnh của Nguyễn Tấn Dũng ngày 12/9/2012 cấm công nhân viên chức không xem những “tin tức phản động”, thì trong nữa ngày đầu tiên có hơn 500.000 người tìm đọc các tin tức trong các Blogs đó để nhận ra bộ mặt ghê tởm của ông ta. Tiếp đến là bản án quái đản mới nhất đối với ba Bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải + Tạ Phong Tần + Phan Thanh Hải khi nhìn từ góc cạnh pháp lý trong xã hội văn minh, chính Thủ Tướng CSVN đã vạch áo cho mọi người thấy “dòng chữ xâm trên lưng” khi họ gia nhập đảng: “Đảng CSVN cao hơn luật pháp, với lý tưởng tranh đoạt quyền lực để “thâu tóm” quyền lợi, và không bao giờ thay đổi”.  (thâu tóm, là chữ mà Nguyễn Tấn Dũng sử dụng khi nói đến lãnh đạo các ngân hàng bị bắt)  
Tôi thấy cần giúp Các Anh với nét nhìn của người tự do về hai nhóm chữ mà Thủ Tướng Các Anh đã sử dụng trong công văn ngày 12/9/2012 là “Những tin tức phản động, những thế lực thù địch” để chỉ những người mà ông ta trấn áp, giam giữ, phạt tù, để giúp ông ta giảm bớt nỗi sợ hãi vì bị ám cái chết “bất đắc kỳ tử” trước mắt ông. Những tin tức phản động, chính là những tin tức xác thật về những sự kiện xấu xa tồi tệ về hành động của ông ta thâu tóm tài sản. Còn Những thế lực thù địch, chính là những người dân yêu nước, yêu tự do, muốn xây dựng một xã hội dân chủ được quản trị bởi luật pháp, vì đó là hạnh phúc của đồng bào.


Tôi mong Các Anh bình tâm mà nhìn vào chuỗi sự kiện đã và đang diễn ra để nhận ra sự thật, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình chớ không phải tâm hồn của người đảng viên cộng sản, rồi quyết định.... Và quyết định đó giúp Các Anh mạnh mẽ bước vào hàng ngũ tuổi trẻ, trí thức, đồng bào, để cùng giành lại quyền làm người cho hơn 90 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. Hãy nhớ ...
    “Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng”.
“Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước ...”.

                           Texas, tháng10 năm 2012

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thư số 12 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam._ Phạm Bá Hoa

Tôi là một trong hằng triệu Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra.


Tôi là một trong hằng triệu Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, chúng tôi bị lãnh đạo CSVN đày đọa trong hơn 200 trại tập trung mà lãnh đạo cộng sản gọi là trại cải tạo. Người 5 năm, 10 năm, thậm chí 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ về Việt Nam, cho đến khi nào quê hương tôi có một chế độ tự do và nhân quyền trong một xã hội dân chủ pháp trị.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân một cách ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Người Lính” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản chỉ là một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với bài này, tôi gởi đến Các Anh 7 vụ trong một chuỗi rung chuyển các tập đoàn kinh tế và các ngân hàng liên quan trực tiếp đến lãnh đạo đảng với nhà nước, nhằm giúp Các Anh nhận rõ mức độ tham nhũng trên những hồ sơ này đã tác hại đến nền kinh tế tài chánh Việt Nam, dẫn đến sự tranh giành quyền lực trong Bộ Chính Trị hiện nay.


Vụ số 1. Mười sáu tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa. 
Tác giả Bùi Tín trong bài viết gởi cho đài VOA. Trưa 30/4/1975, trong Dinh Độc lập, ông Nguyễn Văn Hảo (của VNCH) nói với tôi: Chúng tôi nhờ ông báo ra ngoài đó, là chúng tôi đã giữ lại hơn 16 tấn vàng hiện còn trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận. Tôi hỏi lại: Có thiệt không?. ông Hảo trả lời: Thiệt chớ. Năm 1994, khi tôi ở Paris, một bạn người Việt ở Texas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30/4/1975. Theo ông biết thì đầu tháng 5/1975, Hà Nội đã cho riêng 1 chiếc phi cơ vào Sài Gòn tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội..... Cũng đầu tháng 5/1975, tôi được Tướng Đào Đình Luyện, Không Quân, cho biết là nguyên chiếc phi cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội. .....Năm 1987, khi gặp ông Trường Chinh tại Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, và ông Trường Chinh cho biết : Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!. ... Chưa hết, hồi ấy bộ Công An chủ trương «bán bãi để lên tàu thuyền vượt biển», thu vàng từ 3 lạng đến 6 lạng, có nơi đến 12 lạng vàng trên mỗi đầu người, tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hòn Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó là bao nhiêu, và đâu cả rồi?
Tác giả Huỳnh Bửu Sơn với bài «Câu chuyện 16 tấn vàng». Ông Sơn là Kiểm Soát Viên của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1970. Ông Sơn cho biết: Đầu tháng 6/1975, ông với ông Lê Minh Kiên, một người giữ chìa khóa một người giữ mật mã hầm vàng và hầm bạc, Ban Quân Quản ra lệnh kiểm kê kho vàng và kho bạc để bàn giao. Kết quả kiểm soát : Về vàng. Tổng số là 1.234 thoi, mỗi thoi nặng từ 12 đến 14 kí lô. Cộng chung là 16 tấn. Về bạc. Loại giấy bạc 500 đồng và giấy bạc 1.000 đồng, cộng chung hơn 1.000 tỷ đồng. So với hồ sơ lưu trong máy computer, hoàn toàn chính xác. Hai ông Huỳnh Bửu Sơn và Lê Minh Kiên, cùng ký tên bàn giao tất cả vàng và bạc này cho một người cộng sản khoảng 50 tuổi tên Hoàng Minh Duyệt, mãi về sau ông Sơn mới biết ông Duyệt là Chỉ Huy Phó đơn vị tiếp nhận Ngân Hàng Quốc Gia.    
Các Anh có biết tin tức vụ này chưa, hay là đọc thư này mới biết? Dù đã biết hay vừa mới biết, rõ ràng và chắc chắn là 16 tấn vàng mà nhóm lãnh đạo Các Anh đã chở từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến năm 1987 tất cả đều biến mất. Ông Trường Chinh của Các Anh trả lời ông Bùi Tín về vụ 16 tấn vàng của quốc gia cứ như ông ta giỡn chơi chớ chẳng có gì quan trọng qua câu trả lời của ông. Chưa hết, biết bao nhiêu tài sản của người Việt Nam Cộng Hòa cũ bị cướp đoạt dưới hình thức đổi tiền nhưng chỉ trao lại số tiền đủ sống một tuần lễ + diệt tư sản mại bản cướp tài sản + diệt thành phần buôn bán tư nhân cướp tài sản + thu vàng người Việt gốc Hoa rời khỏi Việt Nam, cướp nhà đem bán, và ..v..v..   Vậy, Các Anh thử nghĩ xem «những ai đã được chia?» Lãnh đạo Các Anh cùng nhau chia chác 1.234 thoi vàng, mà Các Anh có được «miếng bụi vàng» nào đâu, trong khi chính Các Anh là những người cầm súng xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi mà?  Thật là kinh khiếp!  

 
Vụ số 2. Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Năm 1997, dự án nhà máy lọc dầu vịnh Dung Quất với kinh phí dự trù lúc đầu là 1 tỷ 300 triệu mỹ kim, rồi điều chỉnh thành 1 tỷ 500 triệu mỹ kim. Dự trù hoàn thành năm 2001 và bắt đầu sản xuất từ năm 2002, với công suất 6.500.000 tấn/năm. Lần lượt các công ty Total của Pháp, công ty Conoco của Mỹ, công ty Petronas của Malaysia, đến Dung Quất quan sát, nhưng tất cả đều rút lui. Lý do: “Dung Quất cách xa các giếng dầu đến hằng ngàn cây số, cũng như các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến chi phí vận chuyển dầu thô từ các giếng dầu cũng như sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ ước tính tăng thêm từ 10 đến 15 mỹ kim mỗi tấn sản phẩm”.
Nhận định của các nhân vật: (1) Ông Võ Hồng Phúc, Bộ Trưởng Bộ Đầu Tư và Kế Hoạch than rằng: “Dự án Dung Quất thiếu cơ sở khoa học và thiếu kiến thức thực tiễn. Những chủ đầu tư đã tự tạo ra tính khả thi cao để trình chánh phủ”. (2) Ông Hoàng Trung Hải, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp, nặng hơn một chút khi cho rằng: “Năm 1997, thời gian các quốc gia Á Châu khủng hoảng tài chánh thì Quốc Hội nhanh chóng thông qua dự án Dung Quất, nên không tìm được nguồn vốn”. (3) Ông Phạm Quang Dự, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị PetroVietnam: “Dự án Dung Quất bị động ngay từ đầu, do chủ trương liên doanh, nhưng không có đối tác nên chuyển qua Việt Nam tự đầu tư, rồi quay trở lại chủ trương liên doanh, để rồi cuối cùng thì tự đầu tư. Cứ mỗi lần thay đổi chủ trương, tự nó kéo theo nhiều thay đổi, dẫn đến lãng phí tài sản và nhất là lãng phí thời gian”. (4) Ông Đỗ Trọng Ngoạn, đại biểu Quốc Hội phát biểu: “Vịnh Dung Quất có mực nước không sâu vì phù sa nhánh sông Thu Bồn thường xuyên đổ vào. Nếu xây dựng đê cảng cũng không thể tiếp nhận được những tàu có trọng tải lớn”.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cử Đoàn Giám Sát điều tra.. Sau mấy tháng công tác, đã nhận định: “Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoàn thành vào năm 2008, và năm 2009 bắt đầu sản xuất. Tính ra chậm đến 7 năm. Nhưng rồi dự án cũng được thực hiện bởi  liên doanh PetroVietNam với tập đoàn Zarubeznheft của Liên Bang Nga, dự định sẽ khánh thành vào năm 2003. Đến tháng 11/2002, liên doanh này có những bất đồng quan trọng. Để chấm dứt bất đồng, Nga tuyên bố rút lui liên doanh trong dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, và đòi lại số vốn chung góp 500 triệu mỹ kim. Vậy là, dự án do PetroVietNam tự thực hiện.
 “Năm 2010, nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu sản xuất. Giữa năm 2012, nhà máy lọc dầu Dung Quất ngưng lại để sửa chữa, đến tháng 8/2012 bắt đầu sản xuất lại với năng suất 2.600.000 tấn/năm. Như vậy, sau 15 năm từ khi bắt đầu dự án, PetroVietNam đã tiêu đi khoản tiền lên đến 3 tỷ 500 triệu mỹ kim mà nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn chưa thật sự hoàn thành, vì dự trù cuối năm 2012 này mới chánh thức bàn giao. So với 1 tỷ 300 triệu mỹ kim theo dự trù lúc đầu (năm 1997), 15 năm sau (2012) chi phí đầu tư lên đến 3 tỷ 500 triệu mỹ kim, tức tăng 2 tỷ 200 triệu mỹ kim = 169%.
Các Anh đã nhận ra chưa? Chỉ riêng trong dự án này, nhóm lãnh đạo Các Anh chọn người lãnh đạo tập đoàm kinh doanh theo tiêu chuẩn trung thành với đảng chớ không chọn người có kiến thức chuyên môn, nên đã lãng phí thời gian, lãng phí tài nguyên, lãng phí tài chánh, và lãng phí nhân lực đến mức không thể tưởng tượng được từ nét nhìn xã hội dân chủ văn minh. Như vậy, liệu trong mấy chục năm qua từ khi bắt đầu “cởi mở, đổi mới” đến nay, đã có bao nhiêu dự án trong tình trạng như nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoặc tồi tệ hơn nữa? Nhưng mà, Các Anh nghĩ xem: “Sự lãng phí đó chỉ là lãng phí về phía đồng bào, còn đối với lãnh đạo Các Anh rất có lý vì khối tài sản của họ ngày càng gia tăng”, vì bất cứ dự án nào họ cũng nhắm phục vụ cho đảng cộng sản mà đảng cộng sản chính là quyền lợi của đảng viên trong Bộ Chính Trị, chớ không phục vụ đồng bào..  Đến đây, Các Anh suy nghĩ gì?  

        
Vụ số 3. Xa lộ Đông Tây Sài Gòn.
Xa lộ Ðông Tây là một chương trình viện trợ của Nhật cho Việt Nam, vừa xây mới vừa tân trang con  đường cũ từ Miền Tây đến Sài Gòn, xuống hầm gần cầu Calmette qua Thủ Thiêm, cuối cùng đến ngã ba Cát Lái. Công ty PCI của Nhật trúng thầu dự án này năm 2001 và 2003. Tháng 8/2008, báo chí Nhật đưa tin, Cảnh Sát Nhật đã bắt giam 4 viên chức của PCI về tội đưa hối lộ. Tại phiên tòa, các viên chức PCI nói rõ, người nhận hối lộ là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Vận Tải, Giám Đốc Quản Lý Dự Án Xa Lộ Đông Tây. Biện Lý Cuộc cho biết, PCI đã hối lộ cho ông Sỹ nhiều lần, cộng chung là 2.300.000 mỹ kim, nhưng phía Biện Lý Cuộc Nhật bản quyết định chỉ truy tố trên con số 820.000 mỹ kim.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn khẳng định: “Thực tế chứng minh chính phủ Việt Nam đã quản lý và sử dụng rất hiệu quả, rất đúng mục đích nguồn ODA của Nhật Bản.” Không những vậy, ông này còn yêu cầu báo chí Nhật đừng loan tin vụ tham nhũng. Trong bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Sơn nói: “Chúng ta đã đề nghị Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của Nhật Bản cũng như của Việt Nam đều không nên đưa tin về vụ này.”
Các Anh có thấy xấu hỗ khi ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam ngốc nghếch không? Ông ta cứ tưởng xã hội dân chủ tự do Nhật Bản như xã hội cộng sản độc tài Việt Nam, nên ông ta rất tự nhiên khi yêu cầu chánh phủ Nhật ra lệnh các cơ quan truyền thông Nhật không được tường trình vụ án. Ông Sỹ được bao che bởi Ủy Viên Bộ Chính Trị đang là Bí Thư thành ủy Lê Thanh Hải. Càng được bao che hơn, vì con trai H.N. Sỹ là rể tương lai của L.T. Hải. Do vậy, mà ông Sỹ chưa hề hấn gì. Nhưng tháng 12/2008, năm ngày sau ngày Nhật Bản tạm cắt một phần viện trợ, Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt. Ngày 11/3/2009, ông Sỹ ra tòa sơ thẩm. Đến tháng 9/2009, H.N. Sỹ bị kết án 3 năm tù. Một tháng sau đó, ông Sỹ nhận thêm bản án khác cùng tội danh “nhận hối lộ”.
Tôi mong là Các Anh đừng “nhạy cảm”  với hai chữ cộng sản mà tôi sử dụng, vì đảng viên cộng sản lãnh đạo, đảng viên trong hàng ngũ quân đội, trong bộ máy cầm quyền,  thì gọi là cộng sản chớ gọi là gì. Sự thật là sự thật mà. 


Vụ số 4. Dự án PMU 18.
Theo phóng viên Đức Tâm của đài RFI. Năm 2006, Bùi Tiến Dũng với vụ án tham nhũng dự án PMU 18, được đưa ra ánh sáng trong khi CSVN chuẩn bị Đại Hội lần thứ 10, đã gây chấn động lớn về tình trạng tham nhũng tràn lan tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, lãnh đạo CSVN đã thừa nhận vụ PMU 18 đe dọa toàn bộ hệ thống chính trị và quản trị quốc gia. Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Đào Đình Bình đã phải từ chức, còn Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến thì bị bắt, nhưng khi ra tòa thì được trắng án, trong khi các nhà báo đưa tin về vụ tham nhũng này lại bị bắt và “tòa án nhân dân” phán họ phạm cái tội “quái đản” là lạm dụng quyền tự do dân chủ, và lãnh án tù. Tôi nói “cái tội quái đản” vì mọi người trong  xã hội xã hội chủ nghĩa hỗn tạp, làm quái gì có tự do dân chủ mà “tòa án nhân dân” phán quyết họ vi phạm.
Năm 2007, “kẻ lãnh đạo bao che” cho Dũng không thể làm gì khác, đành phải nhìn đám đàn em ra tòa, để rồi tòa theo lệnh của “kẻ lãnh đạo nào đó” mà kết án tù Bùi Tiến Dũng về tội biển thủ chia chác làm giàu, dùng tiền viện trợ đó để đánh bạc, và cá cược bóng đá. Trong phiên xử đầu tiên, Bùi Tiến Dũng bị kết án 13 năm tù giam. Năm 2010, nhân vật này lại ra tòa lần thứ hai với tội cho thuê xe công vì mục đích cá nhân, gây thất thoát 2.700.000.000 đồng và lãnh thêm 3 năm tù.
Ngày 27/06/2011, đây là lần thứ ba Bùi Tiến Dũng ra tòa, cùng với 8 tòng phạm khác trong vụ tham nhũng hơn 3 tỷ 400 triệu đồng = khoảng 120.000 Euro, khi thực hiện dự án xây cầu Bãi Cháy năm 2003 (Quảng Ninh). “Nhờ vậy” mà hãng tin AFP cho biết, Việt Nam bị đánh giá là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất thế giới.


Vụ số 5. Tổng Công Ty Vinashin.
Theo bản tin VNOnline ngày 26/11/2010, Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam” (Vinashin) bị phác giác thâm thủng đến 86.565 tỷ đồng VN = 4 tỷ 300 triệu mỹ kim. Khi bị chất vấn  tại Quốc Hội, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng của Các Anh trả lời: “Tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém tại Vinashin, nhưng tôi không làm điều gì sai. Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng, và các Bộ Trưởng có liên quan đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”. Theo bản tin RFI online ngày 21/3/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội thừa nhận rằng: “Thủ Tướng và một số thành viên trong chính phủ đã phạm sai lầm trong vụ Vinashin. Nhưng, Bộ Chính Trị đảng CSVN đã thảo luận và bỏ phiếu về việc “có nên kỷ luật hay không”. Căn cứ theo kết quả bỏ phiếu, Bộ Chính Trị quyết định, “không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân, và yêu cầu nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu tập đoàn Vinashin”.
Vậy là vụ án tham nhũng này dưới con mắt của Bộ Chính Trị đến đây là xong. Nhưng với quốc tế thì mới bắt đầu. Vì năm 2011, Vinashin cùng với hơn 20 tổng công ty & công ty liên quan, bị khởi kiện tại tòa án ở London, Anh quốc, vì không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Thụy Sĩ. Ngày 01/11/2011, Cơ Quan Hình Sự Quốc Tế (Interpol) đã phát lệnh truy nã hai cựu lãnh đạo tập đoàn Vinashin, là: “(1) Hồ Ngọc Tùng, nguyên Tổng giám đốc tài chính của Vinashin, xuất ngoại với lý do trị bệnh nhưng không thấy trở về. (2) Giang Kim Đạt, trưởng phòng kinh doanh công ty vận tải viễn dương, một chi nhánh của Vinashin, ra nước ngoài trước khi bị khởi tố”. Đầu tháng 6/2011, báo Tuổi Trẻ cho biết, ngoài 4 tỷ nói trên, Vinashin có thể bị thâm thủng thêm 1 tỷ mỹ kim tiền phạt vì không thi hành các hợp đồng. Tháng 8/2011, ông Phạm Thanh Bình bị bắt. Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, sau 4 ngày xét xử, Tòa Án Nhân Dân Hải Phòng, vụ án Vinashin kết thúc ngày 30/3/2012 với bản án: (1) Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là Chủ Tịch  Vinashin, 20 năm tù giam. (2) Tám bị cáo còn lại đều bị tù giam.
Sau phiên tòa, Phạm Thanh Bình bị biệt giam cùng phòng với Nguyễn Tuấn Dương tại trại T14. Sáng sớm ngày 31/03/2012, lúc thức dậy thì Nguyễn Tuấn Dương thấy ông Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, chân của ông Bình cách mặt đất khoảng 5-7 phân tây.
Điều mà tôi gởi đến Các Anh là Nguyễn Tuấn Dương nói rằng: “Đêm qua trước khi ngủ, ông Bình đã tâm sự với tôi trong trạng thái của ông ấy căng thẳng. Ông nói: Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với bản án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy, tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”. Cuối bản tin của TTXVN có câu: “Người tù Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước, nhưng không biết vì sao lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của người tù Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?” Đọc xong bản tin này, Các Anh có nhận ra “Nó là nhân vật nào trong nhóm đỉnh cao gian trá” không vậy? “Có phải Nó là người đã tuyên bố tại Quốc Hội là nhận trách nhiệm sự sụp đổ của Vinashin, Nó cũng nói là Nó không làm điều gì sai? Và Nó chính là người cử ông Phạm Thanh Bình vào chức vụ Chủ Tịch Vinashin để nhận phần  chia chác nhiều hơn như ông Bình đã nói vào đêm đầu tiên trong tù, để rồi ông Bình chết ngay đêm đó mà theo bản tin TTX Việt Nam nghi ngờ có uẫn khúc”. Cầm chắc là có bàn tay của Nó cho dù là gián tiếp.  

       
Vụ số 6. Tổng Công Ty Vinalines.
Năm 2005, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng cử ông Dương Chí Dũng giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Vinalines (Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam). Tháng 2/1012, ông Dũng rời khỏi chức vụ vì Vinalines đang thiếu nợ hơn 2 tỷ mỹ kim, nhưng nhờ có bao che nên được cử giữ chức Cục Trưởng Cục Hàng Hải. Ông Dũng bị khởi tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 17/5/2012, Bộ Công An cho toán Công An thi hành lệnh bắt và khám xét nhà thì Dương Chí Dũng đã trốn thoát. Bộ Công An quyết định truy nã đặc biệt.
Ngay sau đó, Công An đã bắt hai lãnh đạo khác của công ty này là ông Mai Văn Phục và Trần Huy Chiếu. Những người này cùng với ông Dương Chí Dũng bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm trước khoản lỗ do mua hơn 70 chiếc tàu ngoại quốc quá cũ, và ụ nổi do Nga sản xuất từ 50 năm trước.
Theo tin RFA ngày 22/7/2012, hội nghị sơ kết hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2012 của Vinalines, đã lỗ 1.400 tỷ đồng. Số nợ của Vinalines đến mức mà những tháng cuối năm 2011, có đến 126 tàu hàng lớn nhỏ bị giữ tại các hải cảng quốc tế vì nợ đáo hạn. 
Bản tin VietNamNet.vn. Ngày 5/9/2012, Bộ Công An CSVN loan tin đã bắt được Dương Chí Dũng tại một quốc gia khối ASEAN, nhưng cho đến nay vẫn không tin tức gì thêm về vụ này. Liệu, sự thật đằng sau bản tin đó là gì? Hệ thống tham nhũng của lãnh đạo Các Anh khiếp thậ!


Vụ số 7. Tập Đoàn Tài Chánh Á Châu.
Theo thông tin sớm nhất từ các Blog tự do như “Quan Làm Báo”, Thông Tấn Xã Vàng Anh, và đồng loạt các Blog khác, thì nửa đêm rạng sáng 21/08/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, được gọi là “bầu Kiên”, hay “bố già Kiên”, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Tài Chánh Á Châu, kiêm nhiều chức quan trọng tại nhiều ngân hàng (trong 42 ngân hàng) và tổng công ty, đã bị Công An bắt. Tiếp theo là ngày 22/8/2012, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng ACB cũng bị bắt. Cùng ngày, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao phê chuẩn lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông NĐ Kiên và ông LX Hải. Theo bản tin TTX Việt Nam tối thứ Sáu 7/9/2012, Bộ Công An bắt giam ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công Ty Cổ Phần đầu tư Sài Gòn (SGI). Cùng ngày, Bộ Công An cũng bắt giam bà Nguyễn Thị Bích Trang, nhân viên của Công Ty Cổ Phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở Sài Gòn. Tiếp đến là ông Trầm Bê đầu thú và bị Công An quản thúc.  
Ông Nguyễn Đức Kiên, từng du học ngoại quốc. Ông Kiên với thế lực trong ngành tài chánh, trở thành người thân cận của Thủ Tướng Dũng với Tướng Công An Nguyễn Văn Hưởng. Vì vậy mà sự kiện ông NĐ Kiên và ông LX Hải bị bắt, chính là đòn tranh giành quyền lực trong Bộ Chính Trị nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật khuynh loát toàn bộ quyền hành về kinh tế tài chánh.
Ngay vài phút đầu tiên bị thẩm vấn, khi được biết bị Thủ Tướng Dũng bỏ rơi, và con gái của ông Dũng cũng  chạy ra ngoại quốc, ông Nguyễn Đức Kiên đã thẳng thắn đặt vấn đề: “Nếu tôi thành thật khai báo thì sẽ được hưởng khoan hồng thế nào?”
Chiều ngày 12/9/2012, trang Web của chánh phủ có công văn số 7169, với nội dung cho biết “Thủ Tướng chỉ thị xử lý các trang blog có những bài bôi đen bộ máy lãnh đạo đất nước” như Blog “Quan Làm Báo”, đồng thời ngăn cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến tin tức từ các trang Blog đó. Ông Dũng nhấn mạnh: “Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch”.   
Các Anh có biết Blog “Quan Làm Báo” mới xuất hiện từ cuối tháng 5/2012, chỉ mới hơn 3 tháng mà có đến 23 triệu lượt người xem, vì hầu hết là những tin tức thuộc loại bí mật quốc gia, không phải bí mật về quốc phòng mà bí mật về tham nhũng. Và Các Anh có rùng mình khi nhận ra các đảng viên cộng sản hàng lãnh đạo mỗi khi mở miệng ra là nhân danh “đại diện cho giai cấp nông dân và giai cấp công nhân”, nhưng tất cả họ chỉ có mục đích duy nhất là kết  thành nhóm để dùng quyền lực khuynh đảo các hoạt động kinh tế tài chánh quốc gia, dẫn đến tình trạng tham nhũng khủng khiếp. Tôi nhận định  ở cấp quốc gia, vì bản tin AFP ngày 24/8/2012 cho biết, chỉ trong 4 ngày sau ngày ông Kiên và ông Hải bị bắt, thị trường chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội đã thiệt hại đến 5 tỷ 620 triệu mỹ kim.
"Ngày 17/9/2012, lãnh đạo ba ngành Tư Pháp trung ương đã họp nghe cơ quan Cảnh Sát điều tra Bộ Công An đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan, và quyết định: (1) Khởi tố bị can Nguyễn Đức Kiên, về “tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Luật Hình Sự”. (2) Bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Đức Kiên về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139- Bộ Luật Hình Sự." Bộ Công An cũng quyết định khởi tố và đã bắt giam  Trần Ngọc Thanh Giám Đốc, và Nguyễn Thị Hải Yến kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, về tội đồng phạm.
Ngày 19/09/2012, Ngân Hàng ACB thông báo là ông Trần Xuân Giá, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng, cùng với hai Phó Chủ Tịch là Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang đã từ chức vì lý do cá nhân. ACB cũng xác nhận hai vị này có liên quan đến vụ tai tiếng tài chánh của ngân hàng này. Vì liên quan đến ngân hàng ACB, ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị ngân hàng Eximbank cũng đã từ chức vì lý do cá nhân. Nhưng ngày 27/09/2012, ông Trần Xuân Giá, cùng với các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, và Phạm Trung Cang bị khởi tố, vì liên quan đến vụ lừa đảo hơn 700 tỷ đồng của ngân hàng ACB. Cả 4 người được tại ngoại, nhưng bị cấm rời khỏi nơi cư trú.
Trong khi chờ kết quả vụ án tham nhũng rất lớn liên quan đến chính trị nội bộ đảng cộng sản mà ông Kiên khai báo những gì, Các Anh có thấy tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam mình không? Chỉ vì cái ông Thủ Tướng thuộc dòng họ “Bạch Tuộc” nên “cha con” Thủ Tướng cộng lại có đến hằng mấy chục cái vòi lớn nhỏ dài ngắn, cùng nhau rút ruột quốc gia qua từng ngóc ngách trong xã hội.


Kết Luận
Hiện nay, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và những tay sai thân tín của ông ta thật sự hốt hoảng, sau khi những tham nhũng gộc trong ngành tài chánh và các tâp đoàn kinh tế do ông ta cai quản bị bắt. Cùng lúc, lệnh của Nguyễn Tấn Dũng ngày 12/9/2012 cấm công nhân viên chức không xem những “tin tức phản động”, thì trong nữa ngày đầu tiên có hơn 500.000 người tìm đọc các tin tức trong các Blogs đó để nhận ra bộ mặt ghê tởm của ông ta. Tiếp đến là bản án quái đản mới nhất đối với ba Bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải + Tạ Phong Tần + Phan Thanh Hải khi nhìn từ góc cạnh pháp lý trong xã hội văn minh, chính Thủ Tướng CSVN đã vạch áo cho mọi người thấy “dòng chữ xâm trên lưng” khi họ gia nhập đảng: “Đảng CSVN cao hơn luật pháp, với lý tưởng tranh đoạt quyền lực để “thâu tóm” quyền lợi, và không bao giờ thay đổi”.  (thâu tóm, là chữ mà Nguyễn Tấn Dũng sử dụng khi nói đến lãnh đạo các ngân hàng bị bắt)  
Tôi thấy cần giúp Các Anh với nét nhìn của người tự do về hai nhóm chữ mà Thủ Tướng Các Anh đã sử dụng trong công văn ngày 12/9/2012 là “Những tin tức phản động, những thế lực thù địch” để chỉ những người mà ông ta trấn áp, giam giữ, phạt tù, để giúp ông ta giảm bớt nỗi sợ hãi vì bị ám cái chết “bất đắc kỳ tử” trước mắt ông. Những tin tức phản động, chính là những tin tức xác thật về những sự kiện xấu xa tồi tệ về hành động của ông ta thâu tóm tài sản. Còn Những thế lực thù địch, chính là những người dân yêu nước, yêu tự do, muốn xây dựng một xã hội dân chủ được quản trị bởi luật pháp, vì đó là hạnh phúc của đồng bào.


Tôi mong Các Anh bình tâm mà nhìn vào chuỗi sự kiện đã và đang diễn ra để nhận ra sự thật, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình chớ không phải tâm hồn của người đảng viên cộng sản, rồi quyết định.... Và quyết định đó giúp Các Anh mạnh mẽ bước vào hàng ngũ tuổi trẻ, trí thức, đồng bào, để cùng giành lại quyền làm người cho hơn 90 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. Hãy nhớ ...
    “Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng”.
“Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước ...”.

                           Texas, tháng10 năm 2012

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm