Tin nóng trong ngày
Thủ tướng Nhật Abe sẽ hội kiến Donald Trump
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump vào thứ Năm 17/11.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump vào thứ Năm 17/11.
Lên đường đi công du, Shinzo Abe nói ông muốn "xây dựng lòng tin" với Hoa Kỳ và "cùng hợp tác vì thịnh vượng và hòa bình thế giới".
Cuộc gặp ở New York diễn ra trong khi có quan ngại về việc quốc gia đồng minh lớn nhất của Nhật Bản có thể sẽ chuyển hướng ngoại giao sau khi có tổng thống mới.
Trump nói Nhật cần chi thêm tiền để duy trì hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình.
Ông cũng chỉ trích hiệp định tự do thương mại mà Tổng thống Obama đã thỏa thuận với Nhật Bản và một số quốc gia Thái Bình Dương khác.
Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành đồng minh chủ chốt kể từ sau Thế chiến thứ hai, khi Hoa Kỳ giúp Nhật tại thiết nền kinh tế.
Ông Abe dừng chân ở New York khi trên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh về thương mại ở Peru.
Tuy nhiên các chi tiết về cuộc gặp ngày 17/11 hiện còn chưa được công bố, cũng như địa điểm diễn ra cuộc họp.
Phóng viên BBC Paul Adams có mặt tại Washington nói ông Trump đã giảm độ gay gắt trong các phát biểu của ông kể từ sau khi trúng cử thế nhưng các nhà quan sát vẫn hoài nghi liệu các nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á được xác lập từ thời hậu chiến có sẽ còn được duy trì hay không.
Donald Trump đang phải lựa chọn thành phần nội các cùng các vị trí khác. Ông đã lên tiếng bác bỏ rằng quá trình chuyển giao gặp trục trặc.
Từ sau bầu cử, Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence đã nói chuyện với 29 vị lãnh đạo thế giới.
Hiện chưa rõ ai khác nữa sẽ có mặt trong cuộc gặp giữa ông Trump với ông Abe.
Một quan chức ngoại giao cao cấp của Nhật, Tetsuya Otsuru, nói: "Chúng tôi muốn bảo vệ liên minh của chúng tôi với Hoa Kỳ trong thời gian chuyển giao".
Tuy nhiên giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều khác biệt.
Liên minh an ninh Nhật-Mỹ
Image copyright AFP
Image caption Người Nhật rất quan tâm tới cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ
Donald Trump nói Mỹ có thể rút quân nếu như Nhật Bản không chịu gánh thêm chi phí. Tokyo hiện chi 1,7 tỷ đôla mỗi năm, trong đó có việc duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật, chủ yếu ở Okinawa, mà nhiều người Nhật không lấy gì mặn mà.
Ông tổng thống đắc cử cũng làm Nhật kinh ngạc khi tuyên bố ý tưởng rằng Nhật Bản và Nam Hàn có thể tự trang bị vũ khí hạt nhân để phòng vệ trước đe dọa từ Bắc Hàn.
Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân, luôn luôn chống lại việc vũ trang hạt nhân.
Vấn đề Trung Quốc
Cả Trump và Abe đều e dè Trung Quốc, nhưng sự chú ý của hai ông khác nhau. Trump cáo buộc Trung Quốc là "ăn cướp" công ăn việc làm của người Mỹ thông qua các hiệp định thương mại mà ông cam kết sẽ tái đàm phán hoặc hủy bỏ.
Quan ngại chính của ông Abe lại là chính sách hung hăng của Bắc Kinh trong lĩnh vực tranh chấp các lãnh thổ mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Thương mại
Nhật Bản là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, nên thương mại đóng vai trò tối quan trọng. Nhật mong muốn Mỹ duy trì mở cửa đối với hàng hóa của Nhật và ủng hộ các thỏa thuận thương mại với các thị trường khác. Trump đã bày tỏ quan ngại về hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và dọa bác bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà nhiều người xem như công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn cũng đang đưa ra một hiệp định thương mại tương tự.
( BBC )
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump vào thứ Năm 17/11.
Lên đường đi công du, Shinzo Abe nói ông muốn "xây dựng lòng tin" với Hoa Kỳ và "cùng hợp tác vì thịnh vượng và hòa bình thế giới".
Cuộc gặp ở New York diễn ra trong khi có quan ngại về việc quốc gia đồng minh lớn nhất của Nhật Bản có thể sẽ chuyển hướng ngoại giao sau khi có tổng thống mới.
Trump nói Nhật cần chi thêm tiền để duy trì hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình.
Ông cũng chỉ trích hiệp định tự do thương mại mà Tổng thống Obama đã thỏa thuận với Nhật Bản và một số quốc gia Thái Bình Dương khác.
Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành đồng minh chủ chốt kể từ sau Thế chiến thứ hai, khi Hoa Kỳ giúp Nhật tại thiết nền kinh tế.
Ông Abe dừng chân ở New York khi trên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh về thương mại ở Peru.
Tuy nhiên các chi tiết về cuộc gặp ngày 17/11 hiện còn chưa được công bố, cũng như địa điểm diễn ra cuộc họp.
Phóng viên BBC Paul Adams có mặt tại Washington nói ông Trump đã giảm độ gay gắt trong các phát biểu của ông kể từ sau khi trúng cử thế nhưng các nhà quan sát vẫn hoài nghi liệu các nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á được xác lập từ thời hậu chiến có sẽ còn được duy trì hay không.
Donald Trump đang phải lựa chọn thành phần nội các cùng các vị trí khác. Ông đã lên tiếng bác bỏ rằng quá trình chuyển giao gặp trục trặc.
Từ sau bầu cử, Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence đã nói chuyện với 29 vị lãnh đạo thế giới.
Hiện chưa rõ ai khác nữa sẽ có mặt trong cuộc gặp giữa ông Trump với ông Abe.
Một quan chức ngoại giao cao cấp của Nhật, Tetsuya Otsuru, nói: "Chúng tôi muốn bảo vệ liên minh của chúng tôi với Hoa Kỳ trong thời gian chuyển giao".
Tuy nhiên giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều khác biệt.
Liên minh an ninh Nhật-Mỹ
Image copyright AFP
Image caption Người Nhật rất quan tâm tới cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ
Donald Trump nói Mỹ có thể rút quân nếu như Nhật Bản không chịu gánh thêm chi phí. Tokyo hiện chi 1,7 tỷ đôla mỗi năm, trong đó có việc duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật, chủ yếu ở Okinawa, mà nhiều người Nhật không lấy gì mặn mà.
Ông tổng thống đắc cử cũng làm Nhật kinh ngạc khi tuyên bố ý tưởng rằng Nhật Bản và Nam Hàn có thể tự trang bị vũ khí hạt nhân để phòng vệ trước đe dọa từ Bắc Hàn.
Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân, luôn luôn chống lại việc vũ trang hạt nhân.
Vấn đề Trung Quốc
Cả Trump và Abe đều e dè Trung Quốc, nhưng sự chú ý của hai ông khác nhau. Trump cáo buộc Trung Quốc là "ăn cướp" công ăn việc làm của người Mỹ thông qua các hiệp định thương mại mà ông cam kết sẽ tái đàm phán hoặc hủy bỏ.
Quan ngại chính của ông Abe lại là chính sách hung hăng của Bắc Kinh trong lĩnh vực tranh chấp các lãnh thổ mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Thương mại
Nhật Bản là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, nên thương mại đóng vai trò tối quan trọng. Nhật mong muốn Mỹ duy trì mở cửa đối với hàng hóa của Nhật và ủng hộ các thỏa thuận thương mại với các thị trường khác. Trump đã bày tỏ quan ngại về hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và dọa bác bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà nhiều người xem như công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn cũng đang đưa ra một hiệp định thương mại tương tự.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Thủ tướng Nhật Abe sẽ hội kiến Donald Trump
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump vào thứ Năm 17/11.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump vào thứ Năm 17/11.
Lên đường đi công du, Shinzo Abe nói ông muốn "xây dựng lòng tin" với Hoa Kỳ và "cùng hợp tác vì thịnh vượng và hòa bình thế giới".
Cuộc gặp ở New York diễn ra trong khi có quan ngại về việc quốc gia đồng minh lớn nhất của Nhật Bản có thể sẽ chuyển hướng ngoại giao sau khi có tổng thống mới.
Trump nói Nhật cần chi thêm tiền để duy trì hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình.
Ông cũng chỉ trích hiệp định tự do thương mại mà Tổng thống Obama đã thỏa thuận với Nhật Bản và một số quốc gia Thái Bình Dương khác.
Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành đồng minh chủ chốt kể từ sau Thế chiến thứ hai, khi Hoa Kỳ giúp Nhật tại thiết nền kinh tế.
Ông Abe dừng chân ở New York khi trên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh về thương mại ở Peru.
Tuy nhiên các chi tiết về cuộc gặp ngày 17/11 hiện còn chưa được công bố, cũng như địa điểm diễn ra cuộc họp.
Phóng viên BBC Paul Adams có mặt tại Washington nói ông Trump đã giảm độ gay gắt trong các phát biểu của ông kể từ sau khi trúng cử thế nhưng các nhà quan sát vẫn hoài nghi liệu các nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á được xác lập từ thời hậu chiến có sẽ còn được duy trì hay không.
Donald Trump đang phải lựa chọn thành phần nội các cùng các vị trí khác. Ông đã lên tiếng bác bỏ rằng quá trình chuyển giao gặp trục trặc.
Từ sau bầu cử, Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence đã nói chuyện với 29 vị lãnh đạo thế giới.
Hiện chưa rõ ai khác nữa sẽ có mặt trong cuộc gặp giữa ông Trump với ông Abe.
Một quan chức ngoại giao cao cấp của Nhật, Tetsuya Otsuru, nói: "Chúng tôi muốn bảo vệ liên minh của chúng tôi với Hoa Kỳ trong thời gian chuyển giao".
Tuy nhiên giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều khác biệt.
Liên minh an ninh Nhật-Mỹ
Image copyright AFP
Image caption Người Nhật rất quan tâm tới cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ
Donald Trump nói Mỹ có thể rút quân nếu như Nhật Bản không chịu gánh thêm chi phí. Tokyo hiện chi 1,7 tỷ đôla mỗi năm, trong đó có việc duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật, chủ yếu ở Okinawa, mà nhiều người Nhật không lấy gì mặn mà.
Ông tổng thống đắc cử cũng làm Nhật kinh ngạc khi tuyên bố ý tưởng rằng Nhật Bản và Nam Hàn có thể tự trang bị vũ khí hạt nhân để phòng vệ trước đe dọa từ Bắc Hàn.
Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng bị tấn công hạt nhân, luôn luôn chống lại việc vũ trang hạt nhân.
Vấn đề Trung Quốc
Cả Trump và Abe đều e dè Trung Quốc, nhưng sự chú ý của hai ông khác nhau. Trump cáo buộc Trung Quốc là "ăn cướp" công ăn việc làm của người Mỹ thông qua các hiệp định thương mại mà ông cam kết sẽ tái đàm phán hoặc hủy bỏ.
Quan ngại chính của ông Abe lại là chính sách hung hăng của Bắc Kinh trong lĩnh vực tranh chấp các lãnh thổ mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Thương mại
Nhật Bản là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, nên thương mại đóng vai trò tối quan trọng. Nhật mong muốn Mỹ duy trì mở cửa đối với hàng hóa của Nhật và ủng hộ các thỏa thuận thương mại với các thị trường khác. Trump đã bày tỏ quan ngại về hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và dọa bác bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà nhiều người xem như công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn cũng đang đưa ra một hiệp định thương mại tương tự.
( BBC )