Xe cán chó
Thử xét đoán tính cách con người qua nét chữ của ‘Tổng Bí Thư’ Trọng Lú
con người qua nét chữ. Thế nhưng, không hiểu sao lần này, tình cờ bắt gặp bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi lại cứ muốn thử làm “thầy bói” một lần xem sao.
Người xưa vẫn có câu “nét chữ, nét người”. Tôi thì không biết gì về thư pháp, và cũng chẳng có chút kinh nghiệm nào về chuyện xét đoán tính cách con người qua nét chữ. Thế nhưng, không hiểu sao lần này, tình cờ bắt gặp bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi lại cứ muốn thử làm “thầy bói” một lần xem sao.
Đây là bức ảnh chụp lưu bút của ngài Tổng Bí thư tại lễ viếng và truy
điệu 9 quân nhân phi hành đoàn Casa 212 hy sinh khi đang bay tìm kiếm
máy bay Su30MK2 ở Hà Nội hôm 30/6 vừa qua:
Người xưa vẫn có câu “nét chữ, nét người”. Tôi thì không biết gì về thư pháp, và cũng chẳng có chút kinh nghiệm nào về chuyện xét đoán tính cách con người qua nét chữ. Thế nhưng, không hiểu sao lần này, tình cờ bắt gặp bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi lại cứ muốn thử làm “thầy bói” một lần xem sao.
Ảnh: VietNamNet |
Và dưới đây là một vài nhận định chủ quan về tính cách con người qua nét chữ của tác giả bản lưu bút.
Thứ nhất, nét chữ trong lưu bút vừa đẹp, vừa đều, vừa ngay ngắn,
cho thấy tác giả là một con người chỉn chu, tròn trịa, ưa hình thức, và…
không nhiều cá tính.
Thứ hai, trong hai tên địa danh là “Hà Nội” và “Việt Nam”, tác
giả chỉ viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất là ‘Hà’ và ‘Việt’, hai chữ
đầu âm tiết cuối lại viết thường. Đây là quy tắc chính tả quen thuộc
thời ông Nguyễn Phú Trọng còn ngồi trên ghế nhà trường, vốn bắt đầu từ
khi chữ quốc ngữ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Lý do là vì chữ quốc
ngữ ra đời từ các ký tự Latin, nên ban đầu các âm tiết trong tên địa
danh thường được viết liền nhau và nối với nhau bằng một gạch ngang ở
giữa, chẳng hạn như “Việt-nam” hay “Hà-nội”. Theo cách viết đó, chỉ chữ
cái đầu của tên địa danh là được viết hoa. Dần dà, theo đà Việt hoá ngày
càng sâu sắc, người ta bỏ gạch nối ở giữa để tách các âm tiết trong tên
địa danh ra, nhưng vẫn chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất,
chẳng hạn như “Việt nam” hay “Hà nội”.
Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990 về sau, người ta lại quy ước là các
âm tiết trong tên địa danh đều được viết hoa chữ cái đầu, tức là “Việt
Nam” thay vì “Việt nam” như trước. Ông Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp Khoa
Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành nhà báo chuyên nghiệp, không
ngừng thăng tiến trong sự nghiệp cầm bút, trước khi trở thành nhà lý
luận số 1 của Đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội rồi Tổng Bí thư. Nghĩa là,
hàng chục năm qua ông hoặc là suốt ngày ngồi viết lách, hoặc là luôn
tiếp xúc với đủ mọi thứ ấn phẩm: báo chí, báo cáo, văn kiện, cương lĩnh,
quyết định, nghị quyết, v.v.
Hơn 1/4 thế kỷ qua, những tên địa danh như “Hà Nội” hay “Việt Nam” khi
xuất hiện trước mắt ông đều được viết hoa các chữ đầu âm tiết. Tuy
nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ khiến ông phải thay đổi thói quen
chỉ viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong tên địa danh. Lối viết
này còn thể hiện rõ khi ông viết “Đảng cộng sản” và “Ban chấp hành” thay
vì lẽ ra phải là “Đảng Cộng sản” và “Ban Chấp hành” như quy tắc thông
dụng hiện nay.
Điều đó cho thấy, ngài Tổng Bí thư của chúng ta là một người rất bảo
thủ, cứng nhắc, cũ kỹ, theo lối mòn. Tính cách này rõ ràng là không phù
hợp với vai trò lãnh đạo quốc gia trong một thời kỳ mà đất nước phải đối
mặt với vô vàn biến động phức tạp và khó lường, cả bên trong lẫn bên
ngoài, đòi hỏi tinh thần đổi mới cũng như phong cách quyết đoán của nhà
lãnh đạo như hiện nay.
Thứ ba, trong khi những danh từ như “Việt Nam” hay “Hà Nội” ông
viết thành “Việt nam” và “Hà Nội” thì danh từ “Tổ quốc” ông lại viết
thành “Tổ Quốc”, tức là viết hoa cả 2 ký tự đầu tiên của 2 âm tiết, chứ
không như theo quy tắc phải là “Tổ quốc”. Điều này rõ ràng là thể hiện
tính cách tuỳ tiện, bất nhất của tác giả. Với một nhà lãnh đạo quốc gia,
dẫn dắt cả một dân tộc đến 90 triệu dân, tính cách này quả là tiềm ẩn
nhiều hệ luỵ tai hại.
Thứ tư, trước kia người ta chỉ viết hoa chữ đầu tiên trong tên
chức vụ, chẳng hạn như “Tổng bí thư” hay “Bí thư”, tương tự như cách ông
Trọng viết “Đảng cộng sản” hay “Ban chấp hành” ở trên. Về sau người ta
mới chuyển sang viết “Tổng Bí thư”, thay vì “Tổng bí thư” như trước.
Thậm chí năm 1998, Văn phòng Chính phủ còn ban hành một quyết định về quy tắc viết hoa. Và chưa bao giờ tên chức danh lại được viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết, chẳng hạn như “Tổng Bí Thư”.
Vậy nhưng, trong lưu bút của mình, ngài TBT lại nắn nót viết hoa tất cả
các chữ đầu âm tiết của hai tên chức danh là “Tổng Bí Thư” và “Bí Thư”
[Quân uỷ Trung ương] ở cuối bản lưu bút. Điều này cho thấy tác giả là
người có ý thức rất cao về vai trò của bản thân. Thậm chí có thể nói,
những chức vị tối cao đó đối với ông dường như là một nỗi đam mê, một sự
tôn sùng, và được ông dành cho một tình yêu đặc biệt. Phải chăng là để
đạt được tham vọng quyền lực cháy bỏng đó, khi còn là Chủ tịch Quốc hội,
ông đã không ngần ngại phát ra những câu như “Tình hình Biển Đông không
có gì mới (!)” hòng “ghi điểm” với Bắc Kinh, mặc cho công chúng bêu
riếu và sục sôi tức giận?
Hiểu được tâm lý chuộng hình thức, tự tôn, ưa thích cảm giác thấy mình
là quan trọng của vị quốc khách phương Nam, nên trong chuyến thăm Trung
Quốc từ ngày 7 - 10/4/2015, các ông chủ Trung Nam Hải đã dành người đứng
đầu Đảng CSVN những nghi lễ đón tiếp đặc biệt long trọng, hoành tráng,
mà tiêu biểu là loạt 21 phát đại bác chào mừng. Và kết quả của chuyến
thăm này là một bản Tuyên bố chung Trung
- Việt với vô số lợi thế cho Trung Quốc và đẩy hết những nguy cơ tiềm
tàng về phía Việt Nam. Ngoài ra, tâm lý đó cũng bộc lộ khi ông hoan hỉ
nói về chuyến thăm Anh đầu năm 2013: “Mình phải như thế nào thì người ta
mới mời chứ” (!).
Với tính cách như phân tích trên đây, dĩ nhiên ông Nguyễn Phú Trọng sẽ
tìm mọi cách để kéo dài thời gian lãnh đạo quốc gia của mình càng lâu
càng tốt, bất chấp thực tế ông là một gánh nặng lớn cho chính dân tộc đã
sinh thành ra ông hay việc ông từng cao giọng lên án những kẻ có “tham vọng quyền lực”.
Vậy những ngày tháng cuối cùng của ông trên cương vị Tổng Bí thư liệu có
đem lại chút hy vọng nào cho đất nước hay không? Xin thưa là có, dù
nhiều ít thì còn phải chờ thời gian trả lời. Với tính cách chỉn chu, ý
thức cao độ về bản thân, cộng với những tai tiếng về những hậu quả nặng
nề mà ông đã gây ra cho đất nước và (dường như) càng ngày ông càng nhận
thức được đầy đủ, ngài TBT hẳn rất muốn làm điều gì đó hầu để lại một
hình ảnh tích cực trong lịch sử.
Bất luận thế nào, không ai khác mà chính ông mới là người tự đóng khung
hình ảnh của mình trong lịch sử. Ông vẫn còn cơ hội, nhưng thời gian thì
không còn nhiều nữa.
Lê Anh Hùng
(Việt Nam Thời Báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Thử xét đoán tính cách con người qua nét chữ của ‘Tổng Bí Thư’ Trọng Lú
con người qua nét chữ. Thế nhưng, không hiểu sao lần này, tình cờ bắt gặp bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi lại cứ muốn thử làm “thầy bói” một lần xem sao.
Người xưa vẫn có câu “nét chữ, nét
người”. Tôi thì không biết gì về thư pháp, và cũng chẳng có chút kinh
nghiệm nào về chuyện xét đoán tính cách con người qua nét chữ. Thế
nhưng, không hiểu sao lần này, tình cờ bắt gặp bút tích của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, tôi lại cứ muốn thử làm “thầy bói” một lần xem sao.
Đây là bức ảnh chụp lưu bút của ngài Tổng Bí thư tại lễ viếng và truy
điệu 9 quân nhân phi hành đoàn Casa 212 hy sinh khi đang bay tìm kiếm
máy bay Su30MK2 ở Hà Nội hôm 30/6 vừa qua:
Ảnh: VietNamNet |
Và dưới đây là một vài nhận định chủ quan về tính cách con người qua nét chữ của tác giả bản lưu bút.
Thứ nhất, nét chữ trong lưu bút vừa đẹp, vừa đều, vừa ngay ngắn,
cho thấy tác giả là một con người chỉn chu, tròn trịa, ưa hình thức, và…
không nhiều cá tính.
Thứ hai, trong hai tên địa danh là “Hà Nội” và “Việt Nam”, tác
giả chỉ viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất là ‘Hà’ và ‘Việt’, hai chữ
đầu âm tiết cuối lại viết thường. Đây là quy tắc chính tả quen thuộc
thời ông Nguyễn Phú Trọng còn ngồi trên ghế nhà trường, vốn bắt đầu từ
khi chữ quốc ngữ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Lý do là vì chữ quốc
ngữ ra đời từ các ký tự Latin, nên ban đầu các âm tiết trong tên địa
danh thường được viết liền nhau và nối với nhau bằng một gạch ngang ở
giữa, chẳng hạn như “Việt-nam” hay “Hà-nội”. Theo cách viết đó, chỉ chữ
cái đầu của tên địa danh là được viết hoa. Dần dà, theo đà Việt hoá ngày
càng sâu sắc, người ta bỏ gạch nối ở giữa để tách các âm tiết trong tên
địa danh ra, nhưng vẫn chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất,
chẳng hạn như “Việt nam” hay “Hà nội”.
Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990 về sau, người ta lại quy ước là các
âm tiết trong tên địa danh đều được viết hoa chữ cái đầu, tức là “Việt
Nam” thay vì “Việt nam” như trước. Ông Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp Khoa
Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành nhà báo chuyên nghiệp, không
ngừng thăng tiến trong sự nghiệp cầm bút, trước khi trở thành nhà lý
luận số 1 của Đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội rồi Tổng Bí thư. Nghĩa là,
hàng chục năm qua ông hoặc là suốt ngày ngồi viết lách, hoặc là luôn
tiếp xúc với đủ mọi thứ ấn phẩm: báo chí, báo cáo, văn kiện, cương lĩnh,
quyết định, nghị quyết, v.v.
Hơn 1/4 thế kỷ qua, những tên địa danh như “Hà Nội” hay “Việt Nam” khi
xuất hiện trước mắt ông đều được viết hoa các chữ đầu âm tiết. Tuy
nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ khiến ông phải thay đổi thói quen
chỉ viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong tên địa danh. Lối viết
này còn thể hiện rõ khi ông viết “Đảng cộng sản” và “Ban chấp hành” thay
vì lẽ ra phải là “Đảng Cộng sản” và “Ban Chấp hành” như quy tắc thông
dụng hiện nay.
Điều đó cho thấy, ngài Tổng Bí thư của chúng ta là một người rất bảo
thủ, cứng nhắc, cũ kỹ, theo lối mòn. Tính cách này rõ ràng là không phù
hợp với vai trò lãnh đạo quốc gia trong một thời kỳ mà đất nước phải đối
mặt với vô vàn biến động phức tạp và khó lường, cả bên trong lẫn bên
ngoài, đòi hỏi tinh thần đổi mới cũng như phong cách quyết đoán của nhà
lãnh đạo như hiện nay.
Thứ ba, trong khi những danh từ như “Việt Nam” hay “Hà Nội” ông
viết thành “Việt nam” và “Hà Nội” thì danh từ “Tổ quốc” ông lại viết
thành “Tổ Quốc”, tức là viết hoa cả 2 ký tự đầu tiên của 2 âm tiết, chứ
không như theo quy tắc phải là “Tổ quốc”. Điều này rõ ràng là thể hiện
tính cách tuỳ tiện, bất nhất của tác giả. Với một nhà lãnh đạo quốc gia,
dẫn dắt cả một dân tộc đến 90 triệu dân, tính cách này quả là tiềm ẩn
nhiều hệ luỵ tai hại.
Thứ tư, trước kia người ta chỉ viết hoa chữ đầu tiên trong tên
chức vụ, chẳng hạn như “Tổng bí thư” hay “Bí thư”, tương tự như cách ông
Trọng viết “Đảng cộng sản” hay “Ban chấp hành” ở trên. Về sau người ta
mới chuyển sang viết “Tổng Bí thư”, thay vì “Tổng bí thư” như trước.
Thậm chí năm 1998, Văn phòng Chính phủ còn ban hành một quyết định về quy tắc viết hoa. Và chưa bao giờ tên chức danh lại được viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết, chẳng hạn như “Tổng Bí Thư”.
Vậy nhưng, trong lưu bút của mình, ngài TBT lại nắn nót viết hoa tất cả
các chữ đầu âm tiết của hai tên chức danh là “Tổng Bí Thư” và “Bí Thư”
[Quân uỷ Trung ương] ở cuối bản lưu bút. Điều này cho thấy tác giả là
người có ý thức rất cao về vai trò của bản thân. Thậm chí có thể nói,
những chức vị tối cao đó đối với ông dường như là một nỗi đam mê, một sự
tôn sùng, và được ông dành cho một tình yêu đặc biệt. Phải chăng là để
đạt được tham vọng quyền lực cháy bỏng đó, khi còn là Chủ tịch Quốc hội,
ông đã không ngần ngại phát ra những câu như “Tình hình Biển Đông không
có gì mới (!)” hòng “ghi điểm” với Bắc Kinh, mặc cho công chúng bêu
riếu và sục sôi tức giận?
Hiểu được tâm lý chuộng hình thức, tự tôn, ưa thích cảm giác thấy mình
là quan trọng của vị quốc khách phương Nam, nên trong chuyến thăm Trung
Quốc từ ngày 7 - 10/4/2015, các ông chủ Trung Nam Hải đã dành người đứng
đầu Đảng CSVN những nghi lễ đón tiếp đặc biệt long trọng, hoành tráng,
mà tiêu biểu là loạt 21 phát đại bác chào mừng. Và kết quả của chuyến
thăm này là một bản Tuyên bố chung Trung
- Việt với vô số lợi thế cho Trung Quốc và đẩy hết những nguy cơ tiềm
tàng về phía Việt Nam. Ngoài ra, tâm lý đó cũng bộc lộ khi ông hoan hỉ
nói về chuyến thăm Anh đầu năm 2013: “Mình phải như thế nào thì người ta
mới mời chứ” (!).
Với tính cách như phân tích trên đây, dĩ nhiên ông Nguyễn Phú Trọng sẽ
tìm mọi cách để kéo dài thời gian lãnh đạo quốc gia của mình càng lâu
càng tốt, bất chấp thực tế ông là một gánh nặng lớn cho chính dân tộc đã
sinh thành ra ông hay việc ông từng cao giọng lên án những kẻ có “tham vọng quyền lực”.
Vậy những ngày tháng cuối cùng của ông trên cương vị Tổng Bí thư liệu có
đem lại chút hy vọng nào cho đất nước hay không? Xin thưa là có, dù
nhiều ít thì còn phải chờ thời gian trả lời. Với tính cách chỉn chu, ý
thức cao độ về bản thân, cộng với những tai tiếng về những hậu quả nặng
nề mà ông đã gây ra cho đất nước và (dường như) càng ngày ông càng nhận
thức được đầy đủ, ngài TBT hẳn rất muốn làm điều gì đó hầu để lại một
hình ảnh tích cực trong lịch sử.
Bất luận thế nào, không ai khác mà chính ông mới là người tự đóng khung
hình ảnh của mình trong lịch sử. Ông vẫn còn cơ hội, nhưng thời gian thì
không còn nhiều nữa.
Lê Anh Hùng
(Việt Nam Thời Báo)