Văn Học & Nghệ Thuật

Thực hư chuyện "nàng thơ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử được xếp vào “tứ bất tử” của Thơ mới Việt Nam, nhưng ít ai biết được những câu chuyện tình bi thương của ông quanh mối tình đầu Kim Cúc, mối tình thứ hai sâu nặng với Mộng Cầm hay nàng Mai Đình

Thực hư chuyện "nàng thơ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử được xếp vào “tứ bất tử” của Thơ mới Việt Nam, nhưng ít ai biết được những câu chuyện tình bi thương của ông quanh mối tình đầu Kim Cúc, mối tình thứ hai sâu nặng với Mộng Cầm hay nàng Mai Đình lặn lội đến tận chân đèo Son khóc nức nở trước nấm mồ người cùi số 1134 – Hàn Mặc Tử.

 
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha, người đã có những nghiên cứu khá kỹ lưỡng về Hàn Mặc Tử sẽ chia sẻ những câu chuyện ít được biết đến này.
 
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
 
Huyền thoại tình yêu Mộng Cầm

Mãi tới 10 giờ khuya, Trí (tên thật của Hàn Mặc Tử) mới mò về đến Sài Gòn. Căn nhà trọ đêm nay ngoài Thúc Tề, một người bạn đánh trần nằm dài ra sàn còn có Tín – em trai Trí ở Quy Nhơn vào. Trí chỉ kịp hỏi Tín vào bao giờ rồi ngã mình trên chiếc ghế bố độc nhất trong phòng. Mệt quá, Trí thiếp đi. Hình ảnh kinh dị của cuộc đi chơi đêm qua cùng Mộng Cầm ở Phan Thiết còn đè nặng trong ý nghĩ. Khi ấy, gần tối, hai người băng qua cánh đồng thì gặp phải cơn mưa giông dữ dội. Sợ hãi quá, họ ẩn trong chiếc chòi tranh đổ nát. Hồi lâu, mưa tạnh toan ra đi thì thấy nhiều quả cầu lửa xanh từ dưới đất phọt lên, bay lơ lửng. Bấy giờ mới nhận ra đang ở trong nghĩa địa, cái chòi gần bên mả mới. Rồi vội về Sài Gòn, Trí quên khuấy cả tắm rửa. Có một cái gì đó khác lạ mà Trí linh cảm thấy. Từ sau lần suýt chết đuối ở biển quê hương, lần này lại thêm một kinh dị nữa xáo trộn trong Trí. Tình yêu đã hút Trí về mãi một nẻo xa của cuộc sống. Lòng Trí dịu đi khi nhớ tới cánh rừng hoang nơi mình và Cầm nằm gối lên đám lá khô vun lại, thì thầm chuyện trò trong hơi thở. Không xác thịt mà sao đam mê mộng mị đến vậy. Trí chìm hẳn vào trong mộng mị đến khi có người lay gọi mới mở mắt ra. Một ý nghĩ trở lại Phan Thiết lại cuộn xiết. Trí hỏi Tín còn tiền không, Tín thật thà trả lời còn. Trí cười vui vẻ: Cho anh ít đồng. Tín vội vàng lấy đưa cho Trí, rồi Tín đi.

Khoảng mùa xuân năm 1935, vì đám tang người anh trai tên Mộng Châu mà Trí về Quy Nhơn, sống trong căn nhà trên con đường Khải Định cổ kính. Cùng năm đó, Mộng Cầm vào Quy Nhơn thăm Trí. Thời điểm ấy, Trí trắng trẻo đẹp ra, nhưng nhìn kỹ thì bên má trái có nhiều đám đỏ hồng hồng bằng đồng xu. Sau đó, cả lưng cũng nổi dát đỏ như vậy. Trông như bị dị ứng tôm cá độc mà Trí vốn không hề ăn được. Trí nói rằng bị dị ứng, một thứ phong máu, không can chi. Nhưng mấy tháng sau, những dát đỏ hơi sưng lên, như những đám ngứa sương sương mà người ta gọi là mề đay. Rồi lại thấy hai tai Trí, thuỳ châu bắt đầu sưng đỏ. Triệu chứng phong nhưng Trí không hề hay biết.
 
Hàn Mặc Tử và các nàng thơ

Ở căn nhà số 20 đường Khải Định, đúng hôm Mộng Cầm đến, Trí diện bộ đồ thật bảnh bao, áo chemise trắng, giày đen bóng loáng. Trí đang ngồi trên chiếc ghế bành bằng mây, tay khoanh trước ngực. Một thói quen cố hữu. Thấy Mộng Cầm, Trí vụt đứng dậy, tươi cười, mời vào nhà. Mộng Cầm chào Trí rồi chào người lạ trong nhà – có lẽ là Tín, em trai Trí, người đôi lúc phải cấp tiền cho chàng đến với nàng. Nhìn Trí, một niềm thương mến lạ kỳ trào lên. Nàng cố kìm. Thấy Trí đi xuống bếp, nàng khẽ hỏi chàng liệu có trở lại Sài Gòn không. Trí đáp rất nhỏ, chàng còn muốn có mặt ở Sài Gòn để in tập “Gái quê”. Nàng lại nhìn Trí, chợt xót xa. Hai tai Trí đã dày lên.

Trí vẫn không hề thay đổi thái độ. Ngồi khoanh tay thỉnh thoảng cười nhẹ. Lẽ ra nếu ở Phan Thiết, chắc nàng sẽ đến ngồi bên chàng. Nhưng đây là Quy Nhơn. Chắc mẹ chàng ở dưới bếp. Dù sao, nàng vẫn cố giữ được tự nhiên, thân mật của một người yêu vừa lịch sự, trang nhã. Nàng nghĩ đến Phan Thiết, đến Lầu Ông Hoàng - chốn đào nguyên của hai người - nhưng không nói ra. Nàng thấy Trí dù đã có Tín ở bên mà vẫn hồi hộp. Tình trong trắng của chàng, nàng thấu hiểu. Lúc ấy, Mộng Cầm muốn ứa nước mắt, muốn khóc thật to. Nhưng nàng đã kìm nén. Rồi đến lúc phải chia tay. Trí tiễn nàng ra cửa. Mắt chàng mờ đi. Mộng Cầm không dám ngoái đầu lại. Có thể đây là lần cuối cùng với người mình yêu dấu. Sau những làn nước mắt, Mộng Cầm đã khép vào thế giới kín đáo, nhỏ nhắn của một gia đình. Nhưng Mộng Cầm của huyền thoại tình yêu với Hàn Mặc Tử thì ở lại với đời sống và đã “hoá thân” thành con dốc nơi đường dẫn lên mộ Hàn Mặc Tử dưới chân núi Vũng Chùa vùng Ghềnh Ráng...

Nàng Kim Cúc và bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Từ hôm Mộng Cầm về rồi đi. Trí như người ngẩn ngơ. Thi sĩ gào khóc trong thơ: “Nghệ hỡi Nghệ, muôn muôn năm sầu thảm/Nhớ thương còn một nắm xương thôi/Thân tàn ma dại đi rồi/Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan...”. Ở Sài Gòn về Quy Nhơn, từ khi nhà chuyển về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà Kim Cúc vài căn phố, Trí lại nhìn thấy tà áo ấy. Cái tình đầu đôi lúc lại xao xuyến trỗi dậy. Sau khi ở Sài Gòn, có Mộng Cầm ở cõi thực, thì bây giờ Trí lại có vẻ bạo dạn hơn với Kim Cúc ở cõi mơ. Nhìn Kim Cúc buồn gầy, Trí lại thốt lên: “Đêm qua ả Chức với nàng Ngâu/ Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu/ Kể lể một năm tình vắng vẻ/ Sao em buồn bã suốt canh thâu”. Có đêm không ngủ được, lòng Trí trào lên một cuồng sóng dữ dội. Chàng toan bước qua nhà cụ Thương để gặp bằng được nàng Kim Cúc, để nói với nhau cho thoả nỗi bấy nay. Nhưng chàng lại bị lễ giáo kìm ngăn lại. Và lại đành gào gọi trong thơ: “Đêm nay ta lại phát điên cuồng/ Quên cả hổ ngươi cả thẹn thùng/ Đứng rũ bước trước thềm nghe ngóng mãi/ Tiếng đàn the thé ở bên song”.
 
Nữ sĩ Mộng Cầm

Mộng Cầm đã ra đi. Rồi Kim Cúc cũng theo gia đình về thôn Vĩ Dạ ở Huế. Trí nhận hai cái án tình một lúc. Năm 1936, năm Bính Tý mang mệnh Giản Hạ Thuỷ, Trí tròn 24 tuổi. Trí xin tiền mẹ in tập “Gái quê”, tập thơ không chỉ ẩn chứa khát vọng của một thứ tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực mà hơn cả, nó lưu một dáng hình thân yêu mà Trí không cách gì xoá nổi trong tâm tưởng. Đó là Kim Cúc – bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ. Một lần ở hội chợ Huế, Trí gặp lại gia đình Kim Cúc. Tập “Gái quê” được Hàn Mặc Tử ghi tặng cho các em Cúc mà riêng Cúc thì anh không dám trao. Chiều đến lững thững men sông Hương về Vĩ Dạ, lá trúc rẽ ra đường nhắc Trí sực tỉnh, đã tới vườn nhà Kim Cúc. Trí lặng đứng, lại một cái gì ngăn bước thi sĩ. Trí đứng hồi lâu và hoàn toàn không biết Kim Cúc đang đăm đắm nhìn như chờ. Nhưng rồi Trí quay vụt, bước đi.

Chợt một ngày tình cờ, Trí nhận được một tấm ảnh Kim Cúc mặc áo dài lụa trắng đứng trong vòm cây. Trí không sao biết được ngoài tấm ảnh, Kim Cúc còn dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngân gửi tặng chàng thuốc thang nhưng gia phong nghiêm cấm. Trí càng không biết nàng đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm khi chàng rời khỏi cõi đời, để tưởng nhớ mối tình chàng đã trao cho nàng. Mối tình đầu trong trắng. Chàng chỉ biết phải viết ngay ra cảm xúc trước bức ảnh: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn tênh, hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay. Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà”. Bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Lã Xưa
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha)

KhoaiLang Chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thực hư chuyện "nàng thơ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử được xếp vào “tứ bất tử” của Thơ mới Việt Nam, nhưng ít ai biết được những câu chuyện tình bi thương của ông quanh mối tình đầu Kim Cúc, mối tình thứ hai sâu nặng với Mộng Cầm hay nàng Mai Đình

Thực hư chuyện "nàng thơ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử được xếp vào “tứ bất tử” của Thơ mới Việt Nam, nhưng ít ai biết được những câu chuyện tình bi thương của ông quanh mối tình đầu Kim Cúc, mối tình thứ hai sâu nặng với Mộng Cầm hay nàng Mai Đình lặn lội đến tận chân đèo Son khóc nức nở trước nấm mồ người cùi số 1134 – Hàn Mặc Tử.

 
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha, người đã có những nghiên cứu khá kỹ lưỡng về Hàn Mặc Tử sẽ chia sẻ những câu chuyện ít được biết đến này.
 
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
 
Huyền thoại tình yêu Mộng Cầm

Mãi tới 10 giờ khuya, Trí (tên thật của Hàn Mặc Tử) mới mò về đến Sài Gòn. Căn nhà trọ đêm nay ngoài Thúc Tề, một người bạn đánh trần nằm dài ra sàn còn có Tín – em trai Trí ở Quy Nhơn vào. Trí chỉ kịp hỏi Tín vào bao giờ rồi ngã mình trên chiếc ghế bố độc nhất trong phòng. Mệt quá, Trí thiếp đi. Hình ảnh kinh dị của cuộc đi chơi đêm qua cùng Mộng Cầm ở Phan Thiết còn đè nặng trong ý nghĩ. Khi ấy, gần tối, hai người băng qua cánh đồng thì gặp phải cơn mưa giông dữ dội. Sợ hãi quá, họ ẩn trong chiếc chòi tranh đổ nát. Hồi lâu, mưa tạnh toan ra đi thì thấy nhiều quả cầu lửa xanh từ dưới đất phọt lên, bay lơ lửng. Bấy giờ mới nhận ra đang ở trong nghĩa địa, cái chòi gần bên mả mới. Rồi vội về Sài Gòn, Trí quên khuấy cả tắm rửa. Có một cái gì đó khác lạ mà Trí linh cảm thấy. Từ sau lần suýt chết đuối ở biển quê hương, lần này lại thêm một kinh dị nữa xáo trộn trong Trí. Tình yêu đã hút Trí về mãi một nẻo xa của cuộc sống. Lòng Trí dịu đi khi nhớ tới cánh rừng hoang nơi mình và Cầm nằm gối lên đám lá khô vun lại, thì thầm chuyện trò trong hơi thở. Không xác thịt mà sao đam mê mộng mị đến vậy. Trí chìm hẳn vào trong mộng mị đến khi có người lay gọi mới mở mắt ra. Một ý nghĩ trở lại Phan Thiết lại cuộn xiết. Trí hỏi Tín còn tiền không, Tín thật thà trả lời còn. Trí cười vui vẻ: Cho anh ít đồng. Tín vội vàng lấy đưa cho Trí, rồi Tín đi.

Khoảng mùa xuân năm 1935, vì đám tang người anh trai tên Mộng Châu mà Trí về Quy Nhơn, sống trong căn nhà trên con đường Khải Định cổ kính. Cùng năm đó, Mộng Cầm vào Quy Nhơn thăm Trí. Thời điểm ấy, Trí trắng trẻo đẹp ra, nhưng nhìn kỹ thì bên má trái có nhiều đám đỏ hồng hồng bằng đồng xu. Sau đó, cả lưng cũng nổi dát đỏ như vậy. Trông như bị dị ứng tôm cá độc mà Trí vốn không hề ăn được. Trí nói rằng bị dị ứng, một thứ phong máu, không can chi. Nhưng mấy tháng sau, những dát đỏ hơi sưng lên, như những đám ngứa sương sương mà người ta gọi là mề đay. Rồi lại thấy hai tai Trí, thuỳ châu bắt đầu sưng đỏ. Triệu chứng phong nhưng Trí không hề hay biết.
 
Hàn Mặc Tử và các nàng thơ

Ở căn nhà số 20 đường Khải Định, đúng hôm Mộng Cầm đến, Trí diện bộ đồ thật bảnh bao, áo chemise trắng, giày đen bóng loáng. Trí đang ngồi trên chiếc ghế bành bằng mây, tay khoanh trước ngực. Một thói quen cố hữu. Thấy Mộng Cầm, Trí vụt đứng dậy, tươi cười, mời vào nhà. Mộng Cầm chào Trí rồi chào người lạ trong nhà – có lẽ là Tín, em trai Trí, người đôi lúc phải cấp tiền cho chàng đến với nàng. Nhìn Trí, một niềm thương mến lạ kỳ trào lên. Nàng cố kìm. Thấy Trí đi xuống bếp, nàng khẽ hỏi chàng liệu có trở lại Sài Gòn không. Trí đáp rất nhỏ, chàng còn muốn có mặt ở Sài Gòn để in tập “Gái quê”. Nàng lại nhìn Trí, chợt xót xa. Hai tai Trí đã dày lên.

Trí vẫn không hề thay đổi thái độ. Ngồi khoanh tay thỉnh thoảng cười nhẹ. Lẽ ra nếu ở Phan Thiết, chắc nàng sẽ đến ngồi bên chàng. Nhưng đây là Quy Nhơn. Chắc mẹ chàng ở dưới bếp. Dù sao, nàng vẫn cố giữ được tự nhiên, thân mật của một người yêu vừa lịch sự, trang nhã. Nàng nghĩ đến Phan Thiết, đến Lầu Ông Hoàng - chốn đào nguyên của hai người - nhưng không nói ra. Nàng thấy Trí dù đã có Tín ở bên mà vẫn hồi hộp. Tình trong trắng của chàng, nàng thấu hiểu. Lúc ấy, Mộng Cầm muốn ứa nước mắt, muốn khóc thật to. Nhưng nàng đã kìm nén. Rồi đến lúc phải chia tay. Trí tiễn nàng ra cửa. Mắt chàng mờ đi. Mộng Cầm không dám ngoái đầu lại. Có thể đây là lần cuối cùng với người mình yêu dấu. Sau những làn nước mắt, Mộng Cầm đã khép vào thế giới kín đáo, nhỏ nhắn của một gia đình. Nhưng Mộng Cầm của huyền thoại tình yêu với Hàn Mặc Tử thì ở lại với đời sống và đã “hoá thân” thành con dốc nơi đường dẫn lên mộ Hàn Mặc Tử dưới chân núi Vũng Chùa vùng Ghềnh Ráng...

Nàng Kim Cúc và bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Từ hôm Mộng Cầm về rồi đi. Trí như người ngẩn ngơ. Thi sĩ gào khóc trong thơ: “Nghệ hỡi Nghệ, muôn muôn năm sầu thảm/Nhớ thương còn một nắm xương thôi/Thân tàn ma dại đi rồi/Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan...”. Ở Sài Gòn về Quy Nhơn, từ khi nhà chuyển về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà Kim Cúc vài căn phố, Trí lại nhìn thấy tà áo ấy. Cái tình đầu đôi lúc lại xao xuyến trỗi dậy. Sau khi ở Sài Gòn, có Mộng Cầm ở cõi thực, thì bây giờ Trí lại có vẻ bạo dạn hơn với Kim Cúc ở cõi mơ. Nhìn Kim Cúc buồn gầy, Trí lại thốt lên: “Đêm qua ả Chức với nàng Ngâu/ Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu/ Kể lể một năm tình vắng vẻ/ Sao em buồn bã suốt canh thâu”. Có đêm không ngủ được, lòng Trí trào lên một cuồng sóng dữ dội. Chàng toan bước qua nhà cụ Thương để gặp bằng được nàng Kim Cúc, để nói với nhau cho thoả nỗi bấy nay. Nhưng chàng lại bị lễ giáo kìm ngăn lại. Và lại đành gào gọi trong thơ: “Đêm nay ta lại phát điên cuồng/ Quên cả hổ ngươi cả thẹn thùng/ Đứng rũ bước trước thềm nghe ngóng mãi/ Tiếng đàn the thé ở bên song”.
 
Nữ sĩ Mộng Cầm

Mộng Cầm đã ra đi. Rồi Kim Cúc cũng theo gia đình về thôn Vĩ Dạ ở Huế. Trí nhận hai cái án tình một lúc. Năm 1936, năm Bính Tý mang mệnh Giản Hạ Thuỷ, Trí tròn 24 tuổi. Trí xin tiền mẹ in tập “Gái quê”, tập thơ không chỉ ẩn chứa khát vọng của một thứ tình nồng nàn, lơi lả, rạo rực mà hơn cả, nó lưu một dáng hình thân yêu mà Trí không cách gì xoá nổi trong tâm tưởng. Đó là Kim Cúc – bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ. Một lần ở hội chợ Huế, Trí gặp lại gia đình Kim Cúc. Tập “Gái quê” được Hàn Mặc Tử ghi tặng cho các em Cúc mà riêng Cúc thì anh không dám trao. Chiều đến lững thững men sông Hương về Vĩ Dạ, lá trúc rẽ ra đường nhắc Trí sực tỉnh, đã tới vườn nhà Kim Cúc. Trí lặng đứng, lại một cái gì ngăn bước thi sĩ. Trí đứng hồi lâu và hoàn toàn không biết Kim Cúc đang đăm đắm nhìn như chờ. Nhưng rồi Trí quay vụt, bước đi.

Chợt một ngày tình cờ, Trí nhận được một tấm ảnh Kim Cúc mặc áo dài lụa trắng đứng trong vòm cây. Trí không sao biết được ngoài tấm ảnh, Kim Cúc còn dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngân gửi tặng chàng thuốc thang nhưng gia phong nghiêm cấm. Trí càng không biết nàng đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm khi chàng rời khỏi cõi đời, để tưởng nhớ mối tình chàng đã trao cho nàng. Mối tình đầu trong trắng. Chàng chỉ biết phải viết ngay ra cảm xúc trước bức ảnh: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn tênh, hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay. Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà”. Bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Lã Xưa
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha)

KhoaiLang Chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm