TIN CỘNG ĐỒNG
Thực thi luật di trú: Ưu tiên cao của Mỹ trong 2 thập niên qua
Một phúc trình mới cho thấy là lĩnh vực thi hành luật di trú là ưu tiên chống tội phạm hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, được đánh dấu bởi sự thay đổi
Một phúc trình mới cho thấy là lĩnh vực thi hành luật di trú là ưu tiên chống tội phạm hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, được đánh dấu bởi sự thay đổi về ngân quỹ tài trợ trong hai thập niên qua, lĩnh vực này đã tăng nhân viên, thiết bị đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát để bảo vệ các đường biên giới nước Mỹ.
Phúc trình của Viện Nghiên cứu Chính sách Di trú, một tổ chức phi đảng phái có trụ sở đặt ở Washington, được đưa ra trong bối cảnh những cải cách hồi gần đây của Tòa Bạch Ốc nới lỏng các chính sách đối với một số di dân bất hợp pháp, và những chỉ trích từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa chủ trương tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực thi hành luật pháp.
Phúc trình của Viện nghiên cứu Chính sách Di trú lưu ý rằng ngân quỹ tài trợ cho các cơ quan thi hành luật di trú hồi năm ngoái tổng cộng lên tới gần 18 tỉ đôla, 3 tỉ đôla cao hơn tổng ngân sách gộp lại của tất cả các cơ quan thi hành luật pháp chủ yếu khác của Hoa Kỳ.
Con số 18 tỉ đôla gồm cả ngân sách dành cho Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ, một cơ quan có những chức năng không liên hệ tới di trú, như kiểm soát các kiện hàng tại các bến cảng Mỹ.
Nhưng hồi năm 1986, mức chi cho các cơ quan khác cao hơn gấp nhiều lần ngân quỹ dành cho cơ quan đặc trách di trú.
Trong cùng năm, các nhà lập pháp thực hiện luật cải cách di trú kể cả luật ân xá cho khoảng 3 triệu di dân bất hợp pháp.
Theo phúc trình mới công bố thì kể từ đó, Hoa Kỳ đã chi ra 187 tỉ đôla để thực thi luật di trú, củng cố lực lượng và cơ cấu hạ tầng để đưa công tác tuần tra biên phòng lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Những vụ bắt giữ tại các đường biên giới của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể, từ hơn 1,6 triệu ca hồi năm 2000 xuống còn có 340,000 ca hồi năm ngoái.
Trong khi đó con số những người không có quốc tịch bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ tăng vọt, từ 30,000 người hồi năm 1990, tới gần 392,000 người hồi năm 2011.
Phúc trình của Viện Nghiên cứu Chính sách Di trú, một tổ chức phi đảng phái có trụ sở đặt ở Washington, được đưa ra trong bối cảnh những cải cách hồi gần đây của Tòa Bạch Ốc nới lỏng các chính sách đối với một số di dân bất hợp pháp, và những chỉ trích từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa chủ trương tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực thi hành luật pháp.
Phúc trình của Viện nghiên cứu Chính sách Di trú lưu ý rằng ngân quỹ tài trợ cho các cơ quan thi hành luật di trú hồi năm ngoái tổng cộng lên tới gần 18 tỉ đôla, 3 tỉ đôla cao hơn tổng ngân sách gộp lại của tất cả các cơ quan thi hành luật pháp chủ yếu khác của Hoa Kỳ.
Con số 18 tỉ đôla gồm cả ngân sách dành cho Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ, một cơ quan có những chức năng không liên hệ tới di trú, như kiểm soát các kiện hàng tại các bến cảng Mỹ.
Nhưng hồi năm 1986, mức chi cho các cơ quan khác cao hơn gấp nhiều lần ngân quỹ dành cho cơ quan đặc trách di trú.
Trong cùng năm, các nhà lập pháp thực hiện luật cải cách di trú kể cả luật ân xá cho khoảng 3 triệu di dân bất hợp pháp.
Theo phúc trình mới công bố thì kể từ đó, Hoa Kỳ đã chi ra 187 tỉ đôla để thực thi luật di trú, củng cố lực lượng và cơ cấu hạ tầng để đưa công tác tuần tra biên phòng lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Những vụ bắt giữ tại các đường biên giới của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể, từ hơn 1,6 triệu ca hồi năm 2000 xuống còn có 340,000 ca hồi năm ngoái.
Trong khi đó con số những người không có quốc tịch bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ tăng vọt, từ 30,000 người hồi năm 1990, tới gần 392,000 người hồi năm 2011.
( VOA )
Song Phương chuyển
T.Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Thực thi luật di trú: Ưu tiên cao của Mỹ trong 2 thập niên qua
Một phúc trình mới cho thấy là lĩnh vực thi hành luật di trú là ưu tiên chống tội phạm hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, được đánh dấu bởi sự thay đổi
Một phúc trình mới cho thấy là lĩnh vực thi hành luật di trú là ưu tiên chống tội phạm hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, được đánh dấu bởi sự thay đổi về ngân quỹ tài trợ trong hai thập niên qua, lĩnh vực này đã tăng nhân viên, thiết bị đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát để bảo vệ các đường biên giới nước Mỹ.
Phúc trình của Viện Nghiên cứu Chính sách Di trú, một tổ chức phi đảng phái có trụ sở đặt ở Washington, được đưa ra trong bối cảnh những cải cách hồi gần đây của Tòa Bạch Ốc nới lỏng các chính sách đối với một số di dân bất hợp pháp, và những chỉ trích từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa chủ trương tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực thi hành luật pháp.
Phúc trình của Viện nghiên cứu Chính sách Di trú lưu ý rằng ngân quỹ tài trợ cho các cơ quan thi hành luật di trú hồi năm ngoái tổng cộng lên tới gần 18 tỉ đôla, 3 tỉ đôla cao hơn tổng ngân sách gộp lại của tất cả các cơ quan thi hành luật pháp chủ yếu khác của Hoa Kỳ.
Con số 18 tỉ đôla gồm cả ngân sách dành cho Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ, một cơ quan có những chức năng không liên hệ tới di trú, như kiểm soát các kiện hàng tại các bến cảng Mỹ.
Nhưng hồi năm 1986, mức chi cho các cơ quan khác cao hơn gấp nhiều lần ngân quỹ dành cho cơ quan đặc trách di trú.
Trong cùng năm, các nhà lập pháp thực hiện luật cải cách di trú kể cả luật ân xá cho khoảng 3 triệu di dân bất hợp pháp.
Theo phúc trình mới công bố thì kể từ đó, Hoa Kỳ đã chi ra 187 tỉ đôla để thực thi luật di trú, củng cố lực lượng và cơ cấu hạ tầng để đưa công tác tuần tra biên phòng lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Những vụ bắt giữ tại các đường biên giới của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể, từ hơn 1,6 triệu ca hồi năm 2000 xuống còn có 340,000 ca hồi năm ngoái.
Trong khi đó con số những người không có quốc tịch bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ tăng vọt, từ 30,000 người hồi năm 1990, tới gần 392,000 người hồi năm 2011.
Phúc trình của Viện Nghiên cứu Chính sách Di trú, một tổ chức phi đảng phái có trụ sở đặt ở Washington, được đưa ra trong bối cảnh những cải cách hồi gần đây của Tòa Bạch Ốc nới lỏng các chính sách đối với một số di dân bất hợp pháp, và những chỉ trích từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa chủ trương tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực thi hành luật pháp.
Phúc trình của Viện nghiên cứu Chính sách Di trú lưu ý rằng ngân quỹ tài trợ cho các cơ quan thi hành luật di trú hồi năm ngoái tổng cộng lên tới gần 18 tỉ đôla, 3 tỉ đôla cao hơn tổng ngân sách gộp lại của tất cả các cơ quan thi hành luật pháp chủ yếu khác của Hoa Kỳ.
Con số 18 tỉ đôla gồm cả ngân sách dành cho Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ, một cơ quan có những chức năng không liên hệ tới di trú, như kiểm soát các kiện hàng tại các bến cảng Mỹ.
Nhưng hồi năm 1986, mức chi cho các cơ quan khác cao hơn gấp nhiều lần ngân quỹ dành cho cơ quan đặc trách di trú.
Trong cùng năm, các nhà lập pháp thực hiện luật cải cách di trú kể cả luật ân xá cho khoảng 3 triệu di dân bất hợp pháp.
Theo phúc trình mới công bố thì kể từ đó, Hoa Kỳ đã chi ra 187 tỉ đôla để thực thi luật di trú, củng cố lực lượng và cơ cấu hạ tầng để đưa công tác tuần tra biên phòng lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Những vụ bắt giữ tại các đường biên giới của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể, từ hơn 1,6 triệu ca hồi năm 2000 xuống còn có 340,000 ca hồi năm ngoái.
Trong khi đó con số những người không có quốc tịch bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ tăng vọt, từ 30,000 người hồi năm 1990, tới gần 392,000 người hồi năm 2011.
( VOA )
Song Phương chuyển
T.Post