Có ý kiến từ Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam về ngắn hạn "thì ổn" nhưng dài hạn "cũng đáng lo" trong bối cảnh căng thẳng mậu dịch Mỹ -Trung.
Trả lời phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt tại London (06/06/2019), nhà báo Mỹ Greg Rushford cũng bình luận về quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Greg Rushford: "Các tổ chức quốc tế như GATT, WTO đều được hình thành từ thập niên 1940 với ý tưởng là lợi ích an ninh sẽ bị tổn hại khi các nước tiến hành chiến tranh thương mại. Hoa Kỳ đang đe dọa các nước với hàng rào thuế quan như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico… Nếu tôi là người Việt Nam thì tôi cũng lo lắng bởi sẽ không biết lối ăn miếng trả miếng này sẽ đi tới đâu. Lần gần nhất xảy ra kiểu này là từ thập niên 1930 và sau đó xảy ra thế chiến.
"Về ngắn hạn có thể Chính phủ Việt Nam không quan tâm bởi một số luồng mậu dịch sẽ chuyển hướng từ Trung Quốc vào Việt Nam và việc Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc khiến Việt Nam có thể hưởng lợi vì một số công ty sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhưng về dài hạn thì không thể biết tình hình sẽ thế nào.
"Việt Nam có dân số khoảng 100 triệu và sẽ không thể thay thế nền kinh tế của nước có 1,3 tỉ dân. Và Việt Nam sẽ không thể thay thế Trung Quốc như một trung tâm sản xuất hay chế tạo cho toàn thế giới. Tóm lại ngắn hạn thì ổn nhưng dài hạn thì tôi thấy cũng đáng lo.
Bị Trump ‘đánh’, công ty TQ ‘âm thầm’ sang VN?
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội 'ngàn năm một thuở' cho VN
Mỹ chưa muốn coi VN là nước thao túng tiền tệ
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
BBC: Nói về chiến tranh thương mại Mỹ Trung thì công luận tại Hoa Kỳ đánh giá thế nào về Trung Quốc và ông Tập Cận Bình?
"Một điểm thống nhất chung giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Hoa Kỳ là đều nghi ngại Trung Quốc nói chung và Chủ tịch Tập Cần Bình nói riêng. Trung Quốc làm nhiều điều xấu trong thương mại. Họ đánh cắp sở hữu trí tuệ, yêu cầu các công ty phải đặt máy chủ dữ liệu ở Trung Quốc … thậm chí họ còn muốn các quan chức Trung Quốc có chân trong hội đồng quản trị của các tập đoàn nước ngoài. Như vậy là sai.
"Điều chúng ta cần làm làm là giúp Trung Quốc bằng cách làm việc cùng họ, thuyết phục họ tách xa kiểu kiểm soát bằng công ty nhà nước. Đây là các chủ đề kinh tế cần được giải quyết bằng việc phải tạo áp lực một cách khôn ngoan. Người Mỹ nói chung thấy chưa có vấn đề gì lắm với cuộc chiến thương mại nhưng nay thì bắt đầu thấy có những tổn thất đối với cả nhà nông và người tiêu dùng.
"Hoa Kỳ đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu và xét về dài hạn thì cũng không có một tương lai lợi lộc gì nhiều. Do đó từ nay cho tới bầu cử tổng thống vào năm sau thì công chúng Mỹ có thể thay đổi cách nhìn nhận. Không phải là ủng hộ Trung Quốc mà là thấy thuế quan là tồi tệ".
Xem thêm:
Chiến tranh thương mại: VN ‘cần dứt khoát thoát Trung’
EU và Canada ký thỏa thuận Ceta
Chiến tranh thương mại và chuyện hai nước TQ