Nhân Vật
Tỉ phú Hoàng Kiều mua lại vườn nho của gia đình Mondavi
Ông Hoàng Kiều, 69 tuổi, là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, tị nạn tại Nam California từ năm 1975. Ông đã thành lập RAAS – tên viết tắt của “Rare Antibody Antigen Supply” – vào năm 1980.
NAPA, Bắc California – Một doanh gia, hay đúng hơn là một đại gia Mỹ gốc Việt, chuyên kinh doanh huyết tương và các sản phẩm liên quan tới y khoa trên toàn thế giới qua công ty đặt trụ sở tại Nam California, đã mua Michael Mondavi Family Estate Winery, một công ty sản xuất rượu nho nổi tiếng ở phía tây nam của thung lũng trồng nho Napa Valley. Mỗi năm vườn nho Mondavi có thể sản xuất 100,000 thùng rượu. Mục tiêu của sự mua lại vườn nho này là để phát triển một nhãn hiệu rượu vang cao cấp mới cho các thị trường Á Châu và Hoa Kỳ.
Theo các tin kinh doanh ngày thứ Sáu, công ty RAAS ở Agoura Hills, tức là công ty mẹ của hãng rượu nho Kiều Hoàng Winery, đã mua vườn nho Michael Mondavi Family Estate Winery và hơn 20 mẫu đất của các vườn nho xung quanh, bao gồm cả đất trồng trọt được tại số 1285 trên đường Dealy Ln., ở phía Napa County của khu vực trồng nho Los Carneros. Trị giá của hợp đồng mua lại vườn nho là khoảng $12 triệu Mỹ kim và thương vụ này được hoàn tất trong ngày thứ Năm 5 tháng Sáu vừa qua.
Một nguồn tin cho biết bốn nhãn hiệu được sản xuất bởi Mr. Mondavi’s Folio Fine Wine Partners đã không được bao gồm trong thỏa thuận nói trên.
Ông Hoàng Kiều, 69 tuổi, là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, tị nạn tại Nam California từ năm 1975. Ông đã thành lập RAAS – tên viết tắt của “Rare Antibody Antigen Supply” – vào năm 1980. Đây là một trong những hãng chuyên cung cấp huyết tương (blood plasma) lớn nhất thế giới. Công ty này đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn ở Trung Quốc, và hiện nay cung cấp một dòng sản phẩm liên quan đến máu và y khoa.
Bắt đầu từ năm 2010, ông Kiều mở rộng tầm chú ý của mình vào nho như là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe. Đến năm 2012, ông tung ra thương hiệu Kiều Hoàng Winery, tập trung vào giống nho cabernet sauvignon, với rượu vang cổ điển 2011 được sản xuất chính yếu tại cơ sở Ranch Winery ở St. Helena chuyên sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Khoảng 10,000 thùng rượu đã được sản xuất và bán cho Trung Quốc và các thị trường khác ở Á Châu, với giá tương đương với hơn $50 một chai, chưa tính thuế, thuế xuất nhập cảng, và các khoản lệ phí khác.
Folio Fine Wine Partners dự định sử dụng một cơ sở chế biến theo ý khách hàng cho mùa thu hoạch năm 2014, và cho thuê chỗ chứa thùng rượu cũng như một phòng nếm rượu, theo ữ phát ngôn viên Rebecca Hopkins cho biết. Mục tiêu dài hạn là để mua một nhà máy rượu nhỏ hơn nhiều, có một phòng nếm rượu.
Bà Hopkins nói, “Cơ sở Carneros rất lớn, với sản lượng 80,000 thùng hoặc nhiều hơn. Chúng tôi đang làm nhiều đợt ép nho tùy theo yêu cầu của khách hàng.”
Sản lượng của bốn nhãn hiệu Folio là khoảng 15,000 thùng mỗi năm, theo bà cho biết. Công ty này cũng nhập cảng và quảng cáo nhiều loại rượu vang từ khắp nơi trên thế giới.
Một phần của thương vụ này bao gồm việc sử dụng các phòng nếm rượu Carneros cho đến cuối tháng Bảy hoặc sau đó, khi Kiều Hoàng Winery nhận được các thứ giấy phép và giấy phép hành nghề của công ty.
Theo dự đoán, sẽ không có nhiều thay đổi cho khả năng phụ trách một số ít khách hàng đặt mua rượu vang được sản xuất theo yêu cầu của họ tại các nhà máy rượu trong năm nay, và các cuộc thương lượng đang được xúc tiến để khuyến khích họ ở lại đó dưới quyền sở hữu mới, theo ông Scally cho biết.
Cầm đầu dự án Kiều Hoàng Winery là ông Craig MacLean, một người chuyên cố vấn sản xuất rượu vang và từng làm việc cho các công ty rượu nho như Juslyn Vineyards, JAQK Cellars và Brookdale Vineyards.
Năm nay là lần đầu tiên ông Hoàng Kiều xuất hiện trên danh sách của Forbes liệt kê các tỷ phú trên toàn thế giới, đứng hạng thứ 974, với giá trị tài sản ước tính lên tới khoảng $1.9 tỷ Mỹ kim. Khối lượng lớn tài sản ấy phát xuất từ quyền sở hữu đầy đủ của RAAS của ông làm chủ RAAS Trung Quốc, công ty này sở hữu 37 phần trăm của Shanghai RAAS Blood Products (Các Sản Phẩm Máu RAAS Thượng Hải), được trao đổi cổ phiếu trên Thị Trường Chứng Khoán Thâm Quyến.
Một phần của việc RAAS mở rộng vào các sản phẩm y tế có căn cứ thực vật bao gồm một công ty liên doanh mỹ phẩm tại Ý, sử dụng các loại phụ phẩm của nho, và một dòng thời trang đang hoạt động ở đó.
Về tỉ phú Hoàng Kiều, sau khi thành công tại Mỹ với công ty máu RAAS, ông đã về Việt Nam và thực hiện nhiều công tác từ thiện giúp người nghèo cũng như thực hiện một số dự án kinh doanh. Đại gia này cũng gây tranh cãi trên báo chí ở Việt Nam qua việc quyết định dời địa điểm tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới 2010 từ Nha Trang, Khánh Hòa đến tỉnh Tiền Giang. Dự tính này đã khiến giá nhà đất ở Tiền Giang tăng vùn vụt.
Qua các bản tin khác từ Việt Nam trước đây, người ta được biết ông Hoàng Kiều chào đời tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông nội của ông là một vị quan triều đình Huế.
Một bài báo cho biết khi mới lên 5, cậu bé Hoàng Kiều được người chú - cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - đưa vào Sài Gòn nuôi ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi tị nạn cộng sản tại Thousand Oaks, Nam California với vợ và năm con, ông xin được việc làm tại công ty dược phẩm Abbott. Năm năm sau, từ một nhân viên, ông đã lên đến vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương. Trong thời gian này, ông vừa học vừa làm. Công ty Abbott gửi ông đi học ngành quản trị ở Đại Học Santa Barbara từ năm 1976-1979.
Năm 1980, một sự kiện đã làm thay đổi con đường sự nghiệp của Hoàng Kiều. Công ty Abbott quyết định bán một bộ phận trong hệ thống cho nước ngoài. Ông Kiều được đề nghị đầu quân cho công ty đối tác. Giữa lúc đang phân vân, một người bạn Mỹ vốn là khách hàng của công ty khuyên ông nên mở cơ sở kinh doanh, thay vì bán chất xám của mình một cách không tương xứng. Ông hiểu nhưng cái khó là tiền đâu để khởi nghiệp. Hồi đó, với mức thu nhập $30,000 một năm, tất cả ông phải trang trải nuôi gia đình, thậm chí còn thiếu trước hụt sau.
Dịp may đến khi có một công ty đề nghị được bán sáu lít huyết tương chứa kháng thể viêm gan siêu vi B với giá cực rẻ, chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Ông quyết định bỏ ra $600 mua toàn bộ số huyết tương và sau đấy bán lại được tổng cộng $6,000. Công ty Raas đã được thành lập nhờ số tiền lời thu được trong thương vụ đầu tay này.
Bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1994, trong vòng 14 năm ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến tận 11, 12 giờ khuya.
Trong hai năm 2003 và 2005, ông được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu “Doanh Nhân Nước Mỹ,” và được chụp hình chung với Tổng Thống George W. Bush.
http://www.viendongdaily.com/ti-phu-hoang-kieu-mua-lai-vuon-nho-cua-gia-dinh-mondavi-s7TBtGZw.html
Hoàng Kiều năm 2009. (Hình: BBC)
NAPA, Bắc California – Một doanh gia, hay đúng hơn là một đại gia Mỹ gốc Việt, chuyên kinh doanh huyết tương và các sản phẩm liên quan tới y khoa trên toàn thế giới qua công ty đặt trụ sở tại Nam California, đã mua Michael Mondavi Family Estate Winery, một công ty sản xuất rượu nho nổi tiếng ở phía tây nam của thung lũng trồng nho Napa Valley. Mỗi năm vườn nho Mondavi có thể sản xuất 100,000 thùng rượu. Mục tiêu của sự mua lại vườn nho này là để phát triển một nhãn hiệu rượu vang cao cấp mới cho các thị trường Á Châu và Hoa Kỳ.
Theo các tin kinh doanh ngày thứ Sáu, công ty RAAS ở Agoura Hills, tức là công ty mẹ của hãng rượu nho Kiều Hoàng Winery, đã mua vườn nho Michael Mondavi Family Estate Winery và hơn 20 mẫu đất của các vườn nho xung quanh, bao gồm cả đất trồng trọt được tại số 1285 trên đường Dealy Ln., ở phía Napa County của khu vực trồng nho Los Carneros. Trị giá của hợp đồng mua lại vườn nho là khoảng $12 triệu Mỹ kim và thương vụ này được hoàn tất trong ngày thứ Năm 5 tháng Sáu vừa qua.
Một nguồn tin cho biết bốn nhãn hiệu được sản xuất bởi Mr. Mondavi’s Folio Fine Wine Partners đã không được bao gồm trong thỏa thuận nói trên.
Ông Hoàng Kiều, 69 tuổi, là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, tị nạn tại Nam California từ năm 1975. Ông đã thành lập RAAS – tên viết tắt của “Rare Antibody Antigen Supply” – vào năm 1980. Đây là một trong những hãng chuyên cung cấp huyết tương (blood plasma) lớn nhất thế giới. Công ty này đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn ở Trung Quốc, và hiện nay cung cấp một dòng sản phẩm liên quan đến máu và y khoa.
Bắt đầu từ năm 2010, ông Kiều mở rộng tầm chú ý của mình vào nho như là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe. Đến năm 2012, ông tung ra thương hiệu Kiều Hoàng Winery, tập trung vào giống nho cabernet sauvignon, với rượu vang cổ điển 2011 được sản xuất chính yếu tại cơ sở Ranch Winery ở St. Helena chuyên sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Khoảng 10,000 thùng rượu đã được sản xuất và bán cho Trung Quốc và các thị trường khác ở Á Châu, với giá tương đương với hơn $50 một chai, chưa tính thuế, thuế xuất nhập cảng, và các khoản lệ phí khác.
Folio Fine Wine Partners dự định sử dụng một cơ sở chế biến theo ý khách hàng cho mùa thu hoạch năm 2014, và cho thuê chỗ chứa thùng rượu cũng như một phòng nếm rượu, theo ữ phát ngôn viên Rebecca Hopkins cho biết. Mục tiêu dài hạn là để mua một nhà máy rượu nhỏ hơn nhiều, có một phòng nếm rượu.
Bà Hopkins nói, “Cơ sở Carneros rất lớn, với sản lượng 80,000 thùng hoặc nhiều hơn. Chúng tôi đang làm nhiều đợt ép nho tùy theo yêu cầu của khách hàng.”
Sản lượng của bốn nhãn hiệu Folio là khoảng 15,000 thùng mỗi năm, theo bà cho biết. Công ty này cũng nhập cảng và quảng cáo nhiều loại rượu vang từ khắp nơi trên thế giới.
Một phần của thương vụ này bao gồm việc sử dụng các phòng nếm rượu Carneros cho đến cuối tháng Bảy hoặc sau đó, khi Kiều Hoàng Winery nhận được các thứ giấy phép và giấy phép hành nghề của công ty.
Theo dự đoán, sẽ không có nhiều thay đổi cho khả năng phụ trách một số ít khách hàng đặt mua rượu vang được sản xuất theo yêu cầu của họ tại các nhà máy rượu trong năm nay, và các cuộc thương lượng đang được xúc tiến để khuyến khích họ ở lại đó dưới quyền sở hữu mới, theo ông Scally cho biết.
Cầm đầu dự án Kiều Hoàng Winery là ông Craig MacLean, một người chuyên cố vấn sản xuất rượu vang và từng làm việc cho các công ty rượu nho như Juslyn Vineyards, JAQK Cellars và Brookdale Vineyards.
Năm nay là lần đầu tiên ông Hoàng Kiều xuất hiện trên danh sách của Forbes liệt kê các tỷ phú trên toàn thế giới, đứng hạng thứ 974, với giá trị tài sản ước tính lên tới khoảng $1.9 tỷ Mỹ kim. Khối lượng lớn tài sản ấy phát xuất từ quyền sở hữu đầy đủ của RAAS của ông làm chủ RAAS Trung Quốc, công ty này sở hữu 37 phần trăm của Shanghai RAAS Blood Products (Các Sản Phẩm Máu RAAS Thượng Hải), được trao đổi cổ phiếu trên Thị Trường Chứng Khoán Thâm Quyến.
Một phần của việc RAAS mở rộng vào các sản phẩm y tế có căn cứ thực vật bao gồm một công ty liên doanh mỹ phẩm tại Ý, sử dụng các loại phụ phẩm của nho, và một dòng thời trang đang hoạt động ở đó.
Về tỉ phú Hoàng Kiều, sau khi thành công tại Mỹ với công ty máu RAAS, ông đã về Việt Nam và thực hiện nhiều công tác từ thiện giúp người nghèo cũng như thực hiện một số dự án kinh doanh. Đại gia này cũng gây tranh cãi trên báo chí ở Việt Nam qua việc quyết định dời địa điểm tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới 2010 từ Nha Trang, Khánh Hòa đến tỉnh Tiền Giang. Dự tính này đã khiến giá nhà đất ở Tiền Giang tăng vùn vụt.
Qua các bản tin khác từ Việt Nam trước đây, người ta được biết ông Hoàng Kiều chào đời tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông nội của ông là một vị quan triều đình Huế.
Một bài báo cho biết khi mới lên 5, cậu bé Hoàng Kiều được người chú - cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - đưa vào Sài Gòn nuôi ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi tị nạn cộng sản tại Thousand Oaks, Nam California với vợ và năm con, ông xin được việc làm tại công ty dược phẩm Abbott. Năm năm sau, từ một nhân viên, ông đã lên đến vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương. Trong thời gian này, ông vừa học vừa làm. Công ty Abbott gửi ông đi học ngành quản trị ở Đại Học Santa Barbara từ năm 1976-1979.
Năm 1980, một sự kiện đã làm thay đổi con đường sự nghiệp của Hoàng Kiều. Công ty Abbott quyết định bán một bộ phận trong hệ thống cho nước ngoài. Ông Kiều được đề nghị đầu quân cho công ty đối tác. Giữa lúc đang phân vân, một người bạn Mỹ vốn là khách hàng của công ty khuyên ông nên mở cơ sở kinh doanh, thay vì bán chất xám của mình một cách không tương xứng. Ông hiểu nhưng cái khó là tiền đâu để khởi nghiệp. Hồi đó, với mức thu nhập $30,000 một năm, tất cả ông phải trang trải nuôi gia đình, thậm chí còn thiếu trước hụt sau.
Dịp may đến khi có một công ty đề nghị được bán sáu lít huyết tương chứa kháng thể viêm gan siêu vi B với giá cực rẻ, chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Ông quyết định bỏ ra $600 mua toàn bộ số huyết tương và sau đấy bán lại được tổng cộng $6,000. Công ty Raas đã được thành lập nhờ số tiền lời thu được trong thương vụ đầu tay này.
Bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1994, trong vòng 14 năm ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến tận 11, 12 giờ khuya.
Trong hai năm 2003 và 2005, ông được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu “Doanh Nhân Nước Mỹ,” và được chụp hình chung với Tổng Thống George W. Bush.
http://www.viendongdaily.com/ti-phu-hoang-kieu-mua-lai-vuon-nho-cua-gia-dinh-mondavi-s7TBtGZw.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tỉ phú Hoàng Kiều mua lại vườn nho của gia đình Mondavi
Ông Hoàng Kiều, 69 tuổi, là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, tị nạn tại Nam California từ năm 1975. Ông đã thành lập RAAS – tên viết tắt của “Rare Antibody Antigen Supply” – vào năm 1980.
Hoàng Kiều năm 2009. (Hình: BBC)
NAPA, Bắc California – Một doanh gia, hay đúng hơn là một đại gia Mỹ gốc Việt, chuyên kinh doanh huyết tương và các sản phẩm liên quan tới y khoa trên toàn thế giới qua công ty đặt trụ sở tại Nam California, đã mua Michael Mondavi Family Estate Winery, một công ty sản xuất rượu nho nổi tiếng ở phía tây nam của thung lũng trồng nho Napa Valley. Mỗi năm vườn nho Mondavi có thể sản xuất 100,000 thùng rượu. Mục tiêu của sự mua lại vườn nho này là để phát triển một nhãn hiệu rượu vang cao cấp mới cho các thị trường Á Châu và Hoa Kỳ.
Theo các tin kinh doanh ngày thứ Sáu, công ty RAAS ở Agoura Hills, tức là công ty mẹ của hãng rượu nho Kiều Hoàng Winery, đã mua vườn nho Michael Mondavi Family Estate Winery và hơn 20 mẫu đất của các vườn nho xung quanh, bao gồm cả đất trồng trọt được tại số 1285 trên đường Dealy Ln., ở phía Napa County của khu vực trồng nho Los Carneros. Trị giá của hợp đồng mua lại vườn nho là khoảng $12 triệu Mỹ kim và thương vụ này được hoàn tất trong ngày thứ Năm 5 tháng Sáu vừa qua.
Một nguồn tin cho biết bốn nhãn hiệu được sản xuất bởi Mr. Mondavi’s Folio Fine Wine Partners đã không được bao gồm trong thỏa thuận nói trên.
Ông Hoàng Kiều, 69 tuổi, là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, tị nạn tại Nam California từ năm 1975. Ông đã thành lập RAAS – tên viết tắt của “Rare Antibody Antigen Supply” – vào năm 1980. Đây là một trong những hãng chuyên cung cấp huyết tương (blood plasma) lớn nhất thế giới. Công ty này đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn ở Trung Quốc, và hiện nay cung cấp một dòng sản phẩm liên quan đến máu và y khoa.
Bắt đầu từ năm 2010, ông Kiều mở rộng tầm chú ý của mình vào nho như là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe. Đến năm 2012, ông tung ra thương hiệu Kiều Hoàng Winery, tập trung vào giống nho cabernet sauvignon, với rượu vang cổ điển 2011 được sản xuất chính yếu tại cơ sở Ranch Winery ở St. Helena chuyên sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Khoảng 10,000 thùng rượu đã được sản xuất và bán cho Trung Quốc và các thị trường khác ở Á Châu, với giá tương đương với hơn $50 một chai, chưa tính thuế, thuế xuất nhập cảng, và các khoản lệ phí khác.
Folio Fine Wine Partners dự định sử dụng một cơ sở chế biến theo ý khách hàng cho mùa thu hoạch năm 2014, và cho thuê chỗ chứa thùng rượu cũng như một phòng nếm rượu, theo ữ phát ngôn viên Rebecca Hopkins cho biết. Mục tiêu dài hạn là để mua một nhà máy rượu nhỏ hơn nhiều, có một phòng nếm rượu.
Bà Hopkins nói, “Cơ sở Carneros rất lớn, với sản lượng 80,000 thùng hoặc nhiều hơn. Chúng tôi đang làm nhiều đợt ép nho tùy theo yêu cầu của khách hàng.”
Sản lượng của bốn nhãn hiệu Folio là khoảng 15,000 thùng mỗi năm, theo bà cho biết. Công ty này cũng nhập cảng và quảng cáo nhiều loại rượu vang từ khắp nơi trên thế giới.
Một phần của thương vụ này bao gồm việc sử dụng các phòng nếm rượu Carneros cho đến cuối tháng Bảy hoặc sau đó, khi Kiều Hoàng Winery nhận được các thứ giấy phép và giấy phép hành nghề của công ty.
Theo dự đoán, sẽ không có nhiều thay đổi cho khả năng phụ trách một số ít khách hàng đặt mua rượu vang được sản xuất theo yêu cầu của họ tại các nhà máy rượu trong năm nay, và các cuộc thương lượng đang được xúc tiến để khuyến khích họ ở lại đó dưới quyền sở hữu mới, theo ông Scally cho biết.
Cầm đầu dự án Kiều Hoàng Winery là ông Craig MacLean, một người chuyên cố vấn sản xuất rượu vang và từng làm việc cho các công ty rượu nho như Juslyn Vineyards, JAQK Cellars và Brookdale Vineyards.
Năm nay là lần đầu tiên ông Hoàng Kiều xuất hiện trên danh sách của Forbes liệt kê các tỷ phú trên toàn thế giới, đứng hạng thứ 974, với giá trị tài sản ước tính lên tới khoảng $1.9 tỷ Mỹ kim. Khối lượng lớn tài sản ấy phát xuất từ quyền sở hữu đầy đủ của RAAS của ông làm chủ RAAS Trung Quốc, công ty này sở hữu 37 phần trăm của Shanghai RAAS Blood Products (Các Sản Phẩm Máu RAAS Thượng Hải), được trao đổi cổ phiếu trên Thị Trường Chứng Khoán Thâm Quyến.
Một phần của việc RAAS mở rộng vào các sản phẩm y tế có căn cứ thực vật bao gồm một công ty liên doanh mỹ phẩm tại Ý, sử dụng các loại phụ phẩm của nho, và một dòng thời trang đang hoạt động ở đó.
Về tỉ phú Hoàng Kiều, sau khi thành công tại Mỹ với công ty máu RAAS, ông đã về Việt Nam và thực hiện nhiều công tác từ thiện giúp người nghèo cũng như thực hiện một số dự án kinh doanh. Đại gia này cũng gây tranh cãi trên báo chí ở Việt Nam qua việc quyết định dời địa điểm tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới 2010 từ Nha Trang, Khánh Hòa đến tỉnh Tiền Giang. Dự tính này đã khiến giá nhà đất ở Tiền Giang tăng vùn vụt.
Qua các bản tin khác từ Việt Nam trước đây, người ta được biết ông Hoàng Kiều chào đời tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông nội của ông là một vị quan triều đình Huế.
Một bài báo cho biết khi mới lên 5, cậu bé Hoàng Kiều được người chú - cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - đưa vào Sài Gòn nuôi ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi tị nạn cộng sản tại Thousand Oaks, Nam California với vợ và năm con, ông xin được việc làm tại công ty dược phẩm Abbott. Năm năm sau, từ một nhân viên, ông đã lên đến vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương. Trong thời gian này, ông vừa học vừa làm. Công ty Abbott gửi ông đi học ngành quản trị ở Đại Học Santa Barbara từ năm 1976-1979.
Năm 1980, một sự kiện đã làm thay đổi con đường sự nghiệp của Hoàng Kiều. Công ty Abbott quyết định bán một bộ phận trong hệ thống cho nước ngoài. Ông Kiều được đề nghị đầu quân cho công ty đối tác. Giữa lúc đang phân vân, một người bạn Mỹ vốn là khách hàng của công ty khuyên ông nên mở cơ sở kinh doanh, thay vì bán chất xám của mình một cách không tương xứng. Ông hiểu nhưng cái khó là tiền đâu để khởi nghiệp. Hồi đó, với mức thu nhập $30,000 một năm, tất cả ông phải trang trải nuôi gia đình, thậm chí còn thiếu trước hụt sau.
Dịp may đến khi có một công ty đề nghị được bán sáu lít huyết tương chứa kháng thể viêm gan siêu vi B với giá cực rẻ, chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Ông quyết định bỏ ra $600 mua toàn bộ số huyết tương và sau đấy bán lại được tổng cộng $6,000. Công ty Raas đã được thành lập nhờ số tiền lời thu được trong thương vụ đầu tay này.
Bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1994, trong vòng 14 năm ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến tận 11, 12 giờ khuya.
Trong hai năm 2003 và 2005, ông được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu “Doanh Nhân Nước Mỹ,” và được chụp hình chung với Tổng Thống George W. Bush.
http://www.viendongdaily.com/ti-phu-hoang-kieu-mua-lai-vuon-nho-cua-gia-dinh-mondavi-s7TBtGZw.html