Cõi Người Ta
Tiền Già, Tình Già
Tiền già tức là số tiền trợ cấp nhỏ cho người già trên 65 tuổi mà trước đó không cần có làm việc hay không, với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ.
ì
Song Lam
PN chuyển
ì
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới được tác giả coi là một tạp ghi, tạm gọi là món quà cỏn con gởi đến quý bạn với lớp tuổi không còn trẻ nữa.
* * *
I-
Trong bữa cơm tối, Chúc Minh nhìn lên tờ lịch trên tường, nói lớn:
- Ô, tuần sau là sinh nhật của tui đó nha, quý vị chuẩn bị quà cáp đi là vừa...
Hiển, chồng nàng từ trong bếp nói vọng ra:
- Trời đất, gần ăn tiền già rồi còn đòi quà sinh nhật.
Cả nhà cười vang vì sự chế giễu của Hiển. Chúc Minh xịu mặt. Hai đứa này chỉ hơn 40, không còn trẻ nữa, nhưng chưa phải là già. Mọi người biết rằng Hiển chọc ghẹo Chúc Minh cho vui thôi chứ anh chàng này nổi tiếng là nịnh vợ: Năm nào sinh nhật cô nàng anh cũng bày tiệc linh đình vì anh ta là chef cook của một nhà hàng Mỹ danh tiếng ở vùng San Diego này.
Tôi thoáng nghĩ ngợi về chuyện "ăn tiền già" qua câu nói của Hiển, thằng cháu rể rất dễ thương của vợ chồng tôi. Tiếng Việt thật lạ lùng, cái gì biểu hiện phúc lợi lập tức có chữ "ăn" đi kèm. Từ"ăn đám cưới, ăn đám giỗ, ăn tiệc, ăn chơi..." bây giờ ở Mỹ có thêm cụm từ "ăn tiền già, ăn tiền bệnh, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền SSI..."
Những người đi làm như chúng tôi khi về hưu sẽ không dùng từ "ăn tiền già" hay "ăn tiền trợ cấp" mà được gọi bằng "hưởng tiền hưu bổng", tức là tiền mình đóng thuế trong thời gian làm việc, tùy theo mức lương cao hay thấp và thời gian làm việc ngắn hay dài.
Tự nhiên tôi cảm thấy cụm từ "ăn tiền già" mang ý nghĩa ngồ ngộ, đặc biệt cho thấy sự đãi ngộ người già, dĩ nhiên, chỉ có ở những quốc gia văn minh, giàu có. Điều này cho thấy rõ nhất sự quý trọng con người, đặc biệt sự quan tâm của xã hội khi biết rằng cuộc sống của họ đã đi gần đến chỗ "the end". Bản thân tôi cũng đang nghĩ ngợi đến ngày nghỉ hưu, lúc đó hai đứa tôi sẽ trở thành hai con khỉ già ngồi chong ngóc thu lu trong nhà nhìn lá rụng.
Tự nhiên tôi lại có chút buồn khi nghĩ đến lúc về hưu, nghĩa là đoạn cuối của cuộc đời mình trước khi xuôi tay yên nghĩ. Tiền già tức là số tiền trợ cấp nhỏ cho người già trên 65 tuổi mà trước đó không cần có làm việc hay không, với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ. Được biết số tiền này sẽ chênh lệch ít nhiều tùy theo tiểu bang mình cư ngụ và sẽ được đi kèm theo bảo hiểm y tế gọi là Medicare hay Medicaid. Một cặp vợ chồng già mỗi tháng sẽ có $1,440 ($720/người) và vài trăm tiền foodstamp để mua thức ăn.
Trước đây foodstamp in trên giấy đóng từng tập nhỏ cỡ tờ vé số, bây giờ chính phủ bỏ vô thẻ, người sử dụng sẽ "quẹt" như quẹt credit card. Số tiền này sẽ giúp cặp vợ chồng già sống ung dung đầy đủ, có thể đi chơi đây đó đôi lần trong năm nếu không phải trả tiền nhà và sức khỏe tốt không đau bệnh chi nặng nề.
Trường hợp thứ nhất tôi được biết về khoản tiền già này đối với vợ chồng người bạn ở San Jose là họ chỉ giữ lại $300 cho mỗi người, số còn lại phải phụ với con trả tiền mortgage. Nếu không ở chung với con mướn nhà ở thì hơi vất vả vì mướn apartment một phòng ngủ phải trên dưới $1,000/tháng. Nếu cặp vợ chồng già bạn tôi xin được housing của chính phủ thì tuyệt vì chỉ trả tiền nhà vài ba trăm một tháng.
Trong một bài viết về nước Mỹ tôi đọc đã lâu rồi, câu chuyện viết về bà mẹ già ở một mình nhưng quanh năm con cháu chia phiên nhau nghỉ phép về ở với bà, cho nên tuổi già của bà quá đỗi yên vui, vô vàn hạnh phúc! Cụ bà ấy phải được gọi là người hạnh phúc nhất trên đời này. Nếu người ta gọi tuổi trẻ là tuổi hồng, tuổi ngọc, thì bà cụ này phải được gọi là "tuổi hột xoàn" vì được con cháu trân quý, săn sóc chu đáo quá.
Trong tháng Tám, viết về nước Mỹ liên tiếp đăng tải hai bài nói về người Mẹ làm tôi xúc động bồi hồi. Đó là bài "Bà mẹ quê" của Philato và "Người Mẹ cô đơn" của Phan.
Bài trước là tình cảm của tác giả khi nói về mẹ mình một đời vất vả vì con, đến lúc "ra đi" con không gặp được Mẹ vì còn đang bôn ba cải tạo. Tác giả nghĩ đến kỷ niệm ấu thơ của mình khi sáu tuổi, nửa đêm thức giấc vì đói được mẹ mình cho củ khoai vùi bếp lửa thơm lừng mà theo ông không có bữa ăn nào trong đời ông ngon bằng. Thú thật khi đọc đến đoạn văn đó, tôi cũng cảm thấy trái tim mình thổn thức trước tình yêu mẹ con mà bóng của họ in hẳn lên phên vách nứa bếp lửa bập bùng. Đó là hình ảnh của bà mẹ trong nước không có tiền già.
Hình ảnh "Người Mẹ cô đơn" của Phan phải nhờ người dưng (là tác giả Phan) chở dùm đến chỗ trọ mới trong khi các con của bà bỏ lơ bỏ mặc. Bà mẹ này ở Mỹ có tiền già trợ cấp của chính phủ nhưng không có tình cảm mẹ con. Tự nhiên tôi lại nghĩa đến thân phận mình khi về hưu, khi bóng xế đầu non, khi vạt nắng cuối cùng của một ngày vội tắt.
Trường hợp thứ nhì tôi được biết về mảng đời thực của một người già ở Little Saigon lần thăm Cali hè vừa qua, làm tim tôi thêm một lần trật nhịp.
Buổi sáng hôm ấy, dậy sớm hơn mọi người tôi ra sân quơ vài động tác thể dục. Bỗng tôi thoáng thấy chiếc nón lá trồi lên hụp xuống ở khu vực chứa rác của khu nhà townhouse. Ở miền Đông Bắc mấy chục năm tôi có bao giờ thấy được chiếc nón lá? Tò mò, tôi bước lại gần. Một bà cụ già, già lắm, chắc phải gần tám mươi, bước ra khỏi khu vực thùng rác. Tôi chào. Bà cụ chào lại tôi. Cả hai không nói thêm lời nào. Tôi chợt hiểu khi nhận thấy dưới chỗ chân bà vừa bước ra, lổn nhổn vỏ chai coca, chai bia, nước suối... trong túi nhựa nylon. Bà cụ giở nón ra quạt cho mát. Mái tóc trắng bù xù và nụ cười dúm dó. Bà cho biết bà đang hưởng tiền già, nhặt thêm vỏ chai kiếm thêm chút đỉnh gởi về bên nhà cho đám cháu con nghèo khổ. Tôi choáng váng vì xúc động, thương cảm cho bà mẹ già, chân tôi như bị ai đóng đinh không bước đi được và nghe tim mình như bị ai trói chặt. Trời ơi, người mẹ Việt Nam nơi xứ người khổ sở đến thế hay sao?
Có lẽ cũng vài phút trôi qua, bà khách hỏi tôi:
- Cô à, cô có sao không vậy?
Tôi vùng thoát khỏi cơn mê, gượng gạo trả lời:
- Không sao, thưa bà, tôi từ xa đến chưa quen giờ giấc, thiếu ngủ nên thấy chóng mặt...
Người mẹ già băng qua đường với bao nylon đựng đầy vỏ chai trên tay. Tôi vẫn đứng yên, nhìn bóng bà xa dần, tay chân lóng ngóng.
II-
Chúng tôi không thể ở lại San Diego để mừng sinh nhật Chúc Minh tuần tới vì đã hết ngày phép. Con nhỏ có vẻ không vui. Tôi nói với nó mai mốt về hưu có thể chúng tôi về Cali ở với chúng nó. Nó mừng rơn, gặng hỏi tôi: Thiệt hông dì? Thế rồi nó nói dì dượng xuống đây, con chừa cái Master bedroom cho hai ông bà, bao ăn ở chỉ charge $500 thôi. Tôi nói ô kê với điều kiện là sáng ăn tôm hùm chiều cháo bào ngư tối đi coi văn nghệ, vợ chồng nó cười ha hả.
Đến phi trường L.A. chân tôi tê cứng không bước xuống xe được, ông xã mới vịn tay tôi đỡ xuống xe. Vợ chồng Chúc Minh được dịp la bài hãi:
- Trời ơi hai ông bà già tình tứ quá!
Tôi cười:
- Già thì có tình già chứ, gừng càng già càng cay, mấy đứa bay không nghe người đời nói vậy sao?
Suốt 6 giờ đồng hồ từ L.A về đến N.J tôi cứ nghĩ ngợi về chữ "tình già", tựa đề bài thơ mới đầu tiên của Phan Khôi xuất hiện trên báo năm 1932:
Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa...
.. Ôi tình nghĩa đôi ta thì rất nặng
Mà lấy nhau ắt là không đặng...
Lời thơ ngây ngô như lời nói, đầy đủ "thì, là, mà" nhưng gây sóng gió không nhỏ trong buổi đầu hình thành thơ mới. Người đời thường cho rằng vợ chồng về già chữ tình không còn, sống với nhau về nghĩa. Tôi không biết đúng sai, có điều tôi nhận thấy vợ chồng già tình cảm không còn sôi nổi, bộp chộp như hồi trẻ mà thấm đẫm hơn, sâu lắng hơn. Chắc vì lý do đó ca dao có câu:
Con cá làm ra con mắm
Vợ chồng già thương lắm mình ơi
Người xưa không sai chút nào khi dùng chữ "thương lắm". Ủa, vậy người trẻ không "thương lắm" hay sao? Không hẳn là vậy, vợ chồng trẻ yêu nhau đắm đuối say mê nữa là đằng khác, nửa bước không rời. Nhưng chữ "thương lắm" dùng cho vợ chồng già mang một ý nghĩa dài lâu hơn, nghĩa là họ đã trải qua mấy chục năm dài lận đận với nhau, xẻ ngọt chia bùi. Theo tôi, câu hát trên nói về tình nghĩa vợ chồng lúc về già còn mang ý nghĩa cần thiết nữa. Qua rồi tuổi thanh xuân khi con cái đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ ấm gia đình, chúng nó có vợ có chồng, có con cái, có nhà riêng, thì chỉ còn lại hai vợ chồng già trong cái mà người Mỹ gọi là "Empty nest". Bây giờ ông nhìn bà, bà nhìn ông, cả hai mái đầu đều bạc, nay nóng lạnh, mai nhức đầu... Nếu không dựa vào nhau thì còn biết trông cậy vào ai
Trong tháng 7/2014, bài viết của tác giả Philato "70, chán mớ đời" khiến tôi đọc đến mấy lần vì thấy mình trong đó. Thực là chán quá chừng ở cái tuổi trên dưới 70, nghĩa là tuổi già lãng đãng khi nhớ khi quên, bước cao bước thấp, bệnh hoạn hà rầm...
III-
- Bộ bà không biết đến thì giờ sao? Sáng đi làm, giờ này gần 12 giờ đêm còn đọc sách?
- Nhớ đóng cửa sổ lại, đêm nay chỉ có 42 độ, bà dễ ngươi là bệnh đó nghe!
- Nếu bà thấy mệt quá xin nghỉ hưu trước đi, một mình tôi làm gói ghém cũng đủ qua ngày mà...
Đó là những lời ông đã nói với bà cho thấy sự quan tâm âu yếm, nhưng bà chỉ ừ hử cho qua chuyện. Ông lớn tuổi hơn bà, người nghỉ hưu trước phải là ông mới đúng chứ?
Thời gian trôi nhanh hơn mình tưởng. Chúng ta chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân của mình thì tuổi già hấp tấp đến gần. Tuổi bảy mươi còn toan tính gì được nữa đâu, chỉ mong còn chút vui bên con cháu, Thu đã sang thì mấy chốc Đông tàn?
Trước Noel đúng một tuần, năm nay, là 40 năm tình chồng vợ của hai đứa tôi. Tôi thấy lòng một chút bâng khuâng. Ôi tình yêu là hơi thở một đời và tình già rộng mở những bao dung cho một thời tàn lụi. Chúng tôi muốn gởi trao đến bạn đọc tất cả sự nồng nàn của tình già vì chúng ta làm sao biết được bao ngắn bao dài thời gian chúng ta còn ở bên nhau đâu?
Buổi tối ông thấy khó thở vì tim đập nhanh. Bà hơi lo cứ thức giấc canh chừng ông.
- Ông uống thuốc chưa? Uống nước cam không tôi pha cho.
- Bà ngủ đi, tôi uống thuốc rồi, chút là khỏi thôi.
- Nếu không được khỏe, mai tôi nấu cháo gà với sâm, kỷ tử cho ông ăn nha. Đừng ăn cơm khó tiêu. Nhớ đắp mền cho ấm người...
Tình già vậy đó. Nhưng không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt. Cũng có lúc cãi cọ, khích bác, chế giễu lẫn nhau.
- Trời ơi sao ông lụi đụi quá vậy ông già?
- Bộ bà không già sao?
Có những lúc vì áp lực công việc ở sở, vì những gút mắc vụn vặt của gia đình, vợ chồng già cũng hục hặc với nhau, giận hờn nhau. Nhưng "giận thì giận mà thương thì thương" nên dễ dàng "huề vốn" với nhau lắm.
Sở dĩ tình già bền bỉ, theo thiển ý của chúng tôi, là ngoài tình yêu còn có sự quý trọng và bao dung, trên hơn hết là sự nhường nhịn nhẫn nại. Có phải người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam lớp trước (như tuổi già của chúng ta hiện nay) ít muốn thay đổi, không thích mạo hiểm trong tình trường?
Để kết thúc bài viết tôi xin gời đến quý bạn đọc câu ca dao:
Anh buồn còn chốn thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya.
Nhang đã tàn lại được thắp giữa khuya cho thấy sự lạnh lẽo cô đơn biết là chừng nào. Tình già đôi lúc cũng như thế. Tình già, có thể là tình vợ chồng dài lâu ân nghĩa, cũng thể là tình bạn thâm giao, chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, sưởi ấm tình nhau.
PN chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Tiền Già, Tình Già
Tiền già tức là số tiền trợ cấp nhỏ cho người già trên 65 tuổi mà trước đó không cần có làm việc hay không, với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ.
ì
Song Lam
PN chuyển
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới được tác giả coi là một tạp ghi, tạm gọi là món quà cỏn con gởi đến quý bạn với lớp tuổi không còn trẻ nữa.
* * *
I-
Trong bữa cơm tối, Chúc Minh nhìn lên tờ lịch trên tường, nói lớn:
- Ô, tuần sau là sinh nhật của tui đó nha, quý vị chuẩn bị quà cáp đi là vừa...
Hiển, chồng nàng từ trong bếp nói vọng ra:
- Trời đất, gần ăn tiền già rồi còn đòi quà sinh nhật.
Cả nhà cười vang vì sự chế giễu của Hiển. Chúc Minh xịu mặt. Hai đứa này chỉ hơn 40, không còn trẻ nữa, nhưng chưa phải là già. Mọi người biết rằng Hiển chọc ghẹo Chúc Minh cho vui thôi chứ anh chàng này nổi tiếng là nịnh vợ: Năm nào sinh nhật cô nàng anh cũng bày tiệc linh đình vì anh ta là chef cook của một nhà hàng Mỹ danh tiếng ở vùng San Diego này.
Tôi thoáng nghĩ ngợi về chuyện "ăn tiền già" qua câu nói của Hiển, thằng cháu rể rất dễ thương của vợ chồng tôi. Tiếng Việt thật lạ lùng, cái gì biểu hiện phúc lợi lập tức có chữ "ăn" đi kèm. Từ"ăn đám cưới, ăn đám giỗ, ăn tiệc, ăn chơi..." bây giờ ở Mỹ có thêm cụm từ "ăn tiền già, ăn tiền bệnh, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền SSI..."
Những người đi làm như chúng tôi khi về hưu sẽ không dùng từ "ăn tiền già" hay "ăn tiền trợ cấp" mà được gọi bằng "hưởng tiền hưu bổng", tức là tiền mình đóng thuế trong thời gian làm việc, tùy theo mức lương cao hay thấp và thời gian làm việc ngắn hay dài.
Tự nhiên tôi cảm thấy cụm từ "ăn tiền già" mang ý nghĩa ngồ ngộ, đặc biệt cho thấy sự đãi ngộ người già, dĩ nhiên, chỉ có ở những quốc gia văn minh, giàu có. Điều này cho thấy rõ nhất sự quý trọng con người, đặc biệt sự quan tâm của xã hội khi biết rằng cuộc sống của họ đã đi gần đến chỗ "the end". Bản thân tôi cũng đang nghĩ ngợi đến ngày nghỉ hưu, lúc đó hai đứa tôi sẽ trở thành hai con khỉ già ngồi chong ngóc thu lu trong nhà nhìn lá rụng.
Tự nhiên tôi lại có chút buồn khi nghĩ đến lúc về hưu, nghĩa là đoạn cuối của cuộc đời mình trước khi xuôi tay yên nghĩ. Tiền già tức là số tiền trợ cấp nhỏ cho người già trên 65 tuổi mà trước đó không cần có làm việc hay không, với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ. Được biết số tiền này sẽ chênh lệch ít nhiều tùy theo tiểu bang mình cư ngụ và sẽ được đi kèm theo bảo hiểm y tế gọi là Medicare hay Medicaid. Một cặp vợ chồng già mỗi tháng sẽ có $1,440 ($720/người) và vài trăm tiền foodstamp để mua thức ăn.
Trước đây foodstamp in trên giấy đóng từng tập nhỏ cỡ tờ vé số, bây giờ chính phủ bỏ vô thẻ, người sử dụng sẽ "quẹt" như quẹt credit card. Số tiền này sẽ giúp cặp vợ chồng già sống ung dung đầy đủ, có thể đi chơi đây đó đôi lần trong năm nếu không phải trả tiền nhà và sức khỏe tốt không đau bệnh chi nặng nề.
Trường hợp thứ nhất tôi được biết về khoản tiền già này đối với vợ chồng người bạn ở San Jose là họ chỉ giữ lại $300 cho mỗi người, số còn lại phải phụ với con trả tiền mortgage. Nếu không ở chung với con mướn nhà ở thì hơi vất vả vì mướn apartment một phòng ngủ phải trên dưới $1,000/tháng. Nếu cặp vợ chồng già bạn tôi xin được housing của chính phủ thì tuyệt vì chỉ trả tiền nhà vài ba trăm một tháng.
Trong một bài viết về nước Mỹ tôi đọc đã lâu rồi, câu chuyện viết về bà mẹ già ở một mình nhưng quanh năm con cháu chia phiên nhau nghỉ phép về ở với bà, cho nên tuổi già của bà quá đỗi yên vui, vô vàn hạnh phúc! Cụ bà ấy phải được gọi là người hạnh phúc nhất trên đời này. Nếu người ta gọi tuổi trẻ là tuổi hồng, tuổi ngọc, thì bà cụ này phải được gọi là "tuổi hột xoàn" vì được con cháu trân quý, săn sóc chu đáo quá.
Trong tháng Tám, viết về nước Mỹ liên tiếp đăng tải hai bài nói về người Mẹ làm tôi xúc động bồi hồi. Đó là bài "Bà mẹ quê" của Philato và "Người Mẹ cô đơn" của Phan.
Bài trước là tình cảm của tác giả khi nói về mẹ mình một đời vất vả vì con, đến lúc "ra đi" con không gặp được Mẹ vì còn đang bôn ba cải tạo. Tác giả nghĩ đến kỷ niệm ấu thơ của mình khi sáu tuổi, nửa đêm thức giấc vì đói được mẹ mình cho củ khoai vùi bếp lửa thơm lừng mà theo ông không có bữa ăn nào trong đời ông ngon bằng. Thú thật khi đọc đến đoạn văn đó, tôi cũng cảm thấy trái tim mình thổn thức trước tình yêu mẹ con mà bóng của họ in hẳn lên phên vách nứa bếp lửa bập bùng. Đó là hình ảnh của bà mẹ trong nước không có tiền già.
Hình ảnh "Người Mẹ cô đơn" của Phan phải nhờ người dưng (là tác giả Phan) chở dùm đến chỗ trọ mới trong khi các con của bà bỏ lơ bỏ mặc. Bà mẹ này ở Mỹ có tiền già trợ cấp của chính phủ nhưng không có tình cảm mẹ con. Tự nhiên tôi lại nghĩa đến thân phận mình khi về hưu, khi bóng xế đầu non, khi vạt nắng cuối cùng của một ngày vội tắt.
Trường hợp thứ nhì tôi được biết về mảng đời thực của một người già ở Little Saigon lần thăm Cali hè vừa qua, làm tim tôi thêm một lần trật nhịp.
Buổi sáng hôm ấy, dậy sớm hơn mọi người tôi ra sân quơ vài động tác thể dục. Bỗng tôi thoáng thấy chiếc nón lá trồi lên hụp xuống ở khu vực chứa rác của khu nhà townhouse. Ở miền Đông Bắc mấy chục năm tôi có bao giờ thấy được chiếc nón lá? Tò mò, tôi bước lại gần. Một bà cụ già, già lắm, chắc phải gần tám mươi, bước ra khỏi khu vực thùng rác. Tôi chào. Bà cụ chào lại tôi. Cả hai không nói thêm lời nào. Tôi chợt hiểu khi nhận thấy dưới chỗ chân bà vừa bước ra, lổn nhổn vỏ chai coca, chai bia, nước suối... trong túi nhựa nylon. Bà cụ giở nón ra quạt cho mát. Mái tóc trắng bù xù và nụ cười dúm dó. Bà cho biết bà đang hưởng tiền già, nhặt thêm vỏ chai kiếm thêm chút đỉnh gởi về bên nhà cho đám cháu con nghèo khổ. Tôi choáng váng vì xúc động, thương cảm cho bà mẹ già, chân tôi như bị ai đóng đinh không bước đi được và nghe tim mình như bị ai trói chặt. Trời ơi, người mẹ Việt Nam nơi xứ người khổ sở đến thế hay sao?
Có lẽ cũng vài phút trôi qua, bà khách hỏi tôi:
- Cô à, cô có sao không vậy?
Tôi vùng thoát khỏi cơn mê, gượng gạo trả lời:
- Không sao, thưa bà, tôi từ xa đến chưa quen giờ giấc, thiếu ngủ nên thấy chóng mặt...
Người mẹ già băng qua đường với bao nylon đựng đầy vỏ chai trên tay. Tôi vẫn đứng yên, nhìn bóng bà xa dần, tay chân lóng ngóng.
II-
Chúng tôi không thể ở lại San Diego để mừng sinh nhật Chúc Minh tuần tới vì đã hết ngày phép. Con nhỏ có vẻ không vui. Tôi nói với nó mai mốt về hưu có thể chúng tôi về Cali ở với chúng nó. Nó mừng rơn, gặng hỏi tôi: Thiệt hông dì? Thế rồi nó nói dì dượng xuống đây, con chừa cái Master bedroom cho hai ông bà, bao ăn ở chỉ charge $500 thôi. Tôi nói ô kê với điều kiện là sáng ăn tôm hùm chiều cháo bào ngư tối đi coi văn nghệ, vợ chồng nó cười ha hả.
Đến phi trường L.A. chân tôi tê cứng không bước xuống xe được, ông xã mới vịn tay tôi đỡ xuống xe. Vợ chồng Chúc Minh được dịp la bài hãi:
- Trời ơi hai ông bà già tình tứ quá!
Tôi cười:
- Già thì có tình già chứ, gừng càng già càng cay, mấy đứa bay không nghe người đời nói vậy sao?
Suốt 6 giờ đồng hồ từ L.A về đến N.J tôi cứ nghĩ ngợi về chữ "tình già", tựa đề bài thơ mới đầu tiên của Phan Khôi xuất hiện trên báo năm 1932:
Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa...
.. Ôi tình nghĩa đôi ta thì rất nặng
Mà lấy nhau ắt là không đặng...
Lời thơ ngây ngô như lời nói, đầy đủ "thì, là, mà" nhưng gây sóng gió không nhỏ trong buổi đầu hình thành thơ mới. Người đời thường cho rằng vợ chồng về già chữ tình không còn, sống với nhau về nghĩa. Tôi không biết đúng sai, có điều tôi nhận thấy vợ chồng già tình cảm không còn sôi nổi, bộp chộp như hồi trẻ mà thấm đẫm hơn, sâu lắng hơn. Chắc vì lý do đó ca dao có câu:
Con cá làm ra con mắm
Vợ chồng già thương lắm mình ơi
Người xưa không sai chút nào khi dùng chữ "thương lắm". Ủa, vậy người trẻ không "thương lắm" hay sao? Không hẳn là vậy, vợ chồng trẻ yêu nhau đắm đuối say mê nữa là đằng khác, nửa bước không rời. Nhưng chữ "thương lắm" dùng cho vợ chồng già mang một ý nghĩa dài lâu hơn, nghĩa là họ đã trải qua mấy chục năm dài lận đận với nhau, xẻ ngọt chia bùi. Theo tôi, câu hát trên nói về tình nghĩa vợ chồng lúc về già còn mang ý nghĩa cần thiết nữa. Qua rồi tuổi thanh xuân khi con cái đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ ấm gia đình, chúng nó có vợ có chồng, có con cái, có nhà riêng, thì chỉ còn lại hai vợ chồng già trong cái mà người Mỹ gọi là "Empty nest". Bây giờ ông nhìn bà, bà nhìn ông, cả hai mái đầu đều bạc, nay nóng lạnh, mai nhức đầu... Nếu không dựa vào nhau thì còn biết trông cậy vào ai
Trong tháng 7/2014, bài viết của tác giả Philato "70, chán mớ đời" khiến tôi đọc đến mấy lần vì thấy mình trong đó. Thực là chán quá chừng ở cái tuổi trên dưới 70, nghĩa là tuổi già lãng đãng khi nhớ khi quên, bước cao bước thấp, bệnh hoạn hà rầm...
III-
- Bộ bà không biết đến thì giờ sao? Sáng đi làm, giờ này gần 12 giờ đêm còn đọc sách?
- Nhớ đóng cửa sổ lại, đêm nay chỉ có 42 độ, bà dễ ngươi là bệnh đó nghe!
- Nếu bà thấy mệt quá xin nghỉ hưu trước đi, một mình tôi làm gói ghém cũng đủ qua ngày mà...
Đó là những lời ông đã nói với bà cho thấy sự quan tâm âu yếm, nhưng bà chỉ ừ hử cho qua chuyện. Ông lớn tuổi hơn bà, người nghỉ hưu trước phải là ông mới đúng chứ?
Thời gian trôi nhanh hơn mình tưởng. Chúng ta chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân của mình thì tuổi già hấp tấp đến gần. Tuổi bảy mươi còn toan tính gì được nữa đâu, chỉ mong còn chút vui bên con cháu, Thu đã sang thì mấy chốc Đông tàn?
Trước Noel đúng một tuần, năm nay, là 40 năm tình chồng vợ của hai đứa tôi. Tôi thấy lòng một chút bâng khuâng. Ôi tình yêu là hơi thở một đời và tình già rộng mở những bao dung cho một thời tàn lụi. Chúng tôi muốn gởi trao đến bạn đọc tất cả sự nồng nàn của tình già vì chúng ta làm sao biết được bao ngắn bao dài thời gian chúng ta còn ở bên nhau đâu?
Buổi tối ông thấy khó thở vì tim đập nhanh. Bà hơi lo cứ thức giấc canh chừng ông.
- Ông uống thuốc chưa? Uống nước cam không tôi pha cho.
- Bà ngủ đi, tôi uống thuốc rồi, chút là khỏi thôi.
- Nếu không được khỏe, mai tôi nấu cháo gà với sâm, kỷ tử cho ông ăn nha. Đừng ăn cơm khó tiêu. Nhớ đắp mền cho ấm người...
Tình già vậy đó. Nhưng không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt. Cũng có lúc cãi cọ, khích bác, chế giễu lẫn nhau.
- Trời ơi sao ông lụi đụi quá vậy ông già?
- Bộ bà không già sao?
Có những lúc vì áp lực công việc ở sở, vì những gút mắc vụn vặt của gia đình, vợ chồng già cũng hục hặc với nhau, giận hờn nhau. Nhưng "giận thì giận mà thương thì thương" nên dễ dàng "huề vốn" với nhau lắm.
Sở dĩ tình già bền bỉ, theo thiển ý của chúng tôi, là ngoài tình yêu còn có sự quý trọng và bao dung, trên hơn hết là sự nhường nhịn nhẫn nại. Có phải người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam lớp trước (như tuổi già của chúng ta hiện nay) ít muốn thay đổi, không thích mạo hiểm trong tình trường?
Để kết thúc bài viết tôi xin gời đến quý bạn đọc câu ca dao:
Anh buồn còn chốn thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya.
Nhang đã tàn lại được thắp giữa khuya cho thấy sự lạnh lẽo cô đơn biết là chừng nào. Tình già đôi lúc cũng như thế. Tình già, có thể là tình vợ chồng dài lâu ân nghĩa, cũng thể là tình bạn thâm giao, chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, sưởi ấm tình nhau.
PN chuyển