Đoạn Đường Chiến Binh
Tiếng mõ Hòa Phong
Tiếng mõ bắt đầu từ sáng kiến của Hội Nông dân TP. Đà Nẵng. Cách làm là mỗi hộ dân sắm 1 gậy tầm vông, 1 cây đuốc, 1 đoạn dây thừng và 1 mõ tre. Khi làng có động (trộm cắp, cướp giật...), một tiếng mõ cất lên, trăm tiếng mõ đáp lại, các đoàn thể công an, phụ nữ, mặt trận... Già trẻ gái trai tay lăm lăm đuốc, dây thừng, gậy tầm vông hăm hở lao ra bắt trộm. Và con số về tài sản thu hồi được cùng sự bình yên của xóm làng được minh chứng. Từ mô hình Hòa Phong sẽ nhân rộng ra 11 xã của huyện Hòa Vang.
Diễn tập "Tiếng mõ an ninh" tại thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong.
|
Tiếng mõ Hòa Phong làm ta có cảm giác đang sống thời của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hay những năm người dân miền Bắc đánh trống gõ mõ đuổi bắt phi công Mỹ nhảy dù ban đêm. Mà từ nay tới mốc 2020 - thời điểm nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, chỉ còn 8 năm nữa.
Tiếng mõ Hòa Phong gióng lên không chỉ là câu chuyện bắt trộm. Tiếng mõ tre cóc cóc dồn dập đến nhức nhối ấy như muốn khuấy động nhiều mảng tối đang ám trùm, đè nặng các miền quê. Trộm cắp, nghiện hút, án mạng, lừa đảo, hàng giả, mại dâm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, sản xuất đình đốn, làm gì cũng không có lãi... “Bần hàn sinh đạo tặc”. Nhiều làng xưa ra khỏi nhà không cần khóa cửa, nay khóa kỹ rồi đêm ngủ vẫn không yên. Không chỉ trộm con gà, cái xe máy, dân nhiều nơi phải khua xoong, gõ kẻng xua đuổi cả những con tàu khai thác cát lậu táo tợn.
Hiểu rằng, giữ gìn trật tự thôn xóm là tổng hợp của nhiều biện pháp, trong đó có sự tham gia của người dân, chúng ta cũng nên nhớ, xã hội ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Một nhà nước pháp quyền thì mọi việc phải làm theo pháp luật. Duy trì trật tự trị an nơi thôn xóm là nhiệm vụ của bộ máy quản lý địa phương. Sự tham gia của người dân mang tính hỗ trợ.
Việc để trộm cắp hoành hành, trước hết trách nhiệm thuộc những người được dân nộp thuế trả công để thực thi công vụ, từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Hơn thế nữa, chống trộm không chỉ đơn thuần bằng việc hò nhau đi bắt trộm mà quan trọng hơn, bộ máy chính quyền các cấp cần nhận rõ nguyên nhân sâu xa của nạn trộm cắp, rối ren, từ đó giải quyết bằng những biện pháp căn cơ, bền vững hơn mà gốc là bảo đảm đời sống no ấm của mỗi người dân.
Đức Nguyện
( HK chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Tiếng mõ Hòa Phong
Tiếng mõ bắt đầu từ sáng kiến của Hội Nông dân TP. Đà Nẵng. Cách làm là mỗi hộ dân sắm 1 gậy tầm vông, 1 cây đuốc, 1 đoạn dây thừng và 1 mõ tre. Khi làng có động (trộm cắp, cướp giật...), một tiếng mõ cất lên, trăm tiếng mõ đáp lại, các đoàn thể công an, phụ nữ, mặt trận... Già trẻ gái trai tay lăm lăm đuốc, dây thừng, gậy tầm vông hăm hở lao ra bắt trộm. Và con số về tài sản thu hồi được cùng sự bình yên của xóm làng được minh chứng. Từ mô hình Hòa Phong sẽ nhân rộng ra 11 xã của huyện Hòa Vang.
Diễn tập "Tiếng mõ an ninh" tại thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong.
|
Tiếng mõ Hòa Phong làm ta có cảm giác đang sống thời của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hay những năm người dân miền Bắc đánh trống gõ mõ đuổi bắt phi công Mỹ nhảy dù ban đêm. Mà từ nay tới mốc 2020 - thời điểm nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, chỉ còn 8 năm nữa.
Tiếng mõ Hòa Phong gióng lên không chỉ là câu chuyện bắt trộm. Tiếng mõ tre cóc cóc dồn dập đến nhức nhối ấy như muốn khuấy động nhiều mảng tối đang ám trùm, đè nặng các miền quê. Trộm cắp, nghiện hút, án mạng, lừa đảo, hàng giả, mại dâm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, sản xuất đình đốn, làm gì cũng không có lãi... “Bần hàn sinh đạo tặc”. Nhiều làng xưa ra khỏi nhà không cần khóa cửa, nay khóa kỹ rồi đêm ngủ vẫn không yên. Không chỉ trộm con gà, cái xe máy, dân nhiều nơi phải khua xoong, gõ kẻng xua đuổi cả những con tàu khai thác cát lậu táo tợn.
Hiểu rằng, giữ gìn trật tự thôn xóm là tổng hợp của nhiều biện pháp, trong đó có sự tham gia của người dân, chúng ta cũng nên nhớ, xã hội ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Một nhà nước pháp quyền thì mọi việc phải làm theo pháp luật. Duy trì trật tự trị an nơi thôn xóm là nhiệm vụ của bộ máy quản lý địa phương. Sự tham gia của người dân mang tính hỗ trợ.
Việc để trộm cắp hoành hành, trước hết trách nhiệm thuộc những người được dân nộp thuế trả công để thực thi công vụ, từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Hơn thế nữa, chống trộm không chỉ đơn thuần bằng việc hò nhau đi bắt trộm mà quan trọng hơn, bộ máy chính quyền các cấp cần nhận rõ nguyên nhân sâu xa của nạn trộm cắp, rối ren, từ đó giải quyết bằng những biện pháp căn cơ, bền vững hơn mà gốc là bảo đảm đời sống no ấm của mỗi người dân.
Đức Nguyện
( HK chuyển )