Đoạn Đường Chiến Binh
Tiểu Đoàn 92 B.Đ.Q/BIÊN PHÒNG
K.T
Ta Biệt Động quân nung rèn chí trai
Khí phách hiên ngang diệt thù xây tương lai .
Ngày 24-4-75, Tiểu đoàn 92/BĐQ chúng tôi từ khu Bàu Hàm, được lệnh rút quân về vùng Hố Nai, Biên Hòa. Theo lịch trình sẽ nghỉ dướng quân 3 ngày, để chỉnh đốn đơn vị và để các cơ quan kết nghĩa đến ủy lạo (nhưng chúng tôi có nghỉ bao giờ đâu). Suốt từ tháng 11-74 cho đến nay, tiểu đoàn thường xuyên tham dự hành quân và tùng thiết cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, như Chiến đoàn 312/Thiết Giáp/LĐ3KB, do Trung Tá Dương Kều làm Chiến đoàn trưởng (ông Trung Tá này cao lêu nghêu do đó mới có biệt danh Dương Kều)
Chúng tôi và CĐ 312 di chuyển từ vùng Tân Uyên, Biên Hòa đến Gò Dầu Hạ, rồi Bắc quận Khiêm Hanh, Truông Mít, rừng cao su Suối Sâu (nối liền với quận Dầu Tiếng) như cơm bữa. Sáng còn ở rừng Tân Uyên, chiều ngủ đêm ở vùng Gò Dầu Hạ. Nhưng có một điều tôi không hiểu nổi, cứ 4 ngày tiếp tế một lần do sĩ quan Hoả thực hướng dẫn. Trong chuyến tiếp tế, có lúc được thêm mươi người lính đi phép về đáo nhậm tiền tuyến, chuyện này là chuyện thường của Tiểu đoàn – Tuy nhiên, tôi không hiểu nổi là mỗi lần tiếp tế thường có vài người vợ con lính ở trại gia binh tháp tùng. Tôi thấy khó chịu vì không giữ được bí mật quân sự. Lẽ dĩ nhiên, là Tiểu đoàn trưởng có rất nhiều âu lo cho đơn vị mình. Khi nào tôi cũng mong muốn mình đem tiểu đoàn đi hành quân, quân số tối đa là 540 người, khi mình về thì cũng đem đủ người về (không phải tôi là người yếm thế). Sung sướng nhất là thấy gia đình vợ con lính ở trại gia binh tràn ngập hạnh phúc – nhưng có khi nào đủ đâu – Như vậy, đời lính chyện chẳng may xảy ra hàng ngày, nên quá tầm thường đối với họ
Các anh có nghĩ rằng khi Tiểu đoàn hành quân, dừng quân nhận tiếp tế, đêm về, thì thế nào đi nữa cũng có một vài gia đình lính, quây quần quanh một chiếc poncho, che nắng che mưa cho chính họ và gia đình họ – Thú thật với các anh, tôi không thể cầm nước mắt và nghĩ rằng, sao quê hương mình lắm khổ đau do bọn CS gây nên làm vậy !
Những người lính, họ cũng hy sinh vì quê hương, hy sinh vì cấp chỉ huy, hy sinh cho gia đình, để mong rằng con của mình được đi đến trường ê a như những đứa trẻ khác. Nhưng ước nguyện đó có thành không ? – Thưa các anh, tôi dám nói là không thành, vì người lính chỉ biết rằng hôm nay mình còn sống và luôn cầu nguyện như vậy. Không một ai trong chúng ta biết ngày mai sẽ ra sao. Hôm nay tôi ngồi viết lại những dòng chữ này là một may mắn cho gia đình tôi, phúc đức đó âu chũng có kẻ nhận được và cũng có kẻ không. Làm trai thời loạn, tôi cũng như những bạn khác, cầm súng để bảo vệ quê hương. Trong chúng tôi,không một ai nghĩ mình là những con dê tế thần “chính trị” cả. Nếu có người nghĩ như vậy, chắc chắn rằng không có một chiến trận hào hùng nào mang lại cho họ khi kết thúc. Tôi đã đi hơi xa rồi đấy – Trở về với TĐ92/BĐQ…
Một trong những trại Dân Sự Chiến Đấu chuyển qua binh chủng BĐQ – Được gọi là Tiểu đoàn Biên Phòng, kể từ ngày 30-11-1970. Gọi là Tiểu đoàn, nhưng quân số không quá 300 người, kể cả các sĩ quan do Lực lượng Đặc biệt chuyển đến – Tiểu đoàn 92/BĐQ quá son trẻ, đóng quân tại căn cứ Tống Lê Chân, một điểm chiến lược để ngăn chặn nguồn tiếp tế của VC vào khu Tam giác Sắt, cũng như án ngữ vùng Mỏ Vẹt, mà cục R của VC đóng bản doanh. Trại Tống Lê chân, một trong những trại được thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên, thuộc lãnh thổ Vùng 3CT – Vị trí trại Tống Lê Chân nằm giữa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long .
Tiểu đoàn 92/BĐQ cũng bị nhiều tổn thất đáng kể, khi rút quân ra khỏi tiền đồn Tống Lê Chân, nơi mà VC đem cả Sư đoàn/Trung đoàn chủ lực, bao vây một thời gian dài 311 ngày. VC nghĩ rằng thế nào cũng tiêu diệt được TĐ 92/BĐQ – Nhưng trên thực tế, TĐ 92/BĐQ vẫn sống và sống đến ngày 30-4-75. Trung Tá Lê Văn NG…người tiền nhiệm đã nghiên cứu và đề nghị Tiểu đoàn triệt thoái vào đêm 11-4-74. Cuộc rút quân được thi hành rất bí mật, giờ “G” là yên lặng vô tuyến để địch không phát giác được đơn vị khi rút lui. Đến khi VC hay được thì TĐ đã rời xa căn cứ – Cuộc rút quân lịch sử này có cả hai phi hành đoàn trực thăng của Căn cứ KQ Biên Hòa bay vào tiếp tế, bị bắn rơi không thể ra được. Mãi đến sáng ngày 12-4-74, vào khoảng 09h00 sáng, BTL/Quân đoàn III/QK3 mới bắt được liên lạc với TĐ92/BĐQ trên hệ thống hành quân , khi này Tiểu đoàn chỉ cách Chân Thành khoảng chừng 5 cây số – Cuộc rút quân xuyên qua rừng rậm, dưới sự rình rập của địch quân, bất cứ lúc nào cũng có thể bị tấn công.
Trong cuộc rút quân lịch sử này, Tiểu đoàn đã chạm súng và đoạn chiến với địch và đã có thêm 14 binh sĩ tử thương và 34 bị thương. Cuối cùng TĐ đã về tới Chân Thành, chúng ta có thể nói đây là một phép lạ, tất cả các thương binh và tử thương binh, đều được mang vê đầy đủ. Riêng chỉ có 3 binh sĩ chịu ở lại để nghi binh cho Tiểu đoàn đã hy sinh vì Tổ quốc.
Tưởng cũng nên nhắc lại TĐ lúc bấy giờ chỉ vỏn vẹn có 254 chiến sĩ BĐQ, 4 binh sĩ Pháo binh, 12 Lao công đào binh chiến trường và 7 nhân viên thuộc hai phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tổng cộng 275 người, nhưng thật sự tham chiến chỉ có hơn 100 người, còn lại là thương bệnh binh, khả năng chiến đấu đã bị yếu đi rất nhiều vì bị vây hãm quá lâu ngày .
Tiểu đoàn 92/BĐQ đã làm rạng danh QLVNCH nói chung và binh chủng BĐQ nói riêng với bốn chữ “VÌ DÂN QUYẾT CHIẾN” . VC cứ tưởng rằng TĐ 92/BĐQ dễ bị tràn ngập, khi đã bị bao vây gần cả năm trời, thiếu thốn mọi thứ , thật là một miếng mồi béo bở cho chúng. Nhưng miếng mồi đó đã thoát hiểm một cách thần tình, làm chúng sững sờ, tiếc nuối.
Khi về đến Chân Thành và vài tuần sau đó BCH/BĐQ/QK3 đề nghị cho TĐ đi học bổ túc đơn vị tại TTHL/BĐQ Dục Mỹ. Đây là một dịp để Tiểu đoàn được bổ sung quân số, tái trang bị cũng như huấn luyện bổ túc đơn vị. Lúc này TĐ được giao cho Trung Tá Nguyễn H… từng làm Trưởng Phòng 3 BCH/BĐQ. Trung Tá luôn có mặt trong các bài học của đơn vị, từ cấp Trung đội, Đại đội đến Tiểu đoàn .
Bốn tuần lễ trôi qua thật mau lẹ, TĐ trở về tham dự những cuộc hành quân tại địa khu của BTL/QĐ3/QK3. Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ HQ diệt chốt tại địa bàn quận Phú Giáo, phía Bắc Biên Hòa, giáp ranh với sông Đồng Nai. Sau đó TĐ được lệnh tùng thiết cho CĐ 305 rồi CĐ 312 thuộc BTL/Lữ đoàn 3 Kỵ Binh ở vùng rừng núi Tân Uyên. Ngoài ra TĐ cũng đã HQ vùng Đất Quốc, vùng núi Kỳ Lân đã gây nhiều tổn thất và khó khăn cho VC thâm nhập khu phía Bắc Biên Hòa. Vì vậy, như tôi đã nói trên, TĐ đã di chuyển từ vùng Tân Uyên Biên Hòa, đến vùng Gò Dầu Hạ, thuộc vùng SĐ 25/BB trấn giữ như cơm bữa. Và trong cuộc HQ vào Truông Mít ban đêm, TĐ đã tùng thiết cho Chiến đoàn 312, bị VC phục kích bằng đại liên, B.40, B.41 và AK 47 trên đường di chuyển vào Truông Mít . TĐ và Thiết Giáp đã phản công mãnh liệt, tuy nhiên 1 Thiết vận xa bị cháy vì B.40, các quân nhân TG và BĐQ trên xe đều bị tử thương. Riêng vị Tiểu đoàn trưởng TĐ 92/BĐQ bị thương nặng ở chân phải, nên phải tải thương và tôi đã chỉ huy TĐ từ giờ phút này
Trong một cuộc HQ vào phía Bắc quận Khiêm Hanh, khi TĐ di chuyển ra cùng với CĐ312 (-) bị VC phục kích cấp Trung đoàn. Thật sự mà nói tương quan lực lượng giữa ta và địch thì địch đem cả Trung đoàn để tiêu diệt TĐ này. Cũng may, sáng hôm đo, ĐĐ2/TĐ92 BĐQ đi bên phải, báo cáo thấy có hai đường giây điện thoại và hỏi ý kiến tôi, tôi ra lệnh cắt đứt 2 đường giây điện thoại đó và buộc vào gốc cây sát đất. Vì vật từ điểm phục kích của địch, đến BCH/HQ địch không liên lạc được. Không đầy 10 phút sau thì TĐ và Thiết vận xa chạm địch, quân ta đã phản kích quyết liệt. Trong khoảng thời gian hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, TĐ và Thiết vận xa làm chủ tình hình, VC phải tháo chạy và có vài VC bị bắt cùng khẩu đội 12 ly 7 phòng không. Tổng kết trận phản kích này, chúng ta đã tịch thu được 2 khẩu 12 ly 7 phòng không, 6 B.40, 5 B.41 và 24 AK.47. Cũng là lần đầu tiên trong cuộc chạm súng này, TĐ đã tịch thu được một SA.7 hỏa tiễn phòng không mang vai. Tiểu đoàn đã trả giá 6 tử thương và 24 bị thương, không tính thiết vận xa .
Sau đó TĐ hành quân vào vùng Suối Sâu, đồn điền cao su nối liền với quận Trị Tâm. Địch đã xử dụng súng 82 ly không giật, bắn bay pháo tháp M.48, làm tử thương Thiếu Tá Chi đoàn trưởng và Đại úy ĐĐT/ĐĐ2/TĐ92BĐQ cùng 5 binh sĩ khác. Một kinh nghiệm cho thấy, thiết giáp rất khó khăn khi vào rừng cao su. Tuy ĐĐT/ĐĐ2 tử thương, nhưng vị Thiếu úy ĐĐP đã giữ vững tinh thần binh sĩ và ĐĐ3 đã ở bên cạnh, cùng nhau phản công, kết quả thu lượm được 5 B.40, 6 AK.47. Sau trận này, TĐ di chuyển về vùng Long Khánh, gần ngã ba Dầu Giây. Tiểu đoàn đã có mặt ở ấp Bàu Hàm và núi Sóc Lu. TĐ luôn bị VC bám sát để tiêu diệt, nhưng với tinh thần bất khuất và nhờ vào tin tình báo chiến thuật của P.7, Tiểu đoàn đã ngăn chặn kịp thời những cuộc tấn công của địch vào ban đêm.
Trong đêm 26-4-75, VC đã tấn công Trường Bộ binh Long Thành. Tiểu đoàn cùng TĐ 64/BĐQ/BP được lệnh giải tỏa Trường Bộ binh và quốc lộ từ trường Bộ binh đến Long Thành .
Những đoàn người chạy loạn từ quận Long Thành về Biên Hòa và Sàigòn là trở ngại lớn lao cho Tiểu đoàn. Tin tức người chạy loạn cho biết, quận Long Thành đã bị VC tràn ngập. Đoạn đường từ Trường Bộ binh đến quận Long Thành vào khoảng hơn 12 cây số, nhưng không thể tiến được. Chiều ngày 27-4-75, Tiểu đoàn được điều động về vùng Hố Nai và trông cảnh phi trường Biên Hòa đốt cháy mà lòng thắt lại. Cho đến sáng ngày 28-4-75, Tiểu đoàn tham dự một cuộc họp hành quân (chót) tại trại Lữ đoàn 3 Kỵ Binh. Sau khi họp xong, vị Tư lệnh V3CT, trước khi lên trực thăng đã nói: “Kể từ giờ phút này, có việc gì thì các anh cứ hỏi Thiếu Tướng KH…” .
Chiều ngày 29-4-75, Tiểu đoàn đã tham dự một trận đánh, tôi cho là rất ngoạn mục: Làm sao phải chiếm được cầu Hang Biên Hòa – Trong lúc này, cầu Hang đang bị một Trung đội VC đóng chốt – Không ngoạn mục sao được, dân chúng vùng Tân Vạn, toàn là lò gạch, đối diện với hậu cứ Tiểu đoàn chạy dài ra tới ngã ba xa lộ Biên Hòa . Dân chúng vùng Tân Vạn trước giờ chỉ biết hậu cứ Tiểu đoàn ở gần cầu mới Biên Hòa, họ chưa thấy BĐQ đánh giặc, đã kéo nhau ra xem TĐ92/BĐQ đánh chiếm cầu Hang. Binh sĩ TĐ 92/BĐQ đã tiến hàng ngang và yểm trợ rất chính xác, cho các tay xử dụng lựu đạn diệt chốt – Mỗi chốt của VC đã bố trí 1 B.40 và 2 AK.47 hầm trú ẩn là chữ V ngược – Khi nhổ xong những chốt ở cầu Hang, TĐ đã có 1 tử thương và 6 bị thương, đều được di tản về bệnh viện Cộng Hòa .
Tối ngày 29-4-75, dừng quân tại cầu Hang, Biên Hòa, tôi không sao chợp mắt được. Theo lịch trình BTL/QĐ3/QK3 sẽ rút khỏi Biên Hòa lúc 1 giờ đêm – Tôi nhắc nhở ĐĐ đóng quân ở cầu Hang phải cẩn thận khi đoàn xe đi qua – Đoàn xe qua cầu cùng với tiếng loa VC kêu gọi các Binh sĩ BĐQ nên đầu hàng .
Ngày 30-4-75 như các bạn và các niên trưởng đã biết, Tiểu đoàn cùng chung số phận ấy – Hạ màn.
K.T. 8-04
Bàn ra tán vào (0)
Tiểu Đoàn 92 B.Đ.Q/BIÊN PHÒNG
K.T
Ta Biệt Động quân nung rèn chí trai
Khí phách hiên ngang diệt thù xây tương lai .
Ngày 24-4-75, Tiểu đoàn 92/BĐQ chúng tôi từ khu Bàu Hàm, được lệnh rút quân về vùng Hố Nai, Biên Hòa. Theo lịch trình sẽ nghỉ dướng quân 3 ngày, để chỉnh đốn đơn vị và để các cơ quan kết nghĩa đến ủy lạo (nhưng chúng tôi có nghỉ bao giờ đâu). Suốt từ tháng 11-74 cho đến nay, tiểu đoàn thường xuyên tham dự hành quân và tùng thiết cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, như Chiến đoàn 312/Thiết Giáp/LĐ3KB, do Trung Tá Dương Kều làm Chiến đoàn trưởng (ông Trung Tá này cao lêu nghêu do đó mới có biệt danh Dương Kều)
Chúng tôi và CĐ 312 di chuyển từ vùng Tân Uyên, Biên Hòa đến Gò Dầu Hạ, rồi Bắc quận Khiêm Hanh, Truông Mít, rừng cao su Suối Sâu (nối liền với quận Dầu Tiếng) như cơm bữa. Sáng còn ở rừng Tân Uyên, chiều ngủ đêm ở vùng Gò Dầu Hạ. Nhưng có một điều tôi không hiểu nổi, cứ 4 ngày tiếp tế một lần do sĩ quan Hoả thực hướng dẫn. Trong chuyến tiếp tế, có lúc được thêm mươi người lính đi phép về đáo nhậm tiền tuyến, chuyện này là chuyện thường của Tiểu đoàn – Tuy nhiên, tôi không hiểu nổi là mỗi lần tiếp tế thường có vài người vợ con lính ở trại gia binh tháp tùng. Tôi thấy khó chịu vì không giữ được bí mật quân sự. Lẽ dĩ nhiên, là Tiểu đoàn trưởng có rất nhiều âu lo cho đơn vị mình. Khi nào tôi cũng mong muốn mình đem tiểu đoàn đi hành quân, quân số tối đa là 540 người, khi mình về thì cũng đem đủ người về (không phải tôi là người yếm thế). Sung sướng nhất là thấy gia đình vợ con lính ở trại gia binh tràn ngập hạnh phúc – nhưng có khi nào đủ đâu – Như vậy, đời lính chyện chẳng may xảy ra hàng ngày, nên quá tầm thường đối với họ
Các anh có nghĩ rằng khi Tiểu đoàn hành quân, dừng quân nhận tiếp tế, đêm về, thì thế nào đi nữa cũng có một vài gia đình lính, quây quần quanh một chiếc poncho, che nắng che mưa cho chính họ và gia đình họ – Thú thật với các anh, tôi không thể cầm nước mắt và nghĩ rằng, sao quê hương mình lắm khổ đau do bọn CS gây nên làm vậy !
Những người lính, họ cũng hy sinh vì quê hương, hy sinh vì cấp chỉ huy, hy sinh cho gia đình, để mong rằng con của mình được đi đến trường ê a như những đứa trẻ khác. Nhưng ước nguyện đó có thành không ? – Thưa các anh, tôi dám nói là không thành, vì người lính chỉ biết rằng hôm nay mình còn sống và luôn cầu nguyện như vậy. Không một ai trong chúng ta biết ngày mai sẽ ra sao. Hôm nay tôi ngồi viết lại những dòng chữ này là một may mắn cho gia đình tôi, phúc đức đó âu chũng có kẻ nhận được và cũng có kẻ không. Làm trai thời loạn, tôi cũng như những bạn khác, cầm súng để bảo vệ quê hương. Trong chúng tôi,không một ai nghĩ mình là những con dê tế thần “chính trị” cả. Nếu có người nghĩ như vậy, chắc chắn rằng không có một chiến trận hào hùng nào mang lại cho họ khi kết thúc. Tôi đã đi hơi xa rồi đấy – Trở về với TĐ92/BĐQ…
Một trong những trại Dân Sự Chiến Đấu chuyển qua binh chủng BĐQ – Được gọi là Tiểu đoàn Biên Phòng, kể từ ngày 30-11-1970. Gọi là Tiểu đoàn, nhưng quân số không quá 300 người, kể cả các sĩ quan do Lực lượng Đặc biệt chuyển đến – Tiểu đoàn 92/BĐQ quá son trẻ, đóng quân tại căn cứ Tống Lê Chân, một điểm chiến lược để ngăn chặn nguồn tiếp tế của VC vào khu Tam giác Sắt, cũng như án ngữ vùng Mỏ Vẹt, mà cục R của VC đóng bản doanh. Trại Tống Lê chân, một trong những trại được thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên, thuộc lãnh thổ Vùng 3CT – Vị trí trại Tống Lê Chân nằm giữa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long .
Tiểu đoàn 92/BĐQ cũng bị nhiều tổn thất đáng kể, khi rút quân ra khỏi tiền đồn Tống Lê Chân, nơi mà VC đem cả Sư đoàn/Trung đoàn chủ lực, bao vây một thời gian dài 311 ngày. VC nghĩ rằng thế nào cũng tiêu diệt được TĐ 92/BĐQ – Nhưng trên thực tế, TĐ 92/BĐQ vẫn sống và sống đến ngày 30-4-75. Trung Tá Lê Văn NG…người tiền nhiệm đã nghiên cứu và đề nghị Tiểu đoàn triệt thoái vào đêm 11-4-74. Cuộc rút quân được thi hành rất bí mật, giờ “G” là yên lặng vô tuyến để địch không phát giác được đơn vị khi rút lui. Đến khi VC hay được thì TĐ đã rời xa căn cứ – Cuộc rút quân lịch sử này có cả hai phi hành đoàn trực thăng của Căn cứ KQ Biên Hòa bay vào tiếp tế, bị bắn rơi không thể ra được. Mãi đến sáng ngày 12-4-74, vào khoảng 09h00 sáng, BTL/Quân đoàn III/QK3 mới bắt được liên lạc với TĐ92/BĐQ trên hệ thống hành quân , khi này Tiểu đoàn chỉ cách Chân Thành khoảng chừng 5 cây số – Cuộc rút quân xuyên qua rừng rậm, dưới sự rình rập của địch quân, bất cứ lúc nào cũng có thể bị tấn công.
Trong cuộc rút quân lịch sử này, Tiểu đoàn đã chạm súng và đoạn chiến với địch và đã có thêm 14 binh sĩ tử thương và 34 bị thương. Cuối cùng TĐ đã về tới Chân Thành, chúng ta có thể nói đây là một phép lạ, tất cả các thương binh và tử thương binh, đều được mang vê đầy đủ. Riêng chỉ có 3 binh sĩ chịu ở lại để nghi binh cho Tiểu đoàn đã hy sinh vì Tổ quốc.
Tưởng cũng nên nhắc lại TĐ lúc bấy giờ chỉ vỏn vẹn có 254 chiến sĩ BĐQ, 4 binh sĩ Pháo binh, 12 Lao công đào binh chiến trường và 7 nhân viên thuộc hai phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tổng cộng 275 người, nhưng thật sự tham chiến chỉ có hơn 100 người, còn lại là thương bệnh binh, khả năng chiến đấu đã bị yếu đi rất nhiều vì bị vây hãm quá lâu ngày .
Tiểu đoàn 92/BĐQ đã làm rạng danh QLVNCH nói chung và binh chủng BĐQ nói riêng với bốn chữ “VÌ DÂN QUYẾT CHIẾN” . VC cứ tưởng rằng TĐ 92/BĐQ dễ bị tràn ngập, khi đã bị bao vây gần cả năm trời, thiếu thốn mọi thứ , thật là một miếng mồi béo bở cho chúng. Nhưng miếng mồi đó đã thoát hiểm một cách thần tình, làm chúng sững sờ, tiếc nuối.
Khi về đến Chân Thành và vài tuần sau đó BCH/BĐQ/QK3 đề nghị cho TĐ đi học bổ túc đơn vị tại TTHL/BĐQ Dục Mỹ. Đây là một dịp để Tiểu đoàn được bổ sung quân số, tái trang bị cũng như huấn luyện bổ túc đơn vị. Lúc này TĐ được giao cho Trung Tá Nguyễn H… từng làm Trưởng Phòng 3 BCH/BĐQ. Trung Tá luôn có mặt trong các bài học của đơn vị, từ cấp Trung đội, Đại đội đến Tiểu đoàn .
Bốn tuần lễ trôi qua thật mau lẹ, TĐ trở về tham dự những cuộc hành quân tại địa khu của BTL/QĐ3/QK3. Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ HQ diệt chốt tại địa bàn quận Phú Giáo, phía Bắc Biên Hòa, giáp ranh với sông Đồng Nai. Sau đó TĐ được lệnh tùng thiết cho CĐ 305 rồi CĐ 312 thuộc BTL/Lữ đoàn 3 Kỵ Binh ở vùng rừng núi Tân Uyên. Ngoài ra TĐ cũng đã HQ vùng Đất Quốc, vùng núi Kỳ Lân đã gây nhiều tổn thất và khó khăn cho VC thâm nhập khu phía Bắc Biên Hòa. Vì vậy, như tôi đã nói trên, TĐ đã di chuyển từ vùng Tân Uyên Biên Hòa, đến vùng Gò Dầu Hạ, thuộc vùng SĐ 25/BB trấn giữ như cơm bữa. Và trong cuộc HQ vào Truông Mít ban đêm, TĐ đã tùng thiết cho Chiến đoàn 312, bị VC phục kích bằng đại liên, B.40, B.41 và AK 47 trên đường di chuyển vào Truông Mít . TĐ và Thiết Giáp đã phản công mãnh liệt, tuy nhiên 1 Thiết vận xa bị cháy vì B.40, các quân nhân TG và BĐQ trên xe đều bị tử thương. Riêng vị Tiểu đoàn trưởng TĐ 92/BĐQ bị thương nặng ở chân phải, nên phải tải thương và tôi đã chỉ huy TĐ từ giờ phút này
Trong một cuộc HQ vào phía Bắc quận Khiêm Hanh, khi TĐ di chuyển ra cùng với CĐ312 (-) bị VC phục kích cấp Trung đoàn. Thật sự mà nói tương quan lực lượng giữa ta và địch thì địch đem cả Trung đoàn để tiêu diệt TĐ này. Cũng may, sáng hôm đo, ĐĐ2/TĐ92 BĐQ đi bên phải, báo cáo thấy có hai đường giây điện thoại và hỏi ý kiến tôi, tôi ra lệnh cắt đứt 2 đường giây điện thoại đó và buộc vào gốc cây sát đất. Vì vật từ điểm phục kích của địch, đến BCH/HQ địch không liên lạc được. Không đầy 10 phút sau thì TĐ và Thiết vận xa chạm địch, quân ta đã phản kích quyết liệt. Trong khoảng thời gian hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, TĐ và Thiết vận xa làm chủ tình hình, VC phải tháo chạy và có vài VC bị bắt cùng khẩu đội 12 ly 7 phòng không. Tổng kết trận phản kích này, chúng ta đã tịch thu được 2 khẩu 12 ly 7 phòng không, 6 B.40, 5 B.41 và 24 AK.47. Cũng là lần đầu tiên trong cuộc chạm súng này, TĐ đã tịch thu được một SA.7 hỏa tiễn phòng không mang vai. Tiểu đoàn đã trả giá 6 tử thương và 24 bị thương, không tính thiết vận xa .
Sau đó TĐ hành quân vào vùng Suối Sâu, đồn điền cao su nối liền với quận Trị Tâm. Địch đã xử dụng súng 82 ly không giật, bắn bay pháo tháp M.48, làm tử thương Thiếu Tá Chi đoàn trưởng và Đại úy ĐĐT/ĐĐ2/TĐ92BĐQ cùng 5 binh sĩ khác. Một kinh nghiệm cho thấy, thiết giáp rất khó khăn khi vào rừng cao su. Tuy ĐĐT/ĐĐ2 tử thương, nhưng vị Thiếu úy ĐĐP đã giữ vững tinh thần binh sĩ và ĐĐ3 đã ở bên cạnh, cùng nhau phản công, kết quả thu lượm được 5 B.40, 6 AK.47. Sau trận này, TĐ di chuyển về vùng Long Khánh, gần ngã ba Dầu Giây. Tiểu đoàn đã có mặt ở ấp Bàu Hàm và núi Sóc Lu. TĐ luôn bị VC bám sát để tiêu diệt, nhưng với tinh thần bất khuất và nhờ vào tin tình báo chiến thuật của P.7, Tiểu đoàn đã ngăn chặn kịp thời những cuộc tấn công của địch vào ban đêm.
Trong đêm 26-4-75, VC đã tấn công Trường Bộ binh Long Thành. Tiểu đoàn cùng TĐ 64/BĐQ/BP được lệnh giải tỏa Trường Bộ binh và quốc lộ từ trường Bộ binh đến Long Thành .
Những đoàn người chạy loạn từ quận Long Thành về Biên Hòa và Sàigòn là trở ngại lớn lao cho Tiểu đoàn. Tin tức người chạy loạn cho biết, quận Long Thành đã bị VC tràn ngập. Đoạn đường từ Trường Bộ binh đến quận Long Thành vào khoảng hơn 12 cây số, nhưng không thể tiến được. Chiều ngày 27-4-75, Tiểu đoàn được điều động về vùng Hố Nai và trông cảnh phi trường Biên Hòa đốt cháy mà lòng thắt lại. Cho đến sáng ngày 28-4-75, Tiểu đoàn tham dự một cuộc họp hành quân (chót) tại trại Lữ đoàn 3 Kỵ Binh. Sau khi họp xong, vị Tư lệnh V3CT, trước khi lên trực thăng đã nói: “Kể từ giờ phút này, có việc gì thì các anh cứ hỏi Thiếu Tướng KH…” .
Chiều ngày 29-4-75, Tiểu đoàn đã tham dự một trận đánh, tôi cho là rất ngoạn mục: Làm sao phải chiếm được cầu Hang Biên Hòa – Trong lúc này, cầu Hang đang bị một Trung đội VC đóng chốt – Không ngoạn mục sao được, dân chúng vùng Tân Vạn, toàn là lò gạch, đối diện với hậu cứ Tiểu đoàn chạy dài ra tới ngã ba xa lộ Biên Hòa . Dân chúng vùng Tân Vạn trước giờ chỉ biết hậu cứ Tiểu đoàn ở gần cầu mới Biên Hòa, họ chưa thấy BĐQ đánh giặc, đã kéo nhau ra xem TĐ92/BĐQ đánh chiếm cầu Hang. Binh sĩ TĐ 92/BĐQ đã tiến hàng ngang và yểm trợ rất chính xác, cho các tay xử dụng lựu đạn diệt chốt – Mỗi chốt của VC đã bố trí 1 B.40 và 2 AK.47 hầm trú ẩn là chữ V ngược – Khi nhổ xong những chốt ở cầu Hang, TĐ đã có 1 tử thương và 6 bị thương, đều được di tản về bệnh viện Cộng Hòa .
Tối ngày 29-4-75, dừng quân tại cầu Hang, Biên Hòa, tôi không sao chợp mắt được. Theo lịch trình BTL/QĐ3/QK3 sẽ rút khỏi Biên Hòa lúc 1 giờ đêm – Tôi nhắc nhở ĐĐ đóng quân ở cầu Hang phải cẩn thận khi đoàn xe đi qua – Đoàn xe qua cầu cùng với tiếng loa VC kêu gọi các Binh sĩ BĐQ nên đầu hàng .
Ngày 30-4-75 như các bạn và các niên trưởng đã biết, Tiểu đoàn cùng chung số phận ấy – Hạ màn.
K.T. 8-04