Đoạn Đường Chiến Binh
Tiểu sử Tiểu Đoàn Công Binh
Đại Đội Công Binh Nhảy Dù được thành lập và huấn luyện tại Trường Công Binh thuộc TỉnhKiến An Bắc Việt vào khoảng đầu năm 1954. Sau giai đoạn huấn luyện căn bản về Công Binh. Đại Độiđược đưa về đồn trú tại Trường Bưởi Hà Nội để tiếp tục huấn luyện về quân sự cho Binh Sĩ. Sau hết đơnvị được huấn luyện về Nhảy Dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Bạch Mai và Tây Mỗ (Hà-Đông).
Quân số lúc ban đầu gồm cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ Pháp Việt khoảng 60 người lấy từĐại Đội 3 Công Binh Nhảy Dù Pháp (3è Compagnie Parachutiste du Genié).
Vị Đai Đội Trưởng đầu tiên là Đại Úy Cramonde. Đại Đội Phó là Trung Úy Joliaus và Trung Úy
Camescat làm Trung đội trưởng. Môt thời gian ngắn sau đó đơn vị được bổ sung thêm 6 Sĩ Quan ViệtNam là Thiếu Úy Hoàng Công Chức, Thiếu Úy Nguyễn Hữu Hiệp, Thiếu Úy Phạm Văn Chung, ChuẫnÚy Nguyễn Văn Dương, Chuẫn Úy Nguyễn Văn Hiền làm Trung Đội Trưởng và Thiếu Úy Trần Văn Vănlàm Sĩ Quan Tài Chánh.
Đại Đội cũng được bổ sung thêm một số Hạ Sĩ Quan và Hạ Sĩ từ Trường Hạ Sĩ Quan (EMR)
Nam Định và Trường Huấn Luyện căn bản quân sự cấp Tiểu Đội Trưởng Quảng Yên cùng một số Binh sĩPháp Việt.
Đại Đội Công Binh Nhảy Dù (CBND) là một đơn vị Công Binh Chiến Đấu thuộc Liên Đoàn
Nhảy Dù Việt Nam, thống thuộc Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp các TiểuĐoàn tác chiến Nhảy Dù các phương tiện vượt sông như xuồng gổ M2, xuồng cao su zodiac và các loạithuốc nổ… đồng thời cũng tác chiến như các Tiểu Đoàn Nhảy Dù khác. Do đó Đại Đội Công Binh Nhảy
Dù cũng được trang bị mọi loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng như đại liên 7.62 ly, 12.7 ly chođến súng cối 61 ly, súng cối 81 ly và súng Bazoka.
Sau khi hoàn tất các giai đoạn huấn luyện, đơn vị chưa kịp tham chiến thì Hiệp Định Geneve rađời, chia đôi đất nước lấy vĩ tuyến 17 tức sông Bến Hải làm ranh giới ngăn cách.
Tháng 8/1954, ĐĐCB-ND được di chuyển vào Đồng Đế Nha Trang (lúc đó chưa có Trường
HSQ Đồng Đế). Đại Đội Công Binh Nhảy Dù tự xây cất doanh trại trên bãi cát gần bờ biển. Sau đìnhchiến, cuộc trao đổi tù binh giữa Pháp và Việt Minh được thực hiện, một số binh sĩ TĐ5ND bị bắt ở trậnĐiện Biên Phủ được trao trả và thuyên chuyển về ĐĐCB-ND.
Trong khoảng thời gian 300 ngày để di chuyển Quân Đội Pháp Việt từ Bắc vào Nam và bộ đội
Việt cộng tập kết từ Nam ra Bắc, đã có rất nhiều quân nhân Việt Nam bị thất lạc đơn vị nên còn được tạmtrú tại các điểm tiếp cư. Tháng 11/1954, ĐĐCB-ND được phép đến các trại tiếp cư để tuyển mộ thêm
Binh Sĩ cho đơn vị. Ngày 17/11/1954 tổng cộng có khoảng 60 quân nhân tình nguyện về ĐĐCB-ND.
Trong số nầy có khoảng 20 quân nhân có gia đình, số còn lại là lính trẻ độc thân. Nhưng tất cả đều coi
như là tân binh và được huấn luyện căn bản quân sự ngay tại đơn vị. Cuối tháng 12/1954 số tân binh nầy
được đưa vào Sài Gòn học nhảy dù tại căn cứ huấn luyện Nhảy Dù BAPS (Base Aéroportée Parachutist
Sud) tại Tân Sơn Nhất. Lúc nầy TTHL/ND còn do người Pháp chỉ huy và huấn luyện (Thượng Sĩ Trần
Văn Vinh còn là Thường Vụ của TTHL nầy). Căn cứ nầy về sau bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam và được mang tên là Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, bản doanh của BTL/SĐND.
Tháng 3 năm 1955, người Pháp hoàn toàn trao quyền chỉ huy lại cho Việt Nam, Thiếu Úy Hoàng
Công Chức được chỉ định đảm nhiệm XLTV Đại Đội Trưởng ĐĐCB-ND đầu tiên. Cũng trong thời gian
nầy, Chuẩn Úy Nguyễn Xuân Hiền vừa mới mãn khóa đào tạo Sĩ Quan Trung Đội Trưởng được thuyênchuyển về ĐĐCB-ND.
Ngày 25/3/1955, ĐĐCB-ND đã cùng BCH Liên Đoàn Nhảy Dù, TĐ3ND và TĐ5ND từ Nha
Trang di chuyển vào Sài Gòn họp với TĐ1ND và TĐ6ND tham dự chiến dịch tảo trừ Lực Lượng BìnhXuyên của Bảy Viễn, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng tại Trai Quân Cụ gần Chợ Trần Quốc Toản. Khi cuộchành quân còn đang tiếp diễn, Thiếu Úy Hoàng Công Chức được lệnh thuyên chuyển khỏi Nhảy Dù và
Trung Úy Trương Quang Ân tạm thời về chỉ huy ĐĐCB-ND một thời gian ngắn.
Sang đầu tháng 5/1955 cuộc hành quân chấm dứt, Lực lượng Bình Xuyên bị đánh bại và rút khỏi
Sài Gòn Chợ Lớn về căn cứ địa Rừng Sác và Liên Đoàn Nhảy Dù được lưu giử lại Sài Gòn và ĐĐCB-ND
được chỉ định đóng quân tại Trại La Most, đối diện Trường đua Phú Thọ. Trong thời gian nầy Trung ÚyĐỗ Văn Mai về thay thế Trung Úy Trương Quang Ân trong chức vụ Đại Đội Trưởng CBND.
Cuối tháng 10/1955 sau chiến dịch Hoàng Diệu truy quét tàn quân Bình Xuyên tại Rừng Sác
ĐĐCB-ND được BCH/LĐND ủy nhiệm đến tiếp nhận Căn Cứ BAPS được Pháp bàn giao lại cho Quân
Đội Quốc Gia-VN và sau nầy dùng làm Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, bản doanh BTL/SĐND và các đơn vị
yểm trơ trực thuộc.
Về sau, theo sự lớn mạnh của Binh Chủng Nhảy Dù, ĐĐCN-ND dược tăng trưởng thành Tiểu
Đoàn Công Binh Nhảy Dù vào năm 1970 gồm có 3 Đại Đội 1,2 và 3CB-ND. Mỗi Đại Đội CB-ND yểm
trợ trực tiếp cho một Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Theo nhu cầu chiến trường ĐĐCB-ND lần lược được trang bị thêm một số những cơ giới nặng
như xe ủi đất, xe ban đất, máy ép hơi và một số xe vận tải như GMC, Dogde 4x4, Jeep…
Đơn vị Trưởng chỉ huy liên tiếp:
1- Thiếu Úy Hoàng Công Chức.(1954 – 1955) sau khi nhận bàn giao từ Pháp một thời gian ngắn, Thiếu
Úy Hoàng công Chức thuyên chuyển khỏi Binh Chủng Nhảy Du, Trung Úy Trương Quang Ân thay thế.
2- Trung Úy Trương Quang Ân.(1955) thay thế Thiếu Úy Hoàng Công Chức trong 2 tuần lể cho đến
khi Trung Úy Đỗ Văn Mai từ cục Công Binh về làm Đại Đội Trưởng.
3- Trung Úy Đỗ Văn Mai.(1955 – 1956)
4- Trung Úy Lợi Nguyên Trang. (1956 – 1957) Đại Đội Trưởng
5- Trung Úy Nguyễn Hữu Hiệp. (1958 – 1959) Đại Đội Trưởng
6- Trung Úy Nguyễn Hữu Trang. (1959 – 1960) Đại Đội Trưởng
7- Đại Úy Nguyễn Văn Hiền (1964 – 1966) ( sau thăng Thiếu Tá và tử trận tại Hạ Lào ) Đại Đội Trưởng
8- Đại Úy Vương Đình Thuyết (1968 – 1975) (thăng Thiếu Tá rồi Trung Tá) ĐĐT
Ngày 16/08/1971 Thiếu Tá Vương Đình Thuyết được bổ nhậm chức vụ TĐT (Đại Đội Công Binh được cải danh thành Tiểu Đoàn Công Binh)
Năm 1974 có một khoảng thời gian Trung Tá Thuyết đi học khóa Bộ Binh Cao Cấp, Thiếu TáNguyễn Huỳnh Đông- SQ Ban 3 lên XLTV chức vụ TĐT.
Ngày 16/08/1974 Trung Tá Vương Đình Thuyết được bổ nhậm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến 30/4/1975
Các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ đơn vị CB-ND đã đóng góp rất nhiều công sức và xươngmáu cho Binh Chủng Nhảy Dù để bảo vệ sự TỰ DO và DÂN CHỦ cho miền Nam Việt Nam được an bình trong suốt 21 năm trường.
Trích trong 19 năm Binh Chủng Nhẩy Dù, xuất bản năm 1974
Thành thật cám ơn anh Nguyễn Văn Ngọc đã tặng tài liệu quý giá này.
http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/TD-CB.htm
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Tiểu sử Tiểu Đoàn Công Binh
Đại Đội Công Binh Nhảy Dù được thành lập và huấn luyện tại Trường Công Binh thuộc TỉnhKiến An Bắc Việt vào khoảng đầu năm 1954. Sau giai đoạn huấn luyện căn bản về Công Binh. Đại Độiđược đưa về đồn trú tại Trường Bưởi Hà Nội để tiếp tục huấn luyện về quân sự cho Binh Sĩ. Sau hết đơnvị được huấn luyện về Nhảy Dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Bạch Mai và Tây Mỗ (Hà-Đông).
Quân số lúc ban đầu gồm cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ Pháp Việt khoảng 60 người lấy từĐại Đội 3 Công Binh Nhảy Dù Pháp (3è Compagnie Parachutiste du Genié).
Vị Đai Đội Trưởng đầu tiên là Đại Úy Cramonde. Đại Đội Phó là Trung Úy Joliaus và Trung Úy
Camescat làm Trung đội trưởng. Môt thời gian ngắn sau đó đơn vị được bổ sung thêm 6 Sĩ Quan ViệtNam là Thiếu Úy Hoàng Công Chức, Thiếu Úy Nguyễn Hữu Hiệp, Thiếu Úy Phạm Văn Chung, ChuẫnÚy Nguyễn Văn Dương, Chuẫn Úy Nguyễn Văn Hiền làm Trung Đội Trưởng và Thiếu Úy Trần Văn Vănlàm Sĩ Quan Tài Chánh.
Đại Đội cũng được bổ sung thêm một số Hạ Sĩ Quan và Hạ Sĩ từ Trường Hạ Sĩ Quan (EMR)
Nam Định và Trường Huấn Luyện căn bản quân sự cấp Tiểu Đội Trưởng Quảng Yên cùng một số Binh sĩPháp Việt.
Đại Đội Công Binh Nhảy Dù (CBND) là một đơn vị Công Binh Chiến Đấu thuộc Liên Đoàn
Nhảy Dù Việt Nam, thống thuộc Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp các TiểuĐoàn tác chiến Nhảy Dù các phương tiện vượt sông như xuồng gổ M2, xuồng cao su zodiac và các loạithuốc nổ… đồng thời cũng tác chiến như các Tiểu Đoàn Nhảy Dù khác. Do đó Đại Đội Công Binh Nhảy
Dù cũng được trang bị mọi loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng như đại liên 7.62 ly, 12.7 ly chođến súng cối 61 ly, súng cối 81 ly và súng Bazoka.
Sau khi hoàn tất các giai đoạn huấn luyện, đơn vị chưa kịp tham chiến thì Hiệp Định Geneve rađời, chia đôi đất nước lấy vĩ tuyến 17 tức sông Bến Hải làm ranh giới ngăn cách.
Tháng 8/1954, ĐĐCB-ND được di chuyển vào Đồng Đế Nha Trang (lúc đó chưa có Trường
HSQ Đồng Đế). Đại Đội Công Binh Nhảy Dù tự xây cất doanh trại trên bãi cát gần bờ biển. Sau đìnhchiến, cuộc trao đổi tù binh giữa Pháp và Việt Minh được thực hiện, một số binh sĩ TĐ5ND bị bắt ở trậnĐiện Biên Phủ được trao trả và thuyên chuyển về ĐĐCB-ND.
Trong khoảng thời gian 300 ngày để di chuyển Quân Đội Pháp Việt từ Bắc vào Nam và bộ đội
Việt cộng tập kết từ Nam ra Bắc, đã có rất nhiều quân nhân Việt Nam bị thất lạc đơn vị nên còn được tạmtrú tại các điểm tiếp cư. Tháng 11/1954, ĐĐCB-ND được phép đến các trại tiếp cư để tuyển mộ thêm
Binh Sĩ cho đơn vị. Ngày 17/11/1954 tổng cộng có khoảng 60 quân nhân tình nguyện về ĐĐCB-ND.
Trong số nầy có khoảng 20 quân nhân có gia đình, số còn lại là lính trẻ độc thân. Nhưng tất cả đều coi
như là tân binh và được huấn luyện căn bản quân sự ngay tại đơn vị. Cuối tháng 12/1954 số tân binh nầy
được đưa vào Sài Gòn học nhảy dù tại căn cứ huấn luyện Nhảy Dù BAPS (Base Aéroportée Parachutist
Sud) tại Tân Sơn Nhất. Lúc nầy TTHL/ND còn do người Pháp chỉ huy và huấn luyện (Thượng Sĩ Trần
Văn Vinh còn là Thường Vụ của TTHL nầy). Căn cứ nầy về sau bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam và được mang tên là Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, bản doanh của BTL/SĐND.
Tháng 3 năm 1955, người Pháp hoàn toàn trao quyền chỉ huy lại cho Việt Nam, Thiếu Úy Hoàng
Công Chức được chỉ định đảm nhiệm XLTV Đại Đội Trưởng ĐĐCB-ND đầu tiên. Cũng trong thời gian
nầy, Chuẩn Úy Nguyễn Xuân Hiền vừa mới mãn khóa đào tạo Sĩ Quan Trung Đội Trưởng được thuyênchuyển về ĐĐCB-ND.
Ngày 25/3/1955, ĐĐCB-ND đã cùng BCH Liên Đoàn Nhảy Dù, TĐ3ND và TĐ5ND từ Nha
Trang di chuyển vào Sài Gòn họp với TĐ1ND và TĐ6ND tham dự chiến dịch tảo trừ Lực Lượng BìnhXuyên của Bảy Viễn, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng tại Trai Quân Cụ gần Chợ Trần Quốc Toản. Khi cuộchành quân còn đang tiếp diễn, Thiếu Úy Hoàng Công Chức được lệnh thuyên chuyển khỏi Nhảy Dù và
Trung Úy Trương Quang Ân tạm thời về chỉ huy ĐĐCB-ND một thời gian ngắn.
Sang đầu tháng 5/1955 cuộc hành quân chấm dứt, Lực lượng Bình Xuyên bị đánh bại và rút khỏi
Sài Gòn Chợ Lớn về căn cứ địa Rừng Sác và Liên Đoàn Nhảy Dù được lưu giử lại Sài Gòn và ĐĐCB-ND
được chỉ định đóng quân tại Trại La Most, đối diện Trường đua Phú Thọ. Trong thời gian nầy Trung ÚyĐỗ Văn Mai về thay thế Trung Úy Trương Quang Ân trong chức vụ Đại Đội Trưởng CBND.
Cuối tháng 10/1955 sau chiến dịch Hoàng Diệu truy quét tàn quân Bình Xuyên tại Rừng Sác
ĐĐCB-ND được BCH/LĐND ủy nhiệm đến tiếp nhận Căn Cứ BAPS được Pháp bàn giao lại cho Quân
Đội Quốc Gia-VN và sau nầy dùng làm Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, bản doanh BTL/SĐND và các đơn vị
yểm trơ trực thuộc.
Về sau, theo sự lớn mạnh của Binh Chủng Nhảy Dù, ĐĐCN-ND dược tăng trưởng thành Tiểu
Đoàn Công Binh Nhảy Dù vào năm 1970 gồm có 3 Đại Đội 1,2 và 3CB-ND. Mỗi Đại Đội CB-ND yểm
trợ trực tiếp cho một Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Theo nhu cầu chiến trường ĐĐCB-ND lần lược được trang bị thêm một số những cơ giới nặng
như xe ủi đất, xe ban đất, máy ép hơi và một số xe vận tải như GMC, Dogde 4x4, Jeep…
Đơn vị Trưởng chỉ huy liên tiếp:
1- Thiếu Úy Hoàng Công Chức.(1954 – 1955) sau khi nhận bàn giao từ Pháp một thời gian ngắn, Thiếu
Úy Hoàng công Chức thuyên chuyển khỏi Binh Chủng Nhảy Du, Trung Úy Trương Quang Ân thay thế.
2- Trung Úy Trương Quang Ân.(1955) thay thế Thiếu Úy Hoàng Công Chức trong 2 tuần lể cho đến
khi Trung Úy Đỗ Văn Mai từ cục Công Binh về làm Đại Đội Trưởng.
3- Trung Úy Đỗ Văn Mai.(1955 – 1956)
4- Trung Úy Lợi Nguyên Trang. (1956 – 1957) Đại Đội Trưởng
5- Trung Úy Nguyễn Hữu Hiệp. (1958 – 1959) Đại Đội Trưởng
6- Trung Úy Nguyễn Hữu Trang. (1959 – 1960) Đại Đội Trưởng
7- Đại Úy Nguyễn Văn Hiền (1964 – 1966) ( sau thăng Thiếu Tá và tử trận tại Hạ Lào ) Đại Đội Trưởng
8- Đại Úy Vương Đình Thuyết (1968 – 1975) (thăng Thiếu Tá rồi Trung Tá) ĐĐT
Ngày 16/08/1971 Thiếu Tá Vương Đình Thuyết được bổ nhậm chức vụ TĐT (Đại Đội Công Binh được cải danh thành Tiểu Đoàn Công Binh)
Năm 1974 có một khoảng thời gian Trung Tá Thuyết đi học khóa Bộ Binh Cao Cấp, Thiếu TáNguyễn Huỳnh Đông- SQ Ban 3 lên XLTV chức vụ TĐT.
Ngày 16/08/1974 Trung Tá Vương Đình Thuyết được bổ nhậm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến 30/4/1975
Các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ đơn vị CB-ND đã đóng góp rất nhiều công sức và xươngmáu cho Binh Chủng Nhảy Dù để bảo vệ sự TỰ DO và DÂN CHỦ cho miền Nam Việt Nam được an bình trong suốt 21 năm trường.
Trích trong 19 năm Binh Chủng Nhẩy Dù, xuất bản năm 1974
Thành thật cám ơn anh Nguyễn Văn Ngọc đã tặng tài liệu quý giá này.
http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/TD-CB.htm
Tân Sơn Hòa chuyển