Đoạn Đường Chiến Binh

Tìm Lại Chính Mình

Tôi là người lính bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế

Nghe bản nhạc Cám Ơn (Duy Khánh ca)

Tìm Lại Chính Mình

Tôi là người lính bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế nhà trường tòng quân khi tuổi thanh xuân chưa hưởng được một ngày trọn vui cho đúng ý nghĩa của nó. Mà trong hàng triệu thanh niên thời bấy giờ có mấy ai vui trọn vẹn khi đất nước đang chịu cảnh khói lửa lầm than; khi đồng bào từ thành thị đến thôn quê miền Nam hàng ngày đêm đối diện với bom rơi đạn lạc, với khủng bố điên cuồng của bọn cộng quân. Mười tám tuổi, tôi trốn mẹ tìm cách tham gia quân ngũ. Cơm sấy nhà binh khô sặc quanh năm thay cho những thức ăn ngon ngọt mẹ tự tay đi chợ mua nấu cho vừa ý con. Giường nhà binh võng đu đưa giữa rừng mưa dầm nắng cháy thay cho chiếc giường êm đêm đêm mẹ kê gối giăng mùng. Ra đi bỏ mẹ già nơi một thị xã nhỏ miền Trung để tìm an bình cho mẹ quê hương. Tôi đã quá mê những bài thơ đầy hùng khí của Nguyễn Công Trứ, khích động chí trai tang bồng hồ thỉ. Tôi cũng tâm đắc bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm mà lời thơ vừa bi hùng, vừa tráng lệ.

  “Ly khách, ly khách con đường nhỏ,

Chí lớn chưa về bàn tay không.

Thì không bao giờ nói trở lại,

Ba năm mẹ già cũng đừng trông.”

Ấy thế là chàng trai hai mươi tuổi tròn vừa mới giã từ quân trường Ðà Lạt sương mờ để nhập mình vào cuộc chiến mà ngày về thì mong manh cũng như sương khói miền cao.  Một sáng tháng năm ba mươi năm[1] về trước, tôi thấy mình cùng hai bạn đồng khoá lắc lư trên chiếc xe GMC tiếp tế từ hậu cứ Trung đoàn 8 Bộ binh ra đáo nhận đơn vị. Ba chàng tân sĩ quan áo quần còn thẳng nếp, giày saut[2] bóng loáng bám chặt vào thành xe nhìn ra xa hai bên con đường bụi mù đất đỏ miền Ðông. Con đường thì gập gềnh, lỗ chổ những hố bom. Hàng chục năm hình như chỉ có xe nhà binh qua lại. Hai bên, thuốc khai quang đã mở rừng ra một khoảng trống dễ đến trăm mét. Cây chồi đã mọc lên chen chúc với các cành cây gẩy gục do bom đạn chém nát. Nơi đây những năm giữa thập niên 60, Cộng quân đã mở những trận đánh đẫm máu; để lại trong quân sử những địa danh Hố Bò, Bời Lời, Chánh Lưu, Nhà Ðỏ. Ði xa thêm về hướng Bắc là Ðồng Xoài, Bù Na, Bù Ðốp.. Cứ nghe đến là đã rợn người. Thảo nào thanh niên Sài Gòn đi lính xa đâu thì xa, chứ về Sư Ðoàn 5 là ngại lắm. Chẳng phải họ nhát sợ cái chết binh đao. Vì quân nhân thì dù đơn vị tác chiến nào cũng ngày đêm đối diện với hiểm nguy. Chẳng qua cái đơn vị mang phù hiệu ngôi sao trắng trên nền xanh lá cây rừng gánh chịu một chiến trường nặng nề nhất miền Nam, chỉ sau Trị Thiên của sư đoàn 1 bộ binh mà thôi. Chiến Khu D chạy xuyên qua gần hết lãnh thổ sư đoàn là con đường chiến lược của Cộng quân, là sào huyệt của bọn côn đồ Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Vì thế, người lính sư đoàn 5 chạm địch gần như thường ngày; mà toàn là những trận long trời lỡ đất; những trận mà tổn thất lên đến hàng trăm người một lúc.

Năm tôi về Sư đoàn, là lúc đơn vị đang được vực lên nhờ những cấp chỉ huy can trường và đảm lược. Sư đoàn đã được 6 lần tuyên dương công trạng trước quân đội. Người lính hãnh diện mang trên vai dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (màu đỏ) thấm bao máu đồng đội anh hùng.

Ða số các cấp tiểu đoàn trưởng ngày đó thuộc các khoá 18, 19 Võ Bị Đà Lạt. Vũ Huy Thiều lên Ðại úy sau chiến thắng Phước Quả, nắm tiểu đoàn 4 nơi tôi bắt đầu thực hành chiến sự. Tiểu đoàn đang dừng quân ở Chánh Lưu. Tôi được phân bổ về Ðại đội 16 đi cà nhỏng theo các trung đội một thời gian cho quen mặt lính. Mấy tay chuẩn uý trung đội trưởng cùng lưá tuổi tôi nên chúng tôi mau chóng thân thiết. Ngày đó các đại đội đã có sẵn các đại đội phó. Chúng tôi trở thành dư thừa trong đơn vị. Chẳng có quân, thì chẳng có quyền, chẳng thể có uy. Nhưng chiến trường không để cho chúng tôi thất vọng lâu. Sau trận ác chiến giải vây cho đơn vị bạn bị phục kích trên chặng đường từ Bù Na đi Phước Bình, Ðại Uý Thiều[3] đã gửi gấm chúng tôi lại cho hai vị Tiểu đoàn trưởng mới (Thiếu Tá Nguyễn Nhơn, Đại Úy Trần Quốc Dõng) với nhiều lời khích lệ. Khi tôi từ Tổng Y viện Cộng Hoà trở về tái nhậm, Tiểu đoàn đang do Đại Úy Nguyễn Chí Hiền[4] chỉ huy. Dương Quang Bồi[5] đã coi Đại Đội 16. Tôi theo Trung Uý Nguyễn Hữu Ðát học nghề một vài tháng sau cũng nắm luôn Đại Đội 15. Nhơn được cho về coi Đại Đội Chỉ Huy. Chỉ còn 14 dành cho Ðèo Chính Tường khoá 24 Thủ Ðức. Bốn chúng tôi thân thương nhau như anh em ruột thịt. Ba đưá kia chưa vợ con, bồ bịch rãi rác khắp hang cùng ngõ hẹp từ Bến Cát, An Lộc, Lộc Ninh, Bình Dương, Sài Gòn. Nhưng hành quân về là dồn nhau lên một chiếc xe jeep kiếm chỗ nhậu nhẹt một chầu lúy tuý mới chịu cho tách riêng hú hí với tình nhân. Ngày đó có chị Hai chủ một tiệm cà phê lịch sự ở ngay sát chợ Bình Dương rất thương chúng tôi. Lần nào kéo nhau về chị cũng đãi cho một bữa ăn ngon. Chúng tôi coi chị như chị ruột, và cư xử tự nhiên như các em út trong gia đình. Ngày đó có quán Tam Nương gồm ba chị em xinh xắn mà biết làm đồ nhậu trứ danh. Ðến đó lúc nào cũng gặp đủ giang hồ hào kiệt của Sư đoàn; từ các quan to ở Bộ Tư Lệnh xuống đến các anh em Trinh Sát ngang tàng. Ðời lính bộ binh tuy vậy không thiếu chất thơ. Những chiều dừng quân góc rừng xa vắng, vặn nhỏ chiếc radio bỏ túi nghe nhạc hậu phương, thứ nhạc nào cũng hay, ca sĩ nào cũng mến. Dù rằng khi còn thời học sinh, rất kén nhạc, kén ca sĩ; chỉ mê được giọng ca Thái Thanh, Châu Hà, Kim Tước, Quỳnh Dao...  Rừng miền Ðông không có hoa cài thép súng thi vị như lời nhạc của Lam Phương, mà chỉ có chập chùng bóng đêm đe dọa; chỉ có mìn bẫy giăng đầy, hố bom sâu hun hút với những xác thú vật, xác người đã thối rữa. Ôi những con người “Sinh Bắc Tử Nam”, những người cũng trẻ tuổi như chúng tôi, cũng để lại trên miền Bắc nghèo nàn người mẹ già, đàn em nhỏ hay người vợ trẻ quê mùa để ra đi và bỏ xác trên chiến trường miền Nam xa xôi. Chắc chắn họ gian khổ hơn chúng tôi; và cũng chắc chắn họ chết uất ức và đau đớn hơn chúng tôi, vì họ đã chết cho những tham vọng ngông cuồng của những người lừa bịp họ.

Đã nói đến bộ binh, thì không phải anh hùng chỉ là những anh sĩ quan chỉ huy. Tôi thương những lính khinh binh. Họ là những người luôn luôn đi đầu trong hành quân. Họ là người đầu tiên đón nhận viên đạn rình mò từ góc bụi nào đó, hay cũng là người đầu tiên đạp lên chiếc mìn để rồi tung xác lên và chỉ còn nắm thịt vụn. Họ là những người mỗi đêm phải mở mắt, chong súng canh gác hàng giờ cho đồng đội. Họ chỉ ăn cơm sấy và khô sặc ngày hai lần, hoặc nướng hoặc xé ra nấu canh chua lá vang. Họ là những người chia nhau từng ngụm nước lấy từ hố bom còn tanh mùi thịt rữa. Họ mang nặng trên lưng hành trang, vũ khí hàng chục kí lô, lặn lội mỗi ngày hàng chục cây số đường rừng, để khi dừng quân là khom lưng đào hào, đắp hố. Tôi có những người lính nông dân miền Tây chân chất và ít học. Có anh em cả năm chưa gặp gia đình một lần, có anh chết chưa hề thấy mặt đứa con mới đầu mới sanh, có anh vợ cưới chưa nồng hương lửa đã vĩnh viễn ra đi. Nhiều anh trở về với tấm thân tàn phế, được sống là điều may mắn nhưng chưa hẳn hạnh phúc. Nếu may ra gặp người vợ thủy chung nuôi nấng thì cũng suốt đời mang mặc cảm phế nhân làm gánh nặng cho gia đình. 

Chúng tôi đánh nhau quanh năm. Trận này chưa hồi sức thì lại tham gia vào trận mới. Tuy tổn thất coi là nhẹ so với tổn thất của địch, nhưng mỗi cái chết đều mang lại những cảm xúc khó lường. Lính cũ một ngày một vơi, những khuôn mặt mới xuất hiện, lại phải hướng dẫn, kềm cặp cho dạn chiến trường.  

Trận Trapeang Lak bên xứ Chùa Tháp xa xôi nuốt trọn quân số gần trăm người của Tiểu đoàn sau hơn một tuần giao tranh khốc liệt. Tiểu đoàn bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay; phải tan tác sau hơn một giờ cầm cự. Trong vòng vây kín của quân thù, Tường, Nhơn, Tòng, Mâu cùng vài quân sĩ nằm trong hố chiến đấu kẹt lại giữa hàng hàng lũ lũ của bọn lính trung đoàn 174, Công trường 7. Bọn quạ đỏ đi lùng xục khắp chiến địa còn ngổn ngang xác chết, súng đạn để kết liễu cuộc sống của những người lính miền Nam bị thương không thoát ra kịp. Chúng tôi đã tập hợp lại hàng ngũ. Sống chết cũng trở lại giải vây cho các bạn. Bồi bị thương, giải ngũ. Tòng về vùng 4. Tôi về Không quân. Mâu bỏ xác đất Snuol.

Hai năm sau, có dịp từ căn cứ Không Quân Phan Rang về Sai Gòn công tác, tôi mua mấy chai rượu quá giang trực thăng tải thương ra tận chiến trường thăm các bạn. Tường, Nhơn đều làm Tiểu đoàn trưởng. Uống với nhau hàn huyên trọn một đêm giữa rừng; xung quanh là quân thù dày đặc. Thế mà chỉ vài tháng sau, lần lượt nghe tin Tường, rồi Nhơn đều hy sinh. Ðúng là cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Ngay cả dàn đại đội phó, trung đội trưởng của chúng tôi ngày trước, cũng chẳng mấy ai còn sống sót.

 Tôi kể chuyện bộ binh, mà không quên rằng những anh em đồng đội các binh chủng khác cũng chiến đấu hào hùng gian nan có khi còn gấp bội. Họ là những người lính Dù, Biệt Ðộng, Thủy Quân Lục Chiến hay Lực Lượng Ðặc biệt, mà binh nghiệp đã là sự lựa chọn dứt khoát. Họ quả cảm và thiện chiến hơn người lính bộ binh. Tôi cũng không quên những người lính Ðiạ Phương, Nghĩa Quân âm thầm nơi các làng mạc xa. Họ cũng chết cái chết anh dũng, họ cũng nhận lãnh những vết thương cắt đứt phần thân thể dấu yêu. Nói chung người lính miền Nam đã rất anh hùng và rất xứng đáng với các tượng đài ghi công; xứng đáng với tất cả những lời khen tặng của hậu phương. Dù cuộc chiến đã kết thúc mà phần thua thiệt về phía chúng ta, ngày nay không ai có thể phủ nhận cái lý tưởng mà chúng ta đã hy sinh là cao quý. Lý tưởng đó đã thắng thế trên gần nữa địa cầu chôn vùi chủ nghĩa Cộng sản phi nhân. Lý tưởng đó cũng đang được thắp sáng tại đất nước thân yêu, chờ ngày chôn vùi bọn cầm quyền ngoan cố. 

May mắn sống còn qua cuộc chiến, mỗi lần đi qua nghĩa trang quân đội trên đường Sài Gòn Biên Hoà, nhìn bức tượng Tiếc Thương mà lòng se lại. Hình ảnh ngườI lính ngồi, cây súng kê ngang đùi, khuôn mặt trầm buồn, u uẩn. Như phảng phất đâu đây hương hồn của các anh em chúng ta, những chàng trai tuổi đời vừa chớm đã hy sinh cả cuộc sống cho sự tồn vong của miền Nam tự do. Cả thế hệ thanh niên chúng tôi dã lên đường, chiến đấu hào hùng như thế đó. Ðã gian khổ, hy sinh như thế đó. Ðã để cho những kẻ hèn nhát trốn tránh hưởng lợi và bán rẻ miền Nam qua các hành vi lũng đoạn, tham nhũng, đấu tranh nối giáo cho giặc. Rồi cũng chúng tôi lũ lượt kéo nhau vào các trại tù cải tạo chịu thêm hàng chục năm khổ nhục đọa đày. Ngày ra tù, mấy ai còn giữ lại được phong thái hào hùng, lanh lẹ ngày xưa!

Cộng sản đã kéo đổ bức tượng Tiếc Thương. Cộng sản đã san bằng khu mộ chiến sĩ anh hùng. Cộng sản đã lùa hàng trăm ngàn thương phế binh miền Nam ra đường. Anh em ta phải lê tấm thân tàn phế đi xin ăn, mong chờ lòng thương xót của đồng bào mà ngày xưa họ đã đổ máu để bảo vệ.

Những người may mắn ra đi, vượt thoát qua bên này bờ đại dương còn lại bao nhiêu người đang tiếp tục chiến đấu? Bao nhiêu người nhìn nhận chính mình, chứ không phải bọn Bắc Bộ Phủ, là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tranh vĩ đại mang màu sắc ý thức hệ của thế kỷ 20. Một ngày không xa, chỉ trong thế hệ chúng ta, những bức tượng anh hùng Cộng sản sẽ bị kéo xuống, xẻ nát ra lấy đồng đúc làm công cụ phục vụ sản xuất. Và sẽ thế vào đó những bức tượng người lính Cộng Hoà đã oan ức bị khai tử bởi quyền lợi của siêu cường.

Dù phải chờ đợi thời gian để tái dựng bức tượng Tiếc Thương, thì tôi cũng không thể nào quên một bức tượng vô hình mà trong tận cùng trái tim người miền Nam luôn luôn nuôi dưỡng. Ðó là một tình cảm gắn bó, cảm phục, tiếc thương đối với chúng ta. Bức tượng đó cũng chính là cái nhìn đã thay đổi của nhiều cán bộ và nhân dân miền Bắc đối với chúng ta sau những năm dài chiêm nghiệm sự bất lực, ngu dốt của bọn lãnh đạo Cộng sản.  

Hơn 70 năm sau, người Nga lưu vong đã trở về quê hương mình, làm sống lại lá cờ[6] tưởng đã bị chôn vùi vĩnh viễn. Con đại bàng[7] lại hiên ngang ngự trị trên tháp khải hoàn thành phố Berlin. Tại sao không phải là hình ảnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ trên thành phố Sài Gòn sau năm 2000 nhỉ?

Nhưng trước hết sẽ là bức tượng được dựng lên tại thủ đô tị nạn quận Cam mà các giới chức Hoa Kỳ đã chấp thuận dự án với kinh phí lớn lao hơn năm trăm ngàn Mỹ kim. Chúng ta chắc rất muốn nhìn lại hình ảnh chính mình bên cạnh người lính đồng minh, mà lịch sử Hoa Kỳ cũng đã có thời quay lưng đem lại cho họ nhiều tủi nhục. Họ đang được phục hồi trong con mắt, tầm suy nghĩ của quần chúng. Tuy muộn còn hơn không. Chúng ta cũng có quyền lên tiếng đòi hỏi được trả lại vị trí xứng đáng khỏi những thiên kiến do chính cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã tạo ra những năm chiến tranh.

Chúng ta hãy nhìn lại chính mình, không mặc cảm tự ti hay tự tôn. Hãy ôn lại quá khứ anh hùng để đứng vững trong giây phút cuối của cuộc chiến cho nhân quyền, tự do. Hãy hãnh diện đã là người lính Cộng hoà dù ở phương vị nào, dù ở chiến trường nào hay dù đã từng phục vụ trong các nghành hậu cứ. Bởi vì chúng ta đứng trong hàng ngũ những người chân chính đối diện với đoàn quân hung ác mà ngày nay đã hoàn toàn lộ diện chân tướng.

Rồi có ngày ta về lại đường phố Sài Gòn, đắp lại nắm đất nơi phần mộ các đồng đội ngày xưa. Rồi có ngày ta bù đắp cho anh em thương phế binh một cuộc sống có nhân phẩm trong những ngày cuối đời của họ. Rồi sẽ có ngày chúng ta hân hoan gắn lên các góc đường phố thành thị miền Nam tên các anh hùng nghĩa sĩ từ Châu Minh Kiến, Nguyễn Văn Ðương, Phạm Phú Quốc, đến Lê Văn Hưng,Nguyễn Huy Ánh, Truơng Bá Ân, Phạm Văn Phú...


[1] Bài này viết vào năm 1999.

[2] Combat boots (giày da), để phân biệt với jungle boots là giày vải đi rừng.

[3] Đại Úy Thiều hiện ở Dallas (không rõ cấp bậc cuối cùng của ông)

[4] Thiếu Tá Hiền hiện ở Pháp

[5] Dương Quang Bồi hiện ở Sài Gòn

[6] Cờ nước Nga có ba sọc ngang đều nhau màu Trắng, Xanh và Đỏ

[7] Con Đại Bàng là biểu tượng của nước Đức.

http://www.michaelpdo.com/TimLaiChinhMinh.htm

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tìm Lại Chính Mình

Tôi là người lính bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế

Nghe bản nhạc Cám Ơn (Duy Khánh ca)

Tìm Lại Chính Mình

Tôi là người lính bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế nhà trường tòng quân khi tuổi thanh xuân chưa hưởng được một ngày trọn vui cho đúng ý nghĩa của nó. Mà trong hàng triệu thanh niên thời bấy giờ có mấy ai vui trọn vẹn khi đất nước đang chịu cảnh khói lửa lầm than; khi đồng bào từ thành thị đến thôn quê miền Nam hàng ngày đêm đối diện với bom rơi đạn lạc, với khủng bố điên cuồng của bọn cộng quân. Mười tám tuổi, tôi trốn mẹ tìm cách tham gia quân ngũ. Cơm sấy nhà binh khô sặc quanh năm thay cho những thức ăn ngon ngọt mẹ tự tay đi chợ mua nấu cho vừa ý con. Giường nhà binh võng đu đưa giữa rừng mưa dầm nắng cháy thay cho chiếc giường êm đêm đêm mẹ kê gối giăng mùng. Ra đi bỏ mẹ già nơi một thị xã nhỏ miền Trung để tìm an bình cho mẹ quê hương. Tôi đã quá mê những bài thơ đầy hùng khí của Nguyễn Công Trứ, khích động chí trai tang bồng hồ thỉ. Tôi cũng tâm đắc bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm mà lời thơ vừa bi hùng, vừa tráng lệ.

  “Ly khách, ly khách con đường nhỏ,

Chí lớn chưa về bàn tay không.

Thì không bao giờ nói trở lại,

Ba năm mẹ già cũng đừng trông.”

Ấy thế là chàng trai hai mươi tuổi tròn vừa mới giã từ quân trường Ðà Lạt sương mờ để nhập mình vào cuộc chiến mà ngày về thì mong manh cũng như sương khói miền cao.  Một sáng tháng năm ba mươi năm[1] về trước, tôi thấy mình cùng hai bạn đồng khoá lắc lư trên chiếc xe GMC tiếp tế từ hậu cứ Trung đoàn 8 Bộ binh ra đáo nhận đơn vị. Ba chàng tân sĩ quan áo quần còn thẳng nếp, giày saut[2] bóng loáng bám chặt vào thành xe nhìn ra xa hai bên con đường bụi mù đất đỏ miền Ðông. Con đường thì gập gềnh, lỗ chổ những hố bom. Hàng chục năm hình như chỉ có xe nhà binh qua lại. Hai bên, thuốc khai quang đã mở rừng ra một khoảng trống dễ đến trăm mét. Cây chồi đã mọc lên chen chúc với các cành cây gẩy gục do bom đạn chém nát. Nơi đây những năm giữa thập niên 60, Cộng quân đã mở những trận đánh đẫm máu; để lại trong quân sử những địa danh Hố Bò, Bời Lời, Chánh Lưu, Nhà Ðỏ. Ði xa thêm về hướng Bắc là Ðồng Xoài, Bù Na, Bù Ðốp.. Cứ nghe đến là đã rợn người. Thảo nào thanh niên Sài Gòn đi lính xa đâu thì xa, chứ về Sư Ðoàn 5 là ngại lắm. Chẳng phải họ nhát sợ cái chết binh đao. Vì quân nhân thì dù đơn vị tác chiến nào cũng ngày đêm đối diện với hiểm nguy. Chẳng qua cái đơn vị mang phù hiệu ngôi sao trắng trên nền xanh lá cây rừng gánh chịu một chiến trường nặng nề nhất miền Nam, chỉ sau Trị Thiên của sư đoàn 1 bộ binh mà thôi. Chiến Khu D chạy xuyên qua gần hết lãnh thổ sư đoàn là con đường chiến lược của Cộng quân, là sào huyệt của bọn côn đồ Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Vì thế, người lính sư đoàn 5 chạm địch gần như thường ngày; mà toàn là những trận long trời lỡ đất; những trận mà tổn thất lên đến hàng trăm người một lúc.

Năm tôi về Sư đoàn, là lúc đơn vị đang được vực lên nhờ những cấp chỉ huy can trường và đảm lược. Sư đoàn đã được 6 lần tuyên dương công trạng trước quân đội. Người lính hãnh diện mang trên vai dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (màu đỏ) thấm bao máu đồng đội anh hùng.

Ða số các cấp tiểu đoàn trưởng ngày đó thuộc các khoá 18, 19 Võ Bị Đà Lạt. Vũ Huy Thiều lên Ðại úy sau chiến thắng Phước Quả, nắm tiểu đoàn 4 nơi tôi bắt đầu thực hành chiến sự. Tiểu đoàn đang dừng quân ở Chánh Lưu. Tôi được phân bổ về Ðại đội 16 đi cà nhỏng theo các trung đội một thời gian cho quen mặt lính. Mấy tay chuẩn uý trung đội trưởng cùng lưá tuổi tôi nên chúng tôi mau chóng thân thiết. Ngày đó các đại đội đã có sẵn các đại đội phó. Chúng tôi trở thành dư thừa trong đơn vị. Chẳng có quân, thì chẳng có quyền, chẳng thể có uy. Nhưng chiến trường không để cho chúng tôi thất vọng lâu. Sau trận ác chiến giải vây cho đơn vị bạn bị phục kích trên chặng đường từ Bù Na đi Phước Bình, Ðại Uý Thiều[3] đã gửi gấm chúng tôi lại cho hai vị Tiểu đoàn trưởng mới (Thiếu Tá Nguyễn Nhơn, Đại Úy Trần Quốc Dõng) với nhiều lời khích lệ. Khi tôi từ Tổng Y viện Cộng Hoà trở về tái nhậm, Tiểu đoàn đang do Đại Úy Nguyễn Chí Hiền[4] chỉ huy. Dương Quang Bồi[5] đã coi Đại Đội 16. Tôi theo Trung Uý Nguyễn Hữu Ðát học nghề một vài tháng sau cũng nắm luôn Đại Đội 15. Nhơn được cho về coi Đại Đội Chỉ Huy. Chỉ còn 14 dành cho Ðèo Chính Tường khoá 24 Thủ Ðức. Bốn chúng tôi thân thương nhau như anh em ruột thịt. Ba đưá kia chưa vợ con, bồ bịch rãi rác khắp hang cùng ngõ hẹp từ Bến Cát, An Lộc, Lộc Ninh, Bình Dương, Sài Gòn. Nhưng hành quân về là dồn nhau lên một chiếc xe jeep kiếm chỗ nhậu nhẹt một chầu lúy tuý mới chịu cho tách riêng hú hí với tình nhân. Ngày đó có chị Hai chủ một tiệm cà phê lịch sự ở ngay sát chợ Bình Dương rất thương chúng tôi. Lần nào kéo nhau về chị cũng đãi cho một bữa ăn ngon. Chúng tôi coi chị như chị ruột, và cư xử tự nhiên như các em út trong gia đình. Ngày đó có quán Tam Nương gồm ba chị em xinh xắn mà biết làm đồ nhậu trứ danh. Ðến đó lúc nào cũng gặp đủ giang hồ hào kiệt của Sư đoàn; từ các quan to ở Bộ Tư Lệnh xuống đến các anh em Trinh Sát ngang tàng. Ðời lính bộ binh tuy vậy không thiếu chất thơ. Những chiều dừng quân góc rừng xa vắng, vặn nhỏ chiếc radio bỏ túi nghe nhạc hậu phương, thứ nhạc nào cũng hay, ca sĩ nào cũng mến. Dù rằng khi còn thời học sinh, rất kén nhạc, kén ca sĩ; chỉ mê được giọng ca Thái Thanh, Châu Hà, Kim Tước, Quỳnh Dao...  Rừng miền Ðông không có hoa cài thép súng thi vị như lời nhạc của Lam Phương, mà chỉ có chập chùng bóng đêm đe dọa; chỉ có mìn bẫy giăng đầy, hố bom sâu hun hút với những xác thú vật, xác người đã thối rữa. Ôi những con người “Sinh Bắc Tử Nam”, những người cũng trẻ tuổi như chúng tôi, cũng để lại trên miền Bắc nghèo nàn người mẹ già, đàn em nhỏ hay người vợ trẻ quê mùa để ra đi và bỏ xác trên chiến trường miền Nam xa xôi. Chắc chắn họ gian khổ hơn chúng tôi; và cũng chắc chắn họ chết uất ức và đau đớn hơn chúng tôi, vì họ đã chết cho những tham vọng ngông cuồng của những người lừa bịp họ.

Đã nói đến bộ binh, thì không phải anh hùng chỉ là những anh sĩ quan chỉ huy. Tôi thương những lính khinh binh. Họ là những người luôn luôn đi đầu trong hành quân. Họ là người đầu tiên đón nhận viên đạn rình mò từ góc bụi nào đó, hay cũng là người đầu tiên đạp lên chiếc mìn để rồi tung xác lên và chỉ còn nắm thịt vụn. Họ là những người mỗi đêm phải mở mắt, chong súng canh gác hàng giờ cho đồng đội. Họ chỉ ăn cơm sấy và khô sặc ngày hai lần, hoặc nướng hoặc xé ra nấu canh chua lá vang. Họ là những người chia nhau từng ngụm nước lấy từ hố bom còn tanh mùi thịt rữa. Họ mang nặng trên lưng hành trang, vũ khí hàng chục kí lô, lặn lội mỗi ngày hàng chục cây số đường rừng, để khi dừng quân là khom lưng đào hào, đắp hố. Tôi có những người lính nông dân miền Tây chân chất và ít học. Có anh em cả năm chưa gặp gia đình một lần, có anh chết chưa hề thấy mặt đứa con mới đầu mới sanh, có anh vợ cưới chưa nồng hương lửa đã vĩnh viễn ra đi. Nhiều anh trở về với tấm thân tàn phế, được sống là điều may mắn nhưng chưa hẳn hạnh phúc. Nếu may ra gặp người vợ thủy chung nuôi nấng thì cũng suốt đời mang mặc cảm phế nhân làm gánh nặng cho gia đình. 

Chúng tôi đánh nhau quanh năm. Trận này chưa hồi sức thì lại tham gia vào trận mới. Tuy tổn thất coi là nhẹ so với tổn thất của địch, nhưng mỗi cái chết đều mang lại những cảm xúc khó lường. Lính cũ một ngày một vơi, những khuôn mặt mới xuất hiện, lại phải hướng dẫn, kềm cặp cho dạn chiến trường.  

Trận Trapeang Lak bên xứ Chùa Tháp xa xôi nuốt trọn quân số gần trăm người của Tiểu đoàn sau hơn một tuần giao tranh khốc liệt. Tiểu đoàn bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay; phải tan tác sau hơn một giờ cầm cự. Trong vòng vây kín của quân thù, Tường, Nhơn, Tòng, Mâu cùng vài quân sĩ nằm trong hố chiến đấu kẹt lại giữa hàng hàng lũ lũ của bọn lính trung đoàn 174, Công trường 7. Bọn quạ đỏ đi lùng xục khắp chiến địa còn ngổn ngang xác chết, súng đạn để kết liễu cuộc sống của những người lính miền Nam bị thương không thoát ra kịp. Chúng tôi đã tập hợp lại hàng ngũ. Sống chết cũng trở lại giải vây cho các bạn. Bồi bị thương, giải ngũ. Tòng về vùng 4. Tôi về Không quân. Mâu bỏ xác đất Snuol.

Hai năm sau, có dịp từ căn cứ Không Quân Phan Rang về Sai Gòn công tác, tôi mua mấy chai rượu quá giang trực thăng tải thương ra tận chiến trường thăm các bạn. Tường, Nhơn đều làm Tiểu đoàn trưởng. Uống với nhau hàn huyên trọn một đêm giữa rừng; xung quanh là quân thù dày đặc. Thế mà chỉ vài tháng sau, lần lượt nghe tin Tường, rồi Nhơn đều hy sinh. Ðúng là cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Ngay cả dàn đại đội phó, trung đội trưởng của chúng tôi ngày trước, cũng chẳng mấy ai còn sống sót.

 Tôi kể chuyện bộ binh, mà không quên rằng những anh em đồng đội các binh chủng khác cũng chiến đấu hào hùng gian nan có khi còn gấp bội. Họ là những người lính Dù, Biệt Ðộng, Thủy Quân Lục Chiến hay Lực Lượng Ðặc biệt, mà binh nghiệp đã là sự lựa chọn dứt khoát. Họ quả cảm và thiện chiến hơn người lính bộ binh. Tôi cũng không quên những người lính Ðiạ Phương, Nghĩa Quân âm thầm nơi các làng mạc xa. Họ cũng chết cái chết anh dũng, họ cũng nhận lãnh những vết thương cắt đứt phần thân thể dấu yêu. Nói chung người lính miền Nam đã rất anh hùng và rất xứng đáng với các tượng đài ghi công; xứng đáng với tất cả những lời khen tặng của hậu phương. Dù cuộc chiến đã kết thúc mà phần thua thiệt về phía chúng ta, ngày nay không ai có thể phủ nhận cái lý tưởng mà chúng ta đã hy sinh là cao quý. Lý tưởng đó đã thắng thế trên gần nữa địa cầu chôn vùi chủ nghĩa Cộng sản phi nhân. Lý tưởng đó cũng đang được thắp sáng tại đất nước thân yêu, chờ ngày chôn vùi bọn cầm quyền ngoan cố. 

May mắn sống còn qua cuộc chiến, mỗi lần đi qua nghĩa trang quân đội trên đường Sài Gòn Biên Hoà, nhìn bức tượng Tiếc Thương mà lòng se lại. Hình ảnh ngườI lính ngồi, cây súng kê ngang đùi, khuôn mặt trầm buồn, u uẩn. Như phảng phất đâu đây hương hồn của các anh em chúng ta, những chàng trai tuổi đời vừa chớm đã hy sinh cả cuộc sống cho sự tồn vong của miền Nam tự do. Cả thế hệ thanh niên chúng tôi dã lên đường, chiến đấu hào hùng như thế đó. Ðã gian khổ, hy sinh như thế đó. Ðã để cho những kẻ hèn nhát trốn tránh hưởng lợi và bán rẻ miền Nam qua các hành vi lũng đoạn, tham nhũng, đấu tranh nối giáo cho giặc. Rồi cũng chúng tôi lũ lượt kéo nhau vào các trại tù cải tạo chịu thêm hàng chục năm khổ nhục đọa đày. Ngày ra tù, mấy ai còn giữ lại được phong thái hào hùng, lanh lẹ ngày xưa!

Cộng sản đã kéo đổ bức tượng Tiếc Thương. Cộng sản đã san bằng khu mộ chiến sĩ anh hùng. Cộng sản đã lùa hàng trăm ngàn thương phế binh miền Nam ra đường. Anh em ta phải lê tấm thân tàn phế đi xin ăn, mong chờ lòng thương xót của đồng bào mà ngày xưa họ đã đổ máu để bảo vệ.

Những người may mắn ra đi, vượt thoát qua bên này bờ đại dương còn lại bao nhiêu người đang tiếp tục chiến đấu? Bao nhiêu người nhìn nhận chính mình, chứ không phải bọn Bắc Bộ Phủ, là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tranh vĩ đại mang màu sắc ý thức hệ của thế kỷ 20. Một ngày không xa, chỉ trong thế hệ chúng ta, những bức tượng anh hùng Cộng sản sẽ bị kéo xuống, xẻ nát ra lấy đồng đúc làm công cụ phục vụ sản xuất. Và sẽ thế vào đó những bức tượng người lính Cộng Hoà đã oan ức bị khai tử bởi quyền lợi của siêu cường.

Dù phải chờ đợi thời gian để tái dựng bức tượng Tiếc Thương, thì tôi cũng không thể nào quên một bức tượng vô hình mà trong tận cùng trái tim người miền Nam luôn luôn nuôi dưỡng. Ðó là một tình cảm gắn bó, cảm phục, tiếc thương đối với chúng ta. Bức tượng đó cũng chính là cái nhìn đã thay đổi của nhiều cán bộ và nhân dân miền Bắc đối với chúng ta sau những năm dài chiêm nghiệm sự bất lực, ngu dốt của bọn lãnh đạo Cộng sản.  

Hơn 70 năm sau, người Nga lưu vong đã trở về quê hương mình, làm sống lại lá cờ[6] tưởng đã bị chôn vùi vĩnh viễn. Con đại bàng[7] lại hiên ngang ngự trị trên tháp khải hoàn thành phố Berlin. Tại sao không phải là hình ảnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ trên thành phố Sài Gòn sau năm 2000 nhỉ?

Nhưng trước hết sẽ là bức tượng được dựng lên tại thủ đô tị nạn quận Cam mà các giới chức Hoa Kỳ đã chấp thuận dự án với kinh phí lớn lao hơn năm trăm ngàn Mỹ kim. Chúng ta chắc rất muốn nhìn lại hình ảnh chính mình bên cạnh người lính đồng minh, mà lịch sử Hoa Kỳ cũng đã có thời quay lưng đem lại cho họ nhiều tủi nhục. Họ đang được phục hồi trong con mắt, tầm suy nghĩ của quần chúng. Tuy muộn còn hơn không. Chúng ta cũng có quyền lên tiếng đòi hỏi được trả lại vị trí xứng đáng khỏi những thiên kiến do chính cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã tạo ra những năm chiến tranh.

Chúng ta hãy nhìn lại chính mình, không mặc cảm tự ti hay tự tôn. Hãy ôn lại quá khứ anh hùng để đứng vững trong giây phút cuối của cuộc chiến cho nhân quyền, tự do. Hãy hãnh diện đã là người lính Cộng hoà dù ở phương vị nào, dù ở chiến trường nào hay dù đã từng phục vụ trong các nghành hậu cứ. Bởi vì chúng ta đứng trong hàng ngũ những người chân chính đối diện với đoàn quân hung ác mà ngày nay đã hoàn toàn lộ diện chân tướng.

Rồi có ngày ta về lại đường phố Sài Gòn, đắp lại nắm đất nơi phần mộ các đồng đội ngày xưa. Rồi có ngày ta bù đắp cho anh em thương phế binh một cuộc sống có nhân phẩm trong những ngày cuối đời của họ. Rồi sẽ có ngày chúng ta hân hoan gắn lên các góc đường phố thành thị miền Nam tên các anh hùng nghĩa sĩ từ Châu Minh Kiến, Nguyễn Văn Ðương, Phạm Phú Quốc, đến Lê Văn Hưng,Nguyễn Huy Ánh, Truơng Bá Ân, Phạm Văn Phú...


[1] Bài này viết vào năm 1999.

[2] Combat boots (giày da), để phân biệt với jungle boots là giày vải đi rừng.

[3] Đại Úy Thiều hiện ở Dallas (không rõ cấp bậc cuối cùng của ông)

[4] Thiếu Tá Hiền hiện ở Pháp

[5] Dương Quang Bồi hiện ở Sài Gòn

[6] Cờ nước Nga có ba sọc ngang đều nhau màu Trắng, Xanh và Đỏ

[7] Con Đại Bàng là biểu tượng của nước Đức.

http://www.michaelpdo.com/TimLaiChinhMinh.htm

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm