Quán Bên Đường
Tìm chốn dung thân...
Mẩu tin có thể là quá nhạt, quá tầm thường trong một núi tin tức liên quan đến nhiều thứ khốc liệt hơn đang diễn ra trong thế giới ngày càng hỗn loạn này. Vậy mà sao nó lại cứ ngổn ngang, mông lung trong tôi? Có thể đó là kết quả của sự cộng hưởng từ nhiều tin cũng liên quan đến phận người Việt Nam tị nạn mà trong một cách tình cờ, ngẫu nhiên chúng quay lại cùng lúc.
Trong đó có tin anh Hoàng Văn, người tôi từng nhắc đến trong bài viết “38 người Việt được đưa khỏi Tacloban bởi 1 người… không tổ quốc” sau chuyến công tác đến Philippines viết bài về hậu quả của bão Haiyang, cuối cùng cũng đã cùng vợ con có mặt trên chuyến bay đến định cư tại Canada ngày hôm nay, sau 14 năm sống trong thân phận của một người không tổ quốc.
Trong đó có sự chợt nhớ đến Nó trong câu chuyện “Tấm Thẻ Xanh” tôi viết từ dạo đầu năm 2012, kể về hành trình có được tấm giấy chứng nhận thường trú nhân sau nhiều năm sống trong âu lo, sợ hãi của một kẻ “di dân lậu.”
Sau 14 năm sống như người không tổ quốc, cuối cùng Hoàng Văn cũng đạt được giấc mơ tị nạn của mình. (Hình: Hoàng Văn) |
***
Hai cậu bé thuyền nhân Việt Nam nói trên chưa được cảnh sát Úc nêu tên muốn xin tị nạn tại Úc nhưng đã bị bắt giam. Chẳng nghe trong bản tin nhắn đến cha mẹ hay người thân nào của hai em.
Trước đây, hai em sống trong trại giam cộng đồng ở Adelaide, miền Nam nước Úc và được đi học. Tuy nhiên, khoảng một tháng trước đây, hai em bị đưa vào trung tâm giam giữ Darwin ở miền Bắc, nơi không có một cộng đồng Việt Nam nào.
Bà hiệu trưởng của trường trung học Woodville High School, ở Adelaide, nơi hai em từng được theo học, nói với đài ABC rằng “hai em đã tuyệt vọng vì không được hưởng quyền tị nạn và bị cưỡng giam.”
Nghị Sĩ Sarah Hanson-Young, thuộc Đảng Xanh, nói rằng chính phủ đã thất bại trong nhiệm vụ chăm sóc của mình bởi hai thiếu niên này “lo sợ cho mạng sống của họ.”
Bộ Trưởng Di Trú Scott Morrison chưa lên tiếng khi được báo chí hỏi phỏng vấn về vụ trốn trại của hai em thuyền nhân Việt Nam này.
Một nỗi gì cứ ngùi ngùi, xốn xang khi tôi cố hình dung ra cảnh hai cậu bé 16 tuổi này hiện giờ đang ở đâu? Liệu chúng có được an toàn không? Với tuổi đời 16, chúng làm gì để tồn tại, để sống còn trong cuộc sống hiện nay tại một nơi không là quê cha đất mẹ? Tôi chợt nhớ anh tôi, cũng là thuyền nhân năm 16 tuổi. Anh cũng từng vượt biên một mình, cũng lạc lõng, bơ vơ...
Tôi lại thấy lòng lâng lâng khi lần giở đọc lại bài tôi viết về Hoàng Văn. Nhớ lại những ngày tôi ngồi trong căn nhà đó, góc sân đó, ở Manila, trước khi quay trở về Mỹ, cố ngăn nước mắt để nghe cho trọn vẹn tâm sự của một người đang sống trong tuyệt vọng về một tương lai bất định.
Tôi đọc những dòng Trịnh Hội viết trên Facebook của anh để chia tay Hoàng Văn mà cứ ngỡ mình đang trôi đâu đó: “Sau 14 năm vô tổ quốc, 3 lần bị khước từ, và lần cuối cùng bị từ chối bởi Bộ trưởng mới của Bộ Di Trú Canada, giờ là thời gian để nói lời chia tay đến thân chủ của tôi, chàng đầu bếp của tôi, người bạn của tôi, và 'tri kỷ' của tôi. Không có bạn, VOICE sẽ không có được như hôm nay. Sẽ luôn nhớ đến anh vô cùng.”
Vâng, hoài bão của Hoàng Văn, cuối cùng, đã được đền bồi. Ông trời vẫn luôn có mắt.
***
Tôi lại thấy mắt mình cay xè khi tìm đọc lại “Tấm Thẻ Xanh”. Tôi nhớ lại đoạn đường Nó đã đi qua, mà ngày ấy, không ngồi xuống ghi lại, có thể tôi đã quên rất nhiều.
“Nếu người đi vượt biên năm xưa, một khi đặt chân đến miền đất tự do, đồng nghĩa với chuyện họ đã thành công, cho lựa chọn của mình.
Còn với nó, đó lại chỉ mới là sự khởi đầu, cho những gian nan phía trước, mà nó không thể nào biết được thời gian sẽ tính bằng gì. Kết quả cụ thể là cái gì. Tất cả chỉ là sự may rủi của số phận.
Nó đến miền Nam California vào Mùa Hè cách đây hơn 5 năm. Mang theo vết thương của một gia đình đang đứng bên bờ vực của sự đổ vỡ. Mang theo nỗi nhớ cồn cào, đớn đau đứa con gái vừa hơn 3 tuổi. Nó như một người thất thần, hoang mang trước mọi thứ.
Nó đi những bước đầu tiên như kẻ mộng du, không định hướng. Chỉ biết nó cần có một việc làm, một chỗ ăn, chỗ ngủ, để tự nuôi sống phần xác trước khi có thể chờ đợi vết thương hồn nó bình an...”
Tôi nhớ hành trình tôi cùng nó và bạn tôi “trốn chạy” trên chuyến xe từ Tây sang Trung mất gần 4 ngày đường, thay vì chỉ cần 3 giờ đồng hồ bay, chỉ để tránh tất cả những trạm kiểm soát có thể gặp phải mà “cảnh sát biên phòng” lập ra để bắt di dân lậu. Mà khi đó nó là di dân lậu...
***
Đến ngày hôm nay, gần 40 năm sau ngày “miền Nam hoàn toàn giải phóng”, sao vẫn còn những con người, cả những em ở tuổi vị thành niên như hai anh em trai kia, khoác trên mình tấm áo “thuyền nhân”, phải chấp nhận rời bỏ gia đình, bạn bè, trường lớp, quê hương, để tìm đến một cuộc đời khác hơn, một cuộc sống khác hơn những gì họ đang nặng mang?
Câu hỏi đó không có câu trả lời chung.
Tôi chỉ cầu mong sao cho hai em Việt Nam đó cũng sẽ có một kết cuộc thật đẹp như Hoàng Văn, như người bạn tôi.
Và thấy sao mà dân tộc mình đáng thương quá! Khốn khổ đến triền miên trong hành trình đi tìm cho mình một chốn dung thân...
---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
Người Việt
Tìm chốn dung thân...
Mẩu tin có thể là quá nhạt, quá tầm thường trong một núi tin tức liên quan đến nhiều thứ khốc liệt hơn đang diễn ra trong thế giới ngày càng hỗn loạn này. Vậy mà sao nó lại cứ ngổn ngang, mông lung trong tôi? Có thể đó là kết quả của sự cộng hưởng từ nhiều tin cũng liên quan đến phận người Việt Nam tị nạn mà trong một cách tình cờ, ngẫu nhiên chúng quay lại cùng lúc.
Trong đó có tin anh Hoàng Văn, người tôi từng nhắc đến trong bài viết “38 người Việt được đưa khỏi Tacloban bởi 1 người… không tổ quốc” sau chuyến công tác đến Philippines viết bài về hậu quả của bão Haiyang, cuối cùng cũng đã cùng vợ con có mặt trên chuyến bay đến định cư tại Canada ngày hôm nay, sau 14 năm sống trong thân phận của một người không tổ quốc.
Trong đó có sự chợt nhớ đến Nó trong câu chuyện “Tấm Thẻ Xanh” tôi viết từ dạo đầu năm 2012, kể về hành trình có được tấm giấy chứng nhận thường trú nhân sau nhiều năm sống trong âu lo, sợ hãi của một kẻ “di dân lậu.”
Sau 14 năm sống như người không tổ quốc, cuối cùng Hoàng Văn cũng đạt được giấc mơ tị nạn của mình. (Hình: Hoàng Văn) |
***
Hai cậu bé thuyền nhân Việt Nam nói trên chưa được cảnh sát Úc nêu tên muốn xin tị nạn tại Úc nhưng đã bị bắt giam. Chẳng nghe trong bản tin nhắn đến cha mẹ hay người thân nào của hai em.
Trước đây, hai em sống trong trại giam cộng đồng ở Adelaide, miền Nam nước Úc và được đi học. Tuy nhiên, khoảng một tháng trước đây, hai em bị đưa vào trung tâm giam giữ Darwin ở miền Bắc, nơi không có một cộng đồng Việt Nam nào.
Bà hiệu trưởng của trường trung học Woodville High School, ở Adelaide, nơi hai em từng được theo học, nói với đài ABC rằng “hai em đã tuyệt vọng vì không được hưởng quyền tị nạn và bị cưỡng giam.”
Nghị Sĩ Sarah Hanson-Young, thuộc Đảng Xanh, nói rằng chính phủ đã thất bại trong nhiệm vụ chăm sóc của mình bởi hai thiếu niên này “lo sợ cho mạng sống của họ.”
Bộ Trưởng Di Trú Scott Morrison chưa lên tiếng khi được báo chí hỏi phỏng vấn về vụ trốn trại của hai em thuyền nhân Việt Nam này.
Một nỗi gì cứ ngùi ngùi, xốn xang khi tôi cố hình dung ra cảnh hai cậu bé 16 tuổi này hiện giờ đang ở đâu? Liệu chúng có được an toàn không? Với tuổi đời 16, chúng làm gì để tồn tại, để sống còn trong cuộc sống hiện nay tại một nơi không là quê cha đất mẹ? Tôi chợt nhớ anh tôi, cũng là thuyền nhân năm 16 tuổi. Anh cũng từng vượt biên một mình, cũng lạc lõng, bơ vơ...
Tôi lại thấy lòng lâng lâng khi lần giở đọc lại bài tôi viết về Hoàng Văn. Nhớ lại những ngày tôi ngồi trong căn nhà đó, góc sân đó, ở Manila, trước khi quay trở về Mỹ, cố ngăn nước mắt để nghe cho trọn vẹn tâm sự của một người đang sống trong tuyệt vọng về một tương lai bất định.
Tôi đọc những dòng Trịnh Hội viết trên Facebook của anh để chia tay Hoàng Văn mà cứ ngỡ mình đang trôi đâu đó: “Sau 14 năm vô tổ quốc, 3 lần bị khước từ, và lần cuối cùng bị từ chối bởi Bộ trưởng mới của Bộ Di Trú Canada, giờ là thời gian để nói lời chia tay đến thân chủ của tôi, chàng đầu bếp của tôi, người bạn của tôi, và 'tri kỷ' của tôi. Không có bạn, VOICE sẽ không có được như hôm nay. Sẽ luôn nhớ đến anh vô cùng.”
Vâng, hoài bão của Hoàng Văn, cuối cùng, đã được đền bồi. Ông trời vẫn luôn có mắt.
***
Tôi lại thấy mắt mình cay xè khi tìm đọc lại “Tấm Thẻ Xanh”. Tôi nhớ lại đoạn đường Nó đã đi qua, mà ngày ấy, không ngồi xuống ghi lại, có thể tôi đã quên rất nhiều.
“Nếu người đi vượt biên năm xưa, một khi đặt chân đến miền đất tự do, đồng nghĩa với chuyện họ đã thành công, cho lựa chọn của mình.
Còn với nó, đó lại chỉ mới là sự khởi đầu, cho những gian nan phía trước, mà nó không thể nào biết được thời gian sẽ tính bằng gì. Kết quả cụ thể là cái gì. Tất cả chỉ là sự may rủi của số phận.
Nó đến miền Nam California vào Mùa Hè cách đây hơn 5 năm. Mang theo vết thương của một gia đình đang đứng bên bờ vực của sự đổ vỡ. Mang theo nỗi nhớ cồn cào, đớn đau đứa con gái vừa hơn 3 tuổi. Nó như một người thất thần, hoang mang trước mọi thứ.
Nó đi những bước đầu tiên như kẻ mộng du, không định hướng. Chỉ biết nó cần có một việc làm, một chỗ ăn, chỗ ngủ, để tự nuôi sống phần xác trước khi có thể chờ đợi vết thương hồn nó bình an...”
Tôi nhớ hành trình tôi cùng nó và bạn tôi “trốn chạy” trên chuyến xe từ Tây sang Trung mất gần 4 ngày đường, thay vì chỉ cần 3 giờ đồng hồ bay, chỉ để tránh tất cả những trạm kiểm soát có thể gặp phải mà “cảnh sát biên phòng” lập ra để bắt di dân lậu. Mà khi đó nó là di dân lậu...
***
Đến ngày hôm nay, gần 40 năm sau ngày “miền Nam hoàn toàn giải phóng”, sao vẫn còn những con người, cả những em ở tuổi vị thành niên như hai anh em trai kia, khoác trên mình tấm áo “thuyền nhân”, phải chấp nhận rời bỏ gia đình, bạn bè, trường lớp, quê hương, để tìm đến một cuộc đời khác hơn, một cuộc sống khác hơn những gì họ đang nặng mang?
Câu hỏi đó không có câu trả lời chung.
Tôi chỉ cầu mong sao cho hai em Việt Nam đó cũng sẽ có một kết cuộc thật đẹp như Hoàng Văn, như người bạn tôi.
Và thấy sao mà dân tộc mình đáng thương quá! Khốn khổ đến triền miên trong hành trình đi tìm cho mình một chốn dung thân...
---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
Người Việt