Tin nóng trong ngày
Tin NÓNG: HƠN 1000 NGƯỜI DÂN GIÁO XỨ PHÚ YÊN ĐANG BIỂU TÌNH
“Formosa cút cút cút, đường lưỡi bò cắt cắt” là thông điệp mà người dân giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh hô vang lên trong cuộc toạ kháng với sự tham dự của khoảng hơn 1000 người.
Người dân Phú Yên xuống đường biểu tình bị đe dọa triệt đường mưu sinh
GNsP (21.08.2016)
– “Formosa cút cút cút, đường lưỡi bò cắt cắt” là thông điệp
mà người dân giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh hô vang lên trong
cuộc toạ kháng với sự tham dự của khoảng hơn 1000 người.
Sáng ngày Chúa Nhật 21.08.2016, toàn
thể giáo dân giáo xứ Phú Yên tiếp tục xuống đường toạ kháng
trên tỉnh lộ 37, bà con cầm theo băng rôn biểu ngữ đòi công lý
cho các nạn nhân thảm hoạ môi trường.
Sau thánh lễ cầu nguyện cho quốc
thái dân an, già trẻ trai gái cùng nhau tuần tự ra tuần hành
và hát vang các ca khúc đấu tranh như “trả lại đây cho nhân dân
tôi”, “xin hỏi anh là ai” hay “Việt Nam tôi đâu?”.
Chị Thu Mai chia sẻ: “Chúng tôi gần
như quen với việc xuống đường rồi. Bây giờ không đi biểu tình
cảm thấy thiếu thiếu và không khí chùn xuống hẳn. Tôi thấy
người dân nơi đây ai cũng háo hức nhất là các em nhỏ. Bọn trẻ
hô rất to và rất có kỉ luật khi tuần hành”.
Như đã được tôi luyện kĩ, đoàn
người biểu tình của xứ Phú Yên rất ôn hoà và trật tự. Trong
các cuộc biểu tình, luôn bắt đầu mọi sự với Kinh Hoà Bình nên
mọi người ra đi trong tâm thế bình an và Cha Anton Đặng Hữu Nam,
người lãnh đạo tinh thần của giáo xứ Phú Yên thao thức:
“Ngư dân đi biển về, may lắm là hoà
vốn. Khuôn mặt buồn rầu vì cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ khó
khăn như lúc này. Là chủ chăn, những u sầu đó của đoàn chiên
cũng là ưu sầu của Giáo Hội. Đó là lý do, giáo xứ tôi yêu
cầu khởi tố Formosa và đồng bọn, đền bù thiệt hại cho dân
Việt. Đồng thời cải tạo lại môi trường biển sạch và tống cổ
Formosa ra khỏi Việt Nam.”
Phản ứng lại các cuộc biểu tình
đòi quyền lợi chính đáng, nhà cầm quyền đang tỏ ra hèn hạ khi
cố tình ngăn cản công việc làm ăn của ngư dân. Các chủ thuyền
cho biết, các thuyền của giáo xứ Phú Yên đã bị kiểm soát gắt
gao và đe doạ nếu còn biểu tình thì sẽ có biện pháp thích
đáng.
Một thuyền viên nói: “Mấy cán bộ
trên huyện kêu từng thuyền vào đồn biên phòng và nói nếu chúng
tôi còn đi biểu tình chống nhà nước thì sẽ biết tay.”
Hiện đang có một làn sóng chống
đối và bách hại linh mục Antôn Đặng Hữu Nam. Cộng sản và
những kẻ tiếp tay đã rải truyền đơn đầy đường với nội dung vu
khống và chia rẽ chủ chăn và đoàn chiên đại loại như “cha biểu
tình, các con nhận thảm hoạ”.
Những cuộc biểu tình của giáo xứ
Phú Yên luôn là một nỗi ám ảnh cho những kẻ tiếp tay hại dân
hại nước vì những thông điệp ngắn gọn và đanh thép.
Sự gia tăng phá hoại từ phía nhà
cầm quyền cũng là bằng chứng rằng những buổi cầu nguyện và
tuần hành ôn hoà đã phát huy tác dụng làm thay đổi nhận thức
của người dân.
Dù bị gây khó khăn, cản trở từ phía nhà
cầm quyền, người dân Phú Yên kiên quyết làm mọi cách yêu cầu giới chức
lắng nghe các nguyện vọng của nhân dân được quy định tại Điều 28 Hiến
Pháp năm 2013 “công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước”. Và, giới chức phải “công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Pv.GNsP
Bàn ra tán vào (0)
Tin NÓNG: HƠN 1000 NGƯỜI DÂN GIÁO XỨ PHÚ YÊN ĐANG BIỂU TÌNH
“Formosa cút cút cút, đường lưỡi bò cắt cắt” là thông điệp mà người dân giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh hô vang lên trong cuộc toạ kháng với sự tham dự của khoảng hơn 1000 người.
GNsP (21.08.2016)
– “Formosa cút cút cút, đường lưỡi bò cắt cắt” là thông điệp
mà người dân giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh hô vang lên trong
cuộc toạ kháng với sự tham dự của khoảng hơn 1000 người.
Sáng ngày Chúa Nhật 21.08.2016, toàn
thể giáo dân giáo xứ Phú Yên tiếp tục xuống đường toạ kháng
trên tỉnh lộ 37, bà con cầm theo băng rôn biểu ngữ đòi công lý
cho các nạn nhân thảm hoạ môi trường.
Sau thánh lễ cầu nguyện cho quốc
thái dân an, già trẻ trai gái cùng nhau tuần tự ra tuần hành
và hát vang các ca khúc đấu tranh như “trả lại đây cho nhân dân
tôi”, “xin hỏi anh là ai” hay “Việt Nam tôi đâu?”.
Chị Thu Mai chia sẻ: “Chúng tôi gần
như quen với việc xuống đường rồi. Bây giờ không đi biểu tình
cảm thấy thiếu thiếu và không khí chùn xuống hẳn. Tôi thấy
người dân nơi đây ai cũng háo hức nhất là các em nhỏ. Bọn trẻ
hô rất to và rất có kỉ luật khi tuần hành”.
Như đã được tôi luyện kĩ, đoàn
người biểu tình của xứ Phú Yên rất ôn hoà và trật tự. Trong
các cuộc biểu tình, luôn bắt đầu mọi sự với Kinh Hoà Bình nên
mọi người ra đi trong tâm thế bình an và Cha Anton Đặng Hữu Nam,
người lãnh đạo tinh thần của giáo xứ Phú Yên thao thức:
“Ngư dân đi biển về, may lắm là hoà
vốn. Khuôn mặt buồn rầu vì cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ khó
khăn như lúc này. Là chủ chăn, những u sầu đó của đoàn chiên
cũng là ưu sầu của Giáo Hội. Đó là lý do, giáo xứ tôi yêu
cầu khởi tố Formosa và đồng bọn, đền bù thiệt hại cho dân
Việt. Đồng thời cải tạo lại môi trường biển sạch và tống cổ
Formosa ra khỏi Việt Nam.”
Phản ứng lại các cuộc biểu tình
đòi quyền lợi chính đáng, nhà cầm quyền đang tỏ ra hèn hạ khi
cố tình ngăn cản công việc làm ăn của ngư dân. Các chủ thuyền
cho biết, các thuyền của giáo xứ Phú Yên đã bị kiểm soát gắt
gao và đe doạ nếu còn biểu tình thì sẽ có biện pháp thích
đáng.
Một thuyền viên nói: “Mấy cán bộ
trên huyện kêu từng thuyền vào đồn biên phòng và nói nếu chúng
tôi còn đi biểu tình chống nhà nước thì sẽ biết tay.”
Hiện đang có một làn sóng chống
đối và bách hại linh mục Antôn Đặng Hữu Nam. Cộng sản và
những kẻ tiếp tay đã rải truyền đơn đầy đường với nội dung vu
khống và chia rẽ chủ chăn và đoàn chiên đại loại như “cha biểu
tình, các con nhận thảm hoạ”.
Những cuộc biểu tình của giáo xứ
Phú Yên luôn là một nỗi ám ảnh cho những kẻ tiếp tay hại dân
hại nước vì những thông điệp ngắn gọn và đanh thép.
Sự gia tăng phá hoại từ phía nhà
cầm quyền cũng là bằng chứng rằng những buổi cầu nguyện và
tuần hành ôn hoà đã phát huy tác dụng làm thay đổi nhận thức
của người dân.
Dù bị gây khó khăn, cản trở từ phía nhà
cầm quyền, người dân Phú Yên kiên quyết làm mọi cách yêu cầu giới chức
lắng nghe các nguyện vọng của nhân dân được quy định tại Điều 28 Hiến
Pháp năm 2013 “công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước”. Và, giới chức phải “công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Pv.GNsP