Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 05 -4 -2024

xxx


HoaLuc 6
**********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

5 phút

(Vietnam News) – Ngoại trưởng Vatican sắp thăm Việt Nam. Ngày 03/04/2024, Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam cho biết đã mời tổng giám mục Paul Richard Gallagher đến Việt Nam từ ngày 09-14/04. Đây là chuyến công du đầu tiên của ngoại trưởng Vatican kể từ khi Tòa Thánh và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương. Theo chương trình, tổng giám mục Paul Richard Gallagher sẽ gặp thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo chính phủ Việt Nam, thăm bệnh viện Nhi ở Hà Nội. Còn theo ngoại trưởng Indonesia, giáo hoàng Phanxicô đang lên kế hoạch cho chuyến tông du Indonesia.

(AFP) – Bộ trưởng Tài Chính Mỹ công du Trung Quốc. Bà Janet Yellen đến Trung Quốc ngày 04/04/2024 để nêu với các đối tác Trung Quốc về những vấn đề đang khiến Hoa Kỳ lo ngại như trợ giá cho pin mặt trời, ô tô điện và pin. Đây là chuyến công du Trung Quốc thứ hai trong chưa đầy một năm của bộ trưởng nổi tiếng là thực dụng và sau cuộc điện đàm Joe Biden - Tập Cận Bình hôm 02/04.

(AFP) – Miến Điện : Lực lượng an ninh hạ được 7 drone nhắm vào thủ đô Naypyidaw. Tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hôm nay, 04/04/2024,  thông báo một trong những drone đó có chở bom. Trái bom đã được tháo gỡ, nên không có thiệt hại nhân mạng và vật chất. Đây là một trong những vụ tấn công hiếm hoi nhắm vào trung tâm quyền lực của chính quyền quân sự. Có quân số ít hơn và cũng ít được vũ trang hơn so với quân đội, nhưng lực lượng vũ trang đối lập với chính quyền quân sự đã học cách sử dụng drone để oanh kích các mục tiêu quân sự.

(AFP) – Unicef : Số thường dân Miến Điện bị thương hoặc chết vì mìn hoặc đạn chưa phát nổ trong năm 2023 tăng gấp 3 so với năm 2022. Trong số 1052 nạn nhân, có 188 người chết và 864 người bị thương. Tổ chức UNICEF hôm nay, 04/04/2024, cho biết hơn 20% nạn nhân là trẻ em. Miến Điện không ký công ước của LHQ về cấm chế tạo, tàng trữ và sử dụng mìn sát thương. Giám đốc Unicef khu vực Tây Á - Thái Bình Dương nhận định việc gài mìn có thể cấu thành tội vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Tập đoàn quân sự cầm quyền Miến Điện cũng thường bị tố cáo phạm tội ác chiến tranh.

(AFP) – Amnesty International : Iran đã hành quyết ít nhất 853 người trong năm 2023. Tổ chức nhân quyền Ân Xá Quốc Tế hôm nay, 04/04/2024, cho biết hơn một nửa số vụ hành quyết tại Iran liên quan tới các tội về ma túy. Số vụ hành quyết trong năm 2023 của Iran như vậy đã tăng 48% so với năm 2022 và tăng 172% so với năm 2021. Hành quyết tại Iran, chủ yếu là treo cổ trong nhà tù hoặc ở nơi công cộng, bị Amnesty International xem là phương tiện để chế độ Teheran trấn áp người dân, củng cố quyền lực.

(AFP) – Hội đồng Nhân quyền LHQ lên án kỳ thị và bạo lực đối với người liên giới tính. Người liên giới tính là người có các đặc điểm giới tính (cơ quan sinh dục, sinh sản, nội tiết tố hoặc kiểu nhiễm sắc thể …) không phù hợp với các định nghĩa thông thường về nam giới hoặc nữ giới. Nghị quyết về « cuộc chiến chống phân biệt đối xử, bạo lực và các hành vi có hại đối với người liên giới tính » đã được thông qua tại Geneve với 24 phiếu trong tổng số 47 thành viên Hội đồng vào hôm nay, 04/04/2024. Dù không quốc gia nào bỏ phiếu chống, nhưng có 23 nước không bỏ phiếu gồm các quốc gia Ả Rập, các nước có đa số dân theo đạo Hồi như Indonesia, Malaysia và một số nước châu Phi. Họ nhận định Hội đồng Nhân quyền không phải là diễn đàn thích hợp cho những cuộc tranh luận như thế này. 

(Challenges) – Tổng thống Pháp khánh thành Trung tâm thể thao dưới nước cho Thế Vận Hội Paris. Trung tâm do tập đoàn Bouygues xây dựng ở Saint-Denis, ngoại ô Paris, với kinh phí 161 triệu euro, đã được khánh thành sáng 04/04/2024. Trung tâm sẽ là nơi diễn ra các cuộc thi đấu bóng nước, lặn và bơi nghệ thuật trong khuôn khổ Thế Vận Hội Paris 2024 và có thể đón 5.700 khán giả. Sau Olympic, trung tâm sẽ mở cửa đón công chúng.

(AFP) – Một bộ phim Pháp được chọn khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2024. Sau nhiều mùa liên tiếp đạo diễn kỳ cựu của Mỹ Woody Allen được mời khai mạc Liên hoan Điện ảnh Cannes, lần này ban tổ chức dành vinh dự đó cho một nhà làm phim người Pháp, Quentin Dupieux. Ban tổ chức hôm nay 04/04/2024 thông báo phim Le deuxième acte – Hồi thứ nhì, thuộc thể loại nhẹ nhàng, với một dàn diễn viên Pháp Léa Seydoux, Vincent Lindon, Louis Garrel hay Raphaël Quenard … sẽ được chiếu nhân lễ khai mạc Liên Hoan Cannes lần thứ 77, vào ngày 14/05/2024. Cùng ngày, phim sẽ được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc. 

(RFI) – Điều kiện lao động xuống cấp, bác sĩ Tây Ban Nha bỏ ra nước ngoài làm việc. Tình hình nghiêm trọng đến mức báo động, đặc biệt là ở thủ đô Madrid và các vùng nông thôn. Tây Ban Nha thiếu ít nhất 5.000 bác sĩ gia đình dù số lượng tuyển sinh trong các trường y được tăng từ 4 năm gần đây. Trên giấy tờ, Tây Ban Nha đào tạo đủ số bác sĩ cần thiết, nhưng ngay sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ trẻ sang hành nghề ở các nước châu Âu khác như Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Thụy Điển cũng các nước Vùng Vịnh. Theo một tạp chí chuyên ngành, khoảng 18.000 bác sĩ đã rời Tây Ban Nha trong vòng 10 năm.


**************

Hội đồng Bảo an LHQ không đi đến nhất trí lên án vụ tấn công tòa nhà của Iran ở Syria

Reuters

Hôm thứ Tư 3/4, Hoa Kỳ, Anh và Pháp phản đối một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do Nga soạn thảo có nội dung lên án cuộc tấn công vào khu đại sứ quán của Iran ở Syria, mà Tehran quy trách nhiệm cho Israel, đồng minh của Washington.

Các thông cáo báo chí của hội đồng gồm 15 nước thành viên phải được các nước đó đồng thuận chấp nhận nội dung. Các nhà ngoại giao cho hay Mỹ, được Pháp và Anh ủng hộ, đã nói với các đồng nghiệp trong hội đồng rằng nhiều dữ kiện về những gì xảy ra hôm 1/4 ở Damascus vẫn chưa rõ ràng và không có sự đồng thuận giữa các thành viên hội đồng trong cuộc họp hôm 2/4.

Hội đồng Bảo an LHQ trước đây đã đưa ra các tuyên bố lên án các cuộc tấn công vào những cơ sở ngoại giao. Liên hiệp châu Âu vào ngày 3/4 đã lên án cuộc tấn công - nói rằng quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở ngoại giao và lãnh sự cũng như các nhân viên liên quan phải được tôn trọng - đồng thời kêu gọi các nước hãy kiềm chế.

Mỹ nói họ chưa xác nhận chắc chắn về quy chế của tòa nhà bị tấn công ở Damascus nhưng sẽ lo ngại nếu đây là cơ sở ngoại giao.

Israel chưa nhận trách nhiệm về vụ tấn công đã tàn phá tòa nhà lãnh sự liền kề với khu phức hợp đại sứ quán chính, giết chết 7 thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Iran cáo buộc Israel vi phạm Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, và cũng viện dẫn thêm một số công ước khác.

Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự xác định các địa điểm ngoại giao là các tòa nhà, một phần của tòa nhà và đất đai - bất kể do ai sở hữu - được sử dụng cho mục đích là cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

Hai công ước đó quy định rằng trụ sở ngoại giao hoặc lãnh sự “là bất khả xâm phạm”. Nhưng hai công ước cũng nói rằng cơ sở này "không được sử dụng theo bất kỳ cách nào không phù hợp" với chức năng ngoại giao và lãnh sự.

Iran cũng trích dẫn Công ước năm 1973 về ngăn chặn và trừng phạt tội ác nhằm vào những người được bảo vệ trên bình diện quốc tế, bao gồm cả các quan chức ngoại giao – hàm ý rằng những người thiệt mạng mới đây đều được bảo vệ bởi các quy định này.


**************

voatiengviet.com

Israel tăng cường phòng thủ, cảnh giác sau lời đe dọa trả thù của Iran

Reuters

Israel ngày 4/4 sẵn sàng cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công trả đũa sau khi bị tình nghi hạ sát các tướng lĩnh Iran ở Damascus trong tuần này, tuyên bố họ sẽ đáp trả mạnh mẽ và báo hiệu đã tăng cường sự chuẩn bị quân sự.

Lực lượng vũ trang Israel - trải qua gần 6 tháng chiến tranh ở Dải Gaza và trên mặt trận Li Băng - tuyên bố tạm ngưng không cho tất cả các đơn vị chiến đấu nghỉ phép, một ngày sau khi loan báo đang huy động thêm quân cho các đơn vị phòng không.

Khả năng Iran trả đũa cuộc không kích được cho là của Israel hôm 1/4 nhắm vào khu tòa đại sứ Iran ở Damascus đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, mặc dù hai nguồn tin Iran cho biết phản ứng của Tehran sẽ được điều chỉnh để tránh leo thang.

Phát ngôn viên chính phủ Raquela Karamson nói trong một cuộc họp báo: “Nhà nước Israel đã chuẩn bị cho mọi tình huống. Chúng tôi sẽ đáp trả bằng vũ lực trước mọi nỗ lực tấn công chúng tôi”.

Các ký giả của Reuters và người dân ở trung tâm thương mại Tel Aviv của Israel cho biết dịch vụ GPS đã bị gián đoạn, một biện pháp rõ ràng nhằm giúp ngăn chặn phi đạn dẫn đường.

Iran, kẻ thù không đội trời chung của Israel, đã thề trả thù vụ hạ sát hai tướng lĩnh cùng với năm cố vấn quân sự trong cuộc không kích vào cơ sở ngoại giao của Iran ở thủ đô Syria hôm 1/4.

Israel được cho là đã thực hiện cuộc tấn công, một trong những vụ tấn công quan trọng nhất nhắm vào các lợi ích của Iran tại Syria, đồng minh thân cận của Tehran. Israel không xác nhận cũng không phủ nhận sự liên quan.

“Theo đánh giá tình hình, chúng tôi đã quyết định rằng việc nghỉ phép sẽ tạm dừng đối với tất cả các đơn vị chiến đấu của IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel)”, quân đội cho biết trong một tuyên bố. “IDF đang trong tình trạng chiến tranh và việc triển khai lực lượng đang được đánh giá liên tục theo yêu cầu.”

Trong khi người dân Israel lo lắng về khả năng leo thang, quân đội ra tuyên bố nói rằng không có thay đổi nào trong các hướng dẫn đối với mặt trận quê hương và rằng không cần phải tích trữ thực phẩm, tiền mặt hoặc máy phát điện.

Israel đã lâm chiến với Hamas ở Gaza kể từ khi các tay súng Hồi giáo Palestine này đột kích vào miền nam Israel giết người và bắt cóc con tin hôm 7/10/2023, đồng thời Israel cũng đã giao tranh gần như hàng ngày với Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Li Băng.

Phiến quân Houthi ở Yemen, liên kết với Tehran, thỉnh thoảng đã phóng phi đạn tầm xa vào cảng Eilat của Israel.

Iran thận trọng?

Cho đến nay, Iran vẫn tránh trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, trong khi hỗ trợ các cuộc tấn công của đồng minh vào các mục tiêu Israel và Mỹ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran có một số lựa chọn. Họ có thể bật đèn xanh cho các lực lượng ủy nhiệm được trang bị vũ khí hạng nặng của mình ở Syria và Iraq tấn công vào lực lượng Mỹ, sử dụng Hezbollah để tấn công trực tiếp vào Israel, hoặc tăng cường chương trình làm giàu uranium, một nguy cơ chế tạo bom hạt nhân mà Mỹ và các đồng minh từ lâu đã tìm cách kiềm chế.

Nhưng nhiều nhà ngoại giao và giới phân tích cho rằng giới thượng lưu giáo sĩ Iran không muốn bất kỳ cuộc chiến tranh tổng lực nào với Israel hoặc Mỹ vì có thể gây nguy hiểm cho quyền lực của họ và muốn tiếp tục sử dụng lực lượng ủy nhiệm để thực hiện các cuộc tấn công chiến thuật có chọn lọc vào kẻ thù của mình.

Các cuộc tấn công ủy nhiệm như vậy vào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực đã chấm dứt vào tháng 2 sau khi Washington trả đũa việc giết chết ba binh sĩ Mỹ ở Jordan bằng hàng chục cuộc không kích vào các mục tiêu ở Syria và Iraq có liên quan đến Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran và các lực lượng dân quân mà nước này hỗ trợ.

Các quan chức Mỹ cho biết vào giữa tuần rằng họ vẫn chưa thu thập được thông tin tình báo cho thấy các nhóm được Iran hậu thuẫn đang tìm cách nhắm mục tiêu vào quân đội Mỹ sau cuộc tấn công ngày 1/4.

Mặc dù lưu ý rằng các cuộc tấn công của Israel nhắm vào các đối thủ trong khu vực có thể khiến binh lính Mỹ có nguy cơ bị trả thù, các quan chức Mỹ vẫn thông cảm với mong muốn của Israel trong việc khôi phục khả năng răn đe sau ngày 7/10/2023 và ngăn chặn các dòng vũ khí và máy bay chiến đấu có thể đe dọa nước này.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết ngày càng có mối lo ngại rằng Iran sẽ thực hiện lời đe dọa trả đũa, làm tăng nguy cơ leo thang bất ổn trong khu vực.

Ông Ali Vaez thuộc tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ngày 4/4 nói: “Iran không thể không đáp trả, kẻo sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực sẽ trở nên không bền vững và báo hiệu sự yếu kém đối với kẻ thù chính của họ trong khu vực”.

Ông nói thêm: “Iran biết rằng Israel được hưởng lợi, đặc biệt là về mặt chính trị, từ việc mở rộng chiến tranh và khó có thể mắc bẫy”, đồng thời cho biết Hezbollah hoặc Iran khó có thể trả đũa trực tiếp.

Các nhà lãnh đạo Iran đã công khai chỉ ra rằng Iran, quốc gia đang gặp phải các vấn đề kinh tế sâu xa một phần do các chế tài của Mỹ và phải mất nhiều tháng để dập tắt tình trạng bất ổn bùng phát gần đây, không muốn một cuộc chiến tranh lớn nào có thể gây bất ổn cho đất nước.

Ông Amos Yadlin, cựu giám đốc tình báo Israel, cho biết Iran có thể chọn thứ Sáu 5/4 này - ngày cuối cùng trong tháng Ramadan của người Hồi giáo và Ngày Quds của Iran - để đáp trả cuộc tấn công ở Damascus, trực tiếp hoặc thông qua lực lượng ủy nhiệm.

Ông Yadlin, hiện đang làm việc tại Trung tâm Belfer của Trường Kennedy tại Đại học Harvard, nói: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Iran hành động vào ngày mai. Đừng hoảng sợ. Đừng chạy vào nơi trú ẩn”.

“Hãy theo dõi vào ngày mai và rồi, tùy thuộc vào hậu quả của cuộc tấn công, tình hình có thể leo thang.”


*************

Phần Lan đóng cửa biên giới vô thời hạn với Nga


Phần Lan thông báo đóng cửa biên giới trên bộ với Nga vô thời hạn, thêm một số cảng vào danh sách hạn chế tiếp nhận tàu thuyền.

"Dựa trên thông tin từ cơ quan chính quyền, tình trạng nhập cư như trước đây khả năng cao sẽ tái diễn và gia tăng", Bộ Nội vụ Phần Lan cho biết hôm nay, đề cập việc người di cư không giấy tờ từ Nga sang nước này.

Phần Lan cuối năm ngoái đóng cửa hoàn toàn biên giới trên bộ với Nga, cho rằng Moskva cố tình tiếp nhận người di cư để gây áp lực lên Helsinki. Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc. Chính phủ Phần Lan hồi tháng 2 thông báo đóng cửa biên giới đến ngày 14/4.

"Giới chức Phần Lan coi đây là tình huống về lâu dài. Chúng tôi chưa thấy yếu tố nào để kết luận tình hình đã có thay đổi", Bộ trưởng Nội vụ Mari Rantanen nói. Do đó, quyết định đóng cửa sẽ duy trì, miễn là chính phủ Phần Lan cảm thấy cần thiết.

Cửa khẩu biên giới Vaalimaa, một trong số 8 cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga đóng cửa ngày 14/1. Ảnh: AFP

Cửa khẩu biên giới Vaalimaa, một trong số 8 cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga đóng cửa ngày 14/1. Ảnh: AFP

Phần Lan còn thông báo các cảng tại hai đảo Santio và Haapasaari trên Biển Baltic cùng cảng Nuijamaa ở một hồ chung biên giới với Nga sẽ đóng cửa với tàu thuyền giải trí từ ngày 15/4. Động thái nhằm tránh tình trạng nhập cư trái phép, trong bối cảnh thời tiết dần ấm lên.

Phần Lan và Nga có chung đường biên giới dài hơn 1.300 km trên bộ, nhưng trước đây có rất ít hoạt động của con người. Phần biên giới hai nước từng được ngăn cách bằng một hàng rào thấp, chủ yếu nhằm ngăn gia súc và vật nuôi đi lạc.

Phần Lan từ tháng 4/2023 bắt đầu dựng hàng rào an ninh bằng lưới thép, có trang bị hệ thống giám sát, ở biên giới với Nga. Dự kiến tới cuối năm 2026, khoảng 200 km hàng rào sẽ được xây dựng tại những đoạn quan trọng nhất dọc biên giới hai nước.

Vị trí các cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga. Đồ họa: DW

Vị trí các cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga. Đồ họa: DW

Như Tâm (Theo Reuters, AFP)


************

Trực thăng giải cứu thợ mỏ Đài Loan, khách mắc kẹt trong khách sạn được xác nhận an toàn

Reuters

Một chiếc trực thăng hôm 4/4 đã đưa sáu người mắc kẹt trong khu vực khai thác mỏ, sau trận động đất tồi tệ nhất ở Đài Loan trong 25 năm, đến nơi an toàn và các nhân viên cứu hộ đã tiếp cận 400 người bị cô lập trong một khách sạn ở công viên quốc gia miền núi bằng đường hàng không. Họ xác nhận tất cả đều an toàn.

Nhà chức trách cho biết hàng trăm cơn dư chấn xảy ra ở khu vực phía đông Đài Loan, khiến nhiều người phải tìm nơi trú ẩn ngoài trời, khi số người chết vì trận động đất mạnh 7,2 độ richter hôm 3/4 đã tăng lên 10 người và số người bị thương là 1.099 người.

Trong đoạn video do Sở cứu hỏa công bố, một chiếc trực thăng đã đưa sáu thợ mỏ bị mắc kẹt trên vách đá đến nơi an toàn trong một cuộc giải cứu kịch tính sau trận động đất, vốn cắt đứt các con đường dẫn vào những ngọn núi cao vút của Hoa Liên.

Sở này cho biết vẫn còn 4 người nước ngoài mất tích – một người Canada, một người Ấn Độ và hai người Úc.

Các nhân viên cứu hộ đã xác định được vị trí của hầu hết trong số khoảng 50 nhân viên khách sạn đang mắc kẹt trên đường cao tốc khi họ đang trên đường tới một khu nghỉ dưỡng ở công viên quốc gia Taroko Gorge.

Họ cũng đến được khách sạn trong hẻm núi, bị cắt đường đến bởi trận động đất, bằng trực thăng và xác nhận tất cả 400 người ở đó đều an toàn. Sở cứu hỏa cho biết họ sẽ tiếp tục công việc thông lại đường vào buổi sáng.

Một xác chết được phát hiện trên con đường mòn đi bộ gần lối vào hẻm núi, và nâng tổng số người chết lên 10 người.

Người dân ở Hoa Liên phần lớn là nông thôn và dân cư thưa thớt. Họ đang chuẩn bị đi làm và đi học khi trận động đất xảy ra ngoài khơi Đài Loan hôm 3/4.

Các tòa nhà cũng rung chuyển dữ dội ở Đài Bắc, nhưng khu vực thủ đô chỉ chịu thiệt hại tối thiểu và gián đoạn không lâu.

Tất cả những người bị mắc kẹt trong các tòa nhà ở thành phố Hoa Liên bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã được giải cứu, nhưng nhiều người dân lo lắng trước hơn 300 cơn dư chấn và đã phải trải qua đêm ngoài trời.


**********

Quan chức Hamas nói không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Reuters

Ông Osama Hamdan, quan chức của Hamas, hôm 4/4 cho biết không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza mặc dù nhóm Palestine tỏ ra linh hoạt.

Ông Hamdan nói rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đặt ra những trở ngại cản trở cả hai bên đạt được thỏa thuận và rằng ông "không quan tâm" đến việc thả con tin Israel.

“Chính phủ chiếm đóng vẫn đang lảng tránh và các cuộc đàm phán đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn,” ông Hamdan nói trong cuộc họp báo tổ chức ở Beirut.

Những nỗ lực của Ai Cập và Qatar, được sự hậu thuẫn của Mỹ, cho đến nay vẫn không đạt được một lệnh ngừng bắn.

Trong khi Hamas muốn bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng phải đảm bảo chấm dứt cuộc tấn công quân sự của Israel, thì Israel lại muốn một thỏa thuận thả tù nhân làm con tin cũng như từ chối cam kết chấm dứt chiến dịch quân sự của mình.

Bộ Y tế tại Gaza cho biết các cuộc ném bom của Israel tiếp tục nhắm vào các khu vực trên khắp vùng lãnh thổ này của người Palestine, khiến 62 người thiệt mạng trong 24 giờ qua.

Quân đội Israel đã thả 101 người Palestine từng bị lực lượng của họ giam giữ trong cuộc tấn công trên bộ trong những tuần và tháng qua. Những người bị giam giữ, nhiều trong số họ phàn nàn về sự ngược đãi trong các nhà tù của Israel, đã được trả tự do qua cửa khẩu Kerem Shalom của Israel để vào phía nam Dải Gaza.

Bộ Y tế Gaza cho biết trong một tuyên bố hôm 4/4 rằng hơn 33.037 người Palestine đã thiệt mạng và 75.668 người bị thương trong cuộc tấn công quân sự của Israel vào Gaza kể từ ngày 7/10.

Theo thống kê của Israel, cuộc bắn phá và xâm lược Gaza của Israel diễn ra sau cuộc tấn công do Hamas dẫn đầu khiến khoảng 1.200 người Israel và người nước ngoài thiệt mạng, với hơn 250 người bị bắt cóc đưa vào Gaza làm con tin.


**********

Tại Niger, Hoa Kỳ bị Nga "phục kích"

Minh Anh

Bất chấp những nỗ lực ngoại giao và thái độ hòa hoãn của Washington kể từ sau cuộc đảo chính tháng 7/2023, chính quyền quân sự Niger ngày 16/03/2024 đơn phương thông báo, « có hiệu lực ngay lập tức », hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Nga. Thông báo này phải chăng là dấu hiệu sang trang sự hiện diện của phương Tây tại vùng Sahel của châu Phi?

Thỏa thuận SOFA

Ngược dòng thời gian, ngày 06/07/2012, chính phủ tổng thống Mahamadou Issoufou đã thông qua thỏa thuận hợp tác quân sự, có tên gọi là SOFA, với Mỹ. Chương trình này bao gồm đào tạo và hỗ trợ cho lực lượng Niger trong cuộc chiến chống khủng bố. Trên làn sóng đài phát thanh France Culture ngày 20/03/2024, nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giám đốc chương trình châu Phi, Viện Egmont, lưu ý thêm rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Niger đã có từ những năm đầu thập niên 2000:

« Giữa Mỹ và Niger đã có một số hình thức hợp tác khác nhau. Đặc biệt là thỏa thuận 2012, cho phép các binh sĩ Mỹ được tự do di chuyển trên lãnh thổ Niger, điều này là thông thường. Nhưng Niger cũng tham gia nhiều sáng kiến trong vùng mà Mỹ khởi xướng từ hơn 20 năm qua. Vào năm 2003, Hoa Kỳ đã bắt đầu sáng kiến gọi là sáng kiến Pan-Sahel, để đào tạo và trang bị vũ khí cho quân đội bốn nước vùng Sahel, trong đó có Niger. »

Hiện tại, hơn 1.000 quân nhân Mỹ, phần lớn là các thành viên lực lượng không quân trú đóng ở căn cứ không quân 201 ở Agadez, cách thủ đô Niamey 1.000 km về phía bắc. Cơ sở này được Mỹ xây dựng từ năm 2016 với một nguồn kinh phí lên đến khoảng hai trăm triệu đô la.

Tại khu phức hợp bao la này, Hoa Kỳ bố trí nhiều drone vũ trang Reaper MQ-9 công nghệ cao, được dùng cho các hoạt động giám sát một phần vùng Sahel cũng như là Libya. Căn cứ này cũng có thể tiếp nhận các loại máy bay vận tải C-17 để vận chuyển quân và trang thiết bị.  

Niger trách gì ở Mỹ ?

Thông báo hủy bỏ thỏa thuận quân sự được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Niamey của một phái đoàn Mỹ bao gồm trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi, Molly Phee, người đồng cấp bộ Quốc phòng Celeste Wallander và người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Phi (AFRICOM), Michael Langley. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, bộ ba này tới Niamey để thảo luận về việc đưa Niger « quay trở lại con đường dân chủ và tương lai của quan hệ đối tác của đôi bên trong lĩnh vực an ninh và phát triển. »

Nhưng rốt cuộc, chuyến đi này kết thúc trong tủi nhục. Được thủ tướng Niger Lamine Zeine tiếp đón, phái đoàn Mỹ đã phải đợi lâu hơn một ngày so với dự kiến, để rồi bị từ chối gặp người đứng đầu tập đoàn quân sự, tướng Abdourahamane Tiani, mà không được nêu lý do chính thức.

Hai ngày sau, Niamey giáng tiếp cho Washington một đòn, đơn phương thông báo hủy bỏ « có hiệu lực ngay lập tức, thỏa thuận có liên quan đến quy chế quân nhân Mỹ và các nhân viên dân sự của bộ Quốc Phòng Mỹ trên lãnh thổ Niger ». Chính quyền quân sự Niger, qua lời phát ngôn viên, đại tá Amadou Abdramane, mạnh mẽ tố cáo thỏa thuận quân sự này là « không công bằng », chỉ « đơn giản được đưa ra bằng lời », và do Washington « đơn phương áp đặt ».

Theo những lời chỉ trích của Niger, thỏa thuận này buộc họ phải chi trả các khoản chi phí có liên quan đến thuế đối với máy bay Mỹ, tiêu tốn của nước này nhiều tỷ đô la. Niger tố cáo Mỹ « đơn phương hành động », khi không cung cấp thông tin về quân số và các loại thiết bị mà Mỹ triển khai trên lãnh thổ. Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) còn cho rằng sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ Niger là « bất hợp pháp » và « vi phạm mọi quy tắc Hiến pháp và dân chủ ».

Nhưng giới quan sát cho rằng còn có những nguyên nhân khác. Ban châu Phi đài RFI dẫn một nguồn tin từ bộ An Ninh Niger giải thích quyết định trên được đưa ra là do thái độ « không hợp tác » của Mỹ về chống khủng bố. Theo nguồn tin này,« hiện có khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ ở Niger. Họ có drone, và nhiều thiết bị tinh vi khác. Nhưng họ lại từ chối chia sẻ thông tin với chúng tôi về các hoạt động di chuyển của quân khủng bố. Thật là quá đáng ! »

Mỹ can thiệp vào chính sách đối ngoại của Niger ?

Ngoài việc trách cứ phái đoàn Mỹ có thái độ « bất lịch sự » trong cuộc trao đổi khi hối thúc tập đoàn quân sự « làm mọi cách để thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp dân chủ », một điểm khác trong cuộc thảo luận này đã dẫn đến việc cắt đứt quan hệ : Đối tác ngoại giao và chiến lược của Niger.

Trong cuộc trao đổi, phái đoàn Mỹ một mặt đàm phán về việc duy trì căn cứ quân sự Mỹ ở Agadez, nhưng mặt khác Washington bày tỏ quan ngại về đà tiến của Matxcơva tại châu Phi, đặc biệt là tổ chức bán quân sự Wagner. Từ nhiều tháng qua, Mỹ tìm cách thuyết phục Niger không nên đi theo gót chân của Mali.

Hoa Kỳ cảm thấy bất an trước việc Niger hồi tháng 9/2023 xích lại gần với Mali và Burkina Faso, hai nước cũng do tập đoàn quân sự lãnh đạo sau các cuộc đảo chính, và tham gia vào Liên minh các Quốc gia vùng Sahel, rồi trước việc Niger chấm dứt hai thỏa thuận quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu, và nhất là trong cùng giai đoạn này, chính quyền chuyển tiếp Niger đã tiếp một phái đoàn Nga.

Không chỉ với Nga, mối quan hệ mà giới quân sự Niger duy trì với Iran cũng là một điểm gây căng thẳng. Nhà báo Serge Daniel, chuyên gia về vùng Sahel, trả lời ban châu Phi kênh truyền hình quốc tế TV5 Monde nhắc lại thủ tướng Niger hồi cuối tháng 01/2024 dẫn đầu một phái đoàn đến Teheran để thảo luận các vấn đề về năng lượng hiện tại ở Niger.

Nhà báo Serge Daniel giải thích : « Có tin đồn về việc Iran cung cấp các máy phát điện cho Niger để nước này đối phó với khủng hoảng năng lượng. Đổi lại, Iran dường như đã đề nghị Niger cung cấp uranium. Hoa Kỳ đã nêu ra vấn đề này, và điều đó chắc chắn đã không làm họ hài lòng. »

Trong bài phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên chính quyền quân sự Amadou Abdramane đã xem là « dối trá » những cáo buộc của Mỹ rằng Niger đã âm thầm ký kết một thỏa thuận về uranium với Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Hệ quả nào cho Mỹ và Niger ?

Theo phân tích từ một chuyên gia về Niger xin ẩn danh với kênh truyền hình France 24, giới quân sự cầm quyền và những phe ủng hộ họ dường như đánh giá cao lập trường của Mỹ khi kêu gọi ưu tiên con đường ôn hòa trước kế hoạch can thiệp quân sự của CEDEO. « Nhưng rõ ràng Mỹ đã không hiểu rằng Niamey, cũng như là Bamako và Ouagadougou, kể từ nay không muốn bị ai chỉ bảo, không theo bất cứ ai. »

Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giáo sư ngành khoa học chính trị trường đại học Lund, đồng chia sẻ trên đài France Culture, khi cho rằng có một xu hướng xoay lưng lại với phương Tây ở vùng Sahel. 

« Thật sự có một mong muốn thoát khỏi tất cả các loại thỏa thuận có thể được hiểu là hạn chế quyền tự quyết của họ. Vì vậy, có một mong muốn mãnh liệt chứng tỏ rằng họ có quyền lực, rằng họ có quyền tự quyết và trên hết còn có một mong muốn duy trì quyền lực. Và do vậy, cần phải ở lại, không tiến tới chuyển tiếp hoặc tổ chức bầu cử mà họ có thể thua.

Vì vậy, nếu có bầu cử ở một trong ba nước này, đó sẽ là một cuộc bầu cử bị thao túng rất nhiều ngay từ đầu, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng cho đến lúc này có một bộ phận người dân đang ủng hộ sự thay đổi này. Dù vậy, ý tưởng ở đây là vẫn duy trì quyền lực và đây là những điều mà Nga có thể cung cấp cho phe quân sự, những điều mà phương Tây không thể đưa ra những đề nghị rõ ràng như thế đối với giới quân sự. »

Hệ quả nào cho Niger và Hoa Kỳ ? Nhà nghiên cứu Paul-Simon Handy, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) tại Addis-Abeba, thủ đô Ethiopia, trả lời ban châu Phi đài RFI, nhận định, về phía Niger, quân đội nước này có thể mất đi một nguồn hỗ trợ hậu cần quan trọng: « Quân đội Niger được trang bị nhiều phương tiện không vận, các chiếc máy bay C-130 có vai trò quan trọng trong tất cả các chiến dịch quân sự ». Hoa Kỳ cũng có thể có những thái độ cứng rắn và trả đũa kinh tế và chính trị.

Đối với Mỹ, trên bình diện chiến lược, thông báo này của chính quyền quân sự Niamey là một đòn đau cho Bộ Tư Lệnh Châu Phi Hoa Kỳ (AFRICOM), do việc căn cứ Agadez là căn cứ quân sự quan trọng lớn thứ hai của Mỹ tại châu Phi, chỉ sau căn cứ Djibouti.

« Căn cứ drone này đương nhiên giúp Mỹ thu thập thông tin tình báo và những thông tin hữu ích cho cuộc chiến chống các nhóm cực đoan bạo lực, nhưng chắc chắn cũng để chống lại tất cả các đường dây buôn lậu và di dân bất hợp pháp.

Người ta đương nhiên cũng nghĩ đến Lybia. Ở biên giới Niger với Lybia cũng vậy. Niger chắc chắn mất đi một phương tiện quan trọng để có được các thông tin về những gì đang diễn ra ở biên giới với Libya. Còn Mỹ cuối cùng sẽ bị mất đi một nguồn thông tin tình báo to lớn về hoạt động tại Libya và xung quanh Libya. »

Hiện tại chính quyền Biden chưa có phản ứng gì ngoài ý kiến của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ  Matthew Miller trên mạng xã hội X. Ông cho biết Washington đã « lưu ý đến thông cáo báo chí của CNPS và thảo luận thẳng thắn về mối quan ngại của Mỹ » liên quan đến « quỹ đạo » của chính quyền. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ vẫn đang liên lạc với chính quyền và sẽ cung cấp thêm thông tin « nếu cần thiết ».

Theo AFP, sự việc cũng cho thấy rõ Nga đang tiến các quân cờ của họ tại châu Phi. Trong thế phục kích, Matxcơva chực chờ chớp lấy thời cơ tại khu vực. Chính sách của Nga đối với châu Phi không những đầy tham vọng, mà ngày càng được thể hiện một cách công khai. Giữa Niamey và Matxcơva dường như đã có một hình thức đồng thuận nào đó. Nếu như tính thích đáng của mối liên minh với Nga đang làm dấy lên các cuộc tranh luận tại Niger, bà Nina Wilèn cho rằng nên đặt sự việc trong một bối cảnh địa chính trị rộng lớn.

« Vì vậy, ở Mali, chúng tôi biết rằng có ít nhất từ 1.000 – 1.500 binh sĩ Wagner, tổ chức bán quân sự có liên quan đến Prigozine, vẫn đang tiếp tục chiến đấu chống các nhóm thánh chiến và quân khủng bố phi nhà nước khác nhau. Gần đây, nhóm Wagner cũng đã sở hữu một mỏ vàng Intahaka ở Mali. Điều này là quan trọng vì chúng có nghĩa là người Nga sẽ ở đó lâu dài. Tương tự ở Burkina Faso. Kể từ tháng 01/2024, đã có ít nhất từ 100 – 200 quân Nga. Bây giờ, họ đổi tên và định dạng lại Wagner, được gọi là Afrika Korps – Quân đoàn Châu Phi.

Cái tên quyến rũ này có từ Đệ Nhị Thế Chiến – Afrika Korps của Đức ở Bắc Phi – nhưng bất kể người ta gọi là gì, những đội quân này có liên hệ trực tiếp đến bộ Quốc Phòng Nga. Họ không còn nói đến lính đánh thuê nữa, người ta nói nhiều đến tầm ảnh hưởng tiềm ẩn. Đây thực sự là một chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nga tại châu Phi rộng lớn hơn và bây giờ là rõ ràng ở vùng Sahel. »

Để thay cho lời kết luận, tuần báo Pháp Courrier International ngày 18/03/2024, lược dịch bài viết đăng trên trang « Aujourd’hui au Faso », tạm dịch là « Ngày nay ở Faso », có tựa đề « Niger cắt cuống rốn quân sự với Mỹ ». Trên trang mạng Jeune Afrique, đi kèm với bài bình luận có tiêu đề « Niger của Tiani xoay lưng lại với Mỹ » là bức biếm họa : Một bên là ảnh chú Sam năm 2012, cau mày nghiêm mặt chỉ tay nói rằng « You Need Me – Mày cần tao ». Sát cạnh là chú Sam 2024, mười hai năm sau, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, mồ hôi đầm đìa đứng trước một ông tướng Niger thân hình to béo, ngón tay chỉ ngược vào mình run rẩy hỏi « You don’t want me ? – Ông không cần đến tôi à ? ». Có lẽ tấm ảnh này đã nói lên được nhiều điều, xin miễn bình luận !


***********

rfi.fr

Đức : Đảng cực hữu AfD « vướng » tai tiếng nhận tài trợ của Nga

Thu Hằng

ĐỨC - NGA

Hai tháng trước kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu, hai ứng cử viên chính của đảng cực hữu Đức AfD bị cáo buộc nhận tiền từ một tổ chức thân Nga thông qua một trang mạng đặt tại CH Séc. Ngày 03/04/2024, Petr Bystron, một trong hai người liên quan, đã bác bỏ cáo buộc đó và khẳng định « không nhận tiền để bảo vệ lập trường thân Nga ».

Đăng ngày:

2 phút

Chính trị gia Maximilian Krah tại Magdeburg, Đức, ngày 29/07/2023.
Chính trị gia Maximilian Krah tại Magdeburg, Đức, ngày 29/07/2023. © Carsten Koall / dpa via AP

Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin giải thích :

« Ban lãnh đạo AfD đang chờ lời giải thích từ hai người đứng đầu danh sách tranh cử của đảng cực hữu trong kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu. Những tuyên bố ngắn gọn của ông Maximilian Krah và Per Bystron nhắc đến một chiến dịch bôi nhọ họ có lẽ không đủ. Dường như có nhiều đoạn ghi âm xác nhận những khoản tiền có nguồn gốc từ Nga đã được chuyển cho ông Per Bystron, hiện là dân biểu Đức. Sự kiện này được trang Denik N của CH Séc đưa tin.

Tuần trước, chính quyền Praha đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào các nhà khai thác trang Voice of Europe (Tiếng nói châu Âu) bị cáo buộc quảng bá cho lợi ích của Nga. Nhà tài phiệt gốc Ukraina thân Nga Viktor Medvedtchouk hiện đang bị điều tra. Những phát hiện này cho thấy nhiều khoản tiền đã được chuyển cho các nhà lãnh đạo đảng cực hữu ở nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Ba Lan.

Trước đây, ông Per Bystron và Maximilian Krah từng trả lời phỏng vấn với đài Voice of Europe. Hai chính trị gia này nổi tiếng có quan hệ gần gũi với chính quyền Matxcơva đến nỗi một số đảng viên AfD cho là quá mức. Cách đây 3 năm, ông Maximilian Krah còn tổ chức sinh nhật 43 tuổi bên cạnh nhà tài phiệt Viktor Medvedtchouk. Vụ tai tiếng xảy ra không đúng thời điểm cho đảng AfD vì chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu ».


**********

Tin tức thế giới 5-4: Mỹ dọa đổi chính sách nếu Israel không bảo vệ dân thường

THANH HIỀN

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ Nhà Trắng ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ Nhà Trắng ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS

Xung đột Israel - Hamas

* Mỹ dọa đổi chính sách nếu Israel không bảo vệ dân thường

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4-4 đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, sau vụ Israel tấn công nhầm đoàn xe của tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen làm 7 nhân viên cứu trợ thiệt mạng hôm 1-4.

Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Biden lần đầu tiên đã tìm cách tận dụng viện trợ của Mỹ để tác động tới hành vi của Israel.

Theo Nhà Trắng, ông Biden "đã nói rõ rằng Israel cần phải công bố và thực hiện một loạt các bước cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được để giải quyết tổn hại dân sự, đau khổ nhân đạo và sự an toàn của nhân viên cứu trợ".

Đồng thời, tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh "chính sách của Mỹ đối với Gaza sẽ được xác định dựa trên đánh giá của Washington về hành động ngay lập tức của Israel với những bước đi này".

Hiện trường vụ Israel tấn công nhầm vào xe của tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen hồi đầu tháng 4 - Ảnh: REUTERS

Hiện trường vụ Israel tấn công nhầm vào xe của tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen hồi đầu tháng 4 - Ảnh: REUTERS

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby từ chối nêu chi tiết bất kỳ thay đổi cụ thể nào mà Mỹ sẽ thực hiện trong chính sách với Israel và Gaza, nhưng hy vọng Washington sẽ thấy thông báo từ Israel về các bước đi "trong những ngày và giờ tới".

Theo Reuters, gợi ý có thể thay đổi chính sách của Mỹ thể hiện sự thất vọng của Tổng thống Biden cũng như áp lực ngày càng tăng từ Đảng Dân chủ về việc giảm thương vong dân thường ở Dải Gaza.

* Israel tuyên bố hành động chống lại Iran

Trong cuộc họp nội các an ninh vào cuối ngày 4-4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: "Trong nhiều năm, Iran đã hành động chống lại chúng ta (Israel) cả trực tiếp và thông qua các lực lượng ủy nhiệm của họ. Do đó, Israel đang hành động chống lại Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở cả thế phòng thủ và tấn công".

Ông khẳng định Israel biết cách tự vệ và sẽ hành động theo nguyên tắc là "sẽ làm tổn hại" bất cứ ai làm hại hoặc có ý định làm hại nước này.

Iran được xem như "kẻ thù không đội trời chung" với Israel và đã thề sẽ trả đũa vụ Israel không kích hôm 1-4 vào khu lãnh sự quán Iran ở Damascus khiến 7 vệ binh cách mạng, trong đó có 2 tướng, thiệt mạng. Điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng.

Israel dường như cũng đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công trả đũa.

Lực lượng vũ trang Israel đã tuyên bố sẽ tạm dừng cho nghỉ phép với tất cả các đơn vị chiến đấu dù đã trải qua gần 6 tháng giao tranh ở Gaza và Lebannon. Trước đó một ngày, họ cho biết đang huy động thêm quân cho các đơn vị phòng không.

* Hamas nói Ai Cập có đề xuất ngừng bắn mới

Một lãnh đạo cấp cao của Hamas ngày 4-4 cho biết Ai Cập đã đưa ra đề xuất ngừng bắn để chấm dứt xung đột ở Gaza nhưng không bao gồm các điều khoản mới.

Người này cũng nói thêm rằng các nhà hòa giải Ai Cập và Mỹ muốn duy trì tiến trình ngừng bắn dù họ tin rằng có một khoảng cách lớn giữa Israel và Hamas.

Lãnh đạo Hamas cho biết một vòng đàm phán mới có thể được tổ chức trước lễ Eid al-Fitr - đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan - tại Cairo vào tuần tới giữa các bên hòa giải và phía Israel trong nỗ lực mới của các nhà hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

"Lãnh đạo Hamas đã thông báo với các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar rằng những gì được đưa ra không thể được chấp nhận, vì đó là sự tiếp nối lập trường cứng rắn của Israel", ông nói.

Một quan chức Hamas có tên Osama Hamdan trước đó đã đổ lỗi cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đặt ra những trở ngại cản trở cả hai bên đạt được thỏa thuận và "không quan tâm" đến việc thả con tin Israel.

Xung đột Nga - Ukraine

* NATO đặt mục tiêu gửi thêm viện trợ phòng không cho Ukraine

Các thành viên NATO hôm 4-4 đã đồng ý rà soát kho vũ khí để gửi thêm hệ thống phòng không cho Ukraine.

"Các đồng minh hiểu được sự cấp bách", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói sau khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gặp những người đồng cấp NATO và kêu gọi bổ sung các hệ thống phòng không mới, đặc biệt là hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine đặc biệt quan trọng vì các nước như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang hỗ trợ những nỗ lực của Nga trong việc xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng.

"Tôi tin rằng, dựa trên những gì tôi nghe được ngày hôm nay, tất cả mọi người, kể cả Mỹ, sẽ nỗ lực gấp đôi và nếu cần thiết sẽ tăng gấp đôi trong việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên mà Ukraine tiếp tục cần", ông Blinken nói trong một cuộc họp báo.

Tuy nhiên, cả ông Jens Stoltenberg và ông Blinken đều không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào.

* NATO: Ukraine tấn công có thể đã làm giảm 15% công suất nhà máy lọc dầu Nga

Máy bay không người lái (drone) là vũ khí thường xuyên được Nga và Ukraine triển khai để tấn công các hạ tầng quan trọng, cơ sở quân sự trong suốt hơn 2 năm giao tranh. Trong đó, Kiev đã tấn công các nhà máy lọc dầu và cơ sở năng lượng của Nga trong những tháng gần đây với một số cuộc tấn công sâu vào phạm vi 1.000km bên trong lãnh thổ Nga.

Một quan chức NATO không nêu tên nói với Reuters: "Về mặt thiệt hại, các cuộc tấn công có thể đã làm gián đoạn hơn 10% công suất nhà máy lọc dầu của Nga, cũng có thể là hơn 15%. Tùy vào mức độ thiệt hại, việc sửa chữa có thể sẽ ngốn thời gian đáng kể".

Ông cũng khẳng định ngày càng ít các hạ tầng năng lượng và hạ tầng quan trọng của Nga được an toàn trước các đòn tấn công tiềm tàng.

Theo tính toán của Reuters, khoảng 14% công suất lọc dầu của Nga đã bị ngừng hoạt động do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết các nhà máy lọc dầu của Nga bị hư hại sẽ hoạt động trở lại bình thường vào đầu tháng 6.

Cũng theo vị quan chức NATO này, Nga đang huy động thêm khoảng 30.000 quân mỗi tháng để đối phó với tổn thất nặng nề. Nga mặc dù vẫn duy trì lợi thế đáng kể so với Ukraine về đạn dược, nhân lực và trang thiết bị nhưng khó có thể đạt được bất kỳ bước đột phá lớn nào trước mắt.

Mỹ không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm mua dầu của Nga

Ngày 4-4, ông Eric Van Nostrand, trợ lý bộ trưởng tài chính Mỹ về chính sách kinh tế, khẳng định Washington không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga bởi vì mục tiêu của các lệnh trừng phạt và mức trần giá 60 USD/thùng do G7 áp đặt là để đảm bảo nguồn cung dầu toàn cầu ổn định, song song với việc tác động đến doanh thu của Matxcơva.

Ông Nostrand cho biết trên tờ New York Times: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là duy trì nguồn cung dầu trên thị trường, nhưng điều chúng tôi muốn làm là hạn chế lợi nhuận của Tổng thống Nga Vladimir Putin".

Bên cạnh đó, ông Nostrand cho rằng người mua có thể mua dầu của Nga với mức chiết khấu sâu hơn bên ngoài cơ chế giới hạn giá, nếu họ không sử dụng các dịch vụ của phương Tây như bảo hiểm và môi giới, từ đó cũng giới hạn doanh thu của Nga.

Ấn Độ đã nổi lên như một trong những khách hàng hàng đầu mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga kể từ khi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và tạm dừng mua dầu của Matxcơva.

Biển xe chờ bán

Những chiếc xe điện mới này đang được tập trung tại một trung tâm phân phối của hãng sản xuất ô tô Trường An đặt tại thành phố Trung Khánh phía tây nam Trung Quốc vào ngày 24-3 vừa qua - Ảnh: AFP

Những chiếc xe điện mới này đang được tập trung tại một trung tâm phân phối của hãng sản xuất ô tô Trường An đặt tại thành phố Trung Khánh, phía tây nam Trung Quốc, vào ngày 24-3 vừa qua - Ảnh: AFP


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 05 -4 -2024

xxx


HoaLuc 6
**********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

5 phút

(Vietnam News) – Ngoại trưởng Vatican sắp thăm Việt Nam. Ngày 03/04/2024, Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam cho biết đã mời tổng giám mục Paul Richard Gallagher đến Việt Nam từ ngày 09-14/04. Đây là chuyến công du đầu tiên của ngoại trưởng Vatican kể từ khi Tòa Thánh và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương. Theo chương trình, tổng giám mục Paul Richard Gallagher sẽ gặp thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo chính phủ Việt Nam, thăm bệnh viện Nhi ở Hà Nội. Còn theo ngoại trưởng Indonesia, giáo hoàng Phanxicô đang lên kế hoạch cho chuyến tông du Indonesia.

(AFP) – Bộ trưởng Tài Chính Mỹ công du Trung Quốc. Bà Janet Yellen đến Trung Quốc ngày 04/04/2024 để nêu với các đối tác Trung Quốc về những vấn đề đang khiến Hoa Kỳ lo ngại như trợ giá cho pin mặt trời, ô tô điện và pin. Đây là chuyến công du Trung Quốc thứ hai trong chưa đầy một năm của bộ trưởng nổi tiếng là thực dụng và sau cuộc điện đàm Joe Biden - Tập Cận Bình hôm 02/04.

(AFP) – Miến Điện : Lực lượng an ninh hạ được 7 drone nhắm vào thủ đô Naypyidaw. Tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hôm nay, 04/04/2024,  thông báo một trong những drone đó có chở bom. Trái bom đã được tháo gỡ, nên không có thiệt hại nhân mạng và vật chất. Đây là một trong những vụ tấn công hiếm hoi nhắm vào trung tâm quyền lực của chính quyền quân sự. Có quân số ít hơn và cũng ít được vũ trang hơn so với quân đội, nhưng lực lượng vũ trang đối lập với chính quyền quân sự đã học cách sử dụng drone để oanh kích các mục tiêu quân sự.

(AFP) – Unicef : Số thường dân Miến Điện bị thương hoặc chết vì mìn hoặc đạn chưa phát nổ trong năm 2023 tăng gấp 3 so với năm 2022. Trong số 1052 nạn nhân, có 188 người chết và 864 người bị thương. Tổ chức UNICEF hôm nay, 04/04/2024, cho biết hơn 20% nạn nhân là trẻ em. Miến Điện không ký công ước của LHQ về cấm chế tạo, tàng trữ và sử dụng mìn sát thương. Giám đốc Unicef khu vực Tây Á - Thái Bình Dương nhận định việc gài mìn có thể cấu thành tội vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Tập đoàn quân sự cầm quyền Miến Điện cũng thường bị tố cáo phạm tội ác chiến tranh.

(AFP) – Amnesty International : Iran đã hành quyết ít nhất 853 người trong năm 2023. Tổ chức nhân quyền Ân Xá Quốc Tế hôm nay, 04/04/2024, cho biết hơn một nửa số vụ hành quyết tại Iran liên quan tới các tội về ma túy. Số vụ hành quyết trong năm 2023 của Iran như vậy đã tăng 48% so với năm 2022 và tăng 172% so với năm 2021. Hành quyết tại Iran, chủ yếu là treo cổ trong nhà tù hoặc ở nơi công cộng, bị Amnesty International xem là phương tiện để chế độ Teheran trấn áp người dân, củng cố quyền lực.

(AFP) – Hội đồng Nhân quyền LHQ lên án kỳ thị và bạo lực đối với người liên giới tính. Người liên giới tính là người có các đặc điểm giới tính (cơ quan sinh dục, sinh sản, nội tiết tố hoặc kiểu nhiễm sắc thể …) không phù hợp với các định nghĩa thông thường về nam giới hoặc nữ giới. Nghị quyết về « cuộc chiến chống phân biệt đối xử, bạo lực và các hành vi có hại đối với người liên giới tính » đã được thông qua tại Geneve với 24 phiếu trong tổng số 47 thành viên Hội đồng vào hôm nay, 04/04/2024. Dù không quốc gia nào bỏ phiếu chống, nhưng có 23 nước không bỏ phiếu gồm các quốc gia Ả Rập, các nước có đa số dân theo đạo Hồi như Indonesia, Malaysia và một số nước châu Phi. Họ nhận định Hội đồng Nhân quyền không phải là diễn đàn thích hợp cho những cuộc tranh luận như thế này. 

(Challenges) – Tổng thống Pháp khánh thành Trung tâm thể thao dưới nước cho Thế Vận Hội Paris. Trung tâm do tập đoàn Bouygues xây dựng ở Saint-Denis, ngoại ô Paris, với kinh phí 161 triệu euro, đã được khánh thành sáng 04/04/2024. Trung tâm sẽ là nơi diễn ra các cuộc thi đấu bóng nước, lặn và bơi nghệ thuật trong khuôn khổ Thế Vận Hội Paris 2024 và có thể đón 5.700 khán giả. Sau Olympic, trung tâm sẽ mở cửa đón công chúng.

(AFP) – Một bộ phim Pháp được chọn khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2024. Sau nhiều mùa liên tiếp đạo diễn kỳ cựu của Mỹ Woody Allen được mời khai mạc Liên hoan Điện ảnh Cannes, lần này ban tổ chức dành vinh dự đó cho một nhà làm phim người Pháp, Quentin Dupieux. Ban tổ chức hôm nay 04/04/2024 thông báo phim Le deuxième acte – Hồi thứ nhì, thuộc thể loại nhẹ nhàng, với một dàn diễn viên Pháp Léa Seydoux, Vincent Lindon, Louis Garrel hay Raphaël Quenard … sẽ được chiếu nhân lễ khai mạc Liên Hoan Cannes lần thứ 77, vào ngày 14/05/2024. Cùng ngày, phim sẽ được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc. 

(RFI) – Điều kiện lao động xuống cấp, bác sĩ Tây Ban Nha bỏ ra nước ngoài làm việc. Tình hình nghiêm trọng đến mức báo động, đặc biệt là ở thủ đô Madrid và các vùng nông thôn. Tây Ban Nha thiếu ít nhất 5.000 bác sĩ gia đình dù số lượng tuyển sinh trong các trường y được tăng từ 4 năm gần đây. Trên giấy tờ, Tây Ban Nha đào tạo đủ số bác sĩ cần thiết, nhưng ngay sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ trẻ sang hành nghề ở các nước châu Âu khác như Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Thụy Điển cũng các nước Vùng Vịnh. Theo một tạp chí chuyên ngành, khoảng 18.000 bác sĩ đã rời Tây Ban Nha trong vòng 10 năm.


**************

Hội đồng Bảo an LHQ không đi đến nhất trí lên án vụ tấn công tòa nhà của Iran ở Syria

Reuters

Hôm thứ Tư 3/4, Hoa Kỳ, Anh và Pháp phản đối một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do Nga soạn thảo có nội dung lên án cuộc tấn công vào khu đại sứ quán của Iran ở Syria, mà Tehran quy trách nhiệm cho Israel, đồng minh của Washington.

Các thông cáo báo chí của hội đồng gồm 15 nước thành viên phải được các nước đó đồng thuận chấp nhận nội dung. Các nhà ngoại giao cho hay Mỹ, được Pháp và Anh ủng hộ, đã nói với các đồng nghiệp trong hội đồng rằng nhiều dữ kiện về những gì xảy ra hôm 1/4 ở Damascus vẫn chưa rõ ràng và không có sự đồng thuận giữa các thành viên hội đồng trong cuộc họp hôm 2/4.

Hội đồng Bảo an LHQ trước đây đã đưa ra các tuyên bố lên án các cuộc tấn công vào những cơ sở ngoại giao. Liên hiệp châu Âu vào ngày 3/4 đã lên án cuộc tấn công - nói rằng quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở ngoại giao và lãnh sự cũng như các nhân viên liên quan phải được tôn trọng - đồng thời kêu gọi các nước hãy kiềm chế.

Mỹ nói họ chưa xác nhận chắc chắn về quy chế của tòa nhà bị tấn công ở Damascus nhưng sẽ lo ngại nếu đây là cơ sở ngoại giao.

Israel chưa nhận trách nhiệm về vụ tấn công đã tàn phá tòa nhà lãnh sự liền kề với khu phức hợp đại sứ quán chính, giết chết 7 thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Iran cáo buộc Israel vi phạm Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, và cũng viện dẫn thêm một số công ước khác.

Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự xác định các địa điểm ngoại giao là các tòa nhà, một phần của tòa nhà và đất đai - bất kể do ai sở hữu - được sử dụng cho mục đích là cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

Hai công ước đó quy định rằng trụ sở ngoại giao hoặc lãnh sự “là bất khả xâm phạm”. Nhưng hai công ước cũng nói rằng cơ sở này "không được sử dụng theo bất kỳ cách nào không phù hợp" với chức năng ngoại giao và lãnh sự.

Iran cũng trích dẫn Công ước năm 1973 về ngăn chặn và trừng phạt tội ác nhằm vào những người được bảo vệ trên bình diện quốc tế, bao gồm cả các quan chức ngoại giao – hàm ý rằng những người thiệt mạng mới đây đều được bảo vệ bởi các quy định này.


**************

voatiengviet.com

Israel tăng cường phòng thủ, cảnh giác sau lời đe dọa trả thù của Iran

Reuters

Israel ngày 4/4 sẵn sàng cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công trả đũa sau khi bị tình nghi hạ sát các tướng lĩnh Iran ở Damascus trong tuần này, tuyên bố họ sẽ đáp trả mạnh mẽ và báo hiệu đã tăng cường sự chuẩn bị quân sự.

Lực lượng vũ trang Israel - trải qua gần 6 tháng chiến tranh ở Dải Gaza và trên mặt trận Li Băng - tuyên bố tạm ngưng không cho tất cả các đơn vị chiến đấu nghỉ phép, một ngày sau khi loan báo đang huy động thêm quân cho các đơn vị phòng không.

Khả năng Iran trả đũa cuộc không kích được cho là của Israel hôm 1/4 nhắm vào khu tòa đại sứ Iran ở Damascus đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, mặc dù hai nguồn tin Iran cho biết phản ứng của Tehran sẽ được điều chỉnh để tránh leo thang.

Phát ngôn viên chính phủ Raquela Karamson nói trong một cuộc họp báo: “Nhà nước Israel đã chuẩn bị cho mọi tình huống. Chúng tôi sẽ đáp trả bằng vũ lực trước mọi nỗ lực tấn công chúng tôi”.

Các ký giả của Reuters và người dân ở trung tâm thương mại Tel Aviv của Israel cho biết dịch vụ GPS đã bị gián đoạn, một biện pháp rõ ràng nhằm giúp ngăn chặn phi đạn dẫn đường.

Iran, kẻ thù không đội trời chung của Israel, đã thề trả thù vụ hạ sát hai tướng lĩnh cùng với năm cố vấn quân sự trong cuộc không kích vào cơ sở ngoại giao của Iran ở thủ đô Syria hôm 1/4.

Israel được cho là đã thực hiện cuộc tấn công, một trong những vụ tấn công quan trọng nhất nhắm vào các lợi ích của Iran tại Syria, đồng minh thân cận của Tehran. Israel không xác nhận cũng không phủ nhận sự liên quan.

“Theo đánh giá tình hình, chúng tôi đã quyết định rằng việc nghỉ phép sẽ tạm dừng đối với tất cả các đơn vị chiến đấu của IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel)”, quân đội cho biết trong một tuyên bố. “IDF đang trong tình trạng chiến tranh và việc triển khai lực lượng đang được đánh giá liên tục theo yêu cầu.”

Trong khi người dân Israel lo lắng về khả năng leo thang, quân đội ra tuyên bố nói rằng không có thay đổi nào trong các hướng dẫn đối với mặt trận quê hương và rằng không cần phải tích trữ thực phẩm, tiền mặt hoặc máy phát điện.

Israel đã lâm chiến với Hamas ở Gaza kể từ khi các tay súng Hồi giáo Palestine này đột kích vào miền nam Israel giết người và bắt cóc con tin hôm 7/10/2023, đồng thời Israel cũng đã giao tranh gần như hàng ngày với Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Li Băng.

Phiến quân Houthi ở Yemen, liên kết với Tehran, thỉnh thoảng đã phóng phi đạn tầm xa vào cảng Eilat của Israel.

Iran thận trọng?

Cho đến nay, Iran vẫn tránh trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, trong khi hỗ trợ các cuộc tấn công của đồng minh vào các mục tiêu Israel và Mỹ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran có một số lựa chọn. Họ có thể bật đèn xanh cho các lực lượng ủy nhiệm được trang bị vũ khí hạng nặng của mình ở Syria và Iraq tấn công vào lực lượng Mỹ, sử dụng Hezbollah để tấn công trực tiếp vào Israel, hoặc tăng cường chương trình làm giàu uranium, một nguy cơ chế tạo bom hạt nhân mà Mỹ và các đồng minh từ lâu đã tìm cách kiềm chế.

Nhưng nhiều nhà ngoại giao và giới phân tích cho rằng giới thượng lưu giáo sĩ Iran không muốn bất kỳ cuộc chiến tranh tổng lực nào với Israel hoặc Mỹ vì có thể gây nguy hiểm cho quyền lực của họ và muốn tiếp tục sử dụng lực lượng ủy nhiệm để thực hiện các cuộc tấn công chiến thuật có chọn lọc vào kẻ thù của mình.

Các cuộc tấn công ủy nhiệm như vậy vào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực đã chấm dứt vào tháng 2 sau khi Washington trả đũa việc giết chết ba binh sĩ Mỹ ở Jordan bằng hàng chục cuộc không kích vào các mục tiêu ở Syria và Iraq có liên quan đến Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran và các lực lượng dân quân mà nước này hỗ trợ.

Các quan chức Mỹ cho biết vào giữa tuần rằng họ vẫn chưa thu thập được thông tin tình báo cho thấy các nhóm được Iran hậu thuẫn đang tìm cách nhắm mục tiêu vào quân đội Mỹ sau cuộc tấn công ngày 1/4.

Mặc dù lưu ý rằng các cuộc tấn công của Israel nhắm vào các đối thủ trong khu vực có thể khiến binh lính Mỹ có nguy cơ bị trả thù, các quan chức Mỹ vẫn thông cảm với mong muốn của Israel trong việc khôi phục khả năng răn đe sau ngày 7/10/2023 và ngăn chặn các dòng vũ khí và máy bay chiến đấu có thể đe dọa nước này.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết ngày càng có mối lo ngại rằng Iran sẽ thực hiện lời đe dọa trả đũa, làm tăng nguy cơ leo thang bất ổn trong khu vực.

Ông Ali Vaez thuộc tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ngày 4/4 nói: “Iran không thể không đáp trả, kẻo sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực sẽ trở nên không bền vững và báo hiệu sự yếu kém đối với kẻ thù chính của họ trong khu vực”.

Ông nói thêm: “Iran biết rằng Israel được hưởng lợi, đặc biệt là về mặt chính trị, từ việc mở rộng chiến tranh và khó có thể mắc bẫy”, đồng thời cho biết Hezbollah hoặc Iran khó có thể trả đũa trực tiếp.

Các nhà lãnh đạo Iran đã công khai chỉ ra rằng Iran, quốc gia đang gặp phải các vấn đề kinh tế sâu xa một phần do các chế tài của Mỹ và phải mất nhiều tháng để dập tắt tình trạng bất ổn bùng phát gần đây, không muốn một cuộc chiến tranh lớn nào có thể gây bất ổn cho đất nước.

Ông Amos Yadlin, cựu giám đốc tình báo Israel, cho biết Iran có thể chọn thứ Sáu 5/4 này - ngày cuối cùng trong tháng Ramadan của người Hồi giáo và Ngày Quds của Iran - để đáp trả cuộc tấn công ở Damascus, trực tiếp hoặc thông qua lực lượng ủy nhiệm.

Ông Yadlin, hiện đang làm việc tại Trung tâm Belfer của Trường Kennedy tại Đại học Harvard, nói: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Iran hành động vào ngày mai. Đừng hoảng sợ. Đừng chạy vào nơi trú ẩn”.

“Hãy theo dõi vào ngày mai và rồi, tùy thuộc vào hậu quả của cuộc tấn công, tình hình có thể leo thang.”


*************

Phần Lan đóng cửa biên giới vô thời hạn với Nga


Phần Lan thông báo đóng cửa biên giới trên bộ với Nga vô thời hạn, thêm một số cảng vào danh sách hạn chế tiếp nhận tàu thuyền.

"Dựa trên thông tin từ cơ quan chính quyền, tình trạng nhập cư như trước đây khả năng cao sẽ tái diễn và gia tăng", Bộ Nội vụ Phần Lan cho biết hôm nay, đề cập việc người di cư không giấy tờ từ Nga sang nước này.

Phần Lan cuối năm ngoái đóng cửa hoàn toàn biên giới trên bộ với Nga, cho rằng Moskva cố tình tiếp nhận người di cư để gây áp lực lên Helsinki. Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc. Chính phủ Phần Lan hồi tháng 2 thông báo đóng cửa biên giới đến ngày 14/4.

"Giới chức Phần Lan coi đây là tình huống về lâu dài. Chúng tôi chưa thấy yếu tố nào để kết luận tình hình đã có thay đổi", Bộ trưởng Nội vụ Mari Rantanen nói. Do đó, quyết định đóng cửa sẽ duy trì, miễn là chính phủ Phần Lan cảm thấy cần thiết.

Cửa khẩu biên giới Vaalimaa, một trong số 8 cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga đóng cửa ngày 14/1. Ảnh: AFP

Cửa khẩu biên giới Vaalimaa, một trong số 8 cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga đóng cửa ngày 14/1. Ảnh: AFP

Phần Lan còn thông báo các cảng tại hai đảo Santio và Haapasaari trên Biển Baltic cùng cảng Nuijamaa ở một hồ chung biên giới với Nga sẽ đóng cửa với tàu thuyền giải trí từ ngày 15/4. Động thái nhằm tránh tình trạng nhập cư trái phép, trong bối cảnh thời tiết dần ấm lên.

Phần Lan và Nga có chung đường biên giới dài hơn 1.300 km trên bộ, nhưng trước đây có rất ít hoạt động của con người. Phần biên giới hai nước từng được ngăn cách bằng một hàng rào thấp, chủ yếu nhằm ngăn gia súc và vật nuôi đi lạc.

Phần Lan từ tháng 4/2023 bắt đầu dựng hàng rào an ninh bằng lưới thép, có trang bị hệ thống giám sát, ở biên giới với Nga. Dự kiến tới cuối năm 2026, khoảng 200 km hàng rào sẽ được xây dựng tại những đoạn quan trọng nhất dọc biên giới hai nước.

Vị trí các cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga. Đồ họa: DW

Vị trí các cửa khẩu giữa Phần Lan và Nga. Đồ họa: DW

Như Tâm (Theo Reuters, AFP)


************

Trực thăng giải cứu thợ mỏ Đài Loan, khách mắc kẹt trong khách sạn được xác nhận an toàn

Reuters

Một chiếc trực thăng hôm 4/4 đã đưa sáu người mắc kẹt trong khu vực khai thác mỏ, sau trận động đất tồi tệ nhất ở Đài Loan trong 25 năm, đến nơi an toàn và các nhân viên cứu hộ đã tiếp cận 400 người bị cô lập trong một khách sạn ở công viên quốc gia miền núi bằng đường hàng không. Họ xác nhận tất cả đều an toàn.

Nhà chức trách cho biết hàng trăm cơn dư chấn xảy ra ở khu vực phía đông Đài Loan, khiến nhiều người phải tìm nơi trú ẩn ngoài trời, khi số người chết vì trận động đất mạnh 7,2 độ richter hôm 3/4 đã tăng lên 10 người và số người bị thương là 1.099 người.

Trong đoạn video do Sở cứu hỏa công bố, một chiếc trực thăng đã đưa sáu thợ mỏ bị mắc kẹt trên vách đá đến nơi an toàn trong một cuộc giải cứu kịch tính sau trận động đất, vốn cắt đứt các con đường dẫn vào những ngọn núi cao vút của Hoa Liên.

Sở này cho biết vẫn còn 4 người nước ngoài mất tích – một người Canada, một người Ấn Độ và hai người Úc.

Các nhân viên cứu hộ đã xác định được vị trí của hầu hết trong số khoảng 50 nhân viên khách sạn đang mắc kẹt trên đường cao tốc khi họ đang trên đường tới một khu nghỉ dưỡng ở công viên quốc gia Taroko Gorge.

Họ cũng đến được khách sạn trong hẻm núi, bị cắt đường đến bởi trận động đất, bằng trực thăng và xác nhận tất cả 400 người ở đó đều an toàn. Sở cứu hỏa cho biết họ sẽ tiếp tục công việc thông lại đường vào buổi sáng.

Một xác chết được phát hiện trên con đường mòn đi bộ gần lối vào hẻm núi, và nâng tổng số người chết lên 10 người.

Người dân ở Hoa Liên phần lớn là nông thôn và dân cư thưa thớt. Họ đang chuẩn bị đi làm và đi học khi trận động đất xảy ra ngoài khơi Đài Loan hôm 3/4.

Các tòa nhà cũng rung chuyển dữ dội ở Đài Bắc, nhưng khu vực thủ đô chỉ chịu thiệt hại tối thiểu và gián đoạn không lâu.

Tất cả những người bị mắc kẹt trong các tòa nhà ở thành phố Hoa Liên bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã được giải cứu, nhưng nhiều người dân lo lắng trước hơn 300 cơn dư chấn và đã phải trải qua đêm ngoài trời.


**********

Quan chức Hamas nói không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Reuters

Ông Osama Hamdan, quan chức của Hamas, hôm 4/4 cho biết không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza mặc dù nhóm Palestine tỏ ra linh hoạt.

Ông Hamdan nói rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đặt ra những trở ngại cản trở cả hai bên đạt được thỏa thuận và rằng ông "không quan tâm" đến việc thả con tin Israel.

“Chính phủ chiếm đóng vẫn đang lảng tránh và các cuộc đàm phán đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn,” ông Hamdan nói trong cuộc họp báo tổ chức ở Beirut.

Những nỗ lực của Ai Cập và Qatar, được sự hậu thuẫn của Mỹ, cho đến nay vẫn không đạt được một lệnh ngừng bắn.

Trong khi Hamas muốn bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng phải đảm bảo chấm dứt cuộc tấn công quân sự của Israel, thì Israel lại muốn một thỏa thuận thả tù nhân làm con tin cũng như từ chối cam kết chấm dứt chiến dịch quân sự của mình.

Bộ Y tế tại Gaza cho biết các cuộc ném bom của Israel tiếp tục nhắm vào các khu vực trên khắp vùng lãnh thổ này của người Palestine, khiến 62 người thiệt mạng trong 24 giờ qua.

Quân đội Israel đã thả 101 người Palestine từng bị lực lượng của họ giam giữ trong cuộc tấn công trên bộ trong những tuần và tháng qua. Những người bị giam giữ, nhiều trong số họ phàn nàn về sự ngược đãi trong các nhà tù của Israel, đã được trả tự do qua cửa khẩu Kerem Shalom của Israel để vào phía nam Dải Gaza.

Bộ Y tế Gaza cho biết trong một tuyên bố hôm 4/4 rằng hơn 33.037 người Palestine đã thiệt mạng và 75.668 người bị thương trong cuộc tấn công quân sự của Israel vào Gaza kể từ ngày 7/10.

Theo thống kê của Israel, cuộc bắn phá và xâm lược Gaza của Israel diễn ra sau cuộc tấn công do Hamas dẫn đầu khiến khoảng 1.200 người Israel và người nước ngoài thiệt mạng, với hơn 250 người bị bắt cóc đưa vào Gaza làm con tin.


**********

Tại Niger, Hoa Kỳ bị Nga "phục kích"

Minh Anh

Bất chấp những nỗ lực ngoại giao và thái độ hòa hoãn của Washington kể từ sau cuộc đảo chính tháng 7/2023, chính quyền quân sự Niger ngày 16/03/2024 đơn phương thông báo, « có hiệu lực ngay lập tức », hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Nga. Thông báo này phải chăng là dấu hiệu sang trang sự hiện diện của phương Tây tại vùng Sahel của châu Phi?

Thỏa thuận SOFA

Ngược dòng thời gian, ngày 06/07/2012, chính phủ tổng thống Mahamadou Issoufou đã thông qua thỏa thuận hợp tác quân sự, có tên gọi là SOFA, với Mỹ. Chương trình này bao gồm đào tạo và hỗ trợ cho lực lượng Niger trong cuộc chiến chống khủng bố. Trên làn sóng đài phát thanh France Culture ngày 20/03/2024, nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giám đốc chương trình châu Phi, Viện Egmont, lưu ý thêm rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Niger đã có từ những năm đầu thập niên 2000:

« Giữa Mỹ và Niger đã có một số hình thức hợp tác khác nhau. Đặc biệt là thỏa thuận 2012, cho phép các binh sĩ Mỹ được tự do di chuyển trên lãnh thổ Niger, điều này là thông thường. Nhưng Niger cũng tham gia nhiều sáng kiến trong vùng mà Mỹ khởi xướng từ hơn 20 năm qua. Vào năm 2003, Hoa Kỳ đã bắt đầu sáng kiến gọi là sáng kiến Pan-Sahel, để đào tạo và trang bị vũ khí cho quân đội bốn nước vùng Sahel, trong đó có Niger. »

Hiện tại, hơn 1.000 quân nhân Mỹ, phần lớn là các thành viên lực lượng không quân trú đóng ở căn cứ không quân 201 ở Agadez, cách thủ đô Niamey 1.000 km về phía bắc. Cơ sở này được Mỹ xây dựng từ năm 2016 với một nguồn kinh phí lên đến khoảng hai trăm triệu đô la.

Tại khu phức hợp bao la này, Hoa Kỳ bố trí nhiều drone vũ trang Reaper MQ-9 công nghệ cao, được dùng cho các hoạt động giám sát một phần vùng Sahel cũng như là Libya. Căn cứ này cũng có thể tiếp nhận các loại máy bay vận tải C-17 để vận chuyển quân và trang thiết bị.  

Niger trách gì ở Mỹ ?

Thông báo hủy bỏ thỏa thuận quân sự được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Niamey của một phái đoàn Mỹ bao gồm trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi, Molly Phee, người đồng cấp bộ Quốc phòng Celeste Wallander và người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Phi (AFRICOM), Michael Langley. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, bộ ba này tới Niamey để thảo luận về việc đưa Niger « quay trở lại con đường dân chủ và tương lai của quan hệ đối tác của đôi bên trong lĩnh vực an ninh và phát triển. »

Nhưng rốt cuộc, chuyến đi này kết thúc trong tủi nhục. Được thủ tướng Niger Lamine Zeine tiếp đón, phái đoàn Mỹ đã phải đợi lâu hơn một ngày so với dự kiến, để rồi bị từ chối gặp người đứng đầu tập đoàn quân sự, tướng Abdourahamane Tiani, mà không được nêu lý do chính thức.

Hai ngày sau, Niamey giáng tiếp cho Washington một đòn, đơn phương thông báo hủy bỏ « có hiệu lực ngay lập tức, thỏa thuận có liên quan đến quy chế quân nhân Mỹ và các nhân viên dân sự của bộ Quốc Phòng Mỹ trên lãnh thổ Niger ». Chính quyền quân sự Niger, qua lời phát ngôn viên, đại tá Amadou Abdramane, mạnh mẽ tố cáo thỏa thuận quân sự này là « không công bằng », chỉ « đơn giản được đưa ra bằng lời », và do Washington « đơn phương áp đặt ».

Theo những lời chỉ trích của Niger, thỏa thuận này buộc họ phải chi trả các khoản chi phí có liên quan đến thuế đối với máy bay Mỹ, tiêu tốn của nước này nhiều tỷ đô la. Niger tố cáo Mỹ « đơn phương hành động », khi không cung cấp thông tin về quân số và các loại thiết bị mà Mỹ triển khai trên lãnh thổ. Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) còn cho rằng sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ Niger là « bất hợp pháp » và « vi phạm mọi quy tắc Hiến pháp và dân chủ ».

Nhưng giới quan sát cho rằng còn có những nguyên nhân khác. Ban châu Phi đài RFI dẫn một nguồn tin từ bộ An Ninh Niger giải thích quyết định trên được đưa ra là do thái độ « không hợp tác » của Mỹ về chống khủng bố. Theo nguồn tin này,« hiện có khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ ở Niger. Họ có drone, và nhiều thiết bị tinh vi khác. Nhưng họ lại từ chối chia sẻ thông tin với chúng tôi về các hoạt động di chuyển của quân khủng bố. Thật là quá đáng ! »

Mỹ can thiệp vào chính sách đối ngoại của Niger ?

Ngoài việc trách cứ phái đoàn Mỹ có thái độ « bất lịch sự » trong cuộc trao đổi khi hối thúc tập đoàn quân sự « làm mọi cách để thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp dân chủ », một điểm khác trong cuộc thảo luận này đã dẫn đến việc cắt đứt quan hệ : Đối tác ngoại giao và chiến lược của Niger.

Trong cuộc trao đổi, phái đoàn Mỹ một mặt đàm phán về việc duy trì căn cứ quân sự Mỹ ở Agadez, nhưng mặt khác Washington bày tỏ quan ngại về đà tiến của Matxcơva tại châu Phi, đặc biệt là tổ chức bán quân sự Wagner. Từ nhiều tháng qua, Mỹ tìm cách thuyết phục Niger không nên đi theo gót chân của Mali.

Hoa Kỳ cảm thấy bất an trước việc Niger hồi tháng 9/2023 xích lại gần với Mali và Burkina Faso, hai nước cũng do tập đoàn quân sự lãnh đạo sau các cuộc đảo chính, và tham gia vào Liên minh các Quốc gia vùng Sahel, rồi trước việc Niger chấm dứt hai thỏa thuận quốc phòng với Liên Hiệp Châu Âu, và nhất là trong cùng giai đoạn này, chính quyền chuyển tiếp Niger đã tiếp một phái đoàn Nga.

Không chỉ với Nga, mối quan hệ mà giới quân sự Niger duy trì với Iran cũng là một điểm gây căng thẳng. Nhà báo Serge Daniel, chuyên gia về vùng Sahel, trả lời ban châu Phi kênh truyền hình quốc tế TV5 Monde nhắc lại thủ tướng Niger hồi cuối tháng 01/2024 dẫn đầu một phái đoàn đến Teheran để thảo luận các vấn đề về năng lượng hiện tại ở Niger.

Nhà báo Serge Daniel giải thích : « Có tin đồn về việc Iran cung cấp các máy phát điện cho Niger để nước này đối phó với khủng hoảng năng lượng. Đổi lại, Iran dường như đã đề nghị Niger cung cấp uranium. Hoa Kỳ đã nêu ra vấn đề này, và điều đó chắc chắn đã không làm họ hài lòng. »

Trong bài phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên chính quyền quân sự Amadou Abdramane đã xem là « dối trá » những cáo buộc của Mỹ rằng Niger đã âm thầm ký kết một thỏa thuận về uranium với Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Hệ quả nào cho Mỹ và Niger ?

Theo phân tích từ một chuyên gia về Niger xin ẩn danh với kênh truyền hình France 24, giới quân sự cầm quyền và những phe ủng hộ họ dường như đánh giá cao lập trường của Mỹ khi kêu gọi ưu tiên con đường ôn hòa trước kế hoạch can thiệp quân sự của CEDEO. « Nhưng rõ ràng Mỹ đã không hiểu rằng Niamey, cũng như là Bamako và Ouagadougou, kể từ nay không muốn bị ai chỉ bảo, không theo bất cứ ai. »

Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giáo sư ngành khoa học chính trị trường đại học Lund, đồng chia sẻ trên đài France Culture, khi cho rằng có một xu hướng xoay lưng lại với phương Tây ở vùng Sahel. 

« Thật sự có một mong muốn thoát khỏi tất cả các loại thỏa thuận có thể được hiểu là hạn chế quyền tự quyết của họ. Vì vậy, có một mong muốn mãnh liệt chứng tỏ rằng họ có quyền lực, rằng họ có quyền tự quyết và trên hết còn có một mong muốn duy trì quyền lực. Và do vậy, cần phải ở lại, không tiến tới chuyển tiếp hoặc tổ chức bầu cử mà họ có thể thua.

Vì vậy, nếu có bầu cử ở một trong ba nước này, đó sẽ là một cuộc bầu cử bị thao túng rất nhiều ngay từ đầu, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng cho đến lúc này có một bộ phận người dân đang ủng hộ sự thay đổi này. Dù vậy, ý tưởng ở đây là vẫn duy trì quyền lực và đây là những điều mà Nga có thể cung cấp cho phe quân sự, những điều mà phương Tây không thể đưa ra những đề nghị rõ ràng như thế đối với giới quân sự. »

Hệ quả nào cho Niger và Hoa Kỳ ? Nhà nghiên cứu Paul-Simon Handy, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) tại Addis-Abeba, thủ đô Ethiopia, trả lời ban châu Phi đài RFI, nhận định, về phía Niger, quân đội nước này có thể mất đi một nguồn hỗ trợ hậu cần quan trọng: « Quân đội Niger được trang bị nhiều phương tiện không vận, các chiếc máy bay C-130 có vai trò quan trọng trong tất cả các chiến dịch quân sự ». Hoa Kỳ cũng có thể có những thái độ cứng rắn và trả đũa kinh tế và chính trị.

Đối với Mỹ, trên bình diện chiến lược, thông báo này của chính quyền quân sự Niamey là một đòn đau cho Bộ Tư Lệnh Châu Phi Hoa Kỳ (AFRICOM), do việc căn cứ Agadez là căn cứ quân sự quan trọng lớn thứ hai của Mỹ tại châu Phi, chỉ sau căn cứ Djibouti.

« Căn cứ drone này đương nhiên giúp Mỹ thu thập thông tin tình báo và những thông tin hữu ích cho cuộc chiến chống các nhóm cực đoan bạo lực, nhưng chắc chắn cũng để chống lại tất cả các đường dây buôn lậu và di dân bất hợp pháp.

Người ta đương nhiên cũng nghĩ đến Lybia. Ở biên giới Niger với Lybia cũng vậy. Niger chắc chắn mất đi một phương tiện quan trọng để có được các thông tin về những gì đang diễn ra ở biên giới với Libya. Còn Mỹ cuối cùng sẽ bị mất đi một nguồn thông tin tình báo to lớn về hoạt động tại Libya và xung quanh Libya. »

Hiện tại chính quyền Biden chưa có phản ứng gì ngoài ý kiến của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ  Matthew Miller trên mạng xã hội X. Ông cho biết Washington đã « lưu ý đến thông cáo báo chí của CNPS và thảo luận thẳng thắn về mối quan ngại của Mỹ » liên quan đến « quỹ đạo » của chính quyền. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ vẫn đang liên lạc với chính quyền và sẽ cung cấp thêm thông tin « nếu cần thiết ».

Theo AFP, sự việc cũng cho thấy rõ Nga đang tiến các quân cờ của họ tại châu Phi. Trong thế phục kích, Matxcơva chực chờ chớp lấy thời cơ tại khu vực. Chính sách của Nga đối với châu Phi không những đầy tham vọng, mà ngày càng được thể hiện một cách công khai. Giữa Niamey và Matxcơva dường như đã có một hình thức đồng thuận nào đó. Nếu như tính thích đáng của mối liên minh với Nga đang làm dấy lên các cuộc tranh luận tại Niger, bà Nina Wilèn cho rằng nên đặt sự việc trong một bối cảnh địa chính trị rộng lớn.

« Vì vậy, ở Mali, chúng tôi biết rằng có ít nhất từ 1.000 – 1.500 binh sĩ Wagner, tổ chức bán quân sự có liên quan đến Prigozine, vẫn đang tiếp tục chiến đấu chống các nhóm thánh chiến và quân khủng bố phi nhà nước khác nhau. Gần đây, nhóm Wagner cũng đã sở hữu một mỏ vàng Intahaka ở Mali. Điều này là quan trọng vì chúng có nghĩa là người Nga sẽ ở đó lâu dài. Tương tự ở Burkina Faso. Kể từ tháng 01/2024, đã có ít nhất từ 100 – 200 quân Nga. Bây giờ, họ đổi tên và định dạng lại Wagner, được gọi là Afrika Korps – Quân đoàn Châu Phi.

Cái tên quyến rũ này có từ Đệ Nhị Thế Chiến – Afrika Korps của Đức ở Bắc Phi – nhưng bất kể người ta gọi là gì, những đội quân này có liên hệ trực tiếp đến bộ Quốc Phòng Nga. Họ không còn nói đến lính đánh thuê nữa, người ta nói nhiều đến tầm ảnh hưởng tiềm ẩn. Đây thực sự là một chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nga tại châu Phi rộng lớn hơn và bây giờ là rõ ràng ở vùng Sahel. »

Để thay cho lời kết luận, tuần báo Pháp Courrier International ngày 18/03/2024, lược dịch bài viết đăng trên trang « Aujourd’hui au Faso », tạm dịch là « Ngày nay ở Faso », có tựa đề « Niger cắt cuống rốn quân sự với Mỹ ». Trên trang mạng Jeune Afrique, đi kèm với bài bình luận có tiêu đề « Niger của Tiani xoay lưng lại với Mỹ » là bức biếm họa : Một bên là ảnh chú Sam năm 2012, cau mày nghiêm mặt chỉ tay nói rằng « You Need Me – Mày cần tao ». Sát cạnh là chú Sam 2024, mười hai năm sau, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, mồ hôi đầm đìa đứng trước một ông tướng Niger thân hình to béo, ngón tay chỉ ngược vào mình run rẩy hỏi « You don’t want me ? – Ông không cần đến tôi à ? ». Có lẽ tấm ảnh này đã nói lên được nhiều điều, xin miễn bình luận !


***********

rfi.fr

Đức : Đảng cực hữu AfD « vướng » tai tiếng nhận tài trợ của Nga

Thu Hằng

ĐỨC - NGA

Hai tháng trước kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu, hai ứng cử viên chính của đảng cực hữu Đức AfD bị cáo buộc nhận tiền từ một tổ chức thân Nga thông qua một trang mạng đặt tại CH Séc. Ngày 03/04/2024, Petr Bystron, một trong hai người liên quan, đã bác bỏ cáo buộc đó và khẳng định « không nhận tiền để bảo vệ lập trường thân Nga ».

Đăng ngày:

2 phút

Chính trị gia Maximilian Krah tại Magdeburg, Đức, ngày 29/07/2023.
Chính trị gia Maximilian Krah tại Magdeburg, Đức, ngày 29/07/2023. © Carsten Koall / dpa via AP

Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin giải thích :

« Ban lãnh đạo AfD đang chờ lời giải thích từ hai người đứng đầu danh sách tranh cử của đảng cực hữu trong kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu. Những tuyên bố ngắn gọn của ông Maximilian Krah và Per Bystron nhắc đến một chiến dịch bôi nhọ họ có lẽ không đủ. Dường như có nhiều đoạn ghi âm xác nhận những khoản tiền có nguồn gốc từ Nga đã được chuyển cho ông Per Bystron, hiện là dân biểu Đức. Sự kiện này được trang Denik N của CH Séc đưa tin.

Tuần trước, chính quyền Praha đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào các nhà khai thác trang Voice of Europe (Tiếng nói châu Âu) bị cáo buộc quảng bá cho lợi ích của Nga. Nhà tài phiệt gốc Ukraina thân Nga Viktor Medvedtchouk hiện đang bị điều tra. Những phát hiện này cho thấy nhiều khoản tiền đã được chuyển cho các nhà lãnh đạo đảng cực hữu ở nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Ba Lan.

Trước đây, ông Per Bystron và Maximilian Krah từng trả lời phỏng vấn với đài Voice of Europe. Hai chính trị gia này nổi tiếng có quan hệ gần gũi với chính quyền Matxcơva đến nỗi một số đảng viên AfD cho là quá mức. Cách đây 3 năm, ông Maximilian Krah còn tổ chức sinh nhật 43 tuổi bên cạnh nhà tài phiệt Viktor Medvedtchouk. Vụ tai tiếng xảy ra không đúng thời điểm cho đảng AfD vì chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu ».


**********

Tin tức thế giới 5-4: Mỹ dọa đổi chính sách nếu Israel không bảo vệ dân thường

THANH HIỀN

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ Nhà Trắng ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ Nhà Trắng ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS

Xung đột Israel - Hamas

* Mỹ dọa đổi chính sách nếu Israel không bảo vệ dân thường

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4-4 đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, sau vụ Israel tấn công nhầm đoàn xe của tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen làm 7 nhân viên cứu trợ thiệt mạng hôm 1-4.

Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Biden lần đầu tiên đã tìm cách tận dụng viện trợ của Mỹ để tác động tới hành vi của Israel.

Theo Nhà Trắng, ông Biden "đã nói rõ rằng Israel cần phải công bố và thực hiện một loạt các bước cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được để giải quyết tổn hại dân sự, đau khổ nhân đạo và sự an toàn của nhân viên cứu trợ".

Đồng thời, tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh "chính sách của Mỹ đối với Gaza sẽ được xác định dựa trên đánh giá của Washington về hành động ngay lập tức của Israel với những bước đi này".

Hiện trường vụ Israel tấn công nhầm vào xe của tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen hồi đầu tháng 4 - Ảnh: REUTERS

Hiện trường vụ Israel tấn công nhầm vào xe của tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen hồi đầu tháng 4 - Ảnh: REUTERS

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby từ chối nêu chi tiết bất kỳ thay đổi cụ thể nào mà Mỹ sẽ thực hiện trong chính sách với Israel và Gaza, nhưng hy vọng Washington sẽ thấy thông báo từ Israel về các bước đi "trong những ngày và giờ tới".

Theo Reuters, gợi ý có thể thay đổi chính sách của Mỹ thể hiện sự thất vọng của Tổng thống Biden cũng như áp lực ngày càng tăng từ Đảng Dân chủ về việc giảm thương vong dân thường ở Dải Gaza.

* Israel tuyên bố hành động chống lại Iran

Trong cuộc họp nội các an ninh vào cuối ngày 4-4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: "Trong nhiều năm, Iran đã hành động chống lại chúng ta (Israel) cả trực tiếp và thông qua các lực lượng ủy nhiệm của họ. Do đó, Israel đang hành động chống lại Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở cả thế phòng thủ và tấn công".

Ông khẳng định Israel biết cách tự vệ và sẽ hành động theo nguyên tắc là "sẽ làm tổn hại" bất cứ ai làm hại hoặc có ý định làm hại nước này.

Iran được xem như "kẻ thù không đội trời chung" với Israel và đã thề sẽ trả đũa vụ Israel không kích hôm 1-4 vào khu lãnh sự quán Iran ở Damascus khiến 7 vệ binh cách mạng, trong đó có 2 tướng, thiệt mạng. Điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng.

Israel dường như cũng đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công trả đũa.

Lực lượng vũ trang Israel đã tuyên bố sẽ tạm dừng cho nghỉ phép với tất cả các đơn vị chiến đấu dù đã trải qua gần 6 tháng giao tranh ở Gaza và Lebannon. Trước đó một ngày, họ cho biết đang huy động thêm quân cho các đơn vị phòng không.

* Hamas nói Ai Cập có đề xuất ngừng bắn mới

Một lãnh đạo cấp cao của Hamas ngày 4-4 cho biết Ai Cập đã đưa ra đề xuất ngừng bắn để chấm dứt xung đột ở Gaza nhưng không bao gồm các điều khoản mới.

Người này cũng nói thêm rằng các nhà hòa giải Ai Cập và Mỹ muốn duy trì tiến trình ngừng bắn dù họ tin rằng có một khoảng cách lớn giữa Israel và Hamas.

Lãnh đạo Hamas cho biết một vòng đàm phán mới có thể được tổ chức trước lễ Eid al-Fitr - đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan - tại Cairo vào tuần tới giữa các bên hòa giải và phía Israel trong nỗ lực mới của các nhà hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

"Lãnh đạo Hamas đã thông báo với các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar rằng những gì được đưa ra không thể được chấp nhận, vì đó là sự tiếp nối lập trường cứng rắn của Israel", ông nói.

Một quan chức Hamas có tên Osama Hamdan trước đó đã đổ lỗi cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đặt ra những trở ngại cản trở cả hai bên đạt được thỏa thuận và "không quan tâm" đến việc thả con tin Israel.

Xung đột Nga - Ukraine

* NATO đặt mục tiêu gửi thêm viện trợ phòng không cho Ukraine

Các thành viên NATO hôm 4-4 đã đồng ý rà soát kho vũ khí để gửi thêm hệ thống phòng không cho Ukraine.

"Các đồng minh hiểu được sự cấp bách", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói sau khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gặp những người đồng cấp NATO và kêu gọi bổ sung các hệ thống phòng không mới, đặc biệt là hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine đặc biệt quan trọng vì các nước như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang hỗ trợ những nỗ lực của Nga trong việc xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng.

"Tôi tin rằng, dựa trên những gì tôi nghe được ngày hôm nay, tất cả mọi người, kể cả Mỹ, sẽ nỗ lực gấp đôi và nếu cần thiết sẽ tăng gấp đôi trong việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên mà Ukraine tiếp tục cần", ông Blinken nói trong một cuộc họp báo.

Tuy nhiên, cả ông Jens Stoltenberg và ông Blinken đều không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào.

* NATO: Ukraine tấn công có thể đã làm giảm 15% công suất nhà máy lọc dầu Nga

Máy bay không người lái (drone) là vũ khí thường xuyên được Nga và Ukraine triển khai để tấn công các hạ tầng quan trọng, cơ sở quân sự trong suốt hơn 2 năm giao tranh. Trong đó, Kiev đã tấn công các nhà máy lọc dầu và cơ sở năng lượng của Nga trong những tháng gần đây với một số cuộc tấn công sâu vào phạm vi 1.000km bên trong lãnh thổ Nga.

Một quan chức NATO không nêu tên nói với Reuters: "Về mặt thiệt hại, các cuộc tấn công có thể đã làm gián đoạn hơn 10% công suất nhà máy lọc dầu của Nga, cũng có thể là hơn 15%. Tùy vào mức độ thiệt hại, việc sửa chữa có thể sẽ ngốn thời gian đáng kể".

Ông cũng khẳng định ngày càng ít các hạ tầng năng lượng và hạ tầng quan trọng của Nga được an toàn trước các đòn tấn công tiềm tàng.

Theo tính toán của Reuters, khoảng 14% công suất lọc dầu của Nga đã bị ngừng hoạt động do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết các nhà máy lọc dầu của Nga bị hư hại sẽ hoạt động trở lại bình thường vào đầu tháng 6.

Cũng theo vị quan chức NATO này, Nga đang huy động thêm khoảng 30.000 quân mỗi tháng để đối phó với tổn thất nặng nề. Nga mặc dù vẫn duy trì lợi thế đáng kể so với Ukraine về đạn dược, nhân lực và trang thiết bị nhưng khó có thể đạt được bất kỳ bước đột phá lớn nào trước mắt.

Mỹ không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm mua dầu của Nga

Ngày 4-4, ông Eric Van Nostrand, trợ lý bộ trưởng tài chính Mỹ về chính sách kinh tế, khẳng định Washington không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga bởi vì mục tiêu của các lệnh trừng phạt và mức trần giá 60 USD/thùng do G7 áp đặt là để đảm bảo nguồn cung dầu toàn cầu ổn định, song song với việc tác động đến doanh thu của Matxcơva.

Ông Nostrand cho biết trên tờ New York Times: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là duy trì nguồn cung dầu trên thị trường, nhưng điều chúng tôi muốn làm là hạn chế lợi nhuận của Tổng thống Nga Vladimir Putin".

Bên cạnh đó, ông Nostrand cho rằng người mua có thể mua dầu của Nga với mức chiết khấu sâu hơn bên ngoài cơ chế giới hạn giá, nếu họ không sử dụng các dịch vụ của phương Tây như bảo hiểm và môi giới, từ đó cũng giới hạn doanh thu của Nga.

Ấn Độ đã nổi lên như một trong những khách hàng hàng đầu mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga kể từ khi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và tạm dừng mua dầu của Matxcơva.

Biển xe chờ bán

Những chiếc xe điện mới này đang được tập trung tại một trung tâm phân phối của hãng sản xuất ô tô Trường An đặt tại thành phố Trung Khánh phía tây nam Trung Quốc vào ngày 24-3 vừa qua - Ảnh: AFP

Những chiếc xe điện mới này đang được tập trung tại một trung tâm phân phối của hãng sản xuất ô tô Trường An đặt tại thành phố Trung Khánh, phía tây nam Trung Quốc, vào ngày 24-3 vừa qua - Ảnh: AFP


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm