Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 06-02 -2024:

xxx

Hoaluc 3
****************

voatiengviet.com

Thứ trưởng Công an mong Đại diện Vatican ủng hộ VN ở hội đồng nhân quyền LHQ

VOA Tiếng Việt

Đại diện thường trú đầu tiên từ trước đến nay của Tòa thánh Vatican tại nước Việt Nam cộng sản vừa gặp gỡ, chúc Tết lãnh đạo Bộ Công an và chính quyền thủ đô Hà Nội, các báo trong nước đưa tin hôm 5/2. Một thứ trưởng công an bày tỏ mong muốn rằng vị đại diện của Vatican ủng hộ cương vị thành viên của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Các trang tin Truyền hình Công an Nhân dân (ANTV), Người Lao Động và Hà Nội Mới cho biết Tổng giám mục Marek Zalewski, tân Đại diện của Vatican, đã có các cuộc gặp riêng rẽ với Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Họ đã nói với nhau những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Việt Nam sắp đón Tết cổ truyền.

Thứ trưởng Lương Tam Quang nhìn nhận với Tổng giám mục Marek Zalewski rằng năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam-Toà thánh Vatican, với việc hai bên nâng cấp quan hệ từ đại diện không thường trú lên đại diện thường trú của Vatican tại Việt Nam.

Ông Quang cũng nhắc đến việc Giáo hoàng Phanxicô gửi thư đến cộng đồng Công giáo Việt Nam, trong đó nêu rõ rằng quan hệ Việt Nam-Vatican được xây dựng dựa trên nguyên tắc "nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt".

Vị thứ trưởng công an bày tỏ mong muốn rằng Tổng giám mục Zalewski, khi đảm trách chức Đại diện thường trú của Vatican, sẽ làm tốt vai trò “cầu nối” Công giáo Việt Nam, nhà nước Việt Nam với Vatican, giúp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Vatican, cũng như cổ vũ giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Thượng tướng Quang cũng nhấn mạnh với vị đại diện thường trú của Vatican về việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ hai. Vị thứ trưởng công an nói rằng điều này cho thấy Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, và ông mong muốn cá nhân Tổng giám mục Zalewski cũng như Toà thánh Vatican ủng hộ Việt Nam trên cương vị này.

Đáp lại, Tổng giám mục Zalewski khẳng định sẽ nỗ lực đóng góp để tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Vatican với Việt Nam, ANTV và Người Lao Động cho hay.

Vẫn theo tường thuật của hai trang tin này, ông Zalewski nói rằng Giáo hoàng Phanxicô có nhiều tình cảm và ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam và ngài rất vui mừng khi nhận được lời mời thăm chính thức Việt Nam từ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Trước cuộc gặp với thứ trưởng công an, Tổng Giám mục Zalewski được Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp đón vào sáng 5/2, trang Hà Nội Mới cho hay.

Chủ tịch Thanh nhấn mạnh với đại diện của Vatican rằng giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam luôn quan tâm đến các vấn đề tôn giáo, đặc biệt là quan hệ với Tòa thánh và Giáo hoàng Phanxicô.

Ông Thanh đề cập đến triển vọng lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ thăm nhau trong thời gian tới, khẳng định rằng đó là tín hiệu rất tốt cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Tổng Giám mục Zalewski nói rằng ông tin tưởng là sự hợp tác giữa Tòa thánh Vatican và Việt Nam sẽ ngày càng tốt đẹp, theo tin của Hà Nội Mới.

Về các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên, ông Zalewski có chung đánh giá rằng đó là tín hiệu quan trọng cho thấy mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam ngày càng cải thiện và tích cực, cũng như đã và đang mở ra triển vọng mới.


***********

voatiengviet.com

New York sẽ tổ chức trận chung kết World Cup 2026

AFP

FIFA ngày 4/2 công bố trận chung kết World Cup 2026 sẽ được tổ chức tại sân vận động MetLife ở New York-New Jersey.

New York đã vượt qua thách thức mạnh mẽ từ Dallas để giành quyền tổ chức trận đấu vào ngày 19/7/2026, đỉnh cao của giải đấu mở rộng gồm 48 đội do Mỹ, Canada và Mexico đồng tổ chức.

Giải đấu sẽ bắt đầu với trận khai mạc tại Sân vận động Azteca mang tính biểu tượng của Thành phố Mexico vào ngày 11/6/2026.

Atlanta và Dallas sẽ tổ chức các trận bán kết trong khi trận tranh hạng ba sẽ diễn ra ở Miami.

Các trận tứ kết sẽ diễn ra ở Los Angeles, Kansas City, Miami và Boston.

Tổng cộng có 16 thành phố trên khắp ba quốc gia vừa kể sẽ tổ chức các trận đấu và phần lớn các trận đấu sẽ được tổ chức ở Hoa Kỳ.

World Cup 1994 từng được tổ chức tại Mỹ và trận chung kết diễn ra tại Rose Bowl ở Pasadena, gần Los Angeles.

New York tổ chức các trận đấu của giải đấu đó tại Sân vận động Giants cũ, sân vận động này sau đó bị phá bỏ để nhường chỗ cho sân MetLife, khai trương vào năm 2010.

Các quyết định được công bố trên một chương trình truyền hình trực tiếp ở Bắc Mỹ với sự góp mặt của Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cùng với diễn viên hài Kevin Hart, ca sĩ nhạc rap Drake và nhân vật nổi tiếng Kim Kardashian.

Sân vận động MetLife có 82.500 chỗ ngồi, bắc qua sông Hudson từ New York ở East Rutherford, New Jersey, là sân nhà của hai đội bóng bầu dục NFL New York Giants và New York Jets nhưng đã tổ chức một số trận bóng đá quốc tế, bao gồm cả trận chung kết giải đấu Copa America 2016.

New York đã vận động mạnh mẽ dựa trên kinh nghiệm của thành phố trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế lớn và với vị thế là một thành phố toàn cầu có kết nối giao thông dễ dàng cho người hâm mộ.

Dallas đã hy vọng rằng Sân vận động AT&T, ở Arlington, Texas, sân nhà của đội Dallas Cowboys của NFL, sẽ được hưởng lợi từ việc có mái che để bảo vệ trận đấu khỏi thời tiết khắc nghiệt.

Nhưng bù lại, Dallas được tổ chức tổng cộng chín trận đấu - nhiều nhất so với bất kỳ địa điểm nào.

Azteca sẽ trở thành sân vận động đầu tiên tổ chức World Cup trong ba lần, sau năm 1970 và 1986.

Sân vận động này là địa điểm tổ chức trận chung kết của các giải đấu năm 1970 và 1986.

World Cup sẽ diễn ra trong dịp kỷ niệm 250 năm ngày độc lập của nước Mỹ.

Trận đấu vòng 16 đội sẽ được tổ chức vào ngày 4/7/2026, Ngày Độc lập, tại Philadelphia, nơi Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được ký kết.

Hoa Kỳ sẽ khởi tranh vòng bảng tại Sân vận động SoFi ở Los Angeles vào ngày 12/6/2026 và cũng sẽ thi đấu ở Seattle.

Toronto được chọn để tổ chức trận đấu đầu tiên cho đội Canada. Vancouver là địa điểm khác của Canada sẽ tổ chức thi đấu.

Việc mở rộng giải đấu lên 48 đội từ 32 đội có nghĩa là sẽ có thêm 24 trận đấu, tạo thành 104 trận đấu trên 16 địa điểm được chọn.

Giải đấu sẽ diễn ra 12 bảng, mỗi bảng 4 đội.

16 thành phố tổ chức giải đấu là: Atlanta, Boston, Dallas, Guadalajara, Houston, Kansas City, Los Angeles, Mexico City, Miami, Monterrey, New York-New Jersey, Philadelphia, Khu vực Vịnh San Francisco, Seattle, Toronto và Vancouver
*************

rfi.fr

Taylor Swift, 4 lần đoạt Grammy Awards dành cho đĩa hát xuất sắc nhất trong năm

Thanh Hà

Taylor Swift, huyền thoại của giải Grammy Awards, bốn lần đoạt giải quan trọng nhất của làng nhạc Mỹ. Trong lễ trao giải đêm qua 04/02/2024 Midnights đã ra về với giải thưởng vinh danh album xuất sắc nhất trong năm. Taylor Swift vượt kỷ lục của những huyền thoại âm nhạc Hoa Kỳ như Frank Sinatra, Paul Simon và Stevie Wonder.

Đăng ngày:

2 phút

Thông tín viên RFI Loïc Pialat từ Los Angeles tường trình về một khoảnh khắc hiếm có trong thế giới âm nhạc :

« Taylor Swift là nghệ sĩ duy nhất bốn lần đoạt giải Grammy dành cho album hay nhất năm, hơn cả nam danh ca Stevie Wonder. Nhưng trước khoảnh khắc lịch sử đó thì đã có rất nhiều xúc động, khi mà Céline Dion bước lên sâu khấu. Có vấn đề về sức khỏe và đã không xuất hiện trước công chúng từ nhiều tháng qua, Céline Dion được mời trao giải cho Taylor Swift. Céline tâm sự cô thật sự hạnh phúc có mặt trong đêm qua và đây là điều xuất phát từ đáy lòng. 

Các nghệ sĩ thuộc phái nữ đã đoạt được những giải thưởng danh giá nhất. Ca khúc hay nhất trong năm về tay Billie Eilish. Bài What was I made for từng là nhạc của bộ him Barbie đã được vinh danh ở giải Cầu Vàng Golden Globes.

Bản nhạc có kỹ thuật ghi âm tuyệt vời nhất chính là Flowers, ca khúc nổi tiếng của nữ ca sĩ Miley Cyrus. Khi nhận giải thưởng, Miley đã dí dỏm phát biểu ‘không phải ai cũng ra về với một giải thưởng Grammy, nhưng tất cả mọi người đều tuyệt vời, do vậy, quý vị đừng nghĩ rằng giải thưởng này là quan trọng’. Vừa là một buổi biểu diễn ca nhạc vừa là lễ trao giải, đêm qua, khán giả Mỹ lần đầu tiên đã trông thấy nghệ sĩ rất nổi tiếng người Nigeria, Burna Boy trên sân khấu hội trường trao giải Grammy. »

**************

rfi.fr

Đến thăm Berlin, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Pháp

Minh AnhThủ tướng Pháp Gabriel Attal tại phủ thủ tướng (Matignon), Paris, Pháp, ngày 01/02/2024.

Tân thủ tướng Pháp Gabriel Attal hôm nay 05/02/2024 đến Berlin vào lúc giữa Pháp và Đức có nhiều điểm bất đồng sâu sắc.

Đăng ngày:

2 phút

Tuy nhiên, theo AFP, trước khi đến Đức, thủ tướng Attal phải đối diện với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên ở Quốc Hội theo đề xuất của đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI). Tuy nhiên, văn kiện đã bị Quốc Hội bác bỏ do không có đủ số phiếu cần thiết là 289 để lật đổ chính phủ.

Việc chọn Đức cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên là một truyền thống, cho phép tân lãnh đạo chính phủ Pháp khẳng định cam kết của mình với châu Âu. Theo chương trình nghị sự, sau bài phát biểu trước cộng đồng người Pháp ở dinh thự đại sứ quán, thủ tướng Attal sẽ được tiếp đón với hàng quân danh dự ở phủ thủ tướng Đức vào 18 giờ và sẽ có cuộc hội đàm với thủ tướng Olaf Scholz. Đôi bên sẽ đề cập đến tất cả các chủ đề cùng các điểm bất đồng về « quan hệ song phương, tình hình Liên Hiệp châu Âu và quốc tế cũng như là các vấn đề kinh tế - chính trị ».

Từ Berlin, thông tín viên đài RFI Nathalie Versieux cho biết cụ thể :

« Mối quan hệ Pháp – Đức đang trong giai đoạn tồi tệ. Trước đó, vào tháng 10/2023, thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã thừa nhận điều này trong cuộc hội thảo công việc. Cả hai nước – với những mô hình năng lượng hoàn toàn trái ngược nhau – chủ yếu tranh cãi nhiều về hồ sơ thị trường điện.

Căng thẳng cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như Phòng thủ châu Âu và hỗ trợ Ukraina. Nước Đức, nguồn hậu thuẫn thứ hai cho Kiev, chỉ sau Mỹ, mong muốn Paris cung cấp nhiều vũ khí hơn cho đất nước bị Nga tấn công. Dự thảo thỏa thuận thương mại với châu Mỹ La-tinh và Mercosur cũng khiến Paris và Berlin đối đầu.

Tại Đức, đất nước mà tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với thiếu kinh nghiệm hơn là năng động, sự lựa chọn này của Gabriel Attal đã gây ngạc nhiên cho giới chính khách như phát ngôn viên chính phủ đã thừa nhận một ngày sau khi bổ nhiệm người kế nhiệm Elisabeth Borne. »


*************

voatiengviet.com

Tòa án Trung Quốc tuyên án tử hình treo nhà văn Úc Dương Hằng Quân

Reuters

Một tòa án ở Bắc Kinh hôm thứ Hai (5/2) tuyên án tử hình treo đối với nhà văn Úc Dương Hằng Quân về tội gián điệp, một động thái đe dọa sự phục hồi gần đây trong mối quan hệ đã bị căng thẳng nhiều năm giữa Bắc Kinh và Canberra.

Bản án được đưa ra 5 năm sau khi ông Dương bị giam giữ ở Trung Quốc và 3 năm sau phiên tòa xét xử kín về tội gián điệp. Bản án nặng nề này đã gây sốc cho gia đình và những người ủng hộ ông.

Theo các nhà phân tích, bản án cũng đe dọa tình hình nồng ấm dần lên gần đây trong mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, vốn đã bị hủy hoại cho đến cuối năm ngoái do những căng thẳng về thương mại, COVID-19 và vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Ông Dương, một blogger ủng hộ dân chủ, là một công dân Úc sinh ra ở Trung Quốc, đang làm việc ở New York trước khi bị bắt tại sân bay Quảng Châu vào năm 2019. Là nhân viên của Bộ Công an Trung Quốc từ năm 1989-1999, ông đã bị buộc tội làm gián điệp cho một quốc gia mà Trung Quốc chưa tuyên bố công khai, và chi tiết về vụ án chống lại ông cũng chưa được công khai.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng ông Dương đã bị kết tội gián điệp và “bị kết án tử hình với hai năm quản chế, đồng thời ra lệnh tịch thu tất cả tài sản cá nhân của ông ta”.

Ông Uông nói thêm rằng “phía Australia” được phép tham gia vào việc tuyên án và mọi thủ tục đều được tuân thủ.

Bản án tử hình treo ở Trung Quốc cho phép bị cáo được miễn thi hành án trong hai năm, sau đó tự động chuyển thành tù chung thân, hoặc hiếm hơn là tù có thời hạn. Cá nhân vẫn ở trong tù trong suốt đời.

Vợ của ông Dương đã có mặt tại tòa để nghe phán quyết, ông Feng Chongyi, một học giả ở Sydney cũng là người bạn lâu năm của ông Dương, cho biết và gọi đây là một “vụ án bất công nghiêm trọng”. Ông nói ông Dương đã bác bỏ các cáo buộc.

“Ông ấy bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt vì chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và ủng hộ các giá trị phổ quát như nhân quyền, dân chủ và pháp quyền”, ông Feng nói thêm.

Ông kêu gọi chính phủ Úc tìm cách xin cho ông Dương được tạm tha để chữa bệnh. Ông nói rằng 5 năm bị giam giữ đã gây tổn hại nặng nề cho sức khỏe của ông Dương.

Ngoại trưởng Australia Penny Wong nói Australia “kinh hoàng” trước phán quyết của tòa án và đã triệu tập đại sứ Trung Quốc.

Bà Wong nói chính phủ Úc hiểu rằng bản án có thể được giảm xuống tù chung thân sau hai năm nếu cá nhân không phạm tội nghiêm trọng nào trong thời gian đó.

“Đây là một tin đau buồn đối với Tiến sĩ Dương, gia đình ông và tất cả những người đã ủng hộ ông”, bà nói.

Gia đình của ông Dương đã “sốc và suy sụp trước tin này, là tin tồi tệ nhất” mà họ mong đợi, người phát ngôn của gia đình ông Dương ở Sydney nói.

Hai con trai của ông, hiện sống ở Úc, đã viết thư cho Thủ tướng Anthony Albanese vào tháng 10 trước chuyến thăm Bắc Kinh của ông, thúc giục ông tìm cách đòi trả tự do cho ông Dương vì lý do y tế.

Những người ủng hộ ông lập luận rằng ông Dương nên được tạm tha để chữa bệnh sau khi ông được thông báo vào năm ngoái rằng ông có một u nang 10 cm (4 inch) trên thận và có thể phải phẫu thuật.

Australia từng nói rằng họ rất quan ngại về việc vụ án của ông Dương liên tục bị trì hoãn và đã vận động cho việc bảo vệ sức khỏe của ông, bao gồm cả tiếp cận điều trị y tế “ở mức cao nhất”.

Một tòa án ở Bắc Kinh đã xét xử bí mật ông Dương vào tháng 5/2021 và vụ án của ông chưa bao giờ được tiết lộ công khai. Ông Dương phủ nhận việc làm gián điệp cho Úc hoặc Hoa Kỳ và phủ nhận mọi hành vi sai trái trong việc gửi thư cho gia đình từ nhà tù.

Blogger cao cấp

Ông Dương đã bị giam giữ khi mối quan hệ Australia-Trung Quốc xấu đi vào năm 2019. Nhưng hy vọng về việc trả tự do cho ông đã bị dập tắt khi mối quan hệ nồng ấm gần đây và việc thả phát thanh viên người Úc Thành Lôi ngay trước khi ông Albanese đến thăm Trung Quốc vào năm ngoái.

Ông Albanese là nhà lãnh đạo Australia đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ năm 2016, khi mối quan hệ trở nên căng thẳng vì công ty viễn thông Trung Quốc Huawei, với các cáo buộc về hoạt động gián điệp, và việc Australia thúc đẩy điều tra nguồn gốc của Covid-19 cũng như những căng thẳng trên Biển Đông.

Ông Dương viết về chính trị Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là một blogger nổi tiếng. Ông đang sống ở New York vào năm 2019 với tư cách là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, và kiếm thêm thu nhập bằng cách làm đại lý mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng Trung Quốc đang tìm kiếm sản phẩm của Mỹ.

Ông bị bắt khi đang đi thăm Trung Quốc cùng với vợ vào tháng 1/2019.

Ông từng bị giam giữ ở Trung Quốc một thời gian ngắn trước đó vào năm 2011 vì bị nghi ngờ có liên hệ với các nhà hoạt động dân chủ trực tuyến. Ông được thả sau vài ngày sau sự can thiệp của chính phủ Úc.

Vào thời điểm đó, ông viết thư cho ông Feng, nói rằng ông đã làm việc cho Bộ Công an Trung Quốc trong một thập niên bắt đầu từ năm 1989, bao gồm cả ở Hong Kong và Washington, trước khi nghỉ việc và chuyển đến Úc, ông Feng nói với Reuters.

Ông Dương di cư đến Úc vào năm 1999 và trở thành công dân Úc vào năm 2002, theo học tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Sydney vào năm 2006, nơi ông Feng là người hướng dẫn ông.

Ông Dương dành bốn năm tiếp theo để viết tiểu thuyết gián điệp xuất bản ở Đài Loan, kể về một điệp viên hai mang cũng mang họ Dương.

Elaine Pearson, người đứng đầu Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở châu Á, nói bản án này là “thái quá” và kêu gọi chính phủ Úc hợp tác “với các chính phủ khác cũng có công dân của họ bị giam giữ tùy tiện” bao gồm Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ.


*************

voatiengviet.com

Người Palestine hy vọng ngoại trưởng Mỹ có thể giúp mang lại thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Reuters

Những người Palestine đang co ro dưới làn đạn pháo ở Gaza hôm thứ Hai cho biết họ hy vọng chuyến thăm khu vực của ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ dẫn đến việc đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn, kịp thời ngăn chặn một cuộc tấn công mới đầy đe dọa của Israel vào nơi ẩn náu cuối cùng ở rìa khu vực này.

Ông Antony Blinken đã đến Riyadh khi bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên kể từ khi Washington làm trung gian đưa ra đề nghị, với sự góp ý của Israel, về lệnh ngừng bắn kéo dài đầu tiên trong cuộc chiến.

Đề nghị được các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập chuyển cho Hamas vào tuần trước và vẫn đang chờ phản hồi của Hamas. Phía Hamas nói họ muốn có nhiều đảm bảo hơn về việc chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 4 tháng ở Dải Gaza.

“Không thể nói liệu chúng tôi có đạt được đột phá hay không, hay khi nào chúng tôi sẽ đạt được đột phá”, một quan chức cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên trong chuyến bay tới thủ đô của Saudi Arabia. “Quả bóng hiện đang ở bên sân của Hamas”.

Ngoài thỏa thuận ngừng bắn, ông Blinken còn nhắm mục tiêu giành được sự ủng hộ cho các kế hoạch của Hoa Kỳ cho những gì sẽ diễn ra sau đó: Tái thiết và quản lý Gaza, và rồi thành lập một nhà nước Palestine - điều mà Israel hiện đang bác bỏ - và để các nước Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Israel.

“Nếu chúng tôi có được lệnh tạm dừng nhân đạo, chúng tôi muốn có thể tiến hành các hoạt động khác nhau càng nhanh càng tốt trong ‘ngày mốt’”, quan chức Mỹ cho biết.

Washington cũng tìm cách ngăn chặn tình trạng leo thang hơn nữa ở những nơi khác ở Trung Đông, sau nhiều ngày Mỹ không kích nhằm vào các nhóm vũ trang thân Iran trên khắp khu vực.

Trong khi đó, Israel vẫn tiếp tục tấn công với một số trận chiến căng thẳng nhất trong cuộc chiến và đe dọa một cuộc tấn công trên bộ mới vào Rafah, một thành phố nhỏ nơi hơn một nửa trong số 2,3 triệu người của Gaza hiện đang bị dồn vào, ở biên giới phía nam của khu vực tiếp giáp với Ai Cập.

Theo các nguồn tin am tường về các cuộc đàm phán, đề xuất ngừng bắn sẽ có thời hạn ngừng bắn ít nhất 40 ngày trong lúc phiến quân thả những thường dân trong số những con tin còn lại mà họ đang giam giữ, sau đó là giai đoạn trao trả binh lính và các thi thể.

Cuộc đình chiến duy nhất trước đó chỉ kéo dài một tuần.


****************

Cựu ứng viên thủ tướng Thái Lan có thể gặp thêm rắc rối pháp lý

Reuters

Một tòa án Thái Lan hôm thứ Hai (5/2) tuyên án treo đối với cựu ứng cử viên thủ tướng đầy tiềm năng Pita Limjaroenrat và 7 nhân vật chính trị khác vì tổ chức một cuộc tuần hành bất hợp pháp vào năm 2019.

Vụ việc này làm tăng thêm rắc rối pháp lý mà Đảng Move Forward đối lập đã phải đối mặt sau khi Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết rằng đảng này đã làm suy yếu chế độ quân chủ và an ninh quốc gia trong chiến dịch sửa đổi luật bảo vệ chế độ quân chủ khỏi bị chỉ trích.

Tòa án quận Pathumwan ở Bangkok đã tuyên án 4 tháng tù giam, 2 năm tù treo và phạt 11.200 baht (313,81 USD) đối với 6 nhân vật hàng đầu của Đảng Future Forward, tiền thân của đảng Move Forward, và hai nhà hoạt động khác -- luật sư của họ, ông Krisadang Nutcharus, nói. Các cáo buộc liên quan đến một cuộc tuần hành mà họ lãnh đạo với hàng ngàn người ủng hộ tham gia vào tháng 12/2019 tại thủ đô Thái Lan.

Luật sư của họ cho biết thêm rằng có 8 người bị kết án, bao gồm giám đốc điều hành doanh nghiệp Thanathorn Juangroongruangkit và thành viên quốc hội Piyabutr Saengkanokkul. Tất cả đều dự định kháng cáo bản án.

Ông Pita có thể bị loại khỏi quốc hội nếu kháng cáo của ông thất bại và tòa án giữ nguyên phán quyết. Luật pháp Thái Lan không cho phép những người bị kết án về các tội nghiêm trọng được giữ ghế trong quốc hội.

Đảng Move Forward hiện có nguy cơ bị giải tán và các lãnh đạo của đảng bị cấm tham gia chính trường sau khi các luật sư và phe đối lập đưa ra nhiều thách thức pháp lý hơn sau phán quyết của tòa án hiến pháp.

Move Forward là đảng lớn nhất trong quốc hội sau chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử năm ngoái trên cương lĩnh chống lại các nguyên tắc truyền thống, bao gồm việc xóa bỏ độc quyền kinh doanh và hạn chế ảnh hưởng chính trị cố hữu của quân đội.

Chương trình nghị sự tự do của đảng và sức hấp dẫn to lớn của các cử tri trẻ và thành thị là mối đe dọa đối với hiện trạng ở Thái Lan. Tuy nhiên, những nỗ lực thành lập chính phủ của đảng này vào năm ngoái đã bị ngăn cản bởi thượng viện, vốn ủng hộ thiết chế quân chủ bảo thủ thân quân đội.


***************

voatiengviet.com

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thề bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ ly khai

Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm thứ Hai (5/2) tuyên bố sẽ “thực thi nghiêm ngặt” chủ quyền của đất nước, tham gia cùng hàng loạt các quan chức an ninh cam kết bảo vệ quốc gia sau những lời đe dọa ly khai của cựu tổng thống Rodrigo Duterte.

Ông Duterte hôm 30/1 kêu gọi độc lập cho hòn đảo quê hương ông là Mindanao, miền nam Philippines, khi liên minh của ông với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tan rã vào tuần trước vì những bất đồng xung quanh nỗ lực sửa đổi hiến pháp.

“Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng là bảo đảm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia như được ghi trong hiến pháp”, Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro nói.

“Chúng tôi sẽ thực thi nghiêm túc nhiệm vụ này dù là đối nội hay đối ngoại”, ông nói thêm.

Phát biểu của ông Teodoro lặp lại những tuyên bố tương tự của cố vấn an ninh quốc gia, người hôm Chủ nhật tuyên bố chính phủ sẽ không ngần ngại “sử dụng quyền lực và lực lượng của mình để dập tắt và ngăn chặn mọi nỗ lực nhằm chia cắt nền Cộng hòa”.

Bộ Tư pháp Philippines hôm thứ Hai cũng nhấn mạnh rằng “bộ này kiên quyết chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu” sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và kêu gọi người dân Philippines “bác bỏ các hệ tư tưởng ly khai”.

Ông Duterte đã làm nên lịch sử khi trở thành tổng thống Philippines đầu tiên đến từ đảo Mindanao giàu tài nguyên, nơi đã bị ảnh hưởng bởi bạo lực và xung đột trong nhiều thập niên khi chính phủ chiến đấu với phiến quân và những kẻ cực đoan. Tình trạng bất ổn đã làm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và khiến nhiều ngôi làng nơi đây rơi vào cảnh nghèo đói.

Người đứng đầu Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP), Romeo Brawner, khi đến thăm các trại quân sự ở Mindanao hôm Chủ nhật đã nhắc nhở quân đội rằng “chúng ta đã tuyên thệ rằng chúng ta sẽ luôn tuân theo mệnh lệnh, trung thành với hiến pháp và các cơ quan được thành lập hợp pháp của chúng ta”.

Ông nói: “Chúng ta hãy tiếp tục chứng tỏ rằng với một AFP mạnh mẽ và đoàn kết, chúng ta sẽ có một Philippines đoàn kết và mạnh mẽ”.


**************

bbc.com

Tàu Trung Quốc tới Maldives gây căng thẳng cho Ấn Độ


Tàu Hướng Dương Hồng 3 neo đậu tại Honolulu, Hawaii

Nguồn hình ảnh, William J. Cooke

Chụp lại hình ảnh,

Tàu Hướng Dương Hồng 3 neo đậu tại Honolulu, Hawaii (Mỹ) trong một sự kiện trước đây

  • Tác giả, Anbarasan Ethirajan
  • Vai trò, BBC News

Một tàu nghiên cứu Trung Quốc dự kiến cập cảng ở Maldives trong tuần này đang làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh, Delhi và Male.

Theo thông tin chính thức, tàu Hướng Dương Hồng 3 tới Male để "cập cảng, luân chuyển nhân sự và bổ sung". Nói tóm lại, đây là một chuyến cập cảng hoàn toàn vô hại.

Nhưng Delhi nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác. Họ coi sự hiện diện của con tàu ít nhất thể hiện một sự lạnh nhạt về ngoại giao. Thậm chí, một số người lo ngại, đây có thể là một sứ mệnh thu thập dữ liệu của để quân đội Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động tàu ngầm.

Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc đã bác bỏ mối lo ngại của Delhi.

Chu Ba, cựu Đại tá Quân đội Trung Quốc, nói với BBC: "Các tàu Trung Quốc thực hiện nghiên cứu khoa học ở Ấn Độ Dương. Hoạt động của tàu trên vùng biển quốc tế là hoàn toàn hợp pháp."

"Đôi khi các tàu cần được bổ sung nhiên liệu, thực phẩm và nước. Vì vậy, họ cập cảng ở nước thứ ba, điều này là bình thường. Bời thế, chính phủ Ấn Độ không nên ồn ào về điều đó. Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ," ông Chu, hiện đang làm việc tại Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh, bình luận.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cho tàu đi gần vùng biển Ấn Độ.




Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương trong bối cảnh hai nước vẫn tranh chấp lâu dài về biên giới trên dãy Himalaya

Hai tàu ngầm hải quân Trung Quốc đã ghé cảng Colombo, Sri Lanka hồi 2014 và hai tàu nghiên cứu Trung Quốc đã đến thăm quốc gia nằm gần cực nam Ấn Độ này trong hai năm qua, khiến Ấn Độ không hài lòng.

Tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 3 ban đầu dự định đến thăm Colombo để tiếp nhiên liệu trước khi tới Maldives. Nhưng kế hoạch đã bị gác lại, theo Tharaka Balasuriya, Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Sri Lanka.

Ông Balasuriya nói với BBC: “Trong một năm này, chúng tôi muốn phát triển công nghệ và chuyên môn của mình để có thể tham gia vào các hoạt động nghiên cứu trên cơ sở bình đẳng”.

Tuy nhiên, quyết định dừng các tàu nghiên cứu của Colombo được cho là do sự phản đối mạnh mẽ từ Ấn Độ đối với các chuyến thăm của tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự phản đối của Ấn Độ dường như không mấy tác dụng ở Maldives.

Maldives bao gồm khoảng 1.200 đảo san hô và rạn vòng ở giữa Ấn Độ Dương. Quốc gia này từ lâu đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ. Nhưng Tổng thống Mohamed Muizzu muốn thay đổi điều đó. Ông mới nhậm chức vào tháng 11 và được cho là thân Trung Quốc.

Chiến dịch tranh cử của ông dựa trên nền tảng 'India Out', yêu cầu Delhi rút khoảng 80 quân nhân Ấn Độ đóng trên quần đảo này. Ấn Độ cho biết quân đội có mặt tại đảo quốc này để bảo trì và vận hành ba máy bay trinh sát và cứu hộ do Delhi tài trợ nhiều năm trước.

Chính phủ Maldives đã đưa ra tối hậu thư cho Delhi phải rút quân trước ngày 15 tháng 3, hai ngày trước cuộc bầu cử quốc hội của nước này. Hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao để giải quyết vấn đề.

Sau cuộc đàm phán ở Delhi vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Maldives cho biết Ấn Độ đã đồng ý "thay thế nhân viên quân sự" và đợt đầu tiên sẽ rời đi trước ngày 10/3 và số còn lại vào tuần thứ hai của tháng 5.

Maldives

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Maldives lâu nay vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ nhưng tân tổng thống nước này muốn thay đổi điều đó

Maldives từ lâu đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ nhưng tân tổng thống nước này muốn thay đổi điều đó

Vào tháng 12, chính quyền của ông Muizzu cũng tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận khảo sát thủy văn lập bản đồ đáy biển trong vùng lãnh hải Maldives mà chính phủ trước đó ký kết với Ấn Độ.

Trên thực tế, các mối quan hệ đã xấu đi đến mức không một lãnh đạo cấp cao nào của chính phủ Maldives tham dự sự kiện 75 Ngày Cộng hòa Ấn Độ do Cao ủy Ấn Độ tại Male tổ chức hồi cuối tháng Một.

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã trải thảm đỏ chào đón ông Muizzu khi ông có chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày vào tháng trước. Kể từ chuyến đi đó, nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã đến thăm Maldives. Ông Muizzu cũng đã công bố một số dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ.

Sự thay đổi đột ngột trong lập trường của Male đối với Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại ở Delhi, nơi coi đảo quốc này có ý nghĩa chiến lược.

Trung Quốc, với lực lượng hải quân đang mở rộng nhanh chóng, có thể cũng muốn tiếp cận một địa điểm chiến lược quan trọng như vậy và Ấn Độ muốn ngăn chặn điều đó.

Shyam Saran, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, nói với BBC: “Tất nhiên, Maldives rất quan trọng; đó là sườn phía nam Ấn Độ Dương của Ấn Độ”.

Ông Saran cho biết: “Chúng tôi đã rất thận trọng về những gì đang xảy ra ở Sri Lanka, chúng tôi cũng sẽ rất thận trọng về chuyện ở Maldives”.

Tàu thăm dò Trung Quốc tới Sri Lanka

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ấn Độ trước đó đã phản đối mạnh mẽ các chuyến thăm của tàu nghiên cứu Trung Quốc tới Sri Lanka

Nhưng không chỉ Delhi lo lắng về mối quan hệ với Male.

Đảng Dân chủ Maldives (MDP) đối lập và các đảng khác đã thúc giục chính phủ của ông Muizzu điều chỉnh đường lối và cho rằng việc chống lại một nước láng giềng khổng lồ như Ấn Độ không có lợi cho đất nước. Tuần trước, MDP cho biết họ thậm chí còn dự tính tiến hành thủ tục luận tội ông Muizzu.

Là một đảo quốc nhỏ, Maldives phụ thuộc vào Ấn Độ về phần lớn lương thực, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tiến bộ công nghệ. Nhiều người Maldives tới Ấn Độ để chữa bệnh.

Aik Ahmed Easa, một luật sư ở Male có liên kết với đảng đối lập MDP, nói với BBC: “Hầu hết mọi người ở đây đều nghĩ rằng chính phủ đã đẩy thái độ thù địch chống lại Ấn Độ đi quá xa và điều đó hoàn toàn không cần thiết.”

Ông nói: “Maldives là một quốc gia nhỏ. Nhưng tới đây là giai đoạn nguy hiểm khi chúng ta đang rơi vào cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường châu Á.”

Văn phòng Tổng thống Maldives và Ngoại trưởng không trả lời yêu cầu bình luận.

Ông Chu nói rằng các tàu sân bay Trung Quốc và các tàu hỗ trợ của họ rồi cũng sẽ tới Ấn Độ Dương. Ông nói, nếu Ấn Độ làm gián đoạn việc bổ sung nguồn cung cấp cho các tàu này ở một nước thứ ba - như Sri Lanka - thì Bắc Kinh sẽ "nổi giận".


************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) – Căng thẳng ngoại giao Pháp-Nga. Hôm nay, 05/02/2024, bộ Ngoại Giao Pháp thông báo triệu mời đại sứ Nga tại Paris để lên án các vụ oanh kích của quân đội Nga đã làm hai nhân viên họat động nhân đạo người Pháp bị thiệt mạng tại Ukraina hồi tuần trước. Theo nguồn tin ngoại giao Pháp, nhân dịp này, Paris cũng lên án tình trạng gia tăng bóp méo thông tin nhắm vào Pháp, liên quan đến các thông tin nói rằng có lính đánh thuê Pháp tại Ukraina mà bộ Quân Lực Pháp đã xác định là « chiến dịch có phối hợp của Nga ».

(AFP) – Ankara xác nhận tổng thống Nga sắp thăm Thổ Nhĩ Kỳ.Tối 04/02/2023, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Halan Fidan xác nhận tổng thống Nga Vladimir Putin sắp tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không cho biết thời điểm cụ thể. Trên kênh truyền hình TRT Haber, ông Fidan cho biết : « Chuyến thăm của ông Putin đã được dự trù từ trước có thể sẽ diễn ra sớm hơn. » Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ nói chuyến thăm sẽ diễn ra vào ngày 12/02. Tuy nhiên, được AFP hỏi, phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối khẳng định cũng như không cho biết địa điểm tổng thống Recep Tayyip Erdogan dự định tiếp đón người đồng cấp Nga.

(AFP) – Anh xét xử người Úc tự nhận là cha đẻ tiền ảo Bitcoin. Hôm nay 05/02/2024, phiên tòa xét xử Craig Wright, một người Úc tự nhận là cha đẻ của tiền ảo Bitcoin, mở ra tại Luân Đôn và dự kiến ​​sẽ kéo dài đến giữa tháng Ba. Ông Craig Wright, nhân viên tin học 53 tuổi, từng tuyên bố mình là nhà sáng lập bí ẩn của bitcoin. Trong gần một tháng rưỡi, Tòa án Tư pháp Tối cao Anh sẽ làm việc để xác định xem liệu ông Wright có phải là cha đẻ của Bitcoin như ông đã viết trong « sách trắng » về nguồn gốc của Bitcoin, dưới bút danh Satoshi Nakamoto vào tháng 10/2008 hay không. Craig Wright không phải là người đầu tiên tự nhận là cha đẻ của bitcoin. Một trong những người bị nghi ngờ đầu tiên, Dorian Nakamoto, một kỹ sư người Mỹ gốc Nhật được một nhà báo của tạp chí Newsweek xác định là Satoshi vào năm 2014, hiện phủ nhận mọi liên quan đến việc tạo ra tiền điện tử huyền thoại.

(AFP) – Quốc Hội Hungary họp bất thường về hồ sơ Thụy Điển gia nhập NATO. Theo đề nghị của các nghị sĩ đối lập, hôm nay, 05/02/2024, Quốc Hội Hungary họp bất thường đề bàn về vấn đề liên quan đến việc Thụy Điển gia nhập NATO. Tuy nhiên, đảng cầm quyền dự trù tẩy chay phiên họp. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc gia nhập NATO cho Thụy Điển hồi tháng trước, Hungary là nước cuối cùng phủ quyết việc quốc gia Bắc Âu này gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Hungary là thành viên duy nhất của EU duy trì mối quan hệ chặt chẽ với điện Kremlin, đã ủng hộ về mặt nguyên tắc cho ứng cử viên của Thụy Điển, nhưng đã trì hoãn việc phê chuẩn cuối cùng từ nhiều tháng nay.

(AP) – Gần 100 binh sĩ Miến Điện chạy sang biên giới Bangladesh. Theo một quan chức cảnh sát biên phòng Bangladesh hôm nay, 05/02/2024, có khoảng gần 100 viên cảnh sát biên phòng Miến Điện đã bỏ trốn và trú ẩn ở Bangladesh trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh Miến Điện và quân đội Arakan sắc tộc thiểu số, bang Rakhine. Phát ngôn viên lực lượng biên phòng Bangladesh cho biết là số người này đã bị tước vũ khí và đưa đến những nơi an toàn.

(AFP) – Maldives sẽ củng cố quân đội sau khi yêu cầu Ấn Độ rút quân. Đảo quốc Maldives, tuy nhỏ nhưng nằm ở một ví trí chiến lược, và do vậy, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Maldives (FNDM) vốn khiêm tốn, sẽ được củng cố thành một đội quân hiện đại có khả năng bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn của mình. Đây là tuyên bố của tân tổng thống Mohamed Muizzu ngày hôm nay, 05/02/2024, trong bài phát biểu đầu tiên ở Nghị Viện sau khi đã cảnh báo Ấn Độ có hai tháng rút hết binh sĩ ra khỏi quần đảo bắt đầu từ ngày 10/03.

(AFP) – Hồng Kông : Một công ty đa quốc gia bị đánh lừa bằng deepfake mất 26 triệu đô la. Cảnh sát Hồng Kông, hôm Chủ Nhật, 04/02/2024, cho biết những kẻ lừa đảo đã sử dụng công nghệ deepfake giả danh lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp yêu cầu một nhân viên chuyển tiền vào nhiều tài khoản được chỉ định. Vụ việc xảy ra ngày 29/01, và khoảng 26 triệu đô la Mỹ đã bị mất qua 15 đợt chuyển khoản. Công nghệ Deepfake là hình thức sử dụng một đoạn ghi âm hay hình được thực hiện hay sửa đổi bằng trí tuệ nhân tạo.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 06-02 -2024:

xxx

Hoaluc 3
****************

voatiengviet.com

Thứ trưởng Công an mong Đại diện Vatican ủng hộ VN ở hội đồng nhân quyền LHQ

VOA Tiếng Việt

Đại diện thường trú đầu tiên từ trước đến nay của Tòa thánh Vatican tại nước Việt Nam cộng sản vừa gặp gỡ, chúc Tết lãnh đạo Bộ Công an và chính quyền thủ đô Hà Nội, các báo trong nước đưa tin hôm 5/2. Một thứ trưởng công an bày tỏ mong muốn rằng vị đại diện của Vatican ủng hộ cương vị thành viên của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Các trang tin Truyền hình Công an Nhân dân (ANTV), Người Lao Động và Hà Nội Mới cho biết Tổng giám mục Marek Zalewski, tân Đại diện của Vatican, đã có các cuộc gặp riêng rẽ với Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Họ đã nói với nhau những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Việt Nam sắp đón Tết cổ truyền.

Thứ trưởng Lương Tam Quang nhìn nhận với Tổng giám mục Marek Zalewski rằng năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam-Toà thánh Vatican, với việc hai bên nâng cấp quan hệ từ đại diện không thường trú lên đại diện thường trú của Vatican tại Việt Nam.

Ông Quang cũng nhắc đến việc Giáo hoàng Phanxicô gửi thư đến cộng đồng Công giáo Việt Nam, trong đó nêu rõ rằng quan hệ Việt Nam-Vatican được xây dựng dựa trên nguyên tắc "nhìn nhận những điểm tương đồng và tôn trọng những khác biệt".

Vị thứ trưởng công an bày tỏ mong muốn rằng Tổng giám mục Zalewski, khi đảm trách chức Đại diện thường trú của Vatican, sẽ làm tốt vai trò “cầu nối” Công giáo Việt Nam, nhà nước Việt Nam với Vatican, giúp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Vatican, cũng như cổ vũ giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Thượng tướng Quang cũng nhấn mạnh với vị đại diện thường trú của Vatican về việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ hai. Vị thứ trưởng công an nói rằng điều này cho thấy Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, và ông mong muốn cá nhân Tổng giám mục Zalewski cũng như Toà thánh Vatican ủng hộ Việt Nam trên cương vị này.

Đáp lại, Tổng giám mục Zalewski khẳng định sẽ nỗ lực đóng góp để tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Vatican với Việt Nam, ANTV và Người Lao Động cho hay.

Vẫn theo tường thuật của hai trang tin này, ông Zalewski nói rằng Giáo hoàng Phanxicô có nhiều tình cảm và ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam và ngài rất vui mừng khi nhận được lời mời thăm chính thức Việt Nam từ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Trước cuộc gặp với thứ trưởng công an, Tổng Giám mục Zalewski được Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp đón vào sáng 5/2, trang Hà Nội Mới cho hay.

Chủ tịch Thanh nhấn mạnh với đại diện của Vatican rằng giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam luôn quan tâm đến các vấn đề tôn giáo, đặc biệt là quan hệ với Tòa thánh và Giáo hoàng Phanxicô.

Ông Thanh đề cập đến triển vọng lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ thăm nhau trong thời gian tới, khẳng định rằng đó là tín hiệu rất tốt cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Tổng Giám mục Zalewski nói rằng ông tin tưởng là sự hợp tác giữa Tòa thánh Vatican và Việt Nam sẽ ngày càng tốt đẹp, theo tin của Hà Nội Mới.

Về các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên, ông Zalewski có chung đánh giá rằng đó là tín hiệu quan trọng cho thấy mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam ngày càng cải thiện và tích cực, cũng như đã và đang mở ra triển vọng mới.


***********

voatiengviet.com

New York sẽ tổ chức trận chung kết World Cup 2026

AFP

FIFA ngày 4/2 công bố trận chung kết World Cup 2026 sẽ được tổ chức tại sân vận động MetLife ở New York-New Jersey.

New York đã vượt qua thách thức mạnh mẽ từ Dallas để giành quyền tổ chức trận đấu vào ngày 19/7/2026, đỉnh cao của giải đấu mở rộng gồm 48 đội do Mỹ, Canada và Mexico đồng tổ chức.

Giải đấu sẽ bắt đầu với trận khai mạc tại Sân vận động Azteca mang tính biểu tượng của Thành phố Mexico vào ngày 11/6/2026.

Atlanta và Dallas sẽ tổ chức các trận bán kết trong khi trận tranh hạng ba sẽ diễn ra ở Miami.

Các trận tứ kết sẽ diễn ra ở Los Angeles, Kansas City, Miami và Boston.

Tổng cộng có 16 thành phố trên khắp ba quốc gia vừa kể sẽ tổ chức các trận đấu và phần lớn các trận đấu sẽ được tổ chức ở Hoa Kỳ.

World Cup 1994 từng được tổ chức tại Mỹ và trận chung kết diễn ra tại Rose Bowl ở Pasadena, gần Los Angeles.

New York tổ chức các trận đấu của giải đấu đó tại Sân vận động Giants cũ, sân vận động này sau đó bị phá bỏ để nhường chỗ cho sân MetLife, khai trương vào năm 2010.

Các quyết định được công bố trên một chương trình truyền hình trực tiếp ở Bắc Mỹ với sự góp mặt của Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cùng với diễn viên hài Kevin Hart, ca sĩ nhạc rap Drake và nhân vật nổi tiếng Kim Kardashian.

Sân vận động MetLife có 82.500 chỗ ngồi, bắc qua sông Hudson từ New York ở East Rutherford, New Jersey, là sân nhà của hai đội bóng bầu dục NFL New York Giants và New York Jets nhưng đã tổ chức một số trận bóng đá quốc tế, bao gồm cả trận chung kết giải đấu Copa America 2016.

New York đã vận động mạnh mẽ dựa trên kinh nghiệm của thành phố trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế lớn và với vị thế là một thành phố toàn cầu có kết nối giao thông dễ dàng cho người hâm mộ.

Dallas đã hy vọng rằng Sân vận động AT&T, ở Arlington, Texas, sân nhà của đội Dallas Cowboys của NFL, sẽ được hưởng lợi từ việc có mái che để bảo vệ trận đấu khỏi thời tiết khắc nghiệt.

Nhưng bù lại, Dallas được tổ chức tổng cộng chín trận đấu - nhiều nhất so với bất kỳ địa điểm nào.

Azteca sẽ trở thành sân vận động đầu tiên tổ chức World Cup trong ba lần, sau năm 1970 và 1986.

Sân vận động này là địa điểm tổ chức trận chung kết của các giải đấu năm 1970 và 1986.

World Cup sẽ diễn ra trong dịp kỷ niệm 250 năm ngày độc lập của nước Mỹ.

Trận đấu vòng 16 đội sẽ được tổ chức vào ngày 4/7/2026, Ngày Độc lập, tại Philadelphia, nơi Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được ký kết.

Hoa Kỳ sẽ khởi tranh vòng bảng tại Sân vận động SoFi ở Los Angeles vào ngày 12/6/2026 và cũng sẽ thi đấu ở Seattle.

Toronto được chọn để tổ chức trận đấu đầu tiên cho đội Canada. Vancouver là địa điểm khác của Canada sẽ tổ chức thi đấu.

Việc mở rộng giải đấu lên 48 đội từ 32 đội có nghĩa là sẽ có thêm 24 trận đấu, tạo thành 104 trận đấu trên 16 địa điểm được chọn.

Giải đấu sẽ diễn ra 12 bảng, mỗi bảng 4 đội.

16 thành phố tổ chức giải đấu là: Atlanta, Boston, Dallas, Guadalajara, Houston, Kansas City, Los Angeles, Mexico City, Miami, Monterrey, New York-New Jersey, Philadelphia, Khu vực Vịnh San Francisco, Seattle, Toronto và Vancouver
*************

rfi.fr

Taylor Swift, 4 lần đoạt Grammy Awards dành cho đĩa hát xuất sắc nhất trong năm

Thanh Hà

Taylor Swift, huyền thoại của giải Grammy Awards, bốn lần đoạt giải quan trọng nhất của làng nhạc Mỹ. Trong lễ trao giải đêm qua 04/02/2024 Midnights đã ra về với giải thưởng vinh danh album xuất sắc nhất trong năm. Taylor Swift vượt kỷ lục của những huyền thoại âm nhạc Hoa Kỳ như Frank Sinatra, Paul Simon và Stevie Wonder.

Đăng ngày:

2 phút

Thông tín viên RFI Loïc Pialat từ Los Angeles tường trình về một khoảnh khắc hiếm có trong thế giới âm nhạc :

« Taylor Swift là nghệ sĩ duy nhất bốn lần đoạt giải Grammy dành cho album hay nhất năm, hơn cả nam danh ca Stevie Wonder. Nhưng trước khoảnh khắc lịch sử đó thì đã có rất nhiều xúc động, khi mà Céline Dion bước lên sâu khấu. Có vấn đề về sức khỏe và đã không xuất hiện trước công chúng từ nhiều tháng qua, Céline Dion được mời trao giải cho Taylor Swift. Céline tâm sự cô thật sự hạnh phúc có mặt trong đêm qua và đây là điều xuất phát từ đáy lòng. 

Các nghệ sĩ thuộc phái nữ đã đoạt được những giải thưởng danh giá nhất. Ca khúc hay nhất trong năm về tay Billie Eilish. Bài What was I made for từng là nhạc của bộ him Barbie đã được vinh danh ở giải Cầu Vàng Golden Globes.

Bản nhạc có kỹ thuật ghi âm tuyệt vời nhất chính là Flowers, ca khúc nổi tiếng của nữ ca sĩ Miley Cyrus. Khi nhận giải thưởng, Miley đã dí dỏm phát biểu ‘không phải ai cũng ra về với một giải thưởng Grammy, nhưng tất cả mọi người đều tuyệt vời, do vậy, quý vị đừng nghĩ rằng giải thưởng này là quan trọng’. Vừa là một buổi biểu diễn ca nhạc vừa là lễ trao giải, đêm qua, khán giả Mỹ lần đầu tiên đã trông thấy nghệ sĩ rất nổi tiếng người Nigeria, Burna Boy trên sân khấu hội trường trao giải Grammy. »

**************

rfi.fr

Đến thăm Berlin, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Pháp

Minh AnhThủ tướng Pháp Gabriel Attal tại phủ thủ tướng (Matignon), Paris, Pháp, ngày 01/02/2024.

Tân thủ tướng Pháp Gabriel Attal hôm nay 05/02/2024 đến Berlin vào lúc giữa Pháp và Đức có nhiều điểm bất đồng sâu sắc.

Đăng ngày:

2 phút

Tuy nhiên, theo AFP, trước khi đến Đức, thủ tướng Attal phải đối diện với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên ở Quốc Hội theo đề xuất của đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI). Tuy nhiên, văn kiện đã bị Quốc Hội bác bỏ do không có đủ số phiếu cần thiết là 289 để lật đổ chính phủ.

Việc chọn Đức cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên là một truyền thống, cho phép tân lãnh đạo chính phủ Pháp khẳng định cam kết của mình với châu Âu. Theo chương trình nghị sự, sau bài phát biểu trước cộng đồng người Pháp ở dinh thự đại sứ quán, thủ tướng Attal sẽ được tiếp đón với hàng quân danh dự ở phủ thủ tướng Đức vào 18 giờ và sẽ có cuộc hội đàm với thủ tướng Olaf Scholz. Đôi bên sẽ đề cập đến tất cả các chủ đề cùng các điểm bất đồng về « quan hệ song phương, tình hình Liên Hiệp châu Âu và quốc tế cũng như là các vấn đề kinh tế - chính trị ».

Từ Berlin, thông tín viên đài RFI Nathalie Versieux cho biết cụ thể :

« Mối quan hệ Pháp – Đức đang trong giai đoạn tồi tệ. Trước đó, vào tháng 10/2023, thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã thừa nhận điều này trong cuộc hội thảo công việc. Cả hai nước – với những mô hình năng lượng hoàn toàn trái ngược nhau – chủ yếu tranh cãi nhiều về hồ sơ thị trường điện.

Căng thẳng cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như Phòng thủ châu Âu và hỗ trợ Ukraina. Nước Đức, nguồn hậu thuẫn thứ hai cho Kiev, chỉ sau Mỹ, mong muốn Paris cung cấp nhiều vũ khí hơn cho đất nước bị Nga tấn công. Dự thảo thỏa thuận thương mại với châu Mỹ La-tinh và Mercosur cũng khiến Paris và Berlin đối đầu.

Tại Đức, đất nước mà tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với thiếu kinh nghiệm hơn là năng động, sự lựa chọn này của Gabriel Attal đã gây ngạc nhiên cho giới chính khách như phát ngôn viên chính phủ đã thừa nhận một ngày sau khi bổ nhiệm người kế nhiệm Elisabeth Borne. »


*************

voatiengviet.com

Tòa án Trung Quốc tuyên án tử hình treo nhà văn Úc Dương Hằng Quân

Reuters

Một tòa án ở Bắc Kinh hôm thứ Hai (5/2) tuyên án tử hình treo đối với nhà văn Úc Dương Hằng Quân về tội gián điệp, một động thái đe dọa sự phục hồi gần đây trong mối quan hệ đã bị căng thẳng nhiều năm giữa Bắc Kinh và Canberra.

Bản án được đưa ra 5 năm sau khi ông Dương bị giam giữ ở Trung Quốc và 3 năm sau phiên tòa xét xử kín về tội gián điệp. Bản án nặng nề này đã gây sốc cho gia đình và những người ủng hộ ông.

Theo các nhà phân tích, bản án cũng đe dọa tình hình nồng ấm dần lên gần đây trong mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, vốn đã bị hủy hoại cho đến cuối năm ngoái do những căng thẳng về thương mại, COVID-19 và vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Ông Dương, một blogger ủng hộ dân chủ, là một công dân Úc sinh ra ở Trung Quốc, đang làm việc ở New York trước khi bị bắt tại sân bay Quảng Châu vào năm 2019. Là nhân viên của Bộ Công an Trung Quốc từ năm 1989-1999, ông đã bị buộc tội làm gián điệp cho một quốc gia mà Trung Quốc chưa tuyên bố công khai, và chi tiết về vụ án chống lại ông cũng chưa được công khai.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng ông Dương đã bị kết tội gián điệp và “bị kết án tử hình với hai năm quản chế, đồng thời ra lệnh tịch thu tất cả tài sản cá nhân của ông ta”.

Ông Uông nói thêm rằng “phía Australia” được phép tham gia vào việc tuyên án và mọi thủ tục đều được tuân thủ.

Bản án tử hình treo ở Trung Quốc cho phép bị cáo được miễn thi hành án trong hai năm, sau đó tự động chuyển thành tù chung thân, hoặc hiếm hơn là tù có thời hạn. Cá nhân vẫn ở trong tù trong suốt đời.

Vợ của ông Dương đã có mặt tại tòa để nghe phán quyết, ông Feng Chongyi, một học giả ở Sydney cũng là người bạn lâu năm của ông Dương, cho biết và gọi đây là một “vụ án bất công nghiêm trọng”. Ông nói ông Dương đã bác bỏ các cáo buộc.

“Ông ấy bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt vì chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và ủng hộ các giá trị phổ quát như nhân quyền, dân chủ và pháp quyền”, ông Feng nói thêm.

Ông kêu gọi chính phủ Úc tìm cách xin cho ông Dương được tạm tha để chữa bệnh. Ông nói rằng 5 năm bị giam giữ đã gây tổn hại nặng nề cho sức khỏe của ông Dương.

Ngoại trưởng Australia Penny Wong nói Australia “kinh hoàng” trước phán quyết của tòa án và đã triệu tập đại sứ Trung Quốc.

Bà Wong nói chính phủ Úc hiểu rằng bản án có thể được giảm xuống tù chung thân sau hai năm nếu cá nhân không phạm tội nghiêm trọng nào trong thời gian đó.

“Đây là một tin đau buồn đối với Tiến sĩ Dương, gia đình ông và tất cả những người đã ủng hộ ông”, bà nói.

Gia đình của ông Dương đã “sốc và suy sụp trước tin này, là tin tồi tệ nhất” mà họ mong đợi, người phát ngôn của gia đình ông Dương ở Sydney nói.

Hai con trai của ông, hiện sống ở Úc, đã viết thư cho Thủ tướng Anthony Albanese vào tháng 10 trước chuyến thăm Bắc Kinh của ông, thúc giục ông tìm cách đòi trả tự do cho ông Dương vì lý do y tế.

Những người ủng hộ ông lập luận rằng ông Dương nên được tạm tha để chữa bệnh sau khi ông được thông báo vào năm ngoái rằng ông có một u nang 10 cm (4 inch) trên thận và có thể phải phẫu thuật.

Australia từng nói rằng họ rất quan ngại về việc vụ án của ông Dương liên tục bị trì hoãn và đã vận động cho việc bảo vệ sức khỏe của ông, bao gồm cả tiếp cận điều trị y tế “ở mức cao nhất”.

Một tòa án ở Bắc Kinh đã xét xử bí mật ông Dương vào tháng 5/2021 và vụ án của ông chưa bao giờ được tiết lộ công khai. Ông Dương phủ nhận việc làm gián điệp cho Úc hoặc Hoa Kỳ và phủ nhận mọi hành vi sai trái trong việc gửi thư cho gia đình từ nhà tù.

Blogger cao cấp

Ông Dương đã bị giam giữ khi mối quan hệ Australia-Trung Quốc xấu đi vào năm 2019. Nhưng hy vọng về việc trả tự do cho ông đã bị dập tắt khi mối quan hệ nồng ấm gần đây và việc thả phát thanh viên người Úc Thành Lôi ngay trước khi ông Albanese đến thăm Trung Quốc vào năm ngoái.

Ông Albanese là nhà lãnh đạo Australia đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ năm 2016, khi mối quan hệ trở nên căng thẳng vì công ty viễn thông Trung Quốc Huawei, với các cáo buộc về hoạt động gián điệp, và việc Australia thúc đẩy điều tra nguồn gốc của Covid-19 cũng như những căng thẳng trên Biển Đông.

Ông Dương viết về chính trị Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là một blogger nổi tiếng. Ông đang sống ở New York vào năm 2019 với tư cách là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, và kiếm thêm thu nhập bằng cách làm đại lý mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng Trung Quốc đang tìm kiếm sản phẩm của Mỹ.

Ông bị bắt khi đang đi thăm Trung Quốc cùng với vợ vào tháng 1/2019.

Ông từng bị giam giữ ở Trung Quốc một thời gian ngắn trước đó vào năm 2011 vì bị nghi ngờ có liên hệ với các nhà hoạt động dân chủ trực tuyến. Ông được thả sau vài ngày sau sự can thiệp của chính phủ Úc.

Vào thời điểm đó, ông viết thư cho ông Feng, nói rằng ông đã làm việc cho Bộ Công an Trung Quốc trong một thập niên bắt đầu từ năm 1989, bao gồm cả ở Hong Kong và Washington, trước khi nghỉ việc và chuyển đến Úc, ông Feng nói với Reuters.

Ông Dương di cư đến Úc vào năm 1999 và trở thành công dân Úc vào năm 2002, theo học tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Sydney vào năm 2006, nơi ông Feng là người hướng dẫn ông.

Ông Dương dành bốn năm tiếp theo để viết tiểu thuyết gián điệp xuất bản ở Đài Loan, kể về một điệp viên hai mang cũng mang họ Dương.

Elaine Pearson, người đứng đầu Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở châu Á, nói bản án này là “thái quá” và kêu gọi chính phủ Úc hợp tác “với các chính phủ khác cũng có công dân của họ bị giam giữ tùy tiện” bao gồm Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ.


*************

voatiengviet.com

Người Palestine hy vọng ngoại trưởng Mỹ có thể giúp mang lại thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Reuters

Những người Palestine đang co ro dưới làn đạn pháo ở Gaza hôm thứ Hai cho biết họ hy vọng chuyến thăm khu vực của ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ dẫn đến việc đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn, kịp thời ngăn chặn một cuộc tấn công mới đầy đe dọa của Israel vào nơi ẩn náu cuối cùng ở rìa khu vực này.

Ông Antony Blinken đã đến Riyadh khi bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên kể từ khi Washington làm trung gian đưa ra đề nghị, với sự góp ý của Israel, về lệnh ngừng bắn kéo dài đầu tiên trong cuộc chiến.

Đề nghị được các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập chuyển cho Hamas vào tuần trước và vẫn đang chờ phản hồi của Hamas. Phía Hamas nói họ muốn có nhiều đảm bảo hơn về việc chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 4 tháng ở Dải Gaza.

“Không thể nói liệu chúng tôi có đạt được đột phá hay không, hay khi nào chúng tôi sẽ đạt được đột phá”, một quan chức cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên trong chuyến bay tới thủ đô của Saudi Arabia. “Quả bóng hiện đang ở bên sân của Hamas”.

Ngoài thỏa thuận ngừng bắn, ông Blinken còn nhắm mục tiêu giành được sự ủng hộ cho các kế hoạch của Hoa Kỳ cho những gì sẽ diễn ra sau đó: Tái thiết và quản lý Gaza, và rồi thành lập một nhà nước Palestine - điều mà Israel hiện đang bác bỏ - và để các nước Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Israel.

“Nếu chúng tôi có được lệnh tạm dừng nhân đạo, chúng tôi muốn có thể tiến hành các hoạt động khác nhau càng nhanh càng tốt trong ‘ngày mốt’”, quan chức Mỹ cho biết.

Washington cũng tìm cách ngăn chặn tình trạng leo thang hơn nữa ở những nơi khác ở Trung Đông, sau nhiều ngày Mỹ không kích nhằm vào các nhóm vũ trang thân Iran trên khắp khu vực.

Trong khi đó, Israel vẫn tiếp tục tấn công với một số trận chiến căng thẳng nhất trong cuộc chiến và đe dọa một cuộc tấn công trên bộ mới vào Rafah, một thành phố nhỏ nơi hơn một nửa trong số 2,3 triệu người của Gaza hiện đang bị dồn vào, ở biên giới phía nam của khu vực tiếp giáp với Ai Cập.

Theo các nguồn tin am tường về các cuộc đàm phán, đề xuất ngừng bắn sẽ có thời hạn ngừng bắn ít nhất 40 ngày trong lúc phiến quân thả những thường dân trong số những con tin còn lại mà họ đang giam giữ, sau đó là giai đoạn trao trả binh lính và các thi thể.

Cuộc đình chiến duy nhất trước đó chỉ kéo dài một tuần.


****************

Cựu ứng viên thủ tướng Thái Lan có thể gặp thêm rắc rối pháp lý

Reuters

Một tòa án Thái Lan hôm thứ Hai (5/2) tuyên án treo đối với cựu ứng cử viên thủ tướng đầy tiềm năng Pita Limjaroenrat và 7 nhân vật chính trị khác vì tổ chức một cuộc tuần hành bất hợp pháp vào năm 2019.

Vụ việc này làm tăng thêm rắc rối pháp lý mà Đảng Move Forward đối lập đã phải đối mặt sau khi Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết rằng đảng này đã làm suy yếu chế độ quân chủ và an ninh quốc gia trong chiến dịch sửa đổi luật bảo vệ chế độ quân chủ khỏi bị chỉ trích.

Tòa án quận Pathumwan ở Bangkok đã tuyên án 4 tháng tù giam, 2 năm tù treo và phạt 11.200 baht (313,81 USD) đối với 6 nhân vật hàng đầu của Đảng Future Forward, tiền thân của đảng Move Forward, và hai nhà hoạt động khác -- luật sư của họ, ông Krisadang Nutcharus, nói. Các cáo buộc liên quan đến một cuộc tuần hành mà họ lãnh đạo với hàng ngàn người ủng hộ tham gia vào tháng 12/2019 tại thủ đô Thái Lan.

Luật sư của họ cho biết thêm rằng có 8 người bị kết án, bao gồm giám đốc điều hành doanh nghiệp Thanathorn Juangroongruangkit và thành viên quốc hội Piyabutr Saengkanokkul. Tất cả đều dự định kháng cáo bản án.

Ông Pita có thể bị loại khỏi quốc hội nếu kháng cáo của ông thất bại và tòa án giữ nguyên phán quyết. Luật pháp Thái Lan không cho phép những người bị kết án về các tội nghiêm trọng được giữ ghế trong quốc hội.

Đảng Move Forward hiện có nguy cơ bị giải tán và các lãnh đạo của đảng bị cấm tham gia chính trường sau khi các luật sư và phe đối lập đưa ra nhiều thách thức pháp lý hơn sau phán quyết của tòa án hiến pháp.

Move Forward là đảng lớn nhất trong quốc hội sau chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử năm ngoái trên cương lĩnh chống lại các nguyên tắc truyền thống, bao gồm việc xóa bỏ độc quyền kinh doanh và hạn chế ảnh hưởng chính trị cố hữu của quân đội.

Chương trình nghị sự tự do của đảng và sức hấp dẫn to lớn của các cử tri trẻ và thành thị là mối đe dọa đối với hiện trạng ở Thái Lan. Tuy nhiên, những nỗ lực thành lập chính phủ của đảng này vào năm ngoái đã bị ngăn cản bởi thượng viện, vốn ủng hộ thiết chế quân chủ bảo thủ thân quân đội.


***************

voatiengviet.com

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thề bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ ly khai

Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm thứ Hai (5/2) tuyên bố sẽ “thực thi nghiêm ngặt” chủ quyền của đất nước, tham gia cùng hàng loạt các quan chức an ninh cam kết bảo vệ quốc gia sau những lời đe dọa ly khai của cựu tổng thống Rodrigo Duterte.

Ông Duterte hôm 30/1 kêu gọi độc lập cho hòn đảo quê hương ông là Mindanao, miền nam Philippines, khi liên minh của ông với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tan rã vào tuần trước vì những bất đồng xung quanh nỗ lực sửa đổi hiến pháp.

“Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng là bảo đảm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia như được ghi trong hiến pháp”, Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro nói.

“Chúng tôi sẽ thực thi nghiêm túc nhiệm vụ này dù là đối nội hay đối ngoại”, ông nói thêm.

Phát biểu của ông Teodoro lặp lại những tuyên bố tương tự của cố vấn an ninh quốc gia, người hôm Chủ nhật tuyên bố chính phủ sẽ không ngần ngại “sử dụng quyền lực và lực lượng của mình để dập tắt và ngăn chặn mọi nỗ lực nhằm chia cắt nền Cộng hòa”.

Bộ Tư pháp Philippines hôm thứ Hai cũng nhấn mạnh rằng “bộ này kiên quyết chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu” sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và kêu gọi người dân Philippines “bác bỏ các hệ tư tưởng ly khai”.

Ông Duterte đã làm nên lịch sử khi trở thành tổng thống Philippines đầu tiên đến từ đảo Mindanao giàu tài nguyên, nơi đã bị ảnh hưởng bởi bạo lực và xung đột trong nhiều thập niên khi chính phủ chiến đấu với phiến quân và những kẻ cực đoan. Tình trạng bất ổn đã làm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và khiến nhiều ngôi làng nơi đây rơi vào cảnh nghèo đói.

Người đứng đầu Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP), Romeo Brawner, khi đến thăm các trại quân sự ở Mindanao hôm Chủ nhật đã nhắc nhở quân đội rằng “chúng ta đã tuyên thệ rằng chúng ta sẽ luôn tuân theo mệnh lệnh, trung thành với hiến pháp và các cơ quan được thành lập hợp pháp của chúng ta”.

Ông nói: “Chúng ta hãy tiếp tục chứng tỏ rằng với một AFP mạnh mẽ và đoàn kết, chúng ta sẽ có một Philippines đoàn kết và mạnh mẽ”.


**************

bbc.com

Tàu Trung Quốc tới Maldives gây căng thẳng cho Ấn Độ


Tàu Hướng Dương Hồng 3 neo đậu tại Honolulu, Hawaii

Nguồn hình ảnh, William J. Cooke

Chụp lại hình ảnh,

Tàu Hướng Dương Hồng 3 neo đậu tại Honolulu, Hawaii (Mỹ) trong một sự kiện trước đây

  • Tác giả, Anbarasan Ethirajan
  • Vai trò, BBC News

Một tàu nghiên cứu Trung Quốc dự kiến cập cảng ở Maldives trong tuần này đang làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh, Delhi và Male.

Theo thông tin chính thức, tàu Hướng Dương Hồng 3 tới Male để "cập cảng, luân chuyển nhân sự và bổ sung". Nói tóm lại, đây là một chuyến cập cảng hoàn toàn vô hại.

Nhưng Delhi nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác. Họ coi sự hiện diện của con tàu ít nhất thể hiện một sự lạnh nhạt về ngoại giao. Thậm chí, một số người lo ngại, đây có thể là một sứ mệnh thu thập dữ liệu của để quân đội Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động tàu ngầm.

Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc đã bác bỏ mối lo ngại của Delhi.

Chu Ba, cựu Đại tá Quân đội Trung Quốc, nói với BBC: "Các tàu Trung Quốc thực hiện nghiên cứu khoa học ở Ấn Độ Dương. Hoạt động của tàu trên vùng biển quốc tế là hoàn toàn hợp pháp."

"Đôi khi các tàu cần được bổ sung nhiên liệu, thực phẩm và nước. Vì vậy, họ cập cảng ở nước thứ ba, điều này là bình thường. Bời thế, chính phủ Ấn Độ không nên ồn ào về điều đó. Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ," ông Chu, hiện đang làm việc tại Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh, bình luận.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cho tàu đi gần vùng biển Ấn Độ.




Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương trong bối cảnh hai nước vẫn tranh chấp lâu dài về biên giới trên dãy Himalaya

Hai tàu ngầm hải quân Trung Quốc đã ghé cảng Colombo, Sri Lanka hồi 2014 và hai tàu nghiên cứu Trung Quốc đã đến thăm quốc gia nằm gần cực nam Ấn Độ này trong hai năm qua, khiến Ấn Độ không hài lòng.

Tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 3 ban đầu dự định đến thăm Colombo để tiếp nhiên liệu trước khi tới Maldives. Nhưng kế hoạch đã bị gác lại, theo Tharaka Balasuriya, Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Sri Lanka.

Ông Balasuriya nói với BBC: “Trong một năm này, chúng tôi muốn phát triển công nghệ và chuyên môn của mình để có thể tham gia vào các hoạt động nghiên cứu trên cơ sở bình đẳng”.

Tuy nhiên, quyết định dừng các tàu nghiên cứu của Colombo được cho là do sự phản đối mạnh mẽ từ Ấn Độ đối với các chuyến thăm của tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự phản đối của Ấn Độ dường như không mấy tác dụng ở Maldives.

Maldives bao gồm khoảng 1.200 đảo san hô và rạn vòng ở giữa Ấn Độ Dương. Quốc gia này từ lâu đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ. Nhưng Tổng thống Mohamed Muizzu muốn thay đổi điều đó. Ông mới nhậm chức vào tháng 11 và được cho là thân Trung Quốc.

Chiến dịch tranh cử của ông dựa trên nền tảng 'India Out', yêu cầu Delhi rút khoảng 80 quân nhân Ấn Độ đóng trên quần đảo này. Ấn Độ cho biết quân đội có mặt tại đảo quốc này để bảo trì và vận hành ba máy bay trinh sát và cứu hộ do Delhi tài trợ nhiều năm trước.

Chính phủ Maldives đã đưa ra tối hậu thư cho Delhi phải rút quân trước ngày 15 tháng 3, hai ngày trước cuộc bầu cử quốc hội của nước này. Hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao để giải quyết vấn đề.

Sau cuộc đàm phán ở Delhi vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Maldives cho biết Ấn Độ đã đồng ý "thay thế nhân viên quân sự" và đợt đầu tiên sẽ rời đi trước ngày 10/3 và số còn lại vào tuần thứ hai của tháng 5.

Maldives

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Maldives lâu nay vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ nhưng tân tổng thống nước này muốn thay đổi điều đó

Maldives từ lâu đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ nhưng tân tổng thống nước này muốn thay đổi điều đó

Vào tháng 12, chính quyền của ông Muizzu cũng tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận khảo sát thủy văn lập bản đồ đáy biển trong vùng lãnh hải Maldives mà chính phủ trước đó ký kết với Ấn Độ.

Trên thực tế, các mối quan hệ đã xấu đi đến mức không một lãnh đạo cấp cao nào của chính phủ Maldives tham dự sự kiện 75 Ngày Cộng hòa Ấn Độ do Cao ủy Ấn Độ tại Male tổ chức hồi cuối tháng Một.

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã trải thảm đỏ chào đón ông Muizzu khi ông có chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày vào tháng trước. Kể từ chuyến đi đó, nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã đến thăm Maldives. Ông Muizzu cũng đã công bố một số dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ.

Sự thay đổi đột ngột trong lập trường của Male đối với Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại ở Delhi, nơi coi đảo quốc này có ý nghĩa chiến lược.

Trung Quốc, với lực lượng hải quân đang mở rộng nhanh chóng, có thể cũng muốn tiếp cận một địa điểm chiến lược quan trọng như vậy và Ấn Độ muốn ngăn chặn điều đó.

Shyam Saran, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, nói với BBC: “Tất nhiên, Maldives rất quan trọng; đó là sườn phía nam Ấn Độ Dương của Ấn Độ”.

Ông Saran cho biết: “Chúng tôi đã rất thận trọng về những gì đang xảy ra ở Sri Lanka, chúng tôi cũng sẽ rất thận trọng về chuyện ở Maldives”.

Tàu thăm dò Trung Quốc tới Sri Lanka

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ấn Độ trước đó đã phản đối mạnh mẽ các chuyến thăm của tàu nghiên cứu Trung Quốc tới Sri Lanka

Nhưng không chỉ Delhi lo lắng về mối quan hệ với Male.

Đảng Dân chủ Maldives (MDP) đối lập và các đảng khác đã thúc giục chính phủ của ông Muizzu điều chỉnh đường lối và cho rằng việc chống lại một nước láng giềng khổng lồ như Ấn Độ không có lợi cho đất nước. Tuần trước, MDP cho biết họ thậm chí còn dự tính tiến hành thủ tục luận tội ông Muizzu.

Là một đảo quốc nhỏ, Maldives phụ thuộc vào Ấn Độ về phần lớn lương thực, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tiến bộ công nghệ. Nhiều người Maldives tới Ấn Độ để chữa bệnh.

Aik Ahmed Easa, một luật sư ở Male có liên kết với đảng đối lập MDP, nói với BBC: “Hầu hết mọi người ở đây đều nghĩ rằng chính phủ đã đẩy thái độ thù địch chống lại Ấn Độ đi quá xa và điều đó hoàn toàn không cần thiết.”

Ông nói: “Maldives là một quốc gia nhỏ. Nhưng tới đây là giai đoạn nguy hiểm khi chúng ta đang rơi vào cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường châu Á.”

Văn phòng Tổng thống Maldives và Ngoại trưởng không trả lời yêu cầu bình luận.

Ông Chu nói rằng các tàu sân bay Trung Quốc và các tàu hỗ trợ của họ rồi cũng sẽ tới Ấn Độ Dương. Ông nói, nếu Ấn Độ làm gián đoạn việc bổ sung nguồn cung cấp cho các tàu này ở một nước thứ ba - như Sri Lanka - thì Bắc Kinh sẽ "nổi giận".


************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) – Căng thẳng ngoại giao Pháp-Nga. Hôm nay, 05/02/2024, bộ Ngoại Giao Pháp thông báo triệu mời đại sứ Nga tại Paris để lên án các vụ oanh kích của quân đội Nga đã làm hai nhân viên họat động nhân đạo người Pháp bị thiệt mạng tại Ukraina hồi tuần trước. Theo nguồn tin ngoại giao Pháp, nhân dịp này, Paris cũng lên án tình trạng gia tăng bóp méo thông tin nhắm vào Pháp, liên quan đến các thông tin nói rằng có lính đánh thuê Pháp tại Ukraina mà bộ Quân Lực Pháp đã xác định là « chiến dịch có phối hợp của Nga ».

(AFP) – Ankara xác nhận tổng thống Nga sắp thăm Thổ Nhĩ Kỳ.Tối 04/02/2023, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Halan Fidan xác nhận tổng thống Nga Vladimir Putin sắp tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không cho biết thời điểm cụ thể. Trên kênh truyền hình TRT Haber, ông Fidan cho biết : « Chuyến thăm của ông Putin đã được dự trù từ trước có thể sẽ diễn ra sớm hơn. » Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ nói chuyến thăm sẽ diễn ra vào ngày 12/02. Tuy nhiên, được AFP hỏi, phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối khẳng định cũng như không cho biết địa điểm tổng thống Recep Tayyip Erdogan dự định tiếp đón người đồng cấp Nga.

(AFP) – Anh xét xử người Úc tự nhận là cha đẻ tiền ảo Bitcoin. Hôm nay 05/02/2024, phiên tòa xét xử Craig Wright, một người Úc tự nhận là cha đẻ của tiền ảo Bitcoin, mở ra tại Luân Đôn và dự kiến ​​sẽ kéo dài đến giữa tháng Ba. Ông Craig Wright, nhân viên tin học 53 tuổi, từng tuyên bố mình là nhà sáng lập bí ẩn của bitcoin. Trong gần một tháng rưỡi, Tòa án Tư pháp Tối cao Anh sẽ làm việc để xác định xem liệu ông Wright có phải là cha đẻ của Bitcoin như ông đã viết trong « sách trắng » về nguồn gốc của Bitcoin, dưới bút danh Satoshi Nakamoto vào tháng 10/2008 hay không. Craig Wright không phải là người đầu tiên tự nhận là cha đẻ của bitcoin. Một trong những người bị nghi ngờ đầu tiên, Dorian Nakamoto, một kỹ sư người Mỹ gốc Nhật được một nhà báo của tạp chí Newsweek xác định là Satoshi vào năm 2014, hiện phủ nhận mọi liên quan đến việc tạo ra tiền điện tử huyền thoại.

(AFP) – Quốc Hội Hungary họp bất thường về hồ sơ Thụy Điển gia nhập NATO. Theo đề nghị của các nghị sĩ đối lập, hôm nay, 05/02/2024, Quốc Hội Hungary họp bất thường đề bàn về vấn đề liên quan đến việc Thụy Điển gia nhập NATO. Tuy nhiên, đảng cầm quyền dự trù tẩy chay phiên họp. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc gia nhập NATO cho Thụy Điển hồi tháng trước, Hungary là nước cuối cùng phủ quyết việc quốc gia Bắc Âu này gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Hungary là thành viên duy nhất của EU duy trì mối quan hệ chặt chẽ với điện Kremlin, đã ủng hộ về mặt nguyên tắc cho ứng cử viên của Thụy Điển, nhưng đã trì hoãn việc phê chuẩn cuối cùng từ nhiều tháng nay.

(AP) – Gần 100 binh sĩ Miến Điện chạy sang biên giới Bangladesh. Theo một quan chức cảnh sát biên phòng Bangladesh hôm nay, 05/02/2024, có khoảng gần 100 viên cảnh sát biên phòng Miến Điện đã bỏ trốn và trú ẩn ở Bangladesh trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh Miến Điện và quân đội Arakan sắc tộc thiểu số, bang Rakhine. Phát ngôn viên lực lượng biên phòng Bangladesh cho biết là số người này đã bị tước vũ khí và đưa đến những nơi an toàn.

(AFP) – Maldives sẽ củng cố quân đội sau khi yêu cầu Ấn Độ rút quân. Đảo quốc Maldives, tuy nhỏ nhưng nằm ở một ví trí chiến lược, và do vậy, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Maldives (FNDM) vốn khiêm tốn, sẽ được củng cố thành một đội quân hiện đại có khả năng bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn của mình. Đây là tuyên bố của tân tổng thống Mohamed Muizzu ngày hôm nay, 05/02/2024, trong bài phát biểu đầu tiên ở Nghị Viện sau khi đã cảnh báo Ấn Độ có hai tháng rút hết binh sĩ ra khỏi quần đảo bắt đầu từ ngày 10/03.

(AFP) – Hồng Kông : Một công ty đa quốc gia bị đánh lừa bằng deepfake mất 26 triệu đô la. Cảnh sát Hồng Kông, hôm Chủ Nhật, 04/02/2024, cho biết những kẻ lừa đảo đã sử dụng công nghệ deepfake giả danh lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp yêu cầu một nhân viên chuyển tiền vào nhiều tài khoản được chỉ định. Vụ việc xảy ra ngày 29/01, và khoảng 26 triệu đô la Mỹ đã bị mất qua 15 đợt chuyển khoản. Công nghệ Deepfake là hình thức sử dụng một đoạn ghi âm hay hình được thực hiện hay sửa đổi bằng trí tuệ nhân tạo.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm