Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 11-01 -2024:
***********
Hàng chục thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đang ủng hộ luật ca ngợi dân chủ ở Đài Loan, theo một bản sao nghị quyết mà Reuters nhìn thấy hôm 10/1, một biện pháp có thể khiến Bắc Kinh tức giận vài ngày trước cuộc bầu cử ở Đài Loan.
“Đã quyết định, rằng Thượng viện… cam kết hỗ trợ khả năng tự vệ của Đài Loan và quyền tự do của người dân thông qua biện pháp răn đe hiệu quả bằng cách sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh của Hoa Kỳ,” nghị quyết có ít nhất 28 nhà bảo trợ của Đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Thượng viện nhấn mạnh.
Nghị quyết ca ngợi “nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự sinh động, nền kinh tế đa dạng và hệ thống chính trị ổn định” của Đài Loan, đồng thời đối lập điều đó với tình hình ở Trung Quốc.
Cử tri Đài Loan sẽ tham gia các cuộc bỏ phiếu vào ngày 13/1 cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong bối cảnh khẩu chiến gay gắt giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn coi hòn đảo này là lãnh thổ của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Đài Loan.
Chính phủ Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện một chiến dịch can thiệp bầu cử chưa từng có, sử dụng mọi thứ từ hoạt động quân sự đến các chế tài thương mại để tác động đến cuộc bỏ phiếu đối với các ứng cử viên mà Bắc Kinh có thể ưa thích.
Các nhà bảo trợ nghị quyết hy vọng nó sẽ được nhất trí thông qua trong tuần này.
Đảng viên Đảng Cộng hòa Dan Sullivan, người dẫn đầu nghị quyết cùng với Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Tim Kaine, nói: “Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng đối với Hoa Kỳ theo cách thức lưỡng đảng là thể hiện sự ủng hộ và cam kết ổn định, kiên định đối với nền dân chủ của Đài Loan và tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm tăng cường răn đe qua Eo biển.”
Ông nhấn mạnh rằng những người ủng hộ biện pháp này không chọn phe trong cuộc đua tổng thống Đài Loan. Ông nói với Reuters: “Có ba ứng cử viên mạnh, ba đảng mạnh. Cam kết của chúng tôi chỉ cần hướng tới một quy trình công bằng và không bị các hoạt động cưỡng bức của Bắc Kinh phá hoại”.
Hoa Kỳ là nước cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan mặc dù thiếu quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình.
Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden năm ngoái đã yêu cầu Thượng viện phê duyệt hàng tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho Đài Loan, nhưng các nhà lập pháp vẫn chưa bỏ phiếu về yêu cầu của ông. Đảng Cộng hòa nhấn mạnh rằng gói viện trợ - bao gồm cả tiền cho cuộc chiến giữa Ukraine với Nga - gắn liền với việc cải tổ chính sách di trú của Hoa Kỳ.
Ông Sullivan cho biết các nhà đàm phán đang “đạt được tiến bộ” đối với yếu tố Đài Loan trong yêu cầu tài trợ bổ sung, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc liệu đảng Dân chủ có đồng ý với yếu tố an ninh biên giới quan trọng hay không.
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã lên kế hoạch đưa ra một biện pháp gần như giống hệt nhau đối với Đài Loan.
Đại diện hàng đầu của Đài Loan tại Hoa Kỳ, Dư Đại Lôi, đã gặp Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hôm 9/1, khiến Trung Quốc phản đối.
Trung Quốc thường xuyên phản đối bất kỳ hình thức nào mà họ coi là liên lạc chính thức giữa các quan chức Đài Loan và Mỹ, nói rằng đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ Trung-Mỹ.
*********
Đăng ngày:
4 phút
(Reuters) - Tổng thống Indonesia đề cập tình hình Biển Đông với đồng nhiệm Philippines. Ngày 09/01/2024, trước khi lên đường công du Philippines, tổng thống Joko Widodo cho biết tình hình Biển Đông và thương mại song phương nằm trong số những chủ đề sẽ được ông đề cập với đồng nhiệm Marcos Jr. Trước cuộc họp Widodo-Marcos, ngoại trưởng hai nước đã gặp nhau tại Manila ngày 09/01 và thảo luận về ba chủ đề chính : thương mại song phương, tình hình trong vùng - trong đó có tranh chấp chủ quyền Biển Đông - và khủng hoảng Miến Điện.
(Reuters) - Kim Jong Un tái khẳng định « nghiền nát » Hàn Quốc. Theo cơ quan truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA ngày 10/01/2024, ông Kim Jong Un đã đến thăm nhiều nhà máy sản xuất vũ khí trong tuần này, đăng ảnh ông Kim thị sát nhiều bệ phóng tên lửa di động tầm ngắn. Ông nhấn mạnh đến « tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất vũ khí chủ đạo ». Theo nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đã đến lúc coi Hàn Quốc là quốc gia « thù nghịch nhất » và đổ lỗi cho Seoul buộc Bình Nhưỡng phải củng cố quân đội, tăng cường khả năng răn đe hạt nhân.
(NHK) - Nhật Bản : Người Việt sống trong khó khăn sau trận động đất ở tỉnh Ishikawa. Trả lời phỏng vấn đài NHK ngày 09/01/2024, Nguyen Thi Quynh cho biết sau thời gian tạm trú tại một trung tâm cứu hộ địa phương sau trận động đất ngày 01/01, cô cùng với 17 lao động kỹ thuật khác người Việt được về nơi cư ngụ nhưng từ đó họ không có được nước sạch, trong khi nguồn nước giếng có những vật thể lạ. Ngày 10/01, chính phủ Tokyo cho biết sẽ áp dụng các « biện pháp đặc biệt », chấp nhận đơn xin kéo dài thời gian lưu trú, đối với người nước ngoài bị tác động vì động đất ở bán đảo Noto. Số người thiệt mạng trong trận động đất đã tăng lên 206.
(AFP) - Anh, Mỹ đẩy lùi « vụ tấn công quy mô nhất » từ trước đến nay của Houthi ở Hồng Hải. Theo bộ trưởng Quốc Phòng anh Grant Shapps, quân đội Anh và Mỹ đã phá vụ tấn công trong đêm 09 rạng sáng 10/01/2024. Trước đó vài giờ, Hoa Kỳ cho biết đã bắn hạ 18 drone và 3 tên lửa do lực lượng nổi dậy ở Yemen phóng đi. Vụ tấn công được Bộ Tư lệnh Chỉ Huy quân đội Mỹ ở Trung Đông (Centcom) đánh giá là « phức tạp theo mô hình của Iran nhờ hỗ trợ của drone, tên lửa hành trình chống hạm và một tên lửa đạn đạo chống hạm ».
(Le Figaro) - Một tin tặc Pháp bị Mỹ kết án 3 năm tù. Sébastien Raoult, 22 tuổi, bị cáo buộc đánh cắp dữ liệu mật của hơn 60 doanh nghiệp, trong đó có một số công ty ở vùng Seattle, Mỹ và sau đó bán trên các trang web lậu (darkweb). Bị bắt ở Maroc, Sébastien Raoult bị dẫn độ sang Mỹ năm 2023. Trong phiên xử ngày 09/01/2024, thanh niên Pháp đã bị kết án 3 năm tù vì gian lận tin học, trộm cắp danh tính và bị buộc trả 5 triệu đô la thiệt hại gây ra cho các nạn nhân.
(AFP) - Hồng Kông : Một người bị kết án vì mặc áo phông « xúi giục nổi loạn ». Một người đàn ông Hồng Kông 26 tuổi, hôm nay 10/01/2024, bị kết án 3 tháng tù vì mặc áo phông « xúi giục nổi loạn », có in các khẩu hiệu thường được hô vang trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 2019. Người này bị bắt giữ vào tháng 11/2023 tại sân bay Hồng Kông khi chuẩn bị đáp chuyến bay đến Đài Loan.
(AFP) - Hoa Kỳ : Bão lớn khiến 3 người chết. Nhà chức trách thông báo một cơn bão mùa đông dữ dội đã ập vào lãnh thổ Hoa Kỳ vào hôm qua 09/01/2024, gây ra lốc xoáy ở miền Nam khiến 3 người thiệt mạng. Gió mạnh và bão tuyết cũng đang hoành hành ở miền Bắc khiến hàng trăm hộ gia đình mất điện. Ngoài ra, cơ quan khí tượng Mỹ cho biết bờ biển phía đông của đất nước cũng đang hứng chịu mưa lớn gây lũ lụt, đi kèm gió mạnh với sức giật có thể vượt quá 80 km/h.
***********
Một nhóm di dân vượt biên trái phép từ Pháp sang Ireland đã bị phát hiện hôm 08/01/2024 trong một chiếc xe đông lạnh ở cảng Rosslare, đông nam đất nước. Nhóm này chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.
Đăng ngày:
1 phút
Từ Dublin, thông tín viên Clémence Pénard tường trình :
9 đàn ông, 3 phụ nữ và 2 trẻ em, tổng cộng 14 người được tìm thấy bình an vô sự.
Trước tiên, cảnh sát Anh đã được báo bằng một cuộc gọi cầu cứu trong tuyệt vọng của một trong số người này, trong khi họ vẫn đang trốn trong chiếc xe tải, được vận chuyển bằng phà đi tới Ireland.
Khi phà cập cảng Rosslare, rất nhiều xe cứu thương đã có mặt tại chỗ. Nhân viên y tế lo ngại một số người trong xe tải đông lạnh bị hạ thân nhiệt, có nguy cơ mất nước hoặc thậm chí ngạt thở, nhưng dường như tất cả đều khỏe mạnh.
Theo cảnh sát, cuộc điều tra đang được tiến hành : trong xe tải chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar thở phào nhẹ nhõm vì sự kiện này không trở thành một bi kịch và ông cho biết đơn xin tị nạn của họ sẽ được xử lý nhanh nhất có thể.
*********
Lực lượng Mỹ, Anh đẩy lùi ‘cuộc tấn công lớn nhất’ của Houthis ở Biển Đỏ
Lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Anh hôm 9/1 đã bắn hạ 21 thiết bị bay không người lái và tên lửa do lực lượng Houthi trú đóng ở Yemen bắn về phía nam Biển Đỏ, Hoa Kỳ cho biết, trong khi Anh nói hàm ý sẽ có các biện pháp tiếp theo để bảo vệ các tuyến vận tải quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho hay đây là cuộc tấn công lớn nhất trong khu vực của phiến quân tính đến nay, khi cuộc chiến kéo dài ba tháng giữa Israel và Hamas ở Gaza lan sang các khu vực khác ở Trung Đông.
“Đây là một tình huống không thể kéo dài”, ông Shapps nói với các phóng viên, đồng thời nói rằng “hãy theo dõi thêm”, ám chỉ những hành động có thể diễn ra tiếp theo từ phía Anh và các đối tác quốc tế.
“Tình trạng này không thể tiếp diễn và không được phép tiếp diễn”, bộ trưởng Anh nói.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ cho biết không có thương tích hay thiệt hại nào được báo cáo, đồng thời nói rằng đây là vụ tấn công thứ 26 của Houthi nhằm vào các tuyến vận tải thương mại ở Biển Đỏ kể từ ngày 19/11.
Sau đó trong cùng ngày, người phát ngôn của lực lượng Houthi Yahya Saree cho hay các chiến binh được Iran hậu thuẫn đã phóng một số lượng lớn tên lửa đạn đạo, tên lửa hải quân và thiết bị bay không người lái vào một tàu Mỹ đang “hỗ trợ” cho Israel.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Saree không cho biết cuộc tấn công của Houthi xảy ra khi nào hoặc con tàu có bị thiệt hại gì hay không, nếu có, nhưng nói rằng hoạt động này là “phản ứng ban đầu” đối với cuộc tấn công trước đó của Mỹ khiến 10 chiến binh Houthi thiệt mạng.
Hạm đội 5 của Hoa Kỳ, có căn cứ tại vùng Vịnh, cùng với lực lượng hải quân của Anh được triển khai để bảo vệ hoạt động vận tải trên Biển Đỏ trước tình trạng các cuộc tấn công của Houthi ngày càng gia tăng.
Hạm đội này không trả lời ngay lập tức cho lời đề nghị đưa ra bình luận của Reuters.
**********
Hoa Kỳ và các đồng minh hôm 10/1 lên án điều mà họ mô tả là việc Nga bắn phi đạn của Triều Tiên vào Ukraine. Washington gọi hành động này là ghê tởm và Seoul gọi Ukraine là địa điểm thử nghiệm phi đạn có khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về cuộc chiến kéo dài gần hai năm do Nga xâm lược Ukraine, đại sứ Nga nói Mỹ dường như đang truyền bá thông tin “sai lạc”.
Tuy nhiên, ông không phủ nhận thẳng thừng rằng Nga đang sử dụng vũ khí của Triều Tiên, điều mà Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Robert Wood và các đồng minh khác của Mỹ cho rằng sẽ vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc.
“Thật ghê tởm khi một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lại vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng để tấn công một quốc gia thành viên khác của Liên hiệp quốc, những vi phạm làm tăng thêm đau khổ cho người dân Ukraine, ủng hộ cuộc chiến tàn khốc của Nga và phá hoại chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu,” ông Wood nói.
Trước đó, Mỹ và 7 quốc gia khác cáo buộc Nga lợi dụng vị thế thành viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội đồng bằng cách mua phi đạn của Triều Tiên và bắn vào Ukraine, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng.
Tuyên bố của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an bao gồm Anh, Pháp và Mỹ, các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Malta, Slovenia và Hàn Quốc cũng như Nhật Bản và Ukraine nhấn mạnh: “Một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an sẵn sàng tham gia vào những vi phạm này thể hiện sự lợi dụng rõ ràng vị thế của họ”.
Việc Nga có quyền phủ quyết tại Hội đồng, cũng như Anh, Trung Quốc, Pháp và Mỹ, đảm bảo một cách hiệu quả rằng cơ quan này không thể trừng phạt Moscow.
Tuần trước, Tòa Bạch Ốc cho biết Nga gần đây đã sử dụng phi đạn đạn đạo tầm ngắn có nguồn gốc từ Triều Tiên để tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Ukraine, trích dẫn thông tin tình báo mới được giải mật.
Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận việc tiến hành bất kỳ thỏa thuận vũ khí nào nhưng năm ngoái họ cam kết sẽ tăng cường quan hệ quân sự.
Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine kể từ khi nước này xâm chiếm gần hai năm trước.
Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vasily Nebenzya nói việc các nước phương Tây đã kêu gọi họp Hội đồng Bảo an là một cuộc diễn tập “tuyên truyền chống Nga” nhưng không đưa ra lời phủ nhận rõ ràng rằng Moscow đã bắn phi đạn của Triều Tiên vào Ukraine.
“Hôm nay, các thành viên phương Tây của Hội đồng Bảo an nhắc lại ‘sự kiện’ rằng quân đội Nga đang sử dụng phi đạn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine,” ông Nebenzya nói và cho biết một đại diện của Không quân Ukraine đã phủ nhận rằng không có bất kỳ bằng chứng nào “về ‘sự kiện’ này. Vì vậy, Mỹ dường như đang lan truyền thông tin sai lạc mà không hề tốn công sức kiểm tra trước”.
Đại sứ Hàn Quốc nói việc Nga sử dụng phi đạn của Triều Tiên đã mang lại cho Bình Nhưỡng “những hiểu biết có giá trị về mặt kỹ thuật và quân sự” về vũ khí của nước này.
Đại sứ Hàn Quốc Hwang Joon-kook nói: “Bằng cách xuất khẩu phi đạn sang Nga, Triều Tiên sử dụng Ukraine làm địa điểm thử nghiệm phi đạn có khả năng hạt nhân”.
“Một số chuyên gia đánh giá rằng các phi đạn bắn vào Ukraine là KN-23 mà Triều Tiên tuyên bố có thể mang đầu đạn hạt nhân”, ông nói thêm và cho biết một phi đạn đã bay được 460 km, khoảng cách từ bãi phóng của Triều Tiên tới thành phố Pusan của Hàn Quốc.
Ông nói: “Theo quan điểm của Hàn Quốc, đây chỉ là một cuộc tấn công mô phỏng”.
***********
Iraq muốn các lực lượng quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo rút đi nhanh chóng và có trật tự khỏi lãnh thổ của mình nhưng chưa đặt ra thời hạn, Thủ tướng Mohammed Shia al-Sudani nói, mô tả sự hiện diện của các lực lượng này gây ra bất ổn giữa bối cảnh cuộc chiến Gaza lan tỏa trong khu vực.
Lời kêu gọi lâu nay của hầu hết các nhánh Hồi giáo Shi’ite, trong đó có nhiều nhóm thân Iran, về việc rút quân liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo càng trở nên mạnh mẽ sau một loạt cuộc tấn công của Mỹ vào các nhóm chiến binh liên hệ với Iran, cũng là một phần của lực lượng an ninh chính thức của Iraq.
Những cuộc tấn công này nhằm đáp trả hàng chục đòn đánh bằng thiết bị không người lái và tên lửa nhắm vào lực lượng Mỹ kể từ khi Israel phát động cuộc chiến ở dải Gaza, làm dấy lên lo ngại rằng Iraq một lần nữa có thể trở thành đấu trường cho xung đột khu vực.
Ông Sudani nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn ở Baghdad hôm 9/1: “Cần phải sắp xếp lại mối quan hệ này để nó không trở thành mục tiêu hay biện minh cho bất kỳ bên nào, trong hay ngoài nước, nhằm phá hoại sự ổn định ở Iraq và khu vực”.
Đưa ra những chi tiết đầu tiên trong ý tưởng về tương lai của liên minh kể từ thông báo hôm 5/1 rằng Iraq sẽ bắt đầu quá trình khép lại hoạt động của liên minh, ông Sudani nói việc rút quân nên được đàm phán theo “một quá trình thông hiểu và đối thoại”.
“Chúng ta hãy cũng đồng ý về khung thời gian (cho sự rút lui của liên minh), một cách trung thực và nhanh chóng, để họ không ở đây lâu cũng như không tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công”, ông Sudani nói, đồng thời lưu ý rằng chỉ khi Israel chấm dứt chiến tranh ở Gaza thì mới có thể ngăn chặn nguy cơ leo thang trong khu vực.
“(Kết thúc chiến tranh ở Gaza) là giải pháp duy nhất. Nếu không, chúng ta sẽ thấy đấu trường xung đột ngày càng mở rộng ở một khu vực nhạy cảm đối với thế giới, nơi nắm giữ phần lớn nguồn cung cấp năng lượng”, ông Sudani nói.
Việc Mỹ rút quân có thể sẽ làm tăng mối lo ngại ở Washington về ảnh hưởng của kẻ thù lâu năm là Iran đối với giới cầm quyền ở Iraq. Các nhóm Shi’ite được Iran hậu thuẫn đã mạnh lên ở Iraq sau cuộc xâm chiếm do Mỹ dẫn đầu năm 2003.
Lầu Năm Góc hôm 8/1 nói rằng họ không có kế hoạch rút quân đội Mỹ về nước, vốn đang hiện diện ở Iraq theo lời mời của chính phủ nước này.
Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC, là một trong những nước chỉ trích gay gắt nhất chiến dịch Gaza của Israel, mô tả vụ giết hại hàng loạt và buộc thường dân Palestine di dời là một trường hợp diệt chủng điển hình, trong khi Israel kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.
Tuy nhiên, chính phủ Iraq cũng nhiều lần nói các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang nhắm vào lực lượng nước ngoài và cơ quan ngoại giao ở Iraq là bất hợp pháp và đi ngược lại lợi ích của đất nước, đồng thời cho hay họ đã bắt giữ một số thủ phạm và ngăn chặn các cuộc tấn công.
Bên cạnh đó, Baghdad lên án các cuộc tấn công của Mỹ vào các căn cứ được các nhóm trên sử dụng, cũng như cuộc tấn công gần đây nhắm vào một chỉ huy dân quân cấp cao ở trung tâm Baghdad, là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền.
Những người chỉ trích cho rằng các nhóm vũ trang, bao gồm Kataeb Hezbollah và Haraket Hezbollah al-Nujaba, sử dụng tư cách là thành viên của Lực lượng Tổng động viên (PMF) làm vỏ bọc. Đây là một lực lượng an ninh nhà nước vốn ban đầu là một nhóm dân quân được hình thành vào năm 2014.
Khi tấn công lực lượng Hoa Kỳ, họ hoạt động bên ngoài cơ quan chỉ huy, dưới ngọn cờ của Cuộc kháng chiến Hồi giáo ở Iraq. Nhưng khi Hoa Kỳ trả đũa, họ kêu than về những mất mát của mình với tư cách là thành viên của PMF và ngày càng gặt hái thành công trong việc tạo ra tâm lý chống Mỹ.
Các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo đã chiếm Iraq và lật đổ cựu lãnh đạo Saddam Hussein vào năm 2003 rồi rút quân vào năm 2011, nhưng sau đó quay trở lại năm 2014 để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo như một phần của liên minh quốc tế. Mỹ hiện có khoảng 2.500 quân ở Iraq.
Với việc Nhà nước Hồi giáo bị đánh bại về mặt lãnh thổ vào năm 2017 và sự sụp đổ kể từ đó, ông Sudani nói lý do hiện diện của liên minh đã kết thúc từ lâu.
***********
Vụ một vệ tinh của Trung Quốc được phóng ngang qua Đài Loan, gây ra báo động sai về một cuộc không kích, làm dấy lên một cơn bão chính trị trên hòn đảo này hôm 10/1 về động cơ của Trung Quốc, chỉ vài ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.
Văn phòng tổng thống Đài Loan nói họ không coi việc phóng vệ tinh bay qua miền nam Đài Loan là một nỗ lực nhằm can thiệp trước cuộc bầu cử, nhưng đảng đối lập chính đặt câu hỏi về việc tại sao đã có báo động.
Chính phủ hôm 9/1 đã phát đi hiệu lệnh báo động sai về một cuộc không kích sau khi tên lửa Trung Quốc mang theo vệ tinh khoa học bay qua miền nam Đài Loan ở độ cao hơn 500 km (310 dặm). Bộ Quốc phòng sau đó xin lỗi vì đã dịch sai lời báo động sang tiếng Anh, trong đó dùng từ “tên lửa”.
Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình trước sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Đài Bắc, đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào cuộc bỏ phiếu, dù là thông qua quân sự, chính trị, kinh tế hay các hình thức khác.
Trung Quốc nói những cáo buộc đó là “thủ đoạn bẩn thỉu”.
Ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Lai Ching-te ủng hộ việc Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố biểu đồ cho thấy đường bay của vệ tinh đi qua miền nam Đài Loan.
“Thông tin này xuất phát từ quyền được biết của người dân và không để dư luận hiểu lầm. Đồng thời, nếu phát hiện được mảnh vỡ nào thì có thể giao cho cơ quan chức năng liên quan. Đây là việc nên làm”, ông nói trong chiến dịch tranh cử hôm 10/1.
Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc cho biết trong một văn bản trả lời Reuters hôm 10/1 rằng việc phóng vệ tinh là một sự sắp xếp thường lệ hàng năm và “không liên quan gì đến cuộc bầu cử ở Đài Loan”.
Trung Quốc đã thực hiện hai vụ phóng vệ tinh trong hai ngày liên tiếp vào đầu tháng 12 từ một địa điểm phóng ở Nội Mông. Cả hai đều không bay qua Đài Loan hoặc gây ra cảnh báo.
Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, người theo dõi các vụ phóng vào không gian, nói với Reuters rằng khoang thứ nhất của tên lửa đã rơi xuống trong lãnh thổ Trung Quốc và khoang thứ hai bay qua Đài Loan ở độ cao tương đương với Trạm vũ trụ quốc tế.
“Nó ở rất cao trong không gian và thực sự đã đi vào quỹ đạo trước khi băng qua bờ biển của Trung Quốc đại lục”, ông McDowell nói. “Vì vậy, tôi nghĩ đây là phản ứng thái quá của Đài Loan. Các vệ tinh bay qua Đài Loan hàng ngày”.
Đảng đối lập lớn nhất Đài Loan, Quốc dân đảng (KMT), đã chỉ trích chính phủ, nói rằng hiệu lệnh báo động được phát đi về vụ phóng vệ tinh “không nên trở thành một công cụ bầu cử”.
Chủ tịch KMT, Eric Chu, nói với các phóng viên hôm 10/1 rằng mọi người lo ngại nhất là liệu thông tin báo động có phải bị phát ra nhầm hay không, hay những người phát hiệu lệnh có mục đích nào đó.
Ông nói: “Điều này giống như cách Đảng Dân Tiến (DPP) gần đây mô tả mọi thứ là sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc. Đây là một động thái mới khác của cái gọi là sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc”.
Vincent Chao, người phát ngôn của Phó Tổng thống Lai Ching-te, ứng cử viên tổng thống của đảng DPP cầm quyền, nói hiệu lệnh báo động này rất quan trọng để giúp người dân được cập nhật thông tin và yên tâm.
Bộ Quốc phòng Đài Loan trong một tuyên bố nói rằng việc phát ra thông tin động là dựa trên những cân nhắc về an ninh quốc gia và “hoàn toàn không có sự can thiệp chính trị” nào liên quan.
Tuy nhiên, họ nói thêm rằng mặc dù tuân thủ tính trung lập hành chính, hệ thống nhắn tin cảnh báo bằng tiếng Anh sẽ được các đơn vị liên quan xem xét lại toàn bộ và điều chỉnh.
Một nguồn tin an ninh Đài Loan am tường và phát biểu với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho hay Trung Quốc thường xuyên phóng các vệ tinh ở cự ly gần nhưng không bay qua Đài Loan nên các cảnh báo là không cần thiết vì khả năng các mảnh vỡ rơi xuống không phải là vấn đề đáng lo ngại.
************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 11-01 -2024:
***********
Hàng chục thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đang ủng hộ luật ca ngợi dân chủ ở Đài Loan, theo một bản sao nghị quyết mà Reuters nhìn thấy hôm 10/1, một biện pháp có thể khiến Bắc Kinh tức giận vài ngày trước cuộc bầu cử ở Đài Loan.
“Đã quyết định, rằng Thượng viện… cam kết hỗ trợ khả năng tự vệ của Đài Loan và quyền tự do của người dân thông qua biện pháp răn đe hiệu quả bằng cách sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh của Hoa Kỳ,” nghị quyết có ít nhất 28 nhà bảo trợ của Đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Thượng viện nhấn mạnh.
Nghị quyết ca ngợi “nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự sinh động, nền kinh tế đa dạng và hệ thống chính trị ổn định” của Đài Loan, đồng thời đối lập điều đó với tình hình ở Trung Quốc.
Cử tri Đài Loan sẽ tham gia các cuộc bỏ phiếu vào ngày 13/1 cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong bối cảnh khẩu chiến gay gắt giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn coi hòn đảo này là lãnh thổ của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Đài Loan.
Chính phủ Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện một chiến dịch can thiệp bầu cử chưa từng có, sử dụng mọi thứ từ hoạt động quân sự đến các chế tài thương mại để tác động đến cuộc bỏ phiếu đối với các ứng cử viên mà Bắc Kinh có thể ưa thích.
Các nhà bảo trợ nghị quyết hy vọng nó sẽ được nhất trí thông qua trong tuần này.
Đảng viên Đảng Cộng hòa Dan Sullivan, người dẫn đầu nghị quyết cùng với Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Tim Kaine, nói: “Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng đối với Hoa Kỳ theo cách thức lưỡng đảng là thể hiện sự ủng hộ và cam kết ổn định, kiên định đối với nền dân chủ của Đài Loan và tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm tăng cường răn đe qua Eo biển.”
Ông nhấn mạnh rằng những người ủng hộ biện pháp này không chọn phe trong cuộc đua tổng thống Đài Loan. Ông nói với Reuters: “Có ba ứng cử viên mạnh, ba đảng mạnh. Cam kết của chúng tôi chỉ cần hướng tới một quy trình công bằng và không bị các hoạt động cưỡng bức của Bắc Kinh phá hoại”.
Hoa Kỳ là nước cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan mặc dù thiếu quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình.
Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden năm ngoái đã yêu cầu Thượng viện phê duyệt hàng tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho Đài Loan, nhưng các nhà lập pháp vẫn chưa bỏ phiếu về yêu cầu của ông. Đảng Cộng hòa nhấn mạnh rằng gói viện trợ - bao gồm cả tiền cho cuộc chiến giữa Ukraine với Nga - gắn liền với việc cải tổ chính sách di trú của Hoa Kỳ.
Ông Sullivan cho biết các nhà đàm phán đang “đạt được tiến bộ” đối với yếu tố Đài Loan trong yêu cầu tài trợ bổ sung, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc liệu đảng Dân chủ có đồng ý với yếu tố an ninh biên giới quan trọng hay không.
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã lên kế hoạch đưa ra một biện pháp gần như giống hệt nhau đối với Đài Loan.
Đại diện hàng đầu của Đài Loan tại Hoa Kỳ, Dư Đại Lôi, đã gặp Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hôm 9/1, khiến Trung Quốc phản đối.
Trung Quốc thường xuyên phản đối bất kỳ hình thức nào mà họ coi là liên lạc chính thức giữa các quan chức Đài Loan và Mỹ, nói rằng đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ Trung-Mỹ.
*********
Đăng ngày:
4 phút
(Reuters) - Tổng thống Indonesia đề cập tình hình Biển Đông với đồng nhiệm Philippines. Ngày 09/01/2024, trước khi lên đường công du Philippines, tổng thống Joko Widodo cho biết tình hình Biển Đông và thương mại song phương nằm trong số những chủ đề sẽ được ông đề cập với đồng nhiệm Marcos Jr. Trước cuộc họp Widodo-Marcos, ngoại trưởng hai nước đã gặp nhau tại Manila ngày 09/01 và thảo luận về ba chủ đề chính : thương mại song phương, tình hình trong vùng - trong đó có tranh chấp chủ quyền Biển Đông - và khủng hoảng Miến Điện.
(Reuters) - Kim Jong Un tái khẳng định « nghiền nát » Hàn Quốc. Theo cơ quan truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA ngày 10/01/2024, ông Kim Jong Un đã đến thăm nhiều nhà máy sản xuất vũ khí trong tuần này, đăng ảnh ông Kim thị sát nhiều bệ phóng tên lửa di động tầm ngắn. Ông nhấn mạnh đến « tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất vũ khí chủ đạo ». Theo nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đã đến lúc coi Hàn Quốc là quốc gia « thù nghịch nhất » và đổ lỗi cho Seoul buộc Bình Nhưỡng phải củng cố quân đội, tăng cường khả năng răn đe hạt nhân.
(NHK) - Nhật Bản : Người Việt sống trong khó khăn sau trận động đất ở tỉnh Ishikawa. Trả lời phỏng vấn đài NHK ngày 09/01/2024, Nguyen Thi Quynh cho biết sau thời gian tạm trú tại một trung tâm cứu hộ địa phương sau trận động đất ngày 01/01, cô cùng với 17 lao động kỹ thuật khác người Việt được về nơi cư ngụ nhưng từ đó họ không có được nước sạch, trong khi nguồn nước giếng có những vật thể lạ. Ngày 10/01, chính phủ Tokyo cho biết sẽ áp dụng các « biện pháp đặc biệt », chấp nhận đơn xin kéo dài thời gian lưu trú, đối với người nước ngoài bị tác động vì động đất ở bán đảo Noto. Số người thiệt mạng trong trận động đất đã tăng lên 206.
(AFP) - Anh, Mỹ đẩy lùi « vụ tấn công quy mô nhất » từ trước đến nay của Houthi ở Hồng Hải. Theo bộ trưởng Quốc Phòng anh Grant Shapps, quân đội Anh và Mỹ đã phá vụ tấn công trong đêm 09 rạng sáng 10/01/2024. Trước đó vài giờ, Hoa Kỳ cho biết đã bắn hạ 18 drone và 3 tên lửa do lực lượng nổi dậy ở Yemen phóng đi. Vụ tấn công được Bộ Tư lệnh Chỉ Huy quân đội Mỹ ở Trung Đông (Centcom) đánh giá là « phức tạp theo mô hình của Iran nhờ hỗ trợ của drone, tên lửa hành trình chống hạm và một tên lửa đạn đạo chống hạm ».
(Le Figaro) - Một tin tặc Pháp bị Mỹ kết án 3 năm tù. Sébastien Raoult, 22 tuổi, bị cáo buộc đánh cắp dữ liệu mật của hơn 60 doanh nghiệp, trong đó có một số công ty ở vùng Seattle, Mỹ và sau đó bán trên các trang web lậu (darkweb). Bị bắt ở Maroc, Sébastien Raoult bị dẫn độ sang Mỹ năm 2023. Trong phiên xử ngày 09/01/2024, thanh niên Pháp đã bị kết án 3 năm tù vì gian lận tin học, trộm cắp danh tính và bị buộc trả 5 triệu đô la thiệt hại gây ra cho các nạn nhân.
(AFP) - Hồng Kông : Một người bị kết án vì mặc áo phông « xúi giục nổi loạn ». Một người đàn ông Hồng Kông 26 tuổi, hôm nay 10/01/2024, bị kết án 3 tháng tù vì mặc áo phông « xúi giục nổi loạn », có in các khẩu hiệu thường được hô vang trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 2019. Người này bị bắt giữ vào tháng 11/2023 tại sân bay Hồng Kông khi chuẩn bị đáp chuyến bay đến Đài Loan.
(AFP) - Hoa Kỳ : Bão lớn khiến 3 người chết. Nhà chức trách thông báo một cơn bão mùa đông dữ dội đã ập vào lãnh thổ Hoa Kỳ vào hôm qua 09/01/2024, gây ra lốc xoáy ở miền Nam khiến 3 người thiệt mạng. Gió mạnh và bão tuyết cũng đang hoành hành ở miền Bắc khiến hàng trăm hộ gia đình mất điện. Ngoài ra, cơ quan khí tượng Mỹ cho biết bờ biển phía đông của đất nước cũng đang hứng chịu mưa lớn gây lũ lụt, đi kèm gió mạnh với sức giật có thể vượt quá 80 km/h.
***********
Một nhóm di dân vượt biên trái phép từ Pháp sang Ireland đã bị phát hiện hôm 08/01/2024 trong một chiếc xe đông lạnh ở cảng Rosslare, đông nam đất nước. Nhóm này chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.
Đăng ngày:
1 phút
Từ Dublin, thông tín viên Clémence Pénard tường trình :
9 đàn ông, 3 phụ nữ và 2 trẻ em, tổng cộng 14 người được tìm thấy bình an vô sự.
Trước tiên, cảnh sát Anh đã được báo bằng một cuộc gọi cầu cứu trong tuyệt vọng của một trong số người này, trong khi họ vẫn đang trốn trong chiếc xe tải, được vận chuyển bằng phà đi tới Ireland.
Khi phà cập cảng Rosslare, rất nhiều xe cứu thương đã có mặt tại chỗ. Nhân viên y tế lo ngại một số người trong xe tải đông lạnh bị hạ thân nhiệt, có nguy cơ mất nước hoặc thậm chí ngạt thở, nhưng dường như tất cả đều khỏe mạnh.
Theo cảnh sát, cuộc điều tra đang được tiến hành : trong xe tải chủ yếu là những người gốc Kurdistan và Việt Nam.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar thở phào nhẹ nhõm vì sự kiện này không trở thành một bi kịch và ông cho biết đơn xin tị nạn của họ sẽ được xử lý nhanh nhất có thể.
*********
Lực lượng Mỹ, Anh đẩy lùi ‘cuộc tấn công lớn nhất’ của Houthis ở Biển Đỏ
Lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Anh hôm 9/1 đã bắn hạ 21 thiết bị bay không người lái và tên lửa do lực lượng Houthi trú đóng ở Yemen bắn về phía nam Biển Đỏ, Hoa Kỳ cho biết, trong khi Anh nói hàm ý sẽ có các biện pháp tiếp theo để bảo vệ các tuyến vận tải quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho hay đây là cuộc tấn công lớn nhất trong khu vực của phiến quân tính đến nay, khi cuộc chiến kéo dài ba tháng giữa Israel và Hamas ở Gaza lan sang các khu vực khác ở Trung Đông.
“Đây là một tình huống không thể kéo dài”, ông Shapps nói với các phóng viên, đồng thời nói rằng “hãy theo dõi thêm”, ám chỉ những hành động có thể diễn ra tiếp theo từ phía Anh và các đối tác quốc tế.
“Tình trạng này không thể tiếp diễn và không được phép tiếp diễn”, bộ trưởng Anh nói.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ cho biết không có thương tích hay thiệt hại nào được báo cáo, đồng thời nói rằng đây là vụ tấn công thứ 26 của Houthi nhằm vào các tuyến vận tải thương mại ở Biển Đỏ kể từ ngày 19/11.
Sau đó trong cùng ngày, người phát ngôn của lực lượng Houthi Yahya Saree cho hay các chiến binh được Iran hậu thuẫn đã phóng một số lượng lớn tên lửa đạn đạo, tên lửa hải quân và thiết bị bay không người lái vào một tàu Mỹ đang “hỗ trợ” cho Israel.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Saree không cho biết cuộc tấn công của Houthi xảy ra khi nào hoặc con tàu có bị thiệt hại gì hay không, nếu có, nhưng nói rằng hoạt động này là “phản ứng ban đầu” đối với cuộc tấn công trước đó của Mỹ khiến 10 chiến binh Houthi thiệt mạng.
Hạm đội 5 của Hoa Kỳ, có căn cứ tại vùng Vịnh, cùng với lực lượng hải quân của Anh được triển khai để bảo vệ hoạt động vận tải trên Biển Đỏ trước tình trạng các cuộc tấn công của Houthi ngày càng gia tăng.
Hạm đội này không trả lời ngay lập tức cho lời đề nghị đưa ra bình luận của Reuters.
**********
Hoa Kỳ và các đồng minh hôm 10/1 lên án điều mà họ mô tả là việc Nga bắn phi đạn của Triều Tiên vào Ukraine. Washington gọi hành động này là ghê tởm và Seoul gọi Ukraine là địa điểm thử nghiệm phi đạn có khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về cuộc chiến kéo dài gần hai năm do Nga xâm lược Ukraine, đại sứ Nga nói Mỹ dường như đang truyền bá thông tin “sai lạc”.
Tuy nhiên, ông không phủ nhận thẳng thừng rằng Nga đang sử dụng vũ khí của Triều Tiên, điều mà Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Robert Wood và các đồng minh khác của Mỹ cho rằng sẽ vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc.
“Thật ghê tởm khi một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lại vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng để tấn công một quốc gia thành viên khác của Liên hiệp quốc, những vi phạm làm tăng thêm đau khổ cho người dân Ukraine, ủng hộ cuộc chiến tàn khốc của Nga và phá hoại chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu,” ông Wood nói.
Trước đó, Mỹ và 7 quốc gia khác cáo buộc Nga lợi dụng vị thế thành viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội đồng bằng cách mua phi đạn của Triều Tiên và bắn vào Ukraine, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng.
Tuyên bố của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an bao gồm Anh, Pháp và Mỹ, các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Malta, Slovenia và Hàn Quốc cũng như Nhật Bản và Ukraine nhấn mạnh: “Một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an sẵn sàng tham gia vào những vi phạm này thể hiện sự lợi dụng rõ ràng vị thế của họ”.
Việc Nga có quyền phủ quyết tại Hội đồng, cũng như Anh, Trung Quốc, Pháp và Mỹ, đảm bảo một cách hiệu quả rằng cơ quan này không thể trừng phạt Moscow.
Tuần trước, Tòa Bạch Ốc cho biết Nga gần đây đã sử dụng phi đạn đạn đạo tầm ngắn có nguồn gốc từ Triều Tiên để tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Ukraine, trích dẫn thông tin tình báo mới được giải mật.
Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận việc tiến hành bất kỳ thỏa thuận vũ khí nào nhưng năm ngoái họ cam kết sẽ tăng cường quan hệ quân sự.
Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine kể từ khi nước này xâm chiếm gần hai năm trước.
Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vasily Nebenzya nói việc các nước phương Tây đã kêu gọi họp Hội đồng Bảo an là một cuộc diễn tập “tuyên truyền chống Nga” nhưng không đưa ra lời phủ nhận rõ ràng rằng Moscow đã bắn phi đạn của Triều Tiên vào Ukraine.
“Hôm nay, các thành viên phương Tây của Hội đồng Bảo an nhắc lại ‘sự kiện’ rằng quân đội Nga đang sử dụng phi đạn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine,” ông Nebenzya nói và cho biết một đại diện của Không quân Ukraine đã phủ nhận rằng không có bất kỳ bằng chứng nào “về ‘sự kiện’ này. Vì vậy, Mỹ dường như đang lan truyền thông tin sai lạc mà không hề tốn công sức kiểm tra trước”.
Đại sứ Hàn Quốc nói việc Nga sử dụng phi đạn của Triều Tiên đã mang lại cho Bình Nhưỡng “những hiểu biết có giá trị về mặt kỹ thuật và quân sự” về vũ khí của nước này.
Đại sứ Hàn Quốc Hwang Joon-kook nói: “Bằng cách xuất khẩu phi đạn sang Nga, Triều Tiên sử dụng Ukraine làm địa điểm thử nghiệm phi đạn có khả năng hạt nhân”.
“Một số chuyên gia đánh giá rằng các phi đạn bắn vào Ukraine là KN-23 mà Triều Tiên tuyên bố có thể mang đầu đạn hạt nhân”, ông nói thêm và cho biết một phi đạn đã bay được 460 km, khoảng cách từ bãi phóng của Triều Tiên tới thành phố Pusan của Hàn Quốc.
Ông nói: “Theo quan điểm của Hàn Quốc, đây chỉ là một cuộc tấn công mô phỏng”.
***********
Iraq muốn các lực lượng quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo rút đi nhanh chóng và có trật tự khỏi lãnh thổ của mình nhưng chưa đặt ra thời hạn, Thủ tướng Mohammed Shia al-Sudani nói, mô tả sự hiện diện của các lực lượng này gây ra bất ổn giữa bối cảnh cuộc chiến Gaza lan tỏa trong khu vực.
Lời kêu gọi lâu nay của hầu hết các nhánh Hồi giáo Shi’ite, trong đó có nhiều nhóm thân Iran, về việc rút quân liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo càng trở nên mạnh mẽ sau một loạt cuộc tấn công của Mỹ vào các nhóm chiến binh liên hệ với Iran, cũng là một phần của lực lượng an ninh chính thức của Iraq.
Những cuộc tấn công này nhằm đáp trả hàng chục đòn đánh bằng thiết bị không người lái và tên lửa nhắm vào lực lượng Mỹ kể từ khi Israel phát động cuộc chiến ở dải Gaza, làm dấy lên lo ngại rằng Iraq một lần nữa có thể trở thành đấu trường cho xung đột khu vực.
Ông Sudani nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn ở Baghdad hôm 9/1: “Cần phải sắp xếp lại mối quan hệ này để nó không trở thành mục tiêu hay biện minh cho bất kỳ bên nào, trong hay ngoài nước, nhằm phá hoại sự ổn định ở Iraq và khu vực”.
Đưa ra những chi tiết đầu tiên trong ý tưởng về tương lai của liên minh kể từ thông báo hôm 5/1 rằng Iraq sẽ bắt đầu quá trình khép lại hoạt động của liên minh, ông Sudani nói việc rút quân nên được đàm phán theo “một quá trình thông hiểu và đối thoại”.
“Chúng ta hãy cũng đồng ý về khung thời gian (cho sự rút lui của liên minh), một cách trung thực và nhanh chóng, để họ không ở đây lâu cũng như không tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công”, ông Sudani nói, đồng thời lưu ý rằng chỉ khi Israel chấm dứt chiến tranh ở Gaza thì mới có thể ngăn chặn nguy cơ leo thang trong khu vực.
“(Kết thúc chiến tranh ở Gaza) là giải pháp duy nhất. Nếu không, chúng ta sẽ thấy đấu trường xung đột ngày càng mở rộng ở một khu vực nhạy cảm đối với thế giới, nơi nắm giữ phần lớn nguồn cung cấp năng lượng”, ông Sudani nói.
Việc Mỹ rút quân có thể sẽ làm tăng mối lo ngại ở Washington về ảnh hưởng của kẻ thù lâu năm là Iran đối với giới cầm quyền ở Iraq. Các nhóm Shi’ite được Iran hậu thuẫn đã mạnh lên ở Iraq sau cuộc xâm chiếm do Mỹ dẫn đầu năm 2003.
Lầu Năm Góc hôm 8/1 nói rằng họ không có kế hoạch rút quân đội Mỹ về nước, vốn đang hiện diện ở Iraq theo lời mời của chính phủ nước này.
Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC, là một trong những nước chỉ trích gay gắt nhất chiến dịch Gaza của Israel, mô tả vụ giết hại hàng loạt và buộc thường dân Palestine di dời là một trường hợp diệt chủng điển hình, trong khi Israel kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.
Tuy nhiên, chính phủ Iraq cũng nhiều lần nói các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang nhắm vào lực lượng nước ngoài và cơ quan ngoại giao ở Iraq là bất hợp pháp và đi ngược lại lợi ích của đất nước, đồng thời cho hay họ đã bắt giữ một số thủ phạm và ngăn chặn các cuộc tấn công.
Bên cạnh đó, Baghdad lên án các cuộc tấn công của Mỹ vào các căn cứ được các nhóm trên sử dụng, cũng như cuộc tấn công gần đây nhắm vào một chỉ huy dân quân cấp cao ở trung tâm Baghdad, là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền.
Những người chỉ trích cho rằng các nhóm vũ trang, bao gồm Kataeb Hezbollah và Haraket Hezbollah al-Nujaba, sử dụng tư cách là thành viên của Lực lượng Tổng động viên (PMF) làm vỏ bọc. Đây là một lực lượng an ninh nhà nước vốn ban đầu là một nhóm dân quân được hình thành vào năm 2014.
Khi tấn công lực lượng Hoa Kỳ, họ hoạt động bên ngoài cơ quan chỉ huy, dưới ngọn cờ của Cuộc kháng chiến Hồi giáo ở Iraq. Nhưng khi Hoa Kỳ trả đũa, họ kêu than về những mất mát của mình với tư cách là thành viên của PMF và ngày càng gặt hái thành công trong việc tạo ra tâm lý chống Mỹ.
Các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo đã chiếm Iraq và lật đổ cựu lãnh đạo Saddam Hussein vào năm 2003 rồi rút quân vào năm 2011, nhưng sau đó quay trở lại năm 2014 để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo như một phần của liên minh quốc tế. Mỹ hiện có khoảng 2.500 quân ở Iraq.
Với việc Nhà nước Hồi giáo bị đánh bại về mặt lãnh thổ vào năm 2017 và sự sụp đổ kể từ đó, ông Sudani nói lý do hiện diện của liên minh đã kết thúc từ lâu.
***********
Vụ một vệ tinh của Trung Quốc được phóng ngang qua Đài Loan, gây ra báo động sai về một cuộc không kích, làm dấy lên một cơn bão chính trị trên hòn đảo này hôm 10/1 về động cơ của Trung Quốc, chỉ vài ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.
Văn phòng tổng thống Đài Loan nói họ không coi việc phóng vệ tinh bay qua miền nam Đài Loan là một nỗ lực nhằm can thiệp trước cuộc bầu cử, nhưng đảng đối lập chính đặt câu hỏi về việc tại sao đã có báo động.
Chính phủ hôm 9/1 đã phát đi hiệu lệnh báo động sai về một cuộc không kích sau khi tên lửa Trung Quốc mang theo vệ tinh khoa học bay qua miền nam Đài Loan ở độ cao hơn 500 km (310 dặm). Bộ Quốc phòng sau đó xin lỗi vì đã dịch sai lời báo động sang tiếng Anh, trong đó dùng từ “tên lửa”.
Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình trước sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Đài Bắc, đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào cuộc bỏ phiếu, dù là thông qua quân sự, chính trị, kinh tế hay các hình thức khác.
Trung Quốc nói những cáo buộc đó là “thủ đoạn bẩn thỉu”.
Ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Lai Ching-te ủng hộ việc Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố biểu đồ cho thấy đường bay của vệ tinh đi qua miền nam Đài Loan.
“Thông tin này xuất phát từ quyền được biết của người dân và không để dư luận hiểu lầm. Đồng thời, nếu phát hiện được mảnh vỡ nào thì có thể giao cho cơ quan chức năng liên quan. Đây là việc nên làm”, ông nói trong chiến dịch tranh cử hôm 10/1.
Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc cho biết trong một văn bản trả lời Reuters hôm 10/1 rằng việc phóng vệ tinh là một sự sắp xếp thường lệ hàng năm và “không liên quan gì đến cuộc bầu cử ở Đài Loan”.
Trung Quốc đã thực hiện hai vụ phóng vệ tinh trong hai ngày liên tiếp vào đầu tháng 12 từ một địa điểm phóng ở Nội Mông. Cả hai đều không bay qua Đài Loan hoặc gây ra cảnh báo.
Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, người theo dõi các vụ phóng vào không gian, nói với Reuters rằng khoang thứ nhất của tên lửa đã rơi xuống trong lãnh thổ Trung Quốc và khoang thứ hai bay qua Đài Loan ở độ cao tương đương với Trạm vũ trụ quốc tế.
“Nó ở rất cao trong không gian và thực sự đã đi vào quỹ đạo trước khi băng qua bờ biển của Trung Quốc đại lục”, ông McDowell nói. “Vì vậy, tôi nghĩ đây là phản ứng thái quá của Đài Loan. Các vệ tinh bay qua Đài Loan hàng ngày”.
Đảng đối lập lớn nhất Đài Loan, Quốc dân đảng (KMT), đã chỉ trích chính phủ, nói rằng hiệu lệnh báo động được phát đi về vụ phóng vệ tinh “không nên trở thành một công cụ bầu cử”.
Chủ tịch KMT, Eric Chu, nói với các phóng viên hôm 10/1 rằng mọi người lo ngại nhất là liệu thông tin báo động có phải bị phát ra nhầm hay không, hay những người phát hiệu lệnh có mục đích nào đó.
Ông nói: “Điều này giống như cách Đảng Dân Tiến (DPP) gần đây mô tả mọi thứ là sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc. Đây là một động thái mới khác của cái gọi là sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc”.
Vincent Chao, người phát ngôn của Phó Tổng thống Lai Ching-te, ứng cử viên tổng thống của đảng DPP cầm quyền, nói hiệu lệnh báo động này rất quan trọng để giúp người dân được cập nhật thông tin và yên tâm.
Bộ Quốc phòng Đài Loan trong một tuyên bố nói rằng việc phát ra thông tin động là dựa trên những cân nhắc về an ninh quốc gia và “hoàn toàn không có sự can thiệp chính trị” nào liên quan.
Tuy nhiên, họ nói thêm rằng mặc dù tuân thủ tính trung lập hành chính, hệ thống nhắn tin cảnh báo bằng tiếng Anh sẽ được các đơn vị liên quan xem xét lại toàn bộ và điều chỉnh.
Một nguồn tin an ninh Đài Loan am tường và phát biểu với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho hay Trung Quốc thường xuyên phóng các vệ tinh ở cự ly gần nhưng không bay qua Đài Loan nên các cảnh báo là không cần thiết vì khả năng các mảnh vỡ rơi xuống không phải là vấn đề đáng lo ngại.
************