Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 16-02 -2024

xxx


HoaLuc 6
*************

rfa.org

Giá xăng tăng lên gần 24.000 đồng một lít ngay sau Tết khi người dân quay lại làm việc

2024.02.15

Liên bộ Công Thương - Tài Chính vừa điều chỉnh giá xăng vào chiều ngày 15/2/2024 lên mức 23.910 đồng/lít ngay vào ngày đầu tiên người dân quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Ngoài việc tăng giá xăng E5RON92 như vừa nói, liên bộ cũng điều chỉnh tăng giá một loạt các mặt hàng xăng dầu khác bao gồm: dầu diezel 0.05S tăng lên 21.360 đồng/lít, tăng thêm 660 đồng/lít; dầu hỏa tăng lên 21.220 đồng/lít, sau khi tăng 640 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có giá 15.900 đồng/kg, sau khi tăng thêm 310 đồng/kg.

Cơ quan điều hành tiếp tục thực hiện việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng dầu mazut 180CST 3.5S, xăng E5RON92, xăng RON95-3, dầu diesel 0.05S và dầu hỏa.

Ngay trước Tết, giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, theo thống kê của báo trong nước, kể từ đầu năm 2024, giá xăng dầu đã có tới năm lần tăng và hai lầm giảm.

Một số chuyên gia trong nước gần đây cho rằng việc giữ Quỹ bình ổn xăng dầu là không cần thiết và nhận định Việt Nam nên dùng thuế phí để điều tiết thị trường xăng dầu.

Việc thiết lập quỹ này được nói là để điều chỉnh giá phù hợp với túi tiền của người dân nhưng việc điều hành quỹ này thời gian qua đã phát sinh các tiêu cực, chưa đảm bảo được việc bình ổn giá xăng dầu như yêu cầu của người dân.

Bộ Công an thậm chí đã tiến hành khởi tố một số vụ án vi phạm pháp luật trong sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, gây thất thoát tài sản Nhà nước. 


***************

voatiengviet.com

Việt Nam sửa luật, cho phép Việt kiều sở hữu bất động sản

VOA Tiếng Việt

Kể từ đầu năm 2025, người Việt ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được phép sở hữu bất động sản tại Việt Nam như công dân trong nước, theo Luật Đất đai sửa đổi mới được Quốc hội Việt Nam thông qua gần đây. Điều này sẽ giúp dẹp bỏ tình trạng Việt kiều “lách luật” bằng cách nhờ người trong nước đứng tên sở hữu nhà, đất, dẫn đến nhiều tranh chấp phức tạp và rắc rối pháp lý về sau.

Theo luật mới sửa đổi, người Việt định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (tức người còn giữ quốc tịch Việt Nam) sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước. Còn người Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà (luật hiện hành không có những quy định này), và nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà, theo Thanh Niên.

Ngoài ra, Việt kiều cũng sẽ được phép đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản để chuyển nhượng và cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật.

Việc Quốc hội Việt Nam thông qua bộ ba luật, bao gồm Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, được cho là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người Việt ở nước ngoài trong việc đầu tư vào bất động sản.

Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện có khoảng 6 triệu người Việt đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 80% là ở các nước phát triển. Riêng tại TP HCM, có khoảng 2,9 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc tại các nước. Năm ngoái, lượng kiều hối mà thành phố này nhận được đạt gần 9,5 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - chỉ đạt 3,4 tỉ USD, và tương đương với gần 50% tổng thu ngân sách của thành phố.

Kể từ năm 2012, Việt Nam liên tục nhận được lượng kiều hối vượt quá 10 tỷ USD mỗi năm và tăng đều từ 7 - 10% qua các năm, trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Khoảng 1/4 số tiền này được đầu tư vào bất động sản.

Riêng trong năm ngoái, 16 tỷ USD kiều hối đã chảy vào Việt Nam. Dự báo năm 2024 lượng kiều hối sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2023.

Dòng kiều hối này từ lâu đã là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng cho Việt Nam. VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM, hôm 2/2 nói kiều hối là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối của Việt Nam, và lượng tiền này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lạm phát tại một số quốc gia gây áp lực lên tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất và lạm phát.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều, trong thời gian tới lượng kiều hối sẽ ngày càng dồi dào do cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng đông cả về số lượng cũng như địa bàn sinh sống.


************

rfa.org

Vụ 300 khách Đài Loan bị kẹt ở Phú Quốc: Cục Du lịch yêu cầu làm rõ, công ty Đài Loan có thể bị phạt

2024.02.15

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 14/2 đã có công văn yêu cầu Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang yêu cầu làm rõ thông tin vụ gần 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi khi đến Phú Quốc. Trong khi đó, cơ quan du lịch Đài Loan cho báo chí nước này biết công ty We Love Tour của nước này có thể bị phạt treo giấy phép đến ba tháng vì vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch và bảo vệ khách hàng.

Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 12/2 loan tin cho biết 292 khách du lịch Đài Loan thuộc nhiều nhóm du lịch đã mua gói tour năm ngày đến Phú Quốc từ ngày 10/2 qua một công ty có trụ sở ở Đài Loan là We Love Tour.

Tuy nhiên, khi đến Phú Quốc, những du khách này bị phía công ty du lịch Việt Nam (công ty ký hợp đồng nhận khách với công ty Đài Loan) thông báo là mỗi du khách phải trả thêm 720 đô la để tiếp tục chuyến đi. Công ty Việt Nam có tên Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Winner Việt Nam cho biết lý do là We Love Tour chưa chi trả tiền cho đoàn khách.

Trong công văn mới gửi tỉnh Kiên Giang, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đề nghị Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang kiểm tra, làm rõ thông tin về vụ việc trên; có thông tin chính thức tới cơ quan truyền thông, báo cáo về Cục Du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian sớm nhất. 

Báo Dân Trí dẫn lời ông ông Trần Thanh Hải, Chánh Thanh tra Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, sở đã nhận được chỉ đạo làm rõ cũng như yêu cầu của Cục Du lịch. 

Ông Hải cho biết "Trước mắt sở sẽ ghi nhận lại sự việc, căn cứ vào hợp đồng đầy đủ của các bên để đối chiếu, tìm ra nguyên nhân xác đáng và đề ra hướng xử phạt nếu có vi phạm. Các đơn vị liên quan còn tranh luận nên chưa có kết luận về vấn đề xử phạt”. 

Trong các ngày 9 và 10/2 vừa qua đã có khoảng 800 khách Đài Loan đến Phú Quốc theo các tour du lịch. Trong số này 292 khách là thuộc đoàn của công ty We Love Tour. 

Sau khi những bất đồng giữa hai công ty du lịch Việt Nam và Đài Loan xảy ra liên quan đến việc chậm thanh toán được báo chí đăng tải, và khách Đài Loan phản ánh trên mạng xã hội, chính quyền địa phương ở Phú Quốc cho biết đã tham gia hỗ trợ đoàn khách để họ có chỗ ăn ở và đảm bảo đoàn khách về nước đúng lịch trình.

Các đoàn khách này đã lên máy bay về nước vào ngày 14/2 trên các chuyến bay thuê chuyến của Bamboo Airways. Hãng hàng không này cho báo chí trong nước biết đoàn khách Đài Loan được đảm bảo về nước vào ngày 14/2 dù tiền thanh toán vé máy bay vẫn chưa được phía công ty Đài Loan thực hiện.


***********
rfi.fr

Huy động binh sĩ Ukraina: Kiev đối mặt khó khăn nhân khẩu và kinh tế

Minh Anh

Ngày 07/02/2024, Quốc Hội Ukraina đã tạm thời thông qua dự luật động viên binh sĩ hạ thấp tuổi tòng quân từ 27 xuống 25. Văn bản này còn phải được đưa ra tranh luận lần hai trước khi được chính thức thông qua. Ngoài việc cần có thêm nhiều binh sĩ cho chiến trường, Kiev còn phải cân đối các mối bận tâm liên quan đến kinh tế, thuế khóa và đạo đức.

Vào tháng 12/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết quân đội muốn huy động thêm 500 ngàn người. Thông báo này đưa ra vào lúc các lực lượng chiến đấu của Ukraina đang hứng chịu nhiều tổn thất mà tầm mức vẫn được giữ bí mật.

Lệnh động viên : Một đạo luật cần thiết !

Một dự luật đầu tiên được trình ở Nghị Viện trong mùa lễ Noel đã làm dấy lên nhiều tranh cãi dữ dội. Văn bản dự trù hạ thấp tuổi tòng quân từ 27 xuống 25, hạn chế hoãn nhập ngũ đối với những người khuyết tật nhẹ và tăng hình phạt đối với những người trốn quân dịch. Nhưng nhiều người nghị sĩ khẳng định văn bản này không được xây dựng rõ ràng và bao gồm cả những vi phạm nhân quyền.

Sau nhiều tuần tranh luận gay gắt, ngày 11/01, Nghị Viện Ukraina đã rút dự thảo luật. Bộ trưởng Quốc Phòng Rustem Umerov tuyên bố dự luật sẽ được tu chỉnh và trình lên chính phủ để phê duyệt. Trên mạng xã hội Facebook, ông khẳng định « dự luật này là cần thiết cho việc bảo vệ quốc gia và mỗi binh sĩ chiến đấu trên chiến trường. Văn bản này phải được thông qua nhanh nhất có thể ».

Như vậy, văn bản được thông qua hôm 07/02 là một phiên bản đã có sửa đổi. Nhà báo Alla Lazaréva, phó tổng biên tập trang mạng thông tin The Ukrainian Week, trả lời RFI Tiếng Việt, giải thích một số điểm chính của dự luật động viên mới.

« Trước tiên, đợt huy động binh sĩ lần này là để có thể thay thế những người chiến đấu trên mặt trận từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Có rất nhiều người bị gọi nhập ngũ ngay từ tháng 02/2022 vẫn chưa được thay thế từ hai năm qua và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Chủ yếu vì lý do này mà Ukraina muốn huy động bổ sung một lượng lớn quân.

Chính quyền Kiev có thể gọi nhập ngũ từ 27 cho đến 60 tuổi với điều kiện đó là những người có sức khỏe tốt và không có chống chỉ định y tế. Dự luật chưa được thông qua, đây chỉ là lần bỏ phiếu thứ nhất. Lần thứ hai vẫn biết ngày nào sẽ tranh luận. Nhưng quả thật có nhiều điểm bất đồng liên quan đến vấn đề số người phải huy động, những vùng có liên quan hay vấn đề người Ukraina ở nước ngoài : Họ có thể được huy động hay không ? Nếu có thì trong điều kiện nào ? Vẫn còn tất cả những cuộc tranh luận này ! »

Theo Trung tâm Truyền thông Quân sự Nhà nước và Global Firepower Index, quân đội Ukraina hiện có đến 850 ngàn lính. Với việc huy động quân bổ sung,  số binh sĩ chiến đấu trên tuyến đầu từ hai năm qua đã kiệt sức sẽ có thể về nhà mà quân Ukraina vẫn chống cự được với 617 ngàn quân Nga được triển khai dọc theo các đường chiến tuyến.

Sai lầm chiến lược !

Tuy nhiên, nếu như trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, bùng nổ vào tháng 02/2022, người dân Ukraina sôi sục nhập ngũ, thì sau nhiều tháng chiến sự đẫm máu, tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, tinh thần hăng hái ban đầu đó cũng đã biến mất, theo như ghi nhận của nhà báo Alla Lazaréva:

« Phải nói rằng những ai muốn ra đi chiến đấu thì họ đã đi rồi. Còn đối với những ai giờ mới bị gọi nhập ngũ, họ hiểu rằng đó là nghĩa vụ, nhưng đôi khi họ không còn động lực như trong đợt động viên đầu tiên. Nhưng đa số người dân hiểu rằng đất nước đang gặp nguy hiểm và sự tồn vong của quốc gia cũng đang gặp nguy hiểm. Đúng vậy, họ có thể đón nhận điều đó không phải với một sự nhiệt tình cao độ, mà đúng hơn là như một nghĩa vụ. »

Trả lời báo Pháp Le Figaro, chuyên gia quân sự Yevhen Dykyy, cựu chỉ huy binh đoàn Aidar, chỉ trích rằng dự luật này lẽ ra phải được đưa ra từ mùa thu 2022:

« Ngay từ đầu cuộc động viên ồ ạt ở Nga, đợt huy động quân lớn nhất kể từ năm 1945, rõ ràng sớm hay muộn Ukraina cũng sẽ phải làm tương tự. Nga đã huy động 450 ngàn người vào năm 2022 và bổ sung nửa triệu quân vào năm 2023. Nhưng chính quyền Kiev lúc đó vẫn nuôi ảo tưởng rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc và muốn tránh đưa ra một quyết định có thể trả giá đắt về mặt chính trị. Chính phủ cũng như các chính trị khách đều sai lầm trong việc phân cấp mức độ sợ hãi. Nỗi sợ mất cử tri mạnh hơn nỗi lo bị Nga chiếm đóng ! »

Về điểm này, nhà báo Alla Lazaréva thừa nhận phần nào thế bị động của chính quyền Kiev:

« Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã không chuẩn bị chu đáo để đối phó với cuộc chiến xâm lược này, dù rằng Ukraina đã được các cơ quan tình báo nhiều nước phương Tây cảnh báo rằng cuộc xâm lược này đang được chuẩn bị, và sắp xảy ra. Đúng là việc chuẩn bị có thể phải được thực hiện một cách chín chắn và có tổ chức hơn. Nhưng tôi cho rằng các nhà lãnh đạo của chúng tôi, cho đến tận giây phút cuối cùng, đã không thể hình dung rằng Nga lại dám tấn công chúng tôi bằng máy bay, bằng bom, với rất nhiều thường dân thiệt mạng như vậy ! »

Thách thức nhân khẩu

Nếu như văn bản này vẫn còn mơ hồ về vấn đề giải ngũ cho những người đã đi chiến trường từ hai năm qua theo như đòi hỏi của nhiều người dân, phần đông là các bà mẹ, vợ và chị em các quân nhân, thì Ukraina phải đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực hạn hẹp. Đất nước rộng hơn 603 ngàn cây số vuông chỉ có khoảng 43,5 triệu dân, ít hơn gấp ba lần so với dân số của Nga, có đến hơn 145 triệu người.

Theo Le Figaro, lệnh động viên mới này có nguy cơ làm xói mòn hơn nữa tình hình nhân khẩu. Chính quyền Kiev đối mặt với thách thức phải tuyển mộ những người trẻ tuổi hơn. Liệu dự án này có thể thực hiện vào lúc có nhiều dự phóng dân số Ukraina sẽ bị suy giảm ? Phó tổng biên tập trang mạng The Ukrainian Week lạc quan tin là Ukraina có đủ nguồn lực để bảo vệ đất nước.

« Chiến tranh đã làm cho tình hình nhân khẩu của Ukraina thêm tồi tệ, vì có nhiều triệu người đã bỏ xứ ra đi, phần đông là phụ nữ với trẻ em. Giờ có những đứa trẻ đã lớn lên ở nước ngoài. Chiến tranh kéo dài tại Ukraina từ 10 năm qua. Nga bắt đầu gây hấn từ năm 2014 bằng việc sáp nhập bán đảo Crimée và xâm lược Donbass. Quả thật là có rất nhiều người đã ra đi. Rồi nhiều đứa trẻ, trai hay gái đã trưởng thành. Nhiều phụ nữ tham gia quân đội, tôi nghĩ là có khoảng 1/3. Đúng là tình hình nhân khẩu đáng lo ngại và đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhưng dẫu sao Ukraina cũng là một đất nước rộng lớn có hơn 40 triệu dân, vì vậy, chúng tôi vẫn có một nguồn lực để bảo vệ đất nước. »

Cân đối nhu cầu quân sự và kinh tế : Bài toán khó

Theo trang mạng Politico, bên cạnh vấn đề nhân lực, dự luật huy động quân của Ukraina còn phải đối mặt với một áp lực to lớn khác. Có tổng sản phẩm quốc nội khoảng 214 tỷ đô la, Ukraina phải dành ra hơn 1/5 của GDP, tức khoảng 46 tỷ đô la, cho nỗ lực chiến tranh.

Phân nửa trong khoản ngân sách này được dùng để trả lương cho binh lính và một phần tư là cho ngành công nghiệp quốc phòng. Một cách đơn giản, toàn bộ ngân sách chính phủ Ukraina là dành cho chiến tranh. Còn hàng tỷ tiền viện trợ từ Liên Hiệp Châu Âu và từ Mỹ là để góp phần tài trợ cho phần còn lại của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ tài chính này hiện đang bị Washington chặn lại do vấp phải sự phản đối từ nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa. Điều đó buộc Kiev phải tìm cách cân đối giữa việc tìm đủ số binh lính mới để tiếp tục cuộc chiến, đồng thời đảm bảo vẫn có đủ người nộp thuế và công nhân để duy trì nền kinh tế và cỗ máy công nghiệp chiến tranh.

Nỗi lo này đã được tổng thống Volodymyr Zelensky thể hiện hồi tháng 12/2023. « Việc huy động thêm từ 450 ngàn đến 500 ngàn người sẽ tiêu tốn của đất nước khoảng 12 tỷ euro và tôi muốn biết số tiền đó sẽ đến từ đâu. Xét rằng phải cần đến sáu thường dân lao động Ukraina đóng thuế để trả lương cho một người lính, tôi sẽ phải cần thêm ba triệu người lao động đâu đó để có thể trả lương cho số quân bổ sung này ».

Nghĩa vụ và đạo đức công dân

Ngày 11/01, từ Estonia, tổng thống Ukraina đã kêu gọi tất cả những công dân nào, nếu không ra trận thì có thể làm việc đóng thuế cho đất nước, cử chỉ này cũng là hành động bảo vệ quốc gia. Tổng thống Ukraina nói thêm những người Ukraina đã chạy khỏi đất nước, không chiến đấu và không nộp thuế phải đối mặt với vấn đề đạo đức.

Nhà phân tích chính trị Ukraine Volodymyr Fesenko cho biết dự luật huy động binh lính rất không được lòng dân, nên các chính trị gia ngại tự đề xuất. Làm thế nào cân bằng lợi ích tối ưu giữa việc thỏa mãn các nhu cầu quân sự, các năng lực và nhu cầu tài chính – kinh tế của quốc gia ; giữa tiền tuyến và hậu phương, đây sẽ là một bài toán khó cho ông Zelensky.

Nhiều mối lo ngại cho rằng viết rút đàn ông ra khỏi văn phòng, nhà xưởng và bắt họ mặc đồng phục có thể sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế. Với Kazarin, một binh sĩ Ukraina, mối lo này có lẽ đã bị thổi phồng quá mức.

Ông kết luận : « Họ chỉ quên rằng trong trường hợp động viên thành công, tất cả những người đã cầm vũ khí trong vài năm qua sẽ được giải ngũ sau một năm nữa. Nhiều người phục vụ trong quân đội hiện nay là những doanh nhân, chuyên gia và chuyên viên công nghệ thông tin khá thành đạt trước chiến tranh. Họ đã giữ mặt trận trong hai năm để lại hậu phương cho quý vị. Và giờ thì đến lượt quý vị ! »

Đây cũng là lời kêu gọi của nhật báo Lviv tại Ukraina !


*************
voatiengviet.com

Brazil cấm nhập cá rô phi từ Việt Nam do lo ngại virus TiLV xâm nhập

VOA Tiếng Việt

Bộ Nông nghiệp Brazil vừa ra lệnh đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam để chờ xem xét các quy định y tế hiện hành, Reuters và truyền thông nước này dẫn lại một tuyên bố hôm 15/2 cho biết.

Việc ngưng nhập loại cá này từ Việt Nam là lo ngại liên quan đến “sự xâm nhập của virus TiLV”, có thể gây phương hại cho ngành nuôi thủy sản của Brazil.

Theo các tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus TiLV gây ra dịch bệnh trên cá rô phi, với tỷ lệ chết cao đến 90% trong đàn cá nuôi.

Lệnh dừng này được đưa ra sau cuộc họp giữa Bộ Nuôi trồng và Thủy sản Brazil và đại diện của Hiệp hội nuôi cá Brazil (Peixe BR).

Ngoài ra, trang Tridge cho hay Peixe BR cũng quan ngại về sản phẩm cá rô phi nhập khẩu từ Việt Nam có sử dụng chất phụ gia polyphosphate để tăng trọng lượng phi lê cá một cách giả tạo.

Một lô hàng cá rô phi từ Việt Nam nhập khẩu vào Brazil vào tháng 12/2023 gây nhiều lo ngại cho BR Peixe và toàn bộ chuỗi sản xuất cá nuôi, theo thông tin đăng ngày 16/1/2024 trên trang web của hiệp hội này.

“Chúng tôi không có thông tin về lô hàng này, liệu nó đã trải qua tất cả các phân tích rủi ro y tế để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng? Tương tự, chúng tôi cũng không biết quy trình nhân giống và chế biến cá rô phi ở Việt Nam, điều mà chúng tôi cũng cho là đáng lo ngại”, ông Francisco Medeiros, chủ tịch Peixe BR, nhấn mạnh.

Chính phủ Brazil nói rằng lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi quá trình xem xét y tế hoàn tất.

VOA đã liên lạc Bộ Công Thương và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), đề nghị họ cho ý kiến về lệnh cấm này của Brazil, nhưng chưa được phản hồi.

Từ năm 2023, Việt Nam là quốc gia duy nhất xuất khẩu cá rô phi cho thị trường Brazil, Bộ Nông nghiệp Brazil cho Reuters biết trong một tuyên bố riêng.

Bộ này cho hay Brazil đã nhập khẩu 25 tấn cá rô phi từ quốc gia châu Á này, với kim ngạch trị giá 118.000 USD, vẫn theo Reuters.

Theo dữ liệu mới nhất của Peixe BR, Brazil sản xuất 860.355 tấn cá vào năm 2022, trong số đó cá rô phi chiếm 64%.

Brazil xuất khẩu các sản phẩm cá trị giá 24 triệu USD vào năm 2022, trong đó cá rô phi chiếm 98% kim ngạch thương mại, theo trang web của Peixe BR. Trang này cũng cho thấy Mỹ là khách hàng chính của Brazil.

Truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đã thu về hơn 6 triệu USD, giảm 42% so với năm 2022.


**************

voatiengviet.com

Đài Loan bênh vực lực lượng tuần duyên sau khi Trung Quốc khiếu nại về tai nạn chết người

Reuters

Đài Loan hôm 15/2 lên tiếng bênh vực hành động của lực lượng tuần duyên của mình sau khi hai người trên một tàu cao tốc Trung Quốc thiệt mạng khi chiếc tàu của họ bị lật trong lúc tìm cách chạy thoát một tàu tuần duyên.

Văn phòng của Trung Quốc chuyên lo về các vấn đề Đài Loan tố cáo Đài Loan có lúc đối xử với ngư dân Trung Quốc một cách “thô bạo và nguy hiểm”, là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc mà họ lên án là “tàn độc” này.

Đài Loan, nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, đã phàn nàn trong những năm gần đây về các tàu đánh cá Trung Quốc và các tàu khác hoạt động trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát, đặc biệt là xung quanh các đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm cách bờ biển Trung Quốc một khoảng cách ngắn.

Hôm 14/2, hai trong số bốn người trên một tàu cao tốc Trung Quốc đi vào vùng biển cấm gần đảo Bắc Định của Kim Môn, nơi có một đơn vị quân sự đồn trú, đã thiệt mạng khi tàu của họ bị lật sau khi cố gắng chạy trốn khỏi một tàu tuần duyên Đài Loan, lực lượng tuần duyên cho biết.

Hội đồng các vấn đề đại lục, cơ quan của Đài Loan chuyên lập chính sách về Trung Quốc, cho biết, theo điều tra sơ bộ, lực lượng tuần duyên đã thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật pháp và không làm gì sai trái.

Hội đồng cho biết, chính Trung Quốc đã không ngăn chặn được các tàu nạo vét cát trái phép, sử dụng chất nổ và chất độc để đánh cá và đổ rác ở vùng biển Đài Loan và tình hình vẫn không được cải thiện dù có khiếu nại.

“Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc vì thủy thủ đoàn ở đại lục đã từ chối hợp tác với công việc thực thi pháp luật của chúng tôi lần này và một sự cố đáng tiếc đã xảy ra”, hội đồng nói trong một tuyên bố.

Hội đồng cho biết thêm: “Chúng tôi cũng hy vọng rằng giới hữu trách ở đại lục có thể hạn chế hành vi tương tự của người dân ở bên kia” Eo biển Đài Loan.

Kin Môn là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh nhưng ngày nay là một địa điểm du lịch nổi tiếng, mặc dù nhiều đảo nhỏ thuộc nhóm đảo này được quân đội Đài Loan củng cố mạnh mẽ và cấm dân thường tiếp cận.

Chính phủ Đài Loan, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc đã sử dụng cái gọi là chiến tranh vùng xám vốn kèm theo các chiến thuật bất thường để làm kiệt sức kẻ thù mà không thực sự dùng đến vũ lực, bao gồm cả việc phái tàu dân sự vào trong hoặc gần vùng biển Đài Loan.


*************

Tin tức thế giới 16-2: Hezbollah tấn công Israel, Houthi tập kích tàu hàng

NHẬT ĐĂNG

Các tay súng Hezbollah tại biên giới Syria - Lebanon - Ảnh tư liệu: REUTERS

Các tay súng Hezbollah tại biên giới Syria - Lebanon - Ảnh tư liệu: REUTERS

* Hezbollah phóng 'hàng chục rocket' vào Israel

Hezbollah cho biết họ đã bắn "hàng chục quả rocket" vào thành phố Kiryat Shmona ở miền bắc Israel ngày 15-2.

Hành động này nhằm trả thù việc 10 thường dân thiệt mạng trong hai đợt tấn công của Israel vào miền nam Lebanon vào ngày hôm trước.

Theo Hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao của Hezbollah cho hay Israel sẽ phải "trả giá" cho các cuộc tấn công hôm 14-2, mà ông mô tả là "tội ác". Các bác sĩ và cảnh sát Israel cho biết một số rocket đã tấn công Kiryat Shmona và gây thiệt hại. Hiện chưa có cập nhật về thương vong.

* Houthi nhận trách nhiệm tấn công tàu chở hàng ở vịnh Aden

Trong tuyên bố mới nhất, lực lượng Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công tên lửa vào tàu chở hàng "Lycavitos" treo cờ Barbados ở vịnh Aden ngày 15-2.

Phía Houthi cho biết con tàu trên là của Anh. Cụ thể, tàu này được quản lý bởi Công ty Helikon Shipping Enterprises, có văn phòng tại London (Anh), Athens (Hy Lạp) và Đại Liên (Trung Quốc).

* Israel yêu cầu Tòa án Thế giới không ban hành lệnh khẩn cấp ở Rafah

Israel đã yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) bác bỏ yêu cầu của Nam Phi về việc ban hành các biện pháp khẩn cấp bổ sung vì kế hoạch của Israel nhằm mở rộng cuộc tấn công ở Dải Gaza vào thành phố Rafah.

Trong các tài liệu do ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, công bố ngày 15-2, Israel lập luận rằng các biện pháp khẩn cấp được ban hành ba tuần trước đã bao quát "tình hình chiến sự ở Gaza nói chung" và tòa án nên từ chối yêu cầu của Nam Phi.

* Thủ tướng Anh kêu gọi Israel cho phép chuyển viện trợ tới Gaza

Trong cuộc gọi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Anh Rishi Sunak kêu gọi Israel mở hoàn toàn cửa khẩu Kerem Shalom để cho phép chuyển viện trợ quốc tế tới Dải Gaza thông qua cảng Ashdod.

Người biểu tình phản đối viện trợ vào Dải Gaza tại khu vực biên giới Ai Cập - Israel, yêu cầu Hamas phải thả con tin - Ảnh: REUTERS

Người biểu tình phản đối viện trợ vào Dải Gaza tại khu vực biên giới Ai Cập - Israel, yêu cầu Hamas phải thả con tin - Ảnh: REUTERS

Một tuyên bố từ Phố Downing ngày 15-2 cho biết: "Thủ tướng nhấn mạnh quy mô của cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza và kêu gọi Israel mở hoàn toàn cửa khẩu Kerem Shalom, cho phép chuyển hàng viện trợ quốc tế qua cảng Ashdod".

* Mỹ tấn công mạng tàu gián điệp nghi của Iran

Ngày 15-2, NBC News dẫn lời ba quan chức Mỹ đưa tin Washington gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công mạng nhắm vào một tàu quân sự của Iran ở Biển Đỏ và vịnh Aden, cho rằng tàu Iran đang thu thập thông tin tình báo về các tàu chở hàng.

Vụ tấn công mạng nêu trên được biết đã diễn ra cách đây một tuần. Đây là một phần trong phản ứng của chính phủ đối với cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq. Các cuộc tấn công đã khiến 3 quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Jordan vào cuối tháng trước.

* Tổng thống Putin kêu gọi người Nga sinh thêm con

Ngày 15-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các gia đình Nga phải sinh ít nhất hai người con vì sự sống còn của dân tộc và ba người trở lên nếu muốn phát triển và thịnh vượng.

Nga được biết đã phải gánh chịu thương vong nặng nề kể từ khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine gần hai năm trước.

Giữa bối cảnh đó, Tổng thống Putin nói với các nhân viên tại một nhà máy sản xuất xe tăng ở vùng Urals rằng mỗi gia đình chỉ có hai con là tối thiểu nếu người dân Nga muốn bảo vệ bản sắc của mình.

"Nếu chúng ta muốn tồn tại với tư cách là một dân tộc - hay như các nhóm dân tộc sinh sống ở Nga - thì (mỗi gia đình) phải có ít nhất hai đứa trẻ", ông Putin nói.

Tổng thống Nga cũng cảnh báo nếu mỗi gia đình chỉ có một đứa con, dân số sẽ giảm xuống. "Và để mở rộng và phát triển, bạn cần ít nhất ba đứa con", ông Putin nói thêm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ ra mắt

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ ra mắt "Năm của gia đình" ở Nga vào tháng 1-2024 - Ảnh: REUTERS

* Ba Lan bắt một công dân Ukraine nghi làm việc cho tình báo Nga

Ba Lan đã bắt giữ một người đàn ông làm việc cho tình báo Nga. Cơ quan an ninh Ba Lan cho hay đây là người lên kế hoạch thực hiện hành vi phá hoại, bao gồm đốt cháy các cơ sở ở thành phố Wroclaw phía tây Ba Lan.

Là trung tâm cung cấp quân sự của phương Tây cho Ukraine, Ba Lan cho biết họ đã trở thành mục tiêu chính của các điệp viên Nga, cáo buộc Matxcơva và đồng minh Belarus đang cố gắng gây bất ổn cho nước này.

"Cơ quan An ninh nội địa đã nhận được thông tin rằng một công dân Ukraine, đại diện cho cơ quan mật vụ Nga, đang lên kế hoạch phóng hỏa các cơ sở ở Wroclaw, nằm gần các cơ sở hạ tầng quan trọng chiến lược", cơ quan an ninh Ba Lan khẳng định.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 16-02 -2024

xxx


HoaLuc 6
*************

rfa.org

Giá xăng tăng lên gần 24.000 đồng một lít ngay sau Tết khi người dân quay lại làm việc

2024.02.15

Liên bộ Công Thương - Tài Chính vừa điều chỉnh giá xăng vào chiều ngày 15/2/2024 lên mức 23.910 đồng/lít ngay vào ngày đầu tiên người dân quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Ngoài việc tăng giá xăng E5RON92 như vừa nói, liên bộ cũng điều chỉnh tăng giá một loạt các mặt hàng xăng dầu khác bao gồm: dầu diezel 0.05S tăng lên 21.360 đồng/lít, tăng thêm 660 đồng/lít; dầu hỏa tăng lên 21.220 đồng/lít, sau khi tăng 640 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có giá 15.900 đồng/kg, sau khi tăng thêm 310 đồng/kg.

Cơ quan điều hành tiếp tục thực hiện việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng dầu mazut 180CST 3.5S, xăng E5RON92, xăng RON95-3, dầu diesel 0.05S và dầu hỏa.

Ngay trước Tết, giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, theo thống kê của báo trong nước, kể từ đầu năm 2024, giá xăng dầu đã có tới năm lần tăng và hai lầm giảm.

Một số chuyên gia trong nước gần đây cho rằng việc giữ Quỹ bình ổn xăng dầu là không cần thiết và nhận định Việt Nam nên dùng thuế phí để điều tiết thị trường xăng dầu.

Việc thiết lập quỹ này được nói là để điều chỉnh giá phù hợp với túi tiền của người dân nhưng việc điều hành quỹ này thời gian qua đã phát sinh các tiêu cực, chưa đảm bảo được việc bình ổn giá xăng dầu như yêu cầu của người dân.

Bộ Công an thậm chí đã tiến hành khởi tố một số vụ án vi phạm pháp luật trong sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, gây thất thoát tài sản Nhà nước. 


***************

voatiengviet.com

Việt Nam sửa luật, cho phép Việt kiều sở hữu bất động sản

VOA Tiếng Việt

Kể từ đầu năm 2025, người Việt ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được phép sở hữu bất động sản tại Việt Nam như công dân trong nước, theo Luật Đất đai sửa đổi mới được Quốc hội Việt Nam thông qua gần đây. Điều này sẽ giúp dẹp bỏ tình trạng Việt kiều “lách luật” bằng cách nhờ người trong nước đứng tên sở hữu nhà, đất, dẫn đến nhiều tranh chấp phức tạp và rắc rối pháp lý về sau.

Theo luật mới sửa đổi, người Việt định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (tức người còn giữ quốc tịch Việt Nam) sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước. Còn người Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà (luật hiện hành không có những quy định này), và nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà, theo Thanh Niên.

Ngoài ra, Việt kiều cũng sẽ được phép đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản để chuyển nhượng và cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật.

Việc Quốc hội Việt Nam thông qua bộ ba luật, bao gồm Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, được cho là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người Việt ở nước ngoài trong việc đầu tư vào bất động sản.

Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện có khoảng 6 triệu người Việt đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 80% là ở các nước phát triển. Riêng tại TP HCM, có khoảng 2,9 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc tại các nước. Năm ngoái, lượng kiều hối mà thành phố này nhận được đạt gần 9,5 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - chỉ đạt 3,4 tỉ USD, và tương đương với gần 50% tổng thu ngân sách của thành phố.

Kể từ năm 2012, Việt Nam liên tục nhận được lượng kiều hối vượt quá 10 tỷ USD mỗi năm và tăng đều từ 7 - 10% qua các năm, trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Khoảng 1/4 số tiền này được đầu tư vào bất động sản.

Riêng trong năm ngoái, 16 tỷ USD kiều hối đã chảy vào Việt Nam. Dự báo năm 2024 lượng kiều hối sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2023.

Dòng kiều hối này từ lâu đã là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng cho Việt Nam. VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM, hôm 2/2 nói kiều hối là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối của Việt Nam, và lượng tiền này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lạm phát tại một số quốc gia gây áp lực lên tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất và lạm phát.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều, trong thời gian tới lượng kiều hối sẽ ngày càng dồi dào do cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng đông cả về số lượng cũng như địa bàn sinh sống.


************

rfa.org

Vụ 300 khách Đài Loan bị kẹt ở Phú Quốc: Cục Du lịch yêu cầu làm rõ, công ty Đài Loan có thể bị phạt

2024.02.15

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 14/2 đã có công văn yêu cầu Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang yêu cầu làm rõ thông tin vụ gần 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi khi đến Phú Quốc. Trong khi đó, cơ quan du lịch Đài Loan cho báo chí nước này biết công ty We Love Tour của nước này có thể bị phạt treo giấy phép đến ba tháng vì vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch và bảo vệ khách hàng.

Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 12/2 loan tin cho biết 292 khách du lịch Đài Loan thuộc nhiều nhóm du lịch đã mua gói tour năm ngày đến Phú Quốc từ ngày 10/2 qua một công ty có trụ sở ở Đài Loan là We Love Tour.

Tuy nhiên, khi đến Phú Quốc, những du khách này bị phía công ty du lịch Việt Nam (công ty ký hợp đồng nhận khách với công ty Đài Loan) thông báo là mỗi du khách phải trả thêm 720 đô la để tiếp tục chuyến đi. Công ty Việt Nam có tên Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Winner Việt Nam cho biết lý do là We Love Tour chưa chi trả tiền cho đoàn khách.

Trong công văn mới gửi tỉnh Kiên Giang, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đề nghị Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang kiểm tra, làm rõ thông tin về vụ việc trên; có thông tin chính thức tới cơ quan truyền thông, báo cáo về Cục Du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian sớm nhất. 

Báo Dân Trí dẫn lời ông ông Trần Thanh Hải, Chánh Thanh tra Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, sở đã nhận được chỉ đạo làm rõ cũng như yêu cầu của Cục Du lịch. 

Ông Hải cho biết "Trước mắt sở sẽ ghi nhận lại sự việc, căn cứ vào hợp đồng đầy đủ của các bên để đối chiếu, tìm ra nguyên nhân xác đáng và đề ra hướng xử phạt nếu có vi phạm. Các đơn vị liên quan còn tranh luận nên chưa có kết luận về vấn đề xử phạt”. 

Trong các ngày 9 và 10/2 vừa qua đã có khoảng 800 khách Đài Loan đến Phú Quốc theo các tour du lịch. Trong số này 292 khách là thuộc đoàn của công ty We Love Tour. 

Sau khi những bất đồng giữa hai công ty du lịch Việt Nam và Đài Loan xảy ra liên quan đến việc chậm thanh toán được báo chí đăng tải, và khách Đài Loan phản ánh trên mạng xã hội, chính quyền địa phương ở Phú Quốc cho biết đã tham gia hỗ trợ đoàn khách để họ có chỗ ăn ở và đảm bảo đoàn khách về nước đúng lịch trình.

Các đoàn khách này đã lên máy bay về nước vào ngày 14/2 trên các chuyến bay thuê chuyến của Bamboo Airways. Hãng hàng không này cho báo chí trong nước biết đoàn khách Đài Loan được đảm bảo về nước vào ngày 14/2 dù tiền thanh toán vé máy bay vẫn chưa được phía công ty Đài Loan thực hiện.


***********
rfi.fr

Huy động binh sĩ Ukraina: Kiev đối mặt khó khăn nhân khẩu và kinh tế

Minh Anh

Ngày 07/02/2024, Quốc Hội Ukraina đã tạm thời thông qua dự luật động viên binh sĩ hạ thấp tuổi tòng quân từ 27 xuống 25. Văn bản này còn phải được đưa ra tranh luận lần hai trước khi được chính thức thông qua. Ngoài việc cần có thêm nhiều binh sĩ cho chiến trường, Kiev còn phải cân đối các mối bận tâm liên quan đến kinh tế, thuế khóa và đạo đức.

Vào tháng 12/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết quân đội muốn huy động thêm 500 ngàn người. Thông báo này đưa ra vào lúc các lực lượng chiến đấu của Ukraina đang hứng chịu nhiều tổn thất mà tầm mức vẫn được giữ bí mật.

Lệnh động viên : Một đạo luật cần thiết !

Một dự luật đầu tiên được trình ở Nghị Viện trong mùa lễ Noel đã làm dấy lên nhiều tranh cãi dữ dội. Văn bản dự trù hạ thấp tuổi tòng quân từ 27 xuống 25, hạn chế hoãn nhập ngũ đối với những người khuyết tật nhẹ và tăng hình phạt đối với những người trốn quân dịch. Nhưng nhiều người nghị sĩ khẳng định văn bản này không được xây dựng rõ ràng và bao gồm cả những vi phạm nhân quyền.

Sau nhiều tuần tranh luận gay gắt, ngày 11/01, Nghị Viện Ukraina đã rút dự thảo luật. Bộ trưởng Quốc Phòng Rustem Umerov tuyên bố dự luật sẽ được tu chỉnh và trình lên chính phủ để phê duyệt. Trên mạng xã hội Facebook, ông khẳng định « dự luật này là cần thiết cho việc bảo vệ quốc gia và mỗi binh sĩ chiến đấu trên chiến trường. Văn bản này phải được thông qua nhanh nhất có thể ».

Như vậy, văn bản được thông qua hôm 07/02 là một phiên bản đã có sửa đổi. Nhà báo Alla Lazaréva, phó tổng biên tập trang mạng thông tin The Ukrainian Week, trả lời RFI Tiếng Việt, giải thích một số điểm chính của dự luật động viên mới.

« Trước tiên, đợt huy động binh sĩ lần này là để có thể thay thế những người chiến đấu trên mặt trận từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Có rất nhiều người bị gọi nhập ngũ ngay từ tháng 02/2022 vẫn chưa được thay thế từ hai năm qua và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Chủ yếu vì lý do này mà Ukraina muốn huy động bổ sung một lượng lớn quân.

Chính quyền Kiev có thể gọi nhập ngũ từ 27 cho đến 60 tuổi với điều kiện đó là những người có sức khỏe tốt và không có chống chỉ định y tế. Dự luật chưa được thông qua, đây chỉ là lần bỏ phiếu thứ nhất. Lần thứ hai vẫn biết ngày nào sẽ tranh luận. Nhưng quả thật có nhiều điểm bất đồng liên quan đến vấn đề số người phải huy động, những vùng có liên quan hay vấn đề người Ukraina ở nước ngoài : Họ có thể được huy động hay không ? Nếu có thì trong điều kiện nào ? Vẫn còn tất cả những cuộc tranh luận này ! »

Theo Trung tâm Truyền thông Quân sự Nhà nước và Global Firepower Index, quân đội Ukraina hiện có đến 850 ngàn lính. Với việc huy động quân bổ sung,  số binh sĩ chiến đấu trên tuyến đầu từ hai năm qua đã kiệt sức sẽ có thể về nhà mà quân Ukraina vẫn chống cự được với 617 ngàn quân Nga được triển khai dọc theo các đường chiến tuyến.

Sai lầm chiến lược !

Tuy nhiên, nếu như trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, bùng nổ vào tháng 02/2022, người dân Ukraina sôi sục nhập ngũ, thì sau nhiều tháng chiến sự đẫm máu, tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, tinh thần hăng hái ban đầu đó cũng đã biến mất, theo như ghi nhận của nhà báo Alla Lazaréva:

« Phải nói rằng những ai muốn ra đi chiến đấu thì họ đã đi rồi. Còn đối với những ai giờ mới bị gọi nhập ngũ, họ hiểu rằng đó là nghĩa vụ, nhưng đôi khi họ không còn động lực như trong đợt động viên đầu tiên. Nhưng đa số người dân hiểu rằng đất nước đang gặp nguy hiểm và sự tồn vong của quốc gia cũng đang gặp nguy hiểm. Đúng vậy, họ có thể đón nhận điều đó không phải với một sự nhiệt tình cao độ, mà đúng hơn là như một nghĩa vụ. »

Trả lời báo Pháp Le Figaro, chuyên gia quân sự Yevhen Dykyy, cựu chỉ huy binh đoàn Aidar, chỉ trích rằng dự luật này lẽ ra phải được đưa ra từ mùa thu 2022:

« Ngay từ đầu cuộc động viên ồ ạt ở Nga, đợt huy động quân lớn nhất kể từ năm 1945, rõ ràng sớm hay muộn Ukraina cũng sẽ phải làm tương tự. Nga đã huy động 450 ngàn người vào năm 2022 và bổ sung nửa triệu quân vào năm 2023. Nhưng chính quyền Kiev lúc đó vẫn nuôi ảo tưởng rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc và muốn tránh đưa ra một quyết định có thể trả giá đắt về mặt chính trị. Chính phủ cũng như các chính trị khách đều sai lầm trong việc phân cấp mức độ sợ hãi. Nỗi sợ mất cử tri mạnh hơn nỗi lo bị Nga chiếm đóng ! »

Về điểm này, nhà báo Alla Lazaréva thừa nhận phần nào thế bị động của chính quyền Kiev:

« Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã không chuẩn bị chu đáo để đối phó với cuộc chiến xâm lược này, dù rằng Ukraina đã được các cơ quan tình báo nhiều nước phương Tây cảnh báo rằng cuộc xâm lược này đang được chuẩn bị, và sắp xảy ra. Đúng là việc chuẩn bị có thể phải được thực hiện một cách chín chắn và có tổ chức hơn. Nhưng tôi cho rằng các nhà lãnh đạo của chúng tôi, cho đến tận giây phút cuối cùng, đã không thể hình dung rằng Nga lại dám tấn công chúng tôi bằng máy bay, bằng bom, với rất nhiều thường dân thiệt mạng như vậy ! »

Thách thức nhân khẩu

Nếu như văn bản này vẫn còn mơ hồ về vấn đề giải ngũ cho những người đã đi chiến trường từ hai năm qua theo như đòi hỏi của nhiều người dân, phần đông là các bà mẹ, vợ và chị em các quân nhân, thì Ukraina phải đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực hạn hẹp. Đất nước rộng hơn 603 ngàn cây số vuông chỉ có khoảng 43,5 triệu dân, ít hơn gấp ba lần so với dân số của Nga, có đến hơn 145 triệu người.

Theo Le Figaro, lệnh động viên mới này có nguy cơ làm xói mòn hơn nữa tình hình nhân khẩu. Chính quyền Kiev đối mặt với thách thức phải tuyển mộ những người trẻ tuổi hơn. Liệu dự án này có thể thực hiện vào lúc có nhiều dự phóng dân số Ukraina sẽ bị suy giảm ? Phó tổng biên tập trang mạng The Ukrainian Week lạc quan tin là Ukraina có đủ nguồn lực để bảo vệ đất nước.

« Chiến tranh đã làm cho tình hình nhân khẩu của Ukraina thêm tồi tệ, vì có nhiều triệu người đã bỏ xứ ra đi, phần đông là phụ nữ với trẻ em. Giờ có những đứa trẻ đã lớn lên ở nước ngoài. Chiến tranh kéo dài tại Ukraina từ 10 năm qua. Nga bắt đầu gây hấn từ năm 2014 bằng việc sáp nhập bán đảo Crimée và xâm lược Donbass. Quả thật là có rất nhiều người đã ra đi. Rồi nhiều đứa trẻ, trai hay gái đã trưởng thành. Nhiều phụ nữ tham gia quân đội, tôi nghĩ là có khoảng 1/3. Đúng là tình hình nhân khẩu đáng lo ngại và đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhưng dẫu sao Ukraina cũng là một đất nước rộng lớn có hơn 40 triệu dân, vì vậy, chúng tôi vẫn có một nguồn lực để bảo vệ đất nước. »

Cân đối nhu cầu quân sự và kinh tế : Bài toán khó

Theo trang mạng Politico, bên cạnh vấn đề nhân lực, dự luật huy động quân của Ukraina còn phải đối mặt với một áp lực to lớn khác. Có tổng sản phẩm quốc nội khoảng 214 tỷ đô la, Ukraina phải dành ra hơn 1/5 của GDP, tức khoảng 46 tỷ đô la, cho nỗ lực chiến tranh.

Phân nửa trong khoản ngân sách này được dùng để trả lương cho binh lính và một phần tư là cho ngành công nghiệp quốc phòng. Một cách đơn giản, toàn bộ ngân sách chính phủ Ukraina là dành cho chiến tranh. Còn hàng tỷ tiền viện trợ từ Liên Hiệp Châu Âu và từ Mỹ là để góp phần tài trợ cho phần còn lại của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ tài chính này hiện đang bị Washington chặn lại do vấp phải sự phản đối từ nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa. Điều đó buộc Kiev phải tìm cách cân đối giữa việc tìm đủ số binh lính mới để tiếp tục cuộc chiến, đồng thời đảm bảo vẫn có đủ người nộp thuế và công nhân để duy trì nền kinh tế và cỗ máy công nghiệp chiến tranh.

Nỗi lo này đã được tổng thống Volodymyr Zelensky thể hiện hồi tháng 12/2023. « Việc huy động thêm từ 450 ngàn đến 500 ngàn người sẽ tiêu tốn của đất nước khoảng 12 tỷ euro và tôi muốn biết số tiền đó sẽ đến từ đâu. Xét rằng phải cần đến sáu thường dân lao động Ukraina đóng thuế để trả lương cho một người lính, tôi sẽ phải cần thêm ba triệu người lao động đâu đó để có thể trả lương cho số quân bổ sung này ».

Nghĩa vụ và đạo đức công dân

Ngày 11/01, từ Estonia, tổng thống Ukraina đã kêu gọi tất cả những công dân nào, nếu không ra trận thì có thể làm việc đóng thuế cho đất nước, cử chỉ này cũng là hành động bảo vệ quốc gia. Tổng thống Ukraina nói thêm những người Ukraina đã chạy khỏi đất nước, không chiến đấu và không nộp thuế phải đối mặt với vấn đề đạo đức.

Nhà phân tích chính trị Ukraine Volodymyr Fesenko cho biết dự luật huy động binh lính rất không được lòng dân, nên các chính trị gia ngại tự đề xuất. Làm thế nào cân bằng lợi ích tối ưu giữa việc thỏa mãn các nhu cầu quân sự, các năng lực và nhu cầu tài chính – kinh tế của quốc gia ; giữa tiền tuyến và hậu phương, đây sẽ là một bài toán khó cho ông Zelensky.

Nhiều mối lo ngại cho rằng viết rút đàn ông ra khỏi văn phòng, nhà xưởng và bắt họ mặc đồng phục có thể sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế. Với Kazarin, một binh sĩ Ukraina, mối lo này có lẽ đã bị thổi phồng quá mức.

Ông kết luận : « Họ chỉ quên rằng trong trường hợp động viên thành công, tất cả những người đã cầm vũ khí trong vài năm qua sẽ được giải ngũ sau một năm nữa. Nhiều người phục vụ trong quân đội hiện nay là những doanh nhân, chuyên gia và chuyên viên công nghệ thông tin khá thành đạt trước chiến tranh. Họ đã giữ mặt trận trong hai năm để lại hậu phương cho quý vị. Và giờ thì đến lượt quý vị ! »

Đây cũng là lời kêu gọi của nhật báo Lviv tại Ukraina !


*************
voatiengviet.com

Brazil cấm nhập cá rô phi từ Việt Nam do lo ngại virus TiLV xâm nhập

VOA Tiếng Việt

Bộ Nông nghiệp Brazil vừa ra lệnh đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam để chờ xem xét các quy định y tế hiện hành, Reuters và truyền thông nước này dẫn lại một tuyên bố hôm 15/2 cho biết.

Việc ngưng nhập loại cá này từ Việt Nam là lo ngại liên quan đến “sự xâm nhập của virus TiLV”, có thể gây phương hại cho ngành nuôi thủy sản của Brazil.

Theo các tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus TiLV gây ra dịch bệnh trên cá rô phi, với tỷ lệ chết cao đến 90% trong đàn cá nuôi.

Lệnh dừng này được đưa ra sau cuộc họp giữa Bộ Nuôi trồng và Thủy sản Brazil và đại diện của Hiệp hội nuôi cá Brazil (Peixe BR).

Ngoài ra, trang Tridge cho hay Peixe BR cũng quan ngại về sản phẩm cá rô phi nhập khẩu từ Việt Nam có sử dụng chất phụ gia polyphosphate để tăng trọng lượng phi lê cá một cách giả tạo.

Một lô hàng cá rô phi từ Việt Nam nhập khẩu vào Brazil vào tháng 12/2023 gây nhiều lo ngại cho BR Peixe và toàn bộ chuỗi sản xuất cá nuôi, theo thông tin đăng ngày 16/1/2024 trên trang web của hiệp hội này.

“Chúng tôi không có thông tin về lô hàng này, liệu nó đã trải qua tất cả các phân tích rủi ro y tế để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng? Tương tự, chúng tôi cũng không biết quy trình nhân giống và chế biến cá rô phi ở Việt Nam, điều mà chúng tôi cũng cho là đáng lo ngại”, ông Francisco Medeiros, chủ tịch Peixe BR, nhấn mạnh.

Chính phủ Brazil nói rằng lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi quá trình xem xét y tế hoàn tất.

VOA đã liên lạc Bộ Công Thương và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), đề nghị họ cho ý kiến về lệnh cấm này của Brazil, nhưng chưa được phản hồi.

Từ năm 2023, Việt Nam là quốc gia duy nhất xuất khẩu cá rô phi cho thị trường Brazil, Bộ Nông nghiệp Brazil cho Reuters biết trong một tuyên bố riêng.

Bộ này cho hay Brazil đã nhập khẩu 25 tấn cá rô phi từ quốc gia châu Á này, với kim ngạch trị giá 118.000 USD, vẫn theo Reuters.

Theo dữ liệu mới nhất của Peixe BR, Brazil sản xuất 860.355 tấn cá vào năm 2022, trong số đó cá rô phi chiếm 64%.

Brazil xuất khẩu các sản phẩm cá trị giá 24 triệu USD vào năm 2022, trong đó cá rô phi chiếm 98% kim ngạch thương mại, theo trang web của Peixe BR. Trang này cũng cho thấy Mỹ là khách hàng chính của Brazil.

Truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đã thu về hơn 6 triệu USD, giảm 42% so với năm 2022.


**************

voatiengviet.com

Đài Loan bênh vực lực lượng tuần duyên sau khi Trung Quốc khiếu nại về tai nạn chết người

Reuters

Đài Loan hôm 15/2 lên tiếng bênh vực hành động của lực lượng tuần duyên của mình sau khi hai người trên một tàu cao tốc Trung Quốc thiệt mạng khi chiếc tàu của họ bị lật trong lúc tìm cách chạy thoát một tàu tuần duyên.

Văn phòng của Trung Quốc chuyên lo về các vấn đề Đài Loan tố cáo Đài Loan có lúc đối xử với ngư dân Trung Quốc một cách “thô bạo và nguy hiểm”, là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc mà họ lên án là “tàn độc” này.

Đài Loan, nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, đã phàn nàn trong những năm gần đây về các tàu đánh cá Trung Quốc và các tàu khác hoạt động trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát, đặc biệt là xung quanh các đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm cách bờ biển Trung Quốc một khoảng cách ngắn.

Hôm 14/2, hai trong số bốn người trên một tàu cao tốc Trung Quốc đi vào vùng biển cấm gần đảo Bắc Định của Kim Môn, nơi có một đơn vị quân sự đồn trú, đã thiệt mạng khi tàu của họ bị lật sau khi cố gắng chạy trốn khỏi một tàu tuần duyên Đài Loan, lực lượng tuần duyên cho biết.

Hội đồng các vấn đề đại lục, cơ quan của Đài Loan chuyên lập chính sách về Trung Quốc, cho biết, theo điều tra sơ bộ, lực lượng tuần duyên đã thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật pháp và không làm gì sai trái.

Hội đồng cho biết, chính Trung Quốc đã không ngăn chặn được các tàu nạo vét cát trái phép, sử dụng chất nổ và chất độc để đánh cá và đổ rác ở vùng biển Đài Loan và tình hình vẫn không được cải thiện dù có khiếu nại.

“Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc vì thủy thủ đoàn ở đại lục đã từ chối hợp tác với công việc thực thi pháp luật của chúng tôi lần này và một sự cố đáng tiếc đã xảy ra”, hội đồng nói trong một tuyên bố.

Hội đồng cho biết thêm: “Chúng tôi cũng hy vọng rằng giới hữu trách ở đại lục có thể hạn chế hành vi tương tự của người dân ở bên kia” Eo biển Đài Loan.

Kin Môn là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh nhưng ngày nay là một địa điểm du lịch nổi tiếng, mặc dù nhiều đảo nhỏ thuộc nhóm đảo này được quân đội Đài Loan củng cố mạnh mẽ và cấm dân thường tiếp cận.

Chính phủ Đài Loan, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc đã sử dụng cái gọi là chiến tranh vùng xám vốn kèm theo các chiến thuật bất thường để làm kiệt sức kẻ thù mà không thực sự dùng đến vũ lực, bao gồm cả việc phái tàu dân sự vào trong hoặc gần vùng biển Đài Loan.


*************

Tin tức thế giới 16-2: Hezbollah tấn công Israel, Houthi tập kích tàu hàng

NHẬT ĐĂNG

Các tay súng Hezbollah tại biên giới Syria - Lebanon - Ảnh tư liệu: REUTERS

Các tay súng Hezbollah tại biên giới Syria - Lebanon - Ảnh tư liệu: REUTERS

* Hezbollah phóng 'hàng chục rocket' vào Israel

Hezbollah cho biết họ đã bắn "hàng chục quả rocket" vào thành phố Kiryat Shmona ở miền bắc Israel ngày 15-2.

Hành động này nhằm trả thù việc 10 thường dân thiệt mạng trong hai đợt tấn công của Israel vào miền nam Lebanon vào ngày hôm trước.

Theo Hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao của Hezbollah cho hay Israel sẽ phải "trả giá" cho các cuộc tấn công hôm 14-2, mà ông mô tả là "tội ác". Các bác sĩ và cảnh sát Israel cho biết một số rocket đã tấn công Kiryat Shmona và gây thiệt hại. Hiện chưa có cập nhật về thương vong.

* Houthi nhận trách nhiệm tấn công tàu chở hàng ở vịnh Aden

Trong tuyên bố mới nhất, lực lượng Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công tên lửa vào tàu chở hàng "Lycavitos" treo cờ Barbados ở vịnh Aden ngày 15-2.

Phía Houthi cho biết con tàu trên là của Anh. Cụ thể, tàu này được quản lý bởi Công ty Helikon Shipping Enterprises, có văn phòng tại London (Anh), Athens (Hy Lạp) và Đại Liên (Trung Quốc).

* Israel yêu cầu Tòa án Thế giới không ban hành lệnh khẩn cấp ở Rafah

Israel đã yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) bác bỏ yêu cầu của Nam Phi về việc ban hành các biện pháp khẩn cấp bổ sung vì kế hoạch của Israel nhằm mở rộng cuộc tấn công ở Dải Gaza vào thành phố Rafah.

Trong các tài liệu do ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, công bố ngày 15-2, Israel lập luận rằng các biện pháp khẩn cấp được ban hành ba tuần trước đã bao quát "tình hình chiến sự ở Gaza nói chung" và tòa án nên từ chối yêu cầu của Nam Phi.

* Thủ tướng Anh kêu gọi Israel cho phép chuyển viện trợ tới Gaza

Trong cuộc gọi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Anh Rishi Sunak kêu gọi Israel mở hoàn toàn cửa khẩu Kerem Shalom để cho phép chuyển viện trợ quốc tế tới Dải Gaza thông qua cảng Ashdod.

Người biểu tình phản đối viện trợ vào Dải Gaza tại khu vực biên giới Ai Cập - Israel, yêu cầu Hamas phải thả con tin - Ảnh: REUTERS

Người biểu tình phản đối viện trợ vào Dải Gaza tại khu vực biên giới Ai Cập - Israel, yêu cầu Hamas phải thả con tin - Ảnh: REUTERS

Một tuyên bố từ Phố Downing ngày 15-2 cho biết: "Thủ tướng nhấn mạnh quy mô của cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza và kêu gọi Israel mở hoàn toàn cửa khẩu Kerem Shalom, cho phép chuyển hàng viện trợ quốc tế qua cảng Ashdod".

* Mỹ tấn công mạng tàu gián điệp nghi của Iran

Ngày 15-2, NBC News dẫn lời ba quan chức Mỹ đưa tin Washington gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công mạng nhắm vào một tàu quân sự của Iran ở Biển Đỏ và vịnh Aden, cho rằng tàu Iran đang thu thập thông tin tình báo về các tàu chở hàng.

Vụ tấn công mạng nêu trên được biết đã diễn ra cách đây một tuần. Đây là một phần trong phản ứng của chính phủ đối với cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq. Các cuộc tấn công đã khiến 3 quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Jordan vào cuối tháng trước.

* Tổng thống Putin kêu gọi người Nga sinh thêm con

Ngày 15-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các gia đình Nga phải sinh ít nhất hai người con vì sự sống còn của dân tộc và ba người trở lên nếu muốn phát triển và thịnh vượng.

Nga được biết đã phải gánh chịu thương vong nặng nề kể từ khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine gần hai năm trước.

Giữa bối cảnh đó, Tổng thống Putin nói với các nhân viên tại một nhà máy sản xuất xe tăng ở vùng Urals rằng mỗi gia đình chỉ có hai con là tối thiểu nếu người dân Nga muốn bảo vệ bản sắc của mình.

"Nếu chúng ta muốn tồn tại với tư cách là một dân tộc - hay như các nhóm dân tộc sinh sống ở Nga - thì (mỗi gia đình) phải có ít nhất hai đứa trẻ", ông Putin nói.

Tổng thống Nga cũng cảnh báo nếu mỗi gia đình chỉ có một đứa con, dân số sẽ giảm xuống. "Và để mở rộng và phát triển, bạn cần ít nhất ba đứa con", ông Putin nói thêm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ ra mắt

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ ra mắt "Năm của gia đình" ở Nga vào tháng 1-2024 - Ảnh: REUTERS

* Ba Lan bắt một công dân Ukraine nghi làm việc cho tình báo Nga

Ba Lan đã bắt giữ một người đàn ông làm việc cho tình báo Nga. Cơ quan an ninh Ba Lan cho hay đây là người lên kế hoạch thực hiện hành vi phá hoại, bao gồm đốt cháy các cơ sở ở thành phố Wroclaw phía tây Ba Lan.

Là trung tâm cung cấp quân sự của phương Tây cho Ukraine, Ba Lan cho biết họ đã trở thành mục tiêu chính của các điệp viên Nga, cáo buộc Matxcơva và đồng minh Belarus đang cố gắng gây bất ổn cho nước này.

"Cơ quan An ninh nội địa đã nhận được thông tin rằng một công dân Ukraine, đại diện cho cơ quan mật vụ Nga, đang lên kế hoạch phóng hỏa các cơ sở ở Wroclaw, nằm gần các cơ sở hạ tầng quan trọng chiến lược", cơ quan an ninh Ba Lan khẳng định.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm