Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 16-03 -2024
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(NHK/Japan Times) – Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu chiến đấu cơ. Liên đảng cầm quyền Nhật hôm nay, 15/03/2024, chấp thuận sửa đổi nhiều quy định nghiêm ngặt về xuất khẩu vũ khí, để mở đường cho phép bán các chiến đấu cơ mà Tokyo đang hợp tác phát triển với Roma và Luân Đôn, trong chương trình GCAP. Việc xuất khẩu sẽ được phép đối với các quốc gia ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng với Nhật, và không được phép với các quốc gia đang có xung đột vũ trang.
(AFP) – Bồ Đào Nha : Bãi công chưa từng có của giới phóng viên từ 42 năm nay. Hôm qua, 14/03/2024, toàn bộ báo giới Bồ Đào Nha được kêu gọi tham gia cuộc bãi công kéo dài 24 giờ. Mục tiêu chính là để phản đối tình trạng lương thấp và môi trường làm việc bấp bênh. Theo Nghiệp đoàn các nhà báo Bồ Đào Nha, khoảng 40 tòa soạn báo địa phương và báo quốc gia bị cuộc đình công ảnh hưởng.
(AFP) – Vụ trả tiền để bịt miệng nữ diễn viên khiêu dâm: Tư pháp Mỹ dời lại phiên tòa hình sự ‘‘lịch sử’’ chống lại Trump. Hôm qua, 14/03/2024, cơ quan công tố Manhattan (New York), đứng đầu là thẩm phán Alvin Bragg cho biết sẵn sàng hoãn lại 30 ngày phiên tòa, dự kiến diễn ra cuối tháng 3/2024, để cho phép các luật sư hoàn thiện hồ sơ bào chữa trong vụ ông Trump bị cáo buộc che giấu việc trả 130.000 đô la để nữ diễn viên Stormy Daniels không tiết lộ về ‘‘các quan hệ tình dục’’ trước đây. Quyết định nói trên được coi là một thắng lợi nhỏ với ông Trump, hiện đang trong cuộc tranh cử tổng thống.
(AP) – Lầu Năm Góc : Giúp Ukraina tạo việc làm trong nước. Đây là thông điệp mà bộ Quốc Phòng Mỹ muốn nhắn gởi đến các nghị sĩ đảng Cộng Hòa nhân chuyến thăm của họ tại một xưởng sản xuất vũ khí của hãng Lockheed Martin ở bang Arkansas ngày hôm qua, 14/03/2024. Dưới sự hướng dẫn của tướng C.Q Brown, các nghị sĩ đảng Cộng Hòa tham quan một khâu sản xuất bệ phóng tên lửa M270, HIMARS… Lầu Năm Góc hy vọng có thể thuyết phục Hạ Viện thông qua gói viện trợ trị giá 95 tỷ đô la, để một lần nữa số đạn dược quan trọng được chuyển đến Kiev đang trong giai đoạn khó khăn.
(AFP) – Vua đầu bếp Alain Ducasse đảm nhiệm bữa tiệc chiêu đãi trước lễ khai mạc Olympic Paris2024. Thực khách gồm khoảng 100 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và các giới chức sắc của Thế Vận Hội. Sự kiện sẽ diễn ra trong khuôn viên Bảo Tàng Louvre trong đêm 25/07/2024 tức một hôm trước lễ khai mạc. Alain Ducasse là một đầu bếp trứ danh, là một tượng đài của nghệ thuật ẩm thực Pháp. Ông từng được mời đứng bếp khi tổng thống François Hollande tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014. Tổng thống Macron tin tưởng vào ông vua bếp này khi tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin hay tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu.
(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuẩn bị công du Hàn Quốc và Philippines. Theo thông cáo bên bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 15/03/2024 ông Blinken đến Seoul thứ Hai tuần sau 18/03. Hàn Quốc tổ chức "hội nghị các nền dân chủ" từ 18-20/03/2024. Sau Seoul ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Manila và dự trù hai ngày làm việc tại Philippines. Đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên và tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hai chủ đề chính vòng công du châu Á lần này của ngoại trưởng Blinken.
(AFP) – Hà Lan chọn tập đoàn Pháp Naval Group cho dự án tàu ngầm. Thông báo được đưa ra hôm nay. Công ty Pháp trúng thầu, cung cấp 4 tàu ngầm cho Hà Lan, trị giá "hàng tỷ euro". Naval Group hợp tác với tập đoàn Hà Lan Royal IHC. Hà Lan có nhu cầu trang bị thêm 4 tàu ngầm thay thế cho lớp Walrus đã hoạt động từ đầu thập niên 1990.
(Reuters) – Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông qua kế hoạch tấn công Rafah. Văn phòng thủ tướng Israel cho biết như trên vào hôm nay 15/03/2024. Quân đội nước này đang trong giai đoạn "chuẩn bị" và cho thường dân ở phía nam Gaza sơ tán. Rafah là cửa khẩu sát biên giới với Ai Cập và là nơi tiếp nhận khoảng 1 triệu người Palestine từ các khu vực bắc Gaza đổ về từ sau loạt tấn công hôm 07/10/2023.
**************
Phát biểu trên truyền hình của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, những hồ sơ liên quan đến bầu cử tổng thống Nga là các chủ đề được báo chí Pháp quan tâm nhất hôm nay 15/03/2024.
Trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro nói về việc tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn kiên định với lập trường cứng rắn với Nga. Nguyên thủ quốc gia Pháp đã mất một thời gian dài để hiểu rằng tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ quan tâm đến việc củng cố quyền lực. Sau 2 năm chiến tranh, sự cởi mở về ngoại giao đã nhường chỗ cho “sự mơ hồ về chiến lược”, một phiên bản răn đe (phi hạt nhân) được cho là có thể khiến Vladimir Putin, đang thẳng tiến tới nhiệm kỳ thứ năm, phải suy nghĩ lại.
Tối qua, chủ nhân điện Elysée đã giải thích với quốc dân lý do phải chống lại Putin bằng mọi giá. An ninh của châu Âu đang bị đe dọa và bóng ma về hiệp ước Munich năm 1938 (Đức sáp nhập Tiệp Khắc) đang xuất hiện trở lại. Emmanuel Macron đã quyết định nhập vai một nhà lãnh đạo của châu Âu, lục địa bị cho là “chậm chạp và do dự” trong mắt ông. Macron cũng không ngừng kêu gọi châu Âu phải thức tỉnh và “hồi sinh”.
Trong một tương lai hết sức bất định, “mọi lựa chọn đều phải được cân nhắc”. Nhật báo thiên hữu nhận định mọi người đã quá ngây thơ nếu cho rằng nhân bài phát biểu tối qua, tổng thống sẽ đính chính và trấn an người dân. Ngược lại, Emmanuel Macron tái khẳng định lập trường của ông và chuẩn bị dư luận cho một cuộc chiến tiềm tàng : Người dân Pháp phải hiểu rằng, với mối nguy hiểm đang “hiện hữu” ở sát sườn, họ khó có thể “tiếp tục sống như chưa hề có chuyện gì xảy ra”.
Vào thời điểm mà Ukraina, được trang bị vũ khí một cách ít ỏi, có thể buộc phải lùi bước trước các đợt oanh kích của Nga, mọi ý tưởng hướng tới hòa bình đều có thể bị cho là “chấp nhận thất bại”. Bài xã luận mỉa mai rằng thật nực cười khi chính Paris cũng không thực sự làm nhiều hơn những quốc gia khác về hỗ trợ Kiev trong cuộc chiến không cân sức chống lại gã khổng lồ Nga. Giờ đây, Vladimir Putin không có đối thủ kiên định nào ở châu Âu ngoài Emmanuel Macron. Nhưng tổng thống Pháp phải tìm cách trở thành đồng minh của Ukraina bằng cách lôi kéo nhóm 27 bước theo sau. Bài kiểm tra đầu tiên của ông Macron diễn ra hôm nay tại Berlin, Đức, trong cuộc hội kiến với một Olaf Scholz thận trọng. Mọi chuyện sẽ rất tai hại nếu Pháp rơi vào thế bị cô lập.
Nga : Đối lập sống trong sợ hãi, nhưng kiên định
Trang nhất và bài xã luận của tờ Libération quan tâm đến cùng chủ đề. Trên truyền hình tối qua, Emmanuel Macron đã khẳng định chế độ Nga là một “đối thủ” đang trên đà trở thành “kẻ thù”, và nhắc lại bài phát biểu của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill trước thời điểm Chiến tranh Lạnh. Nhật báo thiên tả dường như đồng tình với nhận định của tổng thống Macron. Vladimir Bạo chúa, tên thật là Vladimir Vladimirovich Putin, đã cai trị nước Nga trong gần một phần tư thế kỷ. Cuối tuần này, chủ nhân điện Kremlin sẽ lần thứ năm đắc cử tổng thống, trong một cuộc bầu cử giả hiệu, sau khi thanh trừng tất cả các đối thủ và trù dập phe bất đồng chính kiến. Điển hình là cựu lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny đã bị loại bỏ một cách không thương tiếc giống như nhiều đối thủ khác của Putin. Như vậy ông sẽ tại chức ở điện Kremlin ít nhất đến năm 2030, bằng thời gian cầm quyền của nhà độc tài Joseph Stalin.
Kể từ khi ông Navalny qua đời, Ilia Iachine, 40 tuổi, trở thành nhà đối lập chính của Vladimir Putin. Iachine bị kết án 8 năm rưỡi tù vào tháng 12/2022 vì phát tán “thông tin sai lệch” về quân đội Nga. Đây là bản án nặng nhất được tuyên với tội danh này. Ông cũng từng là “chiến hữu” của Navalny và Boris Nemtsov, nhà đối lập bị ám sát năm 2015 ở sát điện Kremlin. Từ trong tù, Ilia Iachine đã đồng ý trả lời các câu hỏi của Libération trong một cuộc phỏng vấn dự đoán về tương lai nước Nga. Ông không thực sự ngạc nhiên khi nhận định điện Kremlin thao túng tư tưởng người dân, với việc “nguyên tử hóa xã hội”, và các nhà đối lập “phải cố gắng chống trả kiên cường”. Luận điệu đầy dũng khí của nhà đối lập có thể khiến ông trở thành mục tiêu tiếp theo của chính quyền Nga. Bài xã luận kết luận tất cả những nhà đối lập Nga đều không màng đến tính mạng và dốc sức tìm mọi cách để giải phóng đất nước khỏi sự đàn áp và bảo đảm quyền tự do ở khắp châu Âu.
Tổng thư ký NATO : Mỹ phải tích cực hỗ trợ Ukraina
Về tình hình Ukraina, tờ Les Echos có bài viết về việc tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, tiếp tục hối thúc các nước thành viên tích cực hơn trong việc hỗ trợ Ukraina. Nhưng lần này, ông nhấn mạnh đến những nỗ lực của châu Âu trong thời gian qua, với chi tiêu quốc phòng của lục địa già đã tăng 11% vào năm 2023, đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ có phần chững lại trong việc giúp đỡ Kiev.
Trả lời báo giới ở Bruxelles, lãnh đạo NATO khẳng định “Ukraina không thiếu lòng can đảm, nhưng họ thiếu đạn dược. Cùng nhau, NATO có khả năng cung cấp cho Ukraina những gì nước này cần”.
Nhật báo kinh tế nhận định Jens Stoltenberg đã thay đổi giọng điệu, trước đây vẫn luôn kêu gọi châu Âu phải đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng, nay quay sang “chĩa mũi dùi” vào Hoa Kỳ, phàn nàn việc Quốc Hội Mỹ vẫn ngăn viện trợ cho Ukraina không phải là hành động sáng suốt, trong khi châu Âu cuối cùng đã chú ý tới quốc phòng.
Hai phần ba các nước thành viên NATO sẽ đạt được chỉ tiêu đề ra trong năm nay là chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng, sau nỗ lực đáng kinh ngạc được thực hiện vào năm 2023. Ngân sách quốc phòng của châu Âu đã tăng 11% so với năm 2022. Ông Stoltenberg nhấn mạnh “các quốc gia châu Âu thuộc Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ đầu tư tổng cộng 470 tỷ đô la vào quốc phòng”.
Na Uy vừa tuyên bố sẽ đạt chỉ tiêu 2% chi tiêu quân sự vào năm 2024, trong khi Đan Mạch tuyên bố chi tiêu quốc phòng của Copenhagen sẽ lên tới 2,4% GDP, bao gồm cả những khoản viện trợ cho Ukraina. Thụy Điển, thành viên thứ 32 của NATO, cũng cam kết sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Còn Phần Lan sẽ vượt chỉ tiêu vì Helsinki có kế hoạch dành 2,3% GDP cho lực lượng vũ trang trong năm nay.
Ngược lại, Jens Stoltenberg đang sốt ruột trước thái độ của Hoa Kỳ. Đảng Cộng Hòa vẫn đang ngăn chặn các khoản viện trợ cho Ukraina. Nếu tái đắc cử tổng thống vào tháng 11, Donald Trump còn đe dọa sẽ không bảo vệ các thành viên NATO nào không chi đủ cho quốc phòng. Ông Stoltenberg phản bác rằng “việc NATO không cung cấp đủ đạn dược và vũ khí cho Ukraina gây hậu quả trực tiếp trên chiến trường và góp phần vào thắng lợi của quân đội Nga. Chúng ta cần thêm nguồn lực. Đây là thông điệp gửi tới Quốc hội Mỹ. Hoa Kỳ không đơn độc khi châu Âu và Canada cũng cung cấp những gì Ukraina muốn nhận được”.
Tổng thư ký Stoltenberg cũng nhấn mạnh đến một cuộc khảo sát mới được thực hiện liên quan đến Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Trong số những người dân Mỹ được thăm dò ý kiến, chỉ có 13% muốn Hoa Kỳ rút khỏi NATO, trong khi 58% muốn Mỹ ở lại khối liên minh quân sự.
Quốc tế không thể bỏ rơi Haiti
Nhìn sang Trung Mỹ, bài xã luận của nhật báo Le Monde chú ý đến tình trạng đáng báo động ở Haiti. Những sự kiện xảy ra ở quốc gia này kể từ cuối tháng 2 khiến cộng đồng quốc tế bị choáng ngợp. Sau khi chứng kiến hàng ngàn tù nhân vượt ngục từ các trại giam trong nước, Haiti đang bị kìm kẹp trong một bầu không khí “hoang dã” với các băng nhóm vũ trang ngự trị, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo mà nước này phải hứng chịu.
Haiti phải đối mặt với tình trạng nghèo đói trong nhiều thập kỷ, kết hợp với sự tan rã của các định chế trong nước, với hệ lụy là sự sụp đổ của Nhà nước, làm nổi bật những thách thức mà quốc gia này phải đối mặt. Haiti sẽ phải khôi phục an ninh và tái thiết nền dân chủ mà người dân muốn có, mặc dù họ không còn đi bỏ phiếu từ năm 2016.
Bài xã luận nhấn mạnh : Cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ trước những gì Haiti đang trải qua. Cần phải tìm ra cách để bảo đảm người dân Haiti cảm thấy có thể tự quyết định về tương lai.
Số phận của TikTok tại phương Tây
Về lĩnh vực công nghệ, tờ La Croix dành bài xã luận nói về số phận của TikTok ở phương Tây. Sự phát triển ngoạn mục của mạng xã hội này có thể sắp đến hồi kết. TikTok được giới trẻ ưa chuộng, với hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới, đang nằm trong tầm ngắm của Washington. Hạ Viện Mỹ hôm 13/03 đã thông qua dự luật về khả năng cấm TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ, trừ khi mạng xã hội này đoạn tuyệt với công ty mẹ ByteDance, thân cận với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Dự luật sẽ cần phải được Thượng Viện xem xét, nhưng tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ ký thông qua nếu dự luật qua được ải Thương Viện. Washington nhấn mạnh đến các vấn đề an ninh quốc gia, trong khi Bắc Kinh tố cáo một hành động bảo hộ trá hình.
Các nước châu Âu thì ít gay gắt với TikTok hơn, nhưng không phải là không có hành động gì. Liên Hiệp châu Âu đã thông qua đạo luật buộc các mạng xã hội lớn phải kiểm soát nội dung họ đăng tải. 22 mạng xã hội đã được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Ủy Ban châu Âu kể từ tháng 08/2023. Hầu hết các mạng xã hội đó là của Hoa Kỳ, nhưng TikTok cũng nằm trong danh sách bị giám sát. Mạng xã hội này đang phải đối mặt với hai cuộc điều tra ở châu Âu. TikTok bị cáo buộc vi phạm nghĩa vụ bảo vệ trẻ vị thành niên và cũng bị điều tra về cách quản lý các rủi ro liên quan đến việc phát tán nội dung bị thao túng (deepfakes).
Nhật báo Công Giáo kết luận : Liên Âu đang đóng vai trò nhà bảo vệ người tiêu dùng, nhưng cũng đối mặt với những mối đe dọa tương tự như ở Hoa Kỳ. TikTok và các mạng xã hội khác như X hay Facebook là những không gian mà các thế lực thù địch khai thác để chi phối tư tưởng, hành vi và lá phiếu của cử tri. Vì vậy, cần phải có sự cảnh giác cao độ, và các nền dân chủ phải tự bảo vệ mình.
***********
Hôm nay, 15/03/2024, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và thủ tướng Đức Olaf Scholz có cuộc họp ba bên tại Berlin để thảo luận về việc hỗ trợ Ukraina. Cuộc gặp này còn được xem là dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng giữa Đức và Pháp.
Đăng ngày:
2 phút
Theo AFP, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức sẽ có cuộc gặp riêng vào trưa nay nhằm giải tỏa những sự hiểu nhầm trong cuộc trao đổi gay gắt sau hội nghị yểm trợ Ukraina ở điện Elysée hôm 26/02. Ngay sau cuộc gặp song phương là cuộc họp ba bên với thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Phiên họp cấp cao hôm nay còn nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu trong hai ngày 21 và 22/03.
Từ cuối tháng Hai, Pháp và Đức vẫn bất đồng về chiến lược trợ giúp Ukraina, về việc gởi binh sĩ, cung cấp tên lửa tầm xa, tài chính… Căng thẳng trục Paris - Berlin không những làm lung lay thông điệp đoàn kết của các đồng minh, mà còn khiến Ukraina lo lắng, cho rằng « sự do dự và thiếu phối hợp hành động » giữa các nước đồng minh của Kiev đã gây ra « nhiều hệ quả nghiêm trọng ».
Reuters dẫn lời cố vấn của tổng thống Ukraina, ông Mykhailo Podolyak, khẳng định « Nga bắt đầu tự tin và nghĩ rằng có thể đè bẹp Ukraina về số lượng. Trong khi đó, Ukraina đang thiếu hụt nhiều nguồn lực quan trọng, chủ yếu là đạn pháo, và mất một phần thế chủ động ».
Đang công du tại Washington, lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell hôm qua cảnh báo, « những tháng sắp tới sẽ mang tính quyết định (…) Nhiều nhà quan sát dự báo Nga có thể mở chiến dịch tấn công vào mùa hè này và Ukraina không thể chờ cho đến khi có kết quả bầu cử sắp tới tại Hoa Kỳ ».
*************
Giới quan sát: Việc VN hoãn chuyến thăm của Vua Hà Lan gây mất uy tín lãnh đạo
Giới quan sát nhận định rằng việc chuyến thăm cấp nhà nước của Hoàng gia Hà Lan đến Việt Nam buộc phải hủy vào phút chót do “tình hình nội bộ” của Hà Nội sẽ để lại một tiền lệ xấu trong nền ngoại giao Việt Nam và ảnh hưởng đến uy tín của giới lãnh đạo Cộng sản trong cộng đồng quốc tế.
Vào tháng 12/2023, Hoàng gia Hà Lan đã loan báo về chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày đến Việt Nam của Nhà vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm, với mục đích nhằm tái khẳng định mối quan hệ song phương giữa hai nước và tập trung đặc biệt vào hỗ trợ phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo.
Thế nhưng, như VOA đã đưa tin, hôm 14/3, Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ hoãn chuyến thăm này theo đề nghị của chính quyền Việt Nam vì “tình hình nội bộ” và lịch trình mới vẫn chưa được ấn định.
Theo lịch trình dự kiến được Hoàng gia công bố, nhà vua sẽ có các cuộc gặp với cả bốn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, và chứng kiến việc hai bên ký kết các thỏa thuận hợp tác về trồng trọt, thỏa thuận chứng nhận điện tử các sản phẩm nông nghiệp giữa hai nước vào ngày 19/3; gặp gỡ sinh viên ở Hải Phòng, thăm nhà máy đóng tàu Damen-Sông Cấm, rừng ngập mặn Cát Bà vào ngày 20/3; thực hiện các hoạt động song phương trong lĩnh vực kinh tế, nghệ thuật, nước và cảng ở Tp. Hồ Chí Minh ngày 21/3, và cuối cùng thăm tỉnh Đăk Lăk vào ngày 22/3 để ký một bản ghi nhớ về phát triển nông nghiệp bền vững.
Gần đây nhất, vào ngày 12/3 Hoàng gia Hà Lan vẫn còn ra thông cáo báo chí về lịch trình cụ thể của chuyến công du được chuẩn bị từ khá lâu này.
Chính quyền tỉnh Đăk Lăk và truyền thông trong nước cũng đã loan tin chuyến công tác tiền trạm của Hoàng gia và phái đoàn ngoại giao Hà Lan từ tháng 1/2024.
Đây được kỳ vọng là chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan. Hai vị đã đến thăm Việt Nam vào năm 2005 và 2011 với tư cách Thái tử kế vị và công nương.
Tuy vậy, hai phái đoàn cấp bộ của Hà Lan và phái đoàn 140 doanh nhân của nước này mà trước đây dự kiến sẽ tháp tùng chuyến thăm của hoàng gia, nay vẫn sẽ tiến hành như kế hoạch, sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Christianne van der Wal, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý Nước Mark Harbers và Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Giới sử dụng lao động Hà Lan (VNO-NCW) Ingrid Thijsse dẫn đầu, Hoàng gia Hà Lan cho biết trong thông báo ngày 14/3.
Trên Diễn đàn Hoàng gia (The Royal Forums), nhiều người bày tỏ thắc mắc về lý do chuyến thăm bị hoãn: “Có ai biết ‘tình hình trong nước’ ở Việt Nam là gì mà phải hoãn chuyến thăm không?”. Một người đáp lại: “Chứ tôi không thấy có tình trạng bất ổn xã hội hay bất cứ điều gì tương tự!”. Một người khác tự giải thích rằng có thể do vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam.
Giới quan sát nói với VOA rằng việc hoãn chuyến thăm này làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong bạn bè quốc tế.
“Tôi cảm thấy thật xấu hổ cho chính quyền Hà Nội vì đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Quốc vương Hòa Lan và Hoàng hậu tới Việt Nam, chuyến thăm được nhiều người mong đợi và chuẩn bị khá chu đáo từ nhiều tháng trước”, luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, nêu ý kiến cá nhân của ông với VOA. “Theo quan sát của tôi, cái lý do ‘tình hình trong nước này’ có gì đó ‘không ổn’ vì ở Việt Nam không hề có dấu hiệu ‘bất ổn trong nước’ nào cả!”.
Nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức đưa ra ý kiến cá nhân về “tình hình trong nước”, dựa vào các nguồn tin mà ông có được từ Việt Nam:
“‘Tình hình trong nước’ ở đây mà phía Việt Nam đưa ra, theo tôi biết chính là khủng hoảng nhân sự cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cụ thể là chức danh chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đang bị lung lay”.
Nhận xét của ông Khoa cũng trùng hợp với những đồn đoán trên mạng xã hội về việc ông Thưởng đã có đơn từ chức. VOA không thể kiểm chứng nhận xét của ông Khoa và những thông tin trên mạng xã hội.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ giải thích về lý do hoãn chuyến thăm này, nhưng chưa được trả lời.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài chia sẻ:
“Gần đến ngày thăm mà phía Việt Nam yêu cầu phía Hoàng gia Hà Lan trì hoãn chuyến đi là điều chưa có tiền lệ, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam về uy tín trên quốc tế, quan trọng hơn là uy tín của chính quyền Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng sản đang mất uy tín rất nhiều”.
Ông Jonathan London, giáo sư đại học Leiden University, Hà Lan, đồng thời là nhà quan sát chính trị Việt Nam, viết trên Facebook hôm 14/3 bằng tiếng Việt: “Hôm nay hàng chục chính khách, doanh nhân, nhà đầu tư Hà Lan đang hoang mang và thất vọng trước thông tin chuyến thăm Việt Nam sắp tới của cặp đôi Hoàng gia Hà Lan bị hoãn vào phút chót”.
Ông London kể rằng khi các tin tức ban đầu về việc hủy chuyến thăm được lan truyền, một phóng viên đã gọi điện thoại cho ông nhờ giải thích “tình hình nội bộ” ở phía Việt Nam “có ý nghĩa gì”, ông viết thêm rằng vị phóng viên này, cũng như như những người chuẩn bị trước cho chuyến thăm đã lên đường sang Việt Nam, đành phải quay về vì sự kiện bị hoãn.
“Hòa Lan là nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất của Châu Âu và thứ hai về thương mại. Có ai biết gì về việc này không? Có rất nhiều thỏa thuận cần được ký kết”, ông viết và thuật lại lời một ký giả rằng việc chuyến thăm này bị hoãn “không tốt cho các mối quan hệ”.
************
Financial Times: Doanh thu TikTok tại Mỹ đạt 16 tỷ USD giữa lúc Washington đe dọa cấm
TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance của Trung Quốc công bố doanh thu năm 2023 khoảng 16 tỷ USD tại Hoa Kỳ, nơi ứng dụng video đang lan truyền và thu hút người dùng Thế hệ Z (Gen Z) có nguy cơ bị cấm, Financial Times đưa tin hôm thứ Sáu (15/3).
Viện dẫn 5 người am tường vấn đề, Financial Times cho biết doanh thu của ByteDance vào năm 2023 là 120 tỷ USD, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó, nhờ vào sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok, mặc dù thị trường Trung Quốc chiếm một phần lớn trong doanh thu của công ty.
Theo báo cáo, ứng dụng video ngắn, đang được khoảng 170 triệu người Mỹ sử dụng, đã đạt doanh số kỷ lục tại Hoa Kỳ vào năm 2023.
Báo cáo cho biết thêm rằng ByteDance, có biệt danh là “Xưởng App” do liên tục phát hành các ứng dụng di động, đang trên đà vượt qua Meta Platforms, công ty sở hữa Facebook, để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng.
Doanh thu năm 2023 của Meta tăng 16% lên 134,90 tỷ USD.
ByteDance không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã thông qua một cách áp đảo dự luật trong đó cho ByteDance khoảng thời gian sáu tháng để thoái vốn tài sản TikTok tại Hoa Kỳ hoặc đối mặt với lệnh cấm.
TikTok là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất ở Hoa Kỳ vào năm 2023, với 47 triệu lượt tải xuống. Theo công ty tình báo thị trường Sensor Tower, Facebook và Instagram đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, với lần lượt 35 triệu và 34 triệu lượt tải xuống.
*************
Tàu viện trợ tới bờ biển Gaza; Israel bác bỏ đề nghị ngừng bắn của Hamas
Con tàu đầu tiên chở viện trợ lương thực đã đến bờ biển Dải Gaza vào thứ Sáu (15/3), nơi mà hy vọng về một lệnh ngừng bắn để giải cứu người dân khỏi nạn đói lại gặp trở ngại mới sau khi Israel bác bỏ đề xuất mới nhất của Hamas liên quan đến lệnh ngừng bắn.
Tàu Open Arms, chở 200 tấn thực phẩm, có thể được nhìn thấy ở phía xa của dải đất ven biển, nơi nó được kéo đến từ Síp.
Tổ chức từ thiện World Central Kitchen (WCK) đặt mục tiêu cung cấp hàng viện trợ trên một cầu tàu tạm thời, mặc dù chi tiết chính xác về cách hàng viện trợ sẽ được đưa vào bờ như thế nào vẫn chưa được nêu rõ.
Nếu tuyến đường biển mới thành công, nó có thể giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng đói kém đang bao trùm Gaza, nơi hàng trăm ngàn người phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng và các bệnh viện ở khu vực phía bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã báo cáo có trẻ em chết vì đói.
Tuy nhiên, các cơ quan viện trợ đã nhiều lần cho rằng kế hoạch đưa hàng viện trợ bằng đường biển và đường hàng không sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu to lớn của vùng lãnh thổ.
Cuộc chiến bắt đầu bằng một cuộc tấn công của các chiến binh Hồi giáo Hamas từ Gaza, khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ 253 con tin ở Israel vào ngày 7/10, theo thống kê của Israel. Kể từ đó, Israel đã phát động cuộc tấn công giết chết hơn 31.000 người và khiến gần 2,3 triệu dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa.
Hamas đã đưa ra cho các nhà hòa đề xuất phản hồi mới nhất về lệnh ngừng bắn kéo dài nhiều tuần, nhưng đã bị Israel từ chối và cho rằng nó dựa trên “những yêu cầu phi thực tế”.
Giống như những đề nghị trước đó của cả hai bên trong hai tháng đàm phán vừa qua, đề xuất của Hamas, mà Reuters được xem, dự kiến sẽ thả hàng chục con tin Israel để đổi lấy hàng trăm người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.
Nhưng đề xuất cũng kêu gọi các cuộc đàm phán trong giai đoạn thứ hai mà cuối cùng sẽ dẫn đến kết thúc chiến tranh. Israel vẫn giữ vững tuyên bố sẽ chỉ thảo luận về việc tạm dừng giao tranh và không thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh cho đến khi Hamas bị tiêu diệt.
Đang nỗ lực đạt thỏa thuận
Sami Abu Zuhri, một quan chức cấp cao của Hamas, nói với Reuters rằng sự từ chối của Israel cho thấy Thủ tướng Benjamin Netanyahu “quyết tâm theo đuổi hành động gây hấn chống lại người dân của chúng tôi và làm suy yếu mọi nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn”.
Ông nói việc thúc đẩy đồng minh Israel của mình chấp nhận lệnh ngừng bắn là tùy thuộc vào Washington.
Các nhà hòa giải Mỹ, Ai Cập và Qatar đã hy vọng đạt được lệnh ngừng bắn kịp thời cho tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, nhưng thời hạn đó đã trôi qua trong tuần này. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, nước chủ trì các cuộc đàm phán chính trong tháng này, nói ông vẫn đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận.
Liên Hiệp Quốc cho biết toàn bộ 2,3 triệu người dân ở Gaza đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng lương thực và 1/4 trong số đó đang đứng trước nạn đói, đặc biệt là ở miền bắc.
Israel đã phong tỏa tất cả các tuyến đường bộ vào Gaza, ngoại trừ hai cửa khẩu ở rìa phía nam của lãnh thổ. Israel phủ nhận trách nhiệm gây ra nạn đói và nói rằng các cơ quan viện trợ nên thực hiện công việc phân phối lương thực tốt hơn. Các cơ quan viện trợ nói họ cần được tiếp cận tốt hơn và an ninh tốt hơn, cả hai đều là trách nhiệm của lực lượng Israel, là lực lượng đã phong tỏa dải đất và tấn công các thành phố ở Gaza.
21 người chết, 150 người bị thương trong khi phân phối viện trợ
Việc phân phối số hàng viện trợ được gửi tới, với số lượng hạn chế, đã diễn ra hỗn loạn và thường xuyên mang tính bạo lực dưới sự giám sát của xe tăng Israel.
Cơ quan y tế Gaza cho biết ít nhất 21 người đã thiệt mạng và 150 người bị thương vào tối thứ Năm trong một trong những sự cố tồi tệ nhất được báo cáo. Cơ quan này đổ lỗi cho lực lượng Israel đã nổ súng vào đám đông đang xếp hàng nhận thực phẩm tại một ngã ba đường gần Thành phố Gaza.
Israel phủ nhận trách nhiệm do quân đội của họ gây ra, như họ đã từng làm trong các sự cố trước đây, bao gồm cả vụ đẫm máu nhất cho đến nay, vào ngày 29/2, khi có hơn 100 người thiệt mạng.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu xích mích giữa Washington và đồng minh thân cận Israel về cuộc chiến, mà các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho rằng nó đang được tiến hành mà không quan tâm đến thường dân Palestine.
Lãnh đạo khối đa số Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer, quan chức Do Thái cấp cao nhất ở Mỹ và là lãnh đạo Đảng Dân chủ của ông Biden, hôm thứ Năm kêu gọi người Israel tổ chức một cuộc bầu cử và thay thế ông Netanyahu.
Ông nói ông Netanyahu là một trở ngại cho hòa bình, người đang phá hủy vị thế quốc tế của Israel. “Israel không thể tồn tại nếu trở thành kẻ bị ruồng bỏ”, ông Schumer nói.
Đảng Likud của ông Netanyahu cho biết các chính sách của ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.
“(Chúng tôi) mong đợi Thượng nghị sĩ Schumer tôn trọng chính phủ Israel đắc cử chứ không phải là làm suy yếu nó”, đảng này nói. “Điều này luôn luôn đúng, và thậm chí còn đúng hơn trong thời chiến”.
************
Tổng thống Pháp Macron: Nga ‘‘sẽ không dừng ở đó’’ nếu chiến thắng tại Ukraina
Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga là chủ đề trọng tâm bài trả lời phỏng vấn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên hai kênh truyền hình TF1 và France 2, tối qua, 15/03/2024. Nguyên thủ quốc gia Pháp cảnh báo chế độ Putin ‘‘sẽ không dừng ở đó’’ nếu quân Nga chiến thắng tại Ukraina.
Đăng ngày:
1 phút
Sau cuộc phỏng vấn nói trên, trên mạng X, tổng thống Pháp khẳng định : ‘‘Nước Nga đã trở thành một cường quốc đang có tham vọng bành trướng, và điều chắc chắc là Matxcơva không có ý định dừng lại ở đây’’. Theo tổng thống Macron, ‘‘nếu chúng ta để Ukraina đơn độc, nếu chúng ta để Ukraina thua cuộc chiến, điều chắc chắn là Nga sẽ đe dọa Moldova, Rumani, Ba Lan.’’
Hãng tin Anh Reuters chú ý đến tuyên bố của tổng thống Pháp, cuộc chiến tranh của Nga chống Ukraina cũng là một mối ‘‘đe dọa tồn vong’’ đối với Châu Âu. Tổng thống Macron nhấn mạnh : Châu Âu cần ‘‘bật dậy’’, bởi ‘‘nếu Nga thắng, uy tín của Châu Âu sẽ chỉ còn là con số không. Cuộc sống của người Pháp cũng sẽ thay đổi. An ninh châu Âu bị đe dọa, và an ninh của người Pháp cũng vậy.’’
Tổng thống Macron cũng lên án các phát biểu đe dọa chiến tranh hạt nhân của tổng thống Nga những ngày gần đây. Ông nói: ‘‘Vũ khí hạt nhân là một công cụ bảo đảm an ninh, chứ không phải là phương tiện để gây bất ổn hay đem ra hù dọa’’.
Theo số liệu của Médiamétrie, khoảng 8,9 triệu khán giả truyền hình đã theo dõi bài phỏng vấn tổng thống, kéo dài hơn nửa giờ, tương đương với 40% khán giả của hai kênh truyền hình Pháp.
***********
Bị phạt vì ra khỏi đường mòn quy định ở Yellowston, diễn viên ‘Điệp viên 007’ xin lỗi
Nam diễn viên Pierce Brosnan nói anh rất lấy làm tiếc khi đã đi ra khỏi đường mòn quy định ở Công viên Quốc gia Yellowstone ở Mỹ, sau khi bị tòa án ở Wyoming tuyên phạt vì đến quá gần một khu vực nước nóng.
Diễn viên Mỹ nổi tiếng Brosnan, 70 tuổi, đã nhận tội đi bộ đến khu vực suối nước nóng và bị phạt 500 USD cũng như phải trả khoản thanh toán dịch vụ cộng đồng 1.000 USD cho Quỹ Địa chất Yellowstone Forever, Văn phòng Công tố viên liên bang Wyoming cho biết hôm thứ Năm.
Trích dẫn các tài liệu tòa án, văn phòng này cho biết nam diễn viên James Bond vào tháng 11 đã tải những bức ảnh lên Instagram “đứng trên khu vực nước nóng của Công viên Quốc gia Yellowstone, tại Mammoth Hot Springs”, đề cập đến khu danh lam thắng cảnh ở phía bắc của công viên.
“Có những biển báo được dán trong khu vực cảnh báo du khách về sự nguy hiểm của nhiệt độ và yêu cầu du khách phải đi trên lối đi bộ lát ván và đường mòn được chỉ định”, cơ quan này nói.
Đi bộ ra ngoài đường mòn ở những khu vực có nhiệt độ cao như vậy có thể gây nguy hiểm vì nền đất mong manh và nước lại cực nóng.
Đăng trên trang Instagram của mình vào cuối ngày thứ Năm, diễn viên Brosnan nói ông là “một nhà bảo vệ môi trường”, người “tôn trọng và yêu thương hết mực thế giới tự nhiên của chúng ta”.
“Tuy nhiên, tôi đã phạm một sai lầm bốc đồng – một sai lầm mà tôi không thể xem nhẹ – khi đi vào khu vực nước nóng phủ đầy tuyết ở Công viên Quốc gia Yellowstone để chụp ảnh. Tôi không thấy biển báo ‘Cấm xâm phạm’ được dán để cảnh báo nguy hiểm cũng như không đi bộ (hiking) ở khu vực gần đó”, ông viết.
“Tôi vô cùng hối hận về hành vi vi phạm của mình và gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả mọi người vì đã xâm phạm khu vực nhạy cảm này. Yellowstone và tất cả các Công viên Quốc gia của chúng ta phải được chăm sóc và bảo tồn để mọi người cùng tận hưởng”.
Ông cũng thêm vào hagstag #StayOnThePath (không bước ra khỏi đường quy định).
Diễn viên Brosnan được biết đến với vai điệp viên 007 trong bốn bộ phim nổi tiếng James Bond từ năm 1995 đến năm 2002 cũng như các vai diễn trong phim “Mamma Mia”, “The Thomas Crown Affair” và gần đây nhất là “Black Adam”.
**********
Bất chấp các chế tài, Triều Tiên vẫn điều hành hơn 50 nhà hàng ở Trung Quốc
Triều Tiên đang điều hành hơn 50 nhà hàng có nhân viên của họ ở hơn 10 thành phố của Trung Quốc, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc, theo một nguồn tin ngoại giao.
Chế độ Triều Tiên lấy phần lớn tiền lương mà công nhân kiếm được ở nước ngoài để tài trợ cho các chương trình hạt nhân và phi đạn.
Nguồn tin yêu cầu không nêu tên vì người này không được phép nói chuyện với báo chí, đã cung cấp cho VOA tên các nhà hàng bằng tiếng Hàn và tiếng Trung cũng như địa chỉ ở Trung Quốc.
Nguồn tin cho biết, Hội đồng chuyên gia của Liên hiệp quốc giám sát việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên dự kiến sẽ đưa danh sách này vào một phúc trình dự kiến công bố trong vài tuần tới.
Bình luận về những phát hiện của VOA, Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc thi hành các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Theo Nghị quyết 2397 của Hội đồng Bảo an, tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc có nghĩa vụ hồi hương các công dân Triều Tiên kiếm tiền trong phạm vi tài phán của các nước, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định”.
“Doanh thu do người lao động Triều Tiên ở nước ngoài tạo ra được sử dụng để tài trợ cho các chương trình WMD [vũ khí hủy diệt hàng loạt] và phi đạn đạn đạo của Triều Tiên,” phát ngôn viên cho biết hôm 12/3 qua email gửi tới VOA.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 2397 vào năm 2017 yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên phải đưa công nhân Triều Tiên trở về nước trước tháng 12 năm 2019. Nghị quyết này được thông qua để đáp trả việc Triều Tiên phóng phi đạn đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 vào tháng 11 năm 2017.
Đây sẽ là lần đầu tiên danh sách các nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc được đưa vào phúc trình của Hội đồng Chuyên gia Liên hiệp quốc kể từ tháng 12 năm 2019, mặc dù hội đồng đã công bố phúc trình liệt kê các nhà hàng Triều Tiên 9 tháng trước đó.
Ông Lưu Bằng Vũ, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington, nói với đài VOA hôm 11/3 rằng ông “không biết về tình hình cụ thể”.
Ông cho biết qua email: “Trung Quốc đã nghiêm túc thực hiện các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an. Các nghị quyết này không chỉ về các chế tài mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi phản đối việc áp dụng cách tiếp cận có chọn lọc, chỉ trừng phạt mà không chú trọng đến việc thúc đẩy đối thoại”.
Ông Joshua Stanton, một luật sư có trụ sở tại Washington, người đã giúp soạn thảo Đạo luật Thực thi Chính sách và Trừng phạt của Hoa Kỳ năm 2016, nói: “Việc Trung Quốc cho phép họ làm việc trong lãnh thổ của mình 5 năm sau thời hạn chót Liên hiệp quốc đề ra cho việc hồi hương là một bằng chứng nữa, có thể được thêm vào hồ sơ bằng chứng vốn đã phong phú, rằng họ vi phạm trắng trợn các chế tài mà họ đã bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an.”
Ông Stanton cho biết qua email gửi tới VOA hôm 13/3 rằng Triều Tiên sử dụng các nhà hàng họ thành lập ở nước ngoài làm “bình phong để rửa tiền từ lao động cưỡng bức, tội phạm mạng và các hoạt động bất hợp pháp khác”.
Ông cho biết, chế độ này cũng gửi phụ nữ trẻ từ Triều Tiên đi làm việc nhiều giờ tại các nhà hàng của họ ở nước ngoài và sau đó tịch thu phần lớn hoặc toàn bộ tiền lương của họ.
Danh sách này bao gồm bảy nhà hàng Triều Tiên ở Bắc Kinh và bảy nhà hàng ở Thượng Hải.
Thẩm Dương, một thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh giáp biên giới Triều Tiên, có 17 nhà hàng.
Đan Đông, thành phố cách thành phố Shinuiju của Triều Tiên khoảng 12 km, là nơi tập trung nhiều nhà hàng Triều Tiên lớn thứ hai trong danh sách. Shinuiju nằm gần Cầu hữu nghị Trung-Triều nối liền hai nước.
Ông Aaron Arnold, cựu thành viên Hội đồng Chuyên gia Liên hiệp quốc về các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và hiện là cộng tác viên cấp cao tại Viện Các dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức nghiên cứu an ninh có trụ sở tại London, nói với đài VOA rằng Trung Quốc và Triều Tiên có thể vi phạm các chế tài khác của Liên hiệp quốc. Ông đã nói chuyện với VOA hôm 13/3 qua email.
Theo ông Arnold, nếu các nhà hàng được coi là liên doanh thì họ vi phạm Nghị quyết 2270, cấm thành lập các thực thể mới với Triều Tiên. Ông nói: Nếu các nhà hàng có tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc thì cũng vi phạm Nghị quyết 1874.
Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an, được thông qua vào năm 2017, cấm tất cả các liên doanh, kể cả những liên doanh hiện có được thành lập với Triều Tiên.
Ông Stanton nói: “Chính phủ của chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm nếu các ngân hàng Trung Quốc cố tình hoặc sơ suất rửa số tiền đó mà không phải đối mặt với trát đòi hầu tòa, không bị điều tra, không bị các biện pháp đặc biệt và các chế tài thứ cấp”.
Các chế tài thứ cấp đề cập đến các biện pháp trừng phạt nhắm vào các thực thể và cá nhân nước ngoài như ngân hàng Trung Quốc tiến hành kinh doanh với các thực thể, cá nhân và quốc gia đã bị trừng phạt như Triều Tiên.
Ông Arnold nói sự hiện diện của các nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc là “một ví dụ nữa về việc Trung Quốc không thực hiện nghĩa vụ trừng phạt của mình”.
Triều Tiên trước đây cũng từng điều hành các nhà hàng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Một số đã đóng cửa kề từ khi có các chế tài và đại dịch COVID-19, trong khi môt số nhà hàng khác vẫn còn mở cửa.
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 16-03 -2024
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(NHK/Japan Times) – Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu chiến đấu cơ. Liên đảng cầm quyền Nhật hôm nay, 15/03/2024, chấp thuận sửa đổi nhiều quy định nghiêm ngặt về xuất khẩu vũ khí, để mở đường cho phép bán các chiến đấu cơ mà Tokyo đang hợp tác phát triển với Roma và Luân Đôn, trong chương trình GCAP. Việc xuất khẩu sẽ được phép đối với các quốc gia ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng với Nhật, và không được phép với các quốc gia đang có xung đột vũ trang.
(AFP) – Bồ Đào Nha : Bãi công chưa từng có của giới phóng viên từ 42 năm nay. Hôm qua, 14/03/2024, toàn bộ báo giới Bồ Đào Nha được kêu gọi tham gia cuộc bãi công kéo dài 24 giờ. Mục tiêu chính là để phản đối tình trạng lương thấp và môi trường làm việc bấp bênh. Theo Nghiệp đoàn các nhà báo Bồ Đào Nha, khoảng 40 tòa soạn báo địa phương và báo quốc gia bị cuộc đình công ảnh hưởng.
(AFP) – Vụ trả tiền để bịt miệng nữ diễn viên khiêu dâm: Tư pháp Mỹ dời lại phiên tòa hình sự ‘‘lịch sử’’ chống lại Trump. Hôm qua, 14/03/2024, cơ quan công tố Manhattan (New York), đứng đầu là thẩm phán Alvin Bragg cho biết sẵn sàng hoãn lại 30 ngày phiên tòa, dự kiến diễn ra cuối tháng 3/2024, để cho phép các luật sư hoàn thiện hồ sơ bào chữa trong vụ ông Trump bị cáo buộc che giấu việc trả 130.000 đô la để nữ diễn viên Stormy Daniels không tiết lộ về ‘‘các quan hệ tình dục’’ trước đây. Quyết định nói trên được coi là một thắng lợi nhỏ với ông Trump, hiện đang trong cuộc tranh cử tổng thống.
(AP) – Lầu Năm Góc : Giúp Ukraina tạo việc làm trong nước. Đây là thông điệp mà bộ Quốc Phòng Mỹ muốn nhắn gởi đến các nghị sĩ đảng Cộng Hòa nhân chuyến thăm của họ tại một xưởng sản xuất vũ khí của hãng Lockheed Martin ở bang Arkansas ngày hôm qua, 14/03/2024. Dưới sự hướng dẫn của tướng C.Q Brown, các nghị sĩ đảng Cộng Hòa tham quan một khâu sản xuất bệ phóng tên lửa M270, HIMARS… Lầu Năm Góc hy vọng có thể thuyết phục Hạ Viện thông qua gói viện trợ trị giá 95 tỷ đô la, để một lần nữa số đạn dược quan trọng được chuyển đến Kiev đang trong giai đoạn khó khăn.
(AFP) – Vua đầu bếp Alain Ducasse đảm nhiệm bữa tiệc chiêu đãi trước lễ khai mạc Olympic Paris2024. Thực khách gồm khoảng 100 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và các giới chức sắc của Thế Vận Hội. Sự kiện sẽ diễn ra trong khuôn viên Bảo Tàng Louvre trong đêm 25/07/2024 tức một hôm trước lễ khai mạc. Alain Ducasse là một đầu bếp trứ danh, là một tượng đài của nghệ thuật ẩm thực Pháp. Ông từng được mời đứng bếp khi tổng thống François Hollande tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014. Tổng thống Macron tin tưởng vào ông vua bếp này khi tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin hay tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu.
(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuẩn bị công du Hàn Quốc và Philippines. Theo thông cáo bên bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 15/03/2024 ông Blinken đến Seoul thứ Hai tuần sau 18/03. Hàn Quốc tổ chức "hội nghị các nền dân chủ" từ 18-20/03/2024. Sau Seoul ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Manila và dự trù hai ngày làm việc tại Philippines. Đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên và tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hai chủ đề chính vòng công du châu Á lần này của ngoại trưởng Blinken.
(AFP) – Hà Lan chọn tập đoàn Pháp Naval Group cho dự án tàu ngầm. Thông báo được đưa ra hôm nay. Công ty Pháp trúng thầu, cung cấp 4 tàu ngầm cho Hà Lan, trị giá "hàng tỷ euro". Naval Group hợp tác với tập đoàn Hà Lan Royal IHC. Hà Lan có nhu cầu trang bị thêm 4 tàu ngầm thay thế cho lớp Walrus đã hoạt động từ đầu thập niên 1990.
(Reuters) – Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông qua kế hoạch tấn công Rafah. Văn phòng thủ tướng Israel cho biết như trên vào hôm nay 15/03/2024. Quân đội nước này đang trong giai đoạn "chuẩn bị" và cho thường dân ở phía nam Gaza sơ tán. Rafah là cửa khẩu sát biên giới với Ai Cập và là nơi tiếp nhận khoảng 1 triệu người Palestine từ các khu vực bắc Gaza đổ về từ sau loạt tấn công hôm 07/10/2023.
**************
Phát biểu trên truyền hình của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, những hồ sơ liên quan đến bầu cử tổng thống Nga là các chủ đề được báo chí Pháp quan tâm nhất hôm nay 15/03/2024.
Trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro nói về việc tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn kiên định với lập trường cứng rắn với Nga. Nguyên thủ quốc gia Pháp đã mất một thời gian dài để hiểu rằng tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ quan tâm đến việc củng cố quyền lực. Sau 2 năm chiến tranh, sự cởi mở về ngoại giao đã nhường chỗ cho “sự mơ hồ về chiến lược”, một phiên bản răn đe (phi hạt nhân) được cho là có thể khiến Vladimir Putin, đang thẳng tiến tới nhiệm kỳ thứ năm, phải suy nghĩ lại.
Tối qua, chủ nhân điện Elysée đã giải thích với quốc dân lý do phải chống lại Putin bằng mọi giá. An ninh của châu Âu đang bị đe dọa và bóng ma về hiệp ước Munich năm 1938 (Đức sáp nhập Tiệp Khắc) đang xuất hiện trở lại. Emmanuel Macron đã quyết định nhập vai một nhà lãnh đạo của châu Âu, lục địa bị cho là “chậm chạp và do dự” trong mắt ông. Macron cũng không ngừng kêu gọi châu Âu phải thức tỉnh và “hồi sinh”.
Trong một tương lai hết sức bất định, “mọi lựa chọn đều phải được cân nhắc”. Nhật báo thiên hữu nhận định mọi người đã quá ngây thơ nếu cho rằng nhân bài phát biểu tối qua, tổng thống sẽ đính chính và trấn an người dân. Ngược lại, Emmanuel Macron tái khẳng định lập trường của ông và chuẩn bị dư luận cho một cuộc chiến tiềm tàng : Người dân Pháp phải hiểu rằng, với mối nguy hiểm đang “hiện hữu” ở sát sườn, họ khó có thể “tiếp tục sống như chưa hề có chuyện gì xảy ra”.
Vào thời điểm mà Ukraina, được trang bị vũ khí một cách ít ỏi, có thể buộc phải lùi bước trước các đợt oanh kích của Nga, mọi ý tưởng hướng tới hòa bình đều có thể bị cho là “chấp nhận thất bại”. Bài xã luận mỉa mai rằng thật nực cười khi chính Paris cũng không thực sự làm nhiều hơn những quốc gia khác về hỗ trợ Kiev trong cuộc chiến không cân sức chống lại gã khổng lồ Nga. Giờ đây, Vladimir Putin không có đối thủ kiên định nào ở châu Âu ngoài Emmanuel Macron. Nhưng tổng thống Pháp phải tìm cách trở thành đồng minh của Ukraina bằng cách lôi kéo nhóm 27 bước theo sau. Bài kiểm tra đầu tiên của ông Macron diễn ra hôm nay tại Berlin, Đức, trong cuộc hội kiến với một Olaf Scholz thận trọng. Mọi chuyện sẽ rất tai hại nếu Pháp rơi vào thế bị cô lập.
Nga : Đối lập sống trong sợ hãi, nhưng kiên định
Trang nhất và bài xã luận của tờ Libération quan tâm đến cùng chủ đề. Trên truyền hình tối qua, Emmanuel Macron đã khẳng định chế độ Nga là một “đối thủ” đang trên đà trở thành “kẻ thù”, và nhắc lại bài phát biểu của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill trước thời điểm Chiến tranh Lạnh. Nhật báo thiên tả dường như đồng tình với nhận định của tổng thống Macron. Vladimir Bạo chúa, tên thật là Vladimir Vladimirovich Putin, đã cai trị nước Nga trong gần một phần tư thế kỷ. Cuối tuần này, chủ nhân điện Kremlin sẽ lần thứ năm đắc cử tổng thống, trong một cuộc bầu cử giả hiệu, sau khi thanh trừng tất cả các đối thủ và trù dập phe bất đồng chính kiến. Điển hình là cựu lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny đã bị loại bỏ một cách không thương tiếc giống như nhiều đối thủ khác của Putin. Như vậy ông sẽ tại chức ở điện Kremlin ít nhất đến năm 2030, bằng thời gian cầm quyền của nhà độc tài Joseph Stalin.
Kể từ khi ông Navalny qua đời, Ilia Iachine, 40 tuổi, trở thành nhà đối lập chính của Vladimir Putin. Iachine bị kết án 8 năm rưỡi tù vào tháng 12/2022 vì phát tán “thông tin sai lệch” về quân đội Nga. Đây là bản án nặng nhất được tuyên với tội danh này. Ông cũng từng là “chiến hữu” của Navalny và Boris Nemtsov, nhà đối lập bị ám sát năm 2015 ở sát điện Kremlin. Từ trong tù, Ilia Iachine đã đồng ý trả lời các câu hỏi của Libération trong một cuộc phỏng vấn dự đoán về tương lai nước Nga. Ông không thực sự ngạc nhiên khi nhận định điện Kremlin thao túng tư tưởng người dân, với việc “nguyên tử hóa xã hội”, và các nhà đối lập “phải cố gắng chống trả kiên cường”. Luận điệu đầy dũng khí của nhà đối lập có thể khiến ông trở thành mục tiêu tiếp theo của chính quyền Nga. Bài xã luận kết luận tất cả những nhà đối lập Nga đều không màng đến tính mạng và dốc sức tìm mọi cách để giải phóng đất nước khỏi sự đàn áp và bảo đảm quyền tự do ở khắp châu Âu.
Tổng thư ký NATO : Mỹ phải tích cực hỗ trợ Ukraina
Về tình hình Ukraina, tờ Les Echos có bài viết về việc tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, tiếp tục hối thúc các nước thành viên tích cực hơn trong việc hỗ trợ Ukraina. Nhưng lần này, ông nhấn mạnh đến những nỗ lực của châu Âu trong thời gian qua, với chi tiêu quốc phòng của lục địa già đã tăng 11% vào năm 2023, đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ có phần chững lại trong việc giúp đỡ Kiev.
Trả lời báo giới ở Bruxelles, lãnh đạo NATO khẳng định “Ukraina không thiếu lòng can đảm, nhưng họ thiếu đạn dược. Cùng nhau, NATO có khả năng cung cấp cho Ukraina những gì nước này cần”.
Nhật báo kinh tế nhận định Jens Stoltenberg đã thay đổi giọng điệu, trước đây vẫn luôn kêu gọi châu Âu phải đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng, nay quay sang “chĩa mũi dùi” vào Hoa Kỳ, phàn nàn việc Quốc Hội Mỹ vẫn ngăn viện trợ cho Ukraina không phải là hành động sáng suốt, trong khi châu Âu cuối cùng đã chú ý tới quốc phòng.
Hai phần ba các nước thành viên NATO sẽ đạt được chỉ tiêu đề ra trong năm nay là chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng, sau nỗ lực đáng kinh ngạc được thực hiện vào năm 2023. Ngân sách quốc phòng của châu Âu đã tăng 11% so với năm 2022. Ông Stoltenberg nhấn mạnh “các quốc gia châu Âu thuộc Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ đầu tư tổng cộng 470 tỷ đô la vào quốc phòng”.
Na Uy vừa tuyên bố sẽ đạt chỉ tiêu 2% chi tiêu quân sự vào năm 2024, trong khi Đan Mạch tuyên bố chi tiêu quốc phòng của Copenhagen sẽ lên tới 2,4% GDP, bao gồm cả những khoản viện trợ cho Ukraina. Thụy Điển, thành viên thứ 32 của NATO, cũng cam kết sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Còn Phần Lan sẽ vượt chỉ tiêu vì Helsinki có kế hoạch dành 2,3% GDP cho lực lượng vũ trang trong năm nay.
Ngược lại, Jens Stoltenberg đang sốt ruột trước thái độ của Hoa Kỳ. Đảng Cộng Hòa vẫn đang ngăn chặn các khoản viện trợ cho Ukraina. Nếu tái đắc cử tổng thống vào tháng 11, Donald Trump còn đe dọa sẽ không bảo vệ các thành viên NATO nào không chi đủ cho quốc phòng. Ông Stoltenberg phản bác rằng “việc NATO không cung cấp đủ đạn dược và vũ khí cho Ukraina gây hậu quả trực tiếp trên chiến trường và góp phần vào thắng lợi của quân đội Nga. Chúng ta cần thêm nguồn lực. Đây là thông điệp gửi tới Quốc hội Mỹ. Hoa Kỳ không đơn độc khi châu Âu và Canada cũng cung cấp những gì Ukraina muốn nhận được”.
Tổng thư ký Stoltenberg cũng nhấn mạnh đến một cuộc khảo sát mới được thực hiện liên quan đến Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Trong số những người dân Mỹ được thăm dò ý kiến, chỉ có 13% muốn Hoa Kỳ rút khỏi NATO, trong khi 58% muốn Mỹ ở lại khối liên minh quân sự.
Quốc tế không thể bỏ rơi Haiti
Nhìn sang Trung Mỹ, bài xã luận của nhật báo Le Monde chú ý đến tình trạng đáng báo động ở Haiti. Những sự kiện xảy ra ở quốc gia này kể từ cuối tháng 2 khiến cộng đồng quốc tế bị choáng ngợp. Sau khi chứng kiến hàng ngàn tù nhân vượt ngục từ các trại giam trong nước, Haiti đang bị kìm kẹp trong một bầu không khí “hoang dã” với các băng nhóm vũ trang ngự trị, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo mà nước này phải hứng chịu.
Haiti phải đối mặt với tình trạng nghèo đói trong nhiều thập kỷ, kết hợp với sự tan rã của các định chế trong nước, với hệ lụy là sự sụp đổ của Nhà nước, làm nổi bật những thách thức mà quốc gia này phải đối mặt. Haiti sẽ phải khôi phục an ninh và tái thiết nền dân chủ mà người dân muốn có, mặc dù họ không còn đi bỏ phiếu từ năm 2016.
Bài xã luận nhấn mạnh : Cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ trước những gì Haiti đang trải qua. Cần phải tìm ra cách để bảo đảm người dân Haiti cảm thấy có thể tự quyết định về tương lai.
Số phận của TikTok tại phương Tây
Về lĩnh vực công nghệ, tờ La Croix dành bài xã luận nói về số phận của TikTok ở phương Tây. Sự phát triển ngoạn mục của mạng xã hội này có thể sắp đến hồi kết. TikTok được giới trẻ ưa chuộng, với hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới, đang nằm trong tầm ngắm của Washington. Hạ Viện Mỹ hôm 13/03 đã thông qua dự luật về khả năng cấm TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ, trừ khi mạng xã hội này đoạn tuyệt với công ty mẹ ByteDance, thân cận với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Dự luật sẽ cần phải được Thượng Viện xem xét, nhưng tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ ký thông qua nếu dự luật qua được ải Thương Viện. Washington nhấn mạnh đến các vấn đề an ninh quốc gia, trong khi Bắc Kinh tố cáo một hành động bảo hộ trá hình.
Các nước châu Âu thì ít gay gắt với TikTok hơn, nhưng không phải là không có hành động gì. Liên Hiệp châu Âu đã thông qua đạo luật buộc các mạng xã hội lớn phải kiểm soát nội dung họ đăng tải. 22 mạng xã hội đã được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Ủy Ban châu Âu kể từ tháng 08/2023. Hầu hết các mạng xã hội đó là của Hoa Kỳ, nhưng TikTok cũng nằm trong danh sách bị giám sát. Mạng xã hội này đang phải đối mặt với hai cuộc điều tra ở châu Âu. TikTok bị cáo buộc vi phạm nghĩa vụ bảo vệ trẻ vị thành niên và cũng bị điều tra về cách quản lý các rủi ro liên quan đến việc phát tán nội dung bị thao túng (deepfakes).
Nhật báo Công Giáo kết luận : Liên Âu đang đóng vai trò nhà bảo vệ người tiêu dùng, nhưng cũng đối mặt với những mối đe dọa tương tự như ở Hoa Kỳ. TikTok và các mạng xã hội khác như X hay Facebook là những không gian mà các thế lực thù địch khai thác để chi phối tư tưởng, hành vi và lá phiếu của cử tri. Vì vậy, cần phải có sự cảnh giác cao độ, và các nền dân chủ phải tự bảo vệ mình.
***********
Hôm nay, 15/03/2024, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và thủ tướng Đức Olaf Scholz có cuộc họp ba bên tại Berlin để thảo luận về việc hỗ trợ Ukraina. Cuộc gặp này còn được xem là dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng giữa Đức và Pháp.
Đăng ngày:
2 phút
Theo AFP, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức sẽ có cuộc gặp riêng vào trưa nay nhằm giải tỏa những sự hiểu nhầm trong cuộc trao đổi gay gắt sau hội nghị yểm trợ Ukraina ở điện Elysée hôm 26/02. Ngay sau cuộc gặp song phương là cuộc họp ba bên với thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Phiên họp cấp cao hôm nay còn nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu trong hai ngày 21 và 22/03.
Từ cuối tháng Hai, Pháp và Đức vẫn bất đồng về chiến lược trợ giúp Ukraina, về việc gởi binh sĩ, cung cấp tên lửa tầm xa, tài chính… Căng thẳng trục Paris - Berlin không những làm lung lay thông điệp đoàn kết của các đồng minh, mà còn khiến Ukraina lo lắng, cho rằng « sự do dự và thiếu phối hợp hành động » giữa các nước đồng minh của Kiev đã gây ra « nhiều hệ quả nghiêm trọng ».
Reuters dẫn lời cố vấn của tổng thống Ukraina, ông Mykhailo Podolyak, khẳng định « Nga bắt đầu tự tin và nghĩ rằng có thể đè bẹp Ukraina về số lượng. Trong khi đó, Ukraina đang thiếu hụt nhiều nguồn lực quan trọng, chủ yếu là đạn pháo, và mất một phần thế chủ động ».
Đang công du tại Washington, lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell hôm qua cảnh báo, « những tháng sắp tới sẽ mang tính quyết định (…) Nhiều nhà quan sát dự báo Nga có thể mở chiến dịch tấn công vào mùa hè này và Ukraina không thể chờ cho đến khi có kết quả bầu cử sắp tới tại Hoa Kỳ ».
*************
Giới quan sát: Việc VN hoãn chuyến thăm của Vua Hà Lan gây mất uy tín lãnh đạo
Giới quan sát nhận định rằng việc chuyến thăm cấp nhà nước của Hoàng gia Hà Lan đến Việt Nam buộc phải hủy vào phút chót do “tình hình nội bộ” của Hà Nội sẽ để lại một tiền lệ xấu trong nền ngoại giao Việt Nam và ảnh hưởng đến uy tín của giới lãnh đạo Cộng sản trong cộng đồng quốc tế.
Vào tháng 12/2023, Hoàng gia Hà Lan đã loan báo về chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày đến Việt Nam của Nhà vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm, với mục đích nhằm tái khẳng định mối quan hệ song phương giữa hai nước và tập trung đặc biệt vào hỗ trợ phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo.
Thế nhưng, như VOA đã đưa tin, hôm 14/3, Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan sẽ hoãn chuyến thăm này theo đề nghị của chính quyền Việt Nam vì “tình hình nội bộ” và lịch trình mới vẫn chưa được ấn định.
Theo lịch trình dự kiến được Hoàng gia công bố, nhà vua sẽ có các cuộc gặp với cả bốn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, và chứng kiến việc hai bên ký kết các thỏa thuận hợp tác về trồng trọt, thỏa thuận chứng nhận điện tử các sản phẩm nông nghiệp giữa hai nước vào ngày 19/3; gặp gỡ sinh viên ở Hải Phòng, thăm nhà máy đóng tàu Damen-Sông Cấm, rừng ngập mặn Cát Bà vào ngày 20/3; thực hiện các hoạt động song phương trong lĩnh vực kinh tế, nghệ thuật, nước và cảng ở Tp. Hồ Chí Minh ngày 21/3, và cuối cùng thăm tỉnh Đăk Lăk vào ngày 22/3 để ký một bản ghi nhớ về phát triển nông nghiệp bền vững.
Gần đây nhất, vào ngày 12/3 Hoàng gia Hà Lan vẫn còn ra thông cáo báo chí về lịch trình cụ thể của chuyến công du được chuẩn bị từ khá lâu này.
Chính quyền tỉnh Đăk Lăk và truyền thông trong nước cũng đã loan tin chuyến công tác tiền trạm của Hoàng gia và phái đoàn ngoại giao Hà Lan từ tháng 1/2024.
Đây được kỳ vọng là chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan. Hai vị đã đến thăm Việt Nam vào năm 2005 và 2011 với tư cách Thái tử kế vị và công nương.
Tuy vậy, hai phái đoàn cấp bộ của Hà Lan và phái đoàn 140 doanh nhân của nước này mà trước đây dự kiến sẽ tháp tùng chuyến thăm của hoàng gia, nay vẫn sẽ tiến hành như kế hoạch, sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Christianne van der Wal, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý Nước Mark Harbers và Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Giới sử dụng lao động Hà Lan (VNO-NCW) Ingrid Thijsse dẫn đầu, Hoàng gia Hà Lan cho biết trong thông báo ngày 14/3.
Trên Diễn đàn Hoàng gia (The Royal Forums), nhiều người bày tỏ thắc mắc về lý do chuyến thăm bị hoãn: “Có ai biết ‘tình hình trong nước’ ở Việt Nam là gì mà phải hoãn chuyến thăm không?”. Một người đáp lại: “Chứ tôi không thấy có tình trạng bất ổn xã hội hay bất cứ điều gì tương tự!”. Một người khác tự giải thích rằng có thể do vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam.
Giới quan sát nói với VOA rằng việc hoãn chuyến thăm này làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong bạn bè quốc tế.
“Tôi cảm thấy thật xấu hổ cho chính quyền Hà Nội vì đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Quốc vương Hòa Lan và Hoàng hậu tới Việt Nam, chuyến thăm được nhiều người mong đợi và chuẩn bị khá chu đáo từ nhiều tháng trước”, luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, nêu ý kiến cá nhân của ông với VOA. “Theo quan sát của tôi, cái lý do ‘tình hình trong nước này’ có gì đó ‘không ổn’ vì ở Việt Nam không hề có dấu hiệu ‘bất ổn trong nước’ nào cả!”.
Nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức đưa ra ý kiến cá nhân về “tình hình trong nước”, dựa vào các nguồn tin mà ông có được từ Việt Nam:
“‘Tình hình trong nước’ ở đây mà phía Việt Nam đưa ra, theo tôi biết chính là khủng hoảng nhân sự cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cụ thể là chức danh chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đang bị lung lay”.
Nhận xét của ông Khoa cũng trùng hợp với những đồn đoán trên mạng xã hội về việc ông Thưởng đã có đơn từ chức. VOA không thể kiểm chứng nhận xét của ông Khoa và những thông tin trên mạng xã hội.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ giải thích về lý do hoãn chuyến thăm này, nhưng chưa được trả lời.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài chia sẻ:
“Gần đến ngày thăm mà phía Việt Nam yêu cầu phía Hoàng gia Hà Lan trì hoãn chuyến đi là điều chưa có tiền lệ, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam về uy tín trên quốc tế, quan trọng hơn là uy tín của chính quyền Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng sản đang mất uy tín rất nhiều”.
Ông Jonathan London, giáo sư đại học Leiden University, Hà Lan, đồng thời là nhà quan sát chính trị Việt Nam, viết trên Facebook hôm 14/3 bằng tiếng Việt: “Hôm nay hàng chục chính khách, doanh nhân, nhà đầu tư Hà Lan đang hoang mang và thất vọng trước thông tin chuyến thăm Việt Nam sắp tới của cặp đôi Hoàng gia Hà Lan bị hoãn vào phút chót”.
Ông London kể rằng khi các tin tức ban đầu về việc hủy chuyến thăm được lan truyền, một phóng viên đã gọi điện thoại cho ông nhờ giải thích “tình hình nội bộ” ở phía Việt Nam “có ý nghĩa gì”, ông viết thêm rằng vị phóng viên này, cũng như như những người chuẩn bị trước cho chuyến thăm đã lên đường sang Việt Nam, đành phải quay về vì sự kiện bị hoãn.
“Hòa Lan là nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất của Châu Âu và thứ hai về thương mại. Có ai biết gì về việc này không? Có rất nhiều thỏa thuận cần được ký kết”, ông viết và thuật lại lời một ký giả rằng việc chuyến thăm này bị hoãn “không tốt cho các mối quan hệ”.
************
Financial Times: Doanh thu TikTok tại Mỹ đạt 16 tỷ USD giữa lúc Washington đe dọa cấm
TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance của Trung Quốc công bố doanh thu năm 2023 khoảng 16 tỷ USD tại Hoa Kỳ, nơi ứng dụng video đang lan truyền và thu hút người dùng Thế hệ Z (Gen Z) có nguy cơ bị cấm, Financial Times đưa tin hôm thứ Sáu (15/3).
Viện dẫn 5 người am tường vấn đề, Financial Times cho biết doanh thu của ByteDance vào năm 2023 là 120 tỷ USD, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó, nhờ vào sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok, mặc dù thị trường Trung Quốc chiếm một phần lớn trong doanh thu của công ty.
Theo báo cáo, ứng dụng video ngắn, đang được khoảng 170 triệu người Mỹ sử dụng, đã đạt doanh số kỷ lục tại Hoa Kỳ vào năm 2023.
Báo cáo cho biết thêm rằng ByteDance, có biệt danh là “Xưởng App” do liên tục phát hành các ứng dụng di động, đang trên đà vượt qua Meta Platforms, công ty sở hữa Facebook, để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng.
Doanh thu năm 2023 của Meta tăng 16% lên 134,90 tỷ USD.
ByteDance không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã thông qua một cách áp đảo dự luật trong đó cho ByteDance khoảng thời gian sáu tháng để thoái vốn tài sản TikTok tại Hoa Kỳ hoặc đối mặt với lệnh cấm.
TikTok là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất ở Hoa Kỳ vào năm 2023, với 47 triệu lượt tải xuống. Theo công ty tình báo thị trường Sensor Tower, Facebook và Instagram đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, với lần lượt 35 triệu và 34 triệu lượt tải xuống.
*************
Tàu viện trợ tới bờ biển Gaza; Israel bác bỏ đề nghị ngừng bắn của Hamas
Con tàu đầu tiên chở viện trợ lương thực đã đến bờ biển Dải Gaza vào thứ Sáu (15/3), nơi mà hy vọng về một lệnh ngừng bắn để giải cứu người dân khỏi nạn đói lại gặp trở ngại mới sau khi Israel bác bỏ đề xuất mới nhất của Hamas liên quan đến lệnh ngừng bắn.
Tàu Open Arms, chở 200 tấn thực phẩm, có thể được nhìn thấy ở phía xa của dải đất ven biển, nơi nó được kéo đến từ Síp.
Tổ chức từ thiện World Central Kitchen (WCK) đặt mục tiêu cung cấp hàng viện trợ trên một cầu tàu tạm thời, mặc dù chi tiết chính xác về cách hàng viện trợ sẽ được đưa vào bờ như thế nào vẫn chưa được nêu rõ.
Nếu tuyến đường biển mới thành công, nó có thể giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng đói kém đang bao trùm Gaza, nơi hàng trăm ngàn người phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng và các bệnh viện ở khu vực phía bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã báo cáo có trẻ em chết vì đói.
Tuy nhiên, các cơ quan viện trợ đã nhiều lần cho rằng kế hoạch đưa hàng viện trợ bằng đường biển và đường hàng không sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu to lớn của vùng lãnh thổ.
Cuộc chiến bắt đầu bằng một cuộc tấn công của các chiến binh Hồi giáo Hamas từ Gaza, khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ 253 con tin ở Israel vào ngày 7/10, theo thống kê của Israel. Kể từ đó, Israel đã phát động cuộc tấn công giết chết hơn 31.000 người và khiến gần 2,3 triệu dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa.
Hamas đã đưa ra cho các nhà hòa đề xuất phản hồi mới nhất về lệnh ngừng bắn kéo dài nhiều tuần, nhưng đã bị Israel từ chối và cho rằng nó dựa trên “những yêu cầu phi thực tế”.
Giống như những đề nghị trước đó của cả hai bên trong hai tháng đàm phán vừa qua, đề xuất của Hamas, mà Reuters được xem, dự kiến sẽ thả hàng chục con tin Israel để đổi lấy hàng trăm người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.
Nhưng đề xuất cũng kêu gọi các cuộc đàm phán trong giai đoạn thứ hai mà cuối cùng sẽ dẫn đến kết thúc chiến tranh. Israel vẫn giữ vững tuyên bố sẽ chỉ thảo luận về việc tạm dừng giao tranh và không thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh cho đến khi Hamas bị tiêu diệt.
Đang nỗ lực đạt thỏa thuận
Sami Abu Zuhri, một quan chức cấp cao của Hamas, nói với Reuters rằng sự từ chối của Israel cho thấy Thủ tướng Benjamin Netanyahu “quyết tâm theo đuổi hành động gây hấn chống lại người dân của chúng tôi và làm suy yếu mọi nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn”.
Ông nói việc thúc đẩy đồng minh Israel của mình chấp nhận lệnh ngừng bắn là tùy thuộc vào Washington.
Các nhà hòa giải Mỹ, Ai Cập và Qatar đã hy vọng đạt được lệnh ngừng bắn kịp thời cho tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, nhưng thời hạn đó đã trôi qua trong tuần này. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, nước chủ trì các cuộc đàm phán chính trong tháng này, nói ông vẫn đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận.
Liên Hiệp Quốc cho biết toàn bộ 2,3 triệu người dân ở Gaza đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng lương thực và 1/4 trong số đó đang đứng trước nạn đói, đặc biệt là ở miền bắc.
Israel đã phong tỏa tất cả các tuyến đường bộ vào Gaza, ngoại trừ hai cửa khẩu ở rìa phía nam của lãnh thổ. Israel phủ nhận trách nhiệm gây ra nạn đói và nói rằng các cơ quan viện trợ nên thực hiện công việc phân phối lương thực tốt hơn. Các cơ quan viện trợ nói họ cần được tiếp cận tốt hơn và an ninh tốt hơn, cả hai đều là trách nhiệm của lực lượng Israel, là lực lượng đã phong tỏa dải đất và tấn công các thành phố ở Gaza.
21 người chết, 150 người bị thương trong khi phân phối viện trợ
Việc phân phối số hàng viện trợ được gửi tới, với số lượng hạn chế, đã diễn ra hỗn loạn và thường xuyên mang tính bạo lực dưới sự giám sát của xe tăng Israel.
Cơ quan y tế Gaza cho biết ít nhất 21 người đã thiệt mạng và 150 người bị thương vào tối thứ Năm trong một trong những sự cố tồi tệ nhất được báo cáo. Cơ quan này đổ lỗi cho lực lượng Israel đã nổ súng vào đám đông đang xếp hàng nhận thực phẩm tại một ngã ba đường gần Thành phố Gaza.
Israel phủ nhận trách nhiệm do quân đội của họ gây ra, như họ đã từng làm trong các sự cố trước đây, bao gồm cả vụ đẫm máu nhất cho đến nay, vào ngày 29/2, khi có hơn 100 người thiệt mạng.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu xích mích giữa Washington và đồng minh thân cận Israel về cuộc chiến, mà các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho rằng nó đang được tiến hành mà không quan tâm đến thường dân Palestine.
Lãnh đạo khối đa số Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer, quan chức Do Thái cấp cao nhất ở Mỹ và là lãnh đạo Đảng Dân chủ của ông Biden, hôm thứ Năm kêu gọi người Israel tổ chức một cuộc bầu cử và thay thế ông Netanyahu.
Ông nói ông Netanyahu là một trở ngại cho hòa bình, người đang phá hủy vị thế quốc tế của Israel. “Israel không thể tồn tại nếu trở thành kẻ bị ruồng bỏ”, ông Schumer nói.
Đảng Likud của ông Netanyahu cho biết các chính sách của ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.
“(Chúng tôi) mong đợi Thượng nghị sĩ Schumer tôn trọng chính phủ Israel đắc cử chứ không phải là làm suy yếu nó”, đảng này nói. “Điều này luôn luôn đúng, và thậm chí còn đúng hơn trong thời chiến”.
************
Tổng thống Pháp Macron: Nga ‘‘sẽ không dừng ở đó’’ nếu chiến thắng tại Ukraina
Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga là chủ đề trọng tâm bài trả lời phỏng vấn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên hai kênh truyền hình TF1 và France 2, tối qua, 15/03/2024. Nguyên thủ quốc gia Pháp cảnh báo chế độ Putin ‘‘sẽ không dừng ở đó’’ nếu quân Nga chiến thắng tại Ukraina.
Đăng ngày:
1 phút
Sau cuộc phỏng vấn nói trên, trên mạng X, tổng thống Pháp khẳng định : ‘‘Nước Nga đã trở thành một cường quốc đang có tham vọng bành trướng, và điều chắc chắc là Matxcơva không có ý định dừng lại ở đây’’. Theo tổng thống Macron, ‘‘nếu chúng ta để Ukraina đơn độc, nếu chúng ta để Ukraina thua cuộc chiến, điều chắc chắn là Nga sẽ đe dọa Moldova, Rumani, Ba Lan.’’
Hãng tin Anh Reuters chú ý đến tuyên bố của tổng thống Pháp, cuộc chiến tranh của Nga chống Ukraina cũng là một mối ‘‘đe dọa tồn vong’’ đối với Châu Âu. Tổng thống Macron nhấn mạnh : Châu Âu cần ‘‘bật dậy’’, bởi ‘‘nếu Nga thắng, uy tín của Châu Âu sẽ chỉ còn là con số không. Cuộc sống của người Pháp cũng sẽ thay đổi. An ninh châu Âu bị đe dọa, và an ninh của người Pháp cũng vậy.’’
Tổng thống Macron cũng lên án các phát biểu đe dọa chiến tranh hạt nhân của tổng thống Nga những ngày gần đây. Ông nói: ‘‘Vũ khí hạt nhân là một công cụ bảo đảm an ninh, chứ không phải là phương tiện để gây bất ổn hay đem ra hù dọa’’.
Theo số liệu của Médiamétrie, khoảng 8,9 triệu khán giả truyền hình đã theo dõi bài phỏng vấn tổng thống, kéo dài hơn nửa giờ, tương đương với 40% khán giả của hai kênh truyền hình Pháp.
***********
Bị phạt vì ra khỏi đường mòn quy định ở Yellowston, diễn viên ‘Điệp viên 007’ xin lỗi
Nam diễn viên Pierce Brosnan nói anh rất lấy làm tiếc khi đã đi ra khỏi đường mòn quy định ở Công viên Quốc gia Yellowstone ở Mỹ, sau khi bị tòa án ở Wyoming tuyên phạt vì đến quá gần một khu vực nước nóng.
Diễn viên Mỹ nổi tiếng Brosnan, 70 tuổi, đã nhận tội đi bộ đến khu vực suối nước nóng và bị phạt 500 USD cũng như phải trả khoản thanh toán dịch vụ cộng đồng 1.000 USD cho Quỹ Địa chất Yellowstone Forever, Văn phòng Công tố viên liên bang Wyoming cho biết hôm thứ Năm.
Trích dẫn các tài liệu tòa án, văn phòng này cho biết nam diễn viên James Bond vào tháng 11 đã tải những bức ảnh lên Instagram “đứng trên khu vực nước nóng của Công viên Quốc gia Yellowstone, tại Mammoth Hot Springs”, đề cập đến khu danh lam thắng cảnh ở phía bắc của công viên.
“Có những biển báo được dán trong khu vực cảnh báo du khách về sự nguy hiểm của nhiệt độ và yêu cầu du khách phải đi trên lối đi bộ lát ván và đường mòn được chỉ định”, cơ quan này nói.
Đi bộ ra ngoài đường mòn ở những khu vực có nhiệt độ cao như vậy có thể gây nguy hiểm vì nền đất mong manh và nước lại cực nóng.
Đăng trên trang Instagram của mình vào cuối ngày thứ Năm, diễn viên Brosnan nói ông là “một nhà bảo vệ môi trường”, người “tôn trọng và yêu thương hết mực thế giới tự nhiên của chúng ta”.
“Tuy nhiên, tôi đã phạm một sai lầm bốc đồng – một sai lầm mà tôi không thể xem nhẹ – khi đi vào khu vực nước nóng phủ đầy tuyết ở Công viên Quốc gia Yellowstone để chụp ảnh. Tôi không thấy biển báo ‘Cấm xâm phạm’ được dán để cảnh báo nguy hiểm cũng như không đi bộ (hiking) ở khu vực gần đó”, ông viết.
“Tôi vô cùng hối hận về hành vi vi phạm của mình và gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả mọi người vì đã xâm phạm khu vực nhạy cảm này. Yellowstone và tất cả các Công viên Quốc gia của chúng ta phải được chăm sóc và bảo tồn để mọi người cùng tận hưởng”.
Ông cũng thêm vào hagstag #StayOnThePath (không bước ra khỏi đường quy định).
Diễn viên Brosnan được biết đến với vai điệp viên 007 trong bốn bộ phim nổi tiếng James Bond từ năm 1995 đến năm 2002 cũng như các vai diễn trong phim “Mamma Mia”, “The Thomas Crown Affair” và gần đây nhất là “Black Adam”.
**********
Bất chấp các chế tài, Triều Tiên vẫn điều hành hơn 50 nhà hàng ở Trung Quốc
Triều Tiên đang điều hành hơn 50 nhà hàng có nhân viên của họ ở hơn 10 thành phố của Trung Quốc, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc, theo một nguồn tin ngoại giao.
Chế độ Triều Tiên lấy phần lớn tiền lương mà công nhân kiếm được ở nước ngoài để tài trợ cho các chương trình hạt nhân và phi đạn.
Nguồn tin yêu cầu không nêu tên vì người này không được phép nói chuyện với báo chí, đã cung cấp cho VOA tên các nhà hàng bằng tiếng Hàn và tiếng Trung cũng như địa chỉ ở Trung Quốc.
Nguồn tin cho biết, Hội đồng chuyên gia của Liên hiệp quốc giám sát việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên dự kiến sẽ đưa danh sách này vào một phúc trình dự kiến công bố trong vài tuần tới.
Bình luận về những phát hiện của VOA, Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc thi hành các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Theo Nghị quyết 2397 của Hội đồng Bảo an, tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc có nghĩa vụ hồi hương các công dân Triều Tiên kiếm tiền trong phạm vi tài phán của các nước, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định”.
“Doanh thu do người lao động Triều Tiên ở nước ngoài tạo ra được sử dụng để tài trợ cho các chương trình WMD [vũ khí hủy diệt hàng loạt] và phi đạn đạn đạo của Triều Tiên,” phát ngôn viên cho biết hôm 12/3 qua email gửi tới VOA.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 2397 vào năm 2017 yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên phải đưa công nhân Triều Tiên trở về nước trước tháng 12 năm 2019. Nghị quyết này được thông qua để đáp trả việc Triều Tiên phóng phi đạn đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 vào tháng 11 năm 2017.
Đây sẽ là lần đầu tiên danh sách các nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc được đưa vào phúc trình của Hội đồng Chuyên gia Liên hiệp quốc kể từ tháng 12 năm 2019, mặc dù hội đồng đã công bố phúc trình liệt kê các nhà hàng Triều Tiên 9 tháng trước đó.
Ông Lưu Bằng Vũ, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington, nói với đài VOA hôm 11/3 rằng ông “không biết về tình hình cụ thể”.
Ông cho biết qua email: “Trung Quốc đã nghiêm túc thực hiện các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an. Các nghị quyết này không chỉ về các chế tài mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi phản đối việc áp dụng cách tiếp cận có chọn lọc, chỉ trừng phạt mà không chú trọng đến việc thúc đẩy đối thoại”.
Ông Joshua Stanton, một luật sư có trụ sở tại Washington, người đã giúp soạn thảo Đạo luật Thực thi Chính sách và Trừng phạt của Hoa Kỳ năm 2016, nói: “Việc Trung Quốc cho phép họ làm việc trong lãnh thổ của mình 5 năm sau thời hạn chót Liên hiệp quốc đề ra cho việc hồi hương là một bằng chứng nữa, có thể được thêm vào hồ sơ bằng chứng vốn đã phong phú, rằng họ vi phạm trắng trợn các chế tài mà họ đã bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an.”
Ông Stanton cho biết qua email gửi tới VOA hôm 13/3 rằng Triều Tiên sử dụng các nhà hàng họ thành lập ở nước ngoài làm “bình phong để rửa tiền từ lao động cưỡng bức, tội phạm mạng và các hoạt động bất hợp pháp khác”.
Ông cho biết, chế độ này cũng gửi phụ nữ trẻ từ Triều Tiên đi làm việc nhiều giờ tại các nhà hàng của họ ở nước ngoài và sau đó tịch thu phần lớn hoặc toàn bộ tiền lương của họ.
Danh sách này bao gồm bảy nhà hàng Triều Tiên ở Bắc Kinh và bảy nhà hàng ở Thượng Hải.
Thẩm Dương, một thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh giáp biên giới Triều Tiên, có 17 nhà hàng.
Đan Đông, thành phố cách thành phố Shinuiju của Triều Tiên khoảng 12 km, là nơi tập trung nhiều nhà hàng Triều Tiên lớn thứ hai trong danh sách. Shinuiju nằm gần Cầu hữu nghị Trung-Triều nối liền hai nước.
Ông Aaron Arnold, cựu thành viên Hội đồng Chuyên gia Liên hiệp quốc về các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và hiện là cộng tác viên cấp cao tại Viện Các dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức nghiên cứu an ninh có trụ sở tại London, nói với đài VOA rằng Trung Quốc và Triều Tiên có thể vi phạm các chế tài khác của Liên hiệp quốc. Ông đã nói chuyện với VOA hôm 13/3 qua email.
Theo ông Arnold, nếu các nhà hàng được coi là liên doanh thì họ vi phạm Nghị quyết 2270, cấm thành lập các thực thể mới với Triều Tiên. Ông nói: Nếu các nhà hàng có tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc thì cũng vi phạm Nghị quyết 1874.
Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an, được thông qua vào năm 2017, cấm tất cả các liên doanh, kể cả những liên doanh hiện có được thành lập với Triều Tiên.
Ông Stanton nói: “Chính phủ của chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm nếu các ngân hàng Trung Quốc cố tình hoặc sơ suất rửa số tiền đó mà không phải đối mặt với trát đòi hầu tòa, không bị điều tra, không bị các biện pháp đặc biệt và các chế tài thứ cấp”.
Các chế tài thứ cấp đề cập đến các biện pháp trừng phạt nhắm vào các thực thể và cá nhân nước ngoài như ngân hàng Trung Quốc tiến hành kinh doanh với các thực thể, cá nhân và quốc gia đã bị trừng phạt như Triều Tiên.
Ông Arnold nói sự hiện diện của các nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc là “một ví dụ nữa về việc Trung Quốc không thực hiện nghĩa vụ trừng phạt của mình”.
Triều Tiên trước đây cũng từng điều hành các nhà hàng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Một số đã đóng cửa kề từ khi có các chế tài và đại dịch COVID-19, trong khi môt số nhà hàng khác vẫn còn mở cửa.
*************