Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 21-01 -2024

XXX

HoaLuc 8
************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) – Đức nới lỏng quy định cấp quốc tịch. Hôm qua, 19/01/2024, Quốc Hội Đức đã thông qua một điều luật cho phép nới lỏng quy định cấp quốc tịch, sau 5 năm sinh sống tại Đức thay vì 8 năm. Đạo luật này cũng cho phép nhiều người có thể sở hữu hai quốc tịch, nhất là đối với cộng đồng người Đức, gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, chỉ có công dân châu Âu và Thụy Sỹ mới được cấp song tịch, còn những người từ các nước khác phải từ bỏ quốc tịch cũ nếu muốn trở thành công dân Đức. Với hơn 82 triệu dân, Đức đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, thiếu hụt lao động trầm trọng, đe dọa nền kinh tế lớn nhất châu Âu.  

(AFP) – Nhóm tin tặc do nhà nước Nga tài trợ tấn công vào Microsoft. Lời cáo buộc này được Microsoft đưa ra vào hôm qua, 19/01/2024. Tập đoàn này cho biết nhóm hacker "Midnight Blizzard” của Nga đã đánh cắp tài khoản email và một số tài liệu từ một số nhân viên, thậm chí là từ thành viên của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Tập đoàn công nghệ của Mỹ cũng cho biết đã điều tra về vụ việc và đã làm gián đoạn hoạt động, ngăn chặn nhóm tin tặc truy cập vào hệ thống của mình.  

 (AFP) – Hàn Quốc :  Lãnh đạo cảnh sát Seoul bị kết tội « sơ suất nghề nghiệp » sau thảm kịch Halloween. Liên quan đến thảm kịch xô đẩy tại Hàn Quốc vào năm 2022, khiến hơn 150 người tử vong và hàng trăm người bị thương, viện công tố Seoul hôm qua, 19/01/2024, trong một thông cáo, đã buộc tội Kim Kwang-ho, lãnh đạo cảnh sát Seoul vì « sơ suất nghề nghiệp ». Ông Kim « đã không thực hiện các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như triển khai đủ lực lượng cảnh sát, đảm bảo việc giám sát, « dù đã thấy được những mối nguy hiểm tiềm ẩn » từ đám đông. Lãnh đạo cảnh sát Seoul bị buộc tội nhưng không bị giam giữ. Gia đình các nạn nhân đã viết một bức thư, đề nghị ông Kim từ chức và phải bị trừng trị trước pháp luật. Không chỉ ông Kim, mà lãnh đạo cảnh sát quận Yongsan cùng lãnh đạo tòa thị chính của quận này hiện vẫn đang bị xét xử.  

 (AFP) – Thái Lan phát hiện trữ lượng lớn lithium. Phát ngôn chính phủ Thái Lan phát biểu trên một kênh truyền hình của nước này hôm 19/01/2024, cho biết đã phát hiện khoảng 15 triệu tấn lithium, tại tỉnh Phang Nga, cách đảo du lịch Phuket không xa. Như vậy, Thái Lan trở thành một trong những nước có lithium lớn nhất thế giới, chỉ sau Bolivia và Achentina. Lithium là kim loại quan trọng trong sản xuất pin ô tô điện và được coi như là loại « vàng trắng » trong bối cảnh các nước thúc đẩy chuyển đổi năng lượng. 

(AFP) - Trung Quốc : 13 học sinh thiệt mạng trong vụ cháy ký túc xá. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra vào đêm hôm 19/01/2023, tại trường nội trú Yingcai ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. 13 học sinh đã bỏ mạng và 1 người khác bị thương. Giáo viên của trường trả lời báo Hà Bắc Daily, cho biết tất cả các nạn nhân đều học cùng một lớp, khoảng 9,10 tuổi. Chính quyền địa phương đang điều tra về nguyên nhân của vụ cháy. Hiện ít nhất một người tại trường này đã bị bắt giữ. Các vụ hỏa hoạn chết chóc thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc do các tiêu chuẩn về an toàn lỏng lẻo. Vào tháng 11/2023, 26 người đã thiệt mạng, hàng chục người đã bị thương trong vụ cháy văn phòng của một công ty than ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc. 


************

rfi.fr

Trung Quốc ngậm bồ hòn làm ngọt khi người Đài Loan chọn dân chủ

Thụy My

L'Express nhận xét « Lại Thanh Đức được bầu làm tổng thống Đài Loan : Bắc Kinh đối mặt với người bị thù ghét nhất ». Le Point nhấn mạnh « Đài Loan, sự sỉ nhục cho Trung Quốc ».

Người bị công kích nhiều nhất đăng quang : Điều sỉ nhục cho Bắc Kinh  

Các tuần báo quay lại khúc phim quá khứ : Cách đây nửa thế kỷ, tai nạn khi khai thác mỏ thường xuyên xảy ra nhưng những người nghèo trên đảo quốc vẫn phải mưu sinh. Một thợ mỏ về hưu nhớ lại, ngày 08/01/1960, ở hầm mỏ số 2, những tiếng khóc vang lên trong đám đông khi một số nạn nhân chết vì ngạt khí lần lượt được đưa lên mặt đất. Trong số đó có Lai Chao Jin, 33 tuổi, cha của tân tổng thống Đài Loan. Người vợ góa một mình nuôi sáu đứa con, trong căn nhà tôn lụp xụp thường bị tốc mái sau mỗi trận bão. Lại Thanh Đức lúc cha mất chưa đầy hai tuổi, sau này đã giúp mẹ dựng lại nhà. Học giỏi và được học bổng, ông trở thành bác sĩ rồi sang Harvard học tiếp, và nay bước lên ngôi vị cao nhất. Một tấm gương thăng tiến ngoạn mục.

Ngày 20/05 ông Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) sẽ chính thức nhận trọng trách điều hành Trung Hoa Dân Quốc, hiện chỉ còn được 12 nước công nhận. Chọn tiếp tục con đường dân chủ, người Đài Loan đã gởi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc độc tài của Tập Cận Bình. Vương Nghị cay cú tuyên bố « Đài Loan chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một quốc gia ». Hồi năm 1996, khi đảo quốc dân chủ hóa, Bắc Kinh đã chào mừng tổng thống dân cử đầu tiên bằng một loạt hỏa tiễn bắn qua eo biển. Lần này Trung Quốc đả kích những nước đã gởi lời chúc mừng, trong đó có Pháp, và tự an ủi rằng « Đảng Dân Tiến không đại diện cho đại đa số dân Đài Loan ».

Đàn áp Hồng Kông, Trung Quốc tự thu hẹp khả năng khuyến dụ Đài Loan

Chuyên gia Valérie Niquet trên Le Monde cuối tuần nhấn mạnh « Trở ngại chính cho khả năng xích gần lại giữa Bắc Kinh và Đài Bắc là từ chính bản thân chế độ Trung Quốc ». Bà cũng cho rằng chiến thắng thứ ba liên tiếp của đảng Dân Tiến là thêm một cái tát cho Bắc Kinh.Những thủ đoạn tuyên truyền, lũng đoạn bằng chiến tranh thông tin đã tỏ ra vô hiệu.

Từ khi lên cầm quyền năm 2013, Tập Cận Bình liên tục khiếu khích, đe dọa đồng thời thuyết phục người Đài Loan « thống nhất » với Hoa lục. Nhưng khi áp đặt thô bạo luật an ninh quốc gia và đàn áp Hồng Kông, Bắc Kinh đã tự thu hẹp cơ hội vốn nhỏ nhoi nhằm quyến rũ một xã hội cởi mở và tự do như Đài Loan. Le Figaro Magazine nói thêm về trường hợp doanh nhân Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), mà phiên tòa bắt đầu từ ba tuần qua, đang được người Đài Loan rất chú ý. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan cho biết, ông chủ báo Apple Daily được biết nhiều ở Đài Bắc vì vợ con ông sống ở đây và tờ báo có phiên bản riêng cho Đài Loan. Nhà tỉ phú đấu tranh thách thức chính quyền cộng sản đã từ chối chạy trốn, nói rằng sẵn sàng vào tù.

Sau khi làm đủ cách nhưng vẫn thất bại trong bầu cử Đài Loan, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục giương oai diễu võ bằng những vụ xâm nhập, tập trận để duy trì áp lực lên Đài Bắc và đồng minh Mỹ. Trong lúc kinh tế xuống dốc, một cuộc phiêu lưu quân sự khó thể xảy ra vì có nguy cơ dẫn đến hồi kết cho chế độ. Ngay cả khi rất muốn, các nhà chiến lược Bắc Kinh biết rằng không thể vượt qua eo biển Đài Loan rộng hơn 180 kilomet dễ dàng như Nga băng qua biên giới Ukraina.

Nếu phong tỏa eo biển sẽ gây thiệt hại kinh tế trước hết cho Bắc Kinh. Trên 100.000 công ty Đài Loan đầu tư vào Hoa lục trong đó có Foxconn thu dụng trên 1 triệu nhân công, xuất sang sản phẩm công nghệ cao kể cả chip bán dẫn. Đối với Bắc Kinh, không thể « bất chiến tự nhiên thành » như vẫn hy vọng, lại càng không thể thắng trước sức mạnh Mỹ nếu gây chiến, bên cạnh đó là nguy cơ bị cấm vận, theo bà Niquet, tốt nhất là nên tập trung cho hợp tác kinh tế.

Củ cà rốt vẫn tốt hơn cây gậy

Theo South China Morning Post được Courrier International trích dịch, « Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận kết quả bầu cử Đài Loan ». Nhật báo Hồng Kông - sau này đã trở nên thân Trung Quốc - cho rằng ông Tập sẽ phải nhìn nhận một thực tế là đảng Dân Tiến đã bắt rễ lâu bền, không thể biến mất trong ngày một ngày hai. Dùng củ cà rốt vẫn tốt hơn là cây gậy.

Bài diễn văn của ông Lại Thanh Đức sau khi đắc cử có thể làm an tâm rằng ông sẽ đi theo hướng ôn hòa của bà Thái Anh Văn. Tờ báo gợi ý, tân tổng thống nên tỏ ra thực dụng, nếu ông lịch sự từ chối những chuyến thăm của các viên chức Mỹ, thì Bắc Kinh có thể đáp lễ bằng cách giảm bớt những vụ cho tiêm kích xâm nhập không phận Đài Loan.

Đài Loan, quốc gia có chủ quyền về thực tế lẫn pháp lý

Về mặt pháp lý, luật gia Isabelle Feng trên Le Monde cuối tuần khẳng định « Ngược với những gì Bắc Kinh tuyên bố, Đài Loan là một Nhà nước có chủ quyền, trên thực tế cũng như về công pháp quốc tế ». Đảo quốc này hội đủ bốn điều kiện theo Công ước Montevideo năm 1933 : « Có dân cư sinh sống thường xuyên, kiểm soát một vùng đất được xác định, có một chính phủ, và có khả năng quan hệ với các Nhà nước khác ». Mặc dù dưới sự o ép của Bắc Kinh, ngoài Vatican chỉ còn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng về luật pháp quốc tế, cả tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc lẫn việc công nhận của nước thứ ba không phải là yếu tố cấu thành chủ quyền. Hồi năm 1964, khi tướng De Gaulle quyết định lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn chưa được vào Liên Hiệp Quốc !

Ngày 12/02/1912, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Puyi) đã xuống chiếu thoái vị, trao quyền cho « Trung Hoa Dân Quốc » vừa được khai sinh trước đó một tháng từ Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen) tiến hành. Chính Trung Hoa Dân Quốc thuộc phe chiến thắng sau Đệ nhị Thế chiến đã thu hồi đảo Đài Loan mà nhà Thanh nhượng cho quân phiệt Nhật năm 1895, chứ không phải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cho dù sau đó Mao thắng trong cuộc nội chiến khiến Tưởng Giới Thạch phải chạy sang hòn đảo này, Đài Loan tiếp tục là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho đến năm 1971, khi Đại hội đồng thông qua Nghị quyết 2758 khiến Đài Bắc phải nhường ghế cho Bắc Kinh.

Nếu ông chủ Nhà Trắng lại mang tên Donald Trump ?

Nhìn sang nước Mỹ, L'Obs đặt vấn đề « Nếu Donald Trump đắc cử ? ». Cựu tổng thống dường như không thể đánh bại, nên cần phải chuẩn bị tinh thần. Hồi năm 2020 tại Diễn đàn Davos, ông Trump đã nói với bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, có nghĩa là đồng minh phương Tây chính của Hoa Kỳ : « Các vị phải hiểu rằng nếu châu Âu bị tấn công, chúng tôi sẽ không đến cứu, và thực tế NATO đã chết, chúng tôi sẽ rời đi ». 

Donald Trump vẫn không ra khỏi Minh ước Bắc Đại Tây Dương, và Mỹ vẫn ràng buộc với Điều 5. Nhưng câu nói thô bạo của ông vẫn hằn sâu. Nếu chiến thắng vào ngày 05/11, không còn những cản trở như trong nhiệm kỳ đầu, liệu Trump sẽ làm thật ? Đại đa số nước châu Âu xưa nay vẫn nghĩ rằng hiệp sĩ Mỹ sẽ cứu giúp, nhưng việc Nga xâm lăng Ukraina là dấu hiệu cảnh báo. Ông chủ Nhà Trắng trong vài tháng tới vẫn mang tên Joe Biden, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu sau đó đổi thành Donald Trump ? Chủ nhân điện Kremlin sẽ cảm thấy được chắp cánh.

Ông Thierry Breton, ủy viên châu Âu phụ trách kỹ nghệ quốc phòng đề nghị lập một quỹ 100 tỉ euro để phát triển sản xuất vũ khí và tạo ra « cơ sở hạ tầng chung cho an ninh ». Các nước thành viên tỏ ra không mấy mặn mà. Nhưng quốc phòng ngày nay đối với châu Âu cũng như đồng tiền chung thời trước của thế hệ ông Jacques Delors, đó là chất xi-măng kết dính lợi ích chung, là lời đáp duy nhất cho một môi trường đã trở nên nguy hiểm, kể cả mai này ở Washington.

Trump bị coi là mối đe dọa, nhưng được nhiều người ủng hộ

Thẳng thừng đặt tên cho hồ sơ là « Donald Trump : Mối đe dọa », Courrier International trích dịch báo chí các nước, hầu hết lo ngại cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Vẫn chưa « tiêu hóa » nổi thất bại năm 2020, nhiệm kỳ thứ hai của ông nếu diễn ra sẽ không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trên The Washington Post, nhà chính trị học bảo thủ Robert Kagan cho rằng một chế độ độc tài của ông Trump có vẻ khó tránh khỏi.

The New York Times đả kích cựu tổng thống tiến gần với phát-xít khi dọa tiêu diệt các đối thủ chính trị. Tờ báo viết, trong chiến dịch tranh cử đã đưa Donald Trump lên nắm quyền, ông chủ yếu tấn công các mục tiêu bên ngoài, nhưng nay sẽ từ bên trong. Theo tờ báo, tuy không phải là Hitler hay Mussolini, nhưng Trump ngày càng giống với các nhà độc tài hiện nay như Orban ở Hungary và Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Christian Science Monitor tỏ ra ôn hòa hơn, tự hỏi « Phải chăng nền dân chủ Mỹ đã đạt đến một bước ngoặt ? ».

Các chuyên gia thuộc nhiều khuynh hướng nhận định, không có gì cho thấy Trump sẽ tự động trở thành nhà độc tài, nhưng ông có thể đẩy ra xa những giới hạn mà không một tổng thống Mỹ nào nên vượt qua. Người ta sợ rằng Donald Trump sẽ cùng công cụ tư pháp để trả thù những địch thủ và những ai bị nghi là kẻ thù, nhất là nếu liên quan đến cáo buộc nổi dậy. Hai tiểu bang Maine và Colorado mới đây đã chận khả năng tranh cử của ông vì vụ tấn công vào điện Capitol, và Trump - vốn đang bị cáo buộc 91 tội danh - có thể là kẻ thù của chính mình. Nhưng Washington Post nhắc nhở, đừng quên rằng Donald Trump đang được rất nhiều người Mỹ ủng hộ.

Giới kinh doanh hoang mang

Trên lãnh vực kinh tế, « Sự quay lại của Donald Trump, kịch bản khiến các ông chủ lớn và lãnh đạo các nước ở Davos lo sợ » - nhận định của Le Figaro cuối tuần. Một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì cho giới kinh doanh ? The Economist đặt câu hỏi. Với khoảng 70 cuộc bầu cử trên thế giới, năm 2024 mang màu sắc chính trị nhiều hơn kinh tế.

Nếu tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đến Diễn đàn Davos nhắc nhở chiến tranh đang ác liệt ở cách Thụy Sĩ chưa đầy 1.000 kilomet, cuộc chiến ở Trung Đông và xung đột Mỹ-Trung là những vấn đề địa chính trị đều có liên quan đến bầu cử Mỹ. Cả 800 tổng giám đốc và 60 nhà lãnh đạo các nước họp tại đây đều lo lắng. « Họ không mong muốn một người điên » - chủ một tập đoàn đầu tư Pháp nói thẳng. Trước chủ đề nhạy cảm này, tất cả chủ doanh nghiệp cả Mỹ lẫn châu Âu khi trả lời đều không muốn nêu tên.

Nhưng cựu đại sứ Mỹ Kurt Volker, một người ủng hộ Ukraina nhiệt thành lại có cách phân tích khác : « Không thể đoán được Trump sẽ hành động như thế nào vì chính ông ấy cũng không biết ». Năm 2016, chính Donald Trump đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Kiev, nhờ những người thân Ukraina vận động hành lang, và tăng viện trợ quân sự. Trump còn đóng cửa lãnh sự quán Nga ở San Francisco - một ổ gián điệp.

Một thành viên Mỹ khác cho biết Trump « có một ê-kíp giỏi về an ninh quốc gia, hy vọng họ sẽ quay lại nếu ông đắc cử ». Một nhà kỹ nghệ Mỹ nhận định : « Về mặt chính trị, Biden có 55 % cơ hội đắc cử. Nhưng chỉ cần ông bị cúm và ống kính truyền hình chĩa vào lúc Biden đang yếu ớt thì ván cờ sẽ thay đổi. Ở tuổi của ông, nguy cơ này khá cao ». Một doanh nhân Mỹ nói : « Nhìn chung ở Davos, hầu như mọi người đều tin rằng Donald Trump sẽ thắng. Tuy nhiên có thể tự trấn an bằng câu đùa quen thuộc : ‘‘Davos luôn nhầm lẫn’’ ».

Ukraina : « Hãy trao vũ khí để chúng tôi làm việc »

Về phía Ukraina, giám đốc tình báo quân đội trên The Economist khẳng định « thỏa thuận an ninh với Anh là yếu tố quan trọng giúp thay đổi thế trận », và Nga sẽ bị chặn đứng nếu các nước phương Tây khác có những bảo đảm tương tự.Trên Le Figaro cuối tuần, cộng sự thân cận của ông Zelensky là Andrii Yermak, chánh văn phòng tổng thống nhắc lại câu nói của thủ tướng Anh Churchill « Hãy cho chúng tôi vũ khí và chúng tôi sẽ làm việc ».

Ông Yermak nhấn mạnh Ukraina đã không chịu thua Nga, một nước lớn hơn rất nhiều, đã giải phóng được 50 % lãnh thổ bị quân Nga chiếm từ ngày 24/02/2022, đã kết thúc sự thống trị của Matxcơva trên Hắc Hải, mở được hành lang ngũ cốc. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, Matxcơva huy động thêm quân, gia tăng các đợt tấn công bằng hỏa tiễn, mua thêm vũ khí của các nước khác. Các lãnh đạo Nga coi mạng lính như cỏ rác, chỉ riêng ở Bakhmut đã có 20.000 lính Wagner bỏ mạng. Vì vậy Kiev cần có thêm vũ khí hiện đại tầm xa. Cuộc chiến này mang tính quyết định cho tương lai thế giới, các chế độ độc tài muốn hủy diệt các nền dân chủ và cuộc xâm lăng Ukraina chỉ mới là bước khởi đầu.

Macron : « Không thể để cho Nga thắng ! » 

Le Monde cuối tuần nêu ra quyết tâm của tổng thống Emmanuel Macron hôm 16/01 « không thể để cho Nga thắng », và hai ngày sau loan báo lập « liên minh pháo binh ». Ông Macron cũng quyết định chi viện 40 hỏa tiễn tầm xa Scalp và sẽ ký một hiệp định an ninh song phương với Ukraina, giống như Anh quốc đã ký với Kiev hôm 12/01. Tổng thống Pháp sẽ đích thân đến Kiev vào tháng Hai để hoàn tất hiệp định này.

Muộn còn hơn không ! Gần đến kỷ niệm hai năm cuộc xâm lăng 24/02/2022 vẫn chưa thấy lối ra nào cho cuộc chiến hủy diệt này, Pháp và nhiều đối tác châu Âu quyết định gia tăng quân viện cho Kiev. Bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu cho biết sẽ sản xuất 78 khẩu đại bác Caesar cho Ukraina, và mỗi tháng chuyển giao khoảng 50 quả bom được cải tiến thành hỏa tiễn địa-không. Song song đó NATO thông báo tập trận quy mô với 90.000 quân nhân tham gia trong nhiều tháng – một thông điệp cứng rắn của các đồng minh Kiev.

Trân Châu Cảng, tấm gương cho Ukraina ?

Bên cạnh đó Ukraina cũng cố gắng tự lực tự cường, theo trang LB.ua ở Kiev được Courrier International trích dịch. Thời Đệ nhị Thế chiến, ngay sau khi bị Nhật Bản tấn công ở Trân Châu Cảng ngày 07/12/1941, toàn xã hội Mỹ đã vào cuộc cho tới tận ngày chiến thắng. Trong mùa đông năm ấy, Hoa Kỳ bước vào nền kinh tế chiến tranh. Do thiếu vỏ xe vì các đồn điền cao su Indonesia bị quân Nhật chiếm, chỉ có tài xế taxi và xe tải mới được mua quá « tiêu chuẩn ». Xăng được giới hạn ở 3 gallon (11 lít) một tuần, dầu ma-zut, than, gỗ đều bị hạn chế. Khắp nơi treo những áp-phích « Nếu bạn tắm quá lâu, Führer (Hitler) và Mikado (quân phiệt Nhật) rất hài lòng ».

Đường cũng bị giảm lượng phân phối xuống còn phân nửa. Người dân được phát phiếu thực phẩm, Nhà nước thu gom kim loại, cao su, từ nón tắm cho tới ống nước… Cả nước có 17 triệu « khu vườn chiến thắng » trồng rau quả, phế phẩm để nuôi gia súc, tránh dùng đến tem thực phẩm nhằm có thêm sữa, nước trái cây gởi ra mặt trận, kể cả cho Hồng quân và quân đội Anh ; đồng thời tiết kiệm tiền để mua vũ khí. Cả nước Mỹ đã sống như vậy, vì một cuộc chiến trên một châu lục khác, cho tới ngày cuối của trận đại chiến. Mỹ đã đè bẹp Nhật nhờ vượt trội về số phương tiện chiến đấu. Tờ báo cho rằng đây có thể là tấm gương cho Ukraina.

Trang nhất các tuần báo

Trang bìa các tuần báo kỳ này dành cho cựu tổng thống Mỹ và các chính khách Pháp. Courrier International chơi chữ « Trump : Mad in America », đặt câu hỏi cựu tổng thống vốn đang có ưu thế áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, có thể đe dọa nền dân chủ như thế nào ? Ảnh bìa The Economist là một đồng đô la đã bị cháy phân nửa, với lời cảnh báo « Donald Trump đang thắng : Giới kinh doanh, hãy coi chừng ».

Le Point đăng ảnh bà Rachida Dati, chính khách cánh hữu gây nhiều tranh cãi và có nguy cơ ra tòa về tội hối mại quyền thế, vừa được tổng thống Emmanuel Macron cất nhắc làm bộ trưởng văn hóa, tự hỏi « Nhà vua Macron chơi trò gì đây ? » L’Express chú ý đến « Jordan Bardella : Phía sau bề ngoài… » tìm hiểu vì sao chính khách trẻ của phe cực hữu thu hút lại được cánh hữu. L’Obs dành hồ sơ cho cuộc tranh luận giữa kỹ sư Jean-Marc Jancovici và nhà sử học Jean-Baptiste Fressoz, nhấn mạnh « Khí hậu thực sự là vấn đề khẩn cấp ».


************
voatiengviet.com

TQ bất chấp lệnh trừng phạt, đưa Nga thành đối tác cung cấp dầu lớn nhất năm 2023

Reuters

Dữ liệu của Hải quan Trung Quốc hôm thứ Bảy 20/1 cho thấy Nga đã vượt qua Ả rập Xê út để trở thành nước cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc vào năm 2023, vì nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây mua dầu được giảm giá với số lượng lớn về cho các nhà máy lọc dầu của mình.

Dữ liệu thể hiện rằng Nga giao số lượng kỷ lục là 107,02 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc vào năm ngoái, tương đương 2,14 triệu thùng/ngày, nhiều hơn hẳn so với các nước xuất khẩu dầu lớn khác như Ả rập Xê út và Iraq.

Lượng nhập khẩu từ Ả rập Xê út, trước đây là nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc, giảm 1,8% xuống 85,96 triệu tấn, vì người khổng lồ về dầu mỏ ở Trung Đông bị mất thị phần vào tay loại dầu thô rẻ hơn của Nga.

Bị nhiều khách hàng quốc tế xa lánh sau các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xâm lược của Điện Kremlin vào Ukraine năm 2022, dầu thô của Nga phải giao dịch ở mức giá thấp hơn đáng kể so với các mức giá tiêu chuẩn quốc tế trong phần lớn thời gian của năm ngoái trong bối cảnh phương Tây áp đặt giới hạn về giá.

Mặc dù vậy, nhu cầu tăng nhanh của các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ đối với loại dầu được khuyến mại đã giúp tăng giá dầu thô ESPO của Nga trong suốt năm 2023, làm giá vượt qua cả mức trần là 60 đô la/thùng mà Nhóm G7 áp đặt vào tháng 12/2022, cùng lúc các bên mua bán tìm ra nhiều cách vận chuyển và bảo hiểm thay thế nhằm tránh các lệnh trừng phạt.

Theo các nguồn tin nắm các hoạt động giao dịch, các lô hàng dầu thô ESPO giao tháng 12/2023 được định giá thấp hơn khoảng 0,5 đô la đến 0,2 đô la/thùng so với giá chuẩn ICE Brent, trong khi các lô hàng giao tháng 10 có mức khuyến mại 1 đô la và các lô hàng giao trong tháng 3 có mức giảm giá là 8,5 đô la.

Cùng thời gian đó thời, Ả rập Xê út đã tăng giá của loại dầu Arab Light đặc trưng của họ từ tháng 7, thúc đẩy một số nhà máy lọc dầu tìm nguồn hàng rẻ hơn.

Để củng cố cho giá dầu, Ả rập Xê út và Nga, hai trong số ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, đã tuyên bố cắt giảm sản lượng và xuất khẩu vào năm ngoái. Ả rập Xê út đang thực hiện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong quý này, trong khi Nga cho biết họ sẽ cắt giảm xuất khẩu sâu hơn trong năm nay, tới 500.000 thùng/ngày từ mức 300.000 thùng/ngày.

Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc sử dụng các thương nhân trung gian để xử lý việc vận chuyển và bảo hiểm dầu thô của Nga nhằm tránh vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.

Các bên mua cũng sử dụng vùng biển ngoài khơi Malaysia làm điểm trung chuyển cho các hàng hóa bị trừng phạt từ Iran và Venezuela. Các lô hàng nhập khẩu được gắn nhãn có nguồn gốc từ Malaysia đã tăng 53,7% trong năm ngoái.

Trung Quốc báo cáo không có lô hàng dầu thô chính thức nào của Venezuela trong tháng 12 mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Caracas đã được nới lỏng vào tháng 10 sau khi có một thỏa thuận giữa chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập chính trị của nước này.

Xuất khẩu từ Mỹ đến Trung Quốc đã tăng 81,1% trong năm ngoái bất chấp căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington khi sản lượng dầu thô của Mỹ tăng.

Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 đã tăng lên mức kỷ lục 563,99 triệu tấn, tương đương 11,28 triệu thùng/ngày.


*********

voatiengviet.com

Nga xem xét luật tịch thu tài sản cho tội lan truyền 'thông tin sai trái' về quân đội

Reuters

Các nhà lập pháp Nga đã chuẩn bị một dự luật cho phép tịch thu tiền và tài sản từ những người truyền bá “thông tin sai trái cố ý” về lực lượng vũ trang của nước này, một thành viên cao cấp của nghị viện cho biết hôm thứ Bảy.

Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma Quốc gia, nói biện pháp này cũng sẽ áp dụng đối với những người bị kết tội mà ông mô tả là các hình thức phản bội khác. Những hành động này bao gồm "làm mất uy tín" của lực lượng vũ trang, kêu gọi chế tài nhắm vào Nga hoặc kích động hoạt động cực đoan.

“Tất cả những ai cố gắng tiêu diệt Nga, phản bội nước Nga, đều phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng và bồi thường thiệt hại đã gây ra cho đất nước bằng chính tài sản của mình,” ông Volodin viết trên Telegram.

Ông nói dự luật sẽ được đưa ra Duma Quốc gia, tức là hạ nghị viện, vào ngày thứ Hai.

Kể từ khi xua quân xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Nga đã tăng cường cuộc trấn áp lâu nay đối với mọi hình thức bất đồng chính kiến. Theo luật được thông qua vào tháng 3 năm đó, việc làm mất uy tín lực lượng vũ trang hoặc truyền bá thông tin sai trái về lực lượng này có thể chịu hình phạt là án tù dài hạn.


***********

voatiengviet.com

Mỹ oanh kích thêm phi đạn chống hạm của người Houthi

Reuters

Lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ ngày thứ Bảy oanh kích một phi đạn chống hạm của người Houthi nhắm vào Vịnh Aden và chuẩn bị phóng đi, quân đội Mỹ cho biết, với đợt oanh kích mới nhất diễn ra vài giờ sau khi Mỹ bắn hạ ba phi đạn chống hạm khác của người Houthi.

“Các lực lượng Hoa Kỳ xác định phi đạn này đề ra mối đe dọa cho các tàu buôn và các tàu của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, sau đó oanh kích và phá hủy phi đạn để tự vệ,” Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ nói trong một phát biểu đăng trên mạng xã hội X.

Vụ việc này, là vụ việc mới nhất trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ và Vịnh Aden làm gián đoạn thương mại toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về tình trạng tắc nghẽn nguồn cung, diễn ra vào khoảng 0400 giờ Yemen (01:00 giờ GMT), Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ nói.

Vài giờ trước đó vào cuối ngày thứ Sáu, lực lượng của Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc oanh kích nhắm vào ba phi đạn chống hạm của người Houthi mà họ nói là nhắm vào khu vực Nam Biển Đỏ.

Các cuộc tấn công của lực lượng dân quân Houthi liên kết với Iran nhắm vào các tàu trong và xung quanh Biển Đỏ trong những tuần qua đã làm trì trệ giao thương giữa Châu Á và Châu Âu và khiến các cường quốc lo ngại trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza leo thang.

Người Houthi, lực lượng kiểm soát phần lớn Yemen, nói các cuộc tấn công của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine đang bị Israel tấn công ở Gaza.

Kể từ tuần trước, Mỹ đã tiến hành các cuộc oanh kích nhắm vào các mục tiêu của người Houthi ở Yemen và tuần này đã đưa lực lượng dân quân này trở lại danh sách các nhóm "khủng bố".

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm nói các cuộc không kích sẽ tiếp tục ngay cả khi ông thừa nhận rằng chúng có thể không ngăn chặn được các cuộc tấn công của người Houthi.

Cuộc đối đầu có nguy cơ mở rộng xung đột ra ngoài Gaza do Hamas cai trị, nơi bộ y tế địa phương cho biết hơn 24.000 người - hay hơn 1% dân số 2,3 triệu người của Gaza - đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel.

Israel phát động cuộc tiến công sau các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 nhắm vào Israel do các phần tử chủ chiến người Palestine thực hiện, mà các quan chức Israel nói đã giết chết 1.200 người.

Các cuộc oanh kích ngày thứ Bảy là cuộc oanh kích thứ năm trong tuần qua của Mỹ nhắm vào các bệ phóng phi đạn của người Houthi chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công.

Lực lượng Houthi đã phóng hai phi đạn đạn đạo chống hạm nhắm vào một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Mỹ vào cuối ngày thứ Năm, bắn trúng vùng nước gần tàu nhưng không gây thương tích hay thiệt hại nào, theo quân đội Mỹ.


*************

voatiengviet.com

Cảnh sát trưởng Seoul bị truy tố về vụ giẫm đạp dịp lễ Halloween

Reuters

Các công tố viên Hàn Quốc truy tố người đứng đầu Sở Cảnh sát Địa phương Seoul, buộc tội ông này vì tắc trách đã góp phần vào vụ đám đông chơi lễ Halloween chen lấn giẫm đạp ở Seoul vào năm 2022 khiến gần 160 người thiệt mạng, theo Văn phòng Công tố viên Khu Tây Seoul.

Việc truy tố cảnh sát trưởng Seoul Kim Kwang-ho được loan báo hơn một năm sau vụ đám đông chen lấn giẫm đạp vào tháng 10 năm 2022 khiến 159 người thiệt mạng vào cuối tuần lễ Halloween tại khu giải trí Itaewon ở thủ đô Seoul. Ông Kim là quan chức cảnh sát cao cấp nhất bị buộc tội liên quan đến vụ việc.

Những hoạt động vui chơi lễ hàng năm ở khu giải trí về đêm nổi tiếng biến thành sự kiện gây chết người vào ngày 29 tháng 10 sau khi hàng chục ngàn người trẻ chen chúc trong những con hẻm chật hẹp đi chơi lễ Halloween đầu tiên không chịu những hạn chế về COVID sau ba năm.

Nhà chức trách, bao gồm cả cảnh sát, đã không đưa ra các biện pháp an toàn mặc dù đám đông dày đặc có thể khiến tai nạn dễ xảy ra hơn, và không thực hiện các bước thích hợp sau khi có các cuộc gọi cầu cứu, theo tổ điều tra.

Vào tháng 1 năm ngoái, một tổ điều tra đặc biệt đã đề nghị đưa ông Kim và 22 quan chức cảnh sát, cứu hộ và văn phòng khu vực khác ra truy tố về các cáo buộc liên quan đến phản ứng không thỏa đáng của chính phủ đối với vụ giẫm đạp.


**********

voatiengviet.com

Quân nhân Mỹ được nói bị thương nhẹ trong vụ tấn công căn cứ ở Iraq

Reuters

Các quân nhân Mỹ bị thương nhẹ và một thành viên của lực lượng an ninh Iraq bị thương nặng trong một vụ tấn công nhắm vào căn cứ không quân Ain al-Asad ở Iraq vào ngày thứ Bảy, một quan chức Mỹ cho biết.

Quan chức này, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói các báo cáo ban đầu cho biết căn cứ bị phi đạn đạn đạo tấn công nhưng ông để ngỏ khả năng nó bị trúng tên lửa. Một đánh giá đang được tiến hành, theo quan chức này.

Hai nguồn tin an ninh ở Iraq và một nguồn tin chính phủ cho biết căn cứ này bị tấn công bởi nhiều tên lửa bắn từ bên trong Iraq.

Một quan chức Mỹ thứ hai nói vụ tấn công được thực hiện bởi những phần tử chủ chiến từ bên trong Iraq.

Kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas bắt đầu vào tháng 10, quân đội Mỹ đã bị tấn công ít nhất 58 lần ở Iraq và 83 lần khác ở Syria bởi những phần tử chủ chiến được Iran hậu thuẫn, thường là bằng tên lửa và máy bay không người lái tấn công một chiều.

Các chiến binh đang tìm cách gây tổn thất cho Mỹ vì nước này ủng hộ Israel chống lại nhóm chủ chiến người Palestine Hamas được Iran hậu thuẫn.

Mỹ có 900 binh sĩ ở Syria và 2.500 ở Iraq với nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ các lực lượng địa phương đang cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo, vốn đã chiếm giữ phần lớn lãnh thổ của cả hai nước này vào năm 2014 trước khi bị đánh bại.

Iraq đang hết sức lo ngại sẽ trở thành chiến trường giữa Mỹ, Israel và Iran.

Iran hôm thứ Hai tấn công Erbil, thủ phủ của khu vực Kurdistan bán tự trị ở Iraq, bằng phi đạn đạn đạo mà họ nói là một cuộc tấn công vào trụ sở gián điệp của Israel. Các quan chức Iraq và người Kurd ở Iraq bác bỏ tuyên bố này.


**************

Tin tức thế giới 21-1: Tướng cấp cao Iran thiệt mạng ở Syria, Tehran tuyên bố đáp trả mạnh

MINH KHÔI

* Mỹ liên tục tấn công vào các tên lửa "sắp phóng" của lực lượng Houthi
* Hơn 3 tháng qua, lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria bị tấn công 140 lần
* 3/5 người Iran thiệt mạng vì không kích của Israel là tướng lĩnh cấp cao

Người dân giơ súng và biểu ngữ, hô vang trong cuộc biểu tình chống Israel và chống Mỹ ở thủ đô Sanaa của Yemen, nơi phiến quân Houthi đang kiểm soát, ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Người dân giơ súng và biểu ngữ, hô vang trong cuộc biểu tình chống Israel và chống Mỹ ở thủ đô Sanaa của Yemen, nơi phiến quân Houthi đang kiểm soát, ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Mỹ tiếp tục không kích tên lửa Houthi sắp phóng 

Ngày 20-1, quân đội Mỹ đã tấn công một tên lửa chống hạm của Houthi sắp phóng vào vịnh Aden.

"Mỹ xác định tên lửa gây ra mối đe dọa cho tàu buôn và tàu hải quân Mỹ trong khu vực, sau đó tấn công và phá hủy tên lửa để tự vệ", Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) tuyên bố trên X (Twitter).

CENTCOM cho biết thêm, đây là vụ việc mới nhất trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ và vịnh Aden, vốn đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về tình trạng tắc nghẽn nguồn cung.

Vài giờ trước đó vào cuối ngày 19-1, CENTCOM đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào 3 tên lửa chống hạm của Houthi mà họ cho là chuẩn bị phóng vào phía Nam Biển Đỏ.

Kể từ tuần trước, Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen và tuần này đã đưa lực lượng phiến quân này trở lại danh sách các nhóm "khủng bố".

* Nhân viên người Mỹ bị thương nhẹ trong cuộc tấn công vào căn cứ không quân Ain al-Asad của Iraq. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 20-1, căn cứ Ain al-Asad được cho là trúng tên lửa đạn đạo.

Hai nguồn tin an ninh ở Iraq và một nguồn tin chính phủ của Hãng tin Reuters cho biết căn cứ này đã bị tấn công bởi nhiều tên lửa bắn từ bên trong Iraq.

Kể từ khi xung đột Israel - Hamas bắt đầu vào tháng 10-2023, quân đội Mỹ đã bị tấn công ít nhất 58 lần ở Iraq và 83 lần khác ở Syria bởi các chiến binh được Iran hậu thuẫn.

Các cuộc tấn công thường là kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái. Các chiến binh đang tìm cách buộc Mỹ phải trả giá vì đã hỗ trợ Israel chống lại Hamas, vốn được Iran hậu thuẫn.

Mỹ có 900 quân ở Syria và 2.500 quân ở Iraq, với sứ mệnh cố vấn và hỗ trợ các lực lượng địa phương ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS đã chiếm giữ phần lớn lãnh thổ của cả hai nước Iraq và Syria vào năm 2014 trước khi bị đánh bại.

Iraq quan ngại sâu sắc về việc trở thành chiến trường giữa Mỹ, Israel và Iran.

Saudi Arabia lo ngại về căng thẳng ở Biển Đỏ 

Saudi Arabia lên tiếng quan ngại những cuộc tấn công ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Houthi có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và leo thang thành xung đột trong khu vực.

"Chúng tôi rất lo lắng. Chúng ta đang ở thời điểm khó khăn và nguy hiểm trong khu vực và đó là lý do vì sao chúng tôi kêu gọi giảm leo thang", Hoàng tử Faisal bin Farhan đồng thời là ngoại trưởng Saudi Arabia nói với Đài CNN.

Ngoại trưởng Saudi Arabia cho biết nước này tin vào tự do hàng hải và muốn căng thẳng trong khu vực giảm bớt.

Phiến quân Houthi, lực lượng kiểm soát phần lớn Yemen, cho biết các cuộc tấn công của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine đang bị Israel tấn công ở Gaza.

Công tác cứu hộ tại tòa nhà bị Israel nhắm mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria diễn ra trong suốt ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Công tác cứu hộ tại tòa nhà bị Israel nhắm mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria diễn ra trong suốt ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Tướng Iran thiệt mạng trong vụ không kích ở Damascus 

5 thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel nhằm vào một tòa nhà ở thủ đô Damascus của Syria ngày 20-1.

Theo Hãng tin Reuters, 3/5 người nói trên được truyền thông nhà nước Iran mô tả bằng kính ngữ chỉ dùng cho các tướng lĩnh, cho thấy mục tiêu là các chỉ huy cấp cao.

Những người còn lại bao gồm thiếu tá và một người có cấp bậc thấp hơn. Nguồn tin an ninh cho biết một trong những vị tướng là người đứng đầu bộ phận thông tin của lực lượng IRGC.

Iran tuyên bố sẽ trả thù Israel sau cuộc tấn công đã giết chết 5 thành viên IRGC và một số lượng không xác định binh sĩ quân đội Syria.

Phóng viên của Hãng tin Reuters tại hiện trường cho biết xe cứu thương và xe cứu hỏa đã tập trung xung quanh địa điểm xảy ra cuộc tấn công. Hoạt động cứu hộ những người mắc kẹt dưới đống đổ nát vẫn tiếp tục trong cả ngày 20-1. Một cần cẩu đã được huy động để nâng các tấm bê tông ra khỏi đống đổ nát.

Không có bình luận nào từ Israel, quốc gia từ lâu đã thực hiện chiến dịch ném bom nhằm vào sự hiện diện quân sự và an ninh của Iran ở Syria.

Người thân của con tin và người ủng hộ ở Tel Aviv biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Người thân của con tin và người ủng hộ ở Tel Aviv biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ngày 20-1 - Ảnh: AFP

* Người biểu tình Israel phản đối chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại Tel Aviv để phản đối chính phủ, cáo buộc Thủ tướng Netanyahu xử lý sai vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử mới.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ gây chấn động cả nước Israel trong phần lớn năm 2023 đã chấm dứt sau các cuộc tấn công của Hamas ở miền Nam nước này vào ngày 7-10-2023. Những rạn nứt chính trị được gạt sang một bên khi người Israel tập hợp lại phía sau quân đội và gia đình của những người bị Hamas giết hoặc bị bắt làm con tin.

Nhưng trong bối cảnh cuộc chiến tàn khốc ở Gaza đã bước sang tháng thứ 4 và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ dành cho ông Netanyahu đang sụt giảm, những lời kêu gọi thay đổi lãnh đạo đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.

Điều này được phản ánh qua cuộc biểu tình tối 20-1 tại quảng trường trung tâm Tel Aviv, nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình năm ngoái.

Mặc dù đám đông nhỏ hơn nhiều so với năm 2023 nhưng vẫn có tới vài ngàn người, trong đó có nhiều người đánh trống, la hét và vẫy quốc kỳ.

Ngả lưng trên đường

Hai di dân nghỉ tạm dưới bóng một cái cây hiếm hoi giữa trời nắng nóng tại vùng Godorya, Cộng hòa Djibouti ở châu Phi - Ảnh: GETTY IMAGES

Hai di dân nghỉ tạm dưới bóng cây hiếm hoi giữa trời nắng nóng tại vùng Godorya, Cộng hòa Djibouti ở châu Phi - Ảnh: GETTY IMAGES


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 21-01 -2024

XXX

HoaLuc 8
************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) – Đức nới lỏng quy định cấp quốc tịch. Hôm qua, 19/01/2024, Quốc Hội Đức đã thông qua một điều luật cho phép nới lỏng quy định cấp quốc tịch, sau 5 năm sinh sống tại Đức thay vì 8 năm. Đạo luật này cũng cho phép nhiều người có thể sở hữu hai quốc tịch, nhất là đối với cộng đồng người Đức, gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, chỉ có công dân châu Âu và Thụy Sỹ mới được cấp song tịch, còn những người từ các nước khác phải từ bỏ quốc tịch cũ nếu muốn trở thành công dân Đức. Với hơn 82 triệu dân, Đức đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, thiếu hụt lao động trầm trọng, đe dọa nền kinh tế lớn nhất châu Âu.  

(AFP) – Nhóm tin tặc do nhà nước Nga tài trợ tấn công vào Microsoft. Lời cáo buộc này được Microsoft đưa ra vào hôm qua, 19/01/2024. Tập đoàn này cho biết nhóm hacker "Midnight Blizzard” của Nga đã đánh cắp tài khoản email và một số tài liệu từ một số nhân viên, thậm chí là từ thành viên của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Tập đoàn công nghệ của Mỹ cũng cho biết đã điều tra về vụ việc và đã làm gián đoạn hoạt động, ngăn chặn nhóm tin tặc truy cập vào hệ thống của mình.  

 (AFP) – Hàn Quốc :  Lãnh đạo cảnh sát Seoul bị kết tội « sơ suất nghề nghiệp » sau thảm kịch Halloween. Liên quan đến thảm kịch xô đẩy tại Hàn Quốc vào năm 2022, khiến hơn 150 người tử vong và hàng trăm người bị thương, viện công tố Seoul hôm qua, 19/01/2024, trong một thông cáo, đã buộc tội Kim Kwang-ho, lãnh đạo cảnh sát Seoul vì « sơ suất nghề nghiệp ». Ông Kim « đã không thực hiện các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như triển khai đủ lực lượng cảnh sát, đảm bảo việc giám sát, « dù đã thấy được những mối nguy hiểm tiềm ẩn » từ đám đông. Lãnh đạo cảnh sát Seoul bị buộc tội nhưng không bị giam giữ. Gia đình các nạn nhân đã viết một bức thư, đề nghị ông Kim từ chức và phải bị trừng trị trước pháp luật. Không chỉ ông Kim, mà lãnh đạo cảnh sát quận Yongsan cùng lãnh đạo tòa thị chính của quận này hiện vẫn đang bị xét xử.  

 (AFP) – Thái Lan phát hiện trữ lượng lớn lithium. Phát ngôn chính phủ Thái Lan phát biểu trên một kênh truyền hình của nước này hôm 19/01/2024, cho biết đã phát hiện khoảng 15 triệu tấn lithium, tại tỉnh Phang Nga, cách đảo du lịch Phuket không xa. Như vậy, Thái Lan trở thành một trong những nước có lithium lớn nhất thế giới, chỉ sau Bolivia và Achentina. Lithium là kim loại quan trọng trong sản xuất pin ô tô điện và được coi như là loại « vàng trắng » trong bối cảnh các nước thúc đẩy chuyển đổi năng lượng. 

(AFP) - Trung Quốc : 13 học sinh thiệt mạng trong vụ cháy ký túc xá. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra vào đêm hôm 19/01/2023, tại trường nội trú Yingcai ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. 13 học sinh đã bỏ mạng và 1 người khác bị thương. Giáo viên của trường trả lời báo Hà Bắc Daily, cho biết tất cả các nạn nhân đều học cùng một lớp, khoảng 9,10 tuổi. Chính quyền địa phương đang điều tra về nguyên nhân của vụ cháy. Hiện ít nhất một người tại trường này đã bị bắt giữ. Các vụ hỏa hoạn chết chóc thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc do các tiêu chuẩn về an toàn lỏng lẻo. Vào tháng 11/2023, 26 người đã thiệt mạng, hàng chục người đã bị thương trong vụ cháy văn phòng của một công ty than ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc. 


************

rfi.fr

Trung Quốc ngậm bồ hòn làm ngọt khi người Đài Loan chọn dân chủ

Thụy My

L'Express nhận xét « Lại Thanh Đức được bầu làm tổng thống Đài Loan : Bắc Kinh đối mặt với người bị thù ghét nhất ». Le Point nhấn mạnh « Đài Loan, sự sỉ nhục cho Trung Quốc ».

Người bị công kích nhiều nhất đăng quang : Điều sỉ nhục cho Bắc Kinh  

Các tuần báo quay lại khúc phim quá khứ : Cách đây nửa thế kỷ, tai nạn khi khai thác mỏ thường xuyên xảy ra nhưng những người nghèo trên đảo quốc vẫn phải mưu sinh. Một thợ mỏ về hưu nhớ lại, ngày 08/01/1960, ở hầm mỏ số 2, những tiếng khóc vang lên trong đám đông khi một số nạn nhân chết vì ngạt khí lần lượt được đưa lên mặt đất. Trong số đó có Lai Chao Jin, 33 tuổi, cha của tân tổng thống Đài Loan. Người vợ góa một mình nuôi sáu đứa con, trong căn nhà tôn lụp xụp thường bị tốc mái sau mỗi trận bão. Lại Thanh Đức lúc cha mất chưa đầy hai tuổi, sau này đã giúp mẹ dựng lại nhà. Học giỏi và được học bổng, ông trở thành bác sĩ rồi sang Harvard học tiếp, và nay bước lên ngôi vị cao nhất. Một tấm gương thăng tiến ngoạn mục.

Ngày 20/05 ông Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) sẽ chính thức nhận trọng trách điều hành Trung Hoa Dân Quốc, hiện chỉ còn được 12 nước công nhận. Chọn tiếp tục con đường dân chủ, người Đài Loan đã gởi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc độc tài của Tập Cận Bình. Vương Nghị cay cú tuyên bố « Đài Loan chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một quốc gia ». Hồi năm 1996, khi đảo quốc dân chủ hóa, Bắc Kinh đã chào mừng tổng thống dân cử đầu tiên bằng một loạt hỏa tiễn bắn qua eo biển. Lần này Trung Quốc đả kích những nước đã gởi lời chúc mừng, trong đó có Pháp, và tự an ủi rằng « Đảng Dân Tiến không đại diện cho đại đa số dân Đài Loan ».

Đàn áp Hồng Kông, Trung Quốc tự thu hẹp khả năng khuyến dụ Đài Loan

Chuyên gia Valérie Niquet trên Le Monde cuối tuần nhấn mạnh « Trở ngại chính cho khả năng xích gần lại giữa Bắc Kinh và Đài Bắc là từ chính bản thân chế độ Trung Quốc ». Bà cũng cho rằng chiến thắng thứ ba liên tiếp của đảng Dân Tiến là thêm một cái tát cho Bắc Kinh.Những thủ đoạn tuyên truyền, lũng đoạn bằng chiến tranh thông tin đã tỏ ra vô hiệu.

Từ khi lên cầm quyền năm 2013, Tập Cận Bình liên tục khiếu khích, đe dọa đồng thời thuyết phục người Đài Loan « thống nhất » với Hoa lục. Nhưng khi áp đặt thô bạo luật an ninh quốc gia và đàn áp Hồng Kông, Bắc Kinh đã tự thu hẹp cơ hội vốn nhỏ nhoi nhằm quyến rũ một xã hội cởi mở và tự do như Đài Loan. Le Figaro Magazine nói thêm về trường hợp doanh nhân Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), mà phiên tòa bắt đầu từ ba tuần qua, đang được người Đài Loan rất chú ý. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan cho biết, ông chủ báo Apple Daily được biết nhiều ở Đài Bắc vì vợ con ông sống ở đây và tờ báo có phiên bản riêng cho Đài Loan. Nhà tỉ phú đấu tranh thách thức chính quyền cộng sản đã từ chối chạy trốn, nói rằng sẵn sàng vào tù.

Sau khi làm đủ cách nhưng vẫn thất bại trong bầu cử Đài Loan, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục giương oai diễu võ bằng những vụ xâm nhập, tập trận để duy trì áp lực lên Đài Bắc và đồng minh Mỹ. Trong lúc kinh tế xuống dốc, một cuộc phiêu lưu quân sự khó thể xảy ra vì có nguy cơ dẫn đến hồi kết cho chế độ. Ngay cả khi rất muốn, các nhà chiến lược Bắc Kinh biết rằng không thể vượt qua eo biển Đài Loan rộng hơn 180 kilomet dễ dàng như Nga băng qua biên giới Ukraina.

Nếu phong tỏa eo biển sẽ gây thiệt hại kinh tế trước hết cho Bắc Kinh. Trên 100.000 công ty Đài Loan đầu tư vào Hoa lục trong đó có Foxconn thu dụng trên 1 triệu nhân công, xuất sang sản phẩm công nghệ cao kể cả chip bán dẫn. Đối với Bắc Kinh, không thể « bất chiến tự nhiên thành » như vẫn hy vọng, lại càng không thể thắng trước sức mạnh Mỹ nếu gây chiến, bên cạnh đó là nguy cơ bị cấm vận, theo bà Niquet, tốt nhất là nên tập trung cho hợp tác kinh tế.

Củ cà rốt vẫn tốt hơn cây gậy

Theo South China Morning Post được Courrier International trích dịch, « Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận kết quả bầu cử Đài Loan ». Nhật báo Hồng Kông - sau này đã trở nên thân Trung Quốc - cho rằng ông Tập sẽ phải nhìn nhận một thực tế là đảng Dân Tiến đã bắt rễ lâu bền, không thể biến mất trong ngày một ngày hai. Dùng củ cà rốt vẫn tốt hơn là cây gậy.

Bài diễn văn của ông Lại Thanh Đức sau khi đắc cử có thể làm an tâm rằng ông sẽ đi theo hướng ôn hòa của bà Thái Anh Văn. Tờ báo gợi ý, tân tổng thống nên tỏ ra thực dụng, nếu ông lịch sự từ chối những chuyến thăm của các viên chức Mỹ, thì Bắc Kinh có thể đáp lễ bằng cách giảm bớt những vụ cho tiêm kích xâm nhập không phận Đài Loan.

Đài Loan, quốc gia có chủ quyền về thực tế lẫn pháp lý

Về mặt pháp lý, luật gia Isabelle Feng trên Le Monde cuối tuần khẳng định « Ngược với những gì Bắc Kinh tuyên bố, Đài Loan là một Nhà nước có chủ quyền, trên thực tế cũng như về công pháp quốc tế ». Đảo quốc này hội đủ bốn điều kiện theo Công ước Montevideo năm 1933 : « Có dân cư sinh sống thường xuyên, kiểm soát một vùng đất được xác định, có một chính phủ, và có khả năng quan hệ với các Nhà nước khác ». Mặc dù dưới sự o ép của Bắc Kinh, ngoài Vatican chỉ còn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng về luật pháp quốc tế, cả tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc lẫn việc công nhận của nước thứ ba không phải là yếu tố cấu thành chủ quyền. Hồi năm 1964, khi tướng De Gaulle quyết định lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn chưa được vào Liên Hiệp Quốc !

Ngày 12/02/1912, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Puyi) đã xuống chiếu thoái vị, trao quyền cho « Trung Hoa Dân Quốc » vừa được khai sinh trước đó một tháng từ Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen) tiến hành. Chính Trung Hoa Dân Quốc thuộc phe chiến thắng sau Đệ nhị Thế chiến đã thu hồi đảo Đài Loan mà nhà Thanh nhượng cho quân phiệt Nhật năm 1895, chứ không phải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cho dù sau đó Mao thắng trong cuộc nội chiến khiến Tưởng Giới Thạch phải chạy sang hòn đảo này, Đài Loan tiếp tục là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho đến năm 1971, khi Đại hội đồng thông qua Nghị quyết 2758 khiến Đài Bắc phải nhường ghế cho Bắc Kinh.

Nếu ông chủ Nhà Trắng lại mang tên Donald Trump ?

Nhìn sang nước Mỹ, L'Obs đặt vấn đề « Nếu Donald Trump đắc cử ? ». Cựu tổng thống dường như không thể đánh bại, nên cần phải chuẩn bị tinh thần. Hồi năm 2020 tại Diễn đàn Davos, ông Trump đã nói với bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, có nghĩa là đồng minh phương Tây chính của Hoa Kỳ : « Các vị phải hiểu rằng nếu châu Âu bị tấn công, chúng tôi sẽ không đến cứu, và thực tế NATO đã chết, chúng tôi sẽ rời đi ». 

Donald Trump vẫn không ra khỏi Minh ước Bắc Đại Tây Dương, và Mỹ vẫn ràng buộc với Điều 5. Nhưng câu nói thô bạo của ông vẫn hằn sâu. Nếu chiến thắng vào ngày 05/11, không còn những cản trở như trong nhiệm kỳ đầu, liệu Trump sẽ làm thật ? Đại đa số nước châu Âu xưa nay vẫn nghĩ rằng hiệp sĩ Mỹ sẽ cứu giúp, nhưng việc Nga xâm lăng Ukraina là dấu hiệu cảnh báo. Ông chủ Nhà Trắng trong vài tháng tới vẫn mang tên Joe Biden, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu sau đó đổi thành Donald Trump ? Chủ nhân điện Kremlin sẽ cảm thấy được chắp cánh.

Ông Thierry Breton, ủy viên châu Âu phụ trách kỹ nghệ quốc phòng đề nghị lập một quỹ 100 tỉ euro để phát triển sản xuất vũ khí và tạo ra « cơ sở hạ tầng chung cho an ninh ». Các nước thành viên tỏ ra không mấy mặn mà. Nhưng quốc phòng ngày nay đối với châu Âu cũng như đồng tiền chung thời trước của thế hệ ông Jacques Delors, đó là chất xi-măng kết dính lợi ích chung, là lời đáp duy nhất cho một môi trường đã trở nên nguy hiểm, kể cả mai này ở Washington.

Trump bị coi là mối đe dọa, nhưng được nhiều người ủng hộ

Thẳng thừng đặt tên cho hồ sơ là « Donald Trump : Mối đe dọa », Courrier International trích dịch báo chí các nước, hầu hết lo ngại cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Vẫn chưa « tiêu hóa » nổi thất bại năm 2020, nhiệm kỳ thứ hai của ông nếu diễn ra sẽ không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trên The Washington Post, nhà chính trị học bảo thủ Robert Kagan cho rằng một chế độ độc tài của ông Trump có vẻ khó tránh khỏi.

The New York Times đả kích cựu tổng thống tiến gần với phát-xít khi dọa tiêu diệt các đối thủ chính trị. Tờ báo viết, trong chiến dịch tranh cử đã đưa Donald Trump lên nắm quyền, ông chủ yếu tấn công các mục tiêu bên ngoài, nhưng nay sẽ từ bên trong. Theo tờ báo, tuy không phải là Hitler hay Mussolini, nhưng Trump ngày càng giống với các nhà độc tài hiện nay như Orban ở Hungary và Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Christian Science Monitor tỏ ra ôn hòa hơn, tự hỏi « Phải chăng nền dân chủ Mỹ đã đạt đến một bước ngoặt ? ».

Các chuyên gia thuộc nhiều khuynh hướng nhận định, không có gì cho thấy Trump sẽ tự động trở thành nhà độc tài, nhưng ông có thể đẩy ra xa những giới hạn mà không một tổng thống Mỹ nào nên vượt qua. Người ta sợ rằng Donald Trump sẽ cùng công cụ tư pháp để trả thù những địch thủ và những ai bị nghi là kẻ thù, nhất là nếu liên quan đến cáo buộc nổi dậy. Hai tiểu bang Maine và Colorado mới đây đã chận khả năng tranh cử của ông vì vụ tấn công vào điện Capitol, và Trump - vốn đang bị cáo buộc 91 tội danh - có thể là kẻ thù của chính mình. Nhưng Washington Post nhắc nhở, đừng quên rằng Donald Trump đang được rất nhiều người Mỹ ủng hộ.

Giới kinh doanh hoang mang

Trên lãnh vực kinh tế, « Sự quay lại của Donald Trump, kịch bản khiến các ông chủ lớn và lãnh đạo các nước ở Davos lo sợ » - nhận định của Le Figaro cuối tuần. Một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì cho giới kinh doanh ? The Economist đặt câu hỏi. Với khoảng 70 cuộc bầu cử trên thế giới, năm 2024 mang màu sắc chính trị nhiều hơn kinh tế.

Nếu tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đến Diễn đàn Davos nhắc nhở chiến tranh đang ác liệt ở cách Thụy Sĩ chưa đầy 1.000 kilomet, cuộc chiến ở Trung Đông và xung đột Mỹ-Trung là những vấn đề địa chính trị đều có liên quan đến bầu cử Mỹ. Cả 800 tổng giám đốc và 60 nhà lãnh đạo các nước họp tại đây đều lo lắng. « Họ không mong muốn một người điên » - chủ một tập đoàn đầu tư Pháp nói thẳng. Trước chủ đề nhạy cảm này, tất cả chủ doanh nghiệp cả Mỹ lẫn châu Âu khi trả lời đều không muốn nêu tên.

Nhưng cựu đại sứ Mỹ Kurt Volker, một người ủng hộ Ukraina nhiệt thành lại có cách phân tích khác : « Không thể đoán được Trump sẽ hành động như thế nào vì chính ông ấy cũng không biết ». Năm 2016, chính Donald Trump đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Kiev, nhờ những người thân Ukraina vận động hành lang, và tăng viện trợ quân sự. Trump còn đóng cửa lãnh sự quán Nga ở San Francisco - một ổ gián điệp.

Một thành viên Mỹ khác cho biết Trump « có một ê-kíp giỏi về an ninh quốc gia, hy vọng họ sẽ quay lại nếu ông đắc cử ». Một nhà kỹ nghệ Mỹ nhận định : « Về mặt chính trị, Biden có 55 % cơ hội đắc cử. Nhưng chỉ cần ông bị cúm và ống kính truyền hình chĩa vào lúc Biden đang yếu ớt thì ván cờ sẽ thay đổi. Ở tuổi của ông, nguy cơ này khá cao ». Một doanh nhân Mỹ nói : « Nhìn chung ở Davos, hầu như mọi người đều tin rằng Donald Trump sẽ thắng. Tuy nhiên có thể tự trấn an bằng câu đùa quen thuộc : ‘‘Davos luôn nhầm lẫn’’ ».

Ukraina : « Hãy trao vũ khí để chúng tôi làm việc »

Về phía Ukraina, giám đốc tình báo quân đội trên The Economist khẳng định « thỏa thuận an ninh với Anh là yếu tố quan trọng giúp thay đổi thế trận », và Nga sẽ bị chặn đứng nếu các nước phương Tây khác có những bảo đảm tương tự.Trên Le Figaro cuối tuần, cộng sự thân cận của ông Zelensky là Andrii Yermak, chánh văn phòng tổng thống nhắc lại câu nói của thủ tướng Anh Churchill « Hãy cho chúng tôi vũ khí và chúng tôi sẽ làm việc ».

Ông Yermak nhấn mạnh Ukraina đã không chịu thua Nga, một nước lớn hơn rất nhiều, đã giải phóng được 50 % lãnh thổ bị quân Nga chiếm từ ngày 24/02/2022, đã kết thúc sự thống trị của Matxcơva trên Hắc Hải, mở được hành lang ngũ cốc. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, Matxcơva huy động thêm quân, gia tăng các đợt tấn công bằng hỏa tiễn, mua thêm vũ khí của các nước khác. Các lãnh đạo Nga coi mạng lính như cỏ rác, chỉ riêng ở Bakhmut đã có 20.000 lính Wagner bỏ mạng. Vì vậy Kiev cần có thêm vũ khí hiện đại tầm xa. Cuộc chiến này mang tính quyết định cho tương lai thế giới, các chế độ độc tài muốn hủy diệt các nền dân chủ và cuộc xâm lăng Ukraina chỉ mới là bước khởi đầu.

Macron : « Không thể để cho Nga thắng ! » 

Le Monde cuối tuần nêu ra quyết tâm của tổng thống Emmanuel Macron hôm 16/01 « không thể để cho Nga thắng », và hai ngày sau loan báo lập « liên minh pháo binh ». Ông Macron cũng quyết định chi viện 40 hỏa tiễn tầm xa Scalp và sẽ ký một hiệp định an ninh song phương với Ukraina, giống như Anh quốc đã ký với Kiev hôm 12/01. Tổng thống Pháp sẽ đích thân đến Kiev vào tháng Hai để hoàn tất hiệp định này.

Muộn còn hơn không ! Gần đến kỷ niệm hai năm cuộc xâm lăng 24/02/2022 vẫn chưa thấy lối ra nào cho cuộc chiến hủy diệt này, Pháp và nhiều đối tác châu Âu quyết định gia tăng quân viện cho Kiev. Bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu cho biết sẽ sản xuất 78 khẩu đại bác Caesar cho Ukraina, và mỗi tháng chuyển giao khoảng 50 quả bom được cải tiến thành hỏa tiễn địa-không. Song song đó NATO thông báo tập trận quy mô với 90.000 quân nhân tham gia trong nhiều tháng – một thông điệp cứng rắn của các đồng minh Kiev.

Trân Châu Cảng, tấm gương cho Ukraina ?

Bên cạnh đó Ukraina cũng cố gắng tự lực tự cường, theo trang LB.ua ở Kiev được Courrier International trích dịch. Thời Đệ nhị Thế chiến, ngay sau khi bị Nhật Bản tấn công ở Trân Châu Cảng ngày 07/12/1941, toàn xã hội Mỹ đã vào cuộc cho tới tận ngày chiến thắng. Trong mùa đông năm ấy, Hoa Kỳ bước vào nền kinh tế chiến tranh. Do thiếu vỏ xe vì các đồn điền cao su Indonesia bị quân Nhật chiếm, chỉ có tài xế taxi và xe tải mới được mua quá « tiêu chuẩn ». Xăng được giới hạn ở 3 gallon (11 lít) một tuần, dầu ma-zut, than, gỗ đều bị hạn chế. Khắp nơi treo những áp-phích « Nếu bạn tắm quá lâu, Führer (Hitler) và Mikado (quân phiệt Nhật) rất hài lòng ».

Đường cũng bị giảm lượng phân phối xuống còn phân nửa. Người dân được phát phiếu thực phẩm, Nhà nước thu gom kim loại, cao su, từ nón tắm cho tới ống nước… Cả nước có 17 triệu « khu vườn chiến thắng » trồng rau quả, phế phẩm để nuôi gia súc, tránh dùng đến tem thực phẩm nhằm có thêm sữa, nước trái cây gởi ra mặt trận, kể cả cho Hồng quân và quân đội Anh ; đồng thời tiết kiệm tiền để mua vũ khí. Cả nước Mỹ đã sống như vậy, vì một cuộc chiến trên một châu lục khác, cho tới ngày cuối của trận đại chiến. Mỹ đã đè bẹp Nhật nhờ vượt trội về số phương tiện chiến đấu. Tờ báo cho rằng đây có thể là tấm gương cho Ukraina.

Trang nhất các tuần báo

Trang bìa các tuần báo kỳ này dành cho cựu tổng thống Mỹ và các chính khách Pháp. Courrier International chơi chữ « Trump : Mad in America », đặt câu hỏi cựu tổng thống vốn đang có ưu thế áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, có thể đe dọa nền dân chủ như thế nào ? Ảnh bìa The Economist là một đồng đô la đã bị cháy phân nửa, với lời cảnh báo « Donald Trump đang thắng : Giới kinh doanh, hãy coi chừng ».

Le Point đăng ảnh bà Rachida Dati, chính khách cánh hữu gây nhiều tranh cãi và có nguy cơ ra tòa về tội hối mại quyền thế, vừa được tổng thống Emmanuel Macron cất nhắc làm bộ trưởng văn hóa, tự hỏi « Nhà vua Macron chơi trò gì đây ? » L’Express chú ý đến « Jordan Bardella : Phía sau bề ngoài… » tìm hiểu vì sao chính khách trẻ của phe cực hữu thu hút lại được cánh hữu. L’Obs dành hồ sơ cho cuộc tranh luận giữa kỹ sư Jean-Marc Jancovici và nhà sử học Jean-Baptiste Fressoz, nhấn mạnh « Khí hậu thực sự là vấn đề khẩn cấp ».


************
voatiengviet.com

TQ bất chấp lệnh trừng phạt, đưa Nga thành đối tác cung cấp dầu lớn nhất năm 2023

Reuters

Dữ liệu của Hải quan Trung Quốc hôm thứ Bảy 20/1 cho thấy Nga đã vượt qua Ả rập Xê út để trở thành nước cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc vào năm 2023, vì nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây mua dầu được giảm giá với số lượng lớn về cho các nhà máy lọc dầu của mình.

Dữ liệu thể hiện rằng Nga giao số lượng kỷ lục là 107,02 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc vào năm ngoái, tương đương 2,14 triệu thùng/ngày, nhiều hơn hẳn so với các nước xuất khẩu dầu lớn khác như Ả rập Xê út và Iraq.

Lượng nhập khẩu từ Ả rập Xê út, trước đây là nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc, giảm 1,8% xuống 85,96 triệu tấn, vì người khổng lồ về dầu mỏ ở Trung Đông bị mất thị phần vào tay loại dầu thô rẻ hơn của Nga.

Bị nhiều khách hàng quốc tế xa lánh sau các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xâm lược của Điện Kremlin vào Ukraine năm 2022, dầu thô của Nga phải giao dịch ở mức giá thấp hơn đáng kể so với các mức giá tiêu chuẩn quốc tế trong phần lớn thời gian của năm ngoái trong bối cảnh phương Tây áp đặt giới hạn về giá.

Mặc dù vậy, nhu cầu tăng nhanh của các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ đối với loại dầu được khuyến mại đã giúp tăng giá dầu thô ESPO của Nga trong suốt năm 2023, làm giá vượt qua cả mức trần là 60 đô la/thùng mà Nhóm G7 áp đặt vào tháng 12/2022, cùng lúc các bên mua bán tìm ra nhiều cách vận chuyển và bảo hiểm thay thế nhằm tránh các lệnh trừng phạt.

Theo các nguồn tin nắm các hoạt động giao dịch, các lô hàng dầu thô ESPO giao tháng 12/2023 được định giá thấp hơn khoảng 0,5 đô la đến 0,2 đô la/thùng so với giá chuẩn ICE Brent, trong khi các lô hàng giao tháng 10 có mức khuyến mại 1 đô la và các lô hàng giao trong tháng 3 có mức giảm giá là 8,5 đô la.

Cùng thời gian đó thời, Ả rập Xê út đã tăng giá của loại dầu Arab Light đặc trưng của họ từ tháng 7, thúc đẩy một số nhà máy lọc dầu tìm nguồn hàng rẻ hơn.

Để củng cố cho giá dầu, Ả rập Xê út và Nga, hai trong số ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, đã tuyên bố cắt giảm sản lượng và xuất khẩu vào năm ngoái. Ả rập Xê út đang thực hiện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong quý này, trong khi Nga cho biết họ sẽ cắt giảm xuất khẩu sâu hơn trong năm nay, tới 500.000 thùng/ngày từ mức 300.000 thùng/ngày.

Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc sử dụng các thương nhân trung gian để xử lý việc vận chuyển và bảo hiểm dầu thô của Nga nhằm tránh vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.

Các bên mua cũng sử dụng vùng biển ngoài khơi Malaysia làm điểm trung chuyển cho các hàng hóa bị trừng phạt từ Iran và Venezuela. Các lô hàng nhập khẩu được gắn nhãn có nguồn gốc từ Malaysia đã tăng 53,7% trong năm ngoái.

Trung Quốc báo cáo không có lô hàng dầu thô chính thức nào của Venezuela trong tháng 12 mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Caracas đã được nới lỏng vào tháng 10 sau khi có một thỏa thuận giữa chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập chính trị của nước này.

Xuất khẩu từ Mỹ đến Trung Quốc đã tăng 81,1% trong năm ngoái bất chấp căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington khi sản lượng dầu thô của Mỹ tăng.

Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 đã tăng lên mức kỷ lục 563,99 triệu tấn, tương đương 11,28 triệu thùng/ngày.


*********

voatiengviet.com

Nga xem xét luật tịch thu tài sản cho tội lan truyền 'thông tin sai trái' về quân đội

Reuters

Các nhà lập pháp Nga đã chuẩn bị một dự luật cho phép tịch thu tiền và tài sản từ những người truyền bá “thông tin sai trái cố ý” về lực lượng vũ trang của nước này, một thành viên cao cấp của nghị viện cho biết hôm thứ Bảy.

Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma Quốc gia, nói biện pháp này cũng sẽ áp dụng đối với những người bị kết tội mà ông mô tả là các hình thức phản bội khác. Những hành động này bao gồm "làm mất uy tín" của lực lượng vũ trang, kêu gọi chế tài nhắm vào Nga hoặc kích động hoạt động cực đoan.

“Tất cả những ai cố gắng tiêu diệt Nga, phản bội nước Nga, đều phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng và bồi thường thiệt hại đã gây ra cho đất nước bằng chính tài sản của mình,” ông Volodin viết trên Telegram.

Ông nói dự luật sẽ được đưa ra Duma Quốc gia, tức là hạ nghị viện, vào ngày thứ Hai.

Kể từ khi xua quân xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Nga đã tăng cường cuộc trấn áp lâu nay đối với mọi hình thức bất đồng chính kiến. Theo luật được thông qua vào tháng 3 năm đó, việc làm mất uy tín lực lượng vũ trang hoặc truyền bá thông tin sai trái về lực lượng này có thể chịu hình phạt là án tù dài hạn.


***********

voatiengviet.com

Mỹ oanh kích thêm phi đạn chống hạm của người Houthi

Reuters

Lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ ngày thứ Bảy oanh kích một phi đạn chống hạm của người Houthi nhắm vào Vịnh Aden và chuẩn bị phóng đi, quân đội Mỹ cho biết, với đợt oanh kích mới nhất diễn ra vài giờ sau khi Mỹ bắn hạ ba phi đạn chống hạm khác của người Houthi.

“Các lực lượng Hoa Kỳ xác định phi đạn này đề ra mối đe dọa cho các tàu buôn và các tàu của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, sau đó oanh kích và phá hủy phi đạn để tự vệ,” Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ nói trong một phát biểu đăng trên mạng xã hội X.

Vụ việc này, là vụ việc mới nhất trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ và Vịnh Aden làm gián đoạn thương mại toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về tình trạng tắc nghẽn nguồn cung, diễn ra vào khoảng 0400 giờ Yemen (01:00 giờ GMT), Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ nói.

Vài giờ trước đó vào cuối ngày thứ Sáu, lực lượng của Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc oanh kích nhắm vào ba phi đạn chống hạm của người Houthi mà họ nói là nhắm vào khu vực Nam Biển Đỏ.

Các cuộc tấn công của lực lượng dân quân Houthi liên kết với Iran nhắm vào các tàu trong và xung quanh Biển Đỏ trong những tuần qua đã làm trì trệ giao thương giữa Châu Á và Châu Âu và khiến các cường quốc lo ngại trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza leo thang.

Người Houthi, lực lượng kiểm soát phần lớn Yemen, nói các cuộc tấn công của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine đang bị Israel tấn công ở Gaza.

Kể từ tuần trước, Mỹ đã tiến hành các cuộc oanh kích nhắm vào các mục tiêu của người Houthi ở Yemen và tuần này đã đưa lực lượng dân quân này trở lại danh sách các nhóm "khủng bố".

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm nói các cuộc không kích sẽ tiếp tục ngay cả khi ông thừa nhận rằng chúng có thể không ngăn chặn được các cuộc tấn công của người Houthi.

Cuộc đối đầu có nguy cơ mở rộng xung đột ra ngoài Gaza do Hamas cai trị, nơi bộ y tế địa phương cho biết hơn 24.000 người - hay hơn 1% dân số 2,3 triệu người của Gaza - đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel.

Israel phát động cuộc tiến công sau các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 nhắm vào Israel do các phần tử chủ chiến người Palestine thực hiện, mà các quan chức Israel nói đã giết chết 1.200 người.

Các cuộc oanh kích ngày thứ Bảy là cuộc oanh kích thứ năm trong tuần qua của Mỹ nhắm vào các bệ phóng phi đạn của người Houthi chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công.

Lực lượng Houthi đã phóng hai phi đạn đạn đạo chống hạm nhắm vào một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Mỹ vào cuối ngày thứ Năm, bắn trúng vùng nước gần tàu nhưng không gây thương tích hay thiệt hại nào, theo quân đội Mỹ.


*************

voatiengviet.com

Cảnh sát trưởng Seoul bị truy tố về vụ giẫm đạp dịp lễ Halloween

Reuters

Các công tố viên Hàn Quốc truy tố người đứng đầu Sở Cảnh sát Địa phương Seoul, buộc tội ông này vì tắc trách đã góp phần vào vụ đám đông chơi lễ Halloween chen lấn giẫm đạp ở Seoul vào năm 2022 khiến gần 160 người thiệt mạng, theo Văn phòng Công tố viên Khu Tây Seoul.

Việc truy tố cảnh sát trưởng Seoul Kim Kwang-ho được loan báo hơn một năm sau vụ đám đông chen lấn giẫm đạp vào tháng 10 năm 2022 khiến 159 người thiệt mạng vào cuối tuần lễ Halloween tại khu giải trí Itaewon ở thủ đô Seoul. Ông Kim là quan chức cảnh sát cao cấp nhất bị buộc tội liên quan đến vụ việc.

Những hoạt động vui chơi lễ hàng năm ở khu giải trí về đêm nổi tiếng biến thành sự kiện gây chết người vào ngày 29 tháng 10 sau khi hàng chục ngàn người trẻ chen chúc trong những con hẻm chật hẹp đi chơi lễ Halloween đầu tiên không chịu những hạn chế về COVID sau ba năm.

Nhà chức trách, bao gồm cả cảnh sát, đã không đưa ra các biện pháp an toàn mặc dù đám đông dày đặc có thể khiến tai nạn dễ xảy ra hơn, và không thực hiện các bước thích hợp sau khi có các cuộc gọi cầu cứu, theo tổ điều tra.

Vào tháng 1 năm ngoái, một tổ điều tra đặc biệt đã đề nghị đưa ông Kim và 22 quan chức cảnh sát, cứu hộ và văn phòng khu vực khác ra truy tố về các cáo buộc liên quan đến phản ứng không thỏa đáng của chính phủ đối với vụ giẫm đạp.


**********

voatiengviet.com

Quân nhân Mỹ được nói bị thương nhẹ trong vụ tấn công căn cứ ở Iraq

Reuters

Các quân nhân Mỹ bị thương nhẹ và một thành viên của lực lượng an ninh Iraq bị thương nặng trong một vụ tấn công nhắm vào căn cứ không quân Ain al-Asad ở Iraq vào ngày thứ Bảy, một quan chức Mỹ cho biết.

Quan chức này, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói các báo cáo ban đầu cho biết căn cứ bị phi đạn đạn đạo tấn công nhưng ông để ngỏ khả năng nó bị trúng tên lửa. Một đánh giá đang được tiến hành, theo quan chức này.

Hai nguồn tin an ninh ở Iraq và một nguồn tin chính phủ cho biết căn cứ này bị tấn công bởi nhiều tên lửa bắn từ bên trong Iraq.

Một quan chức Mỹ thứ hai nói vụ tấn công được thực hiện bởi những phần tử chủ chiến từ bên trong Iraq.

Kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas bắt đầu vào tháng 10, quân đội Mỹ đã bị tấn công ít nhất 58 lần ở Iraq và 83 lần khác ở Syria bởi những phần tử chủ chiến được Iran hậu thuẫn, thường là bằng tên lửa và máy bay không người lái tấn công một chiều.

Các chiến binh đang tìm cách gây tổn thất cho Mỹ vì nước này ủng hộ Israel chống lại nhóm chủ chiến người Palestine Hamas được Iran hậu thuẫn.

Mỹ có 900 binh sĩ ở Syria và 2.500 ở Iraq với nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ các lực lượng địa phương đang cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo, vốn đã chiếm giữ phần lớn lãnh thổ của cả hai nước này vào năm 2014 trước khi bị đánh bại.

Iraq đang hết sức lo ngại sẽ trở thành chiến trường giữa Mỹ, Israel và Iran.

Iran hôm thứ Hai tấn công Erbil, thủ phủ của khu vực Kurdistan bán tự trị ở Iraq, bằng phi đạn đạn đạo mà họ nói là một cuộc tấn công vào trụ sở gián điệp của Israel. Các quan chức Iraq và người Kurd ở Iraq bác bỏ tuyên bố này.


**************

Tin tức thế giới 21-1: Tướng cấp cao Iran thiệt mạng ở Syria, Tehran tuyên bố đáp trả mạnh

MINH KHÔI

* Mỹ liên tục tấn công vào các tên lửa "sắp phóng" của lực lượng Houthi
* Hơn 3 tháng qua, lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria bị tấn công 140 lần
* 3/5 người Iran thiệt mạng vì không kích của Israel là tướng lĩnh cấp cao

Người dân giơ súng và biểu ngữ, hô vang trong cuộc biểu tình chống Israel và chống Mỹ ở thủ đô Sanaa của Yemen, nơi phiến quân Houthi đang kiểm soát, ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Người dân giơ súng và biểu ngữ, hô vang trong cuộc biểu tình chống Israel và chống Mỹ ở thủ đô Sanaa của Yemen, nơi phiến quân Houthi đang kiểm soát, ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Mỹ tiếp tục không kích tên lửa Houthi sắp phóng 

Ngày 20-1, quân đội Mỹ đã tấn công một tên lửa chống hạm của Houthi sắp phóng vào vịnh Aden.

"Mỹ xác định tên lửa gây ra mối đe dọa cho tàu buôn và tàu hải quân Mỹ trong khu vực, sau đó tấn công và phá hủy tên lửa để tự vệ", Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) tuyên bố trên X (Twitter).

CENTCOM cho biết thêm, đây là vụ việc mới nhất trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ và vịnh Aden, vốn đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về tình trạng tắc nghẽn nguồn cung.

Vài giờ trước đó vào cuối ngày 19-1, CENTCOM đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào 3 tên lửa chống hạm của Houthi mà họ cho là chuẩn bị phóng vào phía Nam Biển Đỏ.

Kể từ tuần trước, Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen và tuần này đã đưa lực lượng phiến quân này trở lại danh sách các nhóm "khủng bố".

* Nhân viên người Mỹ bị thương nhẹ trong cuộc tấn công vào căn cứ không quân Ain al-Asad của Iraq. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 20-1, căn cứ Ain al-Asad được cho là trúng tên lửa đạn đạo.

Hai nguồn tin an ninh ở Iraq và một nguồn tin chính phủ của Hãng tin Reuters cho biết căn cứ này đã bị tấn công bởi nhiều tên lửa bắn từ bên trong Iraq.

Kể từ khi xung đột Israel - Hamas bắt đầu vào tháng 10-2023, quân đội Mỹ đã bị tấn công ít nhất 58 lần ở Iraq và 83 lần khác ở Syria bởi các chiến binh được Iran hậu thuẫn.

Các cuộc tấn công thường là kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái. Các chiến binh đang tìm cách buộc Mỹ phải trả giá vì đã hỗ trợ Israel chống lại Hamas, vốn được Iran hậu thuẫn.

Mỹ có 900 quân ở Syria và 2.500 quân ở Iraq, với sứ mệnh cố vấn và hỗ trợ các lực lượng địa phương ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS đã chiếm giữ phần lớn lãnh thổ của cả hai nước Iraq và Syria vào năm 2014 trước khi bị đánh bại.

Iraq quan ngại sâu sắc về việc trở thành chiến trường giữa Mỹ, Israel và Iran.

Saudi Arabia lo ngại về căng thẳng ở Biển Đỏ 

Saudi Arabia lên tiếng quan ngại những cuộc tấn công ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Houthi có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và leo thang thành xung đột trong khu vực.

"Chúng tôi rất lo lắng. Chúng ta đang ở thời điểm khó khăn và nguy hiểm trong khu vực và đó là lý do vì sao chúng tôi kêu gọi giảm leo thang", Hoàng tử Faisal bin Farhan đồng thời là ngoại trưởng Saudi Arabia nói với Đài CNN.

Ngoại trưởng Saudi Arabia cho biết nước này tin vào tự do hàng hải và muốn căng thẳng trong khu vực giảm bớt.

Phiến quân Houthi, lực lượng kiểm soát phần lớn Yemen, cho biết các cuộc tấn công của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine đang bị Israel tấn công ở Gaza.

Công tác cứu hộ tại tòa nhà bị Israel nhắm mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria diễn ra trong suốt ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Công tác cứu hộ tại tòa nhà bị Israel nhắm mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria diễn ra trong suốt ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Tướng Iran thiệt mạng trong vụ không kích ở Damascus 

5 thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel nhằm vào một tòa nhà ở thủ đô Damascus của Syria ngày 20-1.

Theo Hãng tin Reuters, 3/5 người nói trên được truyền thông nhà nước Iran mô tả bằng kính ngữ chỉ dùng cho các tướng lĩnh, cho thấy mục tiêu là các chỉ huy cấp cao.

Những người còn lại bao gồm thiếu tá và một người có cấp bậc thấp hơn. Nguồn tin an ninh cho biết một trong những vị tướng là người đứng đầu bộ phận thông tin của lực lượng IRGC.

Iran tuyên bố sẽ trả thù Israel sau cuộc tấn công đã giết chết 5 thành viên IRGC và một số lượng không xác định binh sĩ quân đội Syria.

Phóng viên của Hãng tin Reuters tại hiện trường cho biết xe cứu thương và xe cứu hỏa đã tập trung xung quanh địa điểm xảy ra cuộc tấn công. Hoạt động cứu hộ những người mắc kẹt dưới đống đổ nát vẫn tiếp tục trong cả ngày 20-1. Một cần cẩu đã được huy động để nâng các tấm bê tông ra khỏi đống đổ nát.

Không có bình luận nào từ Israel, quốc gia từ lâu đã thực hiện chiến dịch ném bom nhằm vào sự hiện diện quân sự và an ninh của Iran ở Syria.

Người thân của con tin và người ủng hộ ở Tel Aviv biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Người thân của con tin và người ủng hộ ở Tel Aviv biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ngày 20-1 - Ảnh: AFP

* Người biểu tình Israel phản đối chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại Tel Aviv để phản đối chính phủ, cáo buộc Thủ tướng Netanyahu xử lý sai vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử mới.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ gây chấn động cả nước Israel trong phần lớn năm 2023 đã chấm dứt sau các cuộc tấn công của Hamas ở miền Nam nước này vào ngày 7-10-2023. Những rạn nứt chính trị được gạt sang một bên khi người Israel tập hợp lại phía sau quân đội và gia đình của những người bị Hamas giết hoặc bị bắt làm con tin.

Nhưng trong bối cảnh cuộc chiến tàn khốc ở Gaza đã bước sang tháng thứ 4 và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ dành cho ông Netanyahu đang sụt giảm, những lời kêu gọi thay đổi lãnh đạo đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.

Điều này được phản ánh qua cuộc biểu tình tối 20-1 tại quảng trường trung tâm Tel Aviv, nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình năm ngoái.

Mặc dù đám đông nhỏ hơn nhiều so với năm 2023 nhưng vẫn có tới vài ngàn người, trong đó có nhiều người đánh trống, la hét và vẫy quốc kỳ.

Ngả lưng trên đường

Hai di dân nghỉ tạm dưới bóng một cái cây hiếm hoi giữa trời nắng nóng tại vùng Godorya, Cộng hòa Djibouti ở châu Phi - Ảnh: GETTY IMAGES

Hai di dân nghỉ tạm dưới bóng cây hiếm hoi giữa trời nắng nóng tại vùng Godorya, Cộng hòa Djibouti ở châu Phi - Ảnh: GETTY IMAGES


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm