Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -11 -2023
*************
Lập kỷ lục thế giới khi uống 1.254 cốc bia trong gần 3 giờ
Theo trang Oddity Central, hàng chục công dân Đức không hề biết nhau từ trước nhưng đã làm quen và trao đổi qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp về mong muốn lập kỷ lục uống bia nhiều nhất thế giới. Họ tự tin sẽ đánh bại kỷ lục uống 1.111 cốc bia trong 3 giờ mà một nhóm đồng hương từng lập được hồi tháng 7.
Khi tới Mallorca, nhóm 55 du khách người Đức đã trả 2.380 Euro (2.534 USD) để mua bia. Cuối cùng, họ đã thành công. Thời gian lập kỷ lục bắt đầu từ lúc 10h30 – 13h.
Nhóm từng tự tin vào lúc 12h sẽ đạt mốc uống 1.200 cốc. Nhưng kết quả 1.254 cốc bia trong gần 3 giờ cũng đủ để họ đánh bại kỷ lục trước đó. Sau khi lập kỷ lục, nhóm tiếp tục dành thời gian còn lại trong ngày để tiệc tùng ăn mừng tại một quán rượu khác trên bãi biển.
Ông Kai Uwe Kahmann, doanh nhân người Đức (62 tuổi) tham gia lập kỷ lục, cho biết: “Mọi thứ diễn ra theo cách có trật tự, không ai mất bình tĩnh, hay đi quá giới hạn. Nhóm thực sự tuyệt vời, và đã có rất nhiều niềm vui”.
Trung bình các thành viên trong nhóm uống ít nhất 10 cốc bia mỗi giờ. Mức tiêu thụ bia trung bình của mỗi người trong suốt 2,5 giờ là 22 cốc bia.
Ông Kahmann thừa nhận, ông thường không uống nhiều như vậy nên đã phải đi ngủ vào lúc 19h ngày hôm đó. Song ông khẳng định, bản thân thấy sảng khoái và không bị nôn nao khi thức dậy vào sáng hôm sau.
***********
Truyền thông Israel tiết lộ về chuyến thăm của tổng thống Ukraine
Kênh tin tức bằng tiếng Do Thái hôm 3/11 đưa tin, chuyến thăm của ông Zelensky "sẽ cho thấy điều gì đó về một mặt trận thống nhất giữa Israel, Ukraine, châu Âu và Mỹ nhằm chống lại trục Nga - Iran".
Theo kênh 12, các bức ảnh chụp người đứng đầu Kiev với Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tổng thống Isaac Herzog của Israel sẽ “gửi thông điệp về một thế giới khai sáng đang bị tấn công, đứng lên chống lại các thế lực tấn công”.
Các quan chức trong chính quyền Zelensky cũng sử dụng cách diễn đạt tương tự để mô tả về những nước không đồng quan điểm với Mỹ và NATO về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Truyền thông Israel tiết lộ, ông Zelensky có thể tới nước này sớm nhất vào ngày 6/11 hoặc 7/11. Chuyến đi như vậy dự kiến diễn ra 3 tuần sau khi Tel Aviv từ chối đề xuất đến thăm trước đó của tổng thống Ukraine, viện dẫn lí do “chưa phải thời điểm thích hợp”. Theo trang tin tức Ynet, ông Zelensky rõ ràng hy vọng sử dụng chuyến thăm để gắn kết mục tiêu của Ukraine với mục tiêu của Israel.
Đài RT dẫn lời các nhà quan sát nhận định, trong bối cảnh cuộc xung đột Israel – Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas thu hút sự chú ý của quốc tế, Ukraine đã phải cạnh tranh với Israel để giành được đạn dược và tài trợ của Mỹ. Bất chấp lời hứa của Washington về việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho cả 2 nước, đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện Mỹ tuyên bố sẽ ưu tiên Israel, khiến kế hoạch viện trợ 61 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho Kiev rơi vào tình trạng lấp lửng.
“Nếu sự chú ý của quốc tế chuyển hướng khỏi Ukraine, bằng cách này hay cách khác, điều đó sẽ gây ra hậu quả. Số phận của Ukraine phụ thuộc vào sự đoàn kết của phần còn lại của thế giới”, ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh France 2 vào tháng trước.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày thứ Bảy cho biết đất nước của ông, Philippines và Mỹ đang hợp tác để bảo vệ quyền tự do ở Biển Đông khi ông cam kết giúp tăng cường năng lực an ninh của Manila.
“Ở Biển Đông, sự hợp tác ba bên để bảo vệ quyền tự do trên biển đang diễn ra,” ông Kishida nói trong bài diễn văn trước quốc hội Philippines ở thủ đô Manila trong chuyến thăm chính thức.
Ông Kishida và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr ngày thứ Sáu đã nhất trí bắt đầu đàm phán một thỏa thuận cho binh sĩ tiếp cận nhằm tăng cường hợp tác quân sự khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong khu vực.
Philippines và Nhật Bản, hai trong số các đồng minh Châu Á thân cận nhất của Mỹ, đã thể hiện lập trường mạnh mẽ chống lại điều mà họ coi là hành vi hung hăng của các tàu Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền hàng hải kéo dài hàng thập niên.
Tháng trước Trung Quốc và Philippines cáo buộc lẫn nhau về một vụ va chạm ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông khi các tàu Trung Quốc chặn các tàu tiếp tế của Philippines ở đó.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm một phần vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phán quyết rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền gì ở Biển Đông nhưng có tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
“Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp vào việc nâng cao năng lực an ninh của Philippines, qua đó góp phần vào hòa bình và ổn định trong khu vực,” ông Kishida nói.
Nhật Bản vào tháng 3 đã quan sát các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Philippines, và vào tháng 6, lực lượng cảnh sát biển của Philippines và Nhật Bản đã lần đầu tiên huấn luyện cùng nhau.
“Thông qua những nỗ lực này, chúng ta hãy bảo vệ trật tự hàng hải, vốn được quản hạt bởi luật pháp và quy tắc chứ không phải bằng vũ lực,” ông Kishida nói.
Ông Kishida cho biết Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines radar giám sát ven biển, dự án hợp tác đầu tiên trên thế giới theo chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA), nhằm giúp tăng cường năng lực răn đe của các nước đối tác của Tokyo.
Các radar sẽ được đặt ở năm khu vực riêng biệt dọc theo bờ biển Philippines, hãng tin Kyodo đưa tin ngày thứ Bảy dẫn lời một quan chức chính phủ cao cấp giấu tên của Nhật Bản.
Bản tin cho biết các radar này sẽ là loại cố định và được hải quân Philippines sử dụng để giám sát bờ biển, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nơi đặt các radar.
Ông Kishida ghé thăm trụ sở Cảnh sát Biển Philippines vào thứ Bảy trước khi rời Manila để tới Malaysia.
***********
Zelenskyy nói chiến tranh Ukraine không ‘bế tắc,’ cần thêm hỗ trợ phòng không
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày thứ Bảy phủ nhận cuộc chiến với Nga đã đi đến “bế tắc” và nói cần phải làm việc nhiều hơn với các đồng minh để tăng cường phòng không.
Những phát biểu của ông được đưa ra vài ngày sau khi Tổng tư lệnh của Ukraine, Tướng Valery Zaluzhnyi, nói trong một bài báo rằng cuộc xung đột đang chuyển sang một giai đoạn mới là tác chiến tĩnh và tiêu hao, một giai đoạn có thể cho phép Moscow xây dựng lại binh lực của mình.
“Hôm nay thời gian đã trôi qua và mọi người đều mệt mỏi. Nhưng đây không phải là bế tắc,” ông Zelenskyy nói trong cuộc họp báo với Chủ tịch Ủy hội Châu Âu Ursula von der Leyen đang đến thăm.
“Nga kiểm soát bầu trời. Chúng tôi quan tâm đến quân đội của mình.”
Ông Zelenskyy thừa nhận có những khó khăn trong cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ 21 và Kyiv vẫn chưa đạt được bất cứ thành công lớn nào trong cuộc phản công của mình.
Nhưng ông nói quân đội Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu và cần thêm hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây, đặc biệt là về phòng không.
Lực lượng Ukraine đã tiến chậm chạp qua các bãi mìn rộng lớn của Nga trong một cuộc phản công bắt đầu ở phía đông và phía nam vào đầu tháng 6, nhưng Nga đã đáp trả mạnh mẽ ở miền đông.
Binh sĩ Nga đang tiến hành nhiều cuộc tấn công gần Avdiivka, Lyman và Mariinka ở khu vực phía đông Donetsk, quân đội Ukraine cho biết trong bản cập nhật hàng ngày.
Báo cáo cho biết thêm lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía đông nam về hướng biển Azov.
Các nhà lãnh đạo Ả-rập ngày thứ Bảy kêu gọi hưu chiến ngay lập tức trong cuộc tiến công quân sự của Israel ở Dải Gaza, hối thúc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thuyết phục Israel, nhưng nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói việc đình chỉ ngay bây giờ sẽ chỉ cho phép nhóm chủ chiến người Palestine Hamas tái tập hợp lực lượng và tấn công Israel một lần nữa.
Trong một sự bất đồng hiếm hoi công khai tại một cuộc họp báo ở Amman, các bộ trưởng ngoại giao của Jordan và Ai Cập, đứng bên cạnh ông Blinken, liên tục thúc đẩy chấm dứt chiến sự, nói rằng cái chết của hàng ngàn thường dân không thể được biện minh là hành động tự vệ.
Họ cũng từ chối thảo luận sâu về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Gaza, khi nào và liệu Hamas có bị tiêu diệt hay không, nói rằng trọng tâm trước mắt là nỗ lực chấm dứt chiến sự.
Ông Blinken đang có chuyến đi thứ hai tới khu vực kể từ khi Israel và Hamas lâm chiến vào ngày 7 tháng 10, khi nhóm chủ chiến Hồi giáo bảo thủ người Palestine này tấn công Israel từ Gaza, trong một cuộc tàn sát mà Israel nói đã giết chết 1.400 người và hơn 240 người khác bị bắt làm con tin.
Các quan chức y tế ở Gaza do Hamas điều hành cho biết hơn 9.250 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ đó. Quân đội Israel đã oanh kích Gaza từ trên không, bao vây và tiến hành một cuộc tiến công trên bộ, khơi lên cảnh báo toàn cầu về tình hình nhân đạo ở dải đất này. Thức ăn khan hiếm và dịch vụ y tế đang suy sụp.
Số thường dân thiệt mạng ngày càng tăng ở Gaza đã làm gia tăng những lời kêu gọi từ quốc tế yêu cầu hưu chiến nhưng Washington, giống như Israel, đến nay vẫn bác bỏ, mặc dù họ đã tìm cách thuyết phục Israel chấp nhận tạm dừng cục bộ - một ý tưởng mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khước từ sau khi ông hội kiến ông Blinken vào ngày thứ Sáu.
“Hưu chiến bây giờ chỉ đơn giản là giúp Hamas bám trụ, có thể tập hợp lại lực lượng và lặp lại những gì họ đã làm vào ngày 7 tháng 10,” ông Blinken nói. “Không quốc gia nào, không ai trong chúng ta chấp nhận điều đó... Vì vậy điều quan trọng là phải tái khẳng định quyền và nghĩa vụ tự vệ của Israel.”
Trước đó ông Blinken đã gặp các bộ trưởng ngoại giao của Ả-rập Saudi, Qatar, Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập, Ai Cập và Jordan cũng như các đại diện người Palestine tại Amman. Bộ Ngoại giao Jordan cho biết cuộc gặp nhấn mạnh lập trường của các nước Ả-rập kêu gọi hưu chiến ngay lập tức, cung cấp viện trợ nhân đạo và các cách chấm dứt “sự suy thoái nguy hiểm đe dọa an ninh của khu vực.”
“Trách nhiệm của cộng đồng quốc tế luôn là tìm cách chấm dứt chiến sự chứ không phải thúc đẩy bạo lực tiếp diễn,” Bộ trưởng ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry nói trong cùng một cuộc họp báo.
“Tôi nghĩ chúng ta cần xác định rõ ràng các ưu tiên của mình,” Bộ trưởng ngoại giao Jordan Ayman Safadi nói. “Ngay bây giờ chúng ta phải đảm bảo rằng cuộc chiến này chấm dứt.”
Washington vẫn đang nói chuyện với Israel, các quốc gia Ả-rập và các tổ chức quốc tế về tương lai của Gaza nhưng cả ông Shoukry và ông Safadi đều tỏ ra miễn cưỡng thảo luận một cách cởi mở những cuộc đối thoại đó để đảm bảo trọng tâm vẫn là cần phải hưu chiến.
“Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo - làm sao chúng ta có thể chấp nhận những gì sẽ xảy ra ở Gaza khi chúng ta không biết sẽ còn lại gì ở Gaza.”
Các nước Ả-rập cũng lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng ra khu vực. Lực lượng dân quân Hezbollah của Lebanon và lực lượng dân quân hệ phái Shia của Iraq do Iran hậu thuẫn đều đã tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào Israel kể từ ngày 7 tháng 10, trong khi lực lượng dân quân Shia của Iraq do Tehran hậu thuẫn đã bắn vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria.
Văn phòng của Thủ tướng tạm quyền của Lebanon, Najib Mikati, nhấn mạnh trong cuộc gặp với ông Blinken ở Jordan hôm thứ Bảy rằng việc hưu chiến ở Gaza là rất cấp thiết. Ông Mikati cũng nói "sự gây hấn của Israel" ở miền nam Lebanon phải chấm dứt.
************
Ukraine thay tư lệnh lực lượng đặc nhiệm, sĩ quan bị miễn nhiệm không hiểu vì sao
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày thứ Sáu bổ nhiệm một chỉ huy mới của lực lượng đặc nhiệm, một đơn vị được biết tới với việc tiến hành các hoạt động quân sự trên các vùng lãnh thổ do Nga chiếm giữ, nhưng sĩ quan bị thay thế nói ông không được cho biết lý do.
Ông Zelenskyy cho biết trong bài phát biểu qua video hàng đêm rằng Đại tá Serhiy Lupanchuk giờ sẽ chỉ huy lực lượng và mô tả ông là “một sĩ quan giàu kinh nghiệm, sĩ quan tác chiến và là người chỉ huy phù hợp.”
Tổng thống nói người tiền nhiệm của Lupanchuk, Thiếu tướng Viktor Horenko, người chỉ huy lực lượng từ tháng 7 năm 2022, “sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt” trong Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng.
Ông Zelenskyy không đưa ra lời giải thích nào thêm về sự thay đổi này.
Ông Horenko nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không được thông báo gì cả.
“Cá nhân tôi không biết lý do. Tôi biết được điều này từ truyền thông,” ông Horenko nói với website tin tức Ukrainska Pravda.
“Tôi đã nói chuyện với tổng tư lệnh (Tướng Valery Zaluzhnyi), và ông ấy cũng không thể giải thích được. Đáng lẽ tổng tư lệnh phải đưa ra lời giải thích phù hợp, nhưng ông ấy nói ông ấy không làm điều đó. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra.”
Lực lượng đặc nhiệm được cho là đứng đằng sau các hoạt động phức tạp nhất mà quân đội Ukraine đã tiến hành tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Nga, đặc biệt là Crimea, bị Moscow sáp nhập vào năm 2014, tám năm trước cuộc xâm lược toàn diện của Moscow.
Những ví dụ gần đây là cuộc tấn công nhắm vào trụ sở bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol vào tháng 9 và các cuộc tấn công nhắm vào một tàu tuần tra và một tàu ngầm đóng tại bán đảo.
Lực lượng đặc nhiệm cũng chịu trách nhiệm về thông tin quân sự và các hoạt động tâm lý chiến, cũng như tổ chức kháng chiến trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Ông Zelenskyy tuần này ca ngợi quân đội Ukraine vì đã làm suy yếu sức mạnh quân sự của Moscow ở Biển Đen thông qua việc gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trên không và trên biển nhắm vào các mục tiêu quân sự của Nga.
Tổng thống bác bỏ những chỉ trích của phương Tây rằng cuộc phản công mà Ukraine phát động vào tháng 6 đang tiến hành quá chậm chạp.
Tổng tư lệnh Zaluzhniy, trong một bài tiểu luận đăng trên tạp chí The Economist tuần này, cho biết cuộc chiến đã bước vào giai đoạn tĩnh, tiêu hao, có lợi cho Moscow.
************
Cảnh sát Pháp truy tìm nghi phạm đâm người phụ nữ Do Thái, vẽ biểu tượng phát xít
Cảnh sát đang truy lùng một người đàn ông đâm và làm bị thương một người phụ nữ Do Thái ở thành phố Lyon của Pháp ngày thứ Bảy, trong khi một biểu tượng thời Đức Quốc xã hình chữ vạn được vẽ lên nhà của bà, cảnh sát và thị trưởng thành phố cho biết.
“Hành động bạo lực như vậy là không thể tưởng tượng nổi. Tôi dành tất cả sự ủng hộ của mình cho nạn nhân và người thân của bà ấy,” Thị trưởng Lyon Gregory Doucet nói trên nền tảng mạng xã hội X.
Một phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nghi phạm và cho biết ông không thể xác nhận liệu cảnh sát có coi vụ tấn công là tội ác căm thù hận bài Do Thái hay không.
Cảnh sát ở các nước trên thế giới đã báo cáo sự gia tăng các hành vi phạm tội bài Do Thái và bài Hồi giáo sau cuộc tấn công của Hamas nhắm vào Israel vào ngày 7 tháng 10.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -11 -2023
*************
Lập kỷ lục thế giới khi uống 1.254 cốc bia trong gần 3 giờ
Theo trang Oddity Central, hàng chục công dân Đức không hề biết nhau từ trước nhưng đã làm quen và trao đổi qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp về mong muốn lập kỷ lục uống bia nhiều nhất thế giới. Họ tự tin sẽ đánh bại kỷ lục uống 1.111 cốc bia trong 3 giờ mà một nhóm đồng hương từng lập được hồi tháng 7.
Khi tới Mallorca, nhóm 55 du khách người Đức đã trả 2.380 Euro (2.534 USD) để mua bia. Cuối cùng, họ đã thành công. Thời gian lập kỷ lục bắt đầu từ lúc 10h30 – 13h.
Nhóm từng tự tin vào lúc 12h sẽ đạt mốc uống 1.200 cốc. Nhưng kết quả 1.254 cốc bia trong gần 3 giờ cũng đủ để họ đánh bại kỷ lục trước đó. Sau khi lập kỷ lục, nhóm tiếp tục dành thời gian còn lại trong ngày để tiệc tùng ăn mừng tại một quán rượu khác trên bãi biển.
Ông Kai Uwe Kahmann, doanh nhân người Đức (62 tuổi) tham gia lập kỷ lục, cho biết: “Mọi thứ diễn ra theo cách có trật tự, không ai mất bình tĩnh, hay đi quá giới hạn. Nhóm thực sự tuyệt vời, và đã có rất nhiều niềm vui”.
Trung bình các thành viên trong nhóm uống ít nhất 10 cốc bia mỗi giờ. Mức tiêu thụ bia trung bình của mỗi người trong suốt 2,5 giờ là 22 cốc bia.
Ông Kahmann thừa nhận, ông thường không uống nhiều như vậy nên đã phải đi ngủ vào lúc 19h ngày hôm đó. Song ông khẳng định, bản thân thấy sảng khoái và không bị nôn nao khi thức dậy vào sáng hôm sau.
***********
Truyền thông Israel tiết lộ về chuyến thăm của tổng thống Ukraine
Kênh tin tức bằng tiếng Do Thái hôm 3/11 đưa tin, chuyến thăm của ông Zelensky "sẽ cho thấy điều gì đó về một mặt trận thống nhất giữa Israel, Ukraine, châu Âu và Mỹ nhằm chống lại trục Nga - Iran".
Theo kênh 12, các bức ảnh chụp người đứng đầu Kiev với Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tổng thống Isaac Herzog của Israel sẽ “gửi thông điệp về một thế giới khai sáng đang bị tấn công, đứng lên chống lại các thế lực tấn công”.
Các quan chức trong chính quyền Zelensky cũng sử dụng cách diễn đạt tương tự để mô tả về những nước không đồng quan điểm với Mỹ và NATO về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Truyền thông Israel tiết lộ, ông Zelensky có thể tới nước này sớm nhất vào ngày 6/11 hoặc 7/11. Chuyến đi như vậy dự kiến diễn ra 3 tuần sau khi Tel Aviv từ chối đề xuất đến thăm trước đó của tổng thống Ukraine, viện dẫn lí do “chưa phải thời điểm thích hợp”. Theo trang tin tức Ynet, ông Zelensky rõ ràng hy vọng sử dụng chuyến thăm để gắn kết mục tiêu của Ukraine với mục tiêu của Israel.
Đài RT dẫn lời các nhà quan sát nhận định, trong bối cảnh cuộc xung đột Israel – Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas thu hút sự chú ý của quốc tế, Ukraine đã phải cạnh tranh với Israel để giành được đạn dược và tài trợ của Mỹ. Bất chấp lời hứa của Washington về việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho cả 2 nước, đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện Mỹ tuyên bố sẽ ưu tiên Israel, khiến kế hoạch viện trợ 61 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho Kiev rơi vào tình trạng lấp lửng.
“Nếu sự chú ý của quốc tế chuyển hướng khỏi Ukraine, bằng cách này hay cách khác, điều đó sẽ gây ra hậu quả. Số phận của Ukraine phụ thuộc vào sự đoàn kết của phần còn lại của thế giới”, ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh France 2 vào tháng trước.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày thứ Bảy cho biết đất nước của ông, Philippines và Mỹ đang hợp tác để bảo vệ quyền tự do ở Biển Đông khi ông cam kết giúp tăng cường năng lực an ninh của Manila.
“Ở Biển Đông, sự hợp tác ba bên để bảo vệ quyền tự do trên biển đang diễn ra,” ông Kishida nói trong bài diễn văn trước quốc hội Philippines ở thủ đô Manila trong chuyến thăm chính thức.
Ông Kishida và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr ngày thứ Sáu đã nhất trí bắt đầu đàm phán một thỏa thuận cho binh sĩ tiếp cận nhằm tăng cường hợp tác quân sự khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong khu vực.
Philippines và Nhật Bản, hai trong số các đồng minh Châu Á thân cận nhất của Mỹ, đã thể hiện lập trường mạnh mẽ chống lại điều mà họ coi là hành vi hung hăng của các tàu Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền hàng hải kéo dài hàng thập niên.
Tháng trước Trung Quốc và Philippines cáo buộc lẫn nhau về một vụ va chạm ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông khi các tàu Trung Quốc chặn các tàu tiếp tế của Philippines ở đó.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm một phần vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phán quyết rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền gì ở Biển Đông nhưng có tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
“Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp vào việc nâng cao năng lực an ninh của Philippines, qua đó góp phần vào hòa bình và ổn định trong khu vực,” ông Kishida nói.
Nhật Bản vào tháng 3 đã quan sát các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Philippines, và vào tháng 6, lực lượng cảnh sát biển của Philippines và Nhật Bản đã lần đầu tiên huấn luyện cùng nhau.
“Thông qua những nỗ lực này, chúng ta hãy bảo vệ trật tự hàng hải, vốn được quản hạt bởi luật pháp và quy tắc chứ không phải bằng vũ lực,” ông Kishida nói.
Ông Kishida cho biết Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines radar giám sát ven biển, dự án hợp tác đầu tiên trên thế giới theo chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA), nhằm giúp tăng cường năng lực răn đe của các nước đối tác của Tokyo.
Các radar sẽ được đặt ở năm khu vực riêng biệt dọc theo bờ biển Philippines, hãng tin Kyodo đưa tin ngày thứ Bảy dẫn lời một quan chức chính phủ cao cấp giấu tên của Nhật Bản.
Bản tin cho biết các radar này sẽ là loại cố định và được hải quân Philippines sử dụng để giám sát bờ biển, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nơi đặt các radar.
Ông Kishida ghé thăm trụ sở Cảnh sát Biển Philippines vào thứ Bảy trước khi rời Manila để tới Malaysia.
***********
Zelenskyy nói chiến tranh Ukraine không ‘bế tắc,’ cần thêm hỗ trợ phòng không
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày thứ Bảy phủ nhận cuộc chiến với Nga đã đi đến “bế tắc” và nói cần phải làm việc nhiều hơn với các đồng minh để tăng cường phòng không.
Những phát biểu của ông được đưa ra vài ngày sau khi Tổng tư lệnh của Ukraine, Tướng Valery Zaluzhnyi, nói trong một bài báo rằng cuộc xung đột đang chuyển sang một giai đoạn mới là tác chiến tĩnh và tiêu hao, một giai đoạn có thể cho phép Moscow xây dựng lại binh lực của mình.
“Hôm nay thời gian đã trôi qua và mọi người đều mệt mỏi. Nhưng đây không phải là bế tắc,” ông Zelenskyy nói trong cuộc họp báo với Chủ tịch Ủy hội Châu Âu Ursula von der Leyen đang đến thăm.
“Nga kiểm soát bầu trời. Chúng tôi quan tâm đến quân đội của mình.”
Ông Zelenskyy thừa nhận có những khó khăn trong cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ 21 và Kyiv vẫn chưa đạt được bất cứ thành công lớn nào trong cuộc phản công của mình.
Nhưng ông nói quân đội Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu và cần thêm hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây, đặc biệt là về phòng không.
Lực lượng Ukraine đã tiến chậm chạp qua các bãi mìn rộng lớn của Nga trong một cuộc phản công bắt đầu ở phía đông và phía nam vào đầu tháng 6, nhưng Nga đã đáp trả mạnh mẽ ở miền đông.
Binh sĩ Nga đang tiến hành nhiều cuộc tấn công gần Avdiivka, Lyman và Mariinka ở khu vực phía đông Donetsk, quân đội Ukraine cho biết trong bản cập nhật hàng ngày.
Báo cáo cho biết thêm lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía đông nam về hướng biển Azov.
Các nhà lãnh đạo Ả-rập ngày thứ Bảy kêu gọi hưu chiến ngay lập tức trong cuộc tiến công quân sự của Israel ở Dải Gaza, hối thúc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thuyết phục Israel, nhưng nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói việc đình chỉ ngay bây giờ sẽ chỉ cho phép nhóm chủ chiến người Palestine Hamas tái tập hợp lực lượng và tấn công Israel một lần nữa.
Trong một sự bất đồng hiếm hoi công khai tại một cuộc họp báo ở Amman, các bộ trưởng ngoại giao của Jordan và Ai Cập, đứng bên cạnh ông Blinken, liên tục thúc đẩy chấm dứt chiến sự, nói rằng cái chết của hàng ngàn thường dân không thể được biện minh là hành động tự vệ.
Họ cũng từ chối thảo luận sâu về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Gaza, khi nào và liệu Hamas có bị tiêu diệt hay không, nói rằng trọng tâm trước mắt là nỗ lực chấm dứt chiến sự.
Ông Blinken đang có chuyến đi thứ hai tới khu vực kể từ khi Israel và Hamas lâm chiến vào ngày 7 tháng 10, khi nhóm chủ chiến Hồi giáo bảo thủ người Palestine này tấn công Israel từ Gaza, trong một cuộc tàn sát mà Israel nói đã giết chết 1.400 người và hơn 240 người khác bị bắt làm con tin.
Các quan chức y tế ở Gaza do Hamas điều hành cho biết hơn 9.250 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ đó. Quân đội Israel đã oanh kích Gaza từ trên không, bao vây và tiến hành một cuộc tiến công trên bộ, khơi lên cảnh báo toàn cầu về tình hình nhân đạo ở dải đất này. Thức ăn khan hiếm và dịch vụ y tế đang suy sụp.
Số thường dân thiệt mạng ngày càng tăng ở Gaza đã làm gia tăng những lời kêu gọi từ quốc tế yêu cầu hưu chiến nhưng Washington, giống như Israel, đến nay vẫn bác bỏ, mặc dù họ đã tìm cách thuyết phục Israel chấp nhận tạm dừng cục bộ - một ý tưởng mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khước từ sau khi ông hội kiến ông Blinken vào ngày thứ Sáu.
“Hưu chiến bây giờ chỉ đơn giản là giúp Hamas bám trụ, có thể tập hợp lại lực lượng và lặp lại những gì họ đã làm vào ngày 7 tháng 10,” ông Blinken nói. “Không quốc gia nào, không ai trong chúng ta chấp nhận điều đó... Vì vậy điều quan trọng là phải tái khẳng định quyền và nghĩa vụ tự vệ của Israel.”
Trước đó ông Blinken đã gặp các bộ trưởng ngoại giao của Ả-rập Saudi, Qatar, Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập, Ai Cập và Jordan cũng như các đại diện người Palestine tại Amman. Bộ Ngoại giao Jordan cho biết cuộc gặp nhấn mạnh lập trường của các nước Ả-rập kêu gọi hưu chiến ngay lập tức, cung cấp viện trợ nhân đạo và các cách chấm dứt “sự suy thoái nguy hiểm đe dọa an ninh của khu vực.”
“Trách nhiệm của cộng đồng quốc tế luôn là tìm cách chấm dứt chiến sự chứ không phải thúc đẩy bạo lực tiếp diễn,” Bộ trưởng ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry nói trong cùng một cuộc họp báo.
“Tôi nghĩ chúng ta cần xác định rõ ràng các ưu tiên của mình,” Bộ trưởng ngoại giao Jordan Ayman Safadi nói. “Ngay bây giờ chúng ta phải đảm bảo rằng cuộc chiến này chấm dứt.”
Washington vẫn đang nói chuyện với Israel, các quốc gia Ả-rập và các tổ chức quốc tế về tương lai của Gaza nhưng cả ông Shoukry và ông Safadi đều tỏ ra miễn cưỡng thảo luận một cách cởi mở những cuộc đối thoại đó để đảm bảo trọng tâm vẫn là cần phải hưu chiến.
“Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo - làm sao chúng ta có thể chấp nhận những gì sẽ xảy ra ở Gaza khi chúng ta không biết sẽ còn lại gì ở Gaza.”
Các nước Ả-rập cũng lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng ra khu vực. Lực lượng dân quân Hezbollah của Lebanon và lực lượng dân quân hệ phái Shia của Iraq do Iran hậu thuẫn đều đã tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào Israel kể từ ngày 7 tháng 10, trong khi lực lượng dân quân Shia của Iraq do Tehran hậu thuẫn đã bắn vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria.
Văn phòng của Thủ tướng tạm quyền của Lebanon, Najib Mikati, nhấn mạnh trong cuộc gặp với ông Blinken ở Jordan hôm thứ Bảy rằng việc hưu chiến ở Gaza là rất cấp thiết. Ông Mikati cũng nói "sự gây hấn của Israel" ở miền nam Lebanon phải chấm dứt.
************
Ukraine thay tư lệnh lực lượng đặc nhiệm, sĩ quan bị miễn nhiệm không hiểu vì sao
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày thứ Sáu bổ nhiệm một chỉ huy mới của lực lượng đặc nhiệm, một đơn vị được biết tới với việc tiến hành các hoạt động quân sự trên các vùng lãnh thổ do Nga chiếm giữ, nhưng sĩ quan bị thay thế nói ông không được cho biết lý do.
Ông Zelenskyy cho biết trong bài phát biểu qua video hàng đêm rằng Đại tá Serhiy Lupanchuk giờ sẽ chỉ huy lực lượng và mô tả ông là “một sĩ quan giàu kinh nghiệm, sĩ quan tác chiến và là người chỉ huy phù hợp.”
Tổng thống nói người tiền nhiệm của Lupanchuk, Thiếu tướng Viktor Horenko, người chỉ huy lực lượng từ tháng 7 năm 2022, “sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt” trong Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng.
Ông Zelenskyy không đưa ra lời giải thích nào thêm về sự thay đổi này.
Ông Horenko nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không được thông báo gì cả.
“Cá nhân tôi không biết lý do. Tôi biết được điều này từ truyền thông,” ông Horenko nói với website tin tức Ukrainska Pravda.
“Tôi đã nói chuyện với tổng tư lệnh (Tướng Valery Zaluzhnyi), và ông ấy cũng không thể giải thích được. Đáng lẽ tổng tư lệnh phải đưa ra lời giải thích phù hợp, nhưng ông ấy nói ông ấy không làm điều đó. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra.”
Lực lượng đặc nhiệm được cho là đứng đằng sau các hoạt động phức tạp nhất mà quân đội Ukraine đã tiến hành tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Nga, đặc biệt là Crimea, bị Moscow sáp nhập vào năm 2014, tám năm trước cuộc xâm lược toàn diện của Moscow.
Những ví dụ gần đây là cuộc tấn công nhắm vào trụ sở bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol vào tháng 9 và các cuộc tấn công nhắm vào một tàu tuần tra và một tàu ngầm đóng tại bán đảo.
Lực lượng đặc nhiệm cũng chịu trách nhiệm về thông tin quân sự và các hoạt động tâm lý chiến, cũng như tổ chức kháng chiến trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Ông Zelenskyy tuần này ca ngợi quân đội Ukraine vì đã làm suy yếu sức mạnh quân sự của Moscow ở Biển Đen thông qua việc gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trên không và trên biển nhắm vào các mục tiêu quân sự của Nga.
Tổng thống bác bỏ những chỉ trích của phương Tây rằng cuộc phản công mà Ukraine phát động vào tháng 6 đang tiến hành quá chậm chạp.
Tổng tư lệnh Zaluzhniy, trong một bài tiểu luận đăng trên tạp chí The Economist tuần này, cho biết cuộc chiến đã bước vào giai đoạn tĩnh, tiêu hao, có lợi cho Moscow.
************
Cảnh sát Pháp truy tìm nghi phạm đâm người phụ nữ Do Thái, vẽ biểu tượng phát xít
Cảnh sát đang truy lùng một người đàn ông đâm và làm bị thương một người phụ nữ Do Thái ở thành phố Lyon của Pháp ngày thứ Bảy, trong khi một biểu tượng thời Đức Quốc xã hình chữ vạn được vẽ lên nhà của bà, cảnh sát và thị trưởng thành phố cho biết.
“Hành động bạo lực như vậy là không thể tưởng tượng nổi. Tôi dành tất cả sự ủng hộ của mình cho nạn nhân và người thân của bà ấy,” Thị trưởng Lyon Gregory Doucet nói trên nền tảng mạng xã hội X.
Một phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nghi phạm và cho biết ông không thể xác nhận liệu cảnh sát có coi vụ tấn công là tội ác căm thù hận bài Do Thái hay không.
Cảnh sát ở các nước trên thế giới đã báo cáo sự gia tăng các hành vi phạm tội bài Do Thái và bài Hồi giáo sau cuộc tấn công của Hamas nhắm vào Israel vào ngày 7 tháng 10.
***********