Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -8 -2023

xxx

HoaLuc 7***********

rfi.fr

Ả Rập Xê Út tổ chức hội nghị vì hòa bình cho Ukraina

Thanh Hà

Trong hai ngày 05-06/08/2023, khoảng 30 quốc gia, trong đó có Trung Quốc họp tại Jeddah (Ả Rập Xê Út) để thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraina, căn cứ vào đề xuất 10 điểm của Kiev để chấm dứt chiến tranh. Nga không được mời tham dự cuộc họp, trong lúc bốn thành viên khác trong khối BRICS và nhiều quốc gia đang trỗi dậy đều nhận lời mời của chính quyền Riyad.

Đăng ngày:

3 phút

Ảnh minh họa : Hoàng thái tử Mohammed ben Salman (P) tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập, Jeddah, Ả Rập Xê Út, ngày 19/05/2023.
Ảnh minh họa : Hoàng thái tử Mohammed ben Salman (P) tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập, Jeddah, Ả Rập Xê Út, ngày 19/05/2023. © AP / Saudi Press Agency

Trong cương vị chủ nhà, Ả Rập Xê Út chưa chính thức thông báo danh sách khách mời và chỉ cho biết rằng có nhiều « cố vấn về an ninh ». Ông Lý Huy (Li Hui), đặc sứ Trung Quốc về Ukraina, đến dự hội nghị. Hãng tin chính thức SPA của vương quốc dầu hỏa này ghi nhận hội nghị Jeddah cho thấy Riyad sẵn sàng « đảm nhiệm vai trò trung gian tìm kiếm hòa bình một cách lâu bền » cho Ukraina.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hoan nghênh nỗ lực ngoại giao của Ả Rập Xê Út, một quốc gia « gần gũi » với Matxcơva và có quan hệ hữu hảo với Kiev. Tháng 05/2023, ông Zelensky đã được Riyad mời phát biểu trực tiếp tại hội nghị Liên Đoàn Ả Rập. Vậy chính quyền Kiev có thể kỳ vọng gì ở hội nghị lần này sau cuộc họp quốc tế hồi tháng 6/2023 ở Copenhagen về một kế hoạch hòa bình cho Ukraina ?

Phát biểu cách nay hai ngày trước các đại diện ngoại giao quốc tế tại Kiev, Volodymyr Zelensky đã nói rõ ông chờ đợi cuộc họp mở ra tại Ả Rập Xê Út hôm nay là tiền đề cho một hội nghị thực thụ về hòa bình tại Ukraina vào mùa thu sắp tới. Cũng nhân dịp này, tổng thống Ukraina đã nhắc lại lập trường và những điều kiện để khởi động đàm phán vãn hồi hòa bình trên quê hương ông.

Kiev đề nghị một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm. Đòi hỏi quan trọng nhất của kế hoạch này liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, kể cả đối với vùng Crimée đã bị bị sáp nhập vào với Liên bang Nga từ 2014. Tổng thống Zelensky cũng đòi quân Nga phải rút toàn bộ khỏi lãnh thổ Ukraina. Đây là một phương án mà Matxcơva không « mảy may tính đến », như chính ông Vladimir Putin đã nhắc lại cách nay vài hôm. Đến nay, Nga chủ trương đàm phán trên cơ sở Kiev phải chịu mất 20% lãnh thổ, có nghĩa là toàn bộ vùng Donbass ở miền đông Ukraina cũng như là bán đảo Crimée đã bị Nga sáp nhập.

Cả Kiev lẫn Matxcơva cùng cương quyết giữ vững lập trường. Trong điều kiện đó, một số nhà quan sát cho rằng khó để Ả Rập Xê Út đóng vai trò trung gian. Tìm kiếm một thỏa hiệp giữa Matxcơva với Kiev hiện tại là nhiệm vụ bất khả thi. Dù vậy việc tổ chức hội nghị vãn hồi hòa bình cho Ukraina đã là một thắng lợi ngoại giao đối với vương quốc dầu hỏa Ả Rập Xê Út. Đó cũng là một thắng lợi của cá nhân hoàng thái từ Mohammed Ben Salman, người có triển vọng lên lãnh đạo đất nước sau này. 


*********

bbc.com

Hai tháng sau khi Ukraine tiến hành phản công: Liệu còn có thể thành công?



Ukraine

  • Tác giả, Frank Gardner & Jake Horton
  • Vai trò, BBC security correspondent & BBC Verify

Cuộc chiến ở Ukraine đã đến hồi gay cấn. Kể từ đây, hồi kết của cuộc chiến ra sao có thể quyết định đến tương lai của đất nước này và ảnh hưởng đến an ninh của châu Âu.

Trong 18 tháng kể từ khi Nga xâm lược, quan đội Ukraine chủ yếu ở thế phòng thủ, ngăn chặn lực lượng của Moscow chiếm thêm lãnh thổ.

Nhưng mùa hè này, Ukraine - với sự trợ giúp của những thiết bị quân sự phương Tây trị giá hàng tỷ USD - đã phản công, cố gắng đánh đuổi binh lính Nga khỏi vùng đất đã bị chiếm trước đó ở phía đông và phía nam nước này.

Hai tháng sau cuộc phản công, và với thời gian quan trọng nhất là trước khi mùa đông bắt đầu, liệu quân đội Ukraine có đạt được tiến công thực sự nào không?

Kết hợp với BBC Verify, chúng tôi đã phân tích video về cuộc chiến và trao đổi với các chuyên gia để cố gắng đưa ra đáp án cho câu hỏi này.

Nhìn vào bản đồ, phần lớn miền đông và miền nam Ukraine cho thấy không có nhiều thay đổi trong hai tháng kể từ khi cuộc phản công bắt đầu.

Nga vẫn chiếm gần 1/5 lãnh thổ Ukraine - bao gồm các thành phố Donetsk ở phía đông và Mariupol mà họ đã chiếm được sau nhiều tháng bao vây - và các lực lượng của họ đã dàn trận địa.

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine đã đạt được một số tiến công từ tháng 5/2023

Trên thực tế, không có nhiều thay đổi sau chín tháng kể từ tháng 11/2022, khi Ukraine đạt được thành tựu đáng kể cuối cùng, chiếm lại thành phố Kherson ở phía nam và các khu vực rộng lớn ở phía đông bắc.

Nhưng không phải tất cả đều là tin xấu đối với Ukraine.

Họ nói rằng quân đội của họ gần đây đã chiếm lại ngôi làng Staromaiorske ở vùng Donetsk. BBC đã xác minh video chứng minh cho tuyên bố đó.

Xung quanh Bakhmut, ở phía đông, nơi đã xảy ra giao tranh dữ dội, Ukraine cũng đã giành lại được một số khu vực nhỏ mà nước này đã mất hồi đầu mùa hè.

Và quân đội của ông Zelensky cũng đã đạt được những thành tựu nhỏ ở khu vực Zaporizhzhia ở phía nam - khu vực then chốt mà Ukraine thực sự cần tạo ra sự khác biệt mang tính quyết định.

Một cuộc tấn công của Ukraine qua vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát đến Biển Azov sẽ làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế của Nga và cắt đứt lực lượng của họ ở bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập và xa hơn về phía tây.

Bản đồ dưới đây cho thấy những khu vực mà Ukraine đã chiếm lại. Các mảng lớn màu đỏ biểu thị các khu vực do Nga kiểm soát, các khu vực màu tím là lãnh thổ do Ukraine nắm giữ hoặc giành lại được. Các vòng tròn màu đen cho thấy quân đội Nga đã củng cố khu vực này nghiêm ngặt đến mức nào.

Ví dụ, thành phố Tokmak có một vòng công sự xung quanh - như BBC Verify đã tiết lộ vào tháng 5/2023.


Tại sao tiến độ của Ukraine lại chậm chạp?


Trong hai tháng, quân đội Ukraine đã tiến được nhiều nhất là khoảng 16 km ở hai khu vực dọc theo chiến tuyến dài 160 km, theo các phân tích độc lập.

Phản công có thành tựu, nhưng chậm hơn so với những gì Ukraine và các đồng minh phương Tây đã hy vọng.

Các lực lượng Ukraine đã phản công trên ba mặt trận, sử dụng thiết bị do phương Tây cung cấp và binh sĩ được phương Tây huấn luyện, đồng thời thăm dò các điểm yếu dọc theo toàn bộ chiến tuyến dài 1.125 km.

Nhưng phía Nga đã thấy trước ý định của Ukraine và họ đã dành nhiều tháng để xây dựng những công sự rộng lớn nhất trong lịch sử cận đại.

Ba lớp chiến hào, gồm boongke, các khối bê tông chặn xe tăng hình kim tự tháp (được gọi là "răng rồng") và mạng lưới hào - được giăng hàng nghìn quả mìn - tạo ra một trở ngại lớn cho bất kỳ bước tiến nào của Ukraine, như được minh họa trong hình ảnh vệ tinh bên dưới, được chụp gần thành phố Tokmak.

Chụp lại hình ảnh,

Hệ thống phòng thủ của Nga

Marina Miron, một chuyên gia quốc phòng tại Đại học King's College London, nói rằng Ukraine đã phải giảm bớt tham vọng của mình ở phía nam, bao gồm cả tham vọng chiếm lại Crimea.

"Tôi không nghĩ điều đó sẽ sớm xảy ra," bà nói.

Tiến sĩ Miron nói rằng điều tốt nhất mà Ukraine có thể hy vọng là có khả năng chiếm lại Tokmak, nằm trên một tuyến đường huyết mạch ở phía đông nam của đất nước - một khu vực đóng vai trò là trung tâm hậu cần cho các lực lượng Nga.

Trở lại hồi tháng 6, Ukraine đã đưa một đoàn thiết giáp về phía nam tới Tokmak và nhanh chóng gặp rắc rối.

Các video được chia sẻ trên mạng xã hội, được BBC Verify kiểm chứng để so sánh các địa điểm và loại phương tiện quân sự, cho thấy xe tăng Leopard phương Tây mới được cung cấp và xe chiến đấu bộ binh Bradley va phải một bãi mìn và sau đó bị pháo binh Nga tấn công.

Nguồn hình ảnh, TELEGRAM

Chụp lại hình ảnh,

Video quay bằng drone cho thấy xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Bradley

Quân đội Nga dường như đã phục hồi sau một số sai lầm mà họ mắc phải trong 12 tháng đầu tiên của cuộc xâm lược, đồng thời đang chứng tỏ sự đổi mới và hiệu quả một cách đáng kinh ngạc trong việc phòng thủ.


Chiến thuật phòng ngự của Nga


Rất nhiều mìn chống tăng đang được sử dụng là một ví dụ.

Các phương tiện rà phá bom mìn do phương Tây cung cấp thường có thể chịu được một cú nổ từ những quả mìn này chứ không phải hai quả. Vì vậy, quân đội Nga được cho là đang đặt quả mìn này chồng lên quả kia để nhân đôi hiệu quả.

Lực lượng Nga cũng đã bắt đầu xây dựng các chiến hào đặt bẫy.

Trong một đoạn video, được BBC xác minh - nhưng hình ảnh quá bạo lực để hiển thị, bạn có thể thấy bộ binh Ukraine tiến vào các chiến hào trống ở phía nam Zaporizhzhia, trước khi chất nổ được giấu kín được kích nổ, làm nổ tung một số binh sĩ.

Quân đội Nga cũng đang tận dụng sức mạnh không quân của mình - chẳng hạn như sử dụng trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.

Những trực thăng này có thể được sử dụng để bắn tên lửa vào các phương tiện bọc thép của Ukraine buộc phải giảm tốc độ hoặc dừng lại sau khi gặp phải bãi mìn.

Và Ukraine - đáng chú ý là - không có ưu thế trên không trên chiến trường.


Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?


Trong khi Nga xây dựng hệ thống phòng thủ, Ukraine đã tập hợp hàng chục lữ đoàn thiết giáp mới thành lập, nhiều lữ đoàn được đào tạo ở châu Âu và được cung cấp trang thiết bị tốt hơn của Nga.

Ukraine hiện có khả năng phóng tên lửa, rocket hoặc đạn pháo sâu vào phía sau phòng tuyến của Nga - tấn công kho nhiên liệu, trung tâm đạn dược và trung tâm chỉ huy và kiểm soát của họ, điều có thể làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Nga từ bên trong.

Chẳng hạn, tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp này có tầm bắn hơn 240 km và đã cho phép Ukraine đẩy lùi binh lính Nga ra xa chiến tuyến.

Chụp lại hình ảnh,

Tên lửa Storm Shadow mà Anh cung cấp cho Ukraine có tầm bắn hơn 240 km

Ukraine cũng đang sử dụng bom chùm do Mỹ cung cấp.

Nhiều bom chùm không phát nổ ngay khi va chạm và vẫn là mối nguy hiểm lâu dài, nhưng Mỹ cho biết loại vũ khí này đang tỏ ra hiệu quả trước một số vị trí cố thủ của Nga.

Tuy nhiên, Gian Luca Capovin, một nhà phân tích của Jane's Defense, nói rằng bom chùm có thể giúp ích, nhưng sẽ không phải là "thứ thay đổi cuộc chơi".

Nga cũng có bom chùm của riêng mình và cũng đã triển khai vũ khí này như BBC đã đưa tin vào năm ngoái.

Cuối cùng, thời gian không đứng về phía Ukraine.

Vào mùa thu, những cơn mưa sẽ đến, biến những con đường không được trải nhựa thành bùn lầy và khiến những bước tiến xa hơn trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

Khi mùa mưa kết thúc, đến mùa xuân, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được tiến hành.

Nếu Ukraine không thể đạt được bất kỳ lợi ích quyết định nào trên chiến trường vào thời điểm đó, thì còn lâu mới có thể chắc chắn rằng sự hỗ trợ của Mỹ và Nato sẽ tiếp tục ở mức cao như hiện tại.

Đối với Kyiv, đồng hồ đang điểm. Trong khi đó, Nga chỉ đơn giản là phải bám giữ phần lãnh thổ mà họ đã chiếm giữ bất hợp pháp.

Benedict Garman, Thomas Spencer, Tural Ahmedzade và Filipa Silverio đưa tin bổ sung.


**********
rfi.fr

Đảo chính Niger: CEDEAO hoàn tất kế hoạch can thiệp quân sự 24 giờ trước khi hết hạn tối hậu thư

Trọng Thành

NIGER - ĐẢO CHÍNH

Ít giờ nữa là tối hậu thư của Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi, đòi phe đảo chính trả tự do cho ông tổng thống dân cử Niger kết thúc. Tối hôm qua, 03/08/2023, chỉ huy quân đội các nước thành viên trở về nước sau ba ngày họp kín tại Abuja, thủ đô Nigeria, để bàn phương án can thiệp.

Đăng ngày:

2 phút

Tham mưu trưởng của các nước thành viên Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO), trừ Mali, Burkina Faso, Tchad, Guinea và Niger, chụp ảnh chung sau cuộc họp bất thường về tình hình Niger, tại Abuja, Nigeria, ngày 04/08/2023.
Tham mưu trưởng của các nước thành viên Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO), trừ Mali, Burkina Faso, Tchad, Guinea và Niger, chụp ảnh chung sau cuộc họp bất thường về tình hình Niger, tại Abuja, Nigeria, ngày 04/08/2023. AP - Chinedu Asadu

Từ Benin, quốc gia thành viên CEDEAO, thông tín viên Jean-Luc Aplogan cho biết cụ thể :

‘‘Theo thông tin của chúng tôi, cuộc họp đã quyết định lập một lực lượng với quyền hạn lớn. Quyền hạn này cho phép lực lượng này tiến hành các hoạt động tấn công. Một số nguồn tin trong nội bộ cho biết Nigeria sẽ đóng vai trò chính trong lực lượng này. Lực lượng can thiệp có kế hoạch đi vào Niger bằng đường bộ, đường không và đường biển.

Nigeria là quốc gia đóng vai trò ‘‘bộ khung’’ của lực lượng quân sự Tây Phihay nói cách khác, đây là nước đóng góp lớn nhất. Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) và Benin sẽ tham gia, Senegal cũng sẵn sàng gửi quân. Danh sách có thể chưa khép lại. Hiện không có bất cứ thông tin nào về quân số. Chức tư lệnh của lực lượng có thể sẽ do quốc gia chủ chốt Nigeria đảm nhiệm.

Thứ Bảy này, mỗi tổng tham mưu trưởng trở về từ Abuja sẽ trình bày kế hoạch can thiệp với tổng thống nước mình. Lực lượng này sẽ chỉ can thiệp theo lệnh của các nguyên thủ quốc gia của khối’’.

Áp lực gia tăng với phe đảo chính, hôm nay bộ Ngoại Giao Pháp tuyên bố ủng hộ kế hoạch can thiệp quân sự của CEDEAO, nếu tổng thống Mohamed Bazoum không được khôi phục. Cùng ngày, ngoại trưởng Catherine Colonna đã tiếp thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou tại trụ sở của bộ ở Quai d’Orsay.

Lực lượng đảo chính khẳng định sẽ ‘‘phản ứng ngay lập tức’’ đối với ‘‘bất kỳ hành động gây hấn nào’’ từ một quốc gia thành viên CEDEAO. Tchad, quốc gia láng giềng và là một thế lực quân sự tại châu Phi, hôm qua cho biết không tham gia các hoạt động can thiệp liên quan đến Niger.

***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) - Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ viện trợ quân sự cho Đài Loan. Trong một bài viết của một quan chức Bắc Triều Tiên được đăng trên KCNA ngày 04/08/2023, Mỹ bị cáo buộc là biến Đài Loan thành « một điểm mồi lửa chiến tranh khác ». Quan chức này cho rằng kế hoạch của Mỹ là « một hành động chính trị và quân sự nguy hiểm »« can thiệp rõ ràng » nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất. Gói viện trợ quân sự 345 triệu đô la được Washington công bố hôm 28/07 nằm trong gói viện trợ vũ khí trị giá tới 1 tỉ đô la cho Đài Loan lấy từ ngân sách năm 2023 về Đẩy nhanh Viện trợ An ninh (PDA).

(AFP) - Pháp : Nhà nước đầu tư 1,5 tỉ euro vào nhà máy sản xuất pin của Đài Loan ở Dunkerque. Thông tin được ông Gilles Normand, chủ tịch Prologium Europe, xác nhận với AFP ngày 03/08/2023. Khoản đầu tư của Nhà nước Pháp, được Liên Hiệp Châu Âu bật đèn xanh, « sẽ giúp tăng cường phương tiện nghiên cứu và sáng tạo ». Dự án có tổng trị giá khoảng 5,2 tỉ euro, tạo khoảng 3.000 việc làm tại nhà máy và khoảng 12.000 việc làm gián tiếp trong vùng. Nhà máy ở thành phố cảng Dunkerque, tỉnh Bắc của Pháp, dự kiến mở cửa vào năm 2026, sẽ sản xuất pin cho khoảng 500.000 đến 700.000 ô tô điện. 

(Reuters) - Giải Vô Địch Bóng Đá NThế Giới tại Úc và New Zealand, sẽ đạt kỷ lục về lượng khán giả. Trong cuộc họp báo ngày 04/08/2023, Giám đốc điều hành Liên Đoàn Bóng Đá Úc James Johnson khẳng định là giải đấu đang diễn ra được nhiều người theo dõi nhất từ ​​trước đến nay và đang trên đường phá vỡ kỷ lụcvề số khán giả chomỗi trận đấu được thiết lập tại Canada vào năm 2015. Theo ông Johnson, nhân vòng bảngvừa kết thúc, đã có hơn 1,2 triệu người hâm mộ đã đi vào xem tại các sân vận động, và con số này hoàn toàn có thể lên đến mức 1,9 triệu khán giả trên sân vào cuối giải đấu vào ngày 20 tháng 8. Nhân vật này nhắc lại : « Chỉ tiêu của chúng tôi là đạt 1,5 triệu và chúng tôi sẽ vượt qua ». 

(AP) - Mỹ có thể bố trí lính trên tàu thương mại ở eo biển Hormuz để ngăn không cho Iran chận bắt. Theo một số quan chức Mỹ ngày 03/08/2023, Hoa Kỳ đang cân nhắc việc bố trí lực lượng võ trang trên các tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz. Nếu được thực hiện, đó sẽ là một hành động chưa từng thấy nhằm ngăn chặn việc Iran bắt giữ hay sách nhiễu các tàu dân sự đi qua eo biển. Từ năm 2019 đến nay, Iran đã nhiều lần bắt giữ các tàu chở dầu hay vận tải thương mại nhằm gây sức ép trên phương Tây trên vấn đề hạt nhân. 

(RFI) - Tập đoàn France Medias Monde (FMM) phản đối Niger cắt sóng đài phát thanh RFI và đài truyền hình France 24. Trong thông cáo ngày 03/08/2023, tập đoàn FMM cho rằng quyết định cấm trên khiến người dân của khu vực này không được hưởng thông tin độc lập, tự do, có kiểm chứng. RFI có 7 trạm FM sóng ngắn ở Mali, phát các chương trình bằng tiếng Pháp, tiếng Haoussa và Fulfulde cũng như có thể truy cập qua vệ tinh. Trước đó, RFI và France 24 đã bị kiểm duyệt ở Mali và Burkina Faso.

(Reuters) - Mỹ chưa nhận được phản hồi từ Trung Quốc về lời mời ngoại trưởng Vương Nghị tới Washington. Hôm qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết như trên, đồng thời khẳng định « hy vọng tiếp tục các cuộc trao đổi quan trọng » như ở Bắc Kinh. Phát biểu của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau khi bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 01/08, chính thức gửi lời mời ông Vương Nghị. Hôm qua Bắc Kinh chỉ mới phản hồi với tuyên bố ngắn gọn « sẵn sàng duy trì liên lạc » với Mỹ về chuyến công du có thể của ông Vương Nghị.

(AFP) - Ba Lan bắt giữ thêm một người Belarus bị tình nghi làm gián điệp cho Matxcơva.  Bộ Nội vụ Ba Lan hôm qua cho biết nghi phạm tên Mikhail A. « đã tham gia do thám một số cơ sở quân sự và hải cảng, và thực hiện các hoạt động tuyên truyền cho Nga ». Theo bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski, đây là người thứ 16 bị giam giữ liên quan đến mạng lưới gián điệp, bị cáo buộc tìm cách « làm trật bánh các chuyến tàu viện trợ cho Ukraine » cũng như « kích động tâm lý chống Ukraina, chống lại viện trợ của Ba Lan cho Ukraine ». Ba Lan yêu cầu Minsk chấm dứt khiêu khích dọc biên giới. 

(AFP) - Diện tích rừng bị phá tại Amazon giảm gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu chính thức được chính phủ Brazil công bố hôm 03/08, 500 km2 rừng bị phá ở Amazon, mức thấp nhất kể từ năm 2017. Năm cuối cùng của nhiệm kỳ của cựu tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro, 1.487 km2 rừng bị phá vào tháng 7 năm 2022. Dữ liệu được công bố một tuần trước hội nghị 8 quốc gia thành viên tổ chức hợp tác bảo vệ Amazon (OTCA) tại Belem, phía bắc Brazil.  « Việc phá rừng ở Amazon giảm trong tháng 7 là một dấu hiệu quan trọng cho thấy tình hình đang được kiểm soát trở lại », theo văn phòng Brazil của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). 


***************

Tin tức thế giới 5-8: Ukraine quyết lấy lại Bakhmut; Các điểm nóng mới là Niger, Mỹ - Iran


Cầu Crimea - Ảnh: TASS

Cầu Crimea - Ảnh: TASS

Hôm 4-8, quan chức quân đội Ukraine bất ngờ tiết lộ mục tiêu tái chiếm các vùng đất gần thành phố Bakhmut.

Đây là thành phố nằm ở miền đông Ukraine, và là một trong những chiến trường đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

* Ukraine muốn tái chiếm Bakhmut

"Người Nga đang đưa số lượng lớn hỏa lực tới khu vực Bakhmut. Điều quan trọng với chúng tôi là thiết lập lợi thế tại các khu vực này", Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói trên truyền hình quốc gia.

Theo bà Maliar, Ukraine đang có những tiến bộ "chậm nhưng tự tin" tại miền nam thành phố Bakhmut. Trong khi đó, Kiev đang kiểm soát một số vị trí tại phía bắc nơi này giữa lúc nhiều cuộc chạm trán khốc liệt diễn ra.

Bakhmut bị Nga kiểm soát kể từ tháng 5 sau thắng lợi của lực lượng lính đánh thuê Wagner. Ukraine đã khởi động cuộc phản công hồi tháng 6 với mục tiêu tái chiếm các vị trí bị Nga kiểm soát tới nay.

Kiev muốn tiến về phía nam tới Biển Azov, cắt đứt cây cầu trên đất liền nối bán đảo Crimea và khu vực Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine.

* Cầu Crimea an toàn sau mối đe dọa tấn công

Hôm 4-8, người dân tại eo biển Kerch nghe thấy tiếng động lớn, nghi cầu Crimea tiếp tục bị tấn công. Tuy nhiên ông Oleg Kryuchkov - cố vấn của lãnh đạo bán đảo Crimea - thông báo trên Telegram rằng tiếng động lớn nêu trên không liên quan gì tới cầu Crimea. 

"Một mối đe dọa tấn công đã được công bố. Sau khi vụ này bị ngăn chặn, giao thông sẽ được khôi phục", thông báo viết.

Cầu Crimea là tuyến đường nối đất liền Nga với bán đảo Crimea, vốn sáp nhập vào Nga từ năm 2014. Cây cầu này thường xuyên là mục tiêu tấn công trong vài tháng gần đây, thời điểm xung đột Nga - Ukraine căng thẳng với màn phản công của Kiev.

* Triều Tiên chỉ trích chương trình hạt nhân của Mỹ

Phái đoàn thường trực của Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc chỉ trích Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân, kêu gọi Washington dừng "chia sẻ hạt nhân" hoặc cái gọi là "tăng cường khả năng răn đe mở rộng", Hãng thông tấn KCNA đưa tin ngày 5-8.

Lâu nay, chương trình hạt nhân của Triều Tiên là tâm điểm chỉ trích của Mỹ và phương Tây, cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Tuy nhiên, Triều Tiên cho rằng chính Mỹ đang đẩy mạnh việc chia sẻ hạt nhân thông qua các chương trình hợp tác, ví dụ liên minh AUKUS (Úc, Anh, Mỹ), và nhóm tham vấn vấn đề hạt nhân (NCG) với Hàn Quốc. 

Trong tuyên bố vừa qua, Bình Nhưỡng bảo vệ chương trình hạt nhân của mình và cho rằng đó là việc thực thi chủ quyền.

* Tây Phi lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger

Hôm 4-8, Nhóm Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố đã lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger nếu cuộc đảo chính ở Niger không chấm dứt trong ngày 6-8 tới.

Niger đang là tâm điểm sau vụ đảo chính từ giữa tháng 7 qua, khi Tổng thống Mohamed Bazoum đã bị bắt giữ. Tướng Abdourahamane Tchiani, từng lãnh đạo lực lượng bảo vệ tổng thống, đã tuyên bố lên nắm quyền.

ECOWAS đã cố gắng làm trung gian giải quyết vụ đảo chính này nhưng chưa có tín hiệu thành công. Nhiều nước đã sơ tán công dân khỏi Niger trong bối cảnh an ninh căng thẳng ở quốc gia Tây Phi này.

* Lãnh đạo đối lập ở Nga bị phạt tù bổ sung

Hôm 4-8, Nga tuyên án 19 năm tù đối với ông Alexey Navalny, nhà lãnh đạo đối lập nổi bật ở Nga. Ông Navalny, một trong những người chỉ trích Tổng thống Putin, bị cáo buộc nhiều tội danh liên quan tới hành động theo chủ nghĩa cực đoan

Ông Navalny ngược lại tố cáo chính quyền Nga muốn dùng trường hợp này để răn đe những người có quan điểm chống đối.

Ông Alexey Navalny trong video của một phiên tòa ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Ông Alexey Navalny trong video của một phiên tòa ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

* Nguy cơ Mỹ và Iran đụng độ trực tiếp

Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch đưa thủy quân lục chiến và thủy thủ lên các tàu thương mại của các công ty tư nhân. Đây là động thái nhằm ngăn nguy cơ tàu, thuyền bị Iran bắt giữ ở Trung Đông, theo lời các quan chức Mỹ ngày 3-8.

Báo Washington Post cho rằng động thái leo thang này có thể đẩy Mỹ và Iran vào một cuộc đối đầu trực tiếp.

* Nga áp dụng thuế phụ thu đối với các doanh nghiệp lớn

Hôm 4-8, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ban hành luật áp dụng thuế phụ thu đối với các doanh nghiệp lớn. Chính sách này không áp dụng với công ty dầu khí và sản xuất than. 

Các doanh nghiệp nộp thuế này trước ngày 30-11 sẽ được giảm 50% tiền đóng. Phần thuế thu lần này được đưa vào ngân sách liên bang, ước tính gần 3,5 tỉ USD.

Hành trình khổ ải

Lực lượng an ninh biên giới Libya cung cấp nước cho những người nhập cư từ châu Phi hôm 31-7. Những người này được cho là bị chính quyền Tunisia bỏ rơi sau khi họ đến một khu vực gần biên giới Libya - Tunisia - Ảnh: AFP

Lực lượng an ninh biên giới Libya cung cấp nước cho những người nhập cư từ châu Phi hôm 31-7. Những người này được cho là bị chính quyền Tunisia bỏ rơi sau khi họ đến một khu vực gần biên giới Libya - Tunisia - Ảnh: AFP


*************

Niger: CEDEAO chuẩn bị can thiệp quân sự, nếu phe đảo chính không trả tự do cho tổng thống dân cử

Trọng Thành

Lực lượng đảo chính tại Niger không chấp nhận đòi hỏi của Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO) là trả tự do cho tổng thống dân cử Mohamed Bazoum. Phái đoàn trung gian hòa giải của CEDEAO rời Niamey, thủ đô Niger ngay trong đêm hôm qua, 03/08/2023, chỉ ít giờ sau khi đến.

Đăng ngày:

2 phút

Tướng Abdourahmane Tchiani (P) tại thủ đô Niamey- Niger ngày 28/07/2023.
Tướng Abdourahmane Tchiani (P) tại thủ đô Niamey- Niger ngày 28/07/2023. REUTERS - STRINGER

Thông tín viên Jean-Luc Aplogan tường trình từ Cotonou, thủ phủ kinh tế của Benin:

Các tổng tham mưu trưởng của CEDEAO đã không đi quá nhanh nhưng cũng không chậm hơn so với lịch trình dự kiến trong ba ngày làm việc này.Theo thông tin của chúng tôi, kế hoạch hành động đã được thảo ra, và những nhu cầu về nhân lực cũng như về thiết bị hiện đã được xác định cụ thể. Chiến dịch này sẽ huy động hàng ngàn binh sĩ, trong số đó có các lực lượng từ Senegal, Ghana, Benin và Nigeria.

Cảnh giác cao độ và giám sát chặt chẽ xung quanh các cuộc họp để ngăn chặn thông tin rò rỉ. Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, hiện là chủ tịch của CEDEAO, thường xuyên được Ủy ban CEDEAO và tổng tham mưu trưởng quân đội nước này cập nhật tình hình.

Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi duy trì quan điểm, cụ thể là lực lượng đảo chính ở Niger, đứng đầu là tướng Abdourahamane Tchiani, lãnh đạo Hội đồng Cứu quốc Quốc gia (CNSP), phải trả tự do và khôi phục tổng thống dân cử Mohamed Bazoum, chậm nhất là vào ngày Chủ nhật, 06/08. Nếu không, can thiệp quân sự sẽ xảy ra.

Các nỗ lực hòa giải để tìm một thỏa thuận có thể tránh được kịch bản này đã thất bại. 48 giờ trước khi kết thúc tối hậu thư của CEDEAO, tướng Tchiani - thủ lĩnh lực lượng đảo chính – vẫn điềm nhiên tiếp tục chương trình nghị sự với các thông cáo báo chí hàng ngày, gióng như chó cứ sủa nhưng đoàn người vẫn đi.

Một số nỗ lực đàm phán tiếp tục bất chấp thất bại của phái đoàn Tây Phi. Chính phủ Đức hôm nay kêu gọi không từ bỏ ‘‘các nỗ lực hòa giải’’ để tìm ra một giải pháp chính trị, tránh can thiệp vũ trang.

Tổng thống Niger bị giam lỏng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ

Tổng thống Niger, ông Mohamed Bazoum đang bị giam lỏng, phát biểu tối hôm qua. Ông cảnh báo về những hậu quả ‘‘tàn khốc’’ của cuộc đảo chính đối với thế giới và khu vực Sahel, toàn bộ khu vực có thể rơi vào vòng ảnh hưởng Nga, thông qua tập đoàn bán quân sự Wagner. Mohamed Bazoum kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và toàn bộ cộng đồng quốc tế ‘‘hỗ trợ’’ giúp khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger. 


***********

voatiengviet.com

Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng Nga thúc Triều Tiên tăng cường vũ khí cho Moscow

AP

Tòa Bạch Ốc hôm 3/8 cho hay các giới chức tình báo Hoa Kỳ đã xác định rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu tuần trước đã nói chuyện với các giới chức Triều Tiên trong chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng về việc tăng cường bán vũ khí cho Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine.

Theo phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, John Kirby, ông Shoigu đã có bài phát biểu trong chuyến thăm Triều Tiên nhân các sự kiện kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cử ông Shoigu dẫn đầu phái đoàn Nga dự lễ kỷ niệm.

Chính quyền Biden cho biết việc ông Shoigu muốn thắt chặt hợp tác với Triều Tiên nhấn mạnh rằng Điện Kremlin đã trở nên phụ thuộc vào nước này, cũng như Iran, để có được vũ khí cần thiết cho cuộc chiến chống lại Ukraine. Triều Tiên và Iran phần lớn bị cô lập trên trường quốc tế vì các chương trình hạt nhân và thành tích nhân quyền của họ.

“Đây là một ví dụ khác cho thấy ông Putin đã trở nên tuyệt vọng như thế nào vì cỗ máy chiến tranh của ông ấy đang bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu,” ông Kirby nói. “Ông ấy đang sử dụng một số lượng lớn hàng tồn kho để cố gắng chinh phạt Ukraine, và ông ấy đang vươn tới các quốc gia như Triều Tiên, như Iran, và chắc chắn ông ấy đang cố gắng tiếp cận với Trung Quốc để nhận được sự hỗ trợ cho cỗ máy chiến tranh của mình.”

Vào tháng 3 năm nay, Tòa Bạch Ốc cho biết đã thu thập được thông tin tình báo cho thấy Nga đang tìm cách môi giới cho một thỏa thuận đổi lương thực lấy vũ khí với Triều Tiên, trong đó Moscow sẽ cung cấp cho Triều Tiên lương thực cần thiết và các hàng hóa khác để đổi lấy đạn dược từ Bình Nhưỡng.

Cuối năm ngoái, Tòa Bạch Ốc nói đã xác định rằng Tập đoàn Wagner, một công ty quân sự tư nhân của Nga, đã nhận một lô hàng vũ khí từ Triều Tiên để giúp củng cố lực lượng Wagner chiến đấu ở Ukraine thay mặt cho Nga.

Cả Triều Tiên và Nga trước đây đều bác bỏ cáo buộc của Mỹ về vũ khí. Tuy nhiên, Triều Tiên đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, khẳng định rằng “chính sách bá quyền” của phương Tây do Mỹ đứng đầu đã buộc Moscow phải có hành động quân sự để bảo vệ lợi ích an ninh của mình.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden nói rằng việc Điện Kremlin phụ thuộc vào Triều Tiên và Iran cho thấy sự tuyệt vọng của Nga.

Tòa Bạch Ốc cho biết Iran là nhà cung cấp máy bay không người lái tấn công quan trọng cho Nga khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục và Moscow đã phải xoay sở để tránh các lệnh trừng phạt khiến họ không thể có được các bộ phận tinh vi để chế tạo và duy trì nguồn cung cấp vũ khí.

Hoa Kỳ từ lâu đã lo ngại rằng Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga. Ngoại trưởng Antony Blinken đã cảnh báo vào đầu năm nay rằng tình báo Hoa Kỳ cho thấy Bắc Kinh đang cân nhắc vấn đề này. Nhưng các quan chức Hoa Kỳ đã nói rằng, cho đến nay, họ không tin rằng Trung Quốc đã cung cấp vũ khí cho Moscow.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Nga Vladimir Putin về mối quan hệ đối tác “không giới hạn” khi họ gặp nhau chỉ vài tuần trước khi ông Putin xua quân vào Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Chính quyền Biden đã nhiều lần công bố các phát hiện tình báo trong suốt cuộc chiến nhằm chứng minh rằng Nga có những lựa chọn hạn chế về việc tiếp tế vũ khí.

**************

voatiengviet.com

Triều Tiên: Mỹ viện trợ vũ khí cho Đài Loan là khiêu khích ‘nguy hiểm’

Reuters

Triều Tiên ngày 4/8 chỉ trích gói viện trợ vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan, truyền thông nhà nước đưa tin cùng ngày, cáo buộc Hoa Kỳ đẩy căng thẳng trong khu vực đến “một điểm châm ngòi chiến tranh nữa”.

Hoa Kỳ tiết lộ gói viện trợ cho Đài Loan trị giá tới 345 triệu đô la vào ngày 4/8 khi Quốc hội phê duyệt vũ khí trị giá lên tới 1 tỷ đô la cho hòn đảo này như một phần của ngân sách năm 2023.

Trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải, ông Maeng Yong Rim, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, lên án kế hoạch này là một “sự khiêu khích chính trị và quân sự nguy hiểm” và là “sự vi phạm trắng trợn” nguyên tắc Một Trung Quốc.

Tuyên bố của Triều Tiên nói: “Ý đồ thâm độc của Mỹ là biến Đài Loan thành một căn cứ tiên tiến không thể đánh chìm chống lại Trung Quốc và là chiến hào hàng đầu để thực hiện chiến lược ngăn chặn Trung Quốc”.

Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình và đã nhiều lần cảnh báo chống lại bất kỳ “trao đổi chính thức” nào giữa Washington và Đài Bắc. Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng chỉ người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.

“Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan, không phải là nơi diễn ra hoạt động quân sự của Mỹ cũng không phải là bãi thử chiến tranh”, tuyên bố của Triều Tiên nói và đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẽ phải “trả giá đắt” vì “khiêu khích lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.”

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp một phái đoàn Trung Quốc tại Bình Nhưỡng vào tuần trước và cam kết phát triển quan hệ hai nước lên một “tầm cao mới”. Trước cuộc họp, họ đã xem qua các phi đạn có khả năng hạt nhân mới nhất của ông Kim và máy bay tấn công không người lái tại một cuộc duyệt binh.

Bộ Quốc phòng Đài Loan tố cáo quân đội Trung Quốc phô trương sức mạnh xung quanh hòn đảo khi gần đây điều hàng chục máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và các loại máy bay khác, bao gồm cả máy bay không người lái, lên bầu trời phía nam Đài Loan.


************

Ukraine tấn công dồn dập nhắm vào Nga?


Hai cuộc tấn công mới

Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (4.8) tuyên bố rằng vào sáng sớm cùng ngày, các lực lượng vũ trang Ukraine đã triển khai 2 tàu không người lái tấn công vào một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Novorossiysk, thuộc tỉnh Krasnodar ở phía nam của Nga. "Đáp trả cuộc tấn công, các tàu chiến Nga đã phát hiện và phá hủy các tàu không người lái bằng vũ khí thông thường", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, theo Hãng tin TASS. Tỉnh trưởng Veniamin Kondratyev của tỉnh Krasnodar viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng vụ tấn công không gây thiệt hại hay thương vong.

Trong khi đó, Reuters chiều qua dẫn một nguồn tin tình báo Ukraine nói rằng cuộc tấn công trên khiến tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Nga bị hư hỏng nghiêm trọng và không thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn tin còn nói rằng có một thủy thủ trong khoảng 100 quân nhân Nga trên tàu Olenegorsky Gornyak mang theo 450 kg thuốc nổ TNT khi tàu bị tấn công, nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào về thương vong. Cũng theo nguồn tin, cuộc tấn công do hải quân Ukraine và cơ quan tình báo nước này SBU cùng tiến hành. Đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của Moscow cũng như Kyiv.

Ukraine tấn công dồn dập nhắm vào Nga? - Ảnh 1.

Tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Nga được cho là được kéo vào bờ do bị hư hại trong một cuộc tấn công của Ukraine ngày 4.8

Reuters

Ngoài cuộc tấn công trên, Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố quân đội đã ngăn chặn một "cuộc tấn công khủng bố" bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng trên bán đảo Crimea trong đầu ngày, theo Đài RT. Bộ Quốc phòng Nga còn tuyên bố 13 UAV đã bị bắn hạ hoặc bị chế áp điện tử trong đêm. Trong những tháng gần đây, Kyiv đã tăng cường các cuộc tấn công bằng UAV vào Crimea, trong đó có TP.Sevastopol, nơi đóng vai trò là căn cứ chính của Hạm đội biển Đen của Nga. Đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.

Nhiều sáng kiến hòa bình

Những cuộc tấn công trên diễn ra trong lúc nhiều bên tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Reuters hôm qua đưa tin Ukraine và các đồng minh đang tìm kiếm sự ủng hộ toàn cầu cho một kế hoạch hòa bình của Kyiv trong một cuộc gặp do Ả Rập Xê Út tổ chức vào cuối tuần này. Các cuộc thảo luận chính dự kiến diễn ra ở TP.Jeddah (Ả Rập Xê Út) trong ngày 5 và 6.8, với sự tham dự của các cố vấn an ninh quốc gia và quan chức cấp cao khác từ khoảng 40 quốc gia. Giới ngoại giao Ukraine và phương Tây hy vọng cuộc gặp lần này có thể mang lại sự nhất trí về các nguyên tắc chính làm cơ sở cho bất kỳ giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, giới chức Ukraine nói rằng cuộc gặp ở Ả Rập Xê Út không liên quan Nga. Khi được hỏi về cuộc gặp, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga cần hiểu mục tiêu của họ và những gì sẽ được thảo luận.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gần đây tuyên bố Nga đã nhận được khoảng 30 sáng kiến hòa bình để giải quyết vấn đề Ukraine thông qua các kênh chính thức và không chính thức. Bà Zakharova nhấn mạnh Nga không bao giờ từ chối đàm phán về việc giải quyết xung đột với Ukraine, nhưng nói rằng vào tháng 4.2022, Kyiv "đã rút khỏi các cuộc đàm phán mà họ yêu cầu", theo Hãng tin TASS.

Tính đến nay, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài gần 530 ngày và gây tổn thất kinh tế lớn cho Ukraine. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 3.8 nói rằng cuộc chiến gây thiệt hại cho Ukraine khoảng 50 tỉ USD mỗi năm, theo trang The Kyiv Independent. Ông Shmyhal cho hay con số này "nhiều hơn doanh thu ngân sách thời bình" của Ukraine. 


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -8 -2023

xxx

HoaLuc 7***********

rfi.fr

Ả Rập Xê Út tổ chức hội nghị vì hòa bình cho Ukraina

Thanh Hà

Trong hai ngày 05-06/08/2023, khoảng 30 quốc gia, trong đó có Trung Quốc họp tại Jeddah (Ả Rập Xê Út) để thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraina, căn cứ vào đề xuất 10 điểm của Kiev để chấm dứt chiến tranh. Nga không được mời tham dự cuộc họp, trong lúc bốn thành viên khác trong khối BRICS và nhiều quốc gia đang trỗi dậy đều nhận lời mời của chính quyền Riyad.

Đăng ngày:

3 phút

Ảnh minh họa : Hoàng thái tử Mohammed ben Salman (P) tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập, Jeddah, Ả Rập Xê Út, ngày 19/05/2023.
Ảnh minh họa : Hoàng thái tử Mohammed ben Salman (P) tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập, Jeddah, Ả Rập Xê Út, ngày 19/05/2023. © AP / Saudi Press Agency

Trong cương vị chủ nhà, Ả Rập Xê Út chưa chính thức thông báo danh sách khách mời và chỉ cho biết rằng có nhiều « cố vấn về an ninh ». Ông Lý Huy (Li Hui), đặc sứ Trung Quốc về Ukraina, đến dự hội nghị. Hãng tin chính thức SPA của vương quốc dầu hỏa này ghi nhận hội nghị Jeddah cho thấy Riyad sẵn sàng « đảm nhiệm vai trò trung gian tìm kiếm hòa bình một cách lâu bền » cho Ukraina.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hoan nghênh nỗ lực ngoại giao của Ả Rập Xê Út, một quốc gia « gần gũi » với Matxcơva và có quan hệ hữu hảo với Kiev. Tháng 05/2023, ông Zelensky đã được Riyad mời phát biểu trực tiếp tại hội nghị Liên Đoàn Ả Rập. Vậy chính quyền Kiev có thể kỳ vọng gì ở hội nghị lần này sau cuộc họp quốc tế hồi tháng 6/2023 ở Copenhagen về một kế hoạch hòa bình cho Ukraina ?

Phát biểu cách nay hai ngày trước các đại diện ngoại giao quốc tế tại Kiev, Volodymyr Zelensky đã nói rõ ông chờ đợi cuộc họp mở ra tại Ả Rập Xê Út hôm nay là tiền đề cho một hội nghị thực thụ về hòa bình tại Ukraina vào mùa thu sắp tới. Cũng nhân dịp này, tổng thống Ukraina đã nhắc lại lập trường và những điều kiện để khởi động đàm phán vãn hồi hòa bình trên quê hương ông.

Kiev đề nghị một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm. Đòi hỏi quan trọng nhất của kế hoạch này liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, kể cả đối với vùng Crimée đã bị bị sáp nhập vào với Liên bang Nga từ 2014. Tổng thống Zelensky cũng đòi quân Nga phải rút toàn bộ khỏi lãnh thổ Ukraina. Đây là một phương án mà Matxcơva không « mảy may tính đến », như chính ông Vladimir Putin đã nhắc lại cách nay vài hôm. Đến nay, Nga chủ trương đàm phán trên cơ sở Kiev phải chịu mất 20% lãnh thổ, có nghĩa là toàn bộ vùng Donbass ở miền đông Ukraina cũng như là bán đảo Crimée đã bị Nga sáp nhập.

Cả Kiev lẫn Matxcơva cùng cương quyết giữ vững lập trường. Trong điều kiện đó, một số nhà quan sát cho rằng khó để Ả Rập Xê Út đóng vai trò trung gian. Tìm kiếm một thỏa hiệp giữa Matxcơva với Kiev hiện tại là nhiệm vụ bất khả thi. Dù vậy việc tổ chức hội nghị vãn hồi hòa bình cho Ukraina đã là một thắng lợi ngoại giao đối với vương quốc dầu hỏa Ả Rập Xê Út. Đó cũng là một thắng lợi của cá nhân hoàng thái từ Mohammed Ben Salman, người có triển vọng lên lãnh đạo đất nước sau này. 


*********

bbc.com

Hai tháng sau khi Ukraine tiến hành phản công: Liệu còn có thể thành công?



Ukraine

  • Tác giả, Frank Gardner & Jake Horton
  • Vai trò, BBC security correspondent & BBC Verify

Cuộc chiến ở Ukraine đã đến hồi gay cấn. Kể từ đây, hồi kết của cuộc chiến ra sao có thể quyết định đến tương lai của đất nước này và ảnh hưởng đến an ninh của châu Âu.

Trong 18 tháng kể từ khi Nga xâm lược, quan đội Ukraine chủ yếu ở thế phòng thủ, ngăn chặn lực lượng của Moscow chiếm thêm lãnh thổ.

Nhưng mùa hè này, Ukraine - với sự trợ giúp của những thiết bị quân sự phương Tây trị giá hàng tỷ USD - đã phản công, cố gắng đánh đuổi binh lính Nga khỏi vùng đất đã bị chiếm trước đó ở phía đông và phía nam nước này.

Hai tháng sau cuộc phản công, và với thời gian quan trọng nhất là trước khi mùa đông bắt đầu, liệu quân đội Ukraine có đạt được tiến công thực sự nào không?

Kết hợp với BBC Verify, chúng tôi đã phân tích video về cuộc chiến và trao đổi với các chuyên gia để cố gắng đưa ra đáp án cho câu hỏi này.

Nhìn vào bản đồ, phần lớn miền đông và miền nam Ukraine cho thấy không có nhiều thay đổi trong hai tháng kể từ khi cuộc phản công bắt đầu.

Nga vẫn chiếm gần 1/5 lãnh thổ Ukraine - bao gồm các thành phố Donetsk ở phía đông và Mariupol mà họ đã chiếm được sau nhiều tháng bao vây - và các lực lượng của họ đã dàn trận địa.

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine đã đạt được một số tiến công từ tháng 5/2023

Trên thực tế, không có nhiều thay đổi sau chín tháng kể từ tháng 11/2022, khi Ukraine đạt được thành tựu đáng kể cuối cùng, chiếm lại thành phố Kherson ở phía nam và các khu vực rộng lớn ở phía đông bắc.

Nhưng không phải tất cả đều là tin xấu đối với Ukraine.

Họ nói rằng quân đội của họ gần đây đã chiếm lại ngôi làng Staromaiorske ở vùng Donetsk. BBC đã xác minh video chứng minh cho tuyên bố đó.

Xung quanh Bakhmut, ở phía đông, nơi đã xảy ra giao tranh dữ dội, Ukraine cũng đã giành lại được một số khu vực nhỏ mà nước này đã mất hồi đầu mùa hè.

Và quân đội của ông Zelensky cũng đã đạt được những thành tựu nhỏ ở khu vực Zaporizhzhia ở phía nam - khu vực then chốt mà Ukraine thực sự cần tạo ra sự khác biệt mang tính quyết định.

Một cuộc tấn công của Ukraine qua vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát đến Biển Azov sẽ làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế của Nga và cắt đứt lực lượng của họ ở bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập và xa hơn về phía tây.

Bản đồ dưới đây cho thấy những khu vực mà Ukraine đã chiếm lại. Các mảng lớn màu đỏ biểu thị các khu vực do Nga kiểm soát, các khu vực màu tím là lãnh thổ do Ukraine nắm giữ hoặc giành lại được. Các vòng tròn màu đen cho thấy quân đội Nga đã củng cố khu vực này nghiêm ngặt đến mức nào.

Ví dụ, thành phố Tokmak có một vòng công sự xung quanh - như BBC Verify đã tiết lộ vào tháng 5/2023.


Tại sao tiến độ của Ukraine lại chậm chạp?


Trong hai tháng, quân đội Ukraine đã tiến được nhiều nhất là khoảng 16 km ở hai khu vực dọc theo chiến tuyến dài 160 km, theo các phân tích độc lập.

Phản công có thành tựu, nhưng chậm hơn so với những gì Ukraine và các đồng minh phương Tây đã hy vọng.

Các lực lượng Ukraine đã phản công trên ba mặt trận, sử dụng thiết bị do phương Tây cung cấp và binh sĩ được phương Tây huấn luyện, đồng thời thăm dò các điểm yếu dọc theo toàn bộ chiến tuyến dài 1.125 km.

Nhưng phía Nga đã thấy trước ý định của Ukraine và họ đã dành nhiều tháng để xây dựng những công sự rộng lớn nhất trong lịch sử cận đại.

Ba lớp chiến hào, gồm boongke, các khối bê tông chặn xe tăng hình kim tự tháp (được gọi là "răng rồng") và mạng lưới hào - được giăng hàng nghìn quả mìn - tạo ra một trở ngại lớn cho bất kỳ bước tiến nào của Ukraine, như được minh họa trong hình ảnh vệ tinh bên dưới, được chụp gần thành phố Tokmak.

Chụp lại hình ảnh,

Hệ thống phòng thủ của Nga

Marina Miron, một chuyên gia quốc phòng tại Đại học King's College London, nói rằng Ukraine đã phải giảm bớt tham vọng của mình ở phía nam, bao gồm cả tham vọng chiếm lại Crimea.

"Tôi không nghĩ điều đó sẽ sớm xảy ra," bà nói.

Tiến sĩ Miron nói rằng điều tốt nhất mà Ukraine có thể hy vọng là có khả năng chiếm lại Tokmak, nằm trên một tuyến đường huyết mạch ở phía đông nam của đất nước - một khu vực đóng vai trò là trung tâm hậu cần cho các lực lượng Nga.

Trở lại hồi tháng 6, Ukraine đã đưa một đoàn thiết giáp về phía nam tới Tokmak và nhanh chóng gặp rắc rối.

Các video được chia sẻ trên mạng xã hội, được BBC Verify kiểm chứng để so sánh các địa điểm và loại phương tiện quân sự, cho thấy xe tăng Leopard phương Tây mới được cung cấp và xe chiến đấu bộ binh Bradley va phải một bãi mìn và sau đó bị pháo binh Nga tấn công.

Nguồn hình ảnh, TELEGRAM

Chụp lại hình ảnh,

Video quay bằng drone cho thấy xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Bradley

Quân đội Nga dường như đã phục hồi sau một số sai lầm mà họ mắc phải trong 12 tháng đầu tiên của cuộc xâm lược, đồng thời đang chứng tỏ sự đổi mới và hiệu quả một cách đáng kinh ngạc trong việc phòng thủ.


Chiến thuật phòng ngự của Nga


Rất nhiều mìn chống tăng đang được sử dụng là một ví dụ.

Các phương tiện rà phá bom mìn do phương Tây cung cấp thường có thể chịu được một cú nổ từ những quả mìn này chứ không phải hai quả. Vì vậy, quân đội Nga được cho là đang đặt quả mìn này chồng lên quả kia để nhân đôi hiệu quả.

Lực lượng Nga cũng đã bắt đầu xây dựng các chiến hào đặt bẫy.

Trong một đoạn video, được BBC xác minh - nhưng hình ảnh quá bạo lực để hiển thị, bạn có thể thấy bộ binh Ukraine tiến vào các chiến hào trống ở phía nam Zaporizhzhia, trước khi chất nổ được giấu kín được kích nổ, làm nổ tung một số binh sĩ.

Quân đội Nga cũng đang tận dụng sức mạnh không quân của mình - chẳng hạn như sử dụng trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.

Những trực thăng này có thể được sử dụng để bắn tên lửa vào các phương tiện bọc thép của Ukraine buộc phải giảm tốc độ hoặc dừng lại sau khi gặp phải bãi mìn.

Và Ukraine - đáng chú ý là - không có ưu thế trên không trên chiến trường.


Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?


Trong khi Nga xây dựng hệ thống phòng thủ, Ukraine đã tập hợp hàng chục lữ đoàn thiết giáp mới thành lập, nhiều lữ đoàn được đào tạo ở châu Âu và được cung cấp trang thiết bị tốt hơn của Nga.

Ukraine hiện có khả năng phóng tên lửa, rocket hoặc đạn pháo sâu vào phía sau phòng tuyến của Nga - tấn công kho nhiên liệu, trung tâm đạn dược và trung tâm chỉ huy và kiểm soát của họ, điều có thể làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Nga từ bên trong.

Chẳng hạn, tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp này có tầm bắn hơn 240 km và đã cho phép Ukraine đẩy lùi binh lính Nga ra xa chiến tuyến.

Chụp lại hình ảnh,

Tên lửa Storm Shadow mà Anh cung cấp cho Ukraine có tầm bắn hơn 240 km

Ukraine cũng đang sử dụng bom chùm do Mỹ cung cấp.

Nhiều bom chùm không phát nổ ngay khi va chạm và vẫn là mối nguy hiểm lâu dài, nhưng Mỹ cho biết loại vũ khí này đang tỏ ra hiệu quả trước một số vị trí cố thủ của Nga.

Tuy nhiên, Gian Luca Capovin, một nhà phân tích của Jane's Defense, nói rằng bom chùm có thể giúp ích, nhưng sẽ không phải là "thứ thay đổi cuộc chơi".

Nga cũng có bom chùm của riêng mình và cũng đã triển khai vũ khí này như BBC đã đưa tin vào năm ngoái.

Cuối cùng, thời gian không đứng về phía Ukraine.

Vào mùa thu, những cơn mưa sẽ đến, biến những con đường không được trải nhựa thành bùn lầy và khiến những bước tiến xa hơn trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

Khi mùa mưa kết thúc, đến mùa xuân, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được tiến hành.

Nếu Ukraine không thể đạt được bất kỳ lợi ích quyết định nào trên chiến trường vào thời điểm đó, thì còn lâu mới có thể chắc chắn rằng sự hỗ trợ của Mỹ và Nato sẽ tiếp tục ở mức cao như hiện tại.

Đối với Kyiv, đồng hồ đang điểm. Trong khi đó, Nga chỉ đơn giản là phải bám giữ phần lãnh thổ mà họ đã chiếm giữ bất hợp pháp.

Benedict Garman, Thomas Spencer, Tural Ahmedzade và Filipa Silverio đưa tin bổ sung.


**********
rfi.fr

Đảo chính Niger: CEDEAO hoàn tất kế hoạch can thiệp quân sự 24 giờ trước khi hết hạn tối hậu thư

Trọng Thành

NIGER - ĐẢO CHÍNH

Ít giờ nữa là tối hậu thư của Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi, đòi phe đảo chính trả tự do cho ông tổng thống dân cử Niger kết thúc. Tối hôm qua, 03/08/2023, chỉ huy quân đội các nước thành viên trở về nước sau ba ngày họp kín tại Abuja, thủ đô Nigeria, để bàn phương án can thiệp.

Đăng ngày:

2 phút

Tham mưu trưởng của các nước thành viên Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO), trừ Mali, Burkina Faso, Tchad, Guinea và Niger, chụp ảnh chung sau cuộc họp bất thường về tình hình Niger, tại Abuja, Nigeria, ngày 04/08/2023.
Tham mưu trưởng của các nước thành viên Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO), trừ Mali, Burkina Faso, Tchad, Guinea và Niger, chụp ảnh chung sau cuộc họp bất thường về tình hình Niger, tại Abuja, Nigeria, ngày 04/08/2023. AP - Chinedu Asadu

Từ Benin, quốc gia thành viên CEDEAO, thông tín viên Jean-Luc Aplogan cho biết cụ thể :

‘‘Theo thông tin của chúng tôi, cuộc họp đã quyết định lập một lực lượng với quyền hạn lớn. Quyền hạn này cho phép lực lượng này tiến hành các hoạt động tấn công. Một số nguồn tin trong nội bộ cho biết Nigeria sẽ đóng vai trò chính trong lực lượng này. Lực lượng can thiệp có kế hoạch đi vào Niger bằng đường bộ, đường không và đường biển.

Nigeria là quốc gia đóng vai trò ‘‘bộ khung’’ của lực lượng quân sự Tây Phihay nói cách khác, đây là nước đóng góp lớn nhất. Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) và Benin sẽ tham gia, Senegal cũng sẵn sàng gửi quân. Danh sách có thể chưa khép lại. Hiện không có bất cứ thông tin nào về quân số. Chức tư lệnh của lực lượng có thể sẽ do quốc gia chủ chốt Nigeria đảm nhiệm.

Thứ Bảy này, mỗi tổng tham mưu trưởng trở về từ Abuja sẽ trình bày kế hoạch can thiệp với tổng thống nước mình. Lực lượng này sẽ chỉ can thiệp theo lệnh của các nguyên thủ quốc gia của khối’’.

Áp lực gia tăng với phe đảo chính, hôm nay bộ Ngoại Giao Pháp tuyên bố ủng hộ kế hoạch can thiệp quân sự của CEDEAO, nếu tổng thống Mohamed Bazoum không được khôi phục. Cùng ngày, ngoại trưởng Catherine Colonna đã tiếp thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou tại trụ sở của bộ ở Quai d’Orsay.

Lực lượng đảo chính khẳng định sẽ ‘‘phản ứng ngay lập tức’’ đối với ‘‘bất kỳ hành động gây hấn nào’’ từ một quốc gia thành viên CEDEAO. Tchad, quốc gia láng giềng và là một thế lực quân sự tại châu Phi, hôm qua cho biết không tham gia các hoạt động can thiệp liên quan đến Niger.

***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) - Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ viện trợ quân sự cho Đài Loan. Trong một bài viết của một quan chức Bắc Triều Tiên được đăng trên KCNA ngày 04/08/2023, Mỹ bị cáo buộc là biến Đài Loan thành « một điểm mồi lửa chiến tranh khác ». Quan chức này cho rằng kế hoạch của Mỹ là « một hành động chính trị và quân sự nguy hiểm »« can thiệp rõ ràng » nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất. Gói viện trợ quân sự 345 triệu đô la được Washington công bố hôm 28/07 nằm trong gói viện trợ vũ khí trị giá tới 1 tỉ đô la cho Đài Loan lấy từ ngân sách năm 2023 về Đẩy nhanh Viện trợ An ninh (PDA).

(AFP) - Pháp : Nhà nước đầu tư 1,5 tỉ euro vào nhà máy sản xuất pin của Đài Loan ở Dunkerque. Thông tin được ông Gilles Normand, chủ tịch Prologium Europe, xác nhận với AFP ngày 03/08/2023. Khoản đầu tư của Nhà nước Pháp, được Liên Hiệp Châu Âu bật đèn xanh, « sẽ giúp tăng cường phương tiện nghiên cứu và sáng tạo ». Dự án có tổng trị giá khoảng 5,2 tỉ euro, tạo khoảng 3.000 việc làm tại nhà máy và khoảng 12.000 việc làm gián tiếp trong vùng. Nhà máy ở thành phố cảng Dunkerque, tỉnh Bắc của Pháp, dự kiến mở cửa vào năm 2026, sẽ sản xuất pin cho khoảng 500.000 đến 700.000 ô tô điện. 

(Reuters) - Giải Vô Địch Bóng Đá NThế Giới tại Úc và New Zealand, sẽ đạt kỷ lục về lượng khán giả. Trong cuộc họp báo ngày 04/08/2023, Giám đốc điều hành Liên Đoàn Bóng Đá Úc James Johnson khẳng định là giải đấu đang diễn ra được nhiều người theo dõi nhất từ ​​trước đến nay và đang trên đường phá vỡ kỷ lụcvề số khán giả chomỗi trận đấu được thiết lập tại Canada vào năm 2015. Theo ông Johnson, nhân vòng bảngvừa kết thúc, đã có hơn 1,2 triệu người hâm mộ đã đi vào xem tại các sân vận động, và con số này hoàn toàn có thể lên đến mức 1,9 triệu khán giả trên sân vào cuối giải đấu vào ngày 20 tháng 8. Nhân vật này nhắc lại : « Chỉ tiêu của chúng tôi là đạt 1,5 triệu và chúng tôi sẽ vượt qua ». 

(AP) - Mỹ có thể bố trí lính trên tàu thương mại ở eo biển Hormuz để ngăn không cho Iran chận bắt. Theo một số quan chức Mỹ ngày 03/08/2023, Hoa Kỳ đang cân nhắc việc bố trí lực lượng võ trang trên các tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz. Nếu được thực hiện, đó sẽ là một hành động chưa từng thấy nhằm ngăn chặn việc Iran bắt giữ hay sách nhiễu các tàu dân sự đi qua eo biển. Từ năm 2019 đến nay, Iran đã nhiều lần bắt giữ các tàu chở dầu hay vận tải thương mại nhằm gây sức ép trên phương Tây trên vấn đề hạt nhân. 

(RFI) - Tập đoàn France Medias Monde (FMM) phản đối Niger cắt sóng đài phát thanh RFI và đài truyền hình France 24. Trong thông cáo ngày 03/08/2023, tập đoàn FMM cho rằng quyết định cấm trên khiến người dân của khu vực này không được hưởng thông tin độc lập, tự do, có kiểm chứng. RFI có 7 trạm FM sóng ngắn ở Mali, phát các chương trình bằng tiếng Pháp, tiếng Haoussa và Fulfulde cũng như có thể truy cập qua vệ tinh. Trước đó, RFI và France 24 đã bị kiểm duyệt ở Mali và Burkina Faso.

(Reuters) - Mỹ chưa nhận được phản hồi từ Trung Quốc về lời mời ngoại trưởng Vương Nghị tới Washington. Hôm qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết như trên, đồng thời khẳng định « hy vọng tiếp tục các cuộc trao đổi quan trọng » như ở Bắc Kinh. Phát biểu của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau khi bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 01/08, chính thức gửi lời mời ông Vương Nghị. Hôm qua Bắc Kinh chỉ mới phản hồi với tuyên bố ngắn gọn « sẵn sàng duy trì liên lạc » với Mỹ về chuyến công du có thể của ông Vương Nghị.

(AFP) - Ba Lan bắt giữ thêm một người Belarus bị tình nghi làm gián điệp cho Matxcơva.  Bộ Nội vụ Ba Lan hôm qua cho biết nghi phạm tên Mikhail A. « đã tham gia do thám một số cơ sở quân sự và hải cảng, và thực hiện các hoạt động tuyên truyền cho Nga ». Theo bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski, đây là người thứ 16 bị giam giữ liên quan đến mạng lưới gián điệp, bị cáo buộc tìm cách « làm trật bánh các chuyến tàu viện trợ cho Ukraine » cũng như « kích động tâm lý chống Ukraina, chống lại viện trợ của Ba Lan cho Ukraine ». Ba Lan yêu cầu Minsk chấm dứt khiêu khích dọc biên giới. 

(AFP) - Diện tích rừng bị phá tại Amazon giảm gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu chính thức được chính phủ Brazil công bố hôm 03/08, 500 km2 rừng bị phá ở Amazon, mức thấp nhất kể từ năm 2017. Năm cuối cùng của nhiệm kỳ của cựu tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro, 1.487 km2 rừng bị phá vào tháng 7 năm 2022. Dữ liệu được công bố một tuần trước hội nghị 8 quốc gia thành viên tổ chức hợp tác bảo vệ Amazon (OTCA) tại Belem, phía bắc Brazil.  « Việc phá rừng ở Amazon giảm trong tháng 7 là một dấu hiệu quan trọng cho thấy tình hình đang được kiểm soát trở lại », theo văn phòng Brazil của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). 


***************

Tin tức thế giới 5-8: Ukraine quyết lấy lại Bakhmut; Các điểm nóng mới là Niger, Mỹ - Iran


Cầu Crimea - Ảnh: TASS

Cầu Crimea - Ảnh: TASS

Hôm 4-8, quan chức quân đội Ukraine bất ngờ tiết lộ mục tiêu tái chiếm các vùng đất gần thành phố Bakhmut.

Đây là thành phố nằm ở miền đông Ukraine, và là một trong những chiến trường đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

* Ukraine muốn tái chiếm Bakhmut

"Người Nga đang đưa số lượng lớn hỏa lực tới khu vực Bakhmut. Điều quan trọng với chúng tôi là thiết lập lợi thế tại các khu vực này", Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói trên truyền hình quốc gia.

Theo bà Maliar, Ukraine đang có những tiến bộ "chậm nhưng tự tin" tại miền nam thành phố Bakhmut. Trong khi đó, Kiev đang kiểm soát một số vị trí tại phía bắc nơi này giữa lúc nhiều cuộc chạm trán khốc liệt diễn ra.

Bakhmut bị Nga kiểm soát kể từ tháng 5 sau thắng lợi của lực lượng lính đánh thuê Wagner. Ukraine đã khởi động cuộc phản công hồi tháng 6 với mục tiêu tái chiếm các vị trí bị Nga kiểm soát tới nay.

Kiev muốn tiến về phía nam tới Biển Azov, cắt đứt cây cầu trên đất liền nối bán đảo Crimea và khu vực Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine.

* Cầu Crimea an toàn sau mối đe dọa tấn công

Hôm 4-8, người dân tại eo biển Kerch nghe thấy tiếng động lớn, nghi cầu Crimea tiếp tục bị tấn công. Tuy nhiên ông Oleg Kryuchkov - cố vấn của lãnh đạo bán đảo Crimea - thông báo trên Telegram rằng tiếng động lớn nêu trên không liên quan gì tới cầu Crimea. 

"Một mối đe dọa tấn công đã được công bố. Sau khi vụ này bị ngăn chặn, giao thông sẽ được khôi phục", thông báo viết.

Cầu Crimea là tuyến đường nối đất liền Nga với bán đảo Crimea, vốn sáp nhập vào Nga từ năm 2014. Cây cầu này thường xuyên là mục tiêu tấn công trong vài tháng gần đây, thời điểm xung đột Nga - Ukraine căng thẳng với màn phản công của Kiev.

* Triều Tiên chỉ trích chương trình hạt nhân của Mỹ

Phái đoàn thường trực của Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc chỉ trích Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân, kêu gọi Washington dừng "chia sẻ hạt nhân" hoặc cái gọi là "tăng cường khả năng răn đe mở rộng", Hãng thông tấn KCNA đưa tin ngày 5-8.

Lâu nay, chương trình hạt nhân của Triều Tiên là tâm điểm chỉ trích của Mỹ và phương Tây, cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Tuy nhiên, Triều Tiên cho rằng chính Mỹ đang đẩy mạnh việc chia sẻ hạt nhân thông qua các chương trình hợp tác, ví dụ liên minh AUKUS (Úc, Anh, Mỹ), và nhóm tham vấn vấn đề hạt nhân (NCG) với Hàn Quốc. 

Trong tuyên bố vừa qua, Bình Nhưỡng bảo vệ chương trình hạt nhân của mình và cho rằng đó là việc thực thi chủ quyền.

* Tây Phi lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger

Hôm 4-8, Nhóm Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố đã lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger nếu cuộc đảo chính ở Niger không chấm dứt trong ngày 6-8 tới.

Niger đang là tâm điểm sau vụ đảo chính từ giữa tháng 7 qua, khi Tổng thống Mohamed Bazoum đã bị bắt giữ. Tướng Abdourahamane Tchiani, từng lãnh đạo lực lượng bảo vệ tổng thống, đã tuyên bố lên nắm quyền.

ECOWAS đã cố gắng làm trung gian giải quyết vụ đảo chính này nhưng chưa có tín hiệu thành công. Nhiều nước đã sơ tán công dân khỏi Niger trong bối cảnh an ninh căng thẳng ở quốc gia Tây Phi này.

* Lãnh đạo đối lập ở Nga bị phạt tù bổ sung

Hôm 4-8, Nga tuyên án 19 năm tù đối với ông Alexey Navalny, nhà lãnh đạo đối lập nổi bật ở Nga. Ông Navalny, một trong những người chỉ trích Tổng thống Putin, bị cáo buộc nhiều tội danh liên quan tới hành động theo chủ nghĩa cực đoan

Ông Navalny ngược lại tố cáo chính quyền Nga muốn dùng trường hợp này để răn đe những người có quan điểm chống đối.

Ông Alexey Navalny trong video của một phiên tòa ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Ông Alexey Navalny trong video của một phiên tòa ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

* Nguy cơ Mỹ và Iran đụng độ trực tiếp

Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch đưa thủy quân lục chiến và thủy thủ lên các tàu thương mại của các công ty tư nhân. Đây là động thái nhằm ngăn nguy cơ tàu, thuyền bị Iran bắt giữ ở Trung Đông, theo lời các quan chức Mỹ ngày 3-8.

Báo Washington Post cho rằng động thái leo thang này có thể đẩy Mỹ và Iran vào một cuộc đối đầu trực tiếp.

* Nga áp dụng thuế phụ thu đối với các doanh nghiệp lớn

Hôm 4-8, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ban hành luật áp dụng thuế phụ thu đối với các doanh nghiệp lớn. Chính sách này không áp dụng với công ty dầu khí và sản xuất than. 

Các doanh nghiệp nộp thuế này trước ngày 30-11 sẽ được giảm 50% tiền đóng. Phần thuế thu lần này được đưa vào ngân sách liên bang, ước tính gần 3,5 tỉ USD.

Hành trình khổ ải

Lực lượng an ninh biên giới Libya cung cấp nước cho những người nhập cư từ châu Phi hôm 31-7. Những người này được cho là bị chính quyền Tunisia bỏ rơi sau khi họ đến một khu vực gần biên giới Libya - Tunisia - Ảnh: AFP

Lực lượng an ninh biên giới Libya cung cấp nước cho những người nhập cư từ châu Phi hôm 31-7. Những người này được cho là bị chính quyền Tunisia bỏ rơi sau khi họ đến một khu vực gần biên giới Libya - Tunisia - Ảnh: AFP


*************

Niger: CEDEAO chuẩn bị can thiệp quân sự, nếu phe đảo chính không trả tự do cho tổng thống dân cử

Trọng Thành

Lực lượng đảo chính tại Niger không chấp nhận đòi hỏi của Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO) là trả tự do cho tổng thống dân cử Mohamed Bazoum. Phái đoàn trung gian hòa giải của CEDEAO rời Niamey, thủ đô Niger ngay trong đêm hôm qua, 03/08/2023, chỉ ít giờ sau khi đến.

Đăng ngày:

2 phút

Tướng Abdourahmane Tchiani (P) tại thủ đô Niamey- Niger ngày 28/07/2023.
Tướng Abdourahmane Tchiani (P) tại thủ đô Niamey- Niger ngày 28/07/2023. REUTERS - STRINGER

Thông tín viên Jean-Luc Aplogan tường trình từ Cotonou, thủ phủ kinh tế của Benin:

Các tổng tham mưu trưởng của CEDEAO đã không đi quá nhanh nhưng cũng không chậm hơn so với lịch trình dự kiến trong ba ngày làm việc này.Theo thông tin của chúng tôi, kế hoạch hành động đã được thảo ra, và những nhu cầu về nhân lực cũng như về thiết bị hiện đã được xác định cụ thể. Chiến dịch này sẽ huy động hàng ngàn binh sĩ, trong số đó có các lực lượng từ Senegal, Ghana, Benin và Nigeria.

Cảnh giác cao độ và giám sát chặt chẽ xung quanh các cuộc họp để ngăn chặn thông tin rò rỉ. Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, hiện là chủ tịch của CEDEAO, thường xuyên được Ủy ban CEDEAO và tổng tham mưu trưởng quân đội nước này cập nhật tình hình.

Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi duy trì quan điểm, cụ thể là lực lượng đảo chính ở Niger, đứng đầu là tướng Abdourahamane Tchiani, lãnh đạo Hội đồng Cứu quốc Quốc gia (CNSP), phải trả tự do và khôi phục tổng thống dân cử Mohamed Bazoum, chậm nhất là vào ngày Chủ nhật, 06/08. Nếu không, can thiệp quân sự sẽ xảy ra.

Các nỗ lực hòa giải để tìm một thỏa thuận có thể tránh được kịch bản này đã thất bại. 48 giờ trước khi kết thúc tối hậu thư của CEDEAO, tướng Tchiani - thủ lĩnh lực lượng đảo chính – vẫn điềm nhiên tiếp tục chương trình nghị sự với các thông cáo báo chí hàng ngày, gióng như chó cứ sủa nhưng đoàn người vẫn đi.

Một số nỗ lực đàm phán tiếp tục bất chấp thất bại của phái đoàn Tây Phi. Chính phủ Đức hôm nay kêu gọi không từ bỏ ‘‘các nỗ lực hòa giải’’ để tìm ra một giải pháp chính trị, tránh can thiệp vũ trang.

Tổng thống Niger bị giam lỏng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ

Tổng thống Niger, ông Mohamed Bazoum đang bị giam lỏng, phát biểu tối hôm qua. Ông cảnh báo về những hậu quả ‘‘tàn khốc’’ của cuộc đảo chính đối với thế giới và khu vực Sahel, toàn bộ khu vực có thể rơi vào vòng ảnh hưởng Nga, thông qua tập đoàn bán quân sự Wagner. Mohamed Bazoum kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và toàn bộ cộng đồng quốc tế ‘‘hỗ trợ’’ giúp khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger. 


***********

voatiengviet.com

Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng Nga thúc Triều Tiên tăng cường vũ khí cho Moscow

AP

Tòa Bạch Ốc hôm 3/8 cho hay các giới chức tình báo Hoa Kỳ đã xác định rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu tuần trước đã nói chuyện với các giới chức Triều Tiên trong chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng về việc tăng cường bán vũ khí cho Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine.

Theo phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, John Kirby, ông Shoigu đã có bài phát biểu trong chuyến thăm Triều Tiên nhân các sự kiện kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cử ông Shoigu dẫn đầu phái đoàn Nga dự lễ kỷ niệm.

Chính quyền Biden cho biết việc ông Shoigu muốn thắt chặt hợp tác với Triều Tiên nhấn mạnh rằng Điện Kremlin đã trở nên phụ thuộc vào nước này, cũng như Iran, để có được vũ khí cần thiết cho cuộc chiến chống lại Ukraine. Triều Tiên và Iran phần lớn bị cô lập trên trường quốc tế vì các chương trình hạt nhân và thành tích nhân quyền của họ.

“Đây là một ví dụ khác cho thấy ông Putin đã trở nên tuyệt vọng như thế nào vì cỗ máy chiến tranh của ông ấy đang bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu,” ông Kirby nói. “Ông ấy đang sử dụng một số lượng lớn hàng tồn kho để cố gắng chinh phạt Ukraine, và ông ấy đang vươn tới các quốc gia như Triều Tiên, như Iran, và chắc chắn ông ấy đang cố gắng tiếp cận với Trung Quốc để nhận được sự hỗ trợ cho cỗ máy chiến tranh của mình.”

Vào tháng 3 năm nay, Tòa Bạch Ốc cho biết đã thu thập được thông tin tình báo cho thấy Nga đang tìm cách môi giới cho một thỏa thuận đổi lương thực lấy vũ khí với Triều Tiên, trong đó Moscow sẽ cung cấp cho Triều Tiên lương thực cần thiết và các hàng hóa khác để đổi lấy đạn dược từ Bình Nhưỡng.

Cuối năm ngoái, Tòa Bạch Ốc nói đã xác định rằng Tập đoàn Wagner, một công ty quân sự tư nhân của Nga, đã nhận một lô hàng vũ khí từ Triều Tiên để giúp củng cố lực lượng Wagner chiến đấu ở Ukraine thay mặt cho Nga.

Cả Triều Tiên và Nga trước đây đều bác bỏ cáo buộc của Mỹ về vũ khí. Tuy nhiên, Triều Tiên đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, khẳng định rằng “chính sách bá quyền” của phương Tây do Mỹ đứng đầu đã buộc Moscow phải có hành động quân sự để bảo vệ lợi ích an ninh của mình.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden nói rằng việc Điện Kremlin phụ thuộc vào Triều Tiên và Iran cho thấy sự tuyệt vọng của Nga.

Tòa Bạch Ốc cho biết Iran là nhà cung cấp máy bay không người lái tấn công quan trọng cho Nga khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục và Moscow đã phải xoay sở để tránh các lệnh trừng phạt khiến họ không thể có được các bộ phận tinh vi để chế tạo và duy trì nguồn cung cấp vũ khí.

Hoa Kỳ từ lâu đã lo ngại rằng Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí cho Nga. Ngoại trưởng Antony Blinken đã cảnh báo vào đầu năm nay rằng tình báo Hoa Kỳ cho thấy Bắc Kinh đang cân nhắc vấn đề này. Nhưng các quan chức Hoa Kỳ đã nói rằng, cho đến nay, họ không tin rằng Trung Quốc đã cung cấp vũ khí cho Moscow.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Nga Vladimir Putin về mối quan hệ đối tác “không giới hạn” khi họ gặp nhau chỉ vài tuần trước khi ông Putin xua quân vào Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Chính quyền Biden đã nhiều lần công bố các phát hiện tình báo trong suốt cuộc chiến nhằm chứng minh rằng Nga có những lựa chọn hạn chế về việc tiếp tế vũ khí.

**************

voatiengviet.com

Triều Tiên: Mỹ viện trợ vũ khí cho Đài Loan là khiêu khích ‘nguy hiểm’

Reuters

Triều Tiên ngày 4/8 chỉ trích gói viện trợ vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan, truyền thông nhà nước đưa tin cùng ngày, cáo buộc Hoa Kỳ đẩy căng thẳng trong khu vực đến “một điểm châm ngòi chiến tranh nữa”.

Hoa Kỳ tiết lộ gói viện trợ cho Đài Loan trị giá tới 345 triệu đô la vào ngày 4/8 khi Quốc hội phê duyệt vũ khí trị giá lên tới 1 tỷ đô la cho hòn đảo này như một phần của ngân sách năm 2023.

Trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải, ông Maeng Yong Rim, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, lên án kế hoạch này là một “sự khiêu khích chính trị và quân sự nguy hiểm” và là “sự vi phạm trắng trợn” nguyên tắc Một Trung Quốc.

Tuyên bố của Triều Tiên nói: “Ý đồ thâm độc của Mỹ là biến Đài Loan thành một căn cứ tiên tiến không thể đánh chìm chống lại Trung Quốc và là chiến hào hàng đầu để thực hiện chiến lược ngăn chặn Trung Quốc”.

Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình và đã nhiều lần cảnh báo chống lại bất kỳ “trao đổi chính thức” nào giữa Washington và Đài Bắc. Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng chỉ người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.

“Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan, không phải là nơi diễn ra hoạt động quân sự của Mỹ cũng không phải là bãi thử chiến tranh”, tuyên bố của Triều Tiên nói và đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẽ phải “trả giá đắt” vì “khiêu khích lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.”

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp một phái đoàn Trung Quốc tại Bình Nhưỡng vào tuần trước và cam kết phát triển quan hệ hai nước lên một “tầm cao mới”. Trước cuộc họp, họ đã xem qua các phi đạn có khả năng hạt nhân mới nhất của ông Kim và máy bay tấn công không người lái tại một cuộc duyệt binh.

Bộ Quốc phòng Đài Loan tố cáo quân đội Trung Quốc phô trương sức mạnh xung quanh hòn đảo khi gần đây điều hàng chục máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và các loại máy bay khác, bao gồm cả máy bay không người lái, lên bầu trời phía nam Đài Loan.


************

Ukraine tấn công dồn dập nhắm vào Nga?


Hai cuộc tấn công mới

Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (4.8) tuyên bố rằng vào sáng sớm cùng ngày, các lực lượng vũ trang Ukraine đã triển khai 2 tàu không người lái tấn công vào một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Novorossiysk, thuộc tỉnh Krasnodar ở phía nam của Nga. "Đáp trả cuộc tấn công, các tàu chiến Nga đã phát hiện và phá hủy các tàu không người lái bằng vũ khí thông thường", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, theo Hãng tin TASS. Tỉnh trưởng Veniamin Kondratyev của tỉnh Krasnodar viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng vụ tấn công không gây thiệt hại hay thương vong.

Trong khi đó, Reuters chiều qua dẫn một nguồn tin tình báo Ukraine nói rằng cuộc tấn công trên khiến tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Nga bị hư hỏng nghiêm trọng và không thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn tin còn nói rằng có một thủy thủ trong khoảng 100 quân nhân Nga trên tàu Olenegorsky Gornyak mang theo 450 kg thuốc nổ TNT khi tàu bị tấn công, nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào về thương vong. Cũng theo nguồn tin, cuộc tấn công do hải quân Ukraine và cơ quan tình báo nước này SBU cùng tiến hành. Đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của Moscow cũng như Kyiv.

Ukraine tấn công dồn dập nhắm vào Nga? - Ảnh 1.

Tàu đổ bộ Olenegorsky Gornyak của Nga được cho là được kéo vào bờ do bị hư hại trong một cuộc tấn công của Ukraine ngày 4.8

Reuters

Ngoài cuộc tấn công trên, Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố quân đội đã ngăn chặn một "cuộc tấn công khủng bố" bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng trên bán đảo Crimea trong đầu ngày, theo Đài RT. Bộ Quốc phòng Nga còn tuyên bố 13 UAV đã bị bắn hạ hoặc bị chế áp điện tử trong đêm. Trong những tháng gần đây, Kyiv đã tăng cường các cuộc tấn công bằng UAV vào Crimea, trong đó có TP.Sevastopol, nơi đóng vai trò là căn cứ chính của Hạm đội biển Đen của Nga. Đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.

Nhiều sáng kiến hòa bình

Những cuộc tấn công trên diễn ra trong lúc nhiều bên tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Reuters hôm qua đưa tin Ukraine và các đồng minh đang tìm kiếm sự ủng hộ toàn cầu cho một kế hoạch hòa bình của Kyiv trong một cuộc gặp do Ả Rập Xê Út tổ chức vào cuối tuần này. Các cuộc thảo luận chính dự kiến diễn ra ở TP.Jeddah (Ả Rập Xê Út) trong ngày 5 và 6.8, với sự tham dự của các cố vấn an ninh quốc gia và quan chức cấp cao khác từ khoảng 40 quốc gia. Giới ngoại giao Ukraine và phương Tây hy vọng cuộc gặp lần này có thể mang lại sự nhất trí về các nguyên tắc chính làm cơ sở cho bất kỳ giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, giới chức Ukraine nói rằng cuộc gặp ở Ả Rập Xê Út không liên quan Nga. Khi được hỏi về cuộc gặp, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga cần hiểu mục tiêu của họ và những gì sẽ được thảo luận.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gần đây tuyên bố Nga đã nhận được khoảng 30 sáng kiến hòa bình để giải quyết vấn đề Ukraine thông qua các kênh chính thức và không chính thức. Bà Zakharova nhấn mạnh Nga không bao giờ từ chối đàm phán về việc giải quyết xung đột với Ukraine, nhưng nói rằng vào tháng 4.2022, Kyiv "đã rút khỏi các cuộc đàm phán mà họ yêu cầu", theo Hãng tin TASS.

Tính đến nay, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài gần 530 ngày và gây tổn thất kinh tế lớn cho Ukraine. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 3.8 nói rằng cuộc chiến gây thiệt hại cho Ukraine khoảng 50 tỉ USD mỗi năm, theo trang The Kyiv Independent. Ông Shmyhal cho hay con số này "nhiều hơn doanh thu ngân sách thời bình" của Ukraine. 


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm