Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 06 -8 -2023

xxx

HoaLuc 7
****************
rfi.fr

Nga ồ ạt huy động tên lửa siêu thanh, hành trình và drone oanh kích Ukraina

Thanh Hà

Một trung tâm truyền máu, một hãng chế tạo trực thăng Ukraina bị oanh kích. Trong đêm 05 rạng sáng ngày 06/08/2023 Nga tiến hành 70 đợt tấn công, sử dụng tên lửa hành trình, tên lửa siêu thanh và drone do Iran chế tạo. Trước đó Matxcơva tuyên bố trả đũa đích đáng vụ drone Ukraina tấn công tàu chở dầu của Nga ở eo biển Kertch –Biển Đen

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh minh họa: Một chiếc drone phát nổ trên bầu trời thành phố Kiev (Ukraina) trong một cuộc tấn công của Nga ngày 02/08/2023.
Ảnh minh họa: Một chiếc drone phát nổ trên bầu trời thành phố Kiev (Ukraina) trong một cuộc tấn công của Nga ngày 02/08/2023. © REUTERS - GLEB GARANICH

Không Quân Ukraina sáng nay thông báo tiêu hủy 30 trên tổng số 40 tên lửa hành trình của đối phương và toàn bộ 27 drone Shahed quân đội Nga đã nhắm về phía Ukraina trong đêm qua. Nga đã sử dụng cả tên lửa siêu thanh Kinzhal trong các đợt oanh kích lần này. Hãng tin Anh Reuters cho biết chưa thể kiểm chứng các tin trên.

Theo phát ngôn viên lực lượng Không Quân Ukraina, Yuriy Ihnat, hỏa lực của Nga đêm qua nhắm vào khu vực Khmelnytskyi, cách thủ đô Kiev hơn 250 km về hướng tây nam và quân đội Nga đang bị sân bay quân sự Starokostiantyniv cũng thuộc Khmelnytskyi « ám ảnh ». Căn cứ này từng bị tấn công hồi cuối tháng 7/2023. Tổng thống Volodymyr Zelensky tối qua trên mạng Telegram cho biết cũng tại khu vực này, nhà máy chế tạo trực thăng và động cơ phản lực Motor Sich là mục tiêu tấn công.

Còn ở khu vực miền đông Ukraina, một trung tâm truyền máu tại Kupiansk - trong vùng Kharkiv - đã bị oanh kích. Vẫn theo lời ông Zelensky, vụ tấn công này gây « thiệt hại nhân mạng và làm nhiều người bị thương ». Không đi sâu vào chi tiết, nguyên thủ Ukraina cho đăng một tấm ảnh với một tòa nhà bốc cháy bên cạnh hàng chữ « Tội ác chiến tranh này nói lên tất cả hành vi của Nga (…). Những con thú dữ tàn phá tất cả những gì cho phép sự sống ».

Ukraina dùng bom chùm tấn công đại học Donetsk

Về phía Matxcơva, sáng nay trên Telegram, đô trưởng Donetsk Alexei Kulemzin do Nga dựng lên, đăng ảnh mái trường Đại Học Kinh Tế thành phố đang bốc cháy và kèm theo lời chú thích : « Trong vụ tấn công gần đây nhất (…) quân đội Ukraina sử dụng bom chùm ». Reuters cũng không thể kiểm chứng cáo buộc của chính quyền Donetsk.

Cuối cùng, từ chiều qua bộ Quốc Phòng Nga cho biết đã « chận » được drone Reaper của Không Quân Mỹ đang tiến gần đến « biên giới Nga trong khu vực Biển Đen » và chiếc drone này « đã quay đầu trở lại » về hướng Ukraina.

Matxcơva thì dọa trả đũa đích đáng vụ một tàu dầu của Nga ở eo biển Kertch sáng qua bị tấn công bằng drone Ukraina. Nga mạnh mẽ lên án quân đội Ukraina « nhắm vào một mục tiêu dân sự ».


**************

rfi.fr

Biển Đông: Manila và Washington tố cáo Hải Cảnh TQ tấn công tàu Philippines

Trọng Nghĩa

Chính quyền Manila vào hôm nay 06/08/2023 đã lên án lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc về một vụ bắn vòi rồng “bất hợp pháp” và “nguy hiểm” vào tàu của Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ngay từ hôm qua, Washington đã lên tiếng tố cáo hành vi gây “bất ổn” của Bắc Kinh.

Đăng ngày:

3 phút

Ảnh tư liệu: Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tầu cá Philippines, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa.
Ảnh tư liệu: Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tầu cá Philippines, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa. AP - Renato Etac

Theo hãng tin Pháp AFP, sự cố xẩy ra hôm thứ Bảy 05/08, khi lực lượng Tuần Duyên Philippines hộ tống đội tàu chở thực phẩm, nước uống, nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác cho đơn vị quân đội Philippines đồn trú trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo Quân Đội Philippines, lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc có mặt trong khu vực đã “chặn đường và bắn vòi rồng” vào một trong những chiếc tàu tiếp tế của Philippines. Trong một thông cáo, phát ngôn viên quân đội, đại tá Medel Aguilar cho biết thêm là do các hành động “hung hăng quá mức” của phía Trung Quốc, một chiếc tàu thứ hai đã không thể cho bốc dỡ hàng hóa.

Trong một thông cáo, Tuần Duyên Philippines đã “lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc và việc sử dụng vòi rồng phi pháp chống lại các tàu của Tuần Duyên Philippines”. Bản thông cáo nói thêm: “Những hành động như vậy của Hải Cảnh Trung Quốc không chỉ coi thường sự an toàn của thủy thủ trên các tàu Tuần Duyên và các tàu tiếp tế Philippines,mà còn vi phạm luật pháp quốc tế.”

Trong một tuyên bố, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng lên án các hành động của Trung Quốc, nói rằng thủ phạm là lực lượng Hải Cảnh cũng như “dân quân biển” Trung Quốc, và đó là những hành động đe dọa trực tiếp hòa bình và ổn định trong khu vực.

Căng thẳng trở lại giữa Manila-Bắc Kinh trên Biển Đông

Sự cố hôm 05/08/2023 là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2021 mà Hải Cảnh Trung Quốc lại sử dụng vòi rồng để ngăn không cho Philippines tiếp tế cho quân lính của mình đồn trú trên Bãi Cỏ Mây. Theo Manila, tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn, sách nhiễu hoặc theo dõi các tàu Philippines tuần tra trong vùng biển tranh chấp.

Bắc Kinh yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei và đã phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 theo đó các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bùng phát trở lại vào đầu năm nay sau khi một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng tia laser “quân sự” nhắm vào một tàu bảo vệ bờ biển Philippines gần Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cáo buộc tàu Philippines xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà không được phép.

Xin nhắc lại là sau khi Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn vào giữa những năm 1990, Philippines đã cho một tàu hải quân cũ mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây gần đó, bố trí một toán thủy quân lục chiến đồn trú thường trực trên đó để khẳng định yêu sách lãnh thổ của Manila trong  vùng biển này.

Trong một sự cố khác vào tháng 4, một tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã cắt ngang tàu tuần tra Malapascua của Philippines chở theo các nhà báo đến gần Bãi Cỏ Mây.

Một nhóm phóng viên AFP ở trên một tàu tuần duyên khác của Philippines đã chứng kiến ​​vụ “suýt va chạm”.

Trong vụ việc đó, thuyền trưởng tàu Malapascua Rodel Hernandez cho biết tàu Trung Quốc đã đến cách tàu của ông chỉ 45 mét, buộc ông phải chuyển hướng nhanh chóng mới tránh được tai nạn.


***********

rfi.fr

Quân đội nhiều nước Tây Phi đã chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào Niger

Thùy Dương

Hôm nay 06/08/2023 là hạn chót tối hậu thư của Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO), đòi phe đảo chính Niger trả tự do cho tổng thống dân cử Mohamed Bazoum. Trong mấy ngày qua, lãnh đạo các nước Tây Phi và giới ngoại giao trong khu vực đã ráo riết trao đổi ý kiến, với tâm điểm là một chiến dịch can thiệp quân sự nhắm vào Niger nếu tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum không được trả tự do. Nhiều nước đã đặt lực lượng quân sự trong tư thế sẵn sàng hành động.

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh tư liệu: Lính Senegal thuộc lực lượng CEDEAO được chào đón tại Banjul, thủ đô Gambia, ngày 22/01/2017. Senegal là một trong những nước sẵn sàng can thiệp vào Niger để tái lập tổng thống Bazoum bị lật đổ ngày 26/07/2023.
Ảnh tư liệu: Lính Senegal thuộc lực lượng CEDEAO được chào đón tại Banjul, thủ đô Gambia, ngày 22/01/2017. Senegal là một trong những nước sẵn sàng can thiệp vào Niger để tái lập tổng thống Bazoum bị lật đổ ngày 26/07/2023. AP - Jerome Delay

Từ Cotonou, Bénin, thông tin viên khu vực, Serge Daniel, cho biết thêm chi tiết :

« Những nguyên thủ quốc gia nào nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại nhất ? Đó là tổng thống Côte d’Ivoire - Alassane Ouattara, tổng thống Nigeria - Bola Tinubu và tổng thống Senegal - Macky Sall. Trong số những nguyên thủ nhận được nhiều cuộc gọi nhiều nhất có tổng thống Guinée-Bissau, Umaru Sissoko Emballo, người gọi các đồng nhiệm là « Anh trai thân mến », thậm chí là « Cha yêu quý ».

Họ trao đổi với nhau những tin tức gì ? Đó là thông tin về tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum. Tinh thần của ông vẫn vững vàng, nhưng những người cầm giữ ông đã phá một con đường gần cửa ra vào của ngôi nhà nơi ông đang bị giam.

Bây giờ có can thiệp vào Niger hay không ? Một số nguyên thủ, chẳng hạn tổng thống Togo - Faure Gnassingbé - vẫn luôn hy vọng có một giải pháp thông qua con đường hòa giải. Nhưng với một số lãnh đạo khác, đồng hồ đếm ngược đã bắt đầu. Ở giữa hai phe là tổng thống Benin, Patrice Talon, người thường trao đổi với đồng nhiệm nước Nigeria láng giềng.

Trên giấy tờ, kế hoạch quân sự cho khả năng can thiệp đã sẵn sàng. Nhiều quốc gia đã chuẩn bị sẵn phương tiện và các đội quân. Một số nước huy động một tiểu đoàn, một số khác thì dành hẳn nhiều tiểu đoàn để sẵn sàng cho chiến dịch. Nhưng không có hoạt động quân sự nào nếu không có thông tin tình báo. Nhân viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nigeria đã tỏa ra khắp khu vực »

Phe đảo chánh tại Niger cầu cứu Wagner

Theo trang mạng Africanews vào hôm qua 05/08, giới lãnh đạo quân sự lên cầm quyền tại Niger sau vụ đảo chính đã đề nghị đội quân đánh thuê Wagner của Nga trợ giúp. Khi sang thăm nước láng giềng Mali, tướng Salifou Mody, nhân vật số 2 trong tập đoàn quân sự mới lên chiếm quyền tại Niger đã liên hệ với một đại diện của Wagner tại Mali và đưa ra đề xuất nói trên.

Về các biện pháp trừng phạt quốc tế, Reuters cho biết hôm qua 05/08, đến lượt Mỹ đình chỉ một số chương trình hỗ trợ mà chính phủ Niger được hưởng.

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) - Tổng thống Biden chuẩn bị ban hành lệnh giới hạn đầu tư của Mỹ sang Trung Quốc. Lệnh này liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao. Một số nguồn tin thông thạo cho biết quyết định sẽ được đưa ra vào đầu tuần tới. Cho đến chiều 04/08/2023, Nhà Trắng từ chối bình luận về tin trên. Mỹ tìm cách hạn chế tối đa các hoạt động cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng quân sự và hiện đại hóa các phương tiện quốc phòng.

(Reuters) - Pakistan : Cựu thủ tướng Imran Khan bị bắt tại Lahore sau khi bị tuyên án ba năm tù vì tội tham nhũng. Sáng 05/08/2023, luật sư bào chữa cho ông Khan cho biết cảnh sát đã bao vây nhà riêng và áp giải cựu thủ tướng Pakistan vào tù. Đảng Phong Trào Công Lý - PTI do Imran Khan lãnh đạo sẽ kháng án lên Tối Cao Pháp Viện. Iramn Khan, 70 tuổi, nguyên là một ngôi sao trong làng bóng cricket của Pakistan. Ông giữ chức thủ tướng từ 2018 đến 2022 và bị cáo buộc nhận hối lộ 140 triệu rupia, tương đương với khoảng nửa triệu đô la Mỹ, trong thời gian điều hành đất nước.

(AFP) - Cựu thủ tướng Thái Lan lùi ngày về quê nhà thêm 2 tuần. Theo kế hoạch, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, 74 tuổi, sẽ về nước ngày 10/08/2023, sau 15 năm sống lưu vong. Lý do của việc hoãn có thể liên quan đến bế tắc chính trị tại Thái Lan, sau quyết định của Tòa Bảo Hiến lùi lại việc ra một phán quyết liên quan đến việc ứng cử vào chức thủ tướng, buộc Quốc Hội Thái Lan cũng phải dời lại cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng. Con gái của cựu thủ tướng Thái Lan, chính trị gia Paethongtarn Shinawatra, là lãnh đạo đạo đảng Pheu Thai, đảng về thứ hai trong cuộc bầu cử, và cũng là đảng đang lập liên minh đề cử thủ tướng.

(Reuters) - Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga phản đối Matxcơva không cho 5 công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nga. Trên mạng xã hội WeChat hôm 04/08/2023, đại sứ quán Trung Quốc tại Nga xem đây là một hành động « không phù hợp với mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ». Trước đó, 5 công dân Trung Quốc tìm đường vào Nga qua cửa khẩu Kazakhstan. Biên phòng Nga khám xét giấy tờ tùy thân của những người này trong 4 giờ đồng hồ và sau đó hủy visa của họ. Phía Trung Quốc coi đây là một hành vi « thô bạo và quá đáng » trong việc thực thi luật nhập cư của Nga.

(AFP) - Trung Quốc : Thêm một chục người chết vì mưa lũ. Sáng 05/08/2023, các giới chức liên quan thông báo tại tỉnh Hà Bắc, sát cạnh khu vực Bắc Kinh, đã có thêm ít nhất 10 người thiệt mạng và 18 người mất tích trong các trận mưa lũ kéo dài từ một tuần nay. Thành phố Bảo Định, cách Bắc Kinh chừng 150 cây số, bị thiệt hại nặng nhất. Khoảng 600.000 cư dân phải sơ tán. Lũ lụt ảnh hưởng đến 1 triệu dân cư trong vùng. Từ đầu tháng 7 đến nay, đã có ít nhất 147 người thiệt mạng và mất tích trên toàn quốc.

(AFP) - Báo động nguy cơ kênh đào Panama cạn nước, làm gián đoạn giao thương hàng hải. Giám đốc Cơ quan dự báo thời tiết và thủy văn Panama Alcely Lau hôm 04/08/2023 cho biết mực nước xuống thấp đến mức báo động. Con kênh nơi qua lại của 6% tàu thuyền thương mại có nguy cơ bị cạn nước. Năm 2022, trung bình mỗi ngày khoảng 40 tàu chở hàng đi qua ngả kênh Panama. Do tình trạng khan hiếm nước, con số này giảm xuống còn có 32 trong những tháng gần đây.

(AFP) - Cúp Bóng đá Nữ Thế giới 2023 : Nhật Bản và Tây Ban Nha giành hai vé tứ kết đầu tiên. Trên sân cỏ Wellington hôm 05/08/2023, Nhật Bản hạ đội tuyển Na Uy với tỷ số 3-1. Cũng tại New Zealand, đội bóng nữ của Tây Ban Nha dễ dàng vượt qua Thụy Sĩ với thành tích 5-1. Các nhà bình luận dành nhiều lời khen cho cầu thủ Nhật Bản Hinata Miyazawa. Quả Bóng Vàng Ada Hegerberg đã bất lực trước các đối thủ đến từ xứ Hoa Anh đào.


**************

rfi.fr

Thận trọng trên bộ, Ukraina cho drone hải chiến tung hoành trên biển

Thụy My

Đội drone biển tự sát Ukraina có thể là cơn ác mộng của hải quân Nga, khiến các tàu chiến của hạm đội Hắc Hải như bị giam lỏng. Trên bộ, cú đánh quyết định của cuộc phản công vẫn chưa được tung ra. Do không có không lực yểm trợ, The Economist cho rằng dường như Kiev chấp nhận logic một cuộc chiến tiêu hao. Trong khi đó Kremlin dùng mọi thủ đoạn vét thêm quân đưa ra tiền tuyến.

Drone hải chiến Ukraina góp mặt, Hắc Hải dậy sóng

Courrier International đưa tin : Sáng sớm thứ Sáu 04/08, các drone hải chiến của Ukraina đã tấn công cảng Novorossiisk. Tờ báo coi đây là diễn biến mới đáng chú ý trên Hắc Hải. Theo trang Glavred, vào lúc 5 giờ sáng nhiều người dân ở Novorossiisk (Nga), nơi có một căn cứ hải quân của hạm đội Hắc Hải, thức giấc vì những vụ nổ lớn.

Các drone Ukraina tiến đánh làm thiệt hại nặng tàu đổ bộ Olenegorsky Gorniak thuộc lớp Ropucha. Được nhận danh hiệu « Tàu đổ bộ tốt nhất hạm đội Phương Bắc năm 2007 », chiếc tàu này được điều sang Hắc Hải năm 2022 để tham gia cuộc xâm lăng. Theo hình ảnh trên mạng xã hội, chiếc tàu với 100 thủy thủ đoàn đã bị nghiêng về một bên và một khoang bị ngập nước, phải cho kéo về cảng. Đến tối thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy, đến lượt tàu dầu SIG của Nga ở eo biển Kertch bị drone Ukraina tấn công.

Trước đó ngày 01/08, một tiếng nổ lớn ở Sébastopol nghe được ở tận Bakhtchissarai cách xa 30 kilomet, sau mới biết Ukraina đã phá hủy một kho vũ khí của đội tàu. Ngày 02/08 lại một vụ nổ ở Crimée bị chiếm đóng, sau đó Nga cấm di chuyển trên cầu Kertch. Trang web Obozrevatel cho biết đêm 3 rạng 04/08, thành phố Féodossia (cũng thuộc Crimée) bị 13 drone Ukraina tấn công, do có kho dầu cung ứng cho hạm đội Hắc Hải.

Le Figaro cuối tuần nói thêm, trên giấy tờ hầu như hải quân Ukraina không còn tồn tại từ sau ngày 24/02/2022, chỉ còn một ít tàu trọng tải nhẹ do tất cả chiến hạm đã bị Nga phá hủy hay bắt giữ. Nhưng nay đội drone biển tự sát có thể là cơn ác mộng của hải quân Nga. Chuyên gia Vladislav Selezniov của hãng tin độc lập Unian nhận định, « việc thành lập đội drone hải chiến Magura V5 (loại đã tấn công ở Novorossiisk) sẽ làm thay đổi cuộc chiến ». Các tàu chiến của hạm đội Hắc Hải có nguy cơ bị giam lỏng tại cảng.

Vì sao Kiev không thể « đánh nhanh thắng nhanh » ?

Về mặt chiến lược, The Economist giải thích « Vì sao có thể Ukraina đã chọn lựa một cuộc chiến tranh tiêu hao ». Cuộc phản công chưa có được một kết quả ngoạn mục nào, tuy nhiên đó không phải là tin xấu.Đã hai tháng kể từ khi Kiev khởi đầu cuộc phản công trên toàn tuyến phòng ngự dài 1.000 kilomet của Nga, và hơn một tuần khi bước sang giai đoạn thứ hai.

Trong giai đoạn đầu đầy tham vọng, những đơn vị cơ giới vừa được thành lập đã bị sa lầy. Sau đó Ukraina tập trung vào hỏa lực tầm xa để làm rối loạn tuyến hậu cần của Nga, phá hủy các trung tâm logistic và sở chỉ huy, mục tiêu là làm yếu đi khả năng Nga trả đũa các hoạt động « thăm dò » để tìm kiếm những điểm yếu. Mới đây chiến dịch này được bổ sung bằng những vụ tấn công lẻ tẻ bằng drone vào Matxcơva, và drone hải chiến đánh vào chiến hạm Nga trên Hắc Hải.

Những người ủng hộ Ukraina ngỡ rằng một bước ngoặt đã được mở ra vào tuần rồi, với việc tung vào quân đoàn 10 hôm 26/07, trong đó có ba lữ đoàn được phương Tây trang bị. Tuy nhiên đây vẫn là một cuộc chiến tiêu hao vất vả. Đến 31/07, thứ trưởng quốc phòng Ukraina loan báo trong một tuần đã tái chiếm thêm gần 15 cây số vuông, nếu kể từ đầu chiến dịch phản công là 200 cây số vuông.

Như vậy có thể hiểu việc bổ sung quân đoàn 10 chỉ là để tiếp sức cho quân đoàn 9 đã chiến đấu từ đầu tháng Sáu. Tổng tham mưu trưởng Anh, Sir Tony Radakin mô tả chiến lược của Ukraina là « bỏ đói, thăm dò, tấn công ». Có nghĩa là vừa đánh vào hậu cần, vừa thử khuấy đảo ở nhiều hướng. Rồi đến một thời điểm nào đó, tướng Valery Zaluzhny sẽ chọn một hướng chính để tiến công – một quyết định đầy rủi ro.

Chấp nhận logic của một cuộc chiến tranh tiêu hao

Nếu tiến được về phía nam, từ Zaporijia qua Tokmak đến Melitopol và Biển Azov, với chiều dài 200 kilomet, sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược nhất. Quân Nga bị cắt rời, Crimée bị cô lập và nằm trong tầm pháo, hỏa tiễn.Tuy nhiên phải chọc thủng không chỉ phòng tuyến kiên cố đầu tiên của Nga, mà còn phải xuyên qua khu vực được phòng thủ dày đặc nhất của mặt trận.Những đoàn xe thiết giáp không thể tránh được các drone Nga trên trời và mìn dưới đất. Những thành công nho nhỏ vừa qua của Ukraina là nhờ các đơn vị cấp trung đội và đại đội, được cây rừng che chắn.

Một cách khác là đánh vào tuyến yếu hơn của Nga ở miền đông, xung quanh thành phố Bakhmut hoang tàn, rồi hướng về Donbass. Tướng Pháp Jérôme Pellistrandi trên L’Express cho rằng Matxcơva không thể để mất Bakhmut, chiến thắng duy nhất trong những tháng qua. Theo The Economist, sẽ là cú đòn chính trị lớn cho Nga vốn đã đổ rất nhiều máu tại đây, nhưng lợi ích chiến lược cho Ukraina ít hơn. Dù vậy, việc tập trung vào Bakhmut như hiện nay giúp kéo quân Nga xa khỏi miền nam. Khi cuộc tấn công bắt đầu, sẽ tùy thuộc nhiều vào việc quân Nga rút có trật tự sang những tuyến khác thuận lợi hơn, hay là vỡ trận vì kiệt lực, mất tinh thần, chỉ huy tồi và thiếu đạn.

Nhà chiến lược Sir Lawrence Freedman cho rằng những lời chỉ trích lực lượng Ukraina là không công bằng, vì họ không được không lực yểm trợ như phương Tây nên không thể đánh nhanh thắng nhanh. Họ cũng không có nhiều thập niên kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến, và phải đối phó với số lượng drone đông đảo của Nga. Kiev cần phải có được một số thành công trước khi mặt đất trở thành bùn lầy vào mùa thu, để nâng cao tinh thần quân dân, duy trì lòng tin của các đồng minh. Ukraina cần được giúp đỡ để « chiến đấu theo cách họ thấy là tốt nhất » chứ không phải khuyến khích bắt chước phương pháp của phương Tây. Và như vậy theo Sir Lawrence, có nghĩa là chấp nhận logic của một cuộc chiến tiêu hao.

Ruy-băng vàng và bom xăng : Dân Crimée chống quân Nga chiếm đóng

Trong khi đó Courrier International dẫn nguồn từ chính quyền và báo chí Ukraina cho biết, người dân bán đảo Crimée ngày càng chống đối quân Nga chiếm đóng.Phong trào « Ruy-băng vàng » phát xuất tại Kherson ngày 27/04/2022 với những dải nơ vàng được gắn khắp những nơi công cộng của những thành phố bị chiếm đóng, đã lan ra đến nhiều nơi khác, đặc biệt là Crimée.

Trên những bức tường, những chữ Z do quân Nga sơn bị vẽ lại thành hình đồng hồ cát hai màu xanh vàng, mang ý nghĩa « sắp đến ngày giải phóng ». Cuối tháng Bảy, những người điều phối phong trào « Ruy-băng vàng » đã gặp gỡ tại Crimée bị chiếm đóng để chuẩn bị kỷ niệm Ngày độc lập Ukraina 24/08. Đó là lần đầu tiên họ trực tiếp nhìn thấy nhau sau một năm chỉ liên lạc bằng thư từ;

Nhưng có những cư dân Crimée khác chọn hình thức bạo lực. Những vụ phá hoại các mục tiêu quân sự Nga ngày càng nhiều hơn : ngày 31/07 xảy ra một loạt vụ nổ tại Simferopol, và ba ngày trước đó, một số kho đạn ở Sébastopol đã phát nổ. Crimée là trung tâm hậu cần, nơi cung ứng tất cả lương thực và vũ khí cho quân chiếm đóng. Tờ Gazeta dẫn lời tình báo quân đội Ukraina thẳng thừng cho biết đây là hoạt động kháng chiến của cư dân. Quân đội Nga đang được đặt ở mức báo động cao, và trả đũa bằng những vụ bắt bớ hàng loạt, đại đa số người bị bắt là dân Tatar. 

Làn sóng phóng hỏa vào các trung tâm tuyển quân ở Nga

Còn theo L’Express, « Nước Nga đang đối mặt với làn sóng bí ẩn phóng hỏa vào các trung tâm tuyển quân ».Tính đến ngày 01/08, đã có 17 trung tâm tuyển mộ bị phóng hỏa, từ Podolsk chỉ cách Matxcơva vài cây số cho đến Severodvinsk, Kazan, Omsk, Saint-Pétersbourg…Đây là đợt tấn công lớn nhất kể từ tháng 9/2022 khi có lệnh động viên, nhưng lần này không phải do những người phản chiến mà do...bị lừa qua điện thoại.

Có hai trường hợp : hoặc người lớn tuổi, neo đơn bị áp chế ; hoặc kẻ lừa đảo giả làm nhân viên tình báo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Hiện giờ chính quyền không lên tiếng, những thông tin này có được thông qua cảnh sát, Telegram hay báo chí địa phương. Có thể những người chống chiến tranh Ukraina đứng sau chiến dịch này. Trang web độc lập Nga Mediazona được Newsweek dẫn lại cho biết tổng cộng kể từ ngày đầu cuộc xâm lăng đã có 113 trung tâm tuyển quân ở Nga bị tấn công.

Cưỡng ép người trẻ vào lính, Kremlin còn vét đến thế hệ xô-viết cuối cùng

The Economist cho biết thêm, đang rất thiếu quân, Nga dùng thủ đoạn và cưỡng bức để bổ sung thêm lính. Đợt động viên đầu tiên có 300.000 người bị bắt lính. Được huấn luyện kém và trang bị tồi, nhiều người trong số đó đã chết hoặc bị thương, những người sống sót cần được luân chuyển, như đề nghị của tướng Ivan Popov vừa bị cách chức. Sự ra đi của lính đánh thuê Wagner hồi tháng Sáu càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Trong những tuần rồi, Kremlin đã thông qua một loạt đạo luật nhằm tăng số lượng tân binh tiềm năng. Như Andrei Kartapolov, chủ tịch ủy ban quốc phòng Quốc Hội Nga đã nói : « Luật này được soạn ra cho một cuộc đại chiến, một cuộc tổng động viên ». Ngược với các chỉ huy Ukraina luôn cố bảo vệ sinh mạng người lính, quân đội Nga luôn dựa vào nguồn nhân lực vô tận có thể ném vào chiến tranh, với câu châm ngôn không thay đổi : « Phụ nữ Nga sẽ sinh con nhiều hơn ».

Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đặt ra chỉ tiêu 400.000 tân binh hợp đồng, những bảng quảng cáo tuyển quân mọc lên khắp nơi. Gởi những người đi nghĩa vụ quân sự ra tiền tuyến lâu nay là điều cấm kỵ. Nhưng theo Sergei Krivenko của tổ chức nhân quyền Memorial, phân nửa số thanh niên trong đợt nhập ngũ vừa rồi đã bị lừa ký hợp đồng, hoặc bị đe dọa, cưỡng bức. Họ không biết rằng một khi đã ký thì không thể thoát ra được. Một yếu tố làm hạn chế việc động viên là thiếu người huấn luyện, thế nên Kremlin mới nâng tuổi phục vụ lên 65. Nhà nghiên cứu Pavel Luzin nói : « Họ đang vét đến thế hệ xô-viết cuối cùng ».

Dân Nga muốn có lãnh đạo khác thay Putin ?

Trả lời phỏng vấn của L’Express, nhà nghiên cứu Nga Ekaterina Schulmann cho rằng « Trong dân chúng Nga, có nhu cầu lớn là thay thế Putin ». Mười bảy tháng chiến tranh và cuộc binh biến bất thành của Yevgeny Prigozhin đã làm yếu hẳn quyền lực của ông chủ điện Kremlin.

Tính chính danh của Putin đối với bên ngoài đã giảm mạnh : ông ta bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã, bị đa số nước phát triển tẩy chay. Giới tinh hoa không còn được xuất ngoại vì ông, nên một số có thể nghĩ rằng không có Putin sẽ dễ tái lập quan hệ với phương Tây hơn. Đối với trong nước, tổng thống Nga đã yếu đi, sự thờ ơ của người dân trong vụ Wagner nổi loạn chứng tỏ điều này. Putin vẫn là nhân vật nổi bật nhất vì không ai được cho phép ngóc đầu dậy, nhưng việc Prigozhin được nhanh chóng dành cảm tình cho thấy dân Nga mong có những khuôn mặt mới.

Trước mắt Vladimir Putin không bị đe dọa. Khi ông chủ ở thế yếu, chẳng cần phải xung đột với ông ta để đòi quyền lợi, vì ông không thể từ chối. Chủ trương hiện nay là trừng phạt những người nổi loạn và mua chuộc lòng trung thành của những người khác, tức cây gậy và củ cà rốt. Hiện nay chúng ta thấy cà rốt nhiều hơn gậy : Vệ binh quốc gia được hứa cấp vũ khí hạng nặng, giới « siloviki » được tăng lương…ngược lại Wagner được tương đối khoan hồng.

Trung Quốc : Thanh trừng trong binh chủng hỏa tiễn

Liên quan đến châu Á, The Economist đặt vấn đề « Tại sao lại có sự thay đổi bất ngờ trong lực lượng nguyên tử của Trung Quốc ? ». Ngày càng có nhiều quan chức được Tập Cận Bình đỡ đầu gặp phải những rắc rối.

Lần thanh trừng trước đây của Tập Cận Bình là nhắm vào tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), hai tướng lãnh được bổ nhiệm trước khi ông lên nắm quyền. Nhưng hai tướng Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao), tư lệnh lực lượng hỏa tiễn Trung Quốc và Từ Trung Ba (Xu Zhongbo), chính ủy của lực lượng này vừa bị thất sủng lại là người do ông Tập đưa lên. Truyền thông nhà nước hôm 31/07 loan tin họ bị thay thế nhưng không cho biết lý do, cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào về số phận của họ, dù có những đồn đoán là hai tướng lãnh này đang bị điều tra vì tham nhũng hay tiết lộ bí mật quân sự. Chuyên gia Brendan Mulvanay nhận xét, việc cả tư lệnh lẫn chính ủy cùng bị cách chức một lượt là điều hiếm hoi.

Sự kiện trên đây gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia, vì binh chủng hỏa tiễn là lực lượng được ưu tiên hàng đầu, có vị thế tương đương với lục quân, hải quân và không quân. Binh chủng này có kho hỏa tiễn địa-không lớn nhất thế giới, trong đó có hàng trăm tên lửa hành trình và đạn đạo thông thường, 300 hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa và 400 đầu đạn nguyên tử, được dành cho ngân sách rất lớn. Bắc Kinh dự kiến nâng số đầu đạn hạt nhân lên 1.500 từ nay đến năm 2035. Với vũ khí nguyên tử, các chỉ huy cần tuyệt đối trung thành và được tín nhiệm cao, nếu họ tham nhũng hoặc tiết lộ bí mật sẽ vô cùng nguy hiểm.

80 % côn trùng đã biến mất ở châu Âu

Chuyển sang lãnh vực môi trường, tuần báo L’Obs dành hồ sơ và trang nhất khẳng định « Côn trùng là bạn của chúng ta », nhưng cũng cẩn thận chú thích thêm dưới hàng tít là « ngoại trừ loài muỗi ».Tuần báo giải thích « Vì sao việc bảo vệ côn trùng mang tính toàn cầu ? ». Vì chúng là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái, không có côn trùng thì không có chim chóc và các loài hoa. Tuy nhiên đã có gần 80 % côn trùng đã biến mất ở châu Âu. Các nhà khoa học đặt ra một cái tên ngộ nghĩnh : hội chứng kính chắn gió.

Những thập niên gần đây người ta bắt đầu nhận ra tình trạng côn trùng biến mất qua việc không còn phải lau chùi cửa kính xe trong mùa hè. Nhà tâm lý học Mỹ Peter H. Kahn nói về một dạng « mất trí nhớ về môi trường » : những thế hệ tiếp nối nhau, chúng ta mất đi kỷ niệm về trạng thái trước đó của hành tinh và quen với việc sống trong một thiên nhiên bị xuống cấp. Côn trùng là nạn nhân của lỗ hổng ký ức tập thể, số lượng ngày càng ít đi trong sự thờ ơ của nhân loại. Chống chọi được những trận đại hồng thủy cách đây 400 triệu năm, nay chúng lại bị đe dọa vì cách sống của con người.

Câu chuyện ba con bò và một hiệp ước từ 13 thế kỷ

Để kết thúc mục điểm tuần báo hôm nay, xin dẫn một câu hỏi do Courrier International đặt ra : « Tại sao mỗi năm Pháp lại giao ba con bò cái cho Tây Ban Nha ? ». Tờ El Espanol nhận thấy ở Tây Ban Nha có nhiều truyền thống bền vững với thời gian, có vẻ kỳ lạ trong xã hội đương đại nhưng vẫn được tuân thủ. Một trong số đó liên quan đến Pháp : hàng năm tại thung lũng Barétous (tỉnh Pyrénées-Atlantique) vào đúng ngày 13/07, ba con bò cái được đưa sang thung lũng Roncal phía Tây Ban Nha.

Đó là theo quy định của một hiệp ước có từ năm 1345, để hòa giải giữa hai vùng đất. Truyền thống có từ 13 thế kỷ trước vẫn được duy trì, đại diện chính quyền các làng ở hai thung lũng mặc trang phục truyền thống trong buổi lễ. Sự kiện này khiến khách du lịch tò mò, lễ hội được vùng Navarra của Tây Ban Nha xếp vào di sản văn hóa phi vật thể. Điểm khác biệt là giờ đây những con bò được giao trở lại, và được trả bằng hiện kim.


************

Trung Quốc chỉ trích Nga cư xử không theo mối quan hệ hữu nghị chung

Khánh An

Trung Quốc chỉ trích Nga cư xử không theo mối quan hệ hữu nghị chung - Ảnh 1.

Cờ Nga tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trước lễ tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm 24.5

REUTERS

Hãng Reuters ngày 5.8 đưa tin Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga chỉ trích việc đối xử nhóm 5 người Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh vào Nga, khi cho rằng điều đó không nhất quán với mối quan hệ hữu nghị chung song phương.

Nhóm công dân Trung Quốc trên dự định lái xe từ Kazakhstan vào Nga hồi tháng trước, nhưng bị từ chối nhập cảnh sau 4 giờ kiểm tra và bị hủy thị thực, theo Đại sứ quán Trung Quốc viết trên tài khoản mạng xã hội WeChat.

Theo đó, phía Đại sứ quán Trung Quốc đã gặp Bộ Ngoại giao và các cơ quan biên giới Nga, "chỉ rõ rằng việc thực thi pháp luật thô bạo và quá mức của Nga trong vụ việc này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc".

Đại sứ quán Trung Quốc dẫn các tuyên bố của giới chức Nga rằng Nga hoan nghênh và không có chính sách kỳ thị công dân Trung Quốc, cũng như đích đến trên đơn xin thị thực của 5 người trên không trùng với đích đến thực sự của họ.

Bắc Kinh và Moscow nhiều lần đề cập mối quan hệ song phương vững chắc kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố mối quan hệ đối tác "không giới hạn" kể từ tháng 2.2022, khi ông Putin đến Bắc Kinh dự khai mạc Thế vận hội mùa đông trước khi tiến hành chiến dịch tại Ukraine.

Hôm 4.8, Trung Quốc cho biết sẽ cử một quan chức cấp cao đến Ả Rập Xê Út dự đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp dàn xếp hòa bình cho chiến sự tại Ukraine.


*************

Ukraine nói chọc thủng lớp phòng thủ đầu tiên của Nga ở miền nam

Thụy Miên

Bà Maliar cũng cho hay đa số nguồn lực quân sự của Nga đang tập trung gần TP.Kupiansk (tỉnh Kharkiv), trong khi Moscow tìm cách tái kiểm soát các vùng đất đã được Ukraine thành công đoạt lại sau thời gian ngắn rơi vào tay Nga hồi năm 2022. Kyiv đang kiên trì giành lại TP.Bakhmut (Donetsk) trong khi Moscow tiếp tục chi viện cho lực lượng tại đây để chặn đứng đà tiến công của đối phương.

Ukraine nói chọc thủng lớp phòng thủ đầu tiên của Nga ở miền nam - Ảnh 1.

Tàu dầu SIG vào thời điểm chưa trúng đòn tấn công

Reuters

Nga chưa bình luận về những thông tin trên, nhưng các nguồn tin phương Tây như Bộ Quốc phòng Anh thường xuyên đưa tin về tiến độ tiến quân của Ukraine. Trả lời phỏng vấn Đài CNN hôm qua, Đại sứ Nga ở Anh Andrey Kelin cho rằng London rồi sẽ phải thừa nhận Ukraine đang phản công thất bại. "Tôi đọc các bản tin của Bộ Quốc phòng Anh, cứ tiếp tục nói rằng lực lượng Ukraine đang tiến quân, nhưng điều này không đúng", TASS dẫn lời Đại sứ Kelin. Đại sứ cũng khẳng định Nga đã đoạt lại một số ngôi làng mà Ukraine mới kiểm soát vài tuần qua.

00:17:28


Reuters dẫn một nguồn tin tình báo Ukraine tiết lộ một phương tiện nổi không người lái (USV) của Ukraine mang theo 450 kg chất nổ đã đâm vào tàu dầu tên SIG của Nga gần Crimea vào rạng sáng 5.8. RT cho biết Nga đã điều động các đơn vị giải cứu đến nơi và hỗ trợ tàu dầu bị hỏng động cơ sau khi bị USV đâm trúng.


***********

voatiengviet.com

Cuộc truy lùng quái vật hồ Loch Ness sẽ lại tiếp tục với công nghệ tối tân

AP

Trung tâm hồ Loch Ness ở Scotland đang kêu gọi “những người săn quái vật” và những tình nguyện viên tham gia điều mà họ gọi là cuộc truy lùng Quái vật hồ Loch Ness lớn nhất kể từ những năm 1970.

Địa điểm thu hút du khách này cho biết công nghệ hiện đại như drone tạo ra hình ảnh nhiệt của hồ sẽ “truy lùng vùng nước theo cách chưa từng được thực hiện trước đây.”

Cuộc truy lùng “Nessie” huyền thoại trên mặt nước mới, theo lịch trình diễn ra vào cuối tuần ngày 26 và 27 tháng 8, được coi là cuộc tìm kiếm lớn nhất thuộc loại này kể từ khi Cục Điều tra hồ Loch Ness nghiên cứu hồ này để tìm kiếm những dấu hiệu về sự tồn tại của sinh vật thần thoại vào năm 1972.

Trung tâm hồ Loch Ness tọa lạc tại khách sạn Drumnadrochit cũ, nơi mà vào năm 1933, người quản lý Aldie Mackay báo cáo nhìn thấy "thủy quái" trong hồ. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích tại Vương quốc Anh và là một trong những nơi sâu nhất.

Câu chuyện quái vật hồ Loch Ness từ nhiều năm qua đã thu hút sự mê mẩn khắp toàn thế giới với việc tìm ra con quái vật, khơi ra những trò lừa bịp và hàng trăm lời kể của nhân chứng. Nhiều giả thuyết hoặc lời giải thích đã được đưa ra trong nhiều năm qua, bao gồm cả việc sinh vật này có thể là con khủng long plesiosaur, một loài bò sát biển thời tiền sử, lươn khổng lồ hoặc thậm chí là những con voi xiếc biết bơi.

Trung tâm hồ Loch Ness nói đội ngũ của họ sẽ triển khai drone được trang bị camera hồng ngoại để chúng có thể tạo ra hình ảnh nhiệt của nước từ trên không. Một ống nghe dưới nước cũng sẽ được sử dụng để phát hiện các tín hiệu âm thanh dưới nước.

Các tình nguyện viên sẽ được yêu cầu để mắt đến bất cứ sự gián đoạn hoặc chuyển động nào khác dưới nước, với sự hướng dẫn của các chuyên gia về những điều cần chú ý và cách ghi lại các phát hiện.

“Chúng tôi hi vọng sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ mới những người đam mê hồ Loch Ness,” Alan McKenna, thuộc Đội thám hiểm hồ Loch Ness, một nhóm nghiên cứu tự nguyện tham gia cuộc tìm kiếm sắp tới, cho biết.

“Bằng cách tham gia thám sát bề mặt quy mô lớn này, bạn sẽ có cơ hội thực sự đóng góp một cách cá nhân cho bí ẩn hấp dẫn này đã thu hút rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới,” ông nói.


*************

Tin tức thế giới 6-8: Đàm phán hòa bình cho Ukraine khởi động; Hạn chót cho đảo chính ở Niger


Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (trái) - Ảnh: REUTERS

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (trái) - Ảnh: REUTERS

Hôm 5-8, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể tăng cường tấn công vào các cảng Ukraine như màn đáp trả cho vụ Kiev tập kích tàu Nga ở Biển Đen.

Ukraine "nóng" sau vụ tấn công Crimea

Trước đó, Nga tuyên bố trừng phạt Ukraine vì đã sử dụng xuồng không người lái mang theo thuốc nổ để tấn công "tàu chở dầu dân sự" gần cầu Crimea, tuyến đường duy nhất trực tiếp nối miền nam Nga tới Crimea qua eo biển Kerch.

Trên tài khoản mạng xã hội, ông Medvedev khẳng định với những hành động trên, "các cuộc tấn công vào Odessa, Izmail, và các nơi khác là chưa đủ".

Trong thời gian qua, khu vực Biển Đen và Crimea dậy sóng với hàng loạt cuộc tấn công giữa Nga và Ukraine.

Phía Nga tố Ukraine thực hiện các vụ tấn công vào dân thường tại Crimea, nơi sáp nhập vào Nga năm 2014 nhưng không được Ukraine và phương Tây công nhận.

Ngược lại, Nga ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc - vốn đảm bảo tàu Ukraine chở ngũ cốc ở Biển Đen không bị tấn công. Matxcơva sau đó liên tiếp tấn công các cảng miền nam Ukraine gần Biển Đen.

* Đàm phán hòa bình Ukraine khởi động tại Saudi Arabia

Các cuộc đàm phán do Saudi Arabia chủ trì bàn về cuộc xung đột ở Ukraine đã bắt đầu vào chiều 5-8 tại Jeddah (Saudi Arabia). 

Quan chức cấp cao từ 40 quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, đã thảo luận về giải pháp chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine, vốn kéo dài 18 tháng kể từ thời điểm Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Theo Reuters, trong hai ngày đối thoại này, các nước hy vọng sẽ đạt đồng thuận trên một số nguyên tắc chính về hòa bình Ukraine.

* Tổng thống Ukraine thừa nhận khác biệt giữa các nước

Ukraine muốn dùng cuộc họp ở Saudi Arabia để kêu gọi sự ủng hộ lớn hơn từ cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh nhiều nước vẫn cố gắng duy trì cách tiếp cận cân bằng.

Phát biểu ngày 5-8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận các nước tham gia thảo luận ở Saudi Arabia còn nhiều khác biệt, nhưng cho biết trật tự quốc tế dựa trên luật pháp phải được tái lập.

* Nga điều Su-30 áp sát máy bay Mỹ ở Biển Đen sau vụ tấn công của Ukraine

Một chiến đấu cơ Su-30 của Nga đã áp sát một chiếc MQ-9A Reaper, sau khi máy bay trinh sát không người lái của Mỹ di chuyển ở Biển Đen.

Trong thông báo về vấn đề này hôm 5-8, Trung tâm Kiểm soát quốc phòng Nga khẳng định máy bay MQ-9A Reaper của Mỹ bay gần biên giới Nga tại Biển Đen.

Nga cho biết máy bay Su-30 tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc quốc tế và hành xử an toàn khi tiếp cận máy bay Mỹ. Chiếc máy bay trinh sát của Mỹ sau đó đã quay đầu rời đi.

Chiến đấu cơ Su-30 của Nga - Ảnh: TASS

Chiến đấu cơ Su-30 của Nga - Ảnh: TASS

* Ông Kim Jong Un thăm nhà máy sản xuất vũ khí

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có chuyến thăm và chỉ đạo thực địa tại các nhà máy sản xuất vũ khí lớn ở Triều Tiên từ ngày 3 tới ngày 5-8 vừa qua.

Hôm 6-8, Hãng thông tấn KCNA cho hay ông Kim đã có chỉ đạo tại các dây chuyền sản xuất động cơ tên lửa và máy bay không người lái (drone).

Triều Tiên đã phát triển công nghệ vũ khí và hạt nhân mạnh mẽ trong nhiều năm qua, bất chấp áp lực trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh.

* Algeria phản đối can thiệp quân sự vào Niger

Tối 5-8 (giờ địa phương), Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune cho biết Algeria kiên quyết phản đối mọi hành động can thiệp quân sự vào Niger.

Thời gian qua, Niger biến thành điểm nóng về nguy cơ bùng phát bạo lực tại vùng Tây Phi. Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã bị lực lượng bảo vệ Dinh Tổng thống bắt giữ trong cuộc đảo chính. 

Lãnh đạo lực lượng này, ông Abdourahamane Tchiani, đã tuyên bố lên nắm quyền trước sự phản đối của nhiều nước.

Hôm 4-8, Nhóm Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho quân đội Niger thời hạn tới ngày 6-8 để ngưng vụ đảo chính này. ECOWAS khẳng định sẽ có hành động quân sự nếu phe đảo chính Niger không chấm dứt binh biến.

Thành viên lực lượng quân đội trong ECOWAS của Senegal - Ảnh: REUTERS

Thành viên lực lượng quân đội trong ECOWAS của Senegal - Ảnh: REUTERS

* Bắt cựu học sinh đâm giáo viên tại Hàn Quốc. 

Theo Hãng tin Yonhap, Tòa án quận Daejeon ở Hàn Quốc đã phát lệnh bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi đâm nhiều nhát dao vào một giáo viên tại một trường trung học ở Daejeon, cách thủ đô Seoul 139km về phía nam hôm 4-8.

Tòa án phát lệnh bắt giữ chính thức nghi phạm ở độ tuổi 27-29 này với tội danh cố ý giết người, viện dẫn nguy cơ nghi phạm bỏ trốn.

Nghi phạm này được cho đã đâm một giáo viên 49 tuổi nhiều nhát tại một trường trung học ở Daejeon. Người này khai với cảnh sát rằng mình từng là học sinh của giáo viên trên, song thông tin đó chưa được xác minh. 

Hiện giáo viên này đã được phẫu thuật khẩn cấp sau khi bị đâm nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh sát cho biết nghi phạm được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm trong những năm gần đây, nhưng không được điều trị.


************

Nga nói sẽ trả đũa sau khi Ukraine thực hiện vụ tấn công thứ hai trên biển

Reuters

Moscow ngày thứ Bảy tuyên bố sẽ trả đũa sau khi drone biển của Ukraine tấn công một tàu chở dầu của Nga trên Biển Đen gần bán đảo Crimea vào cuối ngày thứ Sáu. Đó là vụ tấn công trên biển thứ hai liên quan đến thiết bị tự hành trong vòng một ngày.

Ukraine tấn công một cảng lớn của Nga trước đó vào ngày thứ Sáu.

Moscow lên án mạnh mẽ điều mà họ xem là "vụ tấn công khủng bố" của Ukraine nhắm vào một tàu dân sự ở Eo biển Kerch, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.

“Không thể biện minh cho những hành động man rợ như vậy, chúng sẽ bị đáp trả và tác giả cũng như thủ phạm của những hành động này chắc chắn sẽ bị trừng phạt,” bà viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Khi năng lực hải quân của Kyiv phát triển, Biển Đen đang trở thành một chiến trường ngày càng quan trọng trong cuộc chiến.

Ba tuần trước, Moscow rút khỏi một thỏa thuận xuất khẩu chủ chốt cho phép Ukraine vận chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc qua Biển Đen để bán trên thị trường thế giới. Sau khi rút đi, Nga đã liên tục oanh kích các cảng của Ukraine, bao gồm cả Odesa.

Vụ tấn công đã tạm thời đình chỉ giao thông trên Cầu Kerch, cũng như giao thông bằng phà.

Các tàu kéo đã được triển khai để hỗ trợ tàu chở dầu đang chịu chế tài của Mỹ vì giúp cung cấp nhiên liệu máy bay cho các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Syria, theo hãng tin Tass của Nga.

Cuộc tấn công trước đó của Ukraine nhắm vào Novorossiysk đã làm ngưng trệ giao thông hàng hải trong vài giờ và đánh dấu lần đầu tiên một cảng thương mại của Nga trở thành mục tiêu trong cuộc xung đột kéo dài gần 18 tháng. Cảng có một căn cứ hải quân, xưởng đóng tàu và một kho dầu, và là nơi xuất khẩu trọng yếu. Nó nằm khoảng 110 km về phía đông của Crimea.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 06 -8 -2023

xxx

HoaLuc 7
****************
rfi.fr

Nga ồ ạt huy động tên lửa siêu thanh, hành trình và drone oanh kích Ukraina

Thanh Hà

Một trung tâm truyền máu, một hãng chế tạo trực thăng Ukraina bị oanh kích. Trong đêm 05 rạng sáng ngày 06/08/2023 Nga tiến hành 70 đợt tấn công, sử dụng tên lửa hành trình, tên lửa siêu thanh và drone do Iran chế tạo. Trước đó Matxcơva tuyên bố trả đũa đích đáng vụ drone Ukraina tấn công tàu chở dầu của Nga ở eo biển Kertch –Biển Đen

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh minh họa: Một chiếc drone phát nổ trên bầu trời thành phố Kiev (Ukraina) trong một cuộc tấn công của Nga ngày 02/08/2023.
Ảnh minh họa: Một chiếc drone phát nổ trên bầu trời thành phố Kiev (Ukraina) trong một cuộc tấn công của Nga ngày 02/08/2023. © REUTERS - GLEB GARANICH

Không Quân Ukraina sáng nay thông báo tiêu hủy 30 trên tổng số 40 tên lửa hành trình của đối phương và toàn bộ 27 drone Shahed quân đội Nga đã nhắm về phía Ukraina trong đêm qua. Nga đã sử dụng cả tên lửa siêu thanh Kinzhal trong các đợt oanh kích lần này. Hãng tin Anh Reuters cho biết chưa thể kiểm chứng các tin trên.

Theo phát ngôn viên lực lượng Không Quân Ukraina, Yuriy Ihnat, hỏa lực của Nga đêm qua nhắm vào khu vực Khmelnytskyi, cách thủ đô Kiev hơn 250 km về hướng tây nam và quân đội Nga đang bị sân bay quân sự Starokostiantyniv cũng thuộc Khmelnytskyi « ám ảnh ». Căn cứ này từng bị tấn công hồi cuối tháng 7/2023. Tổng thống Volodymyr Zelensky tối qua trên mạng Telegram cho biết cũng tại khu vực này, nhà máy chế tạo trực thăng và động cơ phản lực Motor Sich là mục tiêu tấn công.

Còn ở khu vực miền đông Ukraina, một trung tâm truyền máu tại Kupiansk - trong vùng Kharkiv - đã bị oanh kích. Vẫn theo lời ông Zelensky, vụ tấn công này gây « thiệt hại nhân mạng và làm nhiều người bị thương ». Không đi sâu vào chi tiết, nguyên thủ Ukraina cho đăng một tấm ảnh với một tòa nhà bốc cháy bên cạnh hàng chữ « Tội ác chiến tranh này nói lên tất cả hành vi của Nga (…). Những con thú dữ tàn phá tất cả những gì cho phép sự sống ».

Ukraina dùng bom chùm tấn công đại học Donetsk

Về phía Matxcơva, sáng nay trên Telegram, đô trưởng Donetsk Alexei Kulemzin do Nga dựng lên, đăng ảnh mái trường Đại Học Kinh Tế thành phố đang bốc cháy và kèm theo lời chú thích : « Trong vụ tấn công gần đây nhất (…) quân đội Ukraina sử dụng bom chùm ». Reuters cũng không thể kiểm chứng cáo buộc của chính quyền Donetsk.

Cuối cùng, từ chiều qua bộ Quốc Phòng Nga cho biết đã « chận » được drone Reaper của Không Quân Mỹ đang tiến gần đến « biên giới Nga trong khu vực Biển Đen » và chiếc drone này « đã quay đầu trở lại » về hướng Ukraina.

Matxcơva thì dọa trả đũa đích đáng vụ một tàu dầu của Nga ở eo biển Kertch sáng qua bị tấn công bằng drone Ukraina. Nga mạnh mẽ lên án quân đội Ukraina « nhắm vào một mục tiêu dân sự ».


**************

rfi.fr

Biển Đông: Manila và Washington tố cáo Hải Cảnh TQ tấn công tàu Philippines

Trọng Nghĩa

Chính quyền Manila vào hôm nay 06/08/2023 đã lên án lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc về một vụ bắn vòi rồng “bất hợp pháp” và “nguy hiểm” vào tàu của Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ngay từ hôm qua, Washington đã lên tiếng tố cáo hành vi gây “bất ổn” của Bắc Kinh.

Đăng ngày:

3 phút

Ảnh tư liệu: Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tầu cá Philippines, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa.
Ảnh tư liệu: Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tầu cá Philippines, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh minh họa. AP - Renato Etac

Theo hãng tin Pháp AFP, sự cố xẩy ra hôm thứ Bảy 05/08, khi lực lượng Tuần Duyên Philippines hộ tống đội tàu chở thực phẩm, nước uống, nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác cho đơn vị quân đội Philippines đồn trú trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo Quân Đội Philippines, lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc có mặt trong khu vực đã “chặn đường và bắn vòi rồng” vào một trong những chiếc tàu tiếp tế của Philippines. Trong một thông cáo, phát ngôn viên quân đội, đại tá Medel Aguilar cho biết thêm là do các hành động “hung hăng quá mức” của phía Trung Quốc, một chiếc tàu thứ hai đã không thể cho bốc dỡ hàng hóa.

Trong một thông cáo, Tuần Duyên Philippines đã “lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc và việc sử dụng vòi rồng phi pháp chống lại các tàu của Tuần Duyên Philippines”. Bản thông cáo nói thêm: “Những hành động như vậy của Hải Cảnh Trung Quốc không chỉ coi thường sự an toàn của thủy thủ trên các tàu Tuần Duyên và các tàu tiếp tế Philippines,mà còn vi phạm luật pháp quốc tế.”

Trong một tuyên bố, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng lên án các hành động của Trung Quốc, nói rằng thủ phạm là lực lượng Hải Cảnh cũng như “dân quân biển” Trung Quốc, và đó là những hành động đe dọa trực tiếp hòa bình và ổn định trong khu vực.

Căng thẳng trở lại giữa Manila-Bắc Kinh trên Biển Đông

Sự cố hôm 05/08/2023 là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2021 mà Hải Cảnh Trung Quốc lại sử dụng vòi rồng để ngăn không cho Philippines tiếp tế cho quân lính của mình đồn trú trên Bãi Cỏ Mây. Theo Manila, tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn, sách nhiễu hoặc theo dõi các tàu Philippines tuần tra trong vùng biển tranh chấp.

Bắc Kinh yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei và đã phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 theo đó các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bùng phát trở lại vào đầu năm nay sau khi một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng tia laser “quân sự” nhắm vào một tàu bảo vệ bờ biển Philippines gần Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cáo buộc tàu Philippines xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà không được phép.

Xin nhắc lại là sau khi Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn vào giữa những năm 1990, Philippines đã cho một tàu hải quân cũ mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây gần đó, bố trí một toán thủy quân lục chiến đồn trú thường trực trên đó để khẳng định yêu sách lãnh thổ của Manila trong  vùng biển này.

Trong một sự cố khác vào tháng 4, một tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã cắt ngang tàu tuần tra Malapascua của Philippines chở theo các nhà báo đến gần Bãi Cỏ Mây.

Một nhóm phóng viên AFP ở trên một tàu tuần duyên khác của Philippines đã chứng kiến ​​vụ “suýt va chạm”.

Trong vụ việc đó, thuyền trưởng tàu Malapascua Rodel Hernandez cho biết tàu Trung Quốc đã đến cách tàu của ông chỉ 45 mét, buộc ông phải chuyển hướng nhanh chóng mới tránh được tai nạn.


***********

rfi.fr

Quân đội nhiều nước Tây Phi đã chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào Niger

Thùy Dương

Hôm nay 06/08/2023 là hạn chót tối hậu thư của Cộng Đồng Kinh Tế Tây Phi (CEDEAO), đòi phe đảo chính Niger trả tự do cho tổng thống dân cử Mohamed Bazoum. Trong mấy ngày qua, lãnh đạo các nước Tây Phi và giới ngoại giao trong khu vực đã ráo riết trao đổi ý kiến, với tâm điểm là một chiến dịch can thiệp quân sự nhắm vào Niger nếu tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum không được trả tự do. Nhiều nước đã đặt lực lượng quân sự trong tư thế sẵn sàng hành động.

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh tư liệu: Lính Senegal thuộc lực lượng CEDEAO được chào đón tại Banjul, thủ đô Gambia, ngày 22/01/2017. Senegal là một trong những nước sẵn sàng can thiệp vào Niger để tái lập tổng thống Bazoum bị lật đổ ngày 26/07/2023.
Ảnh tư liệu: Lính Senegal thuộc lực lượng CEDEAO được chào đón tại Banjul, thủ đô Gambia, ngày 22/01/2017. Senegal là một trong những nước sẵn sàng can thiệp vào Niger để tái lập tổng thống Bazoum bị lật đổ ngày 26/07/2023. AP - Jerome Delay

Từ Cotonou, Bénin, thông tin viên khu vực, Serge Daniel, cho biết thêm chi tiết :

« Những nguyên thủ quốc gia nào nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại nhất ? Đó là tổng thống Côte d’Ivoire - Alassane Ouattara, tổng thống Nigeria - Bola Tinubu và tổng thống Senegal - Macky Sall. Trong số những nguyên thủ nhận được nhiều cuộc gọi nhiều nhất có tổng thống Guinée-Bissau, Umaru Sissoko Emballo, người gọi các đồng nhiệm là « Anh trai thân mến », thậm chí là « Cha yêu quý ».

Họ trao đổi với nhau những tin tức gì ? Đó là thông tin về tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum. Tinh thần của ông vẫn vững vàng, nhưng những người cầm giữ ông đã phá một con đường gần cửa ra vào của ngôi nhà nơi ông đang bị giam.

Bây giờ có can thiệp vào Niger hay không ? Một số nguyên thủ, chẳng hạn tổng thống Togo - Faure Gnassingbé - vẫn luôn hy vọng có một giải pháp thông qua con đường hòa giải. Nhưng với một số lãnh đạo khác, đồng hồ đếm ngược đã bắt đầu. Ở giữa hai phe là tổng thống Benin, Patrice Talon, người thường trao đổi với đồng nhiệm nước Nigeria láng giềng.

Trên giấy tờ, kế hoạch quân sự cho khả năng can thiệp đã sẵn sàng. Nhiều quốc gia đã chuẩn bị sẵn phương tiện và các đội quân. Một số nước huy động một tiểu đoàn, một số khác thì dành hẳn nhiều tiểu đoàn để sẵn sàng cho chiến dịch. Nhưng không có hoạt động quân sự nào nếu không có thông tin tình báo. Nhân viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nigeria đã tỏa ra khắp khu vực »

Phe đảo chánh tại Niger cầu cứu Wagner

Theo trang mạng Africanews vào hôm qua 05/08, giới lãnh đạo quân sự lên cầm quyền tại Niger sau vụ đảo chính đã đề nghị đội quân đánh thuê Wagner của Nga trợ giúp. Khi sang thăm nước láng giềng Mali, tướng Salifou Mody, nhân vật số 2 trong tập đoàn quân sự mới lên chiếm quyền tại Niger đã liên hệ với một đại diện của Wagner tại Mali và đưa ra đề xuất nói trên.

Về các biện pháp trừng phạt quốc tế, Reuters cho biết hôm qua 05/08, đến lượt Mỹ đình chỉ một số chương trình hỗ trợ mà chính phủ Niger được hưởng.

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) - Tổng thống Biden chuẩn bị ban hành lệnh giới hạn đầu tư của Mỹ sang Trung Quốc. Lệnh này liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao. Một số nguồn tin thông thạo cho biết quyết định sẽ được đưa ra vào đầu tuần tới. Cho đến chiều 04/08/2023, Nhà Trắng từ chối bình luận về tin trên. Mỹ tìm cách hạn chế tối đa các hoạt động cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng quân sự và hiện đại hóa các phương tiện quốc phòng.

(Reuters) - Pakistan : Cựu thủ tướng Imran Khan bị bắt tại Lahore sau khi bị tuyên án ba năm tù vì tội tham nhũng. Sáng 05/08/2023, luật sư bào chữa cho ông Khan cho biết cảnh sát đã bao vây nhà riêng và áp giải cựu thủ tướng Pakistan vào tù. Đảng Phong Trào Công Lý - PTI do Imran Khan lãnh đạo sẽ kháng án lên Tối Cao Pháp Viện. Iramn Khan, 70 tuổi, nguyên là một ngôi sao trong làng bóng cricket của Pakistan. Ông giữ chức thủ tướng từ 2018 đến 2022 và bị cáo buộc nhận hối lộ 140 triệu rupia, tương đương với khoảng nửa triệu đô la Mỹ, trong thời gian điều hành đất nước.

(AFP) - Cựu thủ tướng Thái Lan lùi ngày về quê nhà thêm 2 tuần. Theo kế hoạch, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, 74 tuổi, sẽ về nước ngày 10/08/2023, sau 15 năm sống lưu vong. Lý do của việc hoãn có thể liên quan đến bế tắc chính trị tại Thái Lan, sau quyết định của Tòa Bảo Hiến lùi lại việc ra một phán quyết liên quan đến việc ứng cử vào chức thủ tướng, buộc Quốc Hội Thái Lan cũng phải dời lại cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng. Con gái của cựu thủ tướng Thái Lan, chính trị gia Paethongtarn Shinawatra, là lãnh đạo đạo đảng Pheu Thai, đảng về thứ hai trong cuộc bầu cử, và cũng là đảng đang lập liên minh đề cử thủ tướng.

(Reuters) - Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga phản đối Matxcơva không cho 5 công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nga. Trên mạng xã hội WeChat hôm 04/08/2023, đại sứ quán Trung Quốc tại Nga xem đây là một hành động « không phù hợp với mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ». Trước đó, 5 công dân Trung Quốc tìm đường vào Nga qua cửa khẩu Kazakhstan. Biên phòng Nga khám xét giấy tờ tùy thân của những người này trong 4 giờ đồng hồ và sau đó hủy visa của họ. Phía Trung Quốc coi đây là một hành vi « thô bạo và quá đáng » trong việc thực thi luật nhập cư của Nga.

(AFP) - Trung Quốc : Thêm một chục người chết vì mưa lũ. Sáng 05/08/2023, các giới chức liên quan thông báo tại tỉnh Hà Bắc, sát cạnh khu vực Bắc Kinh, đã có thêm ít nhất 10 người thiệt mạng và 18 người mất tích trong các trận mưa lũ kéo dài từ một tuần nay. Thành phố Bảo Định, cách Bắc Kinh chừng 150 cây số, bị thiệt hại nặng nhất. Khoảng 600.000 cư dân phải sơ tán. Lũ lụt ảnh hưởng đến 1 triệu dân cư trong vùng. Từ đầu tháng 7 đến nay, đã có ít nhất 147 người thiệt mạng và mất tích trên toàn quốc.

(AFP) - Báo động nguy cơ kênh đào Panama cạn nước, làm gián đoạn giao thương hàng hải. Giám đốc Cơ quan dự báo thời tiết và thủy văn Panama Alcely Lau hôm 04/08/2023 cho biết mực nước xuống thấp đến mức báo động. Con kênh nơi qua lại của 6% tàu thuyền thương mại có nguy cơ bị cạn nước. Năm 2022, trung bình mỗi ngày khoảng 40 tàu chở hàng đi qua ngả kênh Panama. Do tình trạng khan hiếm nước, con số này giảm xuống còn có 32 trong những tháng gần đây.

(AFP) - Cúp Bóng đá Nữ Thế giới 2023 : Nhật Bản và Tây Ban Nha giành hai vé tứ kết đầu tiên. Trên sân cỏ Wellington hôm 05/08/2023, Nhật Bản hạ đội tuyển Na Uy với tỷ số 3-1. Cũng tại New Zealand, đội bóng nữ của Tây Ban Nha dễ dàng vượt qua Thụy Sĩ với thành tích 5-1. Các nhà bình luận dành nhiều lời khen cho cầu thủ Nhật Bản Hinata Miyazawa. Quả Bóng Vàng Ada Hegerberg đã bất lực trước các đối thủ đến từ xứ Hoa Anh đào.


**************

rfi.fr

Thận trọng trên bộ, Ukraina cho drone hải chiến tung hoành trên biển

Thụy My

Đội drone biển tự sát Ukraina có thể là cơn ác mộng của hải quân Nga, khiến các tàu chiến của hạm đội Hắc Hải như bị giam lỏng. Trên bộ, cú đánh quyết định của cuộc phản công vẫn chưa được tung ra. Do không có không lực yểm trợ, The Economist cho rằng dường như Kiev chấp nhận logic một cuộc chiến tiêu hao. Trong khi đó Kremlin dùng mọi thủ đoạn vét thêm quân đưa ra tiền tuyến.

Drone hải chiến Ukraina góp mặt, Hắc Hải dậy sóng

Courrier International đưa tin : Sáng sớm thứ Sáu 04/08, các drone hải chiến của Ukraina đã tấn công cảng Novorossiisk. Tờ báo coi đây là diễn biến mới đáng chú ý trên Hắc Hải. Theo trang Glavred, vào lúc 5 giờ sáng nhiều người dân ở Novorossiisk (Nga), nơi có một căn cứ hải quân của hạm đội Hắc Hải, thức giấc vì những vụ nổ lớn.

Các drone Ukraina tiến đánh làm thiệt hại nặng tàu đổ bộ Olenegorsky Gorniak thuộc lớp Ropucha. Được nhận danh hiệu « Tàu đổ bộ tốt nhất hạm đội Phương Bắc năm 2007 », chiếc tàu này được điều sang Hắc Hải năm 2022 để tham gia cuộc xâm lăng. Theo hình ảnh trên mạng xã hội, chiếc tàu với 100 thủy thủ đoàn đã bị nghiêng về một bên và một khoang bị ngập nước, phải cho kéo về cảng. Đến tối thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy, đến lượt tàu dầu SIG của Nga ở eo biển Kertch bị drone Ukraina tấn công.

Trước đó ngày 01/08, một tiếng nổ lớn ở Sébastopol nghe được ở tận Bakhtchissarai cách xa 30 kilomet, sau mới biết Ukraina đã phá hủy một kho vũ khí của đội tàu. Ngày 02/08 lại một vụ nổ ở Crimée bị chiếm đóng, sau đó Nga cấm di chuyển trên cầu Kertch. Trang web Obozrevatel cho biết đêm 3 rạng 04/08, thành phố Féodossia (cũng thuộc Crimée) bị 13 drone Ukraina tấn công, do có kho dầu cung ứng cho hạm đội Hắc Hải.

Le Figaro cuối tuần nói thêm, trên giấy tờ hầu như hải quân Ukraina không còn tồn tại từ sau ngày 24/02/2022, chỉ còn một ít tàu trọng tải nhẹ do tất cả chiến hạm đã bị Nga phá hủy hay bắt giữ. Nhưng nay đội drone biển tự sát có thể là cơn ác mộng của hải quân Nga. Chuyên gia Vladislav Selezniov của hãng tin độc lập Unian nhận định, « việc thành lập đội drone hải chiến Magura V5 (loại đã tấn công ở Novorossiisk) sẽ làm thay đổi cuộc chiến ». Các tàu chiến của hạm đội Hắc Hải có nguy cơ bị giam lỏng tại cảng.

Vì sao Kiev không thể « đánh nhanh thắng nhanh » ?

Về mặt chiến lược, The Economist giải thích « Vì sao có thể Ukraina đã chọn lựa một cuộc chiến tranh tiêu hao ». Cuộc phản công chưa có được một kết quả ngoạn mục nào, tuy nhiên đó không phải là tin xấu.Đã hai tháng kể từ khi Kiev khởi đầu cuộc phản công trên toàn tuyến phòng ngự dài 1.000 kilomet của Nga, và hơn một tuần khi bước sang giai đoạn thứ hai.

Trong giai đoạn đầu đầy tham vọng, những đơn vị cơ giới vừa được thành lập đã bị sa lầy. Sau đó Ukraina tập trung vào hỏa lực tầm xa để làm rối loạn tuyến hậu cần của Nga, phá hủy các trung tâm logistic và sở chỉ huy, mục tiêu là làm yếu đi khả năng Nga trả đũa các hoạt động « thăm dò » để tìm kiếm những điểm yếu. Mới đây chiến dịch này được bổ sung bằng những vụ tấn công lẻ tẻ bằng drone vào Matxcơva, và drone hải chiến đánh vào chiến hạm Nga trên Hắc Hải.

Những người ủng hộ Ukraina ngỡ rằng một bước ngoặt đã được mở ra vào tuần rồi, với việc tung vào quân đoàn 10 hôm 26/07, trong đó có ba lữ đoàn được phương Tây trang bị. Tuy nhiên đây vẫn là một cuộc chiến tiêu hao vất vả. Đến 31/07, thứ trưởng quốc phòng Ukraina loan báo trong một tuần đã tái chiếm thêm gần 15 cây số vuông, nếu kể từ đầu chiến dịch phản công là 200 cây số vuông.

Như vậy có thể hiểu việc bổ sung quân đoàn 10 chỉ là để tiếp sức cho quân đoàn 9 đã chiến đấu từ đầu tháng Sáu. Tổng tham mưu trưởng Anh, Sir Tony Radakin mô tả chiến lược của Ukraina là « bỏ đói, thăm dò, tấn công ». Có nghĩa là vừa đánh vào hậu cần, vừa thử khuấy đảo ở nhiều hướng. Rồi đến một thời điểm nào đó, tướng Valery Zaluzhny sẽ chọn một hướng chính để tiến công – một quyết định đầy rủi ro.

Chấp nhận logic của một cuộc chiến tranh tiêu hao

Nếu tiến được về phía nam, từ Zaporijia qua Tokmak đến Melitopol và Biển Azov, với chiều dài 200 kilomet, sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược nhất. Quân Nga bị cắt rời, Crimée bị cô lập và nằm trong tầm pháo, hỏa tiễn.Tuy nhiên phải chọc thủng không chỉ phòng tuyến kiên cố đầu tiên của Nga, mà còn phải xuyên qua khu vực được phòng thủ dày đặc nhất của mặt trận.Những đoàn xe thiết giáp không thể tránh được các drone Nga trên trời và mìn dưới đất. Những thành công nho nhỏ vừa qua của Ukraina là nhờ các đơn vị cấp trung đội và đại đội, được cây rừng che chắn.

Một cách khác là đánh vào tuyến yếu hơn của Nga ở miền đông, xung quanh thành phố Bakhmut hoang tàn, rồi hướng về Donbass. Tướng Pháp Jérôme Pellistrandi trên L’Express cho rằng Matxcơva không thể để mất Bakhmut, chiến thắng duy nhất trong những tháng qua. Theo The Economist, sẽ là cú đòn chính trị lớn cho Nga vốn đã đổ rất nhiều máu tại đây, nhưng lợi ích chiến lược cho Ukraina ít hơn. Dù vậy, việc tập trung vào Bakhmut như hiện nay giúp kéo quân Nga xa khỏi miền nam. Khi cuộc tấn công bắt đầu, sẽ tùy thuộc nhiều vào việc quân Nga rút có trật tự sang những tuyến khác thuận lợi hơn, hay là vỡ trận vì kiệt lực, mất tinh thần, chỉ huy tồi và thiếu đạn.

Nhà chiến lược Sir Lawrence Freedman cho rằng những lời chỉ trích lực lượng Ukraina là không công bằng, vì họ không được không lực yểm trợ như phương Tây nên không thể đánh nhanh thắng nhanh. Họ cũng không có nhiều thập niên kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến, và phải đối phó với số lượng drone đông đảo của Nga. Kiev cần phải có được một số thành công trước khi mặt đất trở thành bùn lầy vào mùa thu, để nâng cao tinh thần quân dân, duy trì lòng tin của các đồng minh. Ukraina cần được giúp đỡ để « chiến đấu theo cách họ thấy là tốt nhất » chứ không phải khuyến khích bắt chước phương pháp của phương Tây. Và như vậy theo Sir Lawrence, có nghĩa là chấp nhận logic của một cuộc chiến tiêu hao.

Ruy-băng vàng và bom xăng : Dân Crimée chống quân Nga chiếm đóng

Trong khi đó Courrier International dẫn nguồn từ chính quyền và báo chí Ukraina cho biết, người dân bán đảo Crimée ngày càng chống đối quân Nga chiếm đóng.Phong trào « Ruy-băng vàng » phát xuất tại Kherson ngày 27/04/2022 với những dải nơ vàng được gắn khắp những nơi công cộng của những thành phố bị chiếm đóng, đã lan ra đến nhiều nơi khác, đặc biệt là Crimée.

Trên những bức tường, những chữ Z do quân Nga sơn bị vẽ lại thành hình đồng hồ cát hai màu xanh vàng, mang ý nghĩa « sắp đến ngày giải phóng ». Cuối tháng Bảy, những người điều phối phong trào « Ruy-băng vàng » đã gặp gỡ tại Crimée bị chiếm đóng để chuẩn bị kỷ niệm Ngày độc lập Ukraina 24/08. Đó là lần đầu tiên họ trực tiếp nhìn thấy nhau sau một năm chỉ liên lạc bằng thư từ;

Nhưng có những cư dân Crimée khác chọn hình thức bạo lực. Những vụ phá hoại các mục tiêu quân sự Nga ngày càng nhiều hơn : ngày 31/07 xảy ra một loạt vụ nổ tại Simferopol, và ba ngày trước đó, một số kho đạn ở Sébastopol đã phát nổ. Crimée là trung tâm hậu cần, nơi cung ứng tất cả lương thực và vũ khí cho quân chiếm đóng. Tờ Gazeta dẫn lời tình báo quân đội Ukraina thẳng thừng cho biết đây là hoạt động kháng chiến của cư dân. Quân đội Nga đang được đặt ở mức báo động cao, và trả đũa bằng những vụ bắt bớ hàng loạt, đại đa số người bị bắt là dân Tatar. 

Làn sóng phóng hỏa vào các trung tâm tuyển quân ở Nga

Còn theo L’Express, « Nước Nga đang đối mặt với làn sóng bí ẩn phóng hỏa vào các trung tâm tuyển quân ».Tính đến ngày 01/08, đã có 17 trung tâm tuyển mộ bị phóng hỏa, từ Podolsk chỉ cách Matxcơva vài cây số cho đến Severodvinsk, Kazan, Omsk, Saint-Pétersbourg…Đây là đợt tấn công lớn nhất kể từ tháng 9/2022 khi có lệnh động viên, nhưng lần này không phải do những người phản chiến mà do...bị lừa qua điện thoại.

Có hai trường hợp : hoặc người lớn tuổi, neo đơn bị áp chế ; hoặc kẻ lừa đảo giả làm nhân viên tình báo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Hiện giờ chính quyền không lên tiếng, những thông tin này có được thông qua cảnh sát, Telegram hay báo chí địa phương. Có thể những người chống chiến tranh Ukraina đứng sau chiến dịch này. Trang web độc lập Nga Mediazona được Newsweek dẫn lại cho biết tổng cộng kể từ ngày đầu cuộc xâm lăng đã có 113 trung tâm tuyển quân ở Nga bị tấn công.

Cưỡng ép người trẻ vào lính, Kremlin còn vét đến thế hệ xô-viết cuối cùng

The Economist cho biết thêm, đang rất thiếu quân, Nga dùng thủ đoạn và cưỡng bức để bổ sung thêm lính. Đợt động viên đầu tiên có 300.000 người bị bắt lính. Được huấn luyện kém và trang bị tồi, nhiều người trong số đó đã chết hoặc bị thương, những người sống sót cần được luân chuyển, như đề nghị của tướng Ivan Popov vừa bị cách chức. Sự ra đi của lính đánh thuê Wagner hồi tháng Sáu càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Trong những tuần rồi, Kremlin đã thông qua một loạt đạo luật nhằm tăng số lượng tân binh tiềm năng. Như Andrei Kartapolov, chủ tịch ủy ban quốc phòng Quốc Hội Nga đã nói : « Luật này được soạn ra cho một cuộc đại chiến, một cuộc tổng động viên ». Ngược với các chỉ huy Ukraina luôn cố bảo vệ sinh mạng người lính, quân đội Nga luôn dựa vào nguồn nhân lực vô tận có thể ném vào chiến tranh, với câu châm ngôn không thay đổi : « Phụ nữ Nga sẽ sinh con nhiều hơn ».

Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đặt ra chỉ tiêu 400.000 tân binh hợp đồng, những bảng quảng cáo tuyển quân mọc lên khắp nơi. Gởi những người đi nghĩa vụ quân sự ra tiền tuyến lâu nay là điều cấm kỵ. Nhưng theo Sergei Krivenko của tổ chức nhân quyền Memorial, phân nửa số thanh niên trong đợt nhập ngũ vừa rồi đã bị lừa ký hợp đồng, hoặc bị đe dọa, cưỡng bức. Họ không biết rằng một khi đã ký thì không thể thoát ra được. Một yếu tố làm hạn chế việc động viên là thiếu người huấn luyện, thế nên Kremlin mới nâng tuổi phục vụ lên 65. Nhà nghiên cứu Pavel Luzin nói : « Họ đang vét đến thế hệ xô-viết cuối cùng ».

Dân Nga muốn có lãnh đạo khác thay Putin ?

Trả lời phỏng vấn của L’Express, nhà nghiên cứu Nga Ekaterina Schulmann cho rằng « Trong dân chúng Nga, có nhu cầu lớn là thay thế Putin ». Mười bảy tháng chiến tranh và cuộc binh biến bất thành của Yevgeny Prigozhin đã làm yếu hẳn quyền lực của ông chủ điện Kremlin.

Tính chính danh của Putin đối với bên ngoài đã giảm mạnh : ông ta bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã, bị đa số nước phát triển tẩy chay. Giới tinh hoa không còn được xuất ngoại vì ông, nên một số có thể nghĩ rằng không có Putin sẽ dễ tái lập quan hệ với phương Tây hơn. Đối với trong nước, tổng thống Nga đã yếu đi, sự thờ ơ của người dân trong vụ Wagner nổi loạn chứng tỏ điều này. Putin vẫn là nhân vật nổi bật nhất vì không ai được cho phép ngóc đầu dậy, nhưng việc Prigozhin được nhanh chóng dành cảm tình cho thấy dân Nga mong có những khuôn mặt mới.

Trước mắt Vladimir Putin không bị đe dọa. Khi ông chủ ở thế yếu, chẳng cần phải xung đột với ông ta để đòi quyền lợi, vì ông không thể từ chối. Chủ trương hiện nay là trừng phạt những người nổi loạn và mua chuộc lòng trung thành của những người khác, tức cây gậy và củ cà rốt. Hiện nay chúng ta thấy cà rốt nhiều hơn gậy : Vệ binh quốc gia được hứa cấp vũ khí hạng nặng, giới « siloviki » được tăng lương…ngược lại Wagner được tương đối khoan hồng.

Trung Quốc : Thanh trừng trong binh chủng hỏa tiễn

Liên quan đến châu Á, The Economist đặt vấn đề « Tại sao lại có sự thay đổi bất ngờ trong lực lượng nguyên tử của Trung Quốc ? ». Ngày càng có nhiều quan chức được Tập Cận Bình đỡ đầu gặp phải những rắc rối.

Lần thanh trừng trước đây của Tập Cận Bình là nhắm vào tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), hai tướng lãnh được bổ nhiệm trước khi ông lên nắm quyền. Nhưng hai tướng Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao), tư lệnh lực lượng hỏa tiễn Trung Quốc và Từ Trung Ba (Xu Zhongbo), chính ủy của lực lượng này vừa bị thất sủng lại là người do ông Tập đưa lên. Truyền thông nhà nước hôm 31/07 loan tin họ bị thay thế nhưng không cho biết lý do, cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào về số phận của họ, dù có những đồn đoán là hai tướng lãnh này đang bị điều tra vì tham nhũng hay tiết lộ bí mật quân sự. Chuyên gia Brendan Mulvanay nhận xét, việc cả tư lệnh lẫn chính ủy cùng bị cách chức một lượt là điều hiếm hoi.

Sự kiện trên đây gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia, vì binh chủng hỏa tiễn là lực lượng được ưu tiên hàng đầu, có vị thế tương đương với lục quân, hải quân và không quân. Binh chủng này có kho hỏa tiễn địa-không lớn nhất thế giới, trong đó có hàng trăm tên lửa hành trình và đạn đạo thông thường, 300 hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa và 400 đầu đạn nguyên tử, được dành cho ngân sách rất lớn. Bắc Kinh dự kiến nâng số đầu đạn hạt nhân lên 1.500 từ nay đến năm 2035. Với vũ khí nguyên tử, các chỉ huy cần tuyệt đối trung thành và được tín nhiệm cao, nếu họ tham nhũng hoặc tiết lộ bí mật sẽ vô cùng nguy hiểm.

80 % côn trùng đã biến mất ở châu Âu

Chuyển sang lãnh vực môi trường, tuần báo L’Obs dành hồ sơ và trang nhất khẳng định « Côn trùng là bạn của chúng ta », nhưng cũng cẩn thận chú thích thêm dưới hàng tít là « ngoại trừ loài muỗi ».Tuần báo giải thích « Vì sao việc bảo vệ côn trùng mang tính toàn cầu ? ». Vì chúng là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái, không có côn trùng thì không có chim chóc và các loài hoa. Tuy nhiên đã có gần 80 % côn trùng đã biến mất ở châu Âu. Các nhà khoa học đặt ra một cái tên ngộ nghĩnh : hội chứng kính chắn gió.

Những thập niên gần đây người ta bắt đầu nhận ra tình trạng côn trùng biến mất qua việc không còn phải lau chùi cửa kính xe trong mùa hè. Nhà tâm lý học Mỹ Peter H. Kahn nói về một dạng « mất trí nhớ về môi trường » : những thế hệ tiếp nối nhau, chúng ta mất đi kỷ niệm về trạng thái trước đó của hành tinh và quen với việc sống trong một thiên nhiên bị xuống cấp. Côn trùng là nạn nhân của lỗ hổng ký ức tập thể, số lượng ngày càng ít đi trong sự thờ ơ của nhân loại. Chống chọi được những trận đại hồng thủy cách đây 400 triệu năm, nay chúng lại bị đe dọa vì cách sống của con người.

Câu chuyện ba con bò và một hiệp ước từ 13 thế kỷ

Để kết thúc mục điểm tuần báo hôm nay, xin dẫn một câu hỏi do Courrier International đặt ra : « Tại sao mỗi năm Pháp lại giao ba con bò cái cho Tây Ban Nha ? ». Tờ El Espanol nhận thấy ở Tây Ban Nha có nhiều truyền thống bền vững với thời gian, có vẻ kỳ lạ trong xã hội đương đại nhưng vẫn được tuân thủ. Một trong số đó liên quan đến Pháp : hàng năm tại thung lũng Barétous (tỉnh Pyrénées-Atlantique) vào đúng ngày 13/07, ba con bò cái được đưa sang thung lũng Roncal phía Tây Ban Nha.

Đó là theo quy định của một hiệp ước có từ năm 1345, để hòa giải giữa hai vùng đất. Truyền thống có từ 13 thế kỷ trước vẫn được duy trì, đại diện chính quyền các làng ở hai thung lũng mặc trang phục truyền thống trong buổi lễ. Sự kiện này khiến khách du lịch tò mò, lễ hội được vùng Navarra của Tây Ban Nha xếp vào di sản văn hóa phi vật thể. Điểm khác biệt là giờ đây những con bò được giao trở lại, và được trả bằng hiện kim.


************

Trung Quốc chỉ trích Nga cư xử không theo mối quan hệ hữu nghị chung

Khánh An

Trung Quốc chỉ trích Nga cư xử không theo mối quan hệ hữu nghị chung - Ảnh 1.

Cờ Nga tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trước lễ tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm 24.5

REUTERS

Hãng Reuters ngày 5.8 đưa tin Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga chỉ trích việc đối xử nhóm 5 người Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh vào Nga, khi cho rằng điều đó không nhất quán với mối quan hệ hữu nghị chung song phương.

Nhóm công dân Trung Quốc trên dự định lái xe từ Kazakhstan vào Nga hồi tháng trước, nhưng bị từ chối nhập cảnh sau 4 giờ kiểm tra và bị hủy thị thực, theo Đại sứ quán Trung Quốc viết trên tài khoản mạng xã hội WeChat.

Theo đó, phía Đại sứ quán Trung Quốc đã gặp Bộ Ngoại giao và các cơ quan biên giới Nga, "chỉ rõ rằng việc thực thi pháp luật thô bạo và quá mức của Nga trong vụ việc này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc".

Đại sứ quán Trung Quốc dẫn các tuyên bố của giới chức Nga rằng Nga hoan nghênh và không có chính sách kỳ thị công dân Trung Quốc, cũng như đích đến trên đơn xin thị thực của 5 người trên không trùng với đích đến thực sự của họ.

Bắc Kinh và Moscow nhiều lần đề cập mối quan hệ song phương vững chắc kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố mối quan hệ đối tác "không giới hạn" kể từ tháng 2.2022, khi ông Putin đến Bắc Kinh dự khai mạc Thế vận hội mùa đông trước khi tiến hành chiến dịch tại Ukraine.

Hôm 4.8, Trung Quốc cho biết sẽ cử một quan chức cấp cao đến Ả Rập Xê Út dự đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp dàn xếp hòa bình cho chiến sự tại Ukraine.


*************

Ukraine nói chọc thủng lớp phòng thủ đầu tiên của Nga ở miền nam

Thụy Miên

Bà Maliar cũng cho hay đa số nguồn lực quân sự của Nga đang tập trung gần TP.Kupiansk (tỉnh Kharkiv), trong khi Moscow tìm cách tái kiểm soát các vùng đất đã được Ukraine thành công đoạt lại sau thời gian ngắn rơi vào tay Nga hồi năm 2022. Kyiv đang kiên trì giành lại TP.Bakhmut (Donetsk) trong khi Moscow tiếp tục chi viện cho lực lượng tại đây để chặn đứng đà tiến công của đối phương.

Ukraine nói chọc thủng lớp phòng thủ đầu tiên của Nga ở miền nam - Ảnh 1.

Tàu dầu SIG vào thời điểm chưa trúng đòn tấn công

Reuters

Nga chưa bình luận về những thông tin trên, nhưng các nguồn tin phương Tây như Bộ Quốc phòng Anh thường xuyên đưa tin về tiến độ tiến quân của Ukraine. Trả lời phỏng vấn Đài CNN hôm qua, Đại sứ Nga ở Anh Andrey Kelin cho rằng London rồi sẽ phải thừa nhận Ukraine đang phản công thất bại. "Tôi đọc các bản tin của Bộ Quốc phòng Anh, cứ tiếp tục nói rằng lực lượng Ukraine đang tiến quân, nhưng điều này không đúng", TASS dẫn lời Đại sứ Kelin. Đại sứ cũng khẳng định Nga đã đoạt lại một số ngôi làng mà Ukraine mới kiểm soát vài tuần qua.

00:17:28


Reuters dẫn một nguồn tin tình báo Ukraine tiết lộ một phương tiện nổi không người lái (USV) của Ukraine mang theo 450 kg chất nổ đã đâm vào tàu dầu tên SIG của Nga gần Crimea vào rạng sáng 5.8. RT cho biết Nga đã điều động các đơn vị giải cứu đến nơi và hỗ trợ tàu dầu bị hỏng động cơ sau khi bị USV đâm trúng.


***********

voatiengviet.com

Cuộc truy lùng quái vật hồ Loch Ness sẽ lại tiếp tục với công nghệ tối tân

AP

Trung tâm hồ Loch Ness ở Scotland đang kêu gọi “những người săn quái vật” và những tình nguyện viên tham gia điều mà họ gọi là cuộc truy lùng Quái vật hồ Loch Ness lớn nhất kể từ những năm 1970.

Địa điểm thu hút du khách này cho biết công nghệ hiện đại như drone tạo ra hình ảnh nhiệt của hồ sẽ “truy lùng vùng nước theo cách chưa từng được thực hiện trước đây.”

Cuộc truy lùng “Nessie” huyền thoại trên mặt nước mới, theo lịch trình diễn ra vào cuối tuần ngày 26 và 27 tháng 8, được coi là cuộc tìm kiếm lớn nhất thuộc loại này kể từ khi Cục Điều tra hồ Loch Ness nghiên cứu hồ này để tìm kiếm những dấu hiệu về sự tồn tại của sinh vật thần thoại vào năm 1972.

Trung tâm hồ Loch Ness tọa lạc tại khách sạn Drumnadrochit cũ, nơi mà vào năm 1933, người quản lý Aldie Mackay báo cáo nhìn thấy "thủy quái" trong hồ. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích tại Vương quốc Anh và là một trong những nơi sâu nhất.

Câu chuyện quái vật hồ Loch Ness từ nhiều năm qua đã thu hút sự mê mẩn khắp toàn thế giới với việc tìm ra con quái vật, khơi ra những trò lừa bịp và hàng trăm lời kể của nhân chứng. Nhiều giả thuyết hoặc lời giải thích đã được đưa ra trong nhiều năm qua, bao gồm cả việc sinh vật này có thể là con khủng long plesiosaur, một loài bò sát biển thời tiền sử, lươn khổng lồ hoặc thậm chí là những con voi xiếc biết bơi.

Trung tâm hồ Loch Ness nói đội ngũ của họ sẽ triển khai drone được trang bị camera hồng ngoại để chúng có thể tạo ra hình ảnh nhiệt của nước từ trên không. Một ống nghe dưới nước cũng sẽ được sử dụng để phát hiện các tín hiệu âm thanh dưới nước.

Các tình nguyện viên sẽ được yêu cầu để mắt đến bất cứ sự gián đoạn hoặc chuyển động nào khác dưới nước, với sự hướng dẫn của các chuyên gia về những điều cần chú ý và cách ghi lại các phát hiện.

“Chúng tôi hi vọng sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ mới những người đam mê hồ Loch Ness,” Alan McKenna, thuộc Đội thám hiểm hồ Loch Ness, một nhóm nghiên cứu tự nguyện tham gia cuộc tìm kiếm sắp tới, cho biết.

“Bằng cách tham gia thám sát bề mặt quy mô lớn này, bạn sẽ có cơ hội thực sự đóng góp một cách cá nhân cho bí ẩn hấp dẫn này đã thu hút rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới,” ông nói.


*************

Tin tức thế giới 6-8: Đàm phán hòa bình cho Ukraine khởi động; Hạn chót cho đảo chính ở Niger


Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (trái) - Ảnh: REUTERS

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (trái) - Ảnh: REUTERS

Hôm 5-8, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể tăng cường tấn công vào các cảng Ukraine như màn đáp trả cho vụ Kiev tập kích tàu Nga ở Biển Đen.

Ukraine "nóng" sau vụ tấn công Crimea

Trước đó, Nga tuyên bố trừng phạt Ukraine vì đã sử dụng xuồng không người lái mang theo thuốc nổ để tấn công "tàu chở dầu dân sự" gần cầu Crimea, tuyến đường duy nhất trực tiếp nối miền nam Nga tới Crimea qua eo biển Kerch.

Trên tài khoản mạng xã hội, ông Medvedev khẳng định với những hành động trên, "các cuộc tấn công vào Odessa, Izmail, và các nơi khác là chưa đủ".

Trong thời gian qua, khu vực Biển Đen và Crimea dậy sóng với hàng loạt cuộc tấn công giữa Nga và Ukraine.

Phía Nga tố Ukraine thực hiện các vụ tấn công vào dân thường tại Crimea, nơi sáp nhập vào Nga năm 2014 nhưng không được Ukraine và phương Tây công nhận.

Ngược lại, Nga ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc - vốn đảm bảo tàu Ukraine chở ngũ cốc ở Biển Đen không bị tấn công. Matxcơva sau đó liên tiếp tấn công các cảng miền nam Ukraine gần Biển Đen.

* Đàm phán hòa bình Ukraine khởi động tại Saudi Arabia

Các cuộc đàm phán do Saudi Arabia chủ trì bàn về cuộc xung đột ở Ukraine đã bắt đầu vào chiều 5-8 tại Jeddah (Saudi Arabia). 

Quan chức cấp cao từ 40 quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, đã thảo luận về giải pháp chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine, vốn kéo dài 18 tháng kể từ thời điểm Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Theo Reuters, trong hai ngày đối thoại này, các nước hy vọng sẽ đạt đồng thuận trên một số nguyên tắc chính về hòa bình Ukraine.

* Tổng thống Ukraine thừa nhận khác biệt giữa các nước

Ukraine muốn dùng cuộc họp ở Saudi Arabia để kêu gọi sự ủng hộ lớn hơn từ cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh nhiều nước vẫn cố gắng duy trì cách tiếp cận cân bằng.

Phát biểu ngày 5-8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận các nước tham gia thảo luận ở Saudi Arabia còn nhiều khác biệt, nhưng cho biết trật tự quốc tế dựa trên luật pháp phải được tái lập.

* Nga điều Su-30 áp sát máy bay Mỹ ở Biển Đen sau vụ tấn công của Ukraine

Một chiến đấu cơ Su-30 của Nga đã áp sát một chiếc MQ-9A Reaper, sau khi máy bay trinh sát không người lái của Mỹ di chuyển ở Biển Đen.

Trong thông báo về vấn đề này hôm 5-8, Trung tâm Kiểm soát quốc phòng Nga khẳng định máy bay MQ-9A Reaper của Mỹ bay gần biên giới Nga tại Biển Đen.

Nga cho biết máy bay Su-30 tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc quốc tế và hành xử an toàn khi tiếp cận máy bay Mỹ. Chiếc máy bay trinh sát của Mỹ sau đó đã quay đầu rời đi.

Chiến đấu cơ Su-30 của Nga - Ảnh: TASS

Chiến đấu cơ Su-30 của Nga - Ảnh: TASS

* Ông Kim Jong Un thăm nhà máy sản xuất vũ khí

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có chuyến thăm và chỉ đạo thực địa tại các nhà máy sản xuất vũ khí lớn ở Triều Tiên từ ngày 3 tới ngày 5-8 vừa qua.

Hôm 6-8, Hãng thông tấn KCNA cho hay ông Kim đã có chỉ đạo tại các dây chuyền sản xuất động cơ tên lửa và máy bay không người lái (drone).

Triều Tiên đã phát triển công nghệ vũ khí và hạt nhân mạnh mẽ trong nhiều năm qua, bất chấp áp lực trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh.

* Algeria phản đối can thiệp quân sự vào Niger

Tối 5-8 (giờ địa phương), Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune cho biết Algeria kiên quyết phản đối mọi hành động can thiệp quân sự vào Niger.

Thời gian qua, Niger biến thành điểm nóng về nguy cơ bùng phát bạo lực tại vùng Tây Phi. Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã bị lực lượng bảo vệ Dinh Tổng thống bắt giữ trong cuộc đảo chính. 

Lãnh đạo lực lượng này, ông Abdourahamane Tchiani, đã tuyên bố lên nắm quyền trước sự phản đối của nhiều nước.

Hôm 4-8, Nhóm Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho quân đội Niger thời hạn tới ngày 6-8 để ngưng vụ đảo chính này. ECOWAS khẳng định sẽ có hành động quân sự nếu phe đảo chính Niger không chấm dứt binh biến.

Thành viên lực lượng quân đội trong ECOWAS của Senegal - Ảnh: REUTERS

Thành viên lực lượng quân đội trong ECOWAS của Senegal - Ảnh: REUTERS

* Bắt cựu học sinh đâm giáo viên tại Hàn Quốc. 

Theo Hãng tin Yonhap, Tòa án quận Daejeon ở Hàn Quốc đã phát lệnh bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi đâm nhiều nhát dao vào một giáo viên tại một trường trung học ở Daejeon, cách thủ đô Seoul 139km về phía nam hôm 4-8.

Tòa án phát lệnh bắt giữ chính thức nghi phạm ở độ tuổi 27-29 này với tội danh cố ý giết người, viện dẫn nguy cơ nghi phạm bỏ trốn.

Nghi phạm này được cho đã đâm một giáo viên 49 tuổi nhiều nhát tại một trường trung học ở Daejeon. Người này khai với cảnh sát rằng mình từng là học sinh của giáo viên trên, song thông tin đó chưa được xác minh. 

Hiện giáo viên này đã được phẫu thuật khẩn cấp sau khi bị đâm nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh sát cho biết nghi phạm được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm trong những năm gần đây, nhưng không được điều trị.


************

Nga nói sẽ trả đũa sau khi Ukraine thực hiện vụ tấn công thứ hai trên biển

Reuters

Moscow ngày thứ Bảy tuyên bố sẽ trả đũa sau khi drone biển của Ukraine tấn công một tàu chở dầu của Nga trên Biển Đen gần bán đảo Crimea vào cuối ngày thứ Sáu. Đó là vụ tấn công trên biển thứ hai liên quan đến thiết bị tự hành trong vòng một ngày.

Ukraine tấn công một cảng lớn của Nga trước đó vào ngày thứ Sáu.

Moscow lên án mạnh mẽ điều mà họ xem là "vụ tấn công khủng bố" của Ukraine nhắm vào một tàu dân sự ở Eo biển Kerch, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.

“Không thể biện minh cho những hành động man rợ như vậy, chúng sẽ bị đáp trả và tác giả cũng như thủ phạm của những hành động này chắc chắn sẽ bị trừng phạt,” bà viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Khi năng lực hải quân của Kyiv phát triển, Biển Đen đang trở thành một chiến trường ngày càng quan trọng trong cuộc chiến.

Ba tuần trước, Moscow rút khỏi một thỏa thuận xuất khẩu chủ chốt cho phép Ukraine vận chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc qua Biển Đen để bán trên thị trường thế giới. Sau khi rút đi, Nga đã liên tục oanh kích các cảng của Ukraine, bao gồm cả Odesa.

Vụ tấn công đã tạm thời đình chỉ giao thông trên Cầu Kerch, cũng như giao thông bằng phà.

Các tàu kéo đã được triển khai để hỗ trợ tàu chở dầu đang chịu chế tài của Mỹ vì giúp cung cấp nhiên liệu máy bay cho các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Syria, theo hãng tin Tass của Nga.

Cuộc tấn công trước đó của Ukraine nhắm vào Novorossiysk đã làm ngưng trệ giao thông hàng hải trong vài giờ và đánh dấu lần đầu tiên một cảng thương mại của Nga trở thành mục tiêu trong cuộc xung đột kéo dài gần 18 tháng. Cảng có một căn cứ hải quân, xưởng đóng tàu và một kho dầu, và là nơi xuất khẩu trọng yếu. Nó nằm khoảng 110 km về phía đông của Crimea.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm