Nga tăng cường hỏa lực ở miền đông
Thứ trưởng Maliar nói lực lượng Nga đang tìm cách bao vây Avdiivka ở tỉnh Donetsk và cố gắng lấy lại các cứ điểm xung quanh Kupiansk ở tỉnh Kharkiv đã rơi vào tay Ukraine sau đợt phản công bất ngờ vào mùa thu năm 2022.
Thứ trưởng Ukraine ước tính, chỉ trong tuần trước, Nga sử dụng gần nửa triệu viên đạn và 9.000 lần nã pháo ở miền đông.
Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 529 có diễn biến gì nóng?
Vào giữa tháng trước, Ukraine cũng thông tin Nga tập trung hơn 100.000 lính, 900 xe tăng, 555 hệ thống pháo và 370 hệ thống rốc két phóng loạt theo hướng Lyman-Kupiansk.
Nga chưa bình luận về thông tin này.
Cũng trong ngày 7.8, TASS dẫn lời người phát ngôn Vadim Astafyev của Lực lượng chiến đấu miền Nam thuộc quân đội Nga cho biết nhánh không quân của lực lượng này đã bắn phá các trạm và khu tập trung binh lực của hai lữ đoàn Ukraine ở Donetsk.
Kyiv tiếp nhận tên lửa tầm xa của Pháp
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 6.8 đã đăng video clip lên mạng xã hội cho thấy hình ảnh của một tên lửa tầm xa Scalp (tiếng Anh là Stowm Shadow) vốn được người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron thông báo viện trợ cho Kyiv hồi tháng trước.
Vào giữa tháng 7, Tổng thống Macron tuyên bố chính quyền Paris quyết định theo chân Anh cung cấp tên lửa Scalp cho Ukraine. Như dòng Storm Shadow, Scalp có tầm bắn 250 km, thường được phóng từ các dòng tiêm kích như Eurofighter Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh hoặc Rafale của Pháp.
Bộ Quốc phòng Nga công bố chi tiết trận đấu tăng-thiết giáp 'một chọi tám'
Về cơ bản Storm Shadow hoặc Scalp là những cái tên khác nhau để gọi cùng một tên lửa, và đều do tập đoàn MBDA của châu Âu sản xuất. Đây cũng là vũ khí có tầm bắn xa nhất được phương Tây chuyển đến Kyiv đến thời điểm này. Tên lửa Scalp từng được sử dụng trong một số cuộc xung đột, trong đó có Iraq, Libya và Syria.
Đến nay, Đức vẫn từ chối cung cấp Scalp cho Ukraine.
Đức, Trung Quốc nhận định về hòa đàm ở Ả Rập Xê Út
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7.8 cho rằng các hoạt động thảo luận tại Ả Rập Xê Út vào cuối tuần qua đã giúp "củng cố sự đồng thuận quốc tế" trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hơn 40 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và các nước châu Âu, đã tham dự cuộc hòa đàm ở thành phố Jeddah trong hai ngày 5-6.8.
Trung Quốc cử ông Lý Huy, Đặc phái viên các vấn đề Âu-Á đến Jeddah. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tiếp tục củng cố đối thoại dựa trên kế hoạch hòa bình gồm 12 điểm của nước này, nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể.
Nga thêm hạn chế với nhà đầu tư từ những nước ‘không thân thiện'
Còn chính phủ Đức nhận định hội nghị ở Jeddah đã gặt hái thành công vì chứng tỏ được thiện ý của cộng đồng quốc tế nhằm hành động để chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine, theo Reuters.
Về phần mình, Nga cho biết có kế hoạch tổ chức họp tham vấn với những thành viên còn lại của khối BRICS (viết tắt từ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) về nội dung của sự kiện hòa đàm vừa diễn ra ở Ả Rập Xê Út, RT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.
Trong số các thành viên BRICS, chỉ có Nga không được mời tham gia, trong khi 4 nước còn lại là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đều đến dự.