Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 09 -7 -2023 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx


HoaLuc 8
************

rfi.fr

TT Ukraina từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về cùng 5 chỉ huy Azov, Nga giận dữ

Trọng Thành

Tròn 500 ngày Nga xâm lược là một dịp cay đắng với đông đảo người dân Ukraina, đang phải hàng ngày đối mặt với chiến tranh, bom đạn. Sự trở về bất ngờ hôm qua, 08/07/2023, của 5 cựu chỉ huy lực lượng bảo vệ nhà máy luyện kim Azovstal, cùng tổng thống Zelensky trong chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ là một tin vui.

Đăng ngày:


3 phút

Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) đem 5 chỉ huy từng kháng cự tại nhà máy luyện kim Azov trở về Lviv. Ảnh phủ tổng thống Ukraina cung cấp ngày 08/07/2023.
Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) đem 5 chỉ huy từng kháng cự tại nhà máy luyện kim Azov trở về Lviv. Ảnh phủ tổng thống Ukraina cung cấp ngày 08/07/2023. AFP - HANDOUT

Tổng thống Ukraina đã thành công trong việc thuyết phục Ankara cho phép 5 quân nhân nói trên trở về nước, trái ngược với thỏa thuận ba bên Thổ Nhĩ Kỳ - Nga – Ukraina hồi năm ngoái. Đối với nhiều người Ukraina, các quân nhân bảo vệ thành phố cảng Mariupol là những huyền thoại sống’’. Việc 5 chỉ huy Azov trở về là một thắng lợi biểu tượng của Kiev. 

Thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kiev : 

‘‘Chúng tôi trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ, và chúng tôi đã đưa được những người anh hùng của chúng ta trở về nhà’’, trên đây là tuyên bố hôm qua của tổng thống Volodymyr Zelensky, sau chuyến công du theo lời mời của đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Zelensky đã đưa lên mạng một đoạn video về 5 chỉ huy Azovstal, cùng với ông lên một phi cơ của chính quyền Cộng Hòa Séc, trở về Ukraina.

Thông tín này rất nhanh chóng gây một làn sóng xúc động tại Ukraina, nơi những người bảo vệ thành phố cảng Mariupol đã trở thành các huyền thoại sống, biểu tượng của tinh thần kháng chiến chống xâm lược.

Nhờ trung gian của Akara hồi năm ngoái, 5 sĩ quan, xuất thân từ lữ đoàn hải quân 36, lữ đoàn cơ giới 72, của lực lượng Cận vệ quốc gia, cũng như của lực lượng Azov, đã có thể được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi họ sẽ phải ở lại cho đến khi chiến tranh kết thúc, theo thỏa thuận giữa các bên.

Tuy nhiên, vào cái dịp mang tính biểu tượng 500 ngày này, ít ngày trước thượng đỉnh NATO tại Vilnius, tổng thống Zelensky đã đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về việc hồi hương 5 cựu chỉ huy Azov. Đây là một thắng lợi mang tính biểu tượng thực sự đối với Ukraina, được chào mừng tối qua tại thành phố Lviv, nơi tổng thống Ukraina đã giới thiệu các cựu tù binh trước công chúng.

Điện Kremlin đã giận dữ khi được biết tin này. Bộ máy tuyên truyền của Nga từ lâu nay đã sử dụng tiểu đoàn Azov để tạo ra một hình ảnh sai lạc về một nước Ukraina do các thế lực phát xít điều hành. Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, tuyên bố là một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hủy bỏ. Đây là một đòn hạ nhục thực sự đối với Nga, trong lúc ngày thứ Bảy này, người Ukraina hân hoan với sự trở về của những người chỉ huy anh hùng’’.

Hiện tại chưa rõ Nga sẽ trả đũa ra sao về vụ này. Giới quan sát ghi nhận có nhiều khả năng Matxcơva không triển hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua đường Biển Đen, sẽ hết hạn vào ngày 17/07. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng thuyết phục tổng thống Nga, khi Putin đến Ankara vào tháng 8 tới. Trả lời truyền thông Nga, hôm qua 08/07, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết ‘‘chưa có thời điểm cụ thể’’ cho chuyến đi của lãnh đạo Nga. Về nguyên tắc, điện Kremlin hoan nghênh ‘‘vai trò trung gian’’ của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến xung đột tại Ukraina.


**********

bbc.com

Gửi bom chùm đến Ukraine, Mỹ khiến các đồng minh quan ngại



Một phần sót lại của bom chùm được phát hiện trên một cánh đồng tại Ukraine hồi tháng 04/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một phần sót lại của bom chùm được phát hiện trên một cánh đồng tại Ukraine hồi tháng 04/2023

  • Tác giả, Kathryn Armstrong & Antoinette Radford
  • Vai trò, BBC News

Một số đồng minh của Mỹ quan ngại trước quyết định cung cấp bom chùm cho Ukraine từ Washington.

Hôm thứ Sáu 07/07, Mỹ xác nhận đang gửi loại vũ khí gây tranh cãi này cho Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi đây là một "quyết định rất khó khăn".

Đáp lại, Mỹ, Canada và Tây Ban Nha đều cho biết họ phản đối việc sử dụng loại vũ khí này.

Bom chùm đã bị cấm tại hơn 100 quốc gia vì gây nguy hiểm cho dân thường.

Loại bom này phát tán ra các quả bom nhỏ bên trong có thể giết người một cách 'vô tội vạ' trên một khu vực rộng lớn.

Loại vũ khí này đã gây tranh cãi liên quan đến tỷ lệ không phát nổ. Những quả bom nhỏ không nổ có thể nằm yên trên mặt đất trong nhiều năm và sau đó ngẫu nhiên phát nổ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng những quả bom chùm đang được chuyển đến Ukraine có tỷ lệ không phát nổ thấp hơn nhiều so với các loại Nga đang sử dụng trong cuộc chiến.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 07/07, Tổng thống Biden nói ông đã trao đổi với các đồng minh về quyết định này, thuộc thỏa thuận viện trợ vũ khí trị giá 800 triệu USD.

Ông Biden cũng nói phải "mất thời gian để ông tin cần phải thực hiện điều đó", nhưng ông đã hành động bởi vì "người dân Ukraine đang hết cạn đạn dược".

Quyết định này nhanh chóng bị các nhóm hoạt động nhân quyền chỉ trích, Amnesty International tuyên bố bom chùm tạo nên "một nguy cơ nghiêm trọng cho đời sống dân thường, thậm chí sau khi cuộc xung đột đã kết thúc lâu trước đó".

Và hôm thứ Bảy 08/07, một số đồng minh Phương Tây của Mỹ cũng từ chối ủng hộ quyết định này từ Washington.

Khi được hỏi về lập trường của mình trước quyết định của phía Mỹ, Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhấn mạnh Anh là một trong 123 quốc gia đã ký Công ước về Bom Chùm (Convention on Cluster Munitions) có nội dung cấm sản xuất hoặc sử dụng loại vũ khí này và không khuyến khích sử dụng chúng.

Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles thì đi xa hơn, nói với các phóng viên rằng quốc gia của bà có một "cam kết chắc chắn" về loại vũ khí và bom nhất định nào có thể được chuyển đến cho Ukraine.

"Nói không với bom chùm và nói có về sự phòng vệ chính đáng của Ukraine, chúng tôi hiểu là không nên được tiến hành với các bom chùm," bà tuyên bố.

Chính phủ Canada nói họ đặc biệt quan ngại về tác động tiềm tàng của các loại bom này đối với trẻ em, khi chúng đôi khi bất ngờ phát nổ sau nhiều năm nằm yên dưới mặt đất.

Canada nói chống lại việc sử dụng bom chùm và vẫn tuân thủ hoàn toàn với Công ước về Bom Chùm. "Chúng tôi thực thi nghiêm túc Công ước về Bom Chùm nhằm khuyến khích sự áp dụng chung công ước này," Canada nêu trong một tuyên bố.

Mỹ, Ukraine và Nga không tham gia công ước này, trong khi đó cả Moscow và Kyiv đều đã sử dụng bom chùm trong cuộc chiến tranh.

Trong khi đó, Đức, một quốc gia tham gia công ước, cho biết sẽ không cung cấp loại vũ khí này đến Ukraine, và hiểu lập trường của Mỹ.

"Chúng tôi chắc chắn là những người bạn Mỹ của chúng tôi không xem nhẹ quyết định cung cấp loại vũ khí như vậy," người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit nói với các phóng viên tại Berlin.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã cam kết các quả bom chùm sẽ chỉ được sử dụng để công phá các tuyến phòng thủ của quân địch, và không nằm ở những khu vực đô thị.

Chụp lại hình ảnh,

Một xe ô tô bị thủng nát khi Nga sử dụng bom chùm tại thành phố Kharkiv của Ukraine hồi tháng 06/2022

Bước đi này của Tổng thống Biden sẽ vượt qua luật pháp Mỹ về ngăn cấm việc sản xuất, sử dụng hay chuyển giao bom chùm có tỷ lệ không phát nổ hơn 1%.

Ông Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nói với các phóng viên rằng các loại bom chùm của Mỹ có tỷ lệ không phát nổ dưới 2,5%, trong khi bom chùm của Nga thì tỷ lệ này là trong khoảng từ 30-40%, ông cho biết.

Liên minh Bom chùm của Mỹ (US Cluster Munition Coalition), thuộc chiến dịch xã hội dân sự quốc tế nhằm xóa sổ loại vũ khí này, tuyên bố loại bom sẽ gây "sự chịu đựng to tát hơn, trong ngày hôm nay, và trong những thập kỷ tới".

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chỉ trích, một đại diện tuyên bố "việc sử dụng loại bom như thế này cần phải bị chấm dứt ngay lập tức và không nên được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu".

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga mô tả bước đi này của Washington là "hành động tuyệt vọng" và "bằng chứng về sự bất lực trước thất bại rõ ràng về 'cuộc phản công' của Ukraine được quảng bá dồn dập."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova cho biết các cam kết của Ukaine sẽ sử dụng loại bom chùm này có trách nhiệm là "chẳng mang giá trị gì".

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang chiến đấu trong một chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) ngày càng lan rộng tại Ukraine.

Cuộc phản công của Ukraine, bắt đầu hồi tháng Sáu, đang diễn tiến tại vùng Donetsk ở miền đông và các vùng Zaporizhzhia ở miền đông nam.

Hồi tuần rồi, Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny tuyên bố chiến dịch này đã bị hạn chế vì thiếu đạn pháo. Ông cũng thể hiện sự chán nản trước quá trình vận chuyển chậm số vũ khí mà Phương Tây đã cam kết.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn Tổng thống Mỹ về gói viện trợ quân sự "đúng thời điểm, đa dạng và rất cần đến".


Phân tích của Frank Gardner, Phóng viên An ninh của BBC News


Từng quốc gia một, các đồng minh trong Nato của Mỹ đã cùng tạo khoảng cách với quyết định cung cấp loại bom chùm gây tranh cãi của Washington.

Thủ tướng Rishi Sunak nói rõ ràng, Anh là quốc gia tham gia công ước năm 2008 có nội dung cấm sản xuất và sử dụng - không khuyến khích quốc gia khác sử dụng bom chùm.

Canada thì tiến xa hơn, với tuyên bố của chính phủ nói cam kết chấm dứt việc bom chùm có thể gây tác động lên dân thường, đặc biệt là trẻ em.

Tây Ban Nha cũng tuyên bố loại vũ khí này không nên được chuyển đến Ukraine, trong khi Đức cho biết chống lại quyết định này, mặc dù hiểu lập luận đằng sau nó.

Thậm chí Nga cũng lên án, mặc dù chính quốc gia này đã sử dụng rất nhiều bom chùm trong cuộc chiến tranh Ukraine, và cho biết loại bom này sẽ nằm trên mặt đất trong hàng thế hệ.

Thế nhưng Tướng Sir Richard Shirreff, cựu phó tư lệnh Nato tại châu Âu đã bảo vệ quyết định này, và cho biết việc triển khai loại bom này có thể khiến Ukraine dễ dàng hơn trong việc phá vỡ các phòng tuyến của Nga.

Ông cho biết nếu Phương Tây cung cấp thêm vũ khí sớm hơn, thì có lẽ đã không cần đến phải cung cấp bom chùm cho Ukraine vào thời điểm hiện tại.


***********

rfi.fr

Cấp bom chùm cho Ukraina : Nga chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Mỹ

Minh Anh

Bộ Quốc Phòng Nga, hôm 08/07/2023, trong thông cáo cho rằng quyết định của Mỹ cấp bom chùm cho Ukraina là một « lời thừa nhận về sự yếu kém », đồng thời tố cáo Hoa Kỳ « đồng lõa » với việc gây thương vong cho dân thường do loại vũ khí còn nhiều tranh cãi tạo ra. 

Đăng ngày:


1 phút

Bộ trưởng Quốc Phòng Sergueï Choïgou, thị sát tình hình tại một căn cứ quân sự ở miền nam nước Nga. Ảnh ngày 08/07/2023.
Bộ trưởng Quốc Phòng Sergueï Choïgou, thị sát tình hình tại một căn cứ quân sự ở miền nam nước Nga. Ảnh ngày 08/07/2023. via REUTERS - RUSSIAN DEFENCE MINISTRY

Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI Jean-Didier Revoin, tường thuật : 

« Một cử chỉ tuyệt vọng và một sự thừa nhận yếu kém trong thất bại của điều gọi là cuộc phản công của Ukraina. Đây là những lời lẽ do bộ Quốc Phòng Nga đưa ra để đánh giá việc Washington quyết định cấp bom chùm cho Ukraina.  

Trong thông cáo, bộ Quốc Phòng Nga nêu rõ là Nga sẽ đáp trả mối đe dọa này trên cơ sở các biện pháp quân sự. Điều này nên được hiểu rằng các lực lượng Nga sẽ tấn công những nhà kho nào cất trữ loại bom này. 

Cùng lúc, Matxcơva không ngần ngại cáo buộc Hoa Kỳ đồng lõa với việc giết hại dân thường do việc sử dụng những loại vũ khí này, xin nhắc lại là có thể phóng ra một lượng lớn mìn, có thể phát nổ một khi chạm đất hay sau đó khi có người bước qua.  

Một phương thức chiến đấu mà chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng Viện Nga mô tả là khủng bố, khi nhấn mạnh rằng việc bảo vệ công dân vẫn là một ưu tiên của chính quyền Nga, một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp có sử dụng bom chùm. »
***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Quan hệ Nhật – Hàn lại căng thẳng. Tokyo hôm 08/07/2023 cho biết đã triệu đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản lên để phản đối về việc Seoul mở cuộc tập trận gần đảo Dokdo/Takeshima, nơi có tranh chấp chủ quyền. Seoul cũng đã có hành động tương tự với đại diện ngoại giao của Nhật. Bất đồng này dấy lên vào lúc Nhật Bản và Hàn Quốc nỗ lực sưởi ấm quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực để đối phó với mối « đe dọa Trung Quốc ».

(NHK) – Ukraina đệ đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Chính phủ New Zealand, phụ trách điều phối cơ chế đối tác này, ngày 07/07/2023 thông báo rằng đã nhận được yêu cầu chính thức từ Kiev vào tháng Năm. Hiệp định hiện bao gồm 11 quốc gia thành viên từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Úc, Singapore và Việt Nam. Việc gia nhập của Kiev cần được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên. Vấn đề sẽ có thể được thảo luận tại cuộc họp cấp bộ trưởng của nhóm dự kiến ​​vào giữa tháng Bảy này. Trung Quốc và Đài Loan cũng đệ đơn gia nhập Hiệp định này.

(AFP) –  Bộ trưởng Quốc Phòng Nga lần đầu tiên tái xuất hiện. Hôm nay, 08/07/2023, theo báo The Guardian, lần đầu tiên kể từ vụ ‘‘binh biến’’ của ông chủ công ty lính đánh thuê Wager (ngày 24/06/2023), bộ Quốc Phòng Nga công bố các hình ảnh cho thấy bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Shoigu xuất hiện bên cạnh các binh sĩ. Video không ghi chú thời điểm.

(Reuters) – Vụ nổ đường ống Nord Stream : Nga đòi họp Hội Đồng Bản An. Nhân vật số hai trong phái đoàn ngoại giao Nga tại Liên Hiệp Quốc ông Dmitri Polyansky hôm 08/07/2023 trên mạng Telegram thông báo yêu cầu cuộc họp phải được mở ra vào ngày 11/07/2023, đúng thời điểm thượng đỉnh NATO khai mạc tại Vilnius.

(Reuters) – Nội các của thủ tướng Hà Lan đổ vì hồ sơ người nhập cư. Chiều ngày 08/07/2023, thủ tướng Mark Rutter hội kiến nhà vua để thảo luận về việc thành lập một chính phủ lâm thời sau khi nội các của ông tan rã. Chính phủ liên minh không tìm được đồng thuận về chính sách nhập cư. Thủ tướng Rutte muốn siết chặt thêm các quy định cho người nước ngoài đoàn tụ. Trên nguyên tắc Quốc Hội sẽ bị giải tán và cử tri Hà Lan được kêu gọi bầu lại Quốc Hội mới, có thể là vào tháng 11/2023.

(AFP) – Phát hiện một « trại » trồng cần sa tại Pháp. Cảnh sát Grenoble hôm 08/07/2023 cho biết trong tuần đã phát hiện một « trại » trồng 4.000 cây cần sa tương đương với 1.100 kg tại làng Morette, tỉnh Isère, miền trung nước Pháp, gần thành phố Lyon. Trang trại này do một nhóm người Albani quản lý.

(AFP) – Pháp : Tuần hành phản đối bạo lực cảnh sát.  ‘‘Các cuộc tuần hành công dân’’ chống bạo lực cảnh sát được được kêu gọi tổ chức vào hôm nay 08/07/2023, diễn ra tại khoảng 30 thành phố từ Lille đến Marseille, từ Nantes đến Strasbourg, riêng tại Paris, biểu tình bị cấm. Gần một trăm hiệp hội, đoàn thể, đảng phái chính trị cánh tả, bao gồm LFI, EELV, CGT và Solidaires, đã kêu gọi tuần hành bày tỏ ‘‘sự thương tiếc và giận dữ’’ và tố cáo các chính sách bị coi là ‘‘phân biệt kỳ thị’’ đối với dân cư của các khu lao động. Người phát ngôn của chính phủ Olivier Véran hôm qua thì chỉ trích các tổ chức ‘‘kêu gọi biểu tình (...) vào thứ Bảy tại nhiều thành phố lớn, vẫn chưa phục hồi’’ sau các bạo động.

(RFI) – Danh ca Elton John khép lại sự nghiệp hơn 50 sân khấu. Stockholm đêm nay 08/07/2023 là chặng cuối cùng vòng lưu diễn chia tay với khán giả Farewell Yellow Brick Road mà huyền thoại của làng nhạc pop, Sir Elton John đã khởi động từ 2018. Nhưng chia tay với sân khấu, Elton còn ấp ủ rất nhiều dự án và nhất là ông muốn tiếp tục cống hiến cho âm nhạc. Trước mắt Elton John, nay đã 76 tuổi, cho biết ông ưu tiên dành thời gian cho người bạn đời và hai cậu con trai còn nhỏ tuổi.


***********
rfi.fr

Muốn đua chen với Mỹ, Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng

Thụy My

The Economist phân tích « Vì sao Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng của mình » : Nếu muốn thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần có được sự hậu thuẫn của họ.

Có nhiều láng giềng nhất thế giới, « thiên triều » muốn thống trị tất cả

Không có nước nào có nhiều láng giềng hơn Trung Quốc, với 14 biên giới trên bộ. Trong số đó có một Nhà nước côn đồ là Bắc Triều Tiên, những nước bị chiến tranh xâu xé như Miến Điện, tranh chấp lãnh thổ trên đất liền như Ấn Độ, chồng lấn yêu sách trên biển như Nhật Bản, hay thường xuyên bị Bắc Kinh dọa nuốt chửng như Đài Loan. Trong nhiều thế kỷ, các hoàng đế Trung Hoa coi thế giới như nhiều vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là bệ rồng của « thiên triều », các vương quốc láng giềng như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản phải triều cống. Tập Cận Bình mang lại một bước ngoặt trong thế kỷ 21 cho nhãn quan này, gây lo sợ cho những nước xung quanh.

Các cường quốc thường muốn gia tăng thịnh vượng và an ninh bằng cách thống trị khu vực về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa. Mỹ là nước duy nhất giữ được vị trí lâu dài, một phần nhờ địa lý, nhưng cũng nhờ các hiệp ước đôi bên cùng có lợi với Mêhicô và Canada, bên cạnh đó là quyền lực mềm. « Hàng xóm » của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều. Có tất cả 22.800 kilomet biên giới trên bộ, cả 8 biên giới trên biển đều bị tranh chấp, và các nước như Ấn Độ, Nhật Bản là những sức mạnh kinh tế, quân sự với những tham vọng riêng.

The Economist chia các láng giềng của Trung Quốc làm ba nhóm : yếu đuối hay thất bại (Afghanistan, Lào, Miến Điện, Nepal, Bắc Triều Tiên, Pakistan), thù địch nhưng lại quan hệ chặt chẽ (Mông Cổ, Nga, Trung Á), có liên hệ quân sự với Mỹ (Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam).

Thủ lợi trước mắt, trả giá lâu dài

Có chính sách bá quyền, nhưng Bắc Kinh luôn nói rằng chỉ muốn thu hồi đường biên giới « hợp pháp », tố cáo Mỹ « bao vây ». Tuy nhiên sự e dè của các nước bắt nguồn từ những sai lầm của chính Trung Quốc. Bắc Kinh đã thành công trong việc thay đổi nguyên trạng có lợi cho mình trong ngắn hạn. Tàu chiến, máy bay Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu ở Biển Hoa Đông, dựng lên bảy đảo nhân tạo kiên cố trên các rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.

Những lợi ích này đã phải trả giá bằng việc Nhật Bản tăng gấp đôi chi quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác an ninh với các đồng minh của Mỹ. Philippines cho Washington sử dụng thêm bốn căn cứ quân sự, trong đó có ba nơi rất hữu ích trong trường hợp chiến tranh ở Đài Loan. Việt Nam lần đầu tiên từ 40 năm đón tiếp hàng không mẫu hạm Mỹ, và sau đó thêm hai chuyến thăm nữa. Ấn Độ cấm hàng chục ứng dụng Trung Quốc, hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh, tham gia Bộ Tứ.

Các láng giềng của Trung Quốc cũng xích lại gần nhau hơn. Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, cung cấp cho Việt Nam 12 tàu tuần tra cao tốc, một hộ tống hạm tên lửa ; bán hỏa tiễn hành trình cho Philippines. Nhật Bản cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và radar cho Philippines...

Quen thói lấy thịt đè người

Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại không thể thiếu đối với các nước trong khu vực và là nguồn đầu tư lớn. Nhưng nhìn chung, các láng giềng bán được hàng cho Mỹ và châu Âu nhiều hơn cho Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh có thói quen đáng ngại là dùng sức mạnh kinh tế để bắt chẹt. Mông Cổ là nạn nhân đầu tiên khi Tập Cận Bình lên ngôi. Sau khi đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc bèn ngừng cho vay và thông quan. Nay NATO đang giúp Mông Cổ về an ninh mạng, đào tạo sĩ quan bằng tiếng Anh.

Nổi bật nhất là Hàn Quốc : tổng thống Park Geun Hye từng rất thân thiện, nhưng Trung Quốc tung ra chiến dịch tẩy chay dữ dội sau khi Mỹ triển khai hệ thống chống hỏa tiễn ở Hàn Quốc dù vũ khí này nhằm răn đe Bắc Triều Tiên. Nay Seoul gác lại bất hòa xưa nay với Tokyo, cùng tham gia nỗ lực giảm vai trò Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, tạo ra cơ hội mới cho những nước xung quanh. Việt Nam cho biết Samsung và LG sẽ đầu tư thêm 6 tỉ đô la.

Đối với những nước nghèo hơn, tuy phát triển được phần nào cơ sở hạ tầng nhờ đầu tư Trung Quốc, nhưng bị bội tín cũng không ít. Ở Nepal, Trung Quốc không hoàn thành bất kỳ công trình nào trong Con đường tơ lụa mới như đã hứa. Malaysia hủy bỏ nhiều dự án vì giá thành bị thổi phồng, Pakistan và Lào nợ nần ngập đến cổ. Tuần báo nhấn mạnh, muốn đua tranh với Mỹ, lẽ ra Bắc Kinh nên tử tế hơn với các nước láng giềng của mình.

Trước ẩn số Nga, NATO sẽ thay đổi sâu sắc

Cũng trên lãnh vực quốc phòng, Courrier International tổng hợp các nhận định của báo chí Mỹ về « NATO trước ẩn số Nga ». Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ phải thay đổi sâu sắc. Hội nghị NATO từ 11 đến 12/07 tại Vilnius (Litva) sẽ rất căng thẳng, một năm sau khi thượng đỉnh Madrid chỉ ra Nga là mối đe dọa trực tiếp. Đặc biệt vụ binh biến của Prigozhin càng cho thấy sự bất ổn. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu càng tin rằng cần phải kết nạp Ukraina vào NATO, nhưng ngược lại cũng có ý kiến cho là phải thận trọng.

Những chủ đề mang tính kỹ thuật cũng được thảo luận, lần đầu tiên đưa ra kịch bản xung đột trực tiếp ở châu Âu trên nhiều mặt trận. Trước đây, quân đồng minh đóng ở Ba Lan và các nước Baltic chỉ vừa đủ để giữ chân kẻ thù chờ viện binh tới, nay NATO muốn ngay từ ngày đầu bảo vệ được « từng centimet lãnh thổ ». Tuy nhiên Liên minh còn phải làm nhiều việc để nâng số 40.000 quân nhân được huấn luyện kỹ càng lên 200.000 người, và nếu ông Stoltenberg áp đặt được mức sàn 2 % GDP cho ngân sách quốc phòng sẽ là một thành công lớn.

Về phía Kiev hy vọng qua hội nghị Vilnius sẽ có được triển vọng cụ thể hơn, trở ngại lớn nhất là ông Joe Biden phản đối. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba nói : « Thực tế đã đổi khác. Giờ đây các nước Baltic đề nghị Đức gởi một lữ đoàn đến để bảo vệ trước Nga. Nhưng sau khi Ukraina gia nhập, đội quân nào sẽ được gởi ? Đó là một lữ đoàn Ukraina. Người Đức chẳng cần phải tài trợ, cung cấp nguồn lực, không bị rủi ro chính trị vì đối đầu trực tiếp với Nga ».

Putin và nước Nga hậu Wagner

Nhận xét về « Putin và nước Nga hậu Wagner », Le Point cho rằng việc xâm lăng Ukraina đã quật ngược lại Matxcơva, làm rạn vỡ hai cột trụ mà chế độ dựa vào là khủng bố và bạo lực. Vụ nổi dậy Wagner đã phá tan huyền thoại một Putin bất khả xâm phạm, làm rõ sự chia rẽ trong nội bộ, xuyên thủng bức tường tuyên truyền.

Yevgeny Prigozhin đã mở mắt cho người Nga về thực tế chiến tranh. Chính phủ Kiev không phải trong tay bọn « quốc xã » mà là những người yêu nước, trách nhiệm gây ra cuộc chiến này không phải là phương Tây mà chỉ một mình Vladimir Putin, quân đội Nga thì chỉ huy bất tài, tổ chức tồi và không có tinh thần chiến đấu. Chiến tranh đẩy Nga vào ngõ cụt : một triệu thanh niên có học bỏ chạy ra nước ngoài, kỹ nghệ suy sụp, căng thẳng với các nước cộng hòa đã bị thiệt mất nhiều quân. Một nền dân chủ Ukraina nảy sinh hướng về phương Tây, Đức và Nhật tái vũ trang, NATO tỉnh thức, Nga thành chư hầu của Trung Quốc...

Tuy nhiên tác giả cho rằng Vladimir Putin trong tuyệt lộ sẽ càng nguy hiểm hơn, có thể ra tay thanh trừng mạnh mẽ, gia tăng đàn áp đối lập trước cuộc bầu cử tổng thống 2024. Sự thất bại của quân Nga trên chiến trường được bù đắp bằng oanh kích ồ ạt, đánh vào thường dân, hăm he tấn công nguyên tử. Cuối cùng là ra sức bóp méo thông tin để tạo ưu thế cho ông Donald Trump trong bầu cử Mỹ, tài trợ cho các đảng cực đoan tranh cử tại Nghị Viện Châu Âu.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, chiến tranh Ukraina là cơ hội duy nhất để quay lại với những giá trị của mình. Không ai mong một quốc gia có 6.400 đầu đạn nguyên tử như Nga tan rã, nhưng cần răn đe để ngăn ngừa mọi cuộc xâm lăng mới. Các bài học từ vụ nổi dậy kỳ lạ của Wagner rất rõ : Ukraina đặt chân vào châu Âu và thế giới phương Tây, Nga bước ra ngoài và bị cô lập cho đến khi nào người dân nước này chấm dứt khế ước đổi nghèo nàn và trấn áp lấy giấc mơ đế quốc. Châu Âu cần từ bỏ ảo tưởng hòa bình vĩnh viễn.

Những kẻ ngốc hữu dụng của Putin

Về vấn đề này, The Economist mô tả « Những tên ngốc hữu dụng của Putin ». Các đảng cực hữu và cực tả đòi « hòa bình » ngay lập tức, mà trên thực tế là nạn nhân phải cắt đất cho kẻ xâm lược. Giới trí thức làm ngơ trước những tội ác chiến tranh của Nga, than vãn về cái gọi là « chiến tranh ủy nhiệm ». Viện dẫn tính trung lập, Thụy Sĩ dựa vào luật lệ phức tạp để ngăn chuyển giao vũ khí cho Ukraina...

Trong một cuộc mít-tinh mới đây ở gần Berlin, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị một dàn đồng ca lực lưỡng gào thét « Warmonger ! » (kẻ hiếu chiến). Vốn là một người lịch sự, nói năng nhẹ nhàng và điềm tĩnh, ông Scholz đã hét trở lại trong micro rằng chính Putin muốn chiếm Ukraina. « Nếu các vị to mồm như vậy mà có một chút não, thì các vị đã biết ai mới là kẻ hiếu chiến ! » 

Prigozhin đang ở Matxcơva để thương lượng ?

Sự vắng mặt bí ẩn của Yevgeny Prigozhin sau vụ nổi loạn gây nhiều thắc mắc. Libération cuối tuần dẫn nguồn tin riêng từ tình báo phương Tây cho biết ông chủ Wagner có mặt ở Matxcơva ít nhất là từ ngày 01/07. Ông ta cùng với những chỉ huy chính được Kremlin triệu tập, đã gặp Vladimir Putin và trao đổi với tướng Viktor Zolotov, chỉ huy trưởng Vệ binh Quốc gia Rosgvardia vốn trung thành với tổng thống, và Sergei Narychkin, lãnh đạo tình báo Nga. Một sự chuyển giao dường như đang diễn ra ở châu Phi : trong số 1.400 lính đánh thuê đóng ở Trung Phi, 500 người sẽ ra đi trong những ngày tới, và hôm thứ Năm có 150 lính đã lên đường sang Belarus.

Về tình hình chiến trường, trả lời phỏng vấn của L’Express, tướng Pháp Michel Yakovleff cho rằng thời gian đang đứng về phía Ukraina, do sự yếu kém của Putin mà vụ binh biến mới đây đã bộc lộ. Theo ông, chế độ Putin đang bước vào hồi kết, giải pháp cho cuộc chiến là chính quyền này sụp đổ.

Tướng Yakovleff nhận thấy cuộc phản công của Kiev rất cần ATACMS, loại hỏa tiễn có tầm bắn 300 cây số mà Washington chưa muốn giao cho. Bởi vì quân Nga buộc phải dời các kho hậu cần thật xa, tiếp tế cho binh lính sẽ chậm hơn. Nhà nghiên cứu Léo Péria-Peigné của IFRI giải thích với việc Mỹ chấp nhận viện trợ bom chùm, Kiev có thể « dọn quang » được quân Nga khỏi những vùng đất rộng lớn hơn, tuy còn gây tranh cãi. Bên cạnh đó cũng giải quyết được tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng, theo The Economist.

Kỷ nguyên công nghệ cao bắt đầu từ chiến tranh Ukraina

Cũng về quân sự, The Economist ra số đặc biệt với chủ đề « Tương lai của chiến tranh », nhấn mạnh « Một kỷ nguyên mới của chiến tranh công nghệ cao đã bắt đầu », « Cuộc chiến Ukraina chứng tỏ công nghệ có thể làm thay đổi bộ mặt chiến trường ». Có thể rút ra ba bài học lớn từ cuộc chiến Ukraina.

Trước tiên là chiến địa được quan sát rất rõ. Hãy quên ống dòm hay bản đồ, bây giờ là các cảm biến giúp nhìn thấy mọi thứ từ vệ tinh hay drone. Có giá thành rẻ và hiện diện khắp nơi, chúng cung cấp những dữ liệu được thuật toán xử lý và thường xuyên được cải thiện để tìm được một cây kim trong đống rơm, tín hiệu di động từ một tướng Nga, hay hình dáng một xe tăng đã được ngụy trang. Những thông tin này sau đó được chuyển qua vệ tinh cho những người lính ngoài mặt trận, hoặc để pháo binh nhắm bắn với độ chính xác chưa từng thấy. Tính chất minh bạch cao độ như vậy có nghĩa là chiến tranh tương lai tùy thuộc vào trinh sát.

Ngay cả trong thời đại của trí thông minh nhân tạo, bài học thứ hai là chiến tranh vẫn có thể huy động đến hàng trăm ngàn người, hàng triệu thiết bị, đạn dược. Thương vong ở chiến trường Ukraina rất lớn : khả năng nhìn thấy mục tiêu và tấn công chính xác khiến số lượng lính tử trận tăng vọt.

Bài học thứ ba, là ranh giới chiến tranh rất rộng và không rõ ràng. Thường dân Ukraina bị lôi cuốn vào cuộc chiến như những nạn nhân – trên 9.000 người đã thiệt mạng – nhưng cũng là người tham gia : một bà già tỉnh lẻ vẫn có thể giúp điều chỉnh hướng bắn pháo thông qua một ứng dụng điện thoại di động. Các phần mềm chiến đấu của Ukraina được đặt trên « đám mây » của các tập đoàn công nghệ, các công ty nước ngoài cung cấp dữ liệu, viễn thông ; các đồng minh hỗ trợ việc cung ứng cho Kiev và trừng phạt Matxcơva ở những cấp độ khác nhau. Không có cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào, nhưng quân đội nào dù hùng hậu mà không đầu tư được vào công nghệ mới hay phát triển được chiến thuật mới, sẽ bị những quân đội nhỏ hơn qua mặt.

Khói lửa bạo loạn chiếm trang nhất các tuần báo Pháp

Màu đen của khói, màu đỏ của lửa là hai màu sắc chủ đạo bao trùm lên trang bìa các tuần báo kỳ này sau đợt bạo động. L'Express chạy tựa « Các khu phố : 40 năm thảm họa ». Le Point đăng ảnh thị trưởng L'Haÿ-les-Roses, mà vợ và các con nhỏ đã thoát khỏi một vụ mưu sát, đưa tít lớn « Tỉnh thức hay hỗn loạn ». Chủ đề của Courrier International là « Cội rễ của cơn thịnh nộ », nói về bạo loạn ở Pháp dưới mắt báo chí các nước. L'Obs ra số đúp gợi lên những ý tưởng về kỳ nghỉ hè, nhưng có hẳn hồ sơ về « Các bài học của cuộc nổi loạn ». Các tuần báo có những nhận định khác nhau, ở nhiều góc độ.

Theo L’Obs, những cảnh bạo loạn dù rất sốc không thể biện minh được, nhưng không nên quên tầm vóc của cuộc khủng hoảng xã hội ; nạn buôn lậu ma túy, nghèo túng, quan hệ căng thẳng với cảnh sát…Le Point phê phán một số vấn đề bất cập trong đó có cách sống cộng đồng, coi thường pháp luật. L’Express cho rằng cánh tả đã phản bội vùng ngoại ô với những lời hứa nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

Giáo sư Iannis Roder dự báo, các vụ bạo loạn sẽ lắng xuống vì đa số là đập phá, cướp bóc vô tội vạ, ít liên quan đến cái chết của thanh niên Nahel. Theo ông, không nên tìm kiếm một ý nghĩa chính trị nào cho những hành động này. Ở Saint-Denis chẳng hạn, một cơ quan hành chánh phụ trách việc trợ cấp cho các gia đình và một trung tâm y tế chăm sóc cho chính phụ huynh của những kẻ nổi loạn, đã bị phá tan tành. Trong bài xã luận, tuần báo nhấn mạnh đến nguy cơ phe cực hữu sẽ « ngư ông đắc lợi », dẫn câu nói của một chính khách : « Chắc chắn là Marine Le Pen sẽ lên nắm quyền vào năm 2027. Không thể cứ 3 điểm trên 20 suốt nhiều năm về vật lý và rồi ngạc nhiên khi thi rớt đại học bách khoa ».


***********

Mỹ sẵn sàng bao bọc Ukraine như Israel


Tổng thống Joe Biden nói Mỹ đang cân nhắc sử dụng "mô hình Israel" cho Ukraine thay vì để Kiev gia nhập NATO. Trong trường hợp đó, Washington sẽ cung cấp vũ khí, năng lực quốc phòng cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có mặt tại CH Czech ngày 7-7 trong chuyến công du châu Âu để vận động trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có mặt tại CH Czech ngày 7-7 trong chuyến công du châu Âu để vận động trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO - Ảnh: REUTERS

Nói trên Đài CNN ngày 7-7, ông Biden cho đây không phải là thời điểm để NATO kết nạp Ukraine. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng nếu Kiev gia nhập khối này giữa lúc đang xung đột với Nga thì có nghĩa mọi thành viên của NATO đều tham gia cuộc chiến.

Mỹ sẵn sàng bao bọc Ukraine thay vì để nước này gia nhập NATO

Điều 5 về phòng thủ chung của NATO xác định một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên còn lại.

Ukraine thời gian qua đã hối thúc liên minh quân sự này đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc khi nào kết nạp Kiev tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Vilnius, Lithuania vào tuần tới.

Thay vào đó, ông Biden đưa ra một đề xuất khác. "Mỹ sẽ sẵn sàng cung cấp an ninh (cho Ukraine) giống như chúng tôi cung cấp cho Israel: vũ khí mà họ cần, khả năng phòng vệ", ông cho biết.

Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ nhận được các khoản hỗ trợ an ninh dồi dào, tuy nhiên các cam kết sẽ hạn chế hơn và Kiev sẽ không được đảm bảo bằng điều khoản phòng thủ chung.

Tháng trước, báo New York Times cũng đã đề cập đến "mô hình Israel" như một cam kết có thời hạn nhằm duy trì dòng vũ khí phương Tây đổ về Ukraine.

Thỏa thuận an ninh sẽ giúp Mỹ cam kết lâu dài hơn với Ukraine, kể cả sau khi chấm dứt xung đột, và hạn chế tranh cãi về các khoản viện trợ cho Kiev.

Thỏa thuận của Mỹ với Israel cứ 10 năm gia hạn một lần, tuy nhiên nếu Mỹ thỏa thuận với Ukraine tần suất gia hạn có thể sẽ ngắn hơn.

Đến nay, dường như chỉ Đức ủng hộ kế hoạch này của Mỹ dù các thành viên khác của NATO cũng lo ngại về việc kết nạp Kiev.

Theo ước tính của quân đội Nga, Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Kiev vũ khí, đạn dược và thiết bị trị giá hơn 100 tỉ USD chỉ riêng trong năm 2022.

Giới quan sát cho biết trong chuyến công du Vilnius lần này, ông Biden sẽ phải tìm cách cân bằng trong việc thúc đẩy ủng hộ cho Ukraine nhưng không kết nạp Kiev vào NATO.


***********

voatiengviet.com

Ba Lan chuyển quân đến biên giới phía đông giữa lo ngại về Wagner

Reuters

Ba Lan bắt đầu chuyển hơn 1.000 binh sĩ sang phía đông của đất nước vào ngày thứ Bảy, bộ trưởng quốc phòng cho biết, giữa lúc lo ngại đang gia tăng ở quốc gia thành viên NATO này rằng sự hiện diện của các chiến binh đánh thuê thuộc Tập đoàn Wagner ở Belarus có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng ở biên giới.

Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép các chiến binh đánh thuê Wagner của Yevgeny Prigozhin lựa chọn chuyển đến Belarus đã khiến các thành viên NATO phía đông lo ngại rằng sự hiện diện của họ sẽ gây ra bất ổn lớn hơn trong khu vực.

"Hơn 1.000 binh sĩ và gần 200 đơn vị thiết bị từ Lữ đoàn Cơ giới số 12 và 17 đang bắt đầu di chuyển về phía đông của đất nước," Bộ trưởng Mariusz Blaszczak viết trên Twitter.

"Đây là một minh chứng cho thấy chúng tôi sẵn sàng đáp trả những nỗ lực gây bất ổn gần biên giới của đất nước chúng tôi."

Chủ nhật tuần trước, Ba Lan cho biết họ sẽ cử 500 cảnh sát tới tăng cường an ninh tại biên giới với Belarus.

Ba Lan đã chứng kiến một sự gia tăng số lượng di dân tìm cách vượt qua biên giới Belarus trong những tuần gần đây. Theo Lực lượng Biên phòng, hơn 200 người đã cố gắng vượt biên trái phép vào ngày thứ Sáu, bao gồm cả công dân Maroc, Ấn Độ và Ethiopia.

Ba Lan đã cáo buộc Belarus gây ra một cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới một cách giả tạo kể từ năm 2021 bằng cách đưa những người từ Trung Đông và Châu Phi đến và định đẩy họ qua biên giới.

Một chỉ huy cấp cao của Wagner được dẫn lời cho biết ngày thứ Bảy rằng những chiến binh đánh thuê trong nhóm đang chuẩn bị chuyển đến Belarus.


***********

voatiengviet.com

Zelenskyy thăm Đảo Rắn kỉ niệm 500 ngày chiến tranh Ukraine

Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đến thăm Đảo Rắn, một bãi đá trồi lên trên Biển Đen, để đánh dấu 500 ngày kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược, một đoạn video do văn phòng của ông công bố ngày thứ Bảy cho thấy.

Hòn đảo nhỏ bé này đã trở thành biểu tượng cho sự bất khuất của Ukraine vào ngày đầu tiên của cuộc chiến sau khi binh sĩ Ukraine từ chối đầu hàng lực lượng Nga.

Ông Zelenskyy đặt hoa để vinh danh những người đã bảo vệ hòn đảo, và cảm ơn tất cả những người lính đã chiến đấu vì Ukraine trong những tháng kể từ cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

"Tôi muốn cảm ơn - chính xác là từ đây, từ nơi chiến thắng này - mỗi người lính của chúng ta trong 500 ngày qua," ông Zelenskyy nói trong một video đăng trên kênh Telegram của mình.

"Và mong rằng sự tự do mà tất cả các anh hùng của chúng ta ở các thời đại khác nhau mong muốn cho Ukraine, và thứ mà chúng ta phải giành được bây giờ, là sự tri ân đối với tất cả những người đã hi sinh mạng sống của họ vì Ukraine."

Hòn đảo chiến lược nhìn ra các tuyến đường biển hướng đến Odesa, cảng chính ở Biển Đen của Ukraine.

Trong những giờ đầu tiên của cuộc xâm lược, các sĩ quan Nga trên soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen đã điện đàm cho lực lượng bảo vệ Ukraine trên bãi đá cằn cỗi, ra lệnh cho họ đầu hàng hoặc chết.

Một trong số họ đã điện đàm lại rằng: "Tàu chiến Nga, chết m* mày đi."

Câu nói này đã trở thành một khẩu hiệu quốc gia, được vẽ trên các biển quảng cáo, áo thun và cuối cùng là tem bưu chính của Ukraine.

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2022, hai tên lửa của Ukraine bắn trúng tàu Moskva, tàu chiến lớn nhất bị đánh chìm trong khi tác chiến trong 40 năm. Nga nói một thủy thủ thiệt mạng trong một vụ tai nạn. Các chuyên gia phương Tây cho biết họ tin rằng khoảng một nửa trong số khoảng 450 thủy thủ đoàn đã tử vong ngoài biển.

Vào ngày 30 tháng 6, Nga từ bỏ Đảo Rắn sau khi chịu tổn thất nặng nề khi cố gắng phòng vệ nó. Họ gọi việc rút quân là một "cử chỉ thiện chí" khác.

"Mặc dù nó là một mảnh đất nhỏ ở giữa Biển Đen của chúng ta, nó là bằng chứng sinh động cho thấy Ukraine sẽ giành lại mọi phần lãnh thổ của mình," ông Zelenskyy nói.

Nga vẫn nắm giữ nhiều vùng lãnh thổ ở miền đông và miền nam Ukraine nhưng ông Zelenskyy ngày thứ Hai cho biết quân đội của ông đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc phản công sau một "tuần khó khăn."


***********

Nguy cơ chiến tranh bom chùm ở Ukraine

Thụy Miên

Chiến dịch phản công của Ukraine đã giành lại một số khu vực trước đây tổn thất về tay quân đội Nga, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận được sự ủng hộ quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng gia nhập NATO.

Nguy cơ chiến tranh bom chùm ở Ukraine - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thị sát các đơn vị mới thành lập

Reuters

Tình hình ở Bakhmut

Hôm qua, tờ The Guardian dẫn phân tích của Viện Nghiên cứu chiến tranh (trụ sở Washington D.C, Mỹ) cho rằng chiến dịch phản công của chính quyền Kyiv được cho tiến triển đáng kể về khía cạnh chiến thuật ở Bakhmut. Cụ thể, những hình ảnh đã được xác minh vị trí địa lý vào thời điểm diễn ra cho thấy các đơn vị Ukraine tiến quân gần những ngôi làng ở phía bắc và phía nam Bakhmut, cho phép quân đội Ukraine giành lại những vị trí đã mất trước đó.

Cùng ngày, báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho rằng quân Ukraine duy trì tiến triển một cách ổn định ở phía bắc lẫn phía nam Bakhmut. Phía tình báo Anh nhận định trong 7 ngày qua, Bakhmut một lần nữa trở thành "chảo lửa", chứng kiến một trong những đợt giao tranh ác liệt nhất dọc theo tiền tuyến.

Giới chức quân sự của chính quyền Kyiv cũng xác nhận tiếp tục triển khai các mũi tấn công ở phía tây Zaporizhzhia và dọc theo ranh giới giữa tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Còn Bộ Quốc phòng Nga và các nguồn tin khác của Moscow cho hay lực lượng Ukraine xúc tiến các đợt phản công theo hướng Kreminna, dọc theo ranh giới Kharkiv - Luhansk.

Trong lúc chiến sự tiếp tục căng thẳng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có chuyến thị sát hoạt động huấn luyện các đơn vị mới thành lập, bao gồm những quân nhân được ký kết theo hợp đồng, theo TASS. Hãng thông tấn của Nga không cung cấp thông tin về vị trí hoặc thời điểm diễn ra chuyến thị sát.

Ukraine sẽ nhận bom chùm từ Mỹ

Vào ngày thứ 500 kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến đảo Rắn trên Biển Đen. Đây là nơi quân Nga nhanh chóng kiểm soát sau khi phát động chiến dịch quân sự vào ngày 24.2.2022. Lực lượng Ukraine đã đoạt lại nơi này sau 2 tháng. Vì thế, đảo Rắn được Ukraine là biểu tượng của sự bất khả chiến bại.

Tổng thống Nga thăm Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm qua, Tổng thống Tayyip Erdogan xác nhận người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8. Ông Erdogan cho hay sẽ thuyết phục ông Putin điều chỉnh thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, kéo dài thời gian cần gia hạn từ 2 tháng lên ít nhất 3 tháng.

Trả lời câu hỏi về việc liệu Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Putin vào tháng 8 hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay hai bên vẫn chưa nhất trí ngày cụ thể cho hoạt động này. Hiện Nga không hài lòng về việc triển khai thỏa thuận ngũ cốc và cảnh báo sẽ không tiếp tục gia hạn thỏa thuận vào thời điểm kết thúc ngày 17.7.

Trước khi đến đảo Rắn, ông Zelensky công du CH Czech, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Istanbul, Ukraine nhận được sự ủng hộ quan trọng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về viễn cảnh gia nhập NATO trước thềm hội nghị của khối diễn ra 11 - 12.7 ở Vilnius (Lithuania).

Thế nhưng, Tổng thống Mỹ Joe Biden không cho rằng NATO đã đạt được sự nhất trí về khả năng đẩy nhanh quá trình kết nạp Ukraine làm thành viên trong lúc cuộc xung đột vẫn đang xảy ra, Reuters đưa tin. Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan khẳng định trong khi ông Biden và các nhà lãnh đạo NATO dĩ nhiên sẽ thể hiện "sự đoàn kết và kiên định" trong việc ủng hộ chính quyền Kyiv, Ukraine sẽ không gia nhập NATO ngay sau hội nghị.

Ông Sullivan cũng thừa nhận bom chùm có thể mang đến nguy cơ cho dân thường, sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 800 triệu USD, trong đó có bom chùm, cho Ukraine. Đây là động thái lập tức gây nên quan ngại trong giới quan sát và các tổ chức nhân đạo, dù Tổng thống Biden thừa nhận đây là quyết định khó khăn đối với chính quyền Washington.

Vào thời điểm hiện tại, hơn 100 quốc gia cấm sử dụng bom chùm vì hậu quả đến từ những dòng vũ khí này có thể kéo dài nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc. Nga, Mỹ và Ukraine hiện vẫn chưa ký vào Công ước cấm sử dụng bom, đạn chùm. Trước thông tin trên, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov gọi hành động Washington cung cấp bom chùm cho Ukraine là sự thừa nhận thất bại trên chiến trường và nỗ lực trong tuyệt vọng của Mỹ và Ukraine nhằm xoay chiều cuộc xung đột. 


***********

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt'

Thụy Miên

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt' - Ảnh 1.

Các hệ thống phòng không Patriot của Đức có mặt ở thủ đô Lithuania hôm 8.7

AFP

Hội nghị thượng đỉnh NATO được dự kiến diễn ra tại Vilnius trong hai ngày 11-12.7 vào tuần sau, trong khi thủ đô Lithuania chỉ cách biên giới đồng minh Nga là Belarus vỏn vẹn 32 km và cách Nga 151 km.

Reuters hôm 8.7 đưa tin 16 nước thành viên NATO đã gửi tổng cộng gần 1.000 lính bảo vệ hội nghị. Nhiều thành viên còn cung cấp các hệ thống phòng không tối tân, loại quốc gia vùng Baltic vẫn chưa sở hữu.

"Sẽ là vô trách nhiệm nếu không bảo vệ vùng trời của chúng ta vào thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo thuộc 40 quốc gia đến dự hội nghị", Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho biết.

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt' - Ảnh 2.

Máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster của Mỹ đáp xuống sân bay Vilnius hôm 7.7

AFP

Nhóm nước vùng Baltic gồm Lithuania, Estonia và Latvia từng là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước khi tách khỏi trong năm 1990, 1991. Từ năm 2004, các nước này đều được NATO và Liên minh châu Âu (EU) kết nạp.

Hiện ba nước đều dành hơn 2% GPD của năm cho hoạt động quốc phòng. Tuy nhiên, dân số của cả Lithuania, Estonia và Latvia gộp lại chỉ hơn 6 triệu người, không đủ để gầy dựng quân đội quy mô lớn, hay đầu tư vào các chiến đấu cơ hoặc hệ thống phòng không hiện đại.

Đó là lý do Đức quyết định đưa 12 hệ thống tên lửa Patriot, loại đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình lẫn máy bay chiến đấu đến thủ đô Lithuania trong giai đoạn hội nghị diễn ra.

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt' - Ảnh 3.

Các nước thành viên NATO rầm rộ gửi vũ khí, khí tài đến Lithuania

AFP

Tây Ban Nha điều hệ thống phòng không NASAMS. Pháp gửi pháo tự hành Caesar. Bên cạnh đó, các máy bay quân sự của Pháp, Phần Lan, Đan Mạch đang được triển khai ở Lithuania. Anh và Pháp còn cung cấp năng lực chống máy bay không người lái cho nước này.

Bên cạnh đó, Ba Lan và Đức gửi các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt và trực thăng. Những nước khác cung cấp những biện pháp ứng phó nguy cơ tấn công sinh học, hóa học, phóng xạ và hạt nhân.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 09 -7 -2023 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx


HoaLuc 8
************

rfi.fr

TT Ukraina từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về cùng 5 chỉ huy Azov, Nga giận dữ

Trọng Thành

Tròn 500 ngày Nga xâm lược là một dịp cay đắng với đông đảo người dân Ukraina, đang phải hàng ngày đối mặt với chiến tranh, bom đạn. Sự trở về bất ngờ hôm qua, 08/07/2023, của 5 cựu chỉ huy lực lượng bảo vệ nhà máy luyện kim Azovstal, cùng tổng thống Zelensky trong chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ là một tin vui.

Đăng ngày:


3 phút

Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) đem 5 chỉ huy từng kháng cự tại nhà máy luyện kim Azov trở về Lviv. Ảnh phủ tổng thống Ukraina cung cấp ngày 08/07/2023.
Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) đem 5 chỉ huy từng kháng cự tại nhà máy luyện kim Azov trở về Lviv. Ảnh phủ tổng thống Ukraina cung cấp ngày 08/07/2023. AFP - HANDOUT

Tổng thống Ukraina đã thành công trong việc thuyết phục Ankara cho phép 5 quân nhân nói trên trở về nước, trái ngược với thỏa thuận ba bên Thổ Nhĩ Kỳ - Nga – Ukraina hồi năm ngoái. Đối với nhiều người Ukraina, các quân nhân bảo vệ thành phố cảng Mariupol là những huyền thoại sống’’. Việc 5 chỉ huy Azov trở về là một thắng lợi biểu tượng của Kiev. 

Thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kiev : 

‘‘Chúng tôi trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ, và chúng tôi đã đưa được những người anh hùng của chúng ta trở về nhà’’, trên đây là tuyên bố hôm qua của tổng thống Volodymyr Zelensky, sau chuyến công du theo lời mời của đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Zelensky đã đưa lên mạng một đoạn video về 5 chỉ huy Azovstal, cùng với ông lên một phi cơ của chính quyền Cộng Hòa Séc, trở về Ukraina.

Thông tín này rất nhanh chóng gây một làn sóng xúc động tại Ukraina, nơi những người bảo vệ thành phố cảng Mariupol đã trở thành các huyền thoại sống, biểu tượng của tinh thần kháng chiến chống xâm lược.

Nhờ trung gian của Akara hồi năm ngoái, 5 sĩ quan, xuất thân từ lữ đoàn hải quân 36, lữ đoàn cơ giới 72, của lực lượng Cận vệ quốc gia, cũng như của lực lượng Azov, đã có thể được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi họ sẽ phải ở lại cho đến khi chiến tranh kết thúc, theo thỏa thuận giữa các bên.

Tuy nhiên, vào cái dịp mang tính biểu tượng 500 ngày này, ít ngày trước thượng đỉnh NATO tại Vilnius, tổng thống Zelensky đã đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về việc hồi hương 5 cựu chỉ huy Azov. Đây là một thắng lợi mang tính biểu tượng thực sự đối với Ukraina, được chào mừng tối qua tại thành phố Lviv, nơi tổng thống Ukraina đã giới thiệu các cựu tù binh trước công chúng.

Điện Kremlin đã giận dữ khi được biết tin này. Bộ máy tuyên truyền của Nga từ lâu nay đã sử dụng tiểu đoàn Azov để tạo ra một hình ảnh sai lạc về một nước Ukraina do các thế lực phát xít điều hành. Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, tuyên bố là một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hủy bỏ. Đây là một đòn hạ nhục thực sự đối với Nga, trong lúc ngày thứ Bảy này, người Ukraina hân hoan với sự trở về của những người chỉ huy anh hùng’’.

Hiện tại chưa rõ Nga sẽ trả đũa ra sao về vụ này. Giới quan sát ghi nhận có nhiều khả năng Matxcơva không triển hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua đường Biển Đen, sẽ hết hạn vào ngày 17/07. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng thuyết phục tổng thống Nga, khi Putin đến Ankara vào tháng 8 tới. Trả lời truyền thông Nga, hôm qua 08/07, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết ‘‘chưa có thời điểm cụ thể’’ cho chuyến đi của lãnh đạo Nga. Về nguyên tắc, điện Kremlin hoan nghênh ‘‘vai trò trung gian’’ của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến xung đột tại Ukraina.


**********

bbc.com

Gửi bom chùm đến Ukraine, Mỹ khiến các đồng minh quan ngại



Một phần sót lại của bom chùm được phát hiện trên một cánh đồng tại Ukraine hồi tháng 04/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một phần sót lại của bom chùm được phát hiện trên một cánh đồng tại Ukraine hồi tháng 04/2023

  • Tác giả, Kathryn Armstrong & Antoinette Radford
  • Vai trò, BBC News

Một số đồng minh của Mỹ quan ngại trước quyết định cung cấp bom chùm cho Ukraine từ Washington.

Hôm thứ Sáu 07/07, Mỹ xác nhận đang gửi loại vũ khí gây tranh cãi này cho Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi đây là một "quyết định rất khó khăn".

Đáp lại, Mỹ, Canada và Tây Ban Nha đều cho biết họ phản đối việc sử dụng loại vũ khí này.

Bom chùm đã bị cấm tại hơn 100 quốc gia vì gây nguy hiểm cho dân thường.

Loại bom này phát tán ra các quả bom nhỏ bên trong có thể giết người một cách 'vô tội vạ' trên một khu vực rộng lớn.

Loại vũ khí này đã gây tranh cãi liên quan đến tỷ lệ không phát nổ. Những quả bom nhỏ không nổ có thể nằm yên trên mặt đất trong nhiều năm và sau đó ngẫu nhiên phát nổ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng những quả bom chùm đang được chuyển đến Ukraine có tỷ lệ không phát nổ thấp hơn nhiều so với các loại Nga đang sử dụng trong cuộc chiến.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 07/07, Tổng thống Biden nói ông đã trao đổi với các đồng minh về quyết định này, thuộc thỏa thuận viện trợ vũ khí trị giá 800 triệu USD.

Ông Biden cũng nói phải "mất thời gian để ông tin cần phải thực hiện điều đó", nhưng ông đã hành động bởi vì "người dân Ukraine đang hết cạn đạn dược".

Quyết định này nhanh chóng bị các nhóm hoạt động nhân quyền chỉ trích, Amnesty International tuyên bố bom chùm tạo nên "một nguy cơ nghiêm trọng cho đời sống dân thường, thậm chí sau khi cuộc xung đột đã kết thúc lâu trước đó".

Và hôm thứ Bảy 08/07, một số đồng minh Phương Tây của Mỹ cũng từ chối ủng hộ quyết định này từ Washington.

Khi được hỏi về lập trường của mình trước quyết định của phía Mỹ, Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhấn mạnh Anh là một trong 123 quốc gia đã ký Công ước về Bom Chùm (Convention on Cluster Munitions) có nội dung cấm sản xuất hoặc sử dụng loại vũ khí này và không khuyến khích sử dụng chúng.

Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles thì đi xa hơn, nói với các phóng viên rằng quốc gia của bà có một "cam kết chắc chắn" về loại vũ khí và bom nhất định nào có thể được chuyển đến cho Ukraine.

"Nói không với bom chùm và nói có về sự phòng vệ chính đáng của Ukraine, chúng tôi hiểu là không nên được tiến hành với các bom chùm," bà tuyên bố.

Chính phủ Canada nói họ đặc biệt quan ngại về tác động tiềm tàng của các loại bom này đối với trẻ em, khi chúng đôi khi bất ngờ phát nổ sau nhiều năm nằm yên dưới mặt đất.

Canada nói chống lại việc sử dụng bom chùm và vẫn tuân thủ hoàn toàn với Công ước về Bom Chùm. "Chúng tôi thực thi nghiêm túc Công ước về Bom Chùm nhằm khuyến khích sự áp dụng chung công ước này," Canada nêu trong một tuyên bố.

Mỹ, Ukraine và Nga không tham gia công ước này, trong khi đó cả Moscow và Kyiv đều đã sử dụng bom chùm trong cuộc chiến tranh.

Trong khi đó, Đức, một quốc gia tham gia công ước, cho biết sẽ không cung cấp loại vũ khí này đến Ukraine, và hiểu lập trường của Mỹ.

"Chúng tôi chắc chắn là những người bạn Mỹ của chúng tôi không xem nhẹ quyết định cung cấp loại vũ khí như vậy," người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit nói với các phóng viên tại Berlin.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã cam kết các quả bom chùm sẽ chỉ được sử dụng để công phá các tuyến phòng thủ của quân địch, và không nằm ở những khu vực đô thị.

Chụp lại hình ảnh,

Một xe ô tô bị thủng nát khi Nga sử dụng bom chùm tại thành phố Kharkiv của Ukraine hồi tháng 06/2022

Bước đi này của Tổng thống Biden sẽ vượt qua luật pháp Mỹ về ngăn cấm việc sản xuất, sử dụng hay chuyển giao bom chùm có tỷ lệ không phát nổ hơn 1%.

Ông Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nói với các phóng viên rằng các loại bom chùm của Mỹ có tỷ lệ không phát nổ dưới 2,5%, trong khi bom chùm của Nga thì tỷ lệ này là trong khoảng từ 30-40%, ông cho biết.

Liên minh Bom chùm của Mỹ (US Cluster Munition Coalition), thuộc chiến dịch xã hội dân sự quốc tế nhằm xóa sổ loại vũ khí này, tuyên bố loại bom sẽ gây "sự chịu đựng to tát hơn, trong ngày hôm nay, và trong những thập kỷ tới".

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chỉ trích, một đại diện tuyên bố "việc sử dụng loại bom như thế này cần phải bị chấm dứt ngay lập tức và không nên được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu".

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga mô tả bước đi này của Washington là "hành động tuyệt vọng" và "bằng chứng về sự bất lực trước thất bại rõ ràng về 'cuộc phản công' của Ukraine được quảng bá dồn dập."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova cho biết các cam kết của Ukaine sẽ sử dụng loại bom chùm này có trách nhiệm là "chẳng mang giá trị gì".

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang chiến đấu trong một chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) ngày càng lan rộng tại Ukraine.

Cuộc phản công của Ukraine, bắt đầu hồi tháng Sáu, đang diễn tiến tại vùng Donetsk ở miền đông và các vùng Zaporizhzhia ở miền đông nam.

Hồi tuần rồi, Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny tuyên bố chiến dịch này đã bị hạn chế vì thiếu đạn pháo. Ông cũng thể hiện sự chán nản trước quá trình vận chuyển chậm số vũ khí mà Phương Tây đã cam kết.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn Tổng thống Mỹ về gói viện trợ quân sự "đúng thời điểm, đa dạng và rất cần đến".


Phân tích của Frank Gardner, Phóng viên An ninh của BBC News


Từng quốc gia một, các đồng minh trong Nato của Mỹ đã cùng tạo khoảng cách với quyết định cung cấp loại bom chùm gây tranh cãi của Washington.

Thủ tướng Rishi Sunak nói rõ ràng, Anh là quốc gia tham gia công ước năm 2008 có nội dung cấm sản xuất và sử dụng - không khuyến khích quốc gia khác sử dụng bom chùm.

Canada thì tiến xa hơn, với tuyên bố của chính phủ nói cam kết chấm dứt việc bom chùm có thể gây tác động lên dân thường, đặc biệt là trẻ em.

Tây Ban Nha cũng tuyên bố loại vũ khí này không nên được chuyển đến Ukraine, trong khi Đức cho biết chống lại quyết định này, mặc dù hiểu lập luận đằng sau nó.

Thậm chí Nga cũng lên án, mặc dù chính quốc gia này đã sử dụng rất nhiều bom chùm trong cuộc chiến tranh Ukraine, và cho biết loại bom này sẽ nằm trên mặt đất trong hàng thế hệ.

Thế nhưng Tướng Sir Richard Shirreff, cựu phó tư lệnh Nato tại châu Âu đã bảo vệ quyết định này, và cho biết việc triển khai loại bom này có thể khiến Ukraine dễ dàng hơn trong việc phá vỡ các phòng tuyến của Nga.

Ông cho biết nếu Phương Tây cung cấp thêm vũ khí sớm hơn, thì có lẽ đã không cần đến phải cung cấp bom chùm cho Ukraine vào thời điểm hiện tại.


***********

rfi.fr

Cấp bom chùm cho Ukraina : Nga chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Mỹ

Minh Anh

Bộ Quốc Phòng Nga, hôm 08/07/2023, trong thông cáo cho rằng quyết định của Mỹ cấp bom chùm cho Ukraina là một « lời thừa nhận về sự yếu kém », đồng thời tố cáo Hoa Kỳ « đồng lõa » với việc gây thương vong cho dân thường do loại vũ khí còn nhiều tranh cãi tạo ra. 

Đăng ngày:


1 phút

Bộ trưởng Quốc Phòng Sergueï Choïgou, thị sát tình hình tại một căn cứ quân sự ở miền nam nước Nga. Ảnh ngày 08/07/2023.
Bộ trưởng Quốc Phòng Sergueï Choïgou, thị sát tình hình tại một căn cứ quân sự ở miền nam nước Nga. Ảnh ngày 08/07/2023. via REUTERS - RUSSIAN DEFENCE MINISTRY

Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI Jean-Didier Revoin, tường thuật : 

« Một cử chỉ tuyệt vọng và một sự thừa nhận yếu kém trong thất bại của điều gọi là cuộc phản công của Ukraina. Đây là những lời lẽ do bộ Quốc Phòng Nga đưa ra để đánh giá việc Washington quyết định cấp bom chùm cho Ukraina.  

Trong thông cáo, bộ Quốc Phòng Nga nêu rõ là Nga sẽ đáp trả mối đe dọa này trên cơ sở các biện pháp quân sự. Điều này nên được hiểu rằng các lực lượng Nga sẽ tấn công những nhà kho nào cất trữ loại bom này. 

Cùng lúc, Matxcơva không ngần ngại cáo buộc Hoa Kỳ đồng lõa với việc giết hại dân thường do việc sử dụng những loại vũ khí này, xin nhắc lại là có thể phóng ra một lượng lớn mìn, có thể phát nổ một khi chạm đất hay sau đó khi có người bước qua.  

Một phương thức chiến đấu mà chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng Viện Nga mô tả là khủng bố, khi nhấn mạnh rằng việc bảo vệ công dân vẫn là một ưu tiên của chính quyền Nga, một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp có sử dụng bom chùm. »
***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Quan hệ Nhật – Hàn lại căng thẳng. Tokyo hôm 08/07/2023 cho biết đã triệu đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản lên để phản đối về việc Seoul mở cuộc tập trận gần đảo Dokdo/Takeshima, nơi có tranh chấp chủ quyền. Seoul cũng đã có hành động tương tự với đại diện ngoại giao của Nhật. Bất đồng này dấy lên vào lúc Nhật Bản và Hàn Quốc nỗ lực sưởi ấm quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực để đối phó với mối « đe dọa Trung Quốc ».

(NHK) – Ukraina đệ đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Chính phủ New Zealand, phụ trách điều phối cơ chế đối tác này, ngày 07/07/2023 thông báo rằng đã nhận được yêu cầu chính thức từ Kiev vào tháng Năm. Hiệp định hiện bao gồm 11 quốc gia thành viên từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Úc, Singapore và Việt Nam. Việc gia nhập của Kiev cần được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên. Vấn đề sẽ có thể được thảo luận tại cuộc họp cấp bộ trưởng của nhóm dự kiến ​​vào giữa tháng Bảy này. Trung Quốc và Đài Loan cũng đệ đơn gia nhập Hiệp định này.

(AFP) –  Bộ trưởng Quốc Phòng Nga lần đầu tiên tái xuất hiện. Hôm nay, 08/07/2023, theo báo The Guardian, lần đầu tiên kể từ vụ ‘‘binh biến’’ của ông chủ công ty lính đánh thuê Wager (ngày 24/06/2023), bộ Quốc Phòng Nga công bố các hình ảnh cho thấy bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Shoigu xuất hiện bên cạnh các binh sĩ. Video không ghi chú thời điểm.

(Reuters) – Vụ nổ đường ống Nord Stream : Nga đòi họp Hội Đồng Bản An. Nhân vật số hai trong phái đoàn ngoại giao Nga tại Liên Hiệp Quốc ông Dmitri Polyansky hôm 08/07/2023 trên mạng Telegram thông báo yêu cầu cuộc họp phải được mở ra vào ngày 11/07/2023, đúng thời điểm thượng đỉnh NATO khai mạc tại Vilnius.

(Reuters) – Nội các của thủ tướng Hà Lan đổ vì hồ sơ người nhập cư. Chiều ngày 08/07/2023, thủ tướng Mark Rutter hội kiến nhà vua để thảo luận về việc thành lập một chính phủ lâm thời sau khi nội các của ông tan rã. Chính phủ liên minh không tìm được đồng thuận về chính sách nhập cư. Thủ tướng Rutte muốn siết chặt thêm các quy định cho người nước ngoài đoàn tụ. Trên nguyên tắc Quốc Hội sẽ bị giải tán và cử tri Hà Lan được kêu gọi bầu lại Quốc Hội mới, có thể là vào tháng 11/2023.

(AFP) – Phát hiện một « trại » trồng cần sa tại Pháp. Cảnh sát Grenoble hôm 08/07/2023 cho biết trong tuần đã phát hiện một « trại » trồng 4.000 cây cần sa tương đương với 1.100 kg tại làng Morette, tỉnh Isère, miền trung nước Pháp, gần thành phố Lyon. Trang trại này do một nhóm người Albani quản lý.

(AFP) – Pháp : Tuần hành phản đối bạo lực cảnh sát.  ‘‘Các cuộc tuần hành công dân’’ chống bạo lực cảnh sát được được kêu gọi tổ chức vào hôm nay 08/07/2023, diễn ra tại khoảng 30 thành phố từ Lille đến Marseille, từ Nantes đến Strasbourg, riêng tại Paris, biểu tình bị cấm. Gần một trăm hiệp hội, đoàn thể, đảng phái chính trị cánh tả, bao gồm LFI, EELV, CGT và Solidaires, đã kêu gọi tuần hành bày tỏ ‘‘sự thương tiếc và giận dữ’’ và tố cáo các chính sách bị coi là ‘‘phân biệt kỳ thị’’ đối với dân cư của các khu lao động. Người phát ngôn của chính phủ Olivier Véran hôm qua thì chỉ trích các tổ chức ‘‘kêu gọi biểu tình (...) vào thứ Bảy tại nhiều thành phố lớn, vẫn chưa phục hồi’’ sau các bạo động.

(RFI) – Danh ca Elton John khép lại sự nghiệp hơn 50 sân khấu. Stockholm đêm nay 08/07/2023 là chặng cuối cùng vòng lưu diễn chia tay với khán giả Farewell Yellow Brick Road mà huyền thoại của làng nhạc pop, Sir Elton John đã khởi động từ 2018. Nhưng chia tay với sân khấu, Elton còn ấp ủ rất nhiều dự án và nhất là ông muốn tiếp tục cống hiến cho âm nhạc. Trước mắt Elton John, nay đã 76 tuổi, cho biết ông ưu tiên dành thời gian cho người bạn đời và hai cậu con trai còn nhỏ tuổi.


***********
rfi.fr

Muốn đua chen với Mỹ, Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng

Thụy My

The Economist phân tích « Vì sao Trung Quốc nên tử tế hơn với các láng giềng của mình » : Nếu muốn thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần có được sự hậu thuẫn của họ.

Có nhiều láng giềng nhất thế giới, « thiên triều » muốn thống trị tất cả

Không có nước nào có nhiều láng giềng hơn Trung Quốc, với 14 biên giới trên bộ. Trong số đó có một Nhà nước côn đồ là Bắc Triều Tiên, những nước bị chiến tranh xâu xé như Miến Điện, tranh chấp lãnh thổ trên đất liền như Ấn Độ, chồng lấn yêu sách trên biển như Nhật Bản, hay thường xuyên bị Bắc Kinh dọa nuốt chửng như Đài Loan. Trong nhiều thế kỷ, các hoàng đế Trung Hoa coi thế giới như nhiều vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là bệ rồng của « thiên triều », các vương quốc láng giềng như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản phải triều cống. Tập Cận Bình mang lại một bước ngoặt trong thế kỷ 21 cho nhãn quan này, gây lo sợ cho những nước xung quanh.

Các cường quốc thường muốn gia tăng thịnh vượng và an ninh bằng cách thống trị khu vực về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa. Mỹ là nước duy nhất giữ được vị trí lâu dài, một phần nhờ địa lý, nhưng cũng nhờ các hiệp ước đôi bên cùng có lợi với Mêhicô và Canada, bên cạnh đó là quyền lực mềm. « Hàng xóm » của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều. Có tất cả 22.800 kilomet biên giới trên bộ, cả 8 biên giới trên biển đều bị tranh chấp, và các nước như Ấn Độ, Nhật Bản là những sức mạnh kinh tế, quân sự với những tham vọng riêng.

The Economist chia các láng giềng của Trung Quốc làm ba nhóm : yếu đuối hay thất bại (Afghanistan, Lào, Miến Điện, Nepal, Bắc Triều Tiên, Pakistan), thù địch nhưng lại quan hệ chặt chẽ (Mông Cổ, Nga, Trung Á), có liên hệ quân sự với Mỹ (Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam).

Thủ lợi trước mắt, trả giá lâu dài

Có chính sách bá quyền, nhưng Bắc Kinh luôn nói rằng chỉ muốn thu hồi đường biên giới « hợp pháp », tố cáo Mỹ « bao vây ». Tuy nhiên sự e dè của các nước bắt nguồn từ những sai lầm của chính Trung Quốc. Bắc Kinh đã thành công trong việc thay đổi nguyên trạng có lợi cho mình trong ngắn hạn. Tàu chiến, máy bay Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu ở Biển Hoa Đông, dựng lên bảy đảo nhân tạo kiên cố trên các rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.

Những lợi ích này đã phải trả giá bằng việc Nhật Bản tăng gấp đôi chi quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác an ninh với các đồng minh của Mỹ. Philippines cho Washington sử dụng thêm bốn căn cứ quân sự, trong đó có ba nơi rất hữu ích trong trường hợp chiến tranh ở Đài Loan. Việt Nam lần đầu tiên từ 40 năm đón tiếp hàng không mẫu hạm Mỹ, và sau đó thêm hai chuyến thăm nữa. Ấn Độ cấm hàng chục ứng dụng Trung Quốc, hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh, tham gia Bộ Tứ.

Các láng giềng của Trung Quốc cũng xích lại gần nhau hơn. Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, cung cấp cho Việt Nam 12 tàu tuần tra cao tốc, một hộ tống hạm tên lửa ; bán hỏa tiễn hành trình cho Philippines. Nhật Bản cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và radar cho Philippines...

Quen thói lấy thịt đè người

Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại không thể thiếu đối với các nước trong khu vực và là nguồn đầu tư lớn. Nhưng nhìn chung, các láng giềng bán được hàng cho Mỹ và châu Âu nhiều hơn cho Trung Quốc. Hơn nữa, Bắc Kinh có thói quen đáng ngại là dùng sức mạnh kinh tế để bắt chẹt. Mông Cổ là nạn nhân đầu tiên khi Tập Cận Bình lên ngôi. Sau khi đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc bèn ngừng cho vay và thông quan. Nay NATO đang giúp Mông Cổ về an ninh mạng, đào tạo sĩ quan bằng tiếng Anh.

Nổi bật nhất là Hàn Quốc : tổng thống Park Geun Hye từng rất thân thiện, nhưng Trung Quốc tung ra chiến dịch tẩy chay dữ dội sau khi Mỹ triển khai hệ thống chống hỏa tiễn ở Hàn Quốc dù vũ khí này nhằm răn đe Bắc Triều Tiên. Nay Seoul gác lại bất hòa xưa nay với Tokyo, cùng tham gia nỗ lực giảm vai trò Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, tạo ra cơ hội mới cho những nước xung quanh. Việt Nam cho biết Samsung và LG sẽ đầu tư thêm 6 tỉ đô la.

Đối với những nước nghèo hơn, tuy phát triển được phần nào cơ sở hạ tầng nhờ đầu tư Trung Quốc, nhưng bị bội tín cũng không ít. Ở Nepal, Trung Quốc không hoàn thành bất kỳ công trình nào trong Con đường tơ lụa mới như đã hứa. Malaysia hủy bỏ nhiều dự án vì giá thành bị thổi phồng, Pakistan và Lào nợ nần ngập đến cổ. Tuần báo nhấn mạnh, muốn đua tranh với Mỹ, lẽ ra Bắc Kinh nên tử tế hơn với các nước láng giềng của mình.

Trước ẩn số Nga, NATO sẽ thay đổi sâu sắc

Cũng trên lãnh vực quốc phòng, Courrier International tổng hợp các nhận định của báo chí Mỹ về « NATO trước ẩn số Nga ». Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ phải thay đổi sâu sắc. Hội nghị NATO từ 11 đến 12/07 tại Vilnius (Litva) sẽ rất căng thẳng, một năm sau khi thượng đỉnh Madrid chỉ ra Nga là mối đe dọa trực tiếp. Đặc biệt vụ binh biến của Prigozhin càng cho thấy sự bất ổn. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu càng tin rằng cần phải kết nạp Ukraina vào NATO, nhưng ngược lại cũng có ý kiến cho là phải thận trọng.

Những chủ đề mang tính kỹ thuật cũng được thảo luận, lần đầu tiên đưa ra kịch bản xung đột trực tiếp ở châu Âu trên nhiều mặt trận. Trước đây, quân đồng minh đóng ở Ba Lan và các nước Baltic chỉ vừa đủ để giữ chân kẻ thù chờ viện binh tới, nay NATO muốn ngay từ ngày đầu bảo vệ được « từng centimet lãnh thổ ». Tuy nhiên Liên minh còn phải làm nhiều việc để nâng số 40.000 quân nhân được huấn luyện kỹ càng lên 200.000 người, và nếu ông Stoltenberg áp đặt được mức sàn 2 % GDP cho ngân sách quốc phòng sẽ là một thành công lớn.

Về phía Kiev hy vọng qua hội nghị Vilnius sẽ có được triển vọng cụ thể hơn, trở ngại lớn nhất là ông Joe Biden phản đối. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba nói : « Thực tế đã đổi khác. Giờ đây các nước Baltic đề nghị Đức gởi một lữ đoàn đến để bảo vệ trước Nga. Nhưng sau khi Ukraina gia nhập, đội quân nào sẽ được gởi ? Đó là một lữ đoàn Ukraina. Người Đức chẳng cần phải tài trợ, cung cấp nguồn lực, không bị rủi ro chính trị vì đối đầu trực tiếp với Nga ».

Putin và nước Nga hậu Wagner

Nhận xét về « Putin và nước Nga hậu Wagner », Le Point cho rằng việc xâm lăng Ukraina đã quật ngược lại Matxcơva, làm rạn vỡ hai cột trụ mà chế độ dựa vào là khủng bố và bạo lực. Vụ nổi dậy Wagner đã phá tan huyền thoại một Putin bất khả xâm phạm, làm rõ sự chia rẽ trong nội bộ, xuyên thủng bức tường tuyên truyền.

Yevgeny Prigozhin đã mở mắt cho người Nga về thực tế chiến tranh. Chính phủ Kiev không phải trong tay bọn « quốc xã » mà là những người yêu nước, trách nhiệm gây ra cuộc chiến này không phải là phương Tây mà chỉ một mình Vladimir Putin, quân đội Nga thì chỉ huy bất tài, tổ chức tồi và không có tinh thần chiến đấu. Chiến tranh đẩy Nga vào ngõ cụt : một triệu thanh niên có học bỏ chạy ra nước ngoài, kỹ nghệ suy sụp, căng thẳng với các nước cộng hòa đã bị thiệt mất nhiều quân. Một nền dân chủ Ukraina nảy sinh hướng về phương Tây, Đức và Nhật tái vũ trang, NATO tỉnh thức, Nga thành chư hầu của Trung Quốc...

Tuy nhiên tác giả cho rằng Vladimir Putin trong tuyệt lộ sẽ càng nguy hiểm hơn, có thể ra tay thanh trừng mạnh mẽ, gia tăng đàn áp đối lập trước cuộc bầu cử tổng thống 2024. Sự thất bại của quân Nga trên chiến trường được bù đắp bằng oanh kích ồ ạt, đánh vào thường dân, hăm he tấn công nguyên tử. Cuối cùng là ra sức bóp méo thông tin để tạo ưu thế cho ông Donald Trump trong bầu cử Mỹ, tài trợ cho các đảng cực đoan tranh cử tại Nghị Viện Châu Âu.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, chiến tranh Ukraina là cơ hội duy nhất để quay lại với những giá trị của mình. Không ai mong một quốc gia có 6.400 đầu đạn nguyên tử như Nga tan rã, nhưng cần răn đe để ngăn ngừa mọi cuộc xâm lăng mới. Các bài học từ vụ nổi dậy kỳ lạ của Wagner rất rõ : Ukraina đặt chân vào châu Âu và thế giới phương Tây, Nga bước ra ngoài và bị cô lập cho đến khi nào người dân nước này chấm dứt khế ước đổi nghèo nàn và trấn áp lấy giấc mơ đế quốc. Châu Âu cần từ bỏ ảo tưởng hòa bình vĩnh viễn.

Những kẻ ngốc hữu dụng của Putin

Về vấn đề này, The Economist mô tả « Những tên ngốc hữu dụng của Putin ». Các đảng cực hữu và cực tả đòi « hòa bình » ngay lập tức, mà trên thực tế là nạn nhân phải cắt đất cho kẻ xâm lược. Giới trí thức làm ngơ trước những tội ác chiến tranh của Nga, than vãn về cái gọi là « chiến tranh ủy nhiệm ». Viện dẫn tính trung lập, Thụy Sĩ dựa vào luật lệ phức tạp để ngăn chuyển giao vũ khí cho Ukraina...

Trong một cuộc mít-tinh mới đây ở gần Berlin, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị một dàn đồng ca lực lưỡng gào thét « Warmonger ! » (kẻ hiếu chiến). Vốn là một người lịch sự, nói năng nhẹ nhàng và điềm tĩnh, ông Scholz đã hét trở lại trong micro rằng chính Putin muốn chiếm Ukraina. « Nếu các vị to mồm như vậy mà có một chút não, thì các vị đã biết ai mới là kẻ hiếu chiến ! » 

Prigozhin đang ở Matxcơva để thương lượng ?

Sự vắng mặt bí ẩn của Yevgeny Prigozhin sau vụ nổi loạn gây nhiều thắc mắc. Libération cuối tuần dẫn nguồn tin riêng từ tình báo phương Tây cho biết ông chủ Wagner có mặt ở Matxcơva ít nhất là từ ngày 01/07. Ông ta cùng với những chỉ huy chính được Kremlin triệu tập, đã gặp Vladimir Putin và trao đổi với tướng Viktor Zolotov, chỉ huy trưởng Vệ binh Quốc gia Rosgvardia vốn trung thành với tổng thống, và Sergei Narychkin, lãnh đạo tình báo Nga. Một sự chuyển giao dường như đang diễn ra ở châu Phi : trong số 1.400 lính đánh thuê đóng ở Trung Phi, 500 người sẽ ra đi trong những ngày tới, và hôm thứ Năm có 150 lính đã lên đường sang Belarus.

Về tình hình chiến trường, trả lời phỏng vấn của L’Express, tướng Pháp Michel Yakovleff cho rằng thời gian đang đứng về phía Ukraina, do sự yếu kém của Putin mà vụ binh biến mới đây đã bộc lộ. Theo ông, chế độ Putin đang bước vào hồi kết, giải pháp cho cuộc chiến là chính quyền này sụp đổ.

Tướng Yakovleff nhận thấy cuộc phản công của Kiev rất cần ATACMS, loại hỏa tiễn có tầm bắn 300 cây số mà Washington chưa muốn giao cho. Bởi vì quân Nga buộc phải dời các kho hậu cần thật xa, tiếp tế cho binh lính sẽ chậm hơn. Nhà nghiên cứu Léo Péria-Peigné của IFRI giải thích với việc Mỹ chấp nhận viện trợ bom chùm, Kiev có thể « dọn quang » được quân Nga khỏi những vùng đất rộng lớn hơn, tuy còn gây tranh cãi. Bên cạnh đó cũng giải quyết được tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng, theo The Economist.

Kỷ nguyên công nghệ cao bắt đầu từ chiến tranh Ukraina

Cũng về quân sự, The Economist ra số đặc biệt với chủ đề « Tương lai của chiến tranh », nhấn mạnh « Một kỷ nguyên mới của chiến tranh công nghệ cao đã bắt đầu », « Cuộc chiến Ukraina chứng tỏ công nghệ có thể làm thay đổi bộ mặt chiến trường ». Có thể rút ra ba bài học lớn từ cuộc chiến Ukraina.

Trước tiên là chiến địa được quan sát rất rõ. Hãy quên ống dòm hay bản đồ, bây giờ là các cảm biến giúp nhìn thấy mọi thứ từ vệ tinh hay drone. Có giá thành rẻ và hiện diện khắp nơi, chúng cung cấp những dữ liệu được thuật toán xử lý và thường xuyên được cải thiện để tìm được một cây kim trong đống rơm, tín hiệu di động từ một tướng Nga, hay hình dáng một xe tăng đã được ngụy trang. Những thông tin này sau đó được chuyển qua vệ tinh cho những người lính ngoài mặt trận, hoặc để pháo binh nhắm bắn với độ chính xác chưa từng thấy. Tính chất minh bạch cao độ như vậy có nghĩa là chiến tranh tương lai tùy thuộc vào trinh sát.

Ngay cả trong thời đại của trí thông minh nhân tạo, bài học thứ hai là chiến tranh vẫn có thể huy động đến hàng trăm ngàn người, hàng triệu thiết bị, đạn dược. Thương vong ở chiến trường Ukraina rất lớn : khả năng nhìn thấy mục tiêu và tấn công chính xác khiến số lượng lính tử trận tăng vọt.

Bài học thứ ba, là ranh giới chiến tranh rất rộng và không rõ ràng. Thường dân Ukraina bị lôi cuốn vào cuộc chiến như những nạn nhân – trên 9.000 người đã thiệt mạng – nhưng cũng là người tham gia : một bà già tỉnh lẻ vẫn có thể giúp điều chỉnh hướng bắn pháo thông qua một ứng dụng điện thoại di động. Các phần mềm chiến đấu của Ukraina được đặt trên « đám mây » của các tập đoàn công nghệ, các công ty nước ngoài cung cấp dữ liệu, viễn thông ; các đồng minh hỗ trợ việc cung ứng cho Kiev và trừng phạt Matxcơva ở những cấp độ khác nhau. Không có cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào, nhưng quân đội nào dù hùng hậu mà không đầu tư được vào công nghệ mới hay phát triển được chiến thuật mới, sẽ bị những quân đội nhỏ hơn qua mặt.

Khói lửa bạo loạn chiếm trang nhất các tuần báo Pháp

Màu đen của khói, màu đỏ của lửa là hai màu sắc chủ đạo bao trùm lên trang bìa các tuần báo kỳ này sau đợt bạo động. L'Express chạy tựa « Các khu phố : 40 năm thảm họa ». Le Point đăng ảnh thị trưởng L'Haÿ-les-Roses, mà vợ và các con nhỏ đã thoát khỏi một vụ mưu sát, đưa tít lớn « Tỉnh thức hay hỗn loạn ». Chủ đề của Courrier International là « Cội rễ của cơn thịnh nộ », nói về bạo loạn ở Pháp dưới mắt báo chí các nước. L'Obs ra số đúp gợi lên những ý tưởng về kỳ nghỉ hè, nhưng có hẳn hồ sơ về « Các bài học của cuộc nổi loạn ». Các tuần báo có những nhận định khác nhau, ở nhiều góc độ.

Theo L’Obs, những cảnh bạo loạn dù rất sốc không thể biện minh được, nhưng không nên quên tầm vóc của cuộc khủng hoảng xã hội ; nạn buôn lậu ma túy, nghèo túng, quan hệ căng thẳng với cảnh sát…Le Point phê phán một số vấn đề bất cập trong đó có cách sống cộng đồng, coi thường pháp luật. L’Express cho rằng cánh tả đã phản bội vùng ngoại ô với những lời hứa nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

Giáo sư Iannis Roder dự báo, các vụ bạo loạn sẽ lắng xuống vì đa số là đập phá, cướp bóc vô tội vạ, ít liên quan đến cái chết của thanh niên Nahel. Theo ông, không nên tìm kiếm một ý nghĩa chính trị nào cho những hành động này. Ở Saint-Denis chẳng hạn, một cơ quan hành chánh phụ trách việc trợ cấp cho các gia đình và một trung tâm y tế chăm sóc cho chính phụ huynh của những kẻ nổi loạn, đã bị phá tan tành. Trong bài xã luận, tuần báo nhấn mạnh đến nguy cơ phe cực hữu sẽ « ngư ông đắc lợi », dẫn câu nói của một chính khách : « Chắc chắn là Marine Le Pen sẽ lên nắm quyền vào năm 2027. Không thể cứ 3 điểm trên 20 suốt nhiều năm về vật lý và rồi ngạc nhiên khi thi rớt đại học bách khoa ».


***********

Mỹ sẵn sàng bao bọc Ukraine như Israel


Tổng thống Joe Biden nói Mỹ đang cân nhắc sử dụng "mô hình Israel" cho Ukraine thay vì để Kiev gia nhập NATO. Trong trường hợp đó, Washington sẽ cung cấp vũ khí, năng lực quốc phòng cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có mặt tại CH Czech ngày 7-7 trong chuyến công du châu Âu để vận động trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có mặt tại CH Czech ngày 7-7 trong chuyến công du châu Âu để vận động trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO - Ảnh: REUTERS

Nói trên Đài CNN ngày 7-7, ông Biden cho đây không phải là thời điểm để NATO kết nạp Ukraine. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng nếu Kiev gia nhập khối này giữa lúc đang xung đột với Nga thì có nghĩa mọi thành viên của NATO đều tham gia cuộc chiến.

Mỹ sẵn sàng bao bọc Ukraine thay vì để nước này gia nhập NATO

Điều 5 về phòng thủ chung của NATO xác định một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên còn lại.

Ukraine thời gian qua đã hối thúc liên minh quân sự này đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc khi nào kết nạp Kiev tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Vilnius, Lithuania vào tuần tới.

Thay vào đó, ông Biden đưa ra một đề xuất khác. "Mỹ sẽ sẵn sàng cung cấp an ninh (cho Ukraine) giống như chúng tôi cung cấp cho Israel: vũ khí mà họ cần, khả năng phòng vệ", ông cho biết.

Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ nhận được các khoản hỗ trợ an ninh dồi dào, tuy nhiên các cam kết sẽ hạn chế hơn và Kiev sẽ không được đảm bảo bằng điều khoản phòng thủ chung.

Tháng trước, báo New York Times cũng đã đề cập đến "mô hình Israel" như một cam kết có thời hạn nhằm duy trì dòng vũ khí phương Tây đổ về Ukraine.

Thỏa thuận an ninh sẽ giúp Mỹ cam kết lâu dài hơn với Ukraine, kể cả sau khi chấm dứt xung đột, và hạn chế tranh cãi về các khoản viện trợ cho Kiev.

Thỏa thuận của Mỹ với Israel cứ 10 năm gia hạn một lần, tuy nhiên nếu Mỹ thỏa thuận với Ukraine tần suất gia hạn có thể sẽ ngắn hơn.

Đến nay, dường như chỉ Đức ủng hộ kế hoạch này của Mỹ dù các thành viên khác của NATO cũng lo ngại về việc kết nạp Kiev.

Theo ước tính của quân đội Nga, Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Kiev vũ khí, đạn dược và thiết bị trị giá hơn 100 tỉ USD chỉ riêng trong năm 2022.

Giới quan sát cho biết trong chuyến công du Vilnius lần này, ông Biden sẽ phải tìm cách cân bằng trong việc thúc đẩy ủng hộ cho Ukraine nhưng không kết nạp Kiev vào NATO.


***********

voatiengviet.com

Ba Lan chuyển quân đến biên giới phía đông giữa lo ngại về Wagner

Reuters

Ba Lan bắt đầu chuyển hơn 1.000 binh sĩ sang phía đông của đất nước vào ngày thứ Bảy, bộ trưởng quốc phòng cho biết, giữa lúc lo ngại đang gia tăng ở quốc gia thành viên NATO này rằng sự hiện diện của các chiến binh đánh thuê thuộc Tập đoàn Wagner ở Belarus có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng ở biên giới.

Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép các chiến binh đánh thuê Wagner của Yevgeny Prigozhin lựa chọn chuyển đến Belarus đã khiến các thành viên NATO phía đông lo ngại rằng sự hiện diện của họ sẽ gây ra bất ổn lớn hơn trong khu vực.

"Hơn 1.000 binh sĩ và gần 200 đơn vị thiết bị từ Lữ đoàn Cơ giới số 12 và 17 đang bắt đầu di chuyển về phía đông của đất nước," Bộ trưởng Mariusz Blaszczak viết trên Twitter.

"Đây là một minh chứng cho thấy chúng tôi sẵn sàng đáp trả những nỗ lực gây bất ổn gần biên giới của đất nước chúng tôi."

Chủ nhật tuần trước, Ba Lan cho biết họ sẽ cử 500 cảnh sát tới tăng cường an ninh tại biên giới với Belarus.

Ba Lan đã chứng kiến một sự gia tăng số lượng di dân tìm cách vượt qua biên giới Belarus trong những tuần gần đây. Theo Lực lượng Biên phòng, hơn 200 người đã cố gắng vượt biên trái phép vào ngày thứ Sáu, bao gồm cả công dân Maroc, Ấn Độ và Ethiopia.

Ba Lan đã cáo buộc Belarus gây ra một cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới một cách giả tạo kể từ năm 2021 bằng cách đưa những người từ Trung Đông và Châu Phi đến và định đẩy họ qua biên giới.

Một chỉ huy cấp cao của Wagner được dẫn lời cho biết ngày thứ Bảy rằng những chiến binh đánh thuê trong nhóm đang chuẩn bị chuyển đến Belarus.


***********

voatiengviet.com

Zelenskyy thăm Đảo Rắn kỉ niệm 500 ngày chiến tranh Ukraine

Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đến thăm Đảo Rắn, một bãi đá trồi lên trên Biển Đen, để đánh dấu 500 ngày kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược, một đoạn video do văn phòng của ông công bố ngày thứ Bảy cho thấy.

Hòn đảo nhỏ bé này đã trở thành biểu tượng cho sự bất khuất của Ukraine vào ngày đầu tiên của cuộc chiến sau khi binh sĩ Ukraine từ chối đầu hàng lực lượng Nga.

Ông Zelenskyy đặt hoa để vinh danh những người đã bảo vệ hòn đảo, và cảm ơn tất cả những người lính đã chiến đấu vì Ukraine trong những tháng kể từ cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

"Tôi muốn cảm ơn - chính xác là từ đây, từ nơi chiến thắng này - mỗi người lính của chúng ta trong 500 ngày qua," ông Zelenskyy nói trong một video đăng trên kênh Telegram của mình.

"Và mong rằng sự tự do mà tất cả các anh hùng của chúng ta ở các thời đại khác nhau mong muốn cho Ukraine, và thứ mà chúng ta phải giành được bây giờ, là sự tri ân đối với tất cả những người đã hi sinh mạng sống của họ vì Ukraine."

Hòn đảo chiến lược nhìn ra các tuyến đường biển hướng đến Odesa, cảng chính ở Biển Đen của Ukraine.

Trong những giờ đầu tiên của cuộc xâm lược, các sĩ quan Nga trên soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen đã điện đàm cho lực lượng bảo vệ Ukraine trên bãi đá cằn cỗi, ra lệnh cho họ đầu hàng hoặc chết.

Một trong số họ đã điện đàm lại rằng: "Tàu chiến Nga, chết m* mày đi."

Câu nói này đã trở thành một khẩu hiệu quốc gia, được vẽ trên các biển quảng cáo, áo thun và cuối cùng là tem bưu chính của Ukraine.

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2022, hai tên lửa của Ukraine bắn trúng tàu Moskva, tàu chiến lớn nhất bị đánh chìm trong khi tác chiến trong 40 năm. Nga nói một thủy thủ thiệt mạng trong một vụ tai nạn. Các chuyên gia phương Tây cho biết họ tin rằng khoảng một nửa trong số khoảng 450 thủy thủ đoàn đã tử vong ngoài biển.

Vào ngày 30 tháng 6, Nga từ bỏ Đảo Rắn sau khi chịu tổn thất nặng nề khi cố gắng phòng vệ nó. Họ gọi việc rút quân là một "cử chỉ thiện chí" khác.

"Mặc dù nó là một mảnh đất nhỏ ở giữa Biển Đen của chúng ta, nó là bằng chứng sinh động cho thấy Ukraine sẽ giành lại mọi phần lãnh thổ của mình," ông Zelenskyy nói.

Nga vẫn nắm giữ nhiều vùng lãnh thổ ở miền đông và miền nam Ukraine nhưng ông Zelenskyy ngày thứ Hai cho biết quân đội của ông đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc phản công sau một "tuần khó khăn."


***********

Nguy cơ chiến tranh bom chùm ở Ukraine

Thụy Miên

Chiến dịch phản công của Ukraine đã giành lại một số khu vực trước đây tổn thất về tay quân đội Nga, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận được sự ủng hộ quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng gia nhập NATO.

Nguy cơ chiến tranh bom chùm ở Ukraine - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thị sát các đơn vị mới thành lập

Reuters

Tình hình ở Bakhmut

Hôm qua, tờ The Guardian dẫn phân tích của Viện Nghiên cứu chiến tranh (trụ sở Washington D.C, Mỹ) cho rằng chiến dịch phản công của chính quyền Kyiv được cho tiến triển đáng kể về khía cạnh chiến thuật ở Bakhmut. Cụ thể, những hình ảnh đã được xác minh vị trí địa lý vào thời điểm diễn ra cho thấy các đơn vị Ukraine tiến quân gần những ngôi làng ở phía bắc và phía nam Bakhmut, cho phép quân đội Ukraine giành lại những vị trí đã mất trước đó.

Cùng ngày, báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho rằng quân Ukraine duy trì tiến triển một cách ổn định ở phía bắc lẫn phía nam Bakhmut. Phía tình báo Anh nhận định trong 7 ngày qua, Bakhmut một lần nữa trở thành "chảo lửa", chứng kiến một trong những đợt giao tranh ác liệt nhất dọc theo tiền tuyến.

Giới chức quân sự của chính quyền Kyiv cũng xác nhận tiếp tục triển khai các mũi tấn công ở phía tây Zaporizhzhia và dọc theo ranh giới giữa tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Còn Bộ Quốc phòng Nga và các nguồn tin khác của Moscow cho hay lực lượng Ukraine xúc tiến các đợt phản công theo hướng Kreminna, dọc theo ranh giới Kharkiv - Luhansk.

Trong lúc chiến sự tiếp tục căng thẳng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có chuyến thị sát hoạt động huấn luyện các đơn vị mới thành lập, bao gồm những quân nhân được ký kết theo hợp đồng, theo TASS. Hãng thông tấn của Nga không cung cấp thông tin về vị trí hoặc thời điểm diễn ra chuyến thị sát.

Ukraine sẽ nhận bom chùm từ Mỹ

Vào ngày thứ 500 kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến đảo Rắn trên Biển Đen. Đây là nơi quân Nga nhanh chóng kiểm soát sau khi phát động chiến dịch quân sự vào ngày 24.2.2022. Lực lượng Ukraine đã đoạt lại nơi này sau 2 tháng. Vì thế, đảo Rắn được Ukraine là biểu tượng của sự bất khả chiến bại.

Tổng thống Nga thăm Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm qua, Tổng thống Tayyip Erdogan xác nhận người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8. Ông Erdogan cho hay sẽ thuyết phục ông Putin điều chỉnh thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, kéo dài thời gian cần gia hạn từ 2 tháng lên ít nhất 3 tháng.

Trả lời câu hỏi về việc liệu Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Putin vào tháng 8 hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay hai bên vẫn chưa nhất trí ngày cụ thể cho hoạt động này. Hiện Nga không hài lòng về việc triển khai thỏa thuận ngũ cốc và cảnh báo sẽ không tiếp tục gia hạn thỏa thuận vào thời điểm kết thúc ngày 17.7.

Trước khi đến đảo Rắn, ông Zelensky công du CH Czech, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Istanbul, Ukraine nhận được sự ủng hộ quan trọng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về viễn cảnh gia nhập NATO trước thềm hội nghị của khối diễn ra 11 - 12.7 ở Vilnius (Lithuania).

Thế nhưng, Tổng thống Mỹ Joe Biden không cho rằng NATO đã đạt được sự nhất trí về khả năng đẩy nhanh quá trình kết nạp Ukraine làm thành viên trong lúc cuộc xung đột vẫn đang xảy ra, Reuters đưa tin. Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan khẳng định trong khi ông Biden và các nhà lãnh đạo NATO dĩ nhiên sẽ thể hiện "sự đoàn kết và kiên định" trong việc ủng hộ chính quyền Kyiv, Ukraine sẽ không gia nhập NATO ngay sau hội nghị.

Ông Sullivan cũng thừa nhận bom chùm có thể mang đến nguy cơ cho dân thường, sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 800 triệu USD, trong đó có bom chùm, cho Ukraine. Đây là động thái lập tức gây nên quan ngại trong giới quan sát và các tổ chức nhân đạo, dù Tổng thống Biden thừa nhận đây là quyết định khó khăn đối với chính quyền Washington.

Vào thời điểm hiện tại, hơn 100 quốc gia cấm sử dụng bom chùm vì hậu quả đến từ những dòng vũ khí này có thể kéo dài nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc. Nga, Mỹ và Ukraine hiện vẫn chưa ký vào Công ước cấm sử dụng bom, đạn chùm. Trước thông tin trên, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov gọi hành động Washington cung cấp bom chùm cho Ukraine là sự thừa nhận thất bại trên chiến trường và nỗ lực trong tuyệt vọng của Mỹ và Ukraine nhằm xoay chiều cuộc xung đột. 


***********

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt'

Thụy Miên

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt' - Ảnh 1.

Các hệ thống phòng không Patriot của Đức có mặt ở thủ đô Lithuania hôm 8.7

AFP

Hội nghị thượng đỉnh NATO được dự kiến diễn ra tại Vilnius trong hai ngày 11-12.7 vào tuần sau, trong khi thủ đô Lithuania chỉ cách biên giới đồng minh Nga là Belarus vỏn vẹn 32 km và cách Nga 151 km.

Reuters hôm 8.7 đưa tin 16 nước thành viên NATO đã gửi tổng cộng gần 1.000 lính bảo vệ hội nghị. Nhiều thành viên còn cung cấp các hệ thống phòng không tối tân, loại quốc gia vùng Baltic vẫn chưa sở hữu.

"Sẽ là vô trách nhiệm nếu không bảo vệ vùng trời của chúng ta vào thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo thuộc 40 quốc gia đến dự hội nghị", Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho biết.

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt' - Ảnh 2.

Máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster của Mỹ đáp xuống sân bay Vilnius hôm 7.7

AFP

Nhóm nước vùng Baltic gồm Lithuania, Estonia và Latvia từng là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước khi tách khỏi trong năm 1990, 1991. Từ năm 2004, các nước này đều được NATO và Liên minh châu Âu (EU) kết nạp.

Hiện ba nước đều dành hơn 2% GPD của năm cho hoạt động quốc phòng. Tuy nhiên, dân số của cả Lithuania, Estonia và Latvia gộp lại chỉ hơn 6 triệu người, không đủ để gầy dựng quân đội quy mô lớn, hay đầu tư vào các chiến đấu cơ hoặc hệ thống phòng không hiện đại.

Đó là lý do Đức quyết định đưa 12 hệ thống tên lửa Patriot, loại đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình lẫn máy bay chiến đấu đến thủ đô Lithuania trong giai đoạn hội nghị diễn ra.

NATO biến thủ đô Lithuania thành 'pháo đài sắt' - Ảnh 3.

Các nước thành viên NATO rầm rộ gửi vũ khí, khí tài đến Lithuania

AFP

Tây Ban Nha điều hệ thống phòng không NASAMS. Pháp gửi pháo tự hành Caesar. Bên cạnh đó, các máy bay quân sự của Pháp, Phần Lan, Đan Mạch đang được triển khai ở Lithuania. Anh và Pháp còn cung cấp năng lực chống máy bay không người lái cho nước này.

Bên cạnh đó, Ba Lan và Đức gửi các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt và trực thăng. Những nước khác cung cấp những biện pháp ứng phó nguy cơ tấn công sinh học, hóa học, phóng xạ và hạt nhân.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm